Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống hoa loa kèn chịu nhiệt (lilium longiflorum) tại huyện lục nam, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 96 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






HOÀNG THỊ HÂN





NGHIÊN CỨ ỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬ ẤTVÀ
CHẤT LƢỢNG GIỐNG HOA LOA KÈN
CHỊU NHIỆT (Lilium longiflorum)
TẠI HUYỆN LỤC NAM - BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG THỊ HÂN




NGHIÊN CỨ ỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬ ẤTVÀ
CHẤT LƢỢNG GIỐNG HOA LOA KÈN
CHỊU NHIỆT (Lilium longiflorum)
TẠI HUYỆN LỤC NAM - BẮC GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hà





Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ Nông Nghiệp này là trung thực chưa từng được sử dụng trong bất kỳ
nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
thạc sĩ này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả


Hoàng Thị Hân





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, các Cô.
Trước tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Thuý Hà - Phó khoa Nông Học- trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp cũng như thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giảng viên, cán bộ
nhân viên trong khoa Sau Đại học- trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Và tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy giáo, cô giáo trong khoa
Nông Học - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý
kiến giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả


Hoàng Thị Hân



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích 3
3. Yêu cầu 3
4. Ý nghĩa của đề tài 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu thời vụ 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu mật độ trồng 4
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón dinh dưỡng qua lá 5
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng 5
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 6
1.3. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và Việt Nam 8
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới 8
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam 9
1.3.3. Nguồn gốc và phân loại hoa loa kèn trắng 11
1.3.4. Đặc điểm thực vật học của hoa loa kèn trắng 11
1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục 13
1.3.6. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa loa kèn trắng 14

1.3.7. Kỹ thuật trồng hoa loa kèn trắng 16
1.4. Một số nghiên cứu về hoa loa kèn trên thế giới và tại Việt Nam 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iv
1.4.1 . Một số nghiên cứu về hoa loa kèn trên thế giới 21
1.4.2. Một số nghiên cứu về hoa loa kèn trắng tại Việt Nam 23
1.4.3. Những nghiên cứu về thời vụ và mật độ trồng 24
1.4.4. Những nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng 25
1.4.5. Những nghiên cứu về các loại dinh dưỡng qua lá 27
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng, vật liệu và thời gian nghiên cứu 28
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Các thí nghiệm 31
2.3.2. Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm 35
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 35
2.3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế 37
2.3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 37
2.4. Xử lý số liệu 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
ảnh hưở
39
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ mọc mầm của cây
hoa loa kèn trắng 39
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng

chiều cao và ra lá của cây hoa loa kèn 40
3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng của cây hoa
loa kèn 42
3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng
của cây hoa loa kèn 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
3.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thành phần sâu bệnh hại
trên cây hoa loa kèn 46
4.1.6. Hiệu quả kinh tế của cây hoa loa kèn trắng qua các thời vụ 47
3.2. Nghiên cứu mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của giống hoa loa
kèn trắng 49
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
hoa loa kèn trắng 49
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của hoa loa kèn trắng 51
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của cây hoa loa kèn 52
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa
loa kèn trắng 54
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thành phần sâu bệnh hại trên cây
hoa loa kèn trắng 56
3.2.6. Hiệu quả kinh tế của cây hoa loa kèn trắng qua các mật độ trồng 57
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển
của hoa loa kèn trắng 58
3.3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao của hoa loa kèn trắng 58
3.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa loa
kèn trắng 60

3.3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng của cây hoa loa kèn . 61
3.3.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của
hoa loa kèn trắng 63
3.3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thành phần sâu bệnh hại trên
cây hoa loa kèn trắng 65
3.3.6. Hiệu quả kinh tế của cây hoa loa kèn trắng ở các loại phân bón lá 66
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của hoa loa kèn trắng 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
3.4.1. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái phát triển
chiều cao cây hoa loa kèn trắng 67
3.4.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái ra lá của
cây hoa loa kèn trắng 68
3.4.3. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến chất lượng
của hoa loa kèn trắng 69
3.4.4. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến thời gian sinh
trưởng của hoa loa kèn trắng 71
3.4.5. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến tình hình sâu
bệnh hại trên cây hoa loa kèn trắng 73
3.4.6. Hiệu quả kinh tế của cây hoa loa kèn trắng ở các loại chất kích thích
sinh trưởng(hạch toán trên 1000m
2
) 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Đề nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
1. Tài liệu tiếng việt 79
2. Tài liệu nước ngoài 80
3. Tài liệu Intenet 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT : Công thức
CS :Cộng sự
CV : Hệ số biến động
ĐC : Đối chứng
ĐK : Đường kính
ĐVT : Đơn vị tính
NL : Nhắc lại
LSD.05 : Sai khác nhỏ nhất ở mức độ tin cậy 95%
TB : Trung bình
TTGST : Tổng thời gian sinh trưởng
USD : Đô la Mỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trống đến tỷ lệ mọc mầm của hoa loa
kèn trắng 39

