Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Các nguyên tắc của Khoa học quản lý.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 16 trang )

Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những
mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì cách quản
lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Vì
chúng ta ngày càng dựa vào sự nỗ lực chung và vì nhiều nhóm có tổ chức trở
nên rộng lớn hơn, cho nên nhiệm vụ của các nhà quản ngày càng quan trọng.
Khoa học quản lý đã gần như trở thành 1 ngành khoa học hoàn chỉnh,
bắc cầu giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, dựa trên những tư tưởng
triết học thấm nhần các giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng xã hội.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, chăm lo nguồn lực con người, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần dưới sự quản lý của Nhà nước tiến lên XHCN thì vấn đề quản lý càng
cần phải được quan tâm nghiên cứu thích đáng. Mặt khác, khoa học quản lý ở
nước ta từ trước đến nay cũng được đề cập nhiều nhưng chưa nghiên cứu một
cách đầy đủ. Ngày nay khoa học quản lý là 1 ngành khoa học luôn luôn sáng
tạo, được vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
của mỗi nước ở từng thời kỳ khác nhau. Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang ở
trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường với định hướng XHCN.
Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VÀ KHOA HỌC QUẢN LÝ
1. Quản lý là gì?
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức
hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Quản lý nền sản xuất - xã hội là loại hình quản lý đặc biệt phát sinh từ
tính chất tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến
một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức


năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của
những khách quan độc lập của nó: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn 1 giàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng”.
Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Frederic Wiliam Taylor (1856-
1915), Hemi Fayol (1841-1925) Pháp, Max Weber (1864-1920) Đức đã đều
khẳng định: Quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát
triển xã hội.
Như vậy, quản lý là sự tác động chủ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề
ra.
2. Khoa học quản lý là gì?
Khoa học là 1 kiến thức được tổ chức. Nét căn bản của mọi khoa học là
sự áp dụng phương pháp khoa học để phát triển kiến thức trong lĩnh vực đó
mà khoa học quản lý là hệ thống được tạo ra trên các lĩnh vực kiến thức có tổ
chức khác.
Tính khoa học của quản lý là hiểu biết sâu sắc các quy luật khác quan
trên cơ sở lý luận của triết học, dựa trên các nguyên tắc quản lý. Biết sử dụng
các phương pháp khoa học và các kỹ thuật quản lý, dựa trên định hướng cụ thể
đồng thời có sự nghiên cứu toàn diện, đồng bộ các mục tiêu hoạt động.
2
Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
3. Cách quản lý là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật
3.1. Quản lý là một khoa học
QLKD là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và
phối hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh
doanh. Nó không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học mà nó
còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng thể thể dự tính đầy
đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả cao nhất.
Tính khoa học của quản lý kinh doanh thể hiện ở các đòi hỏi sau:
Một là, phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan chung

và riêng (tự nhiên, kỹ thuật và xã hội) đồng thời còn dựa trên cơ sở lý luận của
triết học, kinh tế học đồng thời đòi hỏi ứng dụng nhiều thành tựu của các
ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật như: toán học, tin học, công nghệ
học v.v...
Hai là, phải dựa trên các nguyên tắc tổ chức quản lý (về xác định chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn; về xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lý; về vận hành cơ chế quản lý (đặc biệt là xử lý các mối quan hệ quản lý).
Ba là, phải vận dụng các phương pháp khoa học ( đo lường, định lượng
hiện đại, dự đoán, xử lý trữ dữ liệu...) và biết sử dụng các kỹ thuật (quản lý
theo mục tiêu MBO, lập kế hoạch, kiểm tra tài chính...)
Bốn là, phải dựa trên sự định hướng cụ thể đồng thời có sự nghiên cứu
toàn diện, đồng bộ các hoạt động hướng vào mục tiêu lâu dài, với các khâu
chủ yếu trong từng giai đoạn.
Tóm lại, khoa học quản lý cho ta những hiểu biết về các quy luật,
nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách phân
tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc
đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ, sử dụng nó cần tính toán đến
điều kiện đặc điểm cụ thể từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển
(đó là tính nghệ thuật).
Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
3.2. Quản lý là một nghệ thuật
Tính nghệ thuật của quản lý kinh doanh xuất phát từ tính đa dạng,
phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế, kinh doanh và trong
quản lý; hơn nữa còn xuất phát từ bản chất của quản lý kinh doanh. Những
mối quan hệ giữa con người (với những động cơ, tâm tư, tình cảm khó định
lượng) luôn đòi hỏi nhà quản lý phải khéo léo, linh hoạt và sử dụng có hiệu
quả nhất các phương pháp, các tiềm năng, các cơ hội, kinh nghiệm được tích
lũy trong kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Nói
cách khác, nghệ thuật quản lý kinh doanh là tổng hợp những “bí quyết”,
những “thủ đoạn” trong kinh doanh để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu

