Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

sang kien kinh nghiem tin hoc 9 nam 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.65 KB, 10 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
Mã số: ……………………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIN HỌC 7
THÔNG QUA VIDEO MÔ PHỎNG TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG
Người thực hiện: PHAN HỮU ĐIỀU
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: Tin Học 
Lĩnh vực khác: ……………. 
Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
NĂM HỌC 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ tên: PHAN HỮU ĐIỀU
2. Ngày, tháng, năm sinh: 05 – 02 – 1982
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Ấp 3 – Xã Phú Lý – Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0168 5630 799
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn tin học khối 9, lớp 74, 75, 76 kiêm tổ
trưởng tổ chuyên môn tin học.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CỬ NHÂN KHOA HỌC
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên môn đào tạo: Sư phạm tin học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy tin học
- Số năm có kinh nghiệm: 5
- Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
* Ôn tập kiến thức bằng phương pháp trắc nghiệm trực quan.
* Soạn giáo án điện tử bằng phần mềm CAMTASIA STUDIO
* Ứng dụng phần mềmVIOLET TOOL tích hợp vào POWERPOINT
dùng thiết kế bài giảng sinh động và trực quan.
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIN HỌC 7
THÔNG QUA VIDEO MÔ PHỎNG TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường THCS cần mang lại cho các em
một cái nhìn trực quan, sinh động để các em hứng thú hơn trong tiết học lý thuyết cả
thực hành để các em có thành tích cao trong học tập. Chính vì thế để học sinh học tốt
bộ môn Tin học 7 thì giáo viên giảng dạy cần chú ý đến một số biện pháp như: Làm
sao cho học sinh nhớ lâu hơn, thực hiện đúng các thao tác khởi động một số phần
mềm trong sách giáo khoa tin học 7? Sử dụng chính xác địa chỉ ô để tính toán? Thực
hiện đúng các hàm cơ bản trong chương trình bảng tính một cách hiệu quả kể cả các
em học sinh yếu đều thực hiện được?… Đó là vấn đề nan giải cho các giáo viên giảng
dạy bộ môn tin học 7 nói riêng cũng như những giáo viên dạy bộ môn tin học trong
trường THCS.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học 7 của trường THCS THPT Huỳnh
Văn Nghệ, qua một thời gian công tác giảng dạy tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh
nghiệm: “GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIN HỌC 7
THÔNG QUA VIDEO MÔ PHỎNG TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Tin học là một môn học thuộc về lĩnh vực khoa học vì vậy việc học tin
học phải luôn kèm cả lý thuyết và thực hành. Do đó học sinh muốn học tốt môn

tin học phải nắm vững lý thuyết, làm nền tảng cho việc thực hành hiệu quả đem
lại kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh. Ảnh hưởng rất
lớn đến vấn đề trên liên quan mật thiết đến sử dụng phương pháp dạy học.
Về phía giáo viên: Sau khi giảng dạy tiết lý thuyết ở lớp thường nghĩ
rằng học sinh sẽ nhớ được các bước, các lệnh để vào tiết thực hành học sinh
làm việc một cách suôn sẽ.
Về phía học sinh: Tuy nắm vững lý thuyết nhưng đa số các bước các lệnh
bằng tiếng Anh nên việc nhớ hầu như là mơ hồ. Thường thực hiện sai các bước,
các lệnh, một số học sinh thì không giám hỏi giáo viên, một số học sinh ở nhà
3
không có máy vi tính nên phần kỹ năng của các em còn rất yếu. Đa số tiết thực
hành và bài tập chưa đạt chất lượng như mong muốn.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Thuận lợi:
Về phía trường học: Nhà trường cung cấp tương đối đầy đủ các
thiết bị: Máy chiếu, máy tính xách tay, 2 phòng máy thực hành.
Về phía giáo viên: Đa số giáo viên trong tổ tin học được đào tạo
trên chuẩn, trẻ, nhiệt tình, năng động, phương pháp giảng dạy phong phú
và hiệu quả.
Về phía học sinh: Trên 50% học sinh của từng lớp hứng thú với
môn tin học vì đây là một môn học tương đối mới. Số lượng qua điều tra
năm học 2012 -2013 có 5 đến 7 học sinh / lớp có máy tính ở nhà. Nên
những học sinh này về kỹ năng thao tác rất chuẩn và đạt thành tích cao
trong môn học.
b. Khó khăn:
Về phía nhà trường: Từ năm học 2013 2 phòng máy thực hành đã
bị hư hỏng nặng, một phòng máy ngưng hoạt động, một phòng máy còn
số lượng máy hoạt động quá ít là 10 máy. Nên việc thực hành tạo kỹ
năng cho học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về phía giáo viên: Bài giảng thường xuyên chủ yếu soạn trên