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ tới động thái tăng trưởng chiều cao của hoa
loa kèn trắng 40
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái ra lá của hoa loa
kèn trắng 41
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa loa
kèn trắng 42
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa
loa kèn qua các thời vụ 45
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại trên hoa
loa kèn trắng 47
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của hoa loa
kèn trắng 48
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng động thái tăng trưởng chiều cao của
hoa loa kèn trắng 51
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của hoa loa
kèn trắng 52
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của hoa loa kèn trắng 52
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của hoa loa
kèn trắng 55
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại trên hoa
loa kèn trắng 56
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của hoa loa
kèn trắng 57
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đếnđộng thái tăng trưởng
chiều cao của hoa loa kèn trắng 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ix

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa
loa kèn trắng 61
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ ra hoa và chất lượng
của hoa loa kèn trắng 62
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của
hoa loa kèn trắng 64
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thành phần sâu bệnh hại
trên cây hoa loa kèn trắng 65
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế 66
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái tăng
trưởng chiều cao của hoa loa kèn trắng 67
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái ra lá của
hoa loa kèn trắng 68
Bảng 3.22: Ảnh hưởng các loại chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ ra hoa và
chất lượng hoa của hoa loa kèn trắng 69
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến thời gian
sinh trưởng của hoa loa kèn trắng 72
Bảng 3.24: Ảnh hưởng các loại chất kích thích sinh trưởng đến tình hình sâu
bệnh hại trên cây hoa loa kèn trắng 73
Bảng 3.25: Ảnh hưởng các loại chất kích thích sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của loa kèn trắng 43
Hình 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây hoa
loa kèn qua các thời vụ 45
Hình 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các chỉ tiêu về chất lượng của hoa

loa kèn trắng 53
Hình 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của hoa loa
kèn trắng 55
Hình 3.5: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của
hoa loa kèn trắng 64
Hình 3.6: Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến chất lượng
hoa loa kèn 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu
chơi hoa và thưởng thức hoa ngày càng phát triển rộng rãi. Thưởng thức hoa
không chỉ là một nghệ thuật làm con người thư thái, bình yên hơn giữa những
bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày. Mà nó còn mang lại một nguồn lợi
kinh tế lớn cho các nhà làm vườn.
Hoa loa kèn trắng (hay còn gọi là “Huệ tây”) du nhập vào nước ta cùng với
hoa Phăng (hoa cẩm chướng) là một loại hoa đang được ưa chuộng trên thị trường.
“Loa kèn trắng” được trồng đầu tiên tại Đà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù
hợp với đặc tính của hoa loa kèn, sau đó đã dần phát triển sang tỉnh khác. Trong
những năm gần đây, ở nước ta hoa loa kèn đã được trồng phổ biến tại Đà Lạt, Nam
Định, Hà Nội và Hải Phòng (ngoài ra một số tỉnh cũng trồng nhưng với diện tích
nhỏ). Tại Đà Lạt hàng năm sản xuất “Hoa loa kèn cắt” nhằm phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi (ha) trồng.
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu, huyện Lục Nam - Bắc
Giang rất thích hợp cho sự phát triển của cây “Hoa loa kèn trắng”. Trong giai
đoạn từ năm 2011 - 2013 tỉnh Bắc Giang đã cho trồng thử nghiệm giống “Hoa

loa kèn trắng” trong địa bàn tỉnh và kết quả cho thấy rằng giống hoa phù hợp
với điều kiện sinh thái tại địa phương, bông hoa to, đẹp và có hương thơm
lâu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, loa kèn trắng là một giống mới, các biện pháp kỹ thuật
trồng và chăm sóc để phù hợp với điều kiện sinh thái tại đây chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ. Chính vì vậy tôi đã triển khai
đề tài: “Nghiên cứ ột số biện pháp kỹ thuậ
suất và chất lượng giống hoa loa kèn chịu nhiệt (Lilium longiflorum)
tại huyện Lục Nam- Bắc Giang”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
2. Mục đích
Xác định được biện pháp kỹ thuậ ất, chất
lượng hoa loa kèn trắng tại huyện Lục Nam - Bắc Giang.
3. Yêu cầu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của giống
hoa loa kèn trồng tại Huyện Lục Nam - Bắc Giang khi trồng ở các thời vụ
khác nhau.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của giống
hoa loa kèn trồng tại Huyện Lục Nam - Bắc Giang khi trồng ở các mật độ
khác nhau.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của giống

