Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ẢNH HỞNG ĐỘMẶN LÊN ĐIỀU HÒAÁP SUẤT THẨM THẤU, TỈLỆSỐNG VÀ ƠNG THỬ NGHIỆM CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata)TẠI THÀNH PHỐCÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 93 trang )

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN





ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM
THẤU, TỈ LỆ SỐNG VÀ ƯƠNG THỬ NGHIỆM CÁ CHÌNH
(Anguilla marmorata) TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU












LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN







NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN





ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM
THẤU, TỈ LỆ SỐNG VÀ ƯƠNG THỬ NGHIỆM CÁ CHÌNH

(Anguilla marmorata) TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN








CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRẦN NGỌC HẢI
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG


2009
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
LỜI CẢM ƠN

Luận văn cao học được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Thủy sản

trường Đại học Cần thơ cùng các thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học
cao học. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp đỡ đó.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài của dự án physCAM cùng sự
quan tâm của Cán bộ Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản Khoa thủy sản
trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Tiến sỹ Trần
Ngọc Hải và Cô Tiến sỹ Đỗ Thị Thanh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn
định hướng giúp đỡ tôi hoàn thành các nội dung trong luận văn này.
Cảm ơn Cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau và bà con nông dân các
huyện, tỉnh Cà Mau đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất, phương tiện,
tài liệu, thông tin trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn đến tất cả các bạn bè đồng nghiệp.





















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
Cần Thơ, ngày 21 tháng 10 năm 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Nguyễn Thị Bích Vân
Là học viên lớp cao học Nuôi trồng Thủy sản khóa 2006 – 2009 Trường Đại học
Cần Thơ.
Thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu, tỉ lệ sống
và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại Thành phố Cà Mau”
Tôi xin cam đoan các kết quả số liệu sử dụng trong bản luận văn này là của chính
bản thân tôi thực hiện và chưa được sử dụng trong bất kỳ báo cáo nào. Nếu có gì
sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả



Nguyễn Thị Bích Vân



















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn lên quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và tỷ lệ
sống của cá chình Anguilla marmorata đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản Đại
học Cần Thơ bằng cách tăng độ mặn nước nuôi từ 0‰ đến độ mặn cá chết 100%
theo các nghiệm thức khác nhau như sau: NT1 (tăng 2‰/ngày), NT2 (tăng chậm
4‰/ngày), NT3 (tăng chậm 8‰/ngày), NT4 (tăng chậm 16‰/ngày), NT5 (tăng sốc
8‰/ngày) và NT6 (tăng sốc 16‰/ngày). Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng độ
mặn của cá có sự thay đổi theo các phương pháp thuần hóa. Tùy theo nghiệm thực,
điểm đẳng áp của cá và môi trường dao động trong khoảng 285,39-297,38
mosmol/kg tại độ mặn 11.05 - 12.4‰. Thời gian cá chịu đựng được độ mặn cao
nhất là 773,3 giờ, đạt độ mặn tối đa 64‰. Kết quả đề nghị nên chọn phương pháp
thuần độ mặn tăng 2‰ đến 4‰/ngày.
Thông qua điều tra 23 hộ ương cá chình tại Cà Mau về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế,
kết quả cho thấy hiện có 2 hình thức ương là ương cá trong bể đất lót bạt và ương
trong ao. Cá giống thu từ tự nhiên tại Miền Trung, có kích cỡ trung bình
13,86±4,02g/con được thả ương với mật độ trung bình 8,2 con/m
2
và cho ăn chủ

yếu bằng cá tạp. Sau thời gian ương trung bình 6,8 tháng, tỷ lệ sống đạt 81,2%,
năng suất 58,9 kg/100m
2
, FCR 6,3. Với chi phí trung bình 16.993,73± 9.385,51
triệu đồng/100m
2
, lợi nhuận đạt được 18,531±14,984 triệu đồng/100m
2
, tỷ suất lợi
nhuận 1,04, nghề ương cá chình cho thấy khá hiệu quả và triển vọng ở Cà Mau.
Ngoài ra, nghiên cứu sự tăng trưởng của cá ương nuôi ở 3 ao có độ mặn khác nhau
ở Cà Mau trong thời gian 3 tháng, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá có sự
khác nhau, cá ương ở ao có độ mặn gần điểm đẳng áp thì lớn nhanh hơn cá ở ao có
độ mặn thấp.
Kết quả của các nghiên cứu trên sẽ góp phần quan trọng ứng dụng vào thực tế ương
nuôi cá chình giống ở Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung.





Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
ABSTRACT

Research on the effects of salinity on osmoregulation and survival rate of
Anguilla marmorata was conducted at the College of Aquaculture and Fisheries
by increasing water salinity from 0‰ to sality level where eels completely died
through different treatments including: Treatment 1 (increasing salinity 2‰/day),
Treatment 2 (increasing salinity slowly 4‰/day), Treatment 3 (increasing salinity

