Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

chuyên đề 2 kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.67 KB, 34 trang )

Chuyên đề 2 : Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
***

BAN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HỖ TRỢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuyên đề 2: “Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài”

LƯU HÀNH NỘI BỘ
TP.HCM – T4/2011

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài

MỤC LỤC
A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN...................................................... 1
I. Quy định về trình bày đề tài NCKH sinh viên....................................................... 1
II. Viết báo cáo nghiên cứu ....................................................................................... 4
B. BẢO VỆ ĐỀ TÀI NCKH .................................................................................. 8
I. Kỹ năng tư duy có phản biện ................................................................................. 8
II. Quy trình bảo vệ đề tài........................................................................................ 10
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 11
I. Bìa, mục lục mẫu ................................................................................................. 11
II. Tóm tắt đề tài và nhận xét của hội đồng đánh giá .............................................. 14
III. Một số văn bản về NCKH năm 2010 ................................................................ 34



 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài

A. TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN
I. QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN:
Căn cứ vào u cầu dành cho cơng trình NCKH, phịng SĐH, QLKH hướng dẫn về
phương pháp trình bày cơng trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên như sau:
1. Nội dung cơng trình:
Cơng trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên cần có nội dung cụ thể sau:
1.1. Tính thời sự, cấp bách của đề tài nghiên cứu: nêu được sự cần thiết của việc thực
hiện đề tài, lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của cơng trình nhằm đạt được mục đích gì?
1.3. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
1.5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.6. Tổng quan tình hình thực hiện đề tài.
1.7. Kết cấu của đề tài: việc phân chia đề tài thành các chương mục. Và nhiệm vụ cụ
thể của từng chương, mục.
1.8. Giải quyết vấn đề: Nội dung – kết quả nghiên cứu đạt được.
1.9. Các kết luận – kiến nghị: Các vấn đề đặt ra sau khi giải thực hiện đề tài, những
kiến nghị để thực hiện các đề tài tiếp theo, hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.10. Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo.
2. Hình thức trình bày:
2.1. Soạn thảo văn bản:
- Cơng trình được đánh máy trên một mặt khổ giấy A4( 210*297 mm), font chữ Times
New Roman kiểu Unicode, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang giấy, ở phía trên
mỗi trang.

- Mật độ chữ bình thường, khơng được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Dãn dòng ở chế độ 1.5 lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3.5 cm.
2.2. Tiểu mục:
- Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất:
1.;1.1;1.1.1;…
- Nhiều nhất là gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương ( ví dụ 3.1.3.2 chỉ tiểu mục 2,
nhóm tiểu mục 3, mục 1 chương 3).
- Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục ( nghĩa là khơng thể có tiểu mục 2.1.1
mà khơng có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
2.3. Bảng biểu hình vẽ, phương trình:
- Việc đánh số bảng biểu hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương và kèm theo chú
thích. Ví dụ: biểu đồ 1.1 ( biểu đồ 1 của chương 1), biểu đò 2.1 ( biểu đồ 2 của chương 1 ).
Chú thích phải ghi rõ nguồn. Ví dụ: biểu đồ được trích từ nguồn: Số liệu tăng trương kinh tế
2007, cục thống kê TP.HCM.
- Các công thức cần được viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường. các ký hiệu cần
được chú thích rõ ràng.

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
- Nếu trong cơng trình có nhiều bảng biểu hình vẽ thì các bảng biểu và hình vẽ phải được
liệt kê trong danh sách bảng biểu, hình vẽ ở phần đầu của cơng trình.
2.4. Viết tắt: Không được lạm dụng viết tắt trong đề tài, chỉ viết tắt những từ, cụm từ
hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Nếu viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ
quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu
cơng trình nghiên cứu có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng Danh mục các chữ viết tắt ( xếp
theo thứ tự ABC ) ở phần đầu đề tài.
2.5. Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tham khảo được xếp theo từng ngôn ngữ ( Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung,

Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngồi phải được giữ ngun văn, khơng phiên âm, không
dịch, kể cả đối với tài liệu là tiếng Trung, Nhật…( Tuy nhiên đối với các tài liệu bằng ngơn ngữ
cịn ít người biết đến có thể thêm phần phiên dịch tiếng Việt đi kèm mỗi tài liệu ).
- Tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự ABC của họ tên tác giả theo thông lệ
của từng nước.
- Tác giả là người nước ngoài: xếp theo thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, khơng đảo tên lên trước.
- Tài liệu khơng có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành
tài liệu hay ấn phẩm đó.
Tài liệu tham khảo là sách, luận văn hay báo cáo cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành
-

Năm xuất bản ( đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả).

-

Tên tài liệu ( in nghiêng ).

-

Nơi xuất bản.

Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong 1 ấn phẩm… phải ghi đầy đủ các
thông tin sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành ( khơng có dấu ngăn cách).
Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả).
Tên bài báo ( Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng).
Tên tạp chí hoặc tên sách ( in nghiêng).

Tập, số báo
Số ( đặt trong ngoặc đơn).
Các số trang.
Nếu tài liệu tham khảo dài hơn 1 dịng thì từ dịng thứ 2 trở đi phải lùi vào so với dòng
thứ nhất.
Ví dụ:
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân ( 1992), “ Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng,
98 (1), tr.10-16.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996)
phát triển lúa lai, Hà Nội.

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Tiếng Anh
3. Anderson J.E, The Relative Inefficiency of Quocta, The Cheese Case, American
Economic Review, 75(1), pp.78-90.
2.6. Quy định khác:
Không được viết tên giảng viên hướng dẫn, khơng viết lời cảm ơn, khơng dùng các kí hiệu
riêng và khơng được kí tên trong cơng trình.
Trang bìa của cơng trình phải được đóng bằng bìa cứng, màu xanh nước biển, gáy dán keo
màu xanh dương đậm ( không được dùng gáy lị xo).
Sẽ có sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

II. VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU :
1. Viết bài nghiên cứu nói chung:
Bước cuối cùng của q trình nghiên cứu là viết báo cáo nghiên cứu. Mỗi bước của q

