ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỘC VĂN DĂM
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA NHẬP NỘI
TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ - TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Tôi luôn luôn nỗi lực, cố gắng và trung thực trong xuất quá trình nghiên cứu
đề tài.
- Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn đúng quy định.
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Lộc Văn Dăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, bản luận văn của tôi đã được hoàn thành với sự
nỗ lực của bản thân, sự động viên của bạn bề, đồng nghiệp. Đặc biệt là sự quan tâm
tạo điều kiện giúp đỡ của TS. Đặng Quý Nhân. Bộ môn cây lương thực và Công
nghiệp; Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên là người thầy đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa
Nông học cùng các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bề đã động viên kích
lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Lộc Văn Dăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CT
: Công thức
IRRI
: Viện nghiên cứu Lúa quốc tế
KL
: Khối lượng
NL
: Nhắc lại
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
UBND
: Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
iii
MỤC LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
vi
DANH MỤC HÌNH
vii
MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề
1
1.2. Mục tiêu của đề tài:
2
1.3. Yêu cầu của đề tài:
3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
3
3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam
5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
12
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
23
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
23
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
30
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
30
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
30
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
30
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
30
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu
37
3.2. Khả năng sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì
40
3.2.1. Thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ
Xuân 2014
40
3.2.2. Khả năng đẻ nhánh của giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ
Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
43
3.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa thí nghiệm vụ Mùa
2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
50
3.2.4. Động thái ra lá của giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì
53
3.3. Một đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và
vụ Xuân 2014
56
3.3.1. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm
56
3.3.2. Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm
57
3.4. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ
Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
59
3.5. Yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng gạo của các giống lúa thí
nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
61
3.5.1. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lúa thí nghiệm vụ Mùa
2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
61
3.5.2. Năng suất của các giống lúa lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì
65
3.5.3. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa lúa thí nghiệm vụ Mùa
2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
72
1. Kết luận
72
2. Đề nghị
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
PHỤ LỤC
77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn
1970 - 2013
23
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế
giới năm 2013
24
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai
đoạn 1970 - 2013
28
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí Vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện
Hoàng Su Phì
38
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ
xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
41
Bảng 3.3. Số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ đẻ hữu hiệu của các giống
lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại Hoàng Su Phì
47
Bảng 3.4: Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013
và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
56
Bảng 3.5: Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì
58
Bảng 3.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và
vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
59
Bảng 3.7. Số bông/m
2
và khối lượng 1000 hạt của giống các giống lúa thí
nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
61
Bảng 3.8. Số hạt/bông, số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc của các giống lúa thí
nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
63
Bảng 3.9. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì
66
Bảng 3.10. Chất lượng thóc, gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014 tại
huyện Hoàng Su Phì
69
Bảng 3.11. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2014 tại
huyện Hoàng Su Phì
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ
Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
45
Hình 3.2. Tương quan giữa số nhánh và số bông/khóm với năng suất của các
giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang (n=24)
49
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm vụ
Màu 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su Phì
51
Hình 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân
2014 tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
54
Hình 3.5. Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của
các giống lúa thí nghiệm vụ Mùa 2013 và vụ Xuân 2014 tại huyện Hoàng Su
Phì
68
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Huyện Hoàng Su Phì là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà
Giang, tổng diện tích đất tự nhiên 63.261,82 ha, toàn huyện có 24 xã và 01 thị trấn,
trong đó có 4 xã biên giới, dân số 59.614 người (năm 2012). Tốc độ tăng trưởng
kinh tế của huyện giai đoạn (2005 - 2010) bình quân đạt 14%/năm, tổng sản phẩm
xã hội đạt 14,4%/năm trong đó; giá trị ngành nông - lâm nghiệp đạt 9,6%/năm,
ngành công nghiệp - xây dựng đạt 37,1%/năm, ngành .00ương mại - dịch vụ đạt
7,2%/năm (UBND huyện Hoàng Su Phì) [29].
Những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm, cùng với sự cố gắng
vươn lên của của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện; huyện Hoàng Su
Phì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai
đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện khá cao và cơ cấu
kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Song nhìn chung, tốc độ tăng trưởng
chưa thực sự bền vững, chuyển dịch cơ cấu vẫn còn diễn ra chậm, đặc biệt là công
tác chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tốc
độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp trong những năm qua đạt 9,6%/năm.
Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp chiếm 46% (2010) giá trị GDP của địa phương.
Bình quân thu nhập đầu người: 3,6 triệu đồng/người năm 2005 tăng lên 6,7 triệu
đồng/người năm 2010; bình quân lương thực đầu người 420 kg/người năm 2005
tăng lên 532 kg/người năm 2010 (UBND huyện Hoàng Su Phì) [29].