slowly 8‰/day), Treatment 4 (increasing salinity slowly 16‰/day), Treatment 5
(shock 8‰/day) and Treatment 6 (shock 16‰/day). The results showed that the
ability to tolerate salinity of the eels changed according to the methods of
acclimation. Depending on treatment, isobaric point is in range of 285.39-297.38
mosmol/kg at salinity of 11.05 - 12.4‰. The longest time in which eels can
tolerate is 773.3 hours, reaching salinity up to 64‰. In culture, increasing saltity
2‰-4‰ per day should be applied for acclimation.
Through a survey of 23 households rearing ell seeds in Ca Mau on technical and
economical aspects, the results showed that there are currently two culture
methods including pond culture and lined tank culture. Wild Anguilla marmorata
seeds of 13,86±4,02 g/fish from the central provinces were stocked at average
density of 8.2 eels/m
2
and fed with trash fish. After 6.8 months of culture,
survival rates of 81.2% and productivity of 58.9 kg/100m
2
were obtained, and
FCR was 6.3. With total production cost of 16.993± 9.385 million
VND/100m
2
/year, net income of 18.531±14.984 million VND/100m
2
/year, and
1.04 of NI/TC ratio, rearing of A. marmorata seeds indicated as an economically
promising industry in Ca Mau.
In addition, a study on the growth of A. marmorata in 3 ponds with different
salinity in Ca Mau found that there was difference in growth rates of fish which
fish culture in salinity near the isobaric point gave better growth rates compared
to the others.
In general, the findings of this study provide good information to contribute to ell

seed rearing and growout in Ca Mau province, particularly and the Mekong Delta,
generally.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8
MỤC LỤC



TRANG




Tiêu đề trang

Xác nhận của hội đồng
i
Lời cảm ơn
ii
Lời cam kết
iii
Tóm tắt bằng tiếng việt
iv
Tóm tắt bằng tiếng anh
v
Mục lục
vi
Danh sách bảng

viii
Danh sách hình
ix
Danh mục viết tắt
x


Chương 1 MỞ ĐẦU



1.1 Giới thiệu
1
1.2 Mục tiêu của đề tài
2
1.3 Nội dung đề tài
2


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
3


2.1 Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố
3
2.2 Môi trường
3
2.3 Tính ăn và sinh trưởng
7
2.4 Tập tính sinh sản

8
2.5 Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình điều hòa ASTT
9
2.6 Một số nghiên cứu khác
11
2.7 Tổng quan về tình hình nuôi cá chình
12
2.8 Tình hình ương nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau
12


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18


3.1 Thời gian & địa điểm 18
3.2 Đối tượng nghiên cứu
18
3.3 Vật liệu thí nghiệm
18
3.4 Các nghiên cứu
18

3.5 Phương pháp thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu
21

3.6 Phương pháp xử lý số liệu
22



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
23



4.1 Đánh giá khả năng chịu đựng độ mặn của cá chình theo
các phương pháp thuần hóa
23
4.2 Hiện trạng ương cá chình tại tỉnh Cà Mau
31
4.3 Kết quả nghiên cứu ương nuôi cá trong ao
47


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
55


TẢI LIỆU THAM KHẢO
56


PHỤ LỤC
60



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

10
DANH SÁCH BẢNG


TRANG




Bảng 2.1 Yếu tố thủy lý hóa trong phạm vi thích hợp cho cá chình
4
Bảng 2.2 Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá ở các giai đoạn
6
Bảng 2.3 Sản lượng nuôi cá chình của các nước trên thế giới
15
Bảng 2.4 Tình hình nuôi cá chình ở một số tỉnh nước ta
15
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cá chình năm 2007 Cà Mau
17
Bảng 4.1 Nhiệt độ, pH trong các bể thí nghiệm
23
Bảng 4.2 Biến đổi ASTT của dịch máu cá chình khi tăng độ mặn
24
Bảng 4.3 Khả năng chịu đựng độ mặn của cá theo 2 cách thuần hóa
29
Bảng 4.4 Nhu cầu giống cá chình đến năm 2010 tại Cà Mau
34
Bảng 4.5 Đặc điểm kỹ thuật ương cá chình
37
Bảng 4.6 Kết quả thu hoạch cá

38
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế khảo sát cho từng hộ và 100m
2

39
Bảng 4.8 Một số yếu tố môi trường trong các ao ương
49
Bảng 4.9 Một số thông tin kỹ thuật của 3 ao ương
49























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
11
DANH SÁCH HÌNH


TRANG




Hình 2.1 Vòng đời cá chình Anguilla marmorata
9
Hình 2.2 Sự điều hòa thẩm thấu của cá nước ngọt và cá biển
12
Hình 4.1 Điểm đẳng áp của cá chình theo phương pháp thuần hóa
28
Hình 4.3 Bản đồ tự nhiên tỉnh Cà Mau
33
Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu chi phí mô hình ương cá chình
39
Hình 4.5 Ảnh hưởng mô hình ương lên năng suất & lợi nhuận
40
Hình 4.6 Ảnh hưởng độ sâu ao ương lên năng suất & lợi nhuận
41
Hình 4.7 Ảnh hưởng khối lượng giống lên năng suất & lợi nhuận
42
Hình 4.8 Ảnh hưởng mật độ thả ương lên năng suất & lợi nhuận
43
Hình 4.9 Ảnh hưởng mùa vụ ương lên năng suất & lợi nhuận

44
Hình 4.10 Ảnh hưởng tỷ lệ thay nước lên năng suất & lợi nhuận
45
Hình 4.11 Ảnh hưởng thời gian ương lên năng suất & lợi nhuận
46
Hình 4.13 Tăng trưởng của cá theo các độ mặn khác nhau
51
Hình 4.14 Tương quan giữa khối lượng cá & giá trị ASTT
52
Hình 4.15 Tương quan giữa giá trị ASTT cá & nước theo độ mặn
53




















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


NTTS Nuôi trồng Thuỷ sản
GTTB Giá trị trung bình
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
NXB Nhà xuất bản
TTKN Trung tâm Khuyến ngư
CM Cà Mau
ASTT Áp suất thẩm thấu.
NT Nghiệm thức