PowerPoint tạo sự nhàm chán cho học sinh trong quá trình tiết dạy. Hoặc
là dạy dựa vào sách giáo khoa nhưng không sử dụng đồ dung dạy học
không mô phỏng cho học sinh các bước thực hiện lệnh thực tế trong
chương trình bảng tính nên chất lượng tiết học chưa cao.
Về phía học sinh: Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn đa số các
em không có máy tính ở nhà. Là một môn học mới và là môn tự chọn
nên một số học sinh chưa đặc biệt quan tâm. Một số học sinh yếu kém thì
không giám hỏi bạn hoặc giáo viên trong quá trình tiết học đặc biệt là tiết
thực hành.
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn tin
học tôi đã đưa ra một phương pháp: Mô phỏng các hoạt động trong các bài lý thuyết
cũng như thực hành liên quan đến chương trình bảng tính cũng như những phần mềm
học tập bằng các tệp Video được chép trực tiếp vào đường dẫn D:\ video mophong
tinhoc 7 trong mỗi máy tính ở phòng thực hành.
Từ đó mỗi một học sinh có thể truy cập xem hướng dẫn, cách làm, các lệnh được
nhập như thế nào? Chỉnh dấu tiếng việt ra sao? Hướng dẫn trước các bài tập sách giáo
khoa hoặc bài thực hành, ôn lại kiến thức đã học …Thứ nhất các em được hướng dẫn
trực quan, thứ hai khơi dậy lòng tò mò, lòng tự học, tự nhận thức của học sinh. Và
4
mục đích cuối cùng để các em học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém đều hiểu
bài, nhớ lâu, có một kiến thức vững vàng về chương trình tin học 7.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Bài thực hành 1 : LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
EXCEL.
Để dạy bài này giáo viên thường cho học sinh vào phòng máy và giáo viên cho
học sinh ghi lại cách khởi động phần mềm lên bảng như sau :
Cách 1 : Start All programsMicrosoft xcel.
Cách 2 : Nháy đúp vào biểu tượng Excel trên Desktop.
( Thử nghiệm với lớp có 30 học sinh thì 3 học sinh thực hiện chung một máy)
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :

- Đa số các em ngồi trên máy thì làm được. (33.33%)
- Những học sinh không có máy thì có học sinh làm được(33.33%) có học sinh
không thực hiện được(33.33%).
- Phát huy tính tự học, tự tìm hiểu phát hiện vấn đề chưa cao( đạt 60%)
- Phát huy tính nhớ lâu cho học sinh chưa cao (56%)
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Để dạy bài này giáo viên cho học sinh khởi động máy tính và vào đường dẫn
D:\videomophongtinhoc7\baithuchanh1\khoidongphanmembangtinh. Để cho học sinh
xem hướng dẫn cách khởi động trong video clip, sau đó các em có thể biết cách khởi
động và tự ghi lại. Như vậy :
- Học sinh thực hiện được thao tác 100%.
- Phát huy tính tích cực của việc tự học, tự tìm hiểu (92%)
Nội dung Lưu kết quả và thoát khỏi excel:
- Học sinh thực hiện được thao tác 100%.
- Phát huy tính tích cực của việc tự học, tự tìm hiểu phát hiện vấn đề (92%)
- Phát huy tính khắc sâu kiến thức cho học sinh đạt (78%)
2. Bài thực hành 2 : LÀM QUEN VỚI CÁC DỮ LIỆU TRÊN TRANG
TÍNH.
Để dạy bài này ở mục :
a> Mở bảng tính.
Giáo viên thường cho học sinh ghi lại cách mở bảng tính mới và ghi lên bảng
như sau :
5
Cách 1 :  FileNew.
Cách 2 : Nháy vào nút New trên thanh công cụ.
b> Mở bảng tính đã có sẵn trên máy tính :
Cách 1 : FileOpen.
Cách 2 : Nháy vào nút Open trên thanh công cụ.
c> Lưu bảng tính với một tên khác :
Giáo viên thường cho học sinh ghi lại cách lưu bảng tính với một tên khác và

ghi lên bảng như sau :
 File  Save as.
( Thử nghiệm với lớp có 30 học sinh thì 3 học sinh thực hiện chung một máy)
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
- Đa số các em ngồi trên máy thì làm được. (33.33%)
- Những học sinh không có máy thì có học sinh làm được(33.33%) có học sinh
không thực hiện được(33.33%).
- Phát huy tính tự học, tự tìm hiểu phát hiện vấn đề chưa cao( đạt 20%)
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Để dạy bài này giáo viên cho học sinh khởi động máy tính và vào đường dẫn
D:\videomophongtinhoc7\baithuchanh2. Để cho học sinh xem hướng dẫn trong video
clip, sau đó các em có thể phát hiện vấn đề và tự ghi lại. Như vậy :
- Học sinh thực hiện được thao tác 100%.
- Phát huy tính tích cực của việc tự học, tự tìm hiểu (98%)
- Phát huy tính khắc sâu kiến thức cho học sinh đạt (80%)
3. PHẦN MỀM HỌC TẬP : LUYỆN GÕ PHÍM NHANH BẰNG TYPING
TEST.
Để dạy bài này giáo viên thường dạy bằng giáo án điện tử thông qua trình chiếu
các cách thực hiện và giáo viên là người thực hiện trước. Để học sinh quan sát và ghi
lại cách làm vào vở. Quá trình trong tiết dạy giáo viên chỉ cho từ 34 học sinh lên
thực hiện lại thao tác do thời gian có hạn . Như vậy đa số các em còn lại có thể không
thực hiện được hoặc thực hiện được một phần của lệnh.
Hướng giải quyết cho bài này đạt hiệu quả :
Để dạy bài này giáo viên nên dạy ở phòng máy, cho học sinh khởi động máy
tính và vào đường dẫn :
D:\videomophongtinhoc7\luyengophimnhanhvoitypingtest. Để cho học sinh xem
hướng dẫn từ cách khởi động cho đến các bước thực hiện trò choi nhằm nâng cao kỹ
6
năng sử dụng bàn phím cho học sinh và đồng thời cho học sinh tự tìm ra nội dung
của bài học và tự ghi lại. Như vậy :