Tuy nhiên, theo tiêu chí đánh giá sự phát triển địa phương, thì huyện Hoàng
Su Phì vẫn là huyện nghèo và đặc biệt khó khăn (theo tiêu chí mới xác định hộ
nghèo, với mức thu nhập bình quân từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống, thì tỷ
lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm tới 48,76%); khoảng cách phát triển chênh lệch khá
xa so với các huyện, thị trong tỉnh; sản xuất, đời sống của nhân dân còn gặp rất
nhiều khó khăn và còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Hoàng Su Phì còn chậm, đó là: do đặc thù điều kiện tự nhiên của huyện, diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
tích đất đai hầu hết là núi cao, thời tiết khắc nghiệt; thiên tai, dịch bệnh diễn biến
thất thường gây thiệt hại đến người và tài sản của nhân dân, kinh tế nông nghiệp
chiếm tỷ trọng chính, hoạt động với hình thức tự cung, tự cấp là chủ yếu; chưa tạo
ra được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chưa quy hoạch và xác định được các
xã động lực, trục kinh tế làm điểm nhấn để phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng còn
thấp kém, đặc biệt là hệ thống giao thông và các công trình thuỷ lợi, đã ảnh hưởng
tới sự phát triển kinh tế - xã hội; điều kiện kinh tế thấp cùng với trình độ dân trí còn
hạn chế dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn diễn ra chậm, chưa vững
chắc và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; việc phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá
còn gặp những khó khăn, trở ngại lớn.
Để phát triển kinh tế, huyện cần có chiến lược đồng bộ, trong đó việc mở
rộng diện tích lúa vụ xuân, nâng cao hệ số sử dụng đất là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê năm 2013, trên địa bàn huyện có 3.715,4 ha
đất trồng lúa ruộng, trong đó: diện tích gieo cấy lúa vụ Xuân là 310,2 ha, diện tích
lúa vụ Mùa 3.405 ha, cơ cấu giống chủ yếu là giống lúa lai Shan ưu 63, kim ưu 725
chiếm 75% còn lại giống lúa thuần HT1, HT6 và giống địa phương. Như vậy có thể
đánh giá tiềm năng về diện tích vụ Xuân trên địa bàn huyện là rất lớn, tuy nhiên do
vụ này thường gặp nhiệt độ thấp ở đầu vụ
Việc nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất
nông nghiệp, từng bước quy hoạch sản xuất vùng hàng hoá tập trung, đưa giống
mới, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, để nâng cao trình độ kỹ thuật và thu
nhập cho người dân góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững chính trị ở địa
phương, sản xuất vùng hàng hoá cho thị trường trong và ngoài tỉnh là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành, đánh giá đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa nhập nội tại huyện Hoàng Su
Phì - tỉnh Hà Giang".
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Lựa chọn được 1 – 2 giống lúa có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao,
chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Hoàng Su Phì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
1.3. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống lúa thí nghiệm;
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa;
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để giới thiệu giống mới cho sản xuất,
góp phần làm phong phú cơ cấu giống lúa tại địa phương. Là tài liệu khoa học để
các nhà nghiên cứu về nông nghiệp, giáo viên và sinh viên các trường nông nghiệp
tham khảo
4
- Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa
mới nhằm nâng cao năng suất và mở rộng diện tích lúa vụ Xuân tại huyện Hoàng
Su Phì nói riêng và các huyện khác có điều kiện tự nhiên như huyện Hoàng Su Phì
của tỉnh Hà Giang nói chung.
- Mở rộng diện tích trồng giống lúa có năng suất, chất lượng cao tại huyện
Hoàng Su Phì, đặc biệt là trong vụ Xuân không những mang lại hiệu quả kinh tế
cao, tăng thu nhập cho nông dân mà còn nâng cao hệ số sử dụng đất của huyện
Hoàng Su Phì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển sản xuất.
Giống có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng.
Muốn có những giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt
với điều kiện ngoại cảnh cần nghiên cứu lai tạo và chọn lọc một cách kỹ lưỡng, xác
định vùng thích nghi của các giống mới trước khi đưa vào sản xuất trên diện rộng.
Vì thế các giống mới cần được khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, để đánh giá
đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của giống với vùng sinh thái cũng như khả
năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi khác.
Ngày nay sản xuất lúa muốn phát triển theo hướng hàng hoá với sản lượng
cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phải có các biện pháp hữu
hiệu như thay thế các giống lúa cũ năng suất, chất lượng thấp bằng các giống lúa
mới năng suất cao, chống chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi sử dụng giống có
khả năng chịu hạn, chịu rét tốt, năng suất cao, chất lượng tốt vừa phát huy hiệu quả
kinh tế của giống vừa góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc tiến
tới tạo vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung.
Trong quá trình so sánh giống sẽ loại được các giống có những yếu điểm về
các đặc tính nông sinh học như: Thời gian sinh trưởng quá dài, cây quá cao, chống
đổ kém và dễ nhiễm sâu bệnh… Chọn lựa theo kiểu hình sẽ loại bỏ được những đặc
tính không mong muốn, tuy nhiên để có kết quả tin cậy phải thực hiện thí nghiệm ở
nhiều thời vụ.
Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao núi đất phía tây của tỉnh Hà Giang, có
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10, thời gian còn lại là mùa khô có lượng mưa và nhiệt độ rất
thấp. Mặt khác địa hình đồi núi cao phúc tập, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao
thông đi lại khó khăn nên ảnh hưởng việc đi lại giao lưu phát triển kinh tế cũng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
sản xuất của nhân dân, nên vào mùa khô thường gây ra tình trạng thiếu nước
nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Do địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, có độ
dốc lớn, chủ yếu là núi đất nên diện tích đất nông nghiệp, toàn huyện là 56.236,34
ha, bằng 88,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất trồng lúa vụ Mùa là
3.715,4 ha, vụ Xuân là 310,2 ha. Vì vậy khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật. (UBND huyện Hoàng Su Phì) [29].