hoa loa kèn trồng tại Huyện Lục Nam - Bắc Giang khi phun các loại phân bón
lá khác nhau.
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của giống
hoa loa kèn trồng tại Huyện Lục Nam - Bắc Giang khi dùng các chất kích
thích sinh trưởng khác nhau.
4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Thu thập được kinh nghiệm và kiến thức thực tế,
củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề tài khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn: Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt mang
lại lợi ích kinh tế cao trong sản xuất hoa loa kèn tại huyện Lục Nam - Bắc Giang.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cho
huyện Lục Nam - Bắc Giang nói riêng và cho các tỉnh thành khác trên cả
nước nói chung.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu thời vụ
Thời vụ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của giống
hoa loa kèn. Bởi ở mỗi thời vụ khác nhau có điều kiện ngoại cảnh khác nhau ảnh
hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa loa kèn.
Hoa nói chung và hoa loa kèn nói riêng có giá trị kinh tế cao đối với những
người làm vườn. Nhưng khi hoa nở ở những ngày thường thì hoa thường khó bán,
giá trị hoa thấp, đối với với các ngày lễ như 8/3, Tết Nguyên Đán…nhu cầu về

hoa rất lớn, tiêu thụ dễ và giá bán cao. Xác định đúng thời vụ trồng phù hợp với
điều kiện khí hậu thời tiết cụ thể ở từng địa phương là một điều rất quan trọng.
Việc nghiên cứu thời vụ không những giúp chúng ta có thời vụ trồng hợp lý mà
còn xác định được thời vụ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu mật độ trồng
Mật độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất
và chất lượng cây trồng nói chung và cây hoa nói riêng. Giải quyết tốt vấn đề
mật độ là giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể để khai thác tốt nhất khoảng không gian ( không khí, ánh sang)
và các vấn đề về dinh dưỡng và nước dưới mặt đất nhằm thu được năng suất
cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Mật độ càng cao mức độ cạnh tranh giữa các quần thể càng mạnh khi ở
dưới đất cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, trên mặt đất cạnh tranh về ánh sáng
vì vậy cây sẽ làm cây phát triển kém, chất lượng thấp.
Mật độ trồng thấp, cây không phải cạnh tranh nhiều, do vậy cây hoa có
khả năng phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt. Nhưng năng suất
của toàn diện tích lại thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
Mật độ trồng hợp lý sẽ giúp hoa tận dụng được tối đa các điều kiện ở đồng
ruộng, khả năng tích lũy của cây cao từ đó tăng năng suất và chất lượng hoa.
Việc nghiên cứu xác định được mật độ trồng thích hợp của hoa loa kèn
sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và đầu tư hợp lý để nâng cao
hiệu quả kinh tế cho người làm vườn.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón dinh dưỡng qua lá
những
.

Cây trồng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và
phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng,
trung lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây. Ngoài bộ
phận rễ thì cây còn hấp thu dinh dưỡng dưới dạng khí nhờ các bộ phận trên
mặt đất đặc biệt là lá cây. Các chất này được hấp thu qua khí khổng. phương
pháp này tuy hấp thu kém nhưng đặc biệt quan trọng khi cây trồng ở vùng đất
cằn cỗi, khô hạn…
Dinh dưỡng qua lá phổ biến là các nguyên tố trung lượng như Mg, S và
vi lượng yêu cầu với một lượng nhỏ.
Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao.
Do đó dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong việc cung cấp các
khoáng chất cho cây.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chế phẩm kích thích sinh trưởng
bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào đều được
điều chỉnh đồng thời bởi nhiêu loại hormone. Chính vì vậy sự cân bằng giữa
các hormone có vai trò quan trong. :
* Sự cân bằng chung: Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở
2 nhóm phytohormon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này xác định
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong quá trình phát
triển cá thể của cây từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết đi thì sự cân bằng
trong chúng diễn ra theo quy luật: sự ảnh hưởng các chất kích thích giảm dần
và sự ảnh hưởng của chất ức chế tăng dần.
* Sự cân bằng riêng: Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái
và hình thành cơ quan khác như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín đều

được điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu.
- Tái sinh rễ và chồi được điều chỉnh bởi tỷ lệ giữa Auxin và Xytokinin trong
mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn và ngược lại.
-
.
.
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang cách tỉnh 27km và
cách thủ đô 70km về phía đông bắc.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 596.88km. Địa giới hành
chính như sau:
Phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.
Phía nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảnh Ninh.
Phía tây tiếp giáp với huyện Lạng Giang và Yên Dũng.
Phía đông tiếp giáp với huyện Sơn Động.
Phía đông bắc giáp với huyện Lục Ngạn.
Địa hình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
Trên địa bàn có hai dãy núi Yên Tử và Huyền Đinh chạy qua theo hình
lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam, đã chia địa hình huyện thành 03
vùng rõ rệt: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng. Trong đó, diện tích
đất nông nghiệp chiếm khoảng 35,5%; đất lâm nghiệp chiếm khoảng 44%
(toàn huyện hiện có 26.300 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên, rừng tái sinh là
14.300 ha); đất chuyên dùng khoảng 10%. Về tài nguyên khoáng sản trên địa
bàn huyện có than đá và đất sét.
Khí hậu:

Khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,9C0. Lục nam có số giờ nắng tương đối
cao phân bố không đều, số giờ nắng cao nhất vào tháng 6, tháng 7.
Lượng mưa TB hàng năm không lớn. Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Trong đó tháng 8 có lượng mưa lớn nhất.
Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 59.688ha. Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp 20.061 ha chiếm 33,63%.
Diện tích đất nông nghiệp 26.337 ha chiếm 44,15%.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp có 12.285 ha được canh tác hàng năm.
Tài nguyên đất phong phú, đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Chủ yếu canh tác các loại rau màu như: Củ Đậu, Dưa… Trong những năm
gần đây theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều hộ đã mạnh dạn canh
tác chuyển dịch sang trồng hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ năm 2006 đến nay UBND tỉnh Bắc Giang, các huyện thành phố, các
sở ban ngành đã hỗ trợ xây dựng một số mô hình sản xuất hoa áp dụng công
nghệ tiên tiến tại các địa phương trong tỉnh. Kết quả đã đạt được một số thành
công cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
+ Đã xác định được một số chủng loại hoa có chất lượng cao là: Phong
lan, lily, đồng tiền, hồng, cúc, loa kèn, đào phù hợp với điều kiện sinh thái ở
các vùng đã triển khai ở Bắc Giang.
+ Đã xác định thời vụ trồng thích hợp đồng thời áp dụng các biện pháp
kỹ thuật để điều khiển sinh trưởng nở hoa vào đúng dịp lễ, tết làm nâng cao
giá trị sản xuất hoa.
Lục Nam


quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh Bắ .
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trước khi phát triển loại hoa này tại Lục
Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật, nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của của chúng ở các thời vụ, ể tìm
ra đượ ại phân bón lá, chế phẩm KTST thích hợp nhất nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.
1.3. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành đang rất phát triển
và nó còn là một nghành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài một số hoa cắt cành
chủ yếu như Hồng, Cẩm chướng…, hoa Loa kèn trắng cũng là một loại hoa được
thế giới ưa chuộng bởi vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm thanh nhã.
Tại Mỹ, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, loa kèn mang lại giá trị
buôn bán vào năm 1995 là 37,4 triệu USD, tương đương 10 triệu cành hoa
cắt. Loa kèn chỉ đứng sau ba loài hoa là trạng nguyên, cúc, đỗ quyên và đặc
biệt được ưa chuộng trong dịp lễ tết [12].
Ở Châu Á, Đài Loan cũng là nước có công nghệ trồng hoa loa kèn tiên
tiến nhất hiện nay. Năm 2001, Đài Loan có 490ha diện tích trồng hoa loa kèn,
và hoa loa kèn cắt cành đã bổ sung vào kim ngạch xuất khẩu của nước này là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
7,4 triệu USD. Năm 2003, Đài Loan xuất khẩu hoa loa kèn cắt cành sang thị
trường Nhật Bản thu về hơn 10 triệu USD và nhập khẩu 4 triệu USD củ loa
kèn giống từ Hà Lan [15].
Hà Lan năm 2001 đã sản xuất 1 tỷ cành loa kèn và tổng doanh thu trên
1,5 tỷ USD. Hoa loa kèn được xếp thứ 5 trong tổng số 10 loại hoa cắt được