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
13
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Những năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới liên tục tăng từ 30,6
triệu tấn năm 1998 lên 35,5 triệu tấn năm 2000 (FAO 2002, 2004). Theo
(2006) bản báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản thế
giới năm 2006 của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), châu Á chiếm chín vị trí
trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, trong đó Việt Nam đứng vị trí
thứ sáu.
Sản lượng nuôi các đối tượng lấy giống từ tự nhiên chiếm 20% tổng sản lượng
của nghề NTTS (FAO, 2004). Các loài cá đang được quan tâm phát triển nuôi là
cá măng, cá mú, cá ngừ, cá chình... Năm 2000, sản lượng cá chình đạt 288.000
tấn, cá mú 15.000 tấn, cá ngừ vây xanh 10.000 tấn, và giá trị đã vượt quá 1,7 tỷ
USD. Theo (, 7/2006. Thông tin KHKT – kinh tế thủy sản).
Nhìn chung các loài cá chình trong giống Anguilla là đối tượng có giá trị dinh
dưỡng cao, chất lượng thịt thơm ngon được người dân ở nhiều nước trên thế giới
ưa chuộng. Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư nuôi rất mạnh đối tượng này như:
Nhật bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Hà Lan, Đan Mạch…, (Chu Văn
Công, 2005)
Ở nước ta, những năm gần đây ngành Nuôi trồng Thủy sản đã đạt được nhiều
thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế (Chu văn
Công, 2005). Sản lượng nuôi trồng Thủy sản năm 2004 đạt 1.349.000 tấn chiếm
43,9% tổng sản lượng Thủy sản cả nước (3.073.000 tấn) đã góp phần quan trọng

về xuất khẩu Thủy sản chiếm 9-10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành (Bộ
Thủy sản, 2004)
Hiện nay, trong ngành NTTS, chúng ta đã tiến hành sản xuất và chọn giống được
rất nhiều loài động vật thuỷ sản, đã đưa vào nuôi trồng phổ biến trên diện rộng và
mang lại rất nhiều hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có
những giống loài có giá trị kinh tế rất cao nhưng chưa được nuôi trồng rộng rãi do
chúng ta chưa sản xuất được con giống (nguồn con giống chủ yếu được cung cấp
từ tự nhiên). Điển hình cho nhóm đối tượng này là loài cá chình. Những năm gần
đây nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL). Hiện nay cá chình được nuôi phổ biến trong ao đất, nuôi trong lồng bè
nhiều ở các tỉnh như: Phú yên, Khánh hòa, Bạc Liêu, Cà Mau và các tỉnh vùng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
14
nước ngọt An Giang, Đồng Tháp, … Cá chình nước ngọt cũng phát triển rộng
khắp trong vùng, phong trào nuôi cá chình nước mặn và lợ cũng khá sôi động,
nhất là các vùng nước lợ ở các huyện Thới Bình, Đầm Dơi, U Minh (Cà Mau),
Giá Rai, Đông Hải, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu)...
Với lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Ảnh hưởng độ mặn lên điều hòa áp
suất thẩm thấu, tỉ lệ sống và ương thử nghiệm cá chình (Anguilla marmorata) tại
Thành phố Cà Mau.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung
Xác định ảnh hưởng độ mặn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và một số chỉ tiêu
sinh lý của cá chình Anguilla sp giống.Từ đó góp phần bổ sung cơ sở khoa học,
đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp cho qui hoạch và phát triển nghề ương nuôi
cá chình.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích ảnh hưởng độ mặn lên quá trình điều hòa ASTT của cá, từ đó xác
định được điểm đẳng áp và phương pháp thuần thích hợp.
- Đánh giá thực trạng kỹ thuật và kinh tế của mô hình ương cá chình tại Cà

Mau góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc qui hoạch và phát
triển nghề ương nuôi ở Cà Mau
- Phân tích mức độ ảnh hưởng độ mặn của 3 ao ương đối với sự tăng trưởng, tỉ
lệ sống, ASTT và một số yếu tố môi trường, từ đó xác định được độ mặn phù hợp
trong ương cá chình
1.3 Nội dung đề tài
• Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tỷ lệ sống và sự
điều hòa áp suất thẩm thấu của cá chình (Anguilla sp) giai đoạn giống.
• Nghiên cứu hiện trạng kỹ thuật và kinh tế của mô hình ương giống cá
chình (Anguilla sp) tại Cà Mau
• Nghiên cứu một số yếu tố môi trường, tăng trưởng, tỉ lệ sống, áp suất
thẩm thấu của 3 ao ương cá chình (Anguilla sp) giống tại Thành Phố Cà
Mau.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
15
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố
● Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Nguyễn Hữu Phụng (2001)
Lớp : Osteichthyes
Phân lớp : Acfinopterygii
Bộ : Anguilliformes
Phân bộ : Anguilloidei
Họ: Anguillidae
Giống : Anguilla
Loài: Anguilla sp( Quoy and Gaimard, 1824 )
● Đặc điểm hình thái
Cá có thân dài, dạng rắn, phía sau dẹp bên. Chiều dài đầu lớn hơn khoảng cách từ
khe mang đến khởi điểm vây lưng; bằng, lớn hoặc nhỏ hơn một chút với khoảng