trình nghiên cứu đều quan trọng để có được một nghiên cứu có tính xác thực cao – xao lãng bất
kì bước nào đều có ảnh hưởng đến tồn bộ bài nghiên cứu, không ở phần tương ứng ở bước đó,
bước cuối cùng này là quan trọng nhất vì chính thơng qua báo cáo – các kết quả của nghiên cứu
và hàm ý của chúng được truyền đạt đến người đọc và người hướng dẫn. Hầu hết người ta
không hình dung được khối lượng của cơng việc bên trong nghiên cứu – sự quan tâm và thực
hiện công việc ở mỗi giai đoạn khó khăn của nghiên cứu – nhưng điều mà mọi người đều thấy
được đó là bài báo cáo. Do vậy, tồn bộ cơng trình vất vả này co thể bị hỏng nếu báo cáo viết
không được tốt. Theo Burn “Công việc thực tế đầy thú vị và cực kỳ có giá trị có thể bị hỏng ở
phút cuối cùng khi sinh viên khơng có khả năng truyền đạt tốt kết quả”
Ngoài hiểu biết về phương pháp luận nghiên cứu chất lượng báo cáo còn phụ thuộc vào
các điều sau: các kỹ năng truyền đạt bài viết và tư tưởng mạch lạc, khả năng diễn giải ý nghĩ
theo thể thức logic và tuần tự cũng như hiểu biết nền tàng về lĩnh vực hoặc chủ đề nghiên cứu
Yếu tố có tính quyết định quan trọng khác là kinh nghiệm viết bài nghiên cứu: kinh nghiệm
càng nhiều thì việc viết bài càng có hiệu quả. Việc dùng biểu đồ để trình bày càng có hiệu quả.
Việc dùng biểu đồ để trình bày kết quả, dù khơng bắt buộc, sẽ giúp cho người đọc dễ hiểu
thông tin. Biểu đồ có được xây dựng hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng của
dữ liệu kết quả.
Điểm khác nhau cơ bản giữa bài viết nghiên cứu và bài viết khác nằm ở mức độ kiếm
sốt, tính nghiêm ngặt và độ thận trọng cần thiết. Tính kiểm sốt ở đây có nghĩa phải thận trọng
về những gì viết ra, từ ngữ đem dùng, cách diễn đạt và tính xác thực cũng như tính dễ kiểm
chứng của các cơ sở từ dó rút ra kết luận. Điểm phân biệt rõ nhất của bài nghiên cứu với các
bài viết ở chỗ nghiêm ngặt về kiến thức. Bài viết nghiên cứu phải chính xác tuyệt đối, rõ ràng
khơng mơ hồ, logic và xúc tích. Cần tránh các giả định về kiến thức của người đọc. Nhớ rằng
phải có khả năng bảo vệ những gi viết ra trước và khả năng phản biện bất ky. Không sử dụng
ngôn ngữ hờ hợt và trao chuốt. Thậm chí những người nghiên cứu giỏi nhất cũng phải viết một
số bản nháp trước khi có bản cuối cùng. Báo cáo nghiên cứu nên được viết với đại từ nhân
xưng ngôi thứ ba.
2. Tham khảo:
Báo cáo nên theo cách tham khảo có tính học thuật. Có 4 hệ thống tham khảo để chọn
(Butcher-1992) và nên chọn hệ thống nào được lĩnh vực ngành và trương đại học chấp thuận

theo Butcher (1981) “Hệ thống đầu tiên được dùng cho hầu hết các loại sách nói chung; hệ

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
thống thứ hai chủ yếu cho sách khoa học và khoa học xã hội; hệ thống thứ ba và tư ít phổ
biến”:
1. Hệ thống nhan đề ngắn gọn
2. Hệ thống ngày tháng – tác giả
3. Hệ thống số
4. Hệ thống số - tác giả
3. Thư mục:
Có vài hệ thống dùng cho việc viết thư mục và sự lựa chọn hệ thống nào phụ thuộc vào
xu hướng của ngành và trường đại học. Trong các lĩnh vực khoa học xã hội, có một số hệ thống
được sử dụng phổ biến là ( theo McGraw-Hill Style Manual, 1983):
Hệ thống Harvard;
Hệ thống của Hội tâm lý Mỹ;
Hệ thống của Hội ngơn ngữ hiện đại
Hệ thống chú thích
4. Xây dựng đề cương, dàn bài:
Trước khi bắt đầu viết báo cáo, thực tế cho thấy nên triển khai dàn bài ( sắp xếp thành
chương, mục). Điều này nghĩa là quyết định chia báo cáo thành các chương khác nhau. Và
hoạch định sẽ viết gì trong mỗi chương. Trong quá trình phân chương nên dựa vào các mục
tiêu phụ của nghiên cứu. Triển khai từng chương xoay quanh các luận đề chính của bài nghiên
cứu. Tùy thuộc vào tầm quan trọng của luan đề, có thể giành trọn một chương cho hay kết hợp
với các luận đề khác để kết hợp thành một chương. Tiêu đề của mỗi chương nên miêu tả những
luận đề chính, nên truyền đạt các ý chính của nó và phải rõ ràng, xúc tích.
Chương đầu tiên của báo cáo, có thể đặt tên là “Giới thiệu”, là phần giới thiệu chung về
nghiên cứu đề cập đến phần lớn dự án và chỉ ra các sai lệch nếu có so với từng kế hoạch ban

đầu. Dưới đây sẽ trình bày tất cả các nhiệm vụ chuẩn bị trước khi tiến hành nghiên cứu, chẳng
hạn tổng quan về tài liệu; khung lý thuyết cơ sở; mục tiêu nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu;
chiến lược lấy mẫu và thủ tục đo lường.
5. Viết về biến số:
Sau khi hoàn thành dàn bài các chương, bước kế tiếp là bắt đầu viết. Mặc dù các nhà nghiên
cứu có nhiều cách riêng trong việc tổ chức bài viết nhưng các hướng dẫn và khn dạng sau
vẫn có ích cho những người mới bắt đầu, khi viết về thông tin thu nhập từ câu trả lời trong một
câu hỏi (biên số), hãy viết như thể đang đưa ra các câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Tại sao bạn nghĩ rằng việt nghiên cứu biến số là quan trọng? Theo bạn, biến số này có
những ảnh hưởng nào lên biến số chính đáng được giải thích (đây là nơi đưa ra cơ sở
hợp lý cho việc nghiên cứu biến số)
2. Trong trường hợp bảng đối chiếu chéo, các nghiên cứu khác đã tìm thấy những quan hệ
gì giữa các biến số đang được phân tích (đây là nơi tổng quan về tài liệu được tích hợp
với kết quả nghiên cứu)
3. Bạn mong đợi tìm ra điều gì về quan hệ giữa hai biến số (nếu có giả thiết hãy trình bày

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
nó ở đây)
4. Nghiên cứu đã tìm ra những gì? (Đưa ra các dữ liệu của nghiên cứu tại đây có thể dưới
dạng bảng số, biểu đồ hay văn bản)
5. Dữ liệu cho thấy điều gì? (Diễn giải kết quả của phân tích dữ liệu)
6. Có thể rút ra kết lụân gì? So sánh với các kết quả ở nghiên cứu tương tự trong quá khứ?
Nghiên cứu của bạn ủng hộ hay mâu thuẫn với chúng?
7. Có thể đưa ra kết quả nào giải thích cho kết quả nghiên cứu?
Trên đây chỉ là một khuôn dạng đề nghị cho việc sắp xếp ý tưởng chứ không phải liệt kê
các tiêu đề. Có thể thay đổi trật tự đề nghị để người đọc hấp dẫn hơn nếu cần.
Trong khuôn dạng đề nghị cho việc viết về thông tin thu thập từ câu hỏi, chú ý là phần tổng

quan tài liệu được tích hợp với các kết quả và kết luận. Mức độc thích hợp này phần lớn phụ
thuộc vào cấp độ của bài luận văn (đại học, cao học hay tiến sĩ). Cấp độ càng cao thì phần tổng
quan tài liệu càng cần phải sâu và càng cần phải cẩn trọng và tin tưởng vào kết luận rút ra.
Khuôn dạng đề tài này được tổ chức xoay quanh các luận đề chính của nghiên cứu. Cịn có
các kiểu mẫu khác. Một số nhà nghiên cứu viết mọi thứ chỉ dưới một tiêu đề “kết quả”. Kiểu
mẫu này thích hợp với bài nghiên cứu vì nó ngắn nhưng khơng thích hợp với bản báo cáo
nghiên cứu hay luận văn của các tác giả khác theo cùng thứ tự như về công cụ nghiên cứu cho
mỗi câu hỏi. Khuôn dạng này khơng phải giải thích được nội dung ban đầu vì vậy khơng nên
dùng nó.
Về phương diện nào đó, viết báo cáo là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì
nó truyền đạt kết quả đến đọc giả. Báo cáo viết kém có thể làm hỏng tất cả công việc công phu
đã bỏ ra cho nghiên cứu.
Các phong cách nghiên cứu có khác nhau nhưng tất cả các báo cáo nghiên cứu phải
được viết rõ rang và xúc tích. Hơn nữa bài viết khoa học yêu cầu tính chặt chẽ nghiêm ngặt về
trí tuệ và bắt buộc phải chính xác và khách quan. Báo cáo có thể được viết theo nhiều khuôn
dạng khác nhau và chương này cũng đề nghị một kiểu viết có ích cho các sinh viên nghiên cứu.
Có nhiều cách viết tham khảo và viết thư mục khác nhau. Cần chọn hệ thống phù hợp với lĩnh
vực chuyên ngành và trường đại học.
Trước khi bắt đầu viết báo cáo nghiên cứu, nên xây dựng dàn bài/đề cương các chương
và nội dung của chung. Các chương này nên được viết xoay quanh các luận đề chính của
nghiên cứu và các mục tiêu sẽ rất có ích. Khi cung cấp thơng tin có thể về một biến số, bài
viết nên tích hợp với cơ sở của việc nghiên cứu biến số phần tổng quan tài liệu; các giả thuyết
nếu có; kết quả rút ra và những giải thích có thể cho các kết quả.
Khn mẫu đề nghị có thể được mơ tả như là viết theo chủ đề bài viết được tổ chức xoay quanh
các chủ đề quan trọng của nghiên cứu. Trong mọi chủ đề, thông tin được đưa ra tích hợp và đi
theo diễn trình logic của các ý tưởng.