Để đảm bảo an ninh lượng thực, trong những năm qua huyện đã có nhiều
chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, trong đó việc đẩy mạnh công tác giống, đặc
biệt là các giống lúa mới có năng suất cao là giải pháp chiến lược. Nhờ vậy năng suất
lúa năm 2010 là 55,76 tạ/ha, đến năm 2013 tăng lên 57,05 tạ/ha (UBND huyện
Hoàng Su Phì) [29]. Tuy nhiên năng suất lúa của huyện vẫn thấp hơn nhiều so với
năng suất trung bình của cả nước. Nguyên nhân chính là do huyện chưa chọn được
bộ giống thực sự phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu khắc nghiệt của Hoàng
Su Phì. Thực hiện đề tài nhằm xác định được những giống lúa mới có năng suất
cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất đại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản
lượng, đặc biệt là mở rộng diện tích lúa vụ Xuân của huyện là hết sức cần thiết.
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
* Sơ lược lịch sử chọn tạo giống lúa trên Thế giới
Theo Gurdev S. khush trong bài khai mạc hội thảo "Lúa lai và sự thay đổi
trong hệ thống nông trang" do hiệp hội các nhà khoa học trẻ có triển vọng tổ chức
tại đại học Kyushu, Nhật Bản từ 22 - 24/11/2008 (Gurdev S. Khush, 2008)[33] cho
biết lịch sử chọn tạo giống lúa trên Thế giới chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chọn lọc (1901 – 1949): Cây lúa chọn tạo xuất hiện sớm nhất ở
khu vực châu Á, xuất hiện đầu tiên ở Maligaya (Philippines) vào năm 1902,
Nishigahara (Japan) vào năm 1903, Bogor (Indonesia) năm 1905, Mandalay
(Burma) năm 1907 Đây là khu vực được coi là cái nôi của nghề trồng lúa nước, là
nơi tập trung rất đa dạng nguồn gen cây lúa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chủ yếu là
chọn tạo các giống lúa thuần có năng suất thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Giai đoạn lai tạo (1950 – 1960): Giai đoạn này, nhiều kỹ thuật tiến bộ đã
được tạo ra để nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo. Bên cạnh đó các nhà khoa
học còn tập trung nghiên cứu những giống lúa có khả năng chống lại sự xâm nhiễm
của cỏ dại, dịch bệnh và sự tàn phá của côn trùng.
Giai đoạn cách mạng xanh (1961 – 2000): Cuộc cách mạng xanh đã làm cho
năng suất và sản lượng lúa trên Thế giới tăng lên một cách rõ rệt, đắp ứng đủ nhu
cầu lương thực cung cấp cho người dân. Tuy nhiên diện tích trồng lúa ngày càng
thu hẹp, tốc độ đô thị hóa gia tăng. Mặt khác, giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật
tư đầu vào tăng cao không khuyến khích nông dân trồng lúa, hệ số sử dụng đất có
thể tăng cao hơn, nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác và
nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống
lúa có chất lượng cao mặc dù năng suất thấp hơn.
Trước sự suy giảm về năng suất lúa các nhà khoa học đang nghiên cứu tạo ra
những giống lúa mới cho năng suất cao đắp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế sản
xuất. Từ những giống lúa truyền thống ban đầu dần được cải tiến tạo ra những năng
suất cao, lúa lai, giống lúa thế hệ mới.
Có ba giống lúa thế hệ mới được tạo ra sản xuất đại trà tại tỉnh Vân Nam
Trung Quốc với năng suất bình quân đạt 13 tấn/ha, năng suất cao nhất đạt 15,2
tấn/ha đó là: IR64446-7-10-5 'Dianchao 1' (2002), IR69097-AC2-1 'Dianchao 2'
(2003) và IR64446-7-10-5 'Dianchao 3' (2000).
Gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học và các giống cây
trồng chuyển gen, phương pháp chuyển gen cũng đang được nhiều viện nghiên cứu
áp dụng nhằm tạo các giống lúa có khả kháng thuốc diệt cỏ như giống lúa có tên là
Oryza Nivara, kháng côn trùng với gen Bt, chịu ngập như FR13A, chịu hạn hán, và
giống lúa C-4 có khả năng tổng hợp ánh sáng cao.
* Những thành tựu đạt trong công tác chọn tạo giống lúa trên Thế giới
Cùng với sự phát triển của loài người, nghề trồng lúa được hình thành và
phát triển. Trình độ thâm canh cây lúa của nông dân ngày một nâng cao. Các giống
lúa địa phương thường không ưa thâm canh, khả năng chống chịu kém, năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thấp. Vì thế việc tạo ra các giống lúa có năng suất cao, ưa thâm canh thích nghi với
điều kiện sinh thái từng vùng là vấn đề hết sức cần thiết. Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế (IRRI) trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển đã lai tạo, chọn lọc hàng trăm
giống lúa tốt trồng phổ biến trên thế giới. Các giống lúa: IR8; IR5; IR6; IR30,… và
những giống lúa khác đã tạo ra sự nhẩy vọt về năng suất. Cùng với IRRI, các viện
khác như CIRAT, ICRISAT… cũng đã chọn lọc ra những giống lúa tốt góp phần
làm cho sản xuất lúa gạo trên thế giới có những thay đổi quan trọng. Đến năm 1990,
sự thành công của các vùng áp dụng Cách mạng xanh làm cho sản lượng lúa của
những nơi đó tăng lên gấp đôi so với trước (Aggarwal P.K. và cs., 1997)[30].