sản xuất nhiều với doanh thu đạt 237 triệu guilder [13].
Năm 2005, Hà Lan xuất khẩu hàng trăm triệu cành hoa cắt và chậu hoa
loa kèn sang thị trường tiêu thụ của hơn 80 nước trên thế giới [20].
Bên cạnh Hà Lan còn một số nơi trồng nhiều hoa loa kèn như: Nhật, Mỹ,
Nam Hemisphere, e.g. Australia, Chile và Nam Phi. Tại Mỹ, 60% nguồn củ
được nhập khẩu từ Hà Lan với hơn 1 tỷ củ hoa, 8% nhập khẩu từ nước Anh, 6%
nhập khẩu từ các nước khác, 25% hàng nội địa (do Mỹ tự sản xuất) [4].
Năm 2003, Hàn Quốc xuất khẩu hoa loa kèn cắt cành sang thị trường
Nhật Bản thu về hơn 10 triệu USD, và nhập khẩu 4 triệu USD củ loa kèn
giống từ Hà Lan [4].
Ở Canada, trong năm 2000 đã sản xuất được 17,13 triệu cành loa kèn
màu và 4,39 triệu chậu hoa đó. Trong khi năm 1998 là 11,28 triệu cành và
4,20 triệu chậu [13].
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn ở Việt Nam
Tại Việt Nam hoa loa kèn đang là một trong những loài hoa được ưa
chuộng. Hoa loa kèn to, có độ bền cao, hoa có màu trắng tinh khiết tượng
trưng cho một vẻ đẹp quý phái. Với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ
hoa sang trọng, quyền quý, trong sáng, nhẹ nhàng, đặc trưng của Hà Nội khi
tháng tư về [19].
Cây hoa loa kèn đang trở thành một trong những xu hướng chuyển dịch
cơ cấu cây trồng của rất nhiều hộ nông dân. Hoa chính vụ thu hoạch giá từ
700 - 1000 đồng/cành, vào những ngày lễ tết giá hoa có thể lên tới 15000 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
20000đ/cành. Theo tính toán của một hộ nông dân ở Mê Linh Vĩnh Phúc
trồng 1 sào hoa loa kèn trái vụ, nở đúng dịp Tết, thu được gần 20 triệu đồng,
lãi khoảng 10 triệu đồng [20].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
1.3.3. Nguồn gốc và phân loại hoa loa kèn trắng
* Nguồn gốc
Cây hoa loa kèn thuộc chi Lilium đã được nghiên cứu và thuần hóa gần
100 năm nay, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Mỹ
và một số nơi khác [1].
Hiện nay ở Việt Nam trong sản xuất chủ yếu trồng hoa loa kèn Lilium
longiflorum Thunb (hay còn gọi là Huệ Tây) [9], là giống được nhập nội vào
Việt Nam từ rất lâu do người Pháp du nhập vào, gần đây có một số giống nhập
nội đang được trồng thử nghiệm ở Sapa, Đà Lạt, Hải Phòng và một số nơi khác.
* Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa loa kèn được xếp vào nhóm
một lá mầm (Monocotylendones), phân lớp hành (Lilidae), họ hành
(Liliaceae), chi Lilium. Họ hành có rất nhiều loại khác nhau với những dạng
hoa và màu sắc hết sức đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Từ các loại hoa có
hình phễu như L.longiflorum, L.candidum, L. wallichianum, hình chén như:
L.martagon hay với những cánh hoa nhỏ hẹp đến dạng hình chuông,…, từ
những loài hoa có hương thơm tinh khiết đến loài hoa có mùi khó chịu[1] .
1.3.4. Đặc điểm thực vật học của hoa loa kèn trắng
Cây hoa loa kèn trắng sinh trưởng phát triển tốt trên đất giàu chất hữu
cơ, trung tính (pH 6,5-7,0), thoát nước tốt, nhiệt độ thích hợp cho sự ra rễ là
16-17oC, cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụ hoa là 21-23oC, là cây ưa sáng.
Hoa loa kèn trắng là cây thân thảo lâu năm, thân cao từ 50-200cm, thân dạng
hành có vảy, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ và phần trên mặt đất gồm lá,
thân. Trồng tháng 10-11. Ra hoa tháng 4 năm sau. Trồng bằng củ, mỗi củ
thường chỉ mọc một cây [4].