cách giữa khởi điểm vây lưng và khởi điểm vây hậu môn. Vây lưng và hậu môn
dài, phía sau thường gắn với vây đuôi, không có gai cứng. Bong bóng thông với
ruột. Mõm nhọn, chiều dài mõm lớn hơn chiều rộng của đáy miệng. Miệng khá
rộng, rạch miệng kéo dài về phía sau tới qua viền sau của mắt. Răng trên xương
gian hàm và xương lá mía tạo một dải rộng ở phía trước, hẹp dần ở phía sau và
kết thúc bởi đuôi nhọn.Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn liền với nhau
( )
Theo Vũ Trung Tạng và ctv (2005) cá chình là bộ thân dài có đốt sống lên đến
260 đốt. Vẩy tròn nhưng thường không có xương. Xương cánh mắt bướm thành
đôi. Đai vây ngực không có xương, xương sau thái dương không gắn với hộp sọ
mà với xương đốt sống. Ở những dạng cá hiện đại không có vây bụng. Xương
gian hàm gắn với xương mesoetmoid (ở một vài loài lại gắn với xương mũi) và
mang răng như xương hàm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
16
● Phân bố
Theo Vũ Trung tạng và ctv (2005), ở các sông đầm Việt Nam, nhất là Nam
Trung bộ, giống cá chình có 4 loài: Cá chình Nhật (A. Japonica), chình bông (A.
Marmorata), cá chình nhọn (A. Bengalentis) và cá chình mun (A. Bicolor-
pacifica). Loài chình Nhật chỉ gặp một lần trên sông Hồng tại khu vực Thanh Trì
(Hà Nội) vào năm 1937.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, cá chình giống Anguilla có 5
loài là: Cá chình Phi: A. nebulosa McClelland, 1844; cá chình nhật: A. japonica
Temminck and Schlegel, 1846; cá chình hoa: A. marmorata Quoy and Gaimard,
1824; Cá chình Xêlêbet: A. celebensis Kaup, 1856; và cá chình ấn độ: A. bicorlo
picifica Schmidt, 1928 (Nguyễn Hữu Phụng, 2001).
Theo Chu Văn Công (2005) ở Việt Nam cá chình bông phân bố từ Hà Tĩnh vào
phía Nam nhiều nhất là ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, với kết quả
điều tra tại Phú Yên cho thấy cá chình bông (Anguilla marmorata) chiếm ưu thế
về khối lượng 94,43% và cá chình mun (A. bicolor) chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5,57%.

Con giống hầu như có quanh năm nhưng mùa mưa cao hơn mùa khô
2.2 Môi trường
Theo Nguyễn Tuần (2007), các yếu tố thủy lý hóa trong thích hợp của cá chình
như bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các yếu tố thủy lý hóa trong phạm vi thích hợp của cá chình
Yếu tố môi trường Phạm vi thích hợp
Nhiệt độ nước (
o
C) 20 – 28
pH 7 – 9
Độ trong (cm) 20 – 25
Clor (mg/l) 10 – 300
Đạm tổng cộng (mg/l) 0,1 – 0,2
Nitrat (mg/l) 0,1 – 0,2
H2S (mg/l) < 0,1
Độ cứng (mg/l) 3,3
Calci (mg/l) 160 – 600
Mg (mg/l) 40 – 200
Oxy hòa tan (mg/l) 7 – 10
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
17
2.2.1 Nhiệt độ
Theo Boyd (1990) nhiệt độ thích hợp cho các loài thuỷ sản nuôi dao động trong
khoảng 25 –28
o
C. Cá chình là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ thích hợp từ 23-28
0
C. Nếu nhiệt độ cao hay thấp
quá vượt khỏi mức thích hợp sẽ làm cá giảm ăn, sinh trưởng kém, hoạt động

chậm và có thể gây chết (WBM Oceanics, 1992; Wray, 1995)
Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước
mặn, nước lợ, nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc
trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi
khác. Da và ruột cá có khả năng hô hấp, dưới 15
o
C chỉ cần giữ cho da cá ẩm ướt
là có thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khoẻ bò trườn khắp ao.
Đây là loài cá có phạm vi thích nhiệt rộng. Nhiệt độ từ 1 - 38
o
C cá đều có thể
sống được, nhưng trên 12
o
C cá mới bắt đầu mồi. Nhiệt độ sinh trưởng là 13 -
30
o
C thích hợp nhất là 25 - 27
o
C. Hàm lượng oxy hoà tan trong nước yêu cầu
phải trên 2 mg/1, 5 mg/l là thích hợp cho sinh trưởng, vượt quá 12 mg/l dễ sinh ra
bệnh bọt khí (). Trong ương nuôi chỉ thay nước khi thật
sự cần thịết. Bởi vì, cá chình rất mẫn cảm với sự thay đổi môi trường. Mỗi lần
thay không vượt quá 20% lượng nước trong ao, vào những ngày nắng nóng, tốt
nhất nên lấy nước vào lúc nữa đêm đến sáng sớm để tránh cho cá bị sốc do môi
trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bỏ ăn, dễ sinh bệnh
().
Nhiệt độ tốt nhất nuôi cá chình châu Mỹ, châu Âu là 23-25
0
C. Nhiệt độ giảm
xuống cá ít ăn và ngừng ăn ở 8-15

0
C. Cá chình ít nhạy cảm khi oxy thấp so với
các loài cá khác. Degani, Horowitz, và Levanon (1985) nhận thấy không có sự
khác biệt nhau đáng kể về tỷ lệ sinh trưởng cá chình châu Âu trong điều kiện oxy
hòa tan 4 - 8 mg/l. Usui (1991), S. Arai (1991) lượng oxy hòa tan đối với cá chình
Nhật phải duy trì trên 1mg/l. Tuy nhiên thừa oxy và nitrogen có thể dẫn đến
nghiêm trọng về vấn đề trao đổi khí ở cá chình kích thước nhỏ hơn 6 cm (Matsui,
1986)
Theo Boyd (1982) nhiệt độ thích hợp cho tôm cá ở vùng nhiệt đới 25 – 32
0
C, tuy
nhiên cá có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 20-35
0
C. Biên độ dao động nhiệt
độ nước trong ngay thay đổi đột ngột 3- 5
0
C có thể làm cá bị chết do sốc nhiệt (
Bùi Quang Tề, 2002)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
18
Kết quả Lin (1991) được trích dẫn bởi Chu Văn Công (2005) cá chình chỉ sinh
trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ dao động trong khoảng 13 -30
0
C.
Nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của cá chình khoảng 25 -27
0
C, nhiệt độ tối
thiểu là 1-2
0
C và nhiệt độ tối đa mà cá chình có thể chịu đựng được là 38