 



Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài

B. BẢO VỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. KỸ NĂNG TƯ DUY CÓ PHẢN BIỆN:
1. Khái niệm :
Tư duy có phê phán (hay cịn gọi là tư duy phê phán) là một kỹ năng trong đó cá nhân
chủ động xem xét lại vấn đề mà người khác hay nhiều người đã chấp nhận. Tư duy
phê phán được xây dựng trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của riêng cá
nhân cộng với những bằng chứng xác đáng mà cá nhân đó thu được, cuối cùng đưa ra
kết luận mới: Chấp nhận hay phản bác lại những gì người khác đã cho là “hiển nhiên”.
2. Những điều cần có của tư duy có phê phán.
Ln ln biết đặt câu hỏi nghi vấn “có đúng là vậy không”?
Kĩ năng quan sát.
Biết thu thập thông tin, bằng chứng, lý lẽ để khảo sát lại mọi vấn đề.
Nhận thức vấn đề.
Lý giải được vấn đề.
Xác định được nguyên nhân, hậu quả, hệ quả của vấn đề.
Kiên định giá trị cá nhân
3. Tình huống ứng dụng:
Giả sử có một niềm tin rằng: “Chỉ có học vấn cao mới là con đường duy nhất dẫn đến
thành công”. Các bước thao tác tư duy có phê phán sẽ là:
Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn.
Có đúng vậy khơng?
Vậy những người khơng học đại học đều thất bại sao?
Có ai học đại học mà vẫn khơng thành cơng?
Có cách nào khơng học đại học mà vẫn thành công không?
Bước 2: Quan sát.
Quan sát là nhìn trước, ngó sau xem có ai khơng học đại học mà vẫn hạnh phúc, có ai
học đại học (thậm chí là tiến sĩ) vẫn bất hạnh. Hãy chỉ ra một vài ví dụ thực tế:

Anh H là tiến sĩ, nhưng đến bây giờ vẫn long đong, cuộc sống vất vả, kinh tế gia đình

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
khó khăn, vợ con coi thường.
Chị L học xong cấp III thì đi làm ngay, nay chị ấy là chủ tịch của một tập đoàn kinh tế
lớn.
Ơng Bill Gate là tỉ phú nhưng khơng phải là tiến sĩ.
Ông K chưa một ngày bước chân đến cổng trường đại học nhưng vẫn là người chế tạo
ra máy gieo hạt.
Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận.
Thế nào là thành công tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi người, khơng có khái niệm
thành cơng (hay hạnh phúc, bất hạnh, nổi tiếng, giàu có…) chung cho tất cả mọi
người. Học vấn cao là một “khởi đầu thuận lợi”, nhưng không nhất thiết là điều kiện
quyết định thành công. Có nhiều con đường dẫn tới thành cơng nhờ vào sự nỗ lực tìm
đúng hướng đi của cá nhân.
Ít học vấn sẽ gặp khó khăn nhất định trong một số lĩnh vực chun mơn sâu, nhưng
khơng có nghĩa là thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. (Bà nội tôi không biết
chữ, nhưng bà là một “chuyên gia” về văn hoá ứng xử…).
Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề.
Người ta nêu vấn đề này ra để làm gì?
Ai là người tin vấn đề này? Tại sao người ta lại nói, lại tin như vậy?
Khẳng định trên có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?
Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân.
Tôi cho rằng: “Thành công là khi…”, “Khơng phải nhiều tiền, có chức quyền là
thành cơng”, ” Thành cơng là khi ta nỗ lực hết mình, phát huy hết khả năng, sở
trường của mình và đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực mình lựa chọn”.
Bước 6: Khẳng định lại.

Như vậy không phải cứ học vấn cao là chắc chắn có thành đạt!
4. Tư duy phản biện:
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thơng
tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại
tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ
và công tâm.

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh chứng cho việc sinh viên
hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) bày
tỏ: “Mặc dù trên giảng đường tơi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày tỏ quan điểm của
mình nhưng hình như khơng được ủng hộ lắm, phương pháp giảng dạy mới “lấy người học
làm trung tâm (learner center) khó mà áp dụng nếu không được ủng hộ từ các bạn sinh
viên”.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường
học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ
đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thơng tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là q trình tư duy
tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính
xác của thơng tin. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một mơn học chính qui.
Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: “Sự đáng tin
của dẫn chứng” (Credibility of Evidence) và “Phát triển tranh luận” (Assessing/Developing
Argument).
NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp BR&T- Đại học Bách khoa TP.HCM

II. QUY TRÌNH BUỔI BẢO VỆ ĐỀ TÀI:
Bước 1: Thư ký hội đồng sẽ đọc quyết định thành lập hội đồng chấm đề tài NCKH của sinh

viên, ví dụ đề tài “Thực trạng và xu hướng phát triển loại hình cafe sách ở Tp.HCM”
Bước 2: Nhóm nghiên cứu sẽ trình bày đề tài của mình bằng Powerpoint khoảng 15 phút;
Bước 3: Thành viên hội đồng đặt câu hỏi phản biện và nhóm nghiên cứu trả lời – tùy vào
từng đề tài và cách trả lời thì thời gian tiến hành ở bước này khác nhau;
Bước 4: Nhận xét và đánh giá của hội đồng đối với đề tài;
Bước 5: Từng thành Hội đồng đánh giá kết quả theo thang điểm trong phiếu điểm đính kèm;
Bước 6: Kết quả NC sẽ được công bố sau theo quy định của P.Sau Đại học & QLKH;

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. BÌA, MỤC LỤC MẪU :
10 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA KINH TẾ - LUẬT
-------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHOA KINH TẾ - LUẬT”

Tên cơng trình :

“THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH
CAFE SÁCH Ở TP.HCM”

Lĩnh vực nghiên cứu :
Lĩnh vực Kinh Tế


Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 05/2010

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. ..................................................................................................................... Lý do
hình thành đề tài ................................................................................................... 4
2. ..................................................................................................................... Mục
đích nghiên cứu .................................................................................................... 4
3. ..................................................................................................................... Phương
pháp nghiên cứu .................................................................................................. 5
11 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
4. ..................................................................................................................... Phạm vi
và đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 5
5. ..................................................................................................................... Tổng
quan và tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 8
1. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
......................................................................................................................................... 9
1.1. Mơ hình hành vi tiêu dùng ....................................................................................... 9
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng................................................ 10
1.2.1 Các yếu tố thuộc về văn hóa................................................................................. 10
1.2.2. Các yếu tố xã hội................................................................................................. 11
1.2.3. Các yếu tố cá nhân .............................................................................................. 13