Hiện nay ưu thế lai được ứng dụng nhiều trong sản xuất lúa, Trung Quốc là
nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế lai. Năm 1974, các nhà khoa học Trung
Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai có ưu thế lai cao đồng thời quy trình kỹ thuật
sản xuất hạt lai thế hệ “3 dòng” được xây dựng và đưa vào sản xuất năm 1975. Năm
1996, Trung Quốc lại thành công với qui trình sản xuất lúa lai “2 dòng” và đẩy
nhanh nghiên cứu lúa lai 1 dòng và lúa lai siêu cao sản (Pillai K.G. (1996)[38]. Sự
phát triển thành công của công nghệ sản xuất lúa lai ở Trung Quốc đã được ứng
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới (Zheng Shengxian, Xiao Quingyuan
(1992)[40].
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo ra các giống lúa lai có năng suất cao, khả năng
chống chịu tốt, một số nước đã đi sâu vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất
lượng cao. Từ năm 1950 các nhà khoa học Thái Lan đã thu thập, làm thuần một số
giống lúa địa phương, đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Bắc và miền
Nam Thái Lan. Gần đây các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan đã nghiên cứu và
phát triển các giống lúa giàu dinh dưỡng có màu sắc khác nhau như đỏ, vàng
(Ntanos D. A. và Koutroubas S. D. 2002)[37].
Để làm cơ sở cho việc chọn tạo giống lúa chất lượng cao nhiều nghiên cứu
về chất lượng gạo đã được thực hiện. Matsushima S. (1995)[36] cho rằng: Tinh bột
là thành phần chính dự trữ trong nội nhũ hạt ngũ cốc. Hạt tinh bột có kích thước từ
1-150 nm, có thành phần chính là 2 dạng: amylose (chiếm 15-30%) và amylopectin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
(chiếm 70-85%). Hàm lượng amylose cao hay thấp quyết định đến chất lượng cơm
dẻo, mềm hay cứng. Hàm lượng amylose thấp có tỷ lệ gạo gẫy tăng, độ nở thấp, độ
chín và độ dẻo cao. Những giống lúa có tỷ lệ dài/rộng cao thì hàm lượng amylose
20% và tỷ lệ gạo gẫy cao.
Casanova D. và cs., (2002)[31] cho rằng: hàm lượng amylose là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nấu nướng và ăn uống. Chất lượng cơm được
phân theo hàm lượng amylose trong gạo như sau: loại gạo dính có hàm lượng
amylose từ 0-2% cho chất lượng cơm dẻo; loại có hàm lượng amylose thấp, < 19%
cho chất lượng cơm mềm và dẻo; loại có hàm lượng amylose trung bình từ 20-25%
cho chất lượng cơm mềm; loại có hàm lượng amylose cao từ 25-33% cho chất
lượng cơm khô và cứng.
Hương thơm là một trong những tính trạng quan trọng quyết định đến giá trị
thương phẩm và chất lượng gạo. Hương thơm đựơc hình thành là nhờ ảnh hưởng
của hợp chất 2- acetyl-1pyroline gây ra. Gen điều khiển hương thơm của hạt gạo đã
được nghiên cứu và đưa ra nhiều kết luận khác nhau. Ntanos D. A. và Koutroubas
S. D. (2002)[37] cho rằng tính thơm được kiểm tra bởi sự có mặt dồng thời 3 gen
trội bổ sung và có tác dụng ngay từ thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Còn Tomar và
Nanda (1983), cho rằng tính thơm được kiểm tra bởi 2 hoặc 3 cặp gen. Cho đến
nay, việc lai tạo giống lúa cải tiến có phẩm chất gạo thơm rất ít thành công so với
việc khai thác tính trạng này từ giống lúa cổ truyền như Basmati (Ấn Độ), Khao
Dawk Mali (Thái Lan), Nàng thơm chợ Đào, Tám thơm (Việt Nam)…
Kích thước hạt có thể được biểu hiện bởi các chỉ tiêu về trọng lượng, thể tích
hoặc chiều dài hạt, chiều dài và chiều rộng hạt là hai chỉ số được sử dụng phổ biến.
Tính trạng chiều dài hạt rất ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, nó được điều
khiển bởi đa gen. Thứ tự mức độ tính trội được ghi nhận như sau: hạt dài> hạt trung
bình> hạt ngắn> hạt rất ngắn. Thị hiếu người tiêu dùng về hình dạng hạt rất thay đổi,
có nơi thích hạt tròn, có nơi thích hạt trung bình nhưng dạng hạt thon dài là được ưa
chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế (Matsushima S.1995)[36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Trong những nghiên cứu về di truyền độ bạc bụng của gạo Ấn Độ và Mỹ,
người ta nhận thấy độ bạc trắng ở trung tâm hạt bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa
gen và môi trường. Độ bạc bụng của hạt gạo được điều khiển bởi đa gen và đa gen
này có ảnh hưởng tương hỗ và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Độ bạc bụng có
tần xuất liên kết với tính trạng hạt tròn hơn hạt thon dài. Độ bạc bụng của hạt gạo
một mặt do yếu tố di truyền, mặt khác do tác động của điều kiện môi trường, đó là
nhiệt độ. Giai đoạn sau trỗ, nhiệt độ cao làm tăng độ bạc bụng, ngược lại nhiệt độ
thấp làm giảm độ bạc bụng.