0
C
2.2.2 Giá trị pH
Nguồn nước có chất lượng tốt như không có mầm bệnh hay các hoá chất độc và
đảm bảo pH từ 7,0-8,0. Nếu nước có độ pH thấp thì không thể dùng để nuôi cá
chình được. Kết cấu của ao có độ nghiêng sẽ thuận lợi cho việc cấp và thoát nước
(Forteath, 1994; Ussui, 1991). Khi pH tăng độc tính NH
3
sẽ tăng, ngược lại khi
pH giảm làm cho độc tính của H
2
S tăng. Giá trị pH từ 6,5-9 là thích hợp cho các
đối tượng thuỷ sản (
2.2.3 Độ mặn
Atsushi Usui (1991) và Ngô Trọng Lư (1997) cho rằng cá chình là loài có tính
thích ứng rộng với độ mặn. Cá có thể sống được ở nước lợ, ngọt và mặn. Cá
chình là loài rộng muối và chúng có khả năng thích ứng rất tốt với sự thay đổi độ
mặn đột ngột bởi tác dụng của cơ quan điều hòa ASTT (Lin, 1991) được trích dẫn
bởi Chu Văn Công (2005)
2.2.4 Nitrogen
Nitrogen trong nước tồn tại dưới 4 dạng chính: NH
3
, NH
4
+
, NO
2
-
và NO
3

-
. Trong
đó, NH
3
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh trưởng của thuỷ sinh
vật. Đây là một loại khí độc đối với tôm, cá còn ion NH
4
+
không độc (Dowing và
Markins, 1975). Theo Colt và Armstrong (1979) tác dụng độc hại của NH
3
đối
với cá là khi hàm lượng cao của nó trong nước làm cho cá khó bài tiết NH
3
ra môi
trường ngoài. NH
3
trong máu và các mô cao tăng làm pH tăng dẫn đến rối loạn
những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào đưa đến cá
chết vì không điều kiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường
ngoài. NH
3
cũng làm tăng tiêu hao oxy ở các mô, làm tổn thương mang và giảm
khả năng vận chuyển oxy của máu.
Đạm NH
4
+
trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật là thức ăn tự
nhiên, nhưng nếu NH
4

+
quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức sẽ
gây hại cho tôm cá và hàm lượng thích hợp dao động trong khoảng từ 0,2- 2 mg/l.
NO
-
2
cho phép đối với các ao nuôi tôm cá từ 0,01-1,7 mg/l, thích hợp là nhỏ hơn
0,1 mg/l (Boyd, 1982)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
19
Theo kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (2004) NO
3
-
trong thủy vực là dạng đạm được
thực vật hấp thu dễ nhất và không độc đối với thủy sinh vật, hàm lượng NO
3
-
thích hợp cho các ao nuôi cá dao động từ 0,1-10mg/l.
2.3 Tính ăn và sinh trưởng
Theo Vũ Trung tạng và ctv (2005) cá chình dinh dưỡng bằng cá, động vật đáy,
hiếm khi ăn plankton. Cá chình có hiệu quả sử dụng thức ăn rất cao, hệ số chuyển
đổi thức ăn công nghiệp của cá có thể đạt 1,5-2,0:1 (kg thức ăn:kg tăng trọng)
(Forteath, 1994; Ussui, 1991). Cá ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn của cá là tôm, cá
con, động vật đáy nhỏ và côn trùng thuỷ sinh. Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá
là động vật phù du nhóm Cladocera và giun ít tơ. Sau 2 năm nuôi, cá đạt kích cỡ
50 -100g. Nếu thức ăn tốt sau 1 năm nuôi kể từ lúc vớt ngoài tự nhiên có thể đạt
cỡ 4 -6 con/kg. Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g tốc độ sinh trưởng chỉ
bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 -100g. Khi còn
nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều
dài hơn 40cm con đực lớn chậm hơn con cái (). Cá

không cắn, không ăn lẫn nhau. Tập tính ăn đêm và ưa tối, thức ăn là trùng quế, cá
vụn, cua ốc băm nhuyễn ... ().
Bảng 2.2 Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng thân cá chình ở các giai đoạn
Nguồn ().
Cỡ cá Cá bột Cá hương Cá giống Cá cỡ nhỏ
Khối lượng cá (g) 0,2- 0,8 1-1,5 16-40 40-100
Thức ăn (%) 6-10 4-6 3-4 2,8-3
Tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn glass eel và elvers trong các điều kiện môi
trường nuôi khác nhau dao động từ 0,5 đến 2,8%/ngày và 0,6 đến 4%/ngày (Silva
2001) tương ứng với cá chình Châu Âu và cá chình Nhật Bản.
Trong điều kiện nuôi lý tưởng thì cá có thể đạt kích cỡ thương phẩm (150-200g)
trong thời gian từ 12-18 tháng, tất nhiên tốc độ sinh trưởng rất khác nhau tuỳ theo
điều kiện chăm sóc. Cá chình (Anguilla marmorata) là động vật ăn đêm kích
thước tối đa của nó là 2m và 20,5kg (Ussui, 1991).
2.4 Tập tính sinh sản
Theo Vũ Trung tạng và ctv (2005) tất cả cá chình đẻ trứng ở biển, nơi nước sâu,
trứng nổi, ấu trùng leptocephali có thân hình lá trong suốt. Sau khi biến thái, ấu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
20
trùng di chuyển vào bờ. trong các vực nước ngọt vùng ôn đới có loài cá chình
thường (Anguilla anguilla), di cư đẻ trứng ở vùng biển Sargass. Sau khi đẻ cá bố
mẹ đều chết. Leptocephali sau 2,5- 3 năm được dòng Gulstream đưa về bờ châu
Âu và đến giai đoạn cá chình kính (trong suốt), cá vào sống trong sông suối, đầm
cho đến khi phát dục rồi lại di cư ra biển sinh sản.
Ngoài ra theo () cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở
biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm
mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng. Cá con mới
lớn có hình lá liễu, sau 1 năm mới trôi dạt vào cửa sông. Trải qua nhiều biến thái
hình thành cá chình hương màu trắng, cá ngược dòng sắc tố đen tăng dần thành
màu đen.. Cá giống đều dựa vào việc khai thác từ tự nhiên ngoài cửa sông hoặc