Theo Đặng Văn Đông và cộng sự [4], [3], [6], các điểm chung về đặc
điểm thực vật học của chi Lilium như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Thân vẩy (củ): Củ loa kèn được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây.
Nó là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển hình thái của cây. Một củ già gồm:
đế củ, vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Củ
(thân vẩy) là sự kết hợp nhiều đời, vì vậy chất lượng phát dục của nó chịu ảnh
hưởng ngoại cảnh ít nhất 2 thế hệ vẩy và điều kiện trồng và chăm sóc. Củ to
hay nhỏ được đo bằng kích thước và khối lượng củ. Số lượng vẩy nhiều, sinh
trưởng sung mãn thì nhìn chung chất lượng tốt.
Rễ: Rễ của loa kèn có hai loại là rễ thân và rễ gốc. Rễ thân là rễ mọc ra
từ thân ở phía dưới mặt đất có tác dụng nâng đỡ cho thân cây, hút nước và
chất dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này khoảng 1 năm. Rễ gốc là rễ được sinh ra
từ gốc của củ, có nhiều nhánh. Đây là loại rễ to, sinh trưởng khỏe, là cơ quan
chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này tới 2 năm.
Thân: Trục thân của loa kèn được tạo thành do mầm dinh dưỡng co
ngắn lại. Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Sau khi nảy
mầm, trục sơ cấp ở trên mầm nách là vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co
ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được
cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh
hưởng của chất lượng củ giống, điều kiện ngoại cảnh và thời gian xử lý lạnh
củ giống. Thường thì số mầm lá đã được cố định trước khi trồng, vì vậy chiều
cao vẫn chủ yếu được quyết định bởi chiều dài đốt.
Lá: Loa kèn có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng, thường hình thoi
dài, khá đều đặn, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống
ngắn. Số lá thường dao động từ 50-150 lá, chiều rộng từ 1,8-2,8cm, chiều dài

từ 9-12cm, lá mềm, bóng, có màu xanh nhạt.
Củ con và mầm nách: Loa kèn có các củ con ở gần rễ thân, kích thước
và số lượng củ con tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mẹ
cũng như phụ thuộc vào điều kiện trồng, kích thước của củ con từ 3-6 cm, số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
lượng củ con từ 1-3 củ. Ở nách lá còn có mầm nách, hình tròn hoặc hình bầu
dục, khi già có màu nâu, kích thước mầm nách từ 0,5-1,5cm.
Hoa: Hoa loa kèn thường hơi nghiêng, tạo với mặt phẳng nằm ngang
khoảng 45-60o. Hoa có hình loa kèn, màu trắng, chiều rộng cánh hoa từ 5-
7cm, chiều dài cánh hoa từ 13-16cm, đường kính hoa từ 10-12cm, cánh hoa
hơi cong. Bao hoa 6 mảnh dạng cánh có 6 nhị, bao phấn màu vàng, dài, bầu
hoa hình trụ, đầu nhụy chia 3 thùy, vòi hoa ngắn hơn trục, trục hoa nhỏ, đầu
phình to có 3 khía tử phòng ở trên. Hoa có hương thơm đậm đà, hoa cắt có độ
bền khoảng 6-10 ngày.
Quả: Quả loa kèn là loại quả nang, hình tròn dài, có 3 ngăn, chiều dài
quả từ 8-10 cm, mỗi quả có vài trăm hạt, đường kính hạt 15-22mm, 1 gam hạt
có khoảng 700-800 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm.
1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
Năm 2000, Triệu Tường Vân, và cộng sự [10] khi nghiên cứu đặc điểm
sinh trưởng, phát dục của chi Lilium đã chỉ ra rằng:
* Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên:
Quá trình sinh trưởng tự nhiên của chi Lilium có thể phân làm 4 giai
đoạn sau:
- Từ khi trồng đến nảy mầm: lá bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn này hoàn
toàn dựa vào dinh dưỡng trong củ.
- Từ nảy mầm đến hết sinh trưởng: giai đoạn này lá sinh trưởng mạnh,

sản phẩm quang hợp được vận chuyển xuống thân.
- Từ khi ra hoa đến khi tàn hoa: giai đoạn này, khối lượng chất khô ở
tất cả các bộ phận của cây đều tăng nhanh, đặc biệt là ở củ.
- Từ khi hoa tàn đến thu hoạch củ: lúc này cây đã ngừng sinh trưởng
chỉ có củ con tiếp tục hoạt động
* Đặc điểm phát dục:

×