1.2.4. Các yếu tố tâm lý................................................................................................. 16
2. LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ ........................................................ 21
2.1 Dịch vụ .................................................................................................................... 21
2.2 Marketing dịch vụ ................................................................................................... 21
2.3. Chiến lược marketing đối với dịch vụ.................................................................... 24
2.3.1. Chuỗi lợi nhuận – dịch vụ ................................................................................... 24
2.3.2. Quản trị chất lượng dịch vụ................................................................................. 26
3. LÝ THUYẾT VỀ TUNG SẢN PHẨM MỚI......................................................... 28
3.1. Khái niệm sản phẩm mới........................................................................................ 28
3.2. Tại sao cần phải phát triển sản phẩm mới? ............................................................ 29
3.3. Nội dung của phát triển sản phẩm mới .................................................................. 30
3.4. Quy trình phát triển sản phẩm mới......................................................................... 32
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM .... 35
2.1. Khái niệm cafe sách ............................................................................................... 35
2.2 Quá trình hình thành và phát triển loại hình cafe sách ở Tp.HCM......................... 37
2.2.1 Giới thiệu chung................................................................................................... 37
2.2.2 Thực trạng về cụ thể về các Café sách hiện tại .................................................... 39
2.2.3 Phân loại các quán cafe sách ................................................................................ 52
2.3 Khách hàng của café sách ....................................................................................... 54
2.3.1 Thông tin cá nhân................................................................................................. 54
2.3.2 Thói quen sử dụng cafe sách của khách hàng ...................................................... 56
2.4. Chất lượng dịch vụ của loại hình cafe sách hiện tại............................................... 60
2.5. Mối liên hệ giữa các yếu tố khác và mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ
cafe sách của khách hàng .............................................................................................. 64
2.6. Đánh giá nhu cầu của khách hàng hiện nay đối với loại hình cafe sách................ 68
2.6.1 Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ cafe sách....................................................... 68
2.6.2 Nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của loại hình cafe sách...... 70
2.7. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng loại hình cafe sách hiện nay 71
12 
 



Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
CHƯƠNG 3 : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH CAFE SÁCH TẠI TP.HCM
....................................................................................................................................... 75
3.1 Kì vọng của nhà đầu tư ........................................................................................... 77
3.2 Xu hướng phát triển tương lai dựa vào thực trạng hiện tại ..................................... 78
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM80
4.1 Giải pháp trong ngắn hạn cho bản thân sản phẩm dịch vụ ..................................... 82
4.2 Các biện pháp để phát triển trong dài hạn............................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 88
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 90

II. TÓM TẮT ĐỀ TÀI VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ :
1. Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Nhóm thực hiện: Tô Lý Diễm Trúc

K084010088

Nguyễn Lê Phan

K084040552

Nguyễn Hữu Trường

K084010091


Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lâm Tường Thoại
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Loại hình thưởng thức Cafe từ lâu đã được xem là một nét văn hóa đặc trưng của
người dân tp.HCM, cùng với sự phát triển khơng ngừng của kinh tế-văn hóa-xã hội
thành phố, văn hóa Cafe cũng đã có những sự thay đổi đáng chú ý. Đặc biệt là trong
những năm gần đây, sự xuất hiện loại hình Cafe sách đã thu hút khơng ít sự quan tâm
của người dân thành phố. Vậy loại hình Cafe này có những ưu điểm và khuyết điểm
gì? Khả năng phát triển của loại hình Cafe này như thế nào trong văn hóa Cafe Sài
thành?
Bên cạnh đó, sách là một người bạn đồng hành khơng thể thiếu trong cuộc sống
con người. Đối với những người ham mê đọc sách, một khơng gian lí tưởng để thỏa
mãn niềm đam mê của mình là một điều rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Để đáp
ứng nhu cầu đó, Cafe sách đã ra đời và có những bước phát triển nhất định. Hơn thế
nữa, văn hóa đọc đã và đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng xã hội. Vì
thế, Cafe sách phải chăng là một loại hình cần được nhân rộng để góp phần khơi dậy
thói quen đọc sách của người dân thành phố?
13 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Loại hình thưởng thức Cafe và văn hóa đọc dường như đã và đang có một sự kết
hợp thú vị trong văn hóa Cafe đất Sài thành. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn
về hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của loại hình Cafe này, nhóm nghiên cứu
quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần phát triển văn hóa đọc của
cộng đồng, xây dựng một loại hình Cafe văn minh của xã hội hiện đại.
I.

MỤC ĐÍNH NGHIÊN CỨU:


− Phản ánh hiện trạng phát triển loại hình Cafe sách tại Tp.HCM.
− Cung cấp thông tin, định hướng phát triển của loại hình Cafe này trong tương lai
cho những đối tượng đang và sẽ kinh doanh loại hình này.
− Cung cấp và đưa thông tin đến cho những người có nhu cầu tìm một khơng gian đê
thỏa mãn niềm đam mê đọc sách.
− Nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần nhân rộng loại hình Cafe sách tại thành phố
Hồ Chí Minh và cũng góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân thành phố.
II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp lịch sử:
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chúng tơi trình bày một số tiêu chí để phân loại và định
nghĩa loại hình Cafe sách theo một số chuyên gia trong ngành cũng như định nghĩa
riêng của nhóm để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Sau đó nhóm nêu lên quá trình hình thành của loại hình Cafe sách tại TP.HCM.
Tiếp theo, chúng tơi trình bày sự phát triển và phổ biến của loại hình này cho đến thời
điểm hiện tại.
Phương pháp logic:
Trong quá trình nghiên cứu về loại hình Cafe sách, nhóm nghiên cứu phân tích những
ưu điểm cũng như khuyết điểm của loại hình này hiện nay. Từ đó có cái nhìn tổng
quan về thực trạng của loại hình Cafe sách tại TP.HCM.
Phương pháp phân tích:
Nhóm phân tích thực trạng của loại hình Cafe sách hiện nay cùng những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng ấy.
Phương pháp tổng hợp
Thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng, nhóm đưa ra tiềm năng cũng như xu
hướng phát triển của loại hình Cafe sách ở TP. HCM trong thời gian sắp tới. Đồng thời
nhóm cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
của loại hình Cafe này.


III.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
14 

 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Phạm vi: Đề tài được thực hiện trong phạm vi:
Khơng gian: Tp.Hồ Chí Minh
Thời gian: từ khi loại hình Cafe sách hình thành đến nay.
Đối tượng nghiên cứu:
Là những quán Cafe kinh doanh theo loại hình Cafe sách, nghiên cứu thực trạng và xu
hướng phát triển của loại hình này.
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Cafe sách là một loại hình khá mới mẻ tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Chính vì vậy, chưa có những cơng trình nghiên cứu về loại hình này một cách đầy đủ
và đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp. Tuy nhiên vẫn có những bài viết và các
phân tích ngắn có liên quan đến loại hình Cafe sách được đăng tải trên các phương tiện
báo chí truyền thơng. Dưới đây là một số bài viết tiêu biểu:
1. Cafe sách – Tân Tường
/>2. Hub Café - Cà phê sách tại TP.HCM - 24-05-2009 bởi Nam Văn Chí
/>Cả hai bài viết trên đều mang hình thức của những bài viết PR cho các quán Cafe sách
Ciao và Hub.Trong bài các tác giả chú trọng đến việc miêu tả cụ thể và chi tiết hình
thức và chất lượng của quán, đặc biệt là về không gian qn, sách và những hoạt động
thường kì về văn hóa mà quán có thể mang lại cho khách, những người đam mê đọc
sách và mong muốn tìm cho mình một khơng gian tri thức. Bên cạnh đó, là những giới
thiệu về xu hướng hoạt động của quán trong thời gian tới.