Châu Á là vùng trồng nhiều lúa nhất trong đó có các trung tâm nghiên cứu
hàng đầu về lúa đặt tại đây. Phải kể đến đầu tiên là Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc
tế (International Rice Research Institute) (IRRI) ở Los Banos, Philippines đã bắt
đầu chương trình thu nhập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen các giống của truyền và
các cây lúa dại từ năm 1962. Từ khi thành lập đến nay IRRI đã lai tạo, chọn lọc
hàng trăm giống lúa tốt phổ biến khắp Thế giới, tiêu biểu như các dòng IR, Jasmi.
Hiện nay Viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa cao
sản (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ha/vụ, đồng thời phát huy kết quả chọn tạo hai giống
là IR64 và Jasmin là giống có phẩm chất gạo tốt, được trồng rộng rãi ở khắp nơi
trên Thế giới. Trên cơ sở một số giống lúa chất lượng cao Viện IRRI đang tập trung
vào nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có hàm lượng Vitamin và Protein cao, có
mùi thơm, cơm dẻo Vừa để giải quyết vấn đền an ninh lương thực, vừa đắp ứng
được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng (Lưu Thị Cúc, 2009)[3].
Trung Quốc là nước đầu tiên trên Thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất đại
trà. Năm 1974, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai có ưu
thế lai cao, đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ ''3 dòng'' được
hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975. Năm 1976, diện tích gieo cấy lúa lai ở
Trung Quốc mới là 13,3 nghìn ha cho đến nay lúa lai đã phổ biến rộng rãi trong cả
nước. Năm 1983, Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và nghề cá của Trung Quốc đã coi
lúa lai là hạng mục trọng điểm về tiễn bộ kỹ thuật nông nghiệp để phát triển gieo
cấy vụ Xuân. Thành tựu nghiên cứu và sản xuất lúa lai của trung Quốc đã đặt được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
giải thưởng đặc biệt về phát minh năm 1981. Năm 1996, Trung Quốc lại thành công
với quy trình sản xuất lúa lai "2 dòng" và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai 1 dòng và lúa
lai siêu cao sản nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo của đất nước (Lin S.C.,
2001)[35]. Chương trình phát triển lúa lai giữa các loài phụ Indica và Japonica được
bắt đầu từ năm 1987 nhờ sự phát hiện và sử dụng gen tương hợp rộng, mở ra tiềm
về năng suất cao cho các giống lúa lai 2 dòng (Gu M. H. và cs., 1990)[32]. Những
tổ hợp giữa các loài phụ như: Chen 232/26 Zhazao; 3037/02428 và 6154S/Vaylava
đưa ra ở Trung Quốc nhưng không được sử dụng trong sản xuất đại trà vì cây F1
quá to, bông quá lớn, số dảnh ít, dạng lá rộng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho
thấy: Hầu hết các tổ hợp lai 2 dòng đều cho năng suất cao, phẩm chất tốt hơn so với
tổ hợp lai ba dòng (Ngô Thế Dân, 1994)[4], đã có những tổ hợp lúa lai 2 dòng mới
đạt 12 - 14 tấn/ha trong ô thí nghiệm (Yuan, L. P., 2002)[39] Gần đây hướng
nghiên cứu phát triển lúa lai một dòng là mục tiêu cuối cùng và rất quan trọng của
công tác chọn tạo lúa lai của Trung Quốc. Ý tưởng của Yuan L.P là cố định ưu thế
lai và sản xuất lúa lai thuần đã trở thành đề tài lớn, quan trọng trong công tác
chương trình Quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ cao.
Diện tích lúa lai của Trung Quốc đã tăng trở lại từ 14 triệu ha năm 2003 lên
15,8 triệu ha năm 2007, chiếm 53,4% diện tích lúa toàn Trung Quốc (85% diện tích
lúa lai toàn châu Á), đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực cho Quốc gia đông dân nhất Thế giới này. Hiện tại có tới 40 Quốc gia ở
châu Á, châu Mỹ và châu Phi tham gia vào tiến trình nghiên cứu phát triển lúa lai.
Chương trình nghiên cứu siêu lúa lai (super hybrid rice) của Trung Quốc được khởi
động từ năm 1996 và cho đến nay diện tích siêu lúa lai của Trung Quốc đã đạt trên
1,5 triệu ha với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cao hơn lúa lai 3 dòng tới 20%, một
số tổ hợp cho năng suất tới 17 - 18 tấn/ha trên diện hẹp.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang lập kế hoạch nghiên cứu nhằm nâng
năng suất siêu lúa lai của họ lên 13,5 tấn/ha trên diện rộng vào năm 2015. Hiện tại
các nhà khoa học Trung Quốc đang đẩy mạnh sử dụng những tiến bộ về công nghệ
sinh học như lai xa, chuyển gen nhằm tạo ra những tổ hợp bố mẹ siêu lúa lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
không những cho năng suất cao, chất lượng tốt mà còn kháng được những sâu bệnh
hại chủ yếu. Dòng phục hồi R8006 mang gen kháng bạc lá dùng để tạo ra các tổ hợp
siêu lúa lai mới như Quốc Hào (1,3,6), Nhị ưu 8006, Tiên ưu 6 là ví dụ điển hình
(Nguyễn Khắc Quỳnh, 2009)[18].