ven biển ở nước ta cá chình phân bố nhiều từ Quảng Bình vào đến Bình Ðịnh, đặc
biệt là vùng hồ Châu Trúc ở Bình Ðịnh có cá chình phân bố, hằng năm cung cấp
một lượng cá giống quí cho nhân dân trong vùng để nuôi
Cùng từ kết quả được trích dẫn bởi Chu Văn công (2005) Kokhenko (1977) cá
chình Nhật được kích thích đẻ trứng bằng cách sử dụng Hoormon ở nhiệt độ 23
o
C
trong môi trường nước biển (Yamamoto, 1074) nhưng chúng chỉ sống được 6
ngày và Zhong Lin, (1991) Trung Quốc cũng tiến hành thử nghiệm cho đẻ cá
chình vào năm 1973, 1974 và 1975 với lượng cá chình thu được khá lớn trên
100.000 ấu trùng nhưng số ấu trùng này sống sót tối đa được 19 ngày.
Theo và cả cuộc
đời cá chình liên quan mật thiết với dòng nước chảy, cá bố mẹ khi đến tuổi thành
thục xuôi dòng di cư ra biển để đẻ trứng. Cá bột sau khi biến thái thành ấu trùng
hình lá trôi theo dòng hải lưu và thủy triều, sau khi biến thái thành cá bột trắng
mới đi vào nước ngọt, ngược lên thượng lưu, cần một ít nước chảy là vượt qua
đồng ruộng hay bãi cỏ, thậm chí có vách đứng cá bột cũng có thể vượt qua, khi cá
lớn dần thì tập tính trên cũng giảm đi. Trong đời sống cá chình phần lớn thời gian
sống ở nước ngọt, nhưng khi cá bố mẹ ra biển đẻ trứng thì lại thích ứng với nước
biển. Khi độ mặnthay đổi mạnh, cá có khả năng điều tiết áp suất thẩm thấu của cơ
thể.
Tuổi thành thục sinh dục của cá chình từ 10 – 37 năm. Một cá cái có thể đẻ từ 7-
13 triệu trứng. Cá chình là loài cá di cư sinh sản, sau thời gian sinh trưởng và
thành thục, chúng bắt đầu di cư. Quá trình di cư từ sông hồ nước ngọt ra biển,
tuyến sinh dục của cá chình bố mẹ phát triển dần dần trong suốt quá trình di cư.
Mùa vụ sinh sản của cá chình ở khu vực Châu Á bắt đầu vào mùa xuân và kết
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
21
thúc vào giữa hè. Hiện nay, người ta đã phát hiện 2 bãi đẻ của cá chình, một ở
biển Sargasso Sea (giữa Bắc Đại Tây Dương) và một ở phía Tây quần đảo

Mariana (giữa Tây Thái Bình Dương), ở độ sâu 400-500m, nhiệt độ nước 16 -
17
o
C và độ mặn trên 35‰ ( Nguyễn Tuần, 2007)
Giai đoạn glass-eel của vòng đời cá chình Anguillid (Anguilla spp) tạo ra những
chuyển biến sinh lý quan trọng liên quan đến điều hòa áp suất thẩm thấu từ nước
mặn sang nước ngọt. Nhân tố chính của sự thích nghi với nước ngọt thành công
chính là sự chuyển đổi từ điều hòa áp suất thẩm thấu thấp sang điều hòa áp suất
thẩm thấu cao (Wilson, 2004)

Hình 2.1: Vòng đời cá chình. Nguồn cung cấp từ (
2.5 Ảnh hưởng của độ mặn đến quá trình điều hoà áp suất thẩm thấu
2.5.1 Độ mặn trong nước và những thích nghi của cá
Mai Đình Yên và ctv (1979) cho rằng nước tự nhiên hòa tan các chất vô cơ và
hữu cơ gây ra áp suất thẩm thấu của nước. Máu là môi trường trong của cơ thể, là
môi trường sống của tế bào. Sự thay đổi áp suất thẩm thấu của môi trường ngoài
(nước) qua hệ máu có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cơ thể. Song trong môi
trường nước, các loài cá có những thích nghi đặc biệt để tạo ra sự cân bằng cần
thiết giữa áp suất thẩm thấu trong cơ thể với môi trường.
Các chất vô cơ hòa tan trong máu cá gồm các muối của Na
+
, K
+
, Ca
++
và Mg
++