3. Thư giãn với quán cà phê sách - Phú Sơn
Bài chỉ đơn giản dừng lại ở việc miêu tả một số quán Cafe sách hiện có mà tác giả cho
là thú vị và đáng để độc giả quan tâm. Trong đó, giới thiệu chi tiết về cách bài trí
khơng gian quán “yên tĩnh mà tạo một cảm giác rất thoải mái”, chất lượng và hình
thức của sách “tuyệt vời”, thêm vào đó là một vài cảm nhận từ các khách hàng đang
tận hưởng không gian tri thức trong quán.
/>4. Muôn nẻo Cafe sách – Song Phạm – Giản Phúc
Đây là một dạng bài phóng sự nhỏ viết về loại hình Cafe sách. Trong bài, tác giả chỉ
đơn thuần đưa ra một vài giới thiệu chung về loại hình này, một loại hình Cafe đặc biệt
ở TP.HCM và đặc tả lại khơng khí trong một vài qn Cafe sách trong các lần tác giả
đến quán. Một vài nhận xét của khách hàng cũng như mục đích của họ khi đến quán
cũng được tác giả đề cập. Bên cạnh đó, tác giả cịn nhắc đến Văn hóa đọc thời hiện đại
và một vài ý kiến về văn hóa đọc biểu hiện đối với giới trẻ. Bài viết khá hay nhưng
còn giới hạn nhiều vì mục đích cũng như hình thức diễn đạt mà tác giả đã chọn
15 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
/>5. Cà phê sách tôn vinh văn hóa đọc - Thanh Hương
Bài viết khá ngắn gọn, chủ yếu giới thiệu sơ lược về loại hình Cafe sách, một loại hình
khá mới mẻ tại Việt Nam, tác giả chủ yếu bàn về khái cạnh văn hóa của loại hình này Cafe sách tơn vinh văn hóa đọc. Bài viết cũng đưa ra một vài nguyên nhân hình thành
các quán Cafe sách trong bài cũng như sự hình thành loại hình này ở Việt Nam, theo
tác giả, đó là chủ yếu là loại hình này được du nhập vào Việt Nam từ Mỹ, theo con
đường các sinh viên du học. Đây là bài viết có giá trị tham khảo.
/>Ngồi ra theo nhóm nghiên cứu tìm hiểu, thực tế vẫn tồn tại những bài tiểu luận
tìm hiểu về loại hình mới mẻ này của một số sinh viên từ các trường đại học khác
nhau, nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng những bài đó hồn tồn khơng mang tính chất
nghiên cứu một cách sâu rộng, chưa thể được gọi là những đề tài mang nhiều tính
tham khảo. Vì thế cho nên nhóm nghiên cứu cho rằng đề tài chúng tơi thực hiện là

cơng trình nghiên cứu mang rất nhiều tính mới hoàn toàn trong lĩnh vực dịch vụ Cafe
sách, hi vọng sẽ mang lại nhiều thơng tin có giá trị cho những ai quan tâm.
IV.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH:

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Lí thuyết về thị trường tieu dùng và hành vi người tiêu dùng:
1.1.

Mơ hình hành vi tiêu dùng:

Mơ hình hành vi của người tiêu dùng bao gồm 2 hoạt động: đó là q trình giới
thiệu sản phẩm với sự nỗ lực của các nhà marketing cùng các yếu tố khác tác động tạo
ra các đáp ứng của người tiêu dùng và tiến trình quyết định mua hàng của người tiêu
dùng.
Theo mơ hình này, marketing và những kích thích khác tác động vào hộp đen của
khách hàng và tạo ra các đáp ứng.
Các kích thích marketing bao gồm 4 yếu tố (Marketing mix -4Ps) là sản phẩm
(Production), giá (price), phân phối (Place), cổ động (Promotion). Các yếu tố kích
thích đến từ mơi trường xung quanh khách hàng như mơi trường chính trị, kinh tế, văn
hóa, cơng nghệ (Politics, Economy, Society, Technology-PEST). Tất cả những điều
này được xử lý trong mỗi khách hàng và đưa ra các đáp ứng của khách hàng mà chúng
ta có thể dễ dàng quan sát được: lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, nhà cung ứng, thời
gian mua và số lượng mua.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng, có thể chia thành hai nhóm
lớn:
16 
 



Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
- Các yếu tố bao quát rộng khắp, thường gây những ảnh hưởng tương đối giống nhau
cho cùng một nhóm các người tiêu dùng như văn hóa, xã hội.
- Các yếu tố cá nhân xuất phát từ chính người tiêu dùng như thu nhập, sở thích, phong
cách sống v.v...
2. LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ:
2.1. Dịch vụ:
Là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu
là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó.
2.2. Marketing dịch vụ:
Marketing dịch vụ được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của Marketing
hàng hóa. Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của dịch vụ, hệ thống Marketing Mix
cho hàng hóa khơng hồn toàn phù hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ. “Tiếp thị
trong thế kỷ 21 khơng cịn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã và đang
mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị sẽ được tiếp thêm
nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này. Một khi
doanh nghiệp đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên được sử dụng để
liên tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. 7 P bao
gồm: Product ( Sản phẩm ),Price ( Giá ), Promotion ( Xúc tiến ), Place ( Kênh phân
phối ), Process ( Cung ứng dịch vụ ), Physical evidence ( Điều kiện vật chất ), People (
Con người ).
3. LÝ THUYẾT VỀ TUNG SẢN PHẨM MỚI:
Một doanh nghiệp thường sản xuất kinh doanh một số sản phẩm nhất định. Chủng
loại và số lượng sản phẩm ấy tạo thành danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. Các sản
phẩm trong danh mục có thể có quan hệ với nhau theo những kiểu khác nhau: quan hệ
trong sản xuất, quan hệ trong tiêu dùng, các sản phẩm có thể thay thế nhau... chủng
loại sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chính sách sản phẩm mà
doanh nghiệp theo đuổi ( chính sách chun mơn hố hay chính sách đa dạng hố sản

phẩm ). Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm thường khơng cố
định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của mơi trường, nhu cầu của thị
trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của
doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo
cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc thoả mãn nhu cầu của khách
hàng. Sự biến đổi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển sản
phẩm theo nhiều hướng khác nhau:
o Hồn thiện các sản phẩm hiện có;
o Phát triển sản phẩm mới tương đối;
o Phát triển sản phẩm mới tuyệt đối và loại bỏ các sản phẩm không sinh lời.
17 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM
2.1. Khái niệm cafe sách:
Cafe sách là một loại hình dịch vụ giải trí có sự kết hợp hài hịa giữa sách và cafe.
Trong đó, sách phải là yếu tố được coi trọng hàng đầu, là điều làm nên nét đặc trưng
của loại hình cafe sách. Do vậy, mọi hoạt động của cafe sách đều cần phải xoay quanh
sách, hướng về sách.
2.2. Thực trạng của loại hình Cafe sách và nguyên nhân:
Cafe sách thực sự là một ý tưởng hay. Nếu thực hiện được ý tưởng và đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng thì chẳng những đây là một mơ hình kinh doanh có hiệu
quả mà cịn mang tính xã hội cao khi góp phần xây dựng được văn hóa đọc trong lịng
người dân thành phố. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì mong muốn đó vẫn mãi
chỉ là trên lý thuyết. Cafe sách đang tồn tại, nhưng ở trạng thái “vật vờ, khơng có gì là
ấn tượng” (trích ngun văn lời của một nhà đầu tư đã từng kinh doanh cafe sách). Và
dĩ nhiên, nếu đã tồn tại một cách khó khăn thì thực sự cũng khó lịng để phát triển
trong tương lai. Bằng chứng cho tình trạng này chính là tình hình hoạt động kinh