Sự phát triển thành công của công nghệ sản xuất lúa lai ở Trung Quốc đã
được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên Thế giới. Hiện nay có 17 nước trên Thế
giới nghiên cứu và sản xuất lúa lai đã đưa tổng diện tích lúa lai của Thế giới lên tới
khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm 20% tổng sản lượng lúa gạo toàn Thế
giới, song phát triển mạnh nhất vẫn là Việt Nam và Ấn Độ. Lúa lai đã thực sự mở ra
hướng phát triển mới để nâng cao năng suất, sản lượng lúa cho xã hội loài người.
Ấn Độ là nươc đi đầu trong cuộc "Cách mạng xanh" và thành công lớn trong
việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là giống mới vào sản xuất. Trong
công tác nghiên cứu giống lúa, Viện nghiên cứu giống lúa Trung ương của Ấn Độ
được thành lập năm 1946 tại Cuttuck, bang Orisa là nơi tập trung nghiên cứu, lai tạo
các giống lúa mới phục vụ sản xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có các cơ
sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở Madras, heydrabat, Kerala hoặc
Viện nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới (ICRISAT). Bên cạnh đó Ấn Độ cũng là
nước có những giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên Thế giới như: Basmati,
Brimphun. Mặt khác, Ấn Độ cũng là nước nghiên cứu lúa lai khá sớm và đã đạt
được một số thành công nhất định, một số tổ hợp lai tốt được sử dụng ở Ấn Độ như:
IR58025A/IR9716, IR62829A/IR46, PMS8A/IR46, ORI 161, ORI 136, 2RI 158,
3RI 160, 3RI 086, PA - 103 Một trong những giống lúa chất lượng cao do các nhà
khoa học Ấn Độ chọn tạo thành công được nhập về Việt Nam là giống BTE-1,
giống này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT Việt Nam công nhận năm 2007.
Thái Lan là nước xuất khẩu lúa gạo đứng đầu Thế giới. Với những ưu đãi
của thiên nhiên Thái Lan có vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, mặc dù năng suất và
sản lượng lúa gạo của Thái Lan không cao song họ có chiến lược chú trọng đến việc
chọn tạo giống có chất lượng gạo cao. Các trung tâm nghiên cứu của Thái Lan được
thành lập ở nhiều tỉnh và các khu vực. Các trung tâm này có nhiệm vụ tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
chọn lọc, phục tráng, lai tạo, nhân giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người
dân với mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các đặc điểm nổi bật
của các giống lúa mà các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và lai tạo đó là hạt gạo
dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là
năng suất điều này cho chúng ta thấy rằng giá lúa gạo xuất khẩu của Thái Lan bao
giờ cũng cao hơn của Việt Nam. Một số giống lúa chất lượng cao nổi tiếng Thế giới
là: Khaodomali, Jasmin (dẫn theo Lưu Thị Cúc, 2009)[3].
Đối với Nhật Bản, công tác giống lúa cũng được đặc biệt chú trọng về giống
chất lượng chất lượng cao vì người Nhật giàu có, nên nhu cầu đòi hỏi lúa chất lượng
cao. Để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, các Viện và các Trạm nghiên cứu giống
lúa được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm
quan trọng nhất đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Saga
là những nơi diện tích trồng lúa lớn. Trong công tác nghiên cứu giống lúa ở các
Viện, các nhà khoa học Nhật Bản đã tập trung lai tạo và đưa vào sản xuất các giống
lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt như Koshihikari, Sasanisiki, Koenshu đặc
biệt ở Nhật đã lai tạo được hai giống lúa có mùi thơm đặc biệt, chất lượng gạo ngon
và năng suất cao như giống: Miyazaki1 và Miyazaki2. Cho đến giờ các giống này
vẫn giữ được vị trí hàng đầu về 2 chỉ tiêu quan trọng đó là hàm lượng Protein cao
tới 13%, hàm lượng Lysin cũng rất cao (Đức Lam, 2010)[12].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước khẳng
định, giống cây trồng là yếu tố tiền đề quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú, đa dạng đã góp
phần quan trọng để nhiều địa phương đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng về đất đai, thời tiết khí hậu, nhân lực,
làm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Giống lúa là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tăng năng
suất, sản lượng lương thực. Trong thực tiễn sản xuất ở nhiều địa phương cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nếu có cơ cấu giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và sử dụng loại giống có độ
thuần cao, phẩm chất giống tốt thì có khả năng làm tăng năng suất từ 15 - 20% hoặc
cao hơn (Thanh Tri, 1987)[22].
Hiện nay, cả nước có trên 30 đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng
mới, trong đó 15 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT, 7 đơn vị thuộc Bộ Giáo
dục và đạo tạo, 1 thuộc Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia và 2 thuộc
Bộ Công thương. Bên cạnh đó, còn có hàng chục công ty trong và nước ngoài đang
thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản xuất.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam là một trong những cơ quan
nghiên cứu hàng đầu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và cây lúa nói
riêng. Viện đã lai tạo, nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất rất nhiều giống lúa mới
như C37, CN2, C180, V15, VX83, NR11, (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam, 1998)[28]. Trong những năm gần đây, Viện đã không ngừng nghiên cứu
và tạo ra các dòng giống lúa mới như: Giống BM9603 do tác giả Thái Thị Hòa và
cộng sự chọn tạo đã được công nhận là giống Quốc gia năm 2000. Mới đây là giống
BM9855 được tạo ra từ tổ hợp lai/VN10/Lemont do Lê Vĩnh Thảo lai tạo, chọn lọc,
được công nhận giống Quốc gia 2003 (Lê Vĩnh Thảo, 2003)[20].
