Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU GEN TỐI ĐA TRONG QUẦN THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.07 KB, 2 trang )

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU GEN TỐI ĐA TRONG QUẦN THỂ
Xác định tổng số kiểu gen (KG), số kiểu gen đồng hợp ( KGĐH), kiểu gen dị
hợp(KGDH) trong trường hợp nhiều cặp gen phân ly độc lập, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen.
I. Mỗi gen nằm trên một cặp NST
* Trường hợp 1: Gen nằm trên NST thường
a) Đối với 1 gen:
- Số alen của mỗi gen có thể lớn hơn hoặc bằng 2 nhưng trong KG luôn có mặt 2 trong
số các alen đó.
- Nếu gọi số alen của gen là r thì :
+ Số KGĐH luôn bằng số alen = r + Số KGDH = C
r
2
= r(r-1)/2
 Số KG tối đa trong quần thể = số KGĐH + số KGDH =r + r(r-1)/2 = r(r+1)/2
b) Đối với nhiều gen:
Do các gen phân ly độc lập nên vận dụng: xác suất của 2 sự kiện độc lập P
(AB)
= P
A
. P
B
* Trường hợp 2: Gen nằm trên NST giới tính
a) Gen nằm trên NST giới tính X (không có alen tương ứng trên Y)
- Giới XX : Vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường
Số KG = r(r+1)/2
- Giới XY: Vì alen chỉ có trên X không có trên Y => Số KG = r
Vậy tổng số KG tối đa trong quần thể = r(r+1)/2 + r
b) Gen nằm trên NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên X)
- Số KG tối đa trong quần thể = r
II. Nếu 2 gen cùng nằm trên một cặp NST
Số alen của 2 gen = tích các alen của từng gen (= r)



VÍ DỤ 1: Ở người gen a: quy định mù màu; A: bình thường. Các gen này nằm trên NST
X không có alen trên NST Y. Gen quy định nhóm máu nằm trên NST thường có 3 alen I
A
, I
B
, I
O
.
Số KG tối đa có thể có ở người về các gen này là:
A. 27 B. 30 C. 9 D. 18
- Gen nằm trên NST X không có alen trên NST Y: giới XX có 2(2+1)/2=3 KG
Giới XY có 2 KG
 số KG của gen này = 3+2 =5
- Gen quy định nhóm máu có 3(3+1)/2=6KG
Vậy tổng số KG tối đa có thể có ở người về các gen này là: 5*6=30
VÍ DỤ 2: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 2,3 và 4. Gen I và II cùng nằm trên một cặp
NST thường, gen III nằm trên 1 cặp NST thường khác. Tính số KG tối đa có thể có trong
quần thể .
A. 156 B. 210 C. 184 D. 242
- Số KG của gen I và II là: r = 2.3=6=> Số KG = 6(6+1)/2=21
- Số KG của gen III là : 4(4+1)/2= 10
=> Số KG tối đa có thể có trong quần thể là: 21*10=210
VÍ DỤ 3: Gen I,II và III có số alen lần lượt là 3,4 và 5. Các gen cùng nằm trên NST
thường và không cùng nhóm gen liên kết. Số KGĐH và số KGDH về tất cả các gen lần
lượt là:
A. 60 và 90 B. 60 và 180 C. 120 và 180 D. 30 và 60
- Gen I có 3 KGĐH, 3 KGDH
- Gen II có 4 KGĐH, 6 KGDH
- Gen III có 5 KGĐH, 10 KGDH

=> Số KGĐH về tất cả các gen = 3.4.5 = 60
Số KGDH về tất cả các gen = 3.6.10 = 180
VÍ DỤ 4 ( Đề thi ĐH 2012): Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một
lôcut có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Biết rằng không xảy
ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là
A. 9 B. 15 C. 12 D. 6
- Giới XY có số KG : 3(3+1)/2= 6
- Giới XY có số KG : 3. 3 = 9
 Số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là: 6 + 9 =15

×