- Học sinh thực hiện được thao tác 100%.
- Phát huy tính tích cực của việc tự học, tự tìm hiểu (92%)
- Phát huy tính khắc sâu kiến thức cho học sinh đạt (85%)
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
“GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIN HỌC 7
THÔNG QUA VIDEO MÔ PHỎNG TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG”
Vào thực tiễn năm học 2013-2014 tỉ lệ học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến
thức, phát huy tính tích cực, chủ động, phát huy tính tìm tòi ham học hỏi của
học sinh được nâng cao đồng thời chất lượng môn tin học 7 cũng được cải thiện
rất khả quan.
Bảng thống kê chất lượng môn năm học 2012-2013 sau khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Năm
học
Khối
7
Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu kém
2012-
2013
244
SL % SL % SL % SL % SL %
41 16.8 70 28.7 84 33.4 42 17.2 7 2.9
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sáng kiến kinh nghiệm “GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIN HỌC 7
THÔNG QUA VIDEO MÔ PHỎNG TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG”
Có thể áp dụng cho tin học 6, 7, 8, 9 vì vậy tôi mong rằng những đồng nghiệp
trong trường cũng như các thành viên trong tổ tin học đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành tốt hơn để đem lại chất lượng môn tin học ngày càng đi lên.
Bên cạnh đó để sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến tốt trong bộ môn tin học

tôi xin một số kiến nghị như sau:
- Nhanh chóng khắc phục lại phòng máy tính thực hành ít nhất là một phòng
máy. Để học sinh có điều kiện rèn luyện kỹ năng tốt hơn.
- Trang bị thêm màn chiếu ở cơ sở trường cũ để giáo viên tin học có thể sử dụng
giáo án điện tử nhiều hơn.
7
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa tin học quyển 2. Nhà xuất bản: Giáo dục – Năm xuất bản:
2013
2. Phần mềm quay phim Desktop Active Presenter – Atomi systems, inc.
3. Sách giáo viên tin học thcs quyển 2.
VII. PHỤ LỤC
Đính kèm CD chứa một số video clip mô phỏng các bài dạy:
1. Bài thực hành 1
2. Bài thực hành 2
3. Luyện gõ phím nhanh bằng TYPING TEST
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
PHAN HỮU ĐIỀU
8
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Lý, ngày 10 tháng 10 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Các phương pháp giải toán hữu cơ
Họ và tên tác giả: PHAN HỮU ĐIỀU Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị (tổ): TIN HỌC

Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại: Tại đơn vị  Trong ngành 
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài
liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem

xét, đánh giá, tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng
kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
9
LƯU Ý :
a) Mẫu này chỉ áp dụng cho các báo cáo sáng kiến, cải tiến của các cá nhân đề
nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua và áp dụng cho SKKN của giáo viên
trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh của các cấp học mầm
non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp; không áp dụng cho
báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
b) Trong SKKN phải trình bày đầy đủ và thể hiện rõ 03 yêu cầu: tính mới, hiệu
quả và khả năng áp dụng như Quy định thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi trong Giáo
dục và Đào tạo và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng do Sở GD&ĐT
tỉnh Đồng Nai ban hành.
c) SKKN soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên
2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam Unicode (Times
New Roman); size chữ 14pt; giãn cách dòng đơn (single); giãn cách đoạn trên hoặc
dưới 6pt.
d) Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa, Lý lịch khoa học, Thuyết minh
đề tài (nội dung), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị.
e) Các sản phẩm gửi kèm SKKN (chưa được thể hiện trong bản in SKKN) như đĩa
CD hoặc DVD (không nhận đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên
ngoài có dán nhãn theo mẫu (Bìa SKKN), các mô hình gửi kèm SKKN phải được
đóng thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (Bìa SKKN).
f) Toàn bộ các file soạn thảo, các file sản phẩm sử dụng phần mềm tin học, phim
ảnh phải được đóng gói chung vào 01 thư mục (Folder) gửi nhà trường để chuyển cho
Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT.

10

×