Viện Cây Lương thực và Thực phẩm: Trải qua quá trình hoạt động Viện đã
đưa ra hàng chục giống lúa chất lượng và được bà con ưa chuộng. Trong đó có
giống PC6 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, có chất lượng gạo ngon:
hạt gạo dài, trong, không bạc bụng, tỷ lệ sát 68,5% hàm lượng amylose từ 18 - 19%,
cơm mềm, gạo ngon (Khúc Thùy Du, 2009)[5]. Ngoài ra, Viện còn nghiên cứu chọn
giống lúa chống chịu khô hạn với phương pháp thu thập nguồn vạt liệu giống lúa
cạn chịu hạn địa phương và các giống lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương
pháp lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu
hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng
Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam Bộ và Tây nguyên.
Viện Bảo Vệ Thực Vật: đã tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến
LC93-1 phục vụ sản xuất lương thực ở vùng cao. Với phương pháp chọn lọc từ tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
đoàn lúa cạn IRRI nhập nội từ năm 1993 đã chọn được giống LC93-1 có thời gian
sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất 3-4 tấn/ha, chịu hạn khá, chất lượng gạo
tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao.
Viện Di Truyền nông nghiệp Việt Nam: Từ khi thành lập đến nay, với đội
ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực: chọn giống, sinh
học phân tử, nuôi cấy tế bào. Đặc biệt trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nhiều
giống lúa của Viện được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mang lại lợi nhuận đáng
kể cho người dân, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Các giống lúa do
Viện chọn tạo ra: DT10, DT13, A20, CM1, DT122, HD1 (Viện Di Truyền Nông
nghiệp Việt Nam, 2006)[27].
Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tạo giống lúa chịu hạn bằng dấu chuẩn phân tử.
- Đã xác định được 31 giống chống chịu khô hạn chiếm 42,46% từ 73 giống
lúa cạn IRRI. Giống cứng cây và bông nhiều là BP225 D-TB 6-8, IR78933-B-24-B-
B-31, IR78933-b-24-B-b-4, IR65191-3B-2-2-2-2, BP227 D-M R -2-12.
- Các dòng chuyển vọng đã được phân lập và so sánh năng suất là: OM6840,
OM6863, OM6872, OM6862, OM6162, OM6867, OM6868, OM6869, OM7344,
OM7379, OM7340, OM7338, OM7261, OM8901, OM8900, OM8902. Trong đó có
1 giống OM6840 được đưa vào khảo nghiệm Quốc gia. Viện đang tiếp tục chuyển
khảo nghiệm Quốc gia 5 giống mới trong vụ Đông Xuân 2010 là giống OM8901,
OM8900, OM7379, OM7340, OM8902. Một giống đã được công nhận sản xuất thử
như: OM6162, OM6162.
+ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu cho đồng bằng sông Cửu Long:
- Giống lúa được Bộ công nhận chính thức: OM4900, OM6073, OM4498,
OM5930.
- Giống lúa được Bộ công nhận sản xuất thử: OM6161, OM5628, OM5625,
OMCS2009, OM6377, OM6877, OM5954, OM5629, OM6600, OM6071,
OM5981, OM3689, OM6032.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
+ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn và phẩm chất tốt cho ĐBSCL và
phía Bắc.
- Xác định được 14 giống bố mẹ kháng mặn tốt; 47 dòng lúa triển vọng
chống chịu mặn tốt; 8 markers thích hợp cho phân tích SSR và xử lý đột biến được
9 giống.
- Lai tạo được 235 tổ hợp lai; thanh lọc mặn nhân tạo 1352 dòng lúa và phân
tích SSR150 dòng lúa.
- Nuôi cấy mô 8 giống lúa, tạo được 382 dòng tái sinh đang trồng nhà lưới và
nuôi cấy túi phấn của 8 tổ hợp lai thế hệ F1, tạo được 25 dòng tái sinh.
- Kết quả chọn dòng SC2 giống lúa lai một bụi đỏ và Tép hành đột biến thu
được 212 cá thể có dạng hình mong muốn và chọn dòng DH2 từ 20 tổ hợp lai thu
được 380 cá thể có dạng hình mong muốn.
+ Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa thơm chất lượng cao có khả năng kháng
rầy cho vùng đồng bằng sông Cửu Long:
- Thực hiện được 371 tổ hợp lai đơn và 159 tổ hợp lai ba, 70 tổ hợp lai kép;
chọn được 3509 cá thể ở thế hệ F2; chọn được 4881 cá thể ở thế hệ lai F3; chọn
được 400 dòng F4.
- Chọn được 600 dòng đột biến ở thế hệ M3 và 456 dòng đột biến ở thế hệ
M4 trên các giống OM4900, Jasmin85, OM6162 và chọn được 93 dòng đột biến ở
thế hệ M2 và 453 dòng đột biến ở thế hệ M3 trên các giống Nàng nhen, Hoa sữa và
Nàng thơm Chợ Đào.
- Nuôi cấy túi phấn (NCTP) được 9 tổ hợp lai F1, tạo được 182 dòng tái sinh.
- Tạo biến dị soma: Thực hiện thí nghiệm tạo biến dị soma cho 2 giống lúa
DS20 và VND95-20. Kết quả thu nhận 47 dòng tái sinh ở giống DS20, 135 dòng ở
giống VND95-20.