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
22

Với Cl
-
, CO
3
--
,PO
4
---
( chủ yếu NaCl) chiếm đến 86- 95% lượng muối trong máu
Theo
- Áp suất thẩm thấu là áp suất thủy tĩnh được tạo ra bởi 2 môi trường khác nhau
về nồng độ. Vì thế cho nên mới gây ra hiện tượng ưu trương, nhược trương và
đẳng trương
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch mà lượng chất hòa tan bên trong tương
đương với các chất tương ứng ở bên ngoài nó
- Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất hoà tan lớn hơn so với môi trường nội
bào
- Nhược trương là tính chất của một môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so
với môi trường nội bào
2.5.2 Sơ lược về điều hòa áp suất thẩm thấu
● Thuần hóa
Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) thuần hóa là một
quá trình liên quan đến những phản ứng về sinh lý và đặc tính của động vật thủy
sản đối với những thay đổi của môi trường. Thuần hóa sẽ giúp động vật thủy sản
thích nghi dần với những thay đổi bên ngoài của môi trường nhất là nhiệt độ và
độ mặn. những thay đổi đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý bên trong cơ thể
của động vật thủy sản như quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu hay quá trình hấp
thu oxy. Nếu không thích ứng kịp với những thay đổi bất thường sẽ dẫn đến tử
vong hoặc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sau này
● Hiện tượng thẩm thấu và áp suất thẩm thấu

Thẩm thấu là hiện tượng dịch chuyển của dung môi từ dung dịch loãng đến dung
dịch có nồng độ cao hơn qua màng bán thấm. Áp suất cần thiết để làm ngừng quá
trình thẩm thấu được gọi là áp suất thẩm thấu
(
Theo Heath (2000) quy luật thẩm thấu đề cập đến các tiến trình mà qua đó áp suất
thẩm thấu của các dịch lỏng và nước trong cơ thể sinh vật được giữ ở trạng thái
cân bằng động. Áp suất thẩm thấu trong máu cá chủ yếu là do các muối vô cơ qui
định, cá biển có hàm lượng muối trong máu cao hơn cá nước ngọt. Mang cá có
khả năng trao đổi nước cũng như các khí O
2
, CO
2
… với môi trường ngoài. Do đó,
có dòng nước thẩm thấu ra khỏi cơ thể cá biển bởi vì hàm lượng muối trong máu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
23
ít hơn trong nước biển, ngược lại, có dòng nước thẩm thấu từ môi trường ngoài
vào trong cơ thể cá nước ngọt bởi vì hàm lượng muối trong máu cá cao hơn so
với môi trường bên ngoài.
Đối với cá nước ngọt, để điều hoà độ mặntrong máu, cá phải liên tục thải nước ra
khỏi cơ thể qua quá trình bài tiết dưới dạng urine loãng. Mặt khác do bị mất muối
qua mang, da và một lượng nhỏ qua urine, cá phải hấp thu muối tích cực vào
trong máu. Điều này được thực hiện bởi các tế bào chloride ở trong mang cá, quá
trình này có sử dụng năng lượng từ ATP và được xúc tác bởi men Na, K –
activated ATPase. Các tế bào chloride trong cá nước ngọt vận chuyển Na
+
và Cl
-

một cách độc lập. Những ion này trong nước trao đổi với NH

4
+
, H
+
, HCO
3
-
và do
đó chúng được bài tiết ra ngoài (Payan và Girard, 1984, được trích bởi Heath,
2000). Đối với cá biển, để đạt đến tỉ lệ bài tiết muối cao, cá phải có nhiều tế bào
chloride hơn so với cá nước ngọt. Đối với cá rộng muối, chúng có thể thay đổi sự
vận chuyển tích cực Na
+
và Cl
-
qua mang, hay thay đổi số lượng và thành phần
của urine trong vòng vài giờ.
Có rất nhiều tác nhân làm thay đổi quy luật thẩm thấu như nhiệt độ, nồng độ
muối, các ô nhiễm vô hữu cơ, thậm chí cả việc bắt cá vì sẽ làm cá tiết urea và
thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể (Heath, 2000).
Theo Vũ Trung Tạng và ctv (2005) muối NaCl được xem là một ngăn cách sinh
học, chia sinh giới thành 2 nhóm riêng biệt: Sinh vật nước ngọt và sinh vật nước
mặn. Muối NaCl còn tham gia vào hoạt động thẩm thấu của thủy sinh vật. Trong
dịch cơ thể (dịch thể xoang, dịch tế bào) của các loài đều có chứa một lượng muối
xác định (ngưỡng muối sinh lý), thường vào khoảng 5 - 8‰. Đối với sinh vật
sống trong nước ngọt với độ muối thấp hơn 0,5‰ thì đây là giới hạn dưới. Do
vậy sống trong bất kỳ môi trường nào, cá cũng như các loài thủy sinh vật phải có
cơ chế điều hòa thẩm thấu theo hướng duy trì sự ổn định ngưỡng muối sinh lý của
cơ thể. Cá có cơ quan điều hòa thẩm thấu riêng gọi là tế bào Key-Wilmer. Những
loài di cư sông biển hay biển sông có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu 2

chiều. Trước khi tiến hành di cư, cá thường tập trung ở vùng cứa sông để thay đổi
lại cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu.
Cùng với điều hòa thẩm thấu, các loài thủy sinh vật nói chung hay cá nói riêng
còn phải điều hòa ion, bởi vì các ion trong nước, nhất là các cation đóng vai trò
rất quan trọng trong đời sống của chúng. Các ion thường có tính đối kháng nhau
trên cùng một chức năng sinh lý. Những ion có tác động đối nghịch nhau là
những ion đối kháng phân cực. Ví dụ, Ca
2+
làm giảm độ thấm của màng tế bào,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
24
trong khi đó Na
+
có tác động ngược lại, làm tăng. Các cation có tác động giống
nhau, nhưng lại khử nhau là những ion đối kháng không phân cực, chẳng hạn, các
cation Ca
2+
và K
+
. Trong nước có một phức hợp ion hóa trị 1 (Monoequivalent)
và hóa trị 2 (Diequivalent) thường tạo nên tỷ lệ M/D khá ổn định. Trong cơ thể
sinh vật sống ở môi trường đó cũng có tỷ lệ M/D ổn định tương ứng, đảm bảo cho
sinh vật hoạt động bình thường. Nếu tỷ lệ M/D của môi trường thay đổi thì M/D
trong cơ thể sinh vật cũng thay đổi một cách phù hợp. Chẳng hạn, ở nước đại
dương M/D = 49, ở nước có độ muối 3,6‰ thì M/D = 27,8, ở nước ngọt (S‰
‹0,5) thì M/D rất thấp do Na
+
, K
+
được thay bằng Ca