quả cao.
II. TÍNH KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ THỂ HIỆN Ở:
1. Biết sử dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật quản lý
1.1. Cách tiếp cận toán học hoặc “KHQL”
Có những nhà lý thuyết xem xét công việc quản lý trước hết là một sự
sử dụng các quá trình, khái niệm, ký hiệu và mô hình toán học. Có lẽ được
biét một cách rộng rãi hơn cả về các nhà lý thuyết này là các nhà nghiên cứu
tác vụ (vận trù học), mà nhiều người trong số họ tự gọi mình là “nhà KHQL”.
Nhóm này tin rằng nếu như việc quản lý hoặc xây dựng tổ chức hoặc lập kế
hoạch hay ra quyết định là 1 quá trình logic, thì nó có thể biểu thị được theo
các ký hiệu và các quan hệ toán học. Tiêu điểm chính của trường phái này là
mô hình toán học. Thông qua phương tiện này, các vấn đề có thể được biểu thị
dưới dạng gợi ý về một quyết định về cái tốt nhất phải thực hiện. Toán học
thường có một sự hấp dẫn hầu như hoàn toàn và một số thành viên của trường
phái này thậm chí đã có quan niệm thái quá rằng: “Nếu bạn không thể biểu thị
nó dưới dạng toán học thì nó không đáng biểu thị”. Trước hết việc phân tích
toán học buộc chúng ta xác định vấn đề và cho phép chúng ta sử dụng các ký
hiệu cho các đại lượng chưa biết. Toán học cũng cho ta một công cụ mạnh mẽ
4
Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
và logic để đơn giản hóa và giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Nhưng khó có
thể xem toán học như là một cách tiếp cận tách biệt trong quản lý.
1.2. Biết sử dụng kỹ thuật quản lý
Về căn bản kỹ thuật là những cách thực hiện các công việc, là những
phương pháp trong việc thực hiện một kết quả định trước. Trong mọi lĩnh vực
thực hành chúng đều quan trọng, chắc chắn chúng trong trọng trong quản lý,
dẫu rằng mới có ít kỹ thuật quản lý thật sự quan trọng được phát minh ra.
Trong số ít này có kỹ thuật tập ngân quỹ, hạch toán giá thành, lập kế hoạch và
kiểm tra theo mạng lưới như trong kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án hoặc
kiểm tra tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư, các biện pháp khác nhau về phát triển tổ

chức, và cách quản lý theo mục tiêu. Với tư cách là các cách thức làm việc,
thông thường các kỹ thuật sẽ phản ánh lý thuyết và là những phương tiện giúp
cho các nhà quản lý thực hiện các hoạt động một cách hữu hiệu nhất.
2. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận hệ thống.
Hệ thống là một tập hợp hoặc một bộ các sự vật có liên hệ hoặc phụ
thuộc lẫn nhau để hình htành nên 1 tổng thể hoàn chỉnh. Các sự vật này có thể
mang tính chất vật lý, như trong các bộ phận của 1 động cơ ô tô, hoặc chúng
có thể mang tính chất sinh học, như trong các bộ phận của cơ thể con người...
Bản thân của các hệ thống cũng đóng góp một vai trò quan trọng ở bên
trong phạm vi quản lý. Có các hệ thống tổ chức, các hệ thống kế hoạch, các hệ
thống kiểm tra và nhiều hệ thống khác. Và bên trong các hệ thống này ta có
thể tìm thấy các hệ thống con, chẳng hạn như các hệ thống ủy thác, lập ngân
quỹ và hồi chuyển thông tin cho kiểm tra.
Những người quản lý thường ngạc nhiên khi nhận thấy một số người
viết về quản lý lại cho rằng quan điểm tiếp cận hệ thống là một cái gì đó mới
mẻ. Nhưng cáchtw duy hệ thống chẳng qua là sự thừa nhận rằng: “bất kỳ một
lĩnh vực kiến thức nào đều được cấu thành từ nhiều thành phần tương tác và
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài mà trong đó
1 hệ thống nhất định đã cho hoạt động.
Tiểu luận Quản trị doanh nghiệp
3. Quản lý đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hoặc theo điều kiện
Quản lý theo điều kiện tương tự với quản lý theo tình huống. Nhưng
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc áp dụng một khoa học vào thực hành
nhất thiết phải tính tới 1 hệ thống các bối cảnh cho trước. Điều này nói lên
rằng có khoa học thì cũng có nghệ thuật và có kiến thức thì có thực hành. Lý
thuyết và khoa học được xây dựng để tìm kiếm những mối liên hệ cơ bản, về
những kỹ thuật cơ sở và tổ chức kiến thức sẵn có, mà ta hy vọng là toàn bộ
chúgn đều dựa trên quan điểm rõ ràng. Còn những cái đó được áp dụng như
thế nào trong thực tiễn thì còn tùy thuộc vào tình huống. Chúng ta không chờ
đợi các kỹ sư thiết kế các xe ô tô theo cách mà họ thiết kế các máy bay dù cho

bằng cách dùng những nguyên tắc cơ bản của vật lý và luyện kim, cũng không
chờ đợi các nhà khoa học sử dụng cùng 1 công thức mà họ đã có thể dùng cho
dược phẩm để pha trộn bột giặt.
Cũng như vậy, việc quản lý có hiệu quả luôn luôn xử lý quản lý theo
điều kiện hoặc theo tình huống cho phù hợp.
III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KHQL
1. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
Ở đây, ta hiểu chính trị là toàn bộ hoạt động của nhà nước hướng vào
việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đối nối và đối ngoại mà nhà nước
vạch ra bằng những luật lệ, những chính sách. Những mục tiêu và biện pháp
cụ thể để tựhc hiện đường lối, nhiệm vụ phát triển đất nước trong những giai
đoạn nhất định.
Kinh tế là tổng hợp các quan hệ sản xuất xã hội phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1. Nội dung cụ thể của lãnh đạo chính trị
Lãnh đạo chính trị là việc định hướng cho sự phát triển toàn xã hội
trong giai đoạn dài và cho từng giai đoạn phát triển cụ thể đến năm 2000 và
2010, 2020.
6

×