doanh của cafe sách trong những năm gần đây. Qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu biết
được rằng tất cả những cafe sách đúng nghĩa mà nhóm tiến hành khảo sát đều đã và
đang làm ăn thua lỗ hoặc huề vốn.
Từ phía khách quan, ngun nhân có lẽ xuất phát từ các yếu tố văn hóa, xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, mặc dù có một số tín hiệu khả
quan nhưng văn hóa đọc vẫn đang bị văn hóa nghe nhìn lấn át. Nhiều người vẫn chưa
có thói quen đọc sách. Trình độ dân trí cịn thấp. Thu nhập chưa cao. Có vẻ như “văn
hóa đọc” cịn là thú vui xa xỉ đối với nhiều người. Đối với dân thành thị, họ bị chi phối
quá nhiều bởi cuộc sống nhanh, gấp hàng ngày. Nhiều người khơng cịn thời gian để
đọc sách, thậm chí nếu rảnh rỗi, sách cũng không phải là lựa chọn ưu tiên trong mn
vàn lựa chọn giải trí khác của nhiều người. Trong khi đó, cafe sách lại là một loại hình
liên quan mật thiết đến sách, đến văn hóa đọc. Khơng khó để hình dung cafe sách cũng
đang bị đa số công chúng “bỏ rơi” khi trong nhu cầu của họ, sách chưa phải là yếu tố
được coi trọng.
Từ phía chủ quan, nguyên nhân chính xuất phát từ chính bản thân sản phẩm dịch
vụ (P1 – Product) và từ sự cổ động cho sản phẩm (P4 – Promotion). Về sản phẩm dịch
vụ, có thể nói nguyên nhân là do sách cũng như cách bài trí sách chưa thật sự tạo được
hứng thú để khách hàng đọc sách. Và do đó cũng chưa thể lơi cuốn khách hàng bằng
sách – đặc trưng của cafe sách. Về cổ động, thực tế cho thấy trong thời gian qua cafe
sách đã có nhiều nỗ lực trong việc đem hình ảnh của mình đến với công chúng. Tuy
nhiên, đa phần chỉ là hoạt động PR trên Internet và thực sự cũng chưa đem lại hiệu quả
đáng kể. Cho đến hiện nay, cafe sách vẫn là một loại hình giải trí khá mờ nhạt, chưa
tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Khi cịn q ít người biết đến, cafe sách
sẽ chưa thể khai thác được thị trường rộng lớn hơn 8 triệu dân của TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3 : XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM

18 
 



Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Thực tế đã cho thấy rằng việc đầu tư vào loại hình này vào thời điểm này chưa mang
lại một kết quả khả quan cho nhà đầu tư, đây chỉ mới là bước đầu trong một q trình khó
khăn để mang đến một chỗ đứng vững chắc cho một loại hình dịch vụ mới này. Có ba xu
hướng phát triển rõ ràng cho một loại hình dịch vụ mới phát triển:
Thứ nhất, sản phẩm mới tung ra có những đặc điểm riêng, đặc biệt, đáp ứng được
nhu cầu khách hàng, phát triển tốt và có chỗ đứng trong thị trường.
Thứ hai, sản phẩm không đáp ứng tốt thị trường cần gì, khơng tạo được sự hứng
thú từ khách hàng, thì theo quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường, sản phẩm thất
bại và bị loại bỏ.
Thứ ba, trong quá trình định vị sản phẩm , gặp khó khăn lớn về nhiều mặt, khơng
thể duy trì đặc trưng ngun gốc của loại hình sản phẩm đó, có thay đổi đáng kể để
đáp ứng nhu cầu thị trường và vì những thay đổi kết hợp đó, cũng được khách hàng
chấp nhận.
Loại hình Cafe sách hiện tại khơng phải là loại sản phẩm tung ra là đáp ứng ngay được
nhu cầu của khách hàng, mà còn phải trải qua một thời gian dài để khách hàng hiểu và
chấp nhận. Nên xu hướng thứ nhất là không thể trong khi xu hướng thứ hai và thứ ba
là hai xu hướng mà loại hình Cafe sách có thể sẽ trải qua.
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH CAFE
SÁCH Ở TP.HCM
4.1 Giải pháp trong ngắn hạn cho bản thân sản phẩm dịch vụ:
Hiện nay, thực trạng cho thấy khách hàng đến cafe sách có nhiều mục tiêu khác
chứ khơng chỉ là đọc sách. Vì thế ta cần đa dạng hóa dịch vụ tại cafe sách như:
Thứ nhất, phân chia ra thành các tiểu khu nhỏ trong cafe sách, mỗi phân khu đáp
ứng một loại nhu cầu cho khách hàng, khơng gian, cách bài trí bàn ghế phù hợp với
mục địch sử dụng cho từng tiểu khu.
Thứ hai, cafe sách nằm ở ranh giới giữa thư viện và một qn cafe bình thường, do
đó thức ăn thức uống cũng cần được quan tâm đúng mức. Cafe sách hiện nay chưa đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, do đó, cần phải nâng cao, đa dạng hóa các loại thức
uống (ăn) phù hợp với khách hàng. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các loại thức ăn

(uống) cũng cần phải được chọn lọc để phù hợp với không gian yên tĩnh của quán.
Thứ ba, lắp đặt hệ thống mạng không dây phủ khắp khu vực của cafe sách. Một
phần không nhỏ khách hàng đến cafe sách là để tra khảo, nghiên cứu cơng việc của họ,
vì vậy, một hệ thống mạng Internet tốt sẽ giúp đỡ cho công việc của khách hàng rất
nhiều.

19 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Thứ tư, cải thiện phong cách phục vụ của nhân viên, nhân viên cần được khuyến
khích thân thiện, cởi mở với khách hàng hơn.
Thứ năm, phát triển đa dạng chủng loại sách.
Cuối cùng, chú trọng nhiều hơn đến yếu tố trang trí trong cafe sách bằng cách trang trí
bức tường, tiểu cảnh xung quanh chỗ ngồi của khách hàng.
4.2 Các biện pháp để pháp triển trong dài hạn:
Trong dài hạn, theo nhóm nghiên cứu, cafe sách cần phát triển với mục tiêu : “ tạo
được sự hứng thú đọc sách cho khách hàng, mọi hoạt động của quán đều xoay quanh
sách, cafe sách phát triển và hoạt động đúng với những đặc trưng của cafe sách”.
Những biện pháp cần thực hiện là
Thứ nhất, sách cần phong phú cả về số lượng và chất lượng.
Thứ hai, không gian của cafe sách phải phù hợp thị hiếu khách hàng.
Thứ ba, bài trí trong quán cần phải tạo ra được cái riêng trong mắt khách hàng khi
họ lần đầu tiên đến quán.
Thứ tư, trong quán ánh sáng phải đủ để đọc sách thoải mái, âm nhạc nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, mở rộng các hoạt động lấy sách làm trung tâm của quán cùng với
việc thúc đẩy các hoạt động phát triển thương hiệu.
V.