- Giống OM4088 và OM2496-15 đã được công nhận giống tạm thời (theo
quyết định số 197/QĐ-TT-CLT ngày 18/6/2009 của Cục trưởng cục trồng trọt),
trong thời gian tới giống OM6072, OM4101, OM4218, OM8923, OM5166 sẽ được
làm thủ tục để công nhận giống tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
+ Chọn thuần và phục tráng các giống lúa chủ lục Cửu Long 8 (CL8) và
OM2395.
+ Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng và có năng suất,
chất lượng cao, kết quả đạt được:
- Giống OM5199 được Bộ NN & PTNT công nhận là giống chính thức.
- Giống OM5472 được Bộ nông nghiệp & PTNT công nhận là giống sản
xuất thử và được hội đồng KHCN cấp cơ sở đề nghị Bộ nông nghiệp & PTNT công
nhận giống chính thức vào đầu năm 2010.
- Giống OM5464 và giống OM5451 đã được hội đồng KHCN cấp cơ sở đề
nghị Bộ nông nghiệp & PTNT công nhận giống sản xuất thử vào đầu năm 2010.
+ Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn và phát triển một số nguồn gen chống
chịu với rầy nâu làm vật liệu tuyển chọn giống lúa kháng, đã thực hiện được:
- Thanh lọc 200 dòng giống lúa và đã xác định được 10 dòng/giống là nguồn
vật liệu kháng rầy.
- Lai tạo được 50 tổ hợp. Đã trồng và đánh giá 3,000 dòng ở thế hệ F4.
Giống ĐS1 được khảo nghiệm Quốc gia từ vụ Xuân năm 2003. Là giống
chất lượng cao và ổn định, được công nhận tạm thời năm 2005, giống ĐS1 có ngoại
hình đẹp, chiều cao trung bình, sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh trung bình,
gọn khóm, cứng cây, chống đổ tốt, sạch sâu bệnh, thuộc nhóm trung ngày, thích hợp
gieo cấy ở trà xuân chính vụ và mùa trung. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân: 160 -
170 ngày vụ Mùa: 110 - 120 ngày, năng suất đạt từ 60 - 74 tạ/ha. Tỉ lệ gạo sát đạt
70 - 75%. Cơm dẻo, đậm, ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Độ thuần khá, quần thể
đồng đều, trỗ tập trung, chiều dài bông trung bình, tỷ lệ lép thấp, dạng hạt bầu, cơm
mềm, ngon. Đây là giống lúa chất lượng cao.
- Giống khang dân 18 là giống thuần có xuất sứ từ Trung Quốc đặc điểm chủ
yếu là thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Xuân từ 125 đến 130 ngày, vụ Mùa 100 đến
105 ngày, đẻ nhánh khá, đẻ gọn chống chịu bệnh đạo ôn khá, chống chịu bệnh bạc
lá và bệnh khô vằn nhẹ, hạt gạo dài, trong, cơm dẻo. Năng suất cao và ổn định,
trung bình đạt từ 60 đến 70 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 85 đến 90 tạ/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Xu hướng tăng tỷ lệ giống chất lượng để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
nhằm nâng cao giá trị ngành trồng lúa đang được các địa phương và nông dân quan
tâm. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ gieo trồng giống chất lượng ngắn
ngày và đặc sản dài ngày tăng cao, chiếm trên 55% diện tích, đã góp phần quan
trọng tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Vùng Đồng bằng
sông Hồng cũng đang chuyển dịch theo hướng tăng giống lúa chất lượng nhằm đắp
ứng nhu cầu của thị trường nội địa trong bữa ăn hàng ngày của nông dân. Do đó cần
quan tâm hơn nữa đến chất lượng trong công tác chọn tạo giống lúa và phục tráng
các giống lúa địa phương cổ truyền.
* Đặc điểm của một số giống tốt:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều kiện canh
tác của địa phương: Mỗi địa phương đều có điều kiện sinh thái khác nên có các
giống lúa riêng thích ứng với từng vùng đó. Trong một vùng lại có các mùa vụ khác
nhau mà mỗi vụ lại có một giống phù hợp vì thế ở mỗi địa phương luôn trồng một
giống lúa khác nhau, trên cả nước có rất nhiều giống lúa.
- Cho năng suất cao, ổn định: Một giống lúa phải cho năng suất cao khi áp
dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, đồng thời, năng suất lúa phải ổn định ở những
năm khác nhau trong giới hạn của sự biến động khí hậu, thời tiết qua các năm.
- Có tính chống chịu tốt với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng: Ngày nay, khi mà lúa gạo đã đủ
thì các giống lúa tốt ngoài năng suất cao cần có chất lượng tốt.
- Hạt giống có chất lượng gieo trồng cao: Hạt giống là sản phẩn trực tiếp của
giống, là vật tư đặc biệt trong sản xuất lúa. Một giống lúa tốt cần có hạt giống với
chất lượng gieo trồng cao thì khi cấy mới có hiệu quả. Chất lượng gieo trồng của
một lô hạt giống được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
+ Độ đúng giống: Sự đồng nhất về mặt di chuyền giữa các hạt giống. Độ thuần càng
cao càng tốt.
+ Sức nảy mầm: Khả năng nảy mầm đồng đều và cho cây mầm bình thường
vào ngày thứ 4 sau khi gieo trong điều kiện nảy mầm tối ưu. Sức nảy mầm càng cao