2+
và Mg
2+
,những nhóm
cation đặc trưng cho nước ngọt. Do vậy, trong điều chế nước biển nhân tạo, thành
phần các ion càng gần với thành phần ion của nước biển thì đời sống của sinh vật
càng thuận lợi hơn.

Muối Nước Muối Nước

Lấy muối Uống nước
qua thức ăn qua thức ăn


Lấy muối Thải nước tiểu Thải muối Nước tiểu mặn
qua mang nhạt qua thận qua mang qua thận
Cá nước ngọt Cá nước mặn
Hình 2.2: Sự điều hòa thẩm thấu của cá nước ngọt và cá biển
Nguồn Vũ Trung Tạng và ctv (2005)
2.6 Một số nghiên cứu khác
Tác giả Huỳnh Minh Sang (2005) khảo sát áp suất thẩm thấu máu, hàm lượng
nước trong cơ và ảnh hưởng của việc đưa ra ngoài không khí đến khả năng điều
hòa áp suất thẩ thấu của tôm gân (Penaeus latisulcatus kishinouye, 1896) được
xác định khi nuôi ở độ mặn 10, 22, 34 và 46‰ sau 60 ngày và khả năng điều hòa
áp suất thẩm thấu của tôm nuôi ở các nồng độ mặn 10, 22, 34 và 46‰. Kết quả
nghiên cứu trên chỉ ra rằng tôm dùng ít năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu

5- 8‰

5- 8‰

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
25
khi nuôi ở độ mặn 22 và 34‰ hơn khi nuôi ở các độ mặn khác. Kết quả cho thấy
loại tôm này nên được nuôi ở độ mặn từ 22 đến 34‰.
Đỗ Thị Thanh Hương và ctv (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau
(0, 1, 3, 6 và 15‰) lên sự thay đổi áp suất thẩm thấu và mức độ tiêu hao oxy của
tôm sú (PL
15
) thấy rằng, áp suất thẩm thấu tăng dần từ môi trường có độ mặn thấp
đến môi trường có độ mặn cao.
Swnson (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của 3 độ mặnkhác nhau (15, 35, 55‰) lên
sự thay đổi áp suất thẩm thấu của cá măng (Chanos chanos) thấy rằng, sau 2 giờ
áp suất thẩm thấu đạt giá trị cao nhất 430mosmololkg
-1
ở 55‰ và cao hơn có
mức ý nghĩa (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại là 372 mosmololkg
-1
ở 35‰
và 363 mosmololkg
-1
ở 15‰. Tuy nhiên sau 4 giờ thí nghiệm, áp suất thẩm thấu
của cá ở nghiệm thức 55‰ giảm có ý nghĩa (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại
Saoud và ctv (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn 10, 15, 20, 25, 30,
35, 40, 45 và 50‰ lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Dĩa
(Sisanus rivulatus), kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức 50‰ áp suất thẩm
thấu của cá đạt giá trị cao nhất 435 mosmol khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Plaut (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của
03 mức độ mặn 36‰, 14‰ và 1‰ đến tỷ lệ sống, điều hòa áp suất thẩm thấu và
tiêu hao oxy của cá (Parablennius sanguinolentus) trải qua 4 tuần nuôi tỷ lệ sống
của cá ở độ mặn 36‰, 14‰ lần lượt là 94,4% và 88,4% cao hơn và khác biệt có ý

nghĩa so với cá nuôi ở độ mặn 1‰ (8%). ASTT của cá ở các độ mặn cũng lần lượt
là 413, 346 và 270,9 mosmol. Nhìn chung sự khác biệt về khả năng điều hòa
ASTT của cá ở các độ mặn là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Thí nghiệm đối với nhóm cá hồi Bắc cực Arctic charr (150g) sau khi vận chuyển
một cách đột ngột từ nước ngọt sang nước mặn có độ mặn10‰ và 35‰. Trong
quá trình thí nghiệm nhiệt độ luôn giữ ở mức 8
0
C và theo dõi các yếu tố: Khả
năng bắt mồi, tiêu hoá thức ăn, tăng trưởng và quá trình điều hoà ASTT
của cá. Sau 30 ngày theo dõi, phân tích và phát hiện khả năng bắt mồi của cá
giảm, nồng độ chất điện phân trong huyết tương tăng, độ mặntron cơ thể cá
tăng. Thí nghiệm đã kết luận rằng sự khác biệt về nồng độ chất điện phân
trong huyết tương và nồng độ muối trong cơ thể cá giữa hai nghiệm thức
10‰ và 35‰ là không có ý nghĩa (Arnesen et al., 1993).
Carrón et al (2005) nghiên cứu trên cá Sparus aurata cho thấy sự điều hoà áp
suất thẩm thấu trong huyết tương (nồng độ thẩm thấu, nồng độ ion K
+
, Cl-) ở độ

×