KẾT LUẬN

Khối ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong thu nhập quốc dân. Ở thành
phố Hồ Chí Minh, nơi phát triển bật nhất của đất nước, khối ngành dịch vụ cũng vươn
lên phát triển ngày càng mạnh mẽ. Và trong bối cảnh ấy, cafe sách xuất hiện như là
một loại hình dịch vụ giải trí mới hình thành, làm phong phú thêm cho sự chọn lựa loại
hình giải trí của người dân thành phố. Đề tài “THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM” do nhóm nghiên cứu
thực hiện đã khái quát được thực trạng loại hình cafe sách ở Tp.HCM từ khi mới hình
thành đến thời điểm hiện tại. Nhận định và đánh giá được xu hướng phát triển , sự ảnh
hưởng của loại hình cafe sách đến xã hội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp loại
hình này phát triển bền vững và giữ được đặc trưng văn hóa riêng từ đó có ảnh hưởng
mạnh hơn đến văn hóa đọc của cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả thực hiện đề tài với hi vọng đây sẽ là nguồn tham khảo
có giá trị để các nhà đầu tư quan tâm có thể mạnh dạn tiến vào một loại hình mới,
đóng góp nhiều hơn cho xã hội về khía cạnh kinh tế cũng như văn hóa xã hội. Với
trình độ và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, đề tài chắc chắn không thể tránh được
những sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp chân thành và q báu từ phía các
q thầy cơ cũng như quý độc giả để rút kinh nghiệm cho những đề tài về sau.
(Trích “Kỷ yếu hội nghị NCKH sinh viên 2010”)
20 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Nhận xét 1:
1. Mục tiêu nghiên cứu cần bổ sung : Tìm ra giải pháp phát triển loại hình café sách
2. Phương pháp nghiên cứu : Đạt yêu cầu
3. Ý nghĩa lý luận : Tốt
4.Ý nghĩa thực tiễn : Cao

5.Nội dung :
- Bổ sung thêm một số ý trong phần đánh giá thực trạng
- Trong phần nguyên nhân tôn tại nên đặt tên cho từng nguyên nhân cụ thể để người
đọc dễ thep dõi và thấy được sự logic khi tác giả đề ra giải pháp .
- Sắp xếp ý của các giải pháp lại theo các tiêu đề mà tác giả đặt ra trong từng nguyên
nhân tồn tại ( đánh giá thực trạng vừa nêu ở trên ) đảm bảo logic
6. Hình thức :
- Khơng dùng headline .
- Không viết “i” tùy tiện

thiếu nghiêm túc

- Nên có tóm tắt từng chương để người đọc dễ theo dõi
Nhận xét 2:
Nhìn chung, đề tài thực hiện về lãnh vực khá thú vị và đây có thể xem là ý tưởng mới
về đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong thời điểm hiện nay.
1.Mục tiêu nghiên cứu: quá nhiều và rộng. Do đó, nhóm tác giả đã không giải quyết
được triệt để trong báo cáo này. Ví dụ: “cung cấp thơng tin, định hướng phát triển của
loại hình café nay trong tương lai cho những đối tượng đang và sẽ kinh doanh loại
hình này. Hay “Nâng cao chất lượng dịch vụ… góp phần phát triển văn hóa đọc cho
người dân thành phố.” (trang 4)
2. Phương pháp: phương pháp thực hiện không rõ ràng (trang 5).
3. Ý nghĩa lý luận: đề tài khơng đóng góp về mặt lý luận vì đây là dạng nghiên cứu
ứng dụng.
4. Ý nghĩa thực tiễn: ý nghĩa về mặt thực tiễn của báo cáo giúp cho nhà kinh doanh cà
phê sách có được ý tưởng để cải tiến quán cà phê sách của mình. Tuy nhiên, những
kiến nghị của nhóm tác giả đưa ra q hồn hảo có thể rất khó mà nhà kinh doanh sách
có thể thực hiện. Ví dụ: mặt bằng (trang 82) phải có khu khơng gian n tĩnh và khu
không gian trẻ trung. Rồi lại nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên (trang 85),…
Do đó, người nhận xét có kiến nghị như sau:

21 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Nhóm có thể chọn một doanh nghiệp kinh doanh cà phê cụ thể, từ đó, phân tích
điểm mạnh yếu (nguồn lực của doanh nghiệp này), từ đó các giải pháp sẽ khả thi hơn
do các giải pháp phải dựa trên nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
5. Nội dung: báo cáo gồm 4 chương. Nếu nhóm tác giả kết hợp chương 3 và chương 4
thì sẽ phù hợp hơn.
6. Hình thức: trình bày Hình vẽ đẹp và dễ nhìn.
Góp ý:
+ cơ sở lý thuyết sử dụng q nhiều
của cơ sở lý thuyết.

nhóm tác giả đã khơng nắm bắt được vai trị

+ Hình 1.1 (trang 9); Hình 1.2 (trang 26); Hình 1.3 (trang 27) đều khơng có trích dẫn
nguồn!!
+ Phần phân tích khách hàng: (trang 53) lại tách thành một phần khá riêng biệt làm
cho người đọc thấy bất ngờ lại xuất hiện phần này, nhưng người viết khơng hề có sự
giới thiệu cho người đọc để đánh tín hiệu chuyển mạch

2. Đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH FRANCHISE CỦA PHỞ 24
Nhóm thực hiện: Phạm Thị Quỳnh Mai

K084071201

Ngô Thị Dung


K084071161

Lê Thị Hồng

K084071183

Phan Nhất Quyết

K084071224

Lưu Thị Vần

K084071265

Giáo viên hướng dẫn:

TS. Huỳnh Thanh Tú

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cánh cửa WTO mở ra cơ hội cho nhiều xu hướng kinh doanh hình thành và
phát triển tại Việt Nam. Trong số đó phải kể đến hình thức kinh doanh franchise đã
xuất hiện từ Châu Âu cách đây hơn một trăm năm. Từ nơi khởi phát này, franchise đã
được phát triển và nhân rộng đến Châu Mỹ, Châu Á v.v và đạt được nhiều thành tựu
đáng ghi nhận. Điều đó cho thấy tính quan trọng, cần thiết trong việc khẳng định và
mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp.
Franchise và thị trường Việt Nam có sự hội ngộ khá muộn màng so với thế
giới. Tuy nhiên, từ những năm 90 đến nay, franchise đã tạo được sự thu hút và là sự
lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Franchise đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, từ ẩm thực,
tiêu dùng, đến hàng thời trang may mặc v.v. Tuy nhiên, để tìm thấy một franchise Việt

thực sự có thế và lực trên thị trường và trong lịng người tiêu dùng thì vẫn cịn khá ít
ỏi. Cái bóng của các thương hiệu tầm cỡ trên thế giới dường như đang chiếm lĩnh và
22 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
che lấp những franchise Việt. Khách quan mà nói, việc chậm chân hội nhập mơi
trường quốc tế tạo ra một khó khăn khơng nhỏ trong việc phát triển mơ hình franchise
Việt Nam. Thêm vào đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã tích
luỹ được kinh nghiệm và khả năng đầu tư hiệu quả. Trong khi đó doanh nghiệp Việt
Nam làm franchise như chiếc thuyền nhỏ đi ra biển lớn chưa tìm được lộ trình và cách
thức thực sự triển vọng. Về mặt chủ quan, hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ
từ chính phủ chưa thể hiện sự quan tâm đúng tầm để doanh nghiệp có động lưc, có cơ
sở và dám nghĩ dám làm. Bên cạnh đó, nguồn thông tin và kiến thức franchise về thị
trường Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế về sự phát triển loại hình kinh
doanh đầy hứa hẹn này. Thêm vào đó, khơng ít doanh nghiệp đang đi trên chính con
đường này vẫn đang loay hoay tìm cho mình một phương thức phù hợp và có tính hiệu
quả.
Với Việt Nam, những doanh nghiệp làm franchise được thế giới biết đến cịn
khiêm tốn. Tuy nhiên, có một doanh nghiệp với cách xây dựng khá bài bản và mang
tính định hướng đang làm nên những thành công nhất định và tiêu biểu cho franchise
Việt- đó là Phở 24. Vậy Phở 24 có những điểm mạnh nào để làm nên thành cơng và
tạo sức hút cho thương hiệu? Phở 24 đã làm được những gì? Phở 24 nên tiếp tục phát
triển theo định hướng ra sao? Các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm franchise nên
học hỏi và rút kinh nghiệm ở những mặt nào?
Để góp phần trả lời cho những câu hỏi này và nâng cao hơn tính hiệu quả cho
mơ hình franchise Phở 24 nói riêng, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm tạo dựng khả
năng thành công hơn cho franchise Việt nói chung, nhóm chúng tơi xin trình bày một
số đánh giá và ý kiến đề xuất về mơ hình franchise của thương hiệu này.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giúp sinh viên kinh tế có thêm tư liệu học tập về mơ hình franchise hiệu quả trong
thực
tế.
- Cung cấp thơng tin giúp Phở 24 và các doanh nghiệp hoàn thiện hơn mơ hình
franchise.
III.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Tìm hiểu mơ hình franchise nói chung và của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới.
- Tìm hiểu tình hình chung của franchise tại Việt Nam hiện nay.
- Khảo sát tính hiệu quả thể hiện qua hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng Phở
24.
- Khảo sát tính hiệu quả từ mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
- Đưa ra ý kiến đề xuất và bài học kinh nghiệm.
IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tơi đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp:
23 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Phương pháp logic: Lựa chọn thời điểm hiện tại, khi mà Phở 24 được đánh giá là
đã đạt một số thành tựu nhất định về mô hình franchise để phân tích.

Phương pháp phân tích: Tách mơ hình franchise thành từng mặt khác nhau như:
xây dựng thương hiệu mạnh, mối liên hệ giữa phía nhượng quyền và phía nhận
nhượng quyền, v.v để xem xét mức độ hiệu quả của mơ hình.
Về thu thập thơng tin: Sử dụng kết hợp giữa nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp :
Nguồn thông tin thứ cấp: Qua việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí,
internet, các đề tài nghiên cứu khoa học cùng chủ đề, lĩnh vực.
Nguồn thông tin sơ cấp: Được thu thập qua hình thức phát phiếu khảo sát, phỏng
vấn chuyên gia.


Đối tượng là khách hàng: Phát phiếu khảo sát.
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng. Chia thành hai

khu vực: trung tâm và không trung tâm (do sự khác nhau về những đặc điểm như: thu
nhập, vị trí v.v.) Lấy mẫu theo tỉ lệ cửa hàng trong từng khu vực.
Từ đó, trong mỗi từng lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng cộng có 252 đơn vị mẫu.


Đối tượng là các chuyên gia: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu.

Đồng thời, có sự hỗ trợ của phần mềm xử lý thống kê SPSS 16.0.
V. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Mơ hình franchise đã có lịch sử hơn 100 năm và đang phát triển mạnh mẽ trên
thế giới. Các cơng trình nghiên cứu, sách báo, tư liệu về mơ hình này trên thế giới xuất
hiện khá nhiều. Tuy nhiên, ở Việt Nam, franchise chỉ mới thực sự được biết đến và
phát triển trong những năm gần đây, cụ thể là khi Trung Nguyên bắt đầu áp dụng rộng
rãi mơ hình này cuối những năm 90. Do đó, có chưa nhiều tư liệu nghiên cứu, bàn luận
chuyên sâu về franchise của Việt Nam. Một số tài liệu ghi nhận và đánh giá có liên
quan
về

franchise
trong
nước
như
sau:
- Hai cuốn sách: “Franchise – Bí quyết thành cơng bằng mơ hình nhượng quyền kinh
doanh” & “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” của TS.Lý
Quí Trung do NXB Trẻ ấn hành năm 2008.
- “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” của PGS-TS Nguyễn Đông Phong do
NXB ĐH Kinh tế quốc dân phát hành năm 2009
- “Franchise chọn hay không ?” của Th.S Nguyễn Khánh Trung do NXB ĐHQG
TPHCM ấn hành năm 2009.
24 
 


Chuyên đề 2: Kỹ năng viết đề tài, trình bày và bảo vệ đề tài
Các sách này đã đề cập một cách khái qt về mơ hình franchise và các bước
thực hiện mơ hình đối với người chủ thương hiệu và người mua thương hiệu; cơ hội và
thách thức khi thực hiện mơ hình này tại Việt Nam.
Về đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan: “Hồn thiện mơ hình nhượng
quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng thực phẩm - thức uống trong bối
cảnh TP.HCM đẩy mạnh hoạt động quốc tế về dịch vụ” của sinh viên Trần Quốc Duy SV ĐH Ngoại Thương - giải nhì cuộc thi Eureka lần 7 năm 2005.
Cơng trình nghiên cứu khoa học này đã đưa ra những mô tả và phân tích về
phương thức hoạt động của franchise Việt Nam gắn với lĩnh vực tiêu dùng thực phẩm
– thức uống vào thời điểm thực tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên, với thời điểm hiện tại thì
cách thức hoạt động và mơi trường phát triển của loại hình franchise đã có nhiều thay
đổi. Do đó, cơng trình nghiên cứu này khơng cịn mang tính cập nhật nữa. Cần có
những nghiên cứu mới sát với tình hình thực tế hơn.
VI. KẾT LUẬN :

Phở 24 là doanh nghiệp có những bước tiến hiệu quả trong lĩnh vực franchise.
Điều này thể hiện qua những nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu từ các nhân tố
bên ngoài-thiết kế thương hiệu đến nhân tố bên trong-xây dựng chất lượng thương
hiệu, các chiêu thức marketing, các chương trình khuyến mãi v.v. Đây là những bước
đầu tiên nhằm tạo một nên tảng vững chắc và cảm tình của khách hàng đối với thương
hiệu. Bước tiếp theo là những nỗ lực trong việc chuẩn hóa q trình chuyển nhượng từ
việc lựa chọn kĩ lưỡng người nhận nhượng quyền đến q trình kí kết hợp đồng, thực
hiện chuyển giao cơng nghệ. Tuy nhiên, do mơ hình này chỉ mới hoạt động hơn 6 năm
nên bản thân hệ thống vẫn còn những điểm chưa hiệu quả bao gồm vấn đề định hình
tính cách cho thương hiệu, khẳng định chất lượng và niềm tin vào thương hiệu ở người
tiêu dùng, các chương trình marketing, khuyến mãi, cách lựa chọn địa điểm và nhất là
sự định hướng phát triển cho thương hiệu. Các giải pháp, đề xuất mà chúng tôi đưa ra
là những đóng góp mang tính chất tham khảo dựa trên những tiền đề khách quan mà
chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu để có thể giúp Phở 24 bổ sung những điểm chưa hiệu
quả, phát huy hơn nữa các thể mạnh của bản thân doanh nghiệp. Qua đó, chúng tơi
cũng gởi gắm những kì vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, thành cơng hơn của khơng
chỉ ở mơ hình franchise Phở 24 nói riêng mà cịn từ đó là định hướng kiểu mẫu cho
các doanh nghiệp Việt Nam đang nuôi hi vọng vươn ra biển lớn. Các doanh nghiệp
Việt Nam có thể học tập, chia sẻ cách thức làm thương hiệu và bán thương hiệu từ Phở
25 
 


×