Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận dự án cửa hàng mua bán đồ cũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.67 KB, 24 trang )

Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 1






TIỂU LUẬN
DỰ ÁN MUA BÁN ĐỒ CŨ











Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 2





Muc lục
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 3
I. Khởi nguồn ý tưởng 3
II. Lý do lựa chọn 3
III. Nét độc đáo của ý tưởng 3
IV. Giá trị của ý tưởng 4
V. Slogan : “TIẾT KIỆM HIỆN TẠI, ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI” 4
VI. Tóm tắt dự án : 4
VII. Mục tiêu của dự án 4
B. NGHIÊN CỨU THỊ TR
ƯỜNG 5
C. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 7
I. Mô tả sản phẩm của dự án : 7
II. Nghiên cứu chi phí ban đầu của dự án : 8
III. Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án : 10
D. TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN 12
E. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 13
F. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 17
I.
 Phân tích ưu, nhược điểm bằng SWOT 17
II. Hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại 18
G. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN 20
I. Phân tích độ nhạy của dự án 20
II. Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro 21
H. KẾT LUẬN 23




Lập & thầm định dự án đầu tư

DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 3





A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
I. Khởi nguồn ý tưởng
Hiện nay nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có những
biến động lớn tác động tới thu nhập và tiêu dùng của mỗi người dân mà đáng chú ý
nhất là sự tăng giá của các mặt hàng và dịch vụ dẫn đến người tiêu dùng bắt đầu thắt
chặt chi tiêu hơn. Sinh viên là một nguồ
n nhân lực tiềm năng trong tương lai của đất
nước nên nhà nước ta đã có nhiều chính sách để đầu tư cho đối tượng này nhưng đa số
các bạn vẫn có cuộc sống rất khó khăn, số tiền chi tiêu hàng tháng chủ yếu là từ sự
chu cấp từ gia đình, để theo đuổi việc học đòi hỏi các bạn phải tiết kiệm và ước tính
trong chi tiêu rất nhiều. Bởi v
ậy thì trường trao đổi, mua bán đồ cũ đang phát triển rất
mạnh mẽ và có một tiềm năng khai thác rất lớn ở hiện tại và cả trong tương lai.
II. Lý do lựa chọn
1. Lý do khách quan
Hiện nay trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua sắm lại
đồ cũ của các bạn sinh viên rất nhiều với nhiều mặt hàng đa dạng để tiết kiệm chi tiêu.
Bên cạnh
đó khi di chuyển chỗ ở các bạn sinh viên không có điều kiện để đem theo
các vật dụng như rổ, thau chậu, quạt máy, kệ sách…gây lãng phí trong khi có rất
nhiều bạn sinh viên có nhu cầu sử dụng lại những vật dụng ấy vì chắc chắn sẽ có giá
cả mềm hơn đồ mới mà chất lượng cũng tương đương.

2. Lý do chủ quan
Chúng tôi hiện đều là những sinh viên nên có khả nă
ng nắm bắt tâm lý chung và am
hiểu về mảng thị trường này. Đồng thời các thành viên trong nhóm là những thành
viên tích cưc, năng động và ham thích kinh doanh, có đam mê để đưa dự án này thành
công và có giá trị ứng dụng vào thực tiễn cao.
III. Nét độc đáo của ý tưởng
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 4

Các thành viên xây dựng nên ý tưởng này đều là sinh viên nên cửa hàng của chúng tôi
được thành lập để phục vụ cho sinh viên và lấy sinh viên làm động lực phát triển cho
hiện tại và cả tương lai. Đồng thời cửa hàng là sự tương tác giữa người bán và người
mua khi tạo ra một địa điểm để các bạn có thể trao đổi với nhau các mặt hàng cần thiết
mà không phải vận chuyển xa và bị ép giá như sử dụng hình thức trao đổi qua ve chai.
IV.
Giá trị của ý tưởng
Tạo ra lợi nhuận và thỏa mãn ham muốn kinh doanh của các thành viên trong nhóm
đồng thời chúng tôi mong có thể giúp các bạn sinh viên khắc phục được phần nào khó
khăn của các bạn trong lúc nền kinh tế khó khăn hiện nay.
V. Slogan : “TIẾT KIỆM HIỆN TẠI, ĐẦU TƯ TƯƠNG LAI”
VI. Tóm tắt dự án :
Tên dự án : cửa hàng mua bán đồ dùng cũ cho sinh viên làng đại học thủ đức.
Địa điểm đầu tư: Nhà thuê
địa chỉ 192 đường số 8 Khu phố 6 Phường Linh Trung
Chủ đầu tư : Nhóm 13, Lớp K09401, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Lĩnh vực hoạt động : Mua bán đồ dùng thiết yếu
Tổng vốn đầu tư: 115,000,000 đồng

Trong đó:
- Vốn tự có: 35,000,000 đồng
- Vốn góp: 60,000,000 đồng
- Vốn vay: 20,000,000
Quy mô: cửa hàng có diện tích khoảng 30m
2
với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng
động và sáng tạo không chỉ phục vụ nhu cầu mua và bán đồ cũ của các bạn sinh viên
trong làng đại học mà chúng tôi mong muốn hướng tới xây dựng nhiều của hàng hơn
nữa ở gần các trường đại học nhằm phục vụ tốt nhất cho các bạn sinh viên.
Chức năng, nhiệm vụ: Phục vụ cho tất cả các bạn sinh viên có nhu cầu mua và bán đồ
cũ.
Đồng thời trong tương lai với mục tiêu phát triển thêm nhiều của hàng chúng tôi
mong muốn có thể tạo ra nhiều việc làm thêm cho các bạn sinh viên.
VII. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu ngắn hạn
- Xây dựng một cửa hàng tại làng đại học Quốc Gia HCM để các bạn sinh viên
tới mua và bán các đồ cũ như thau chậu, kệ sách, quạt, rổ… với mục đích đem đến
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 5

cho khách hàng một dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lí cho mọi đối
tượng là sinh viên.
- Với khoản đầu tư vừa phải, khả năng thu hồi vốn và phát triển cao.
2. Mục tiêu trung hạn
- Xây dựng và phát triển một chuỗi cửa hàng trên thành phố Hồ Chí Minh với
phương châm “ Ở đâu có sinh viên ở đó có chúng tôi” . Bên cạnh đó, tìm kiếm và mở
rộng đối tượng khách hàng ti

ềm năng “ Công nhân và người có thu nhập thấp”.
3. Mục tiêu dài hạn
- Nhân rộng mô hình này về cả quy mô và các sản phẩm. Đưa mô hình này ra
toàn quốc bên cạnh đó đa dạng hơn các sản phẩm và hình thức mua bán cũng như đối
tượng hướng tới.
B. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I. Nghiên cứu nguồn cung và nhu cầu của dự án
Sau thời gian thu thập, khảo sát và xử lý thông tin. Những phân tích, đánh giá t
ổng
hợp về thị trường như sau :
1. Bạn có nhu cầu bán những đồ dùng trên khi không còn sử dụng không?





Với 143/200 số phiếu chọn là có nhu cầu bán những đồ dùng khi không còn sử dụng
chiếm 72%, đây là một con số khá lớn chứng tỏ nhu cầu bán không những là có mà
còn rất đông. Điều này sẽ làm cho nguồn cung của cửa hàng vô cùng phong phú và đa
dạng cả về chủng loại, s
ố lượng và chất lượng.
2. Bạn thường có nhu cầu mua các loại đồ dùng như trên hay không?

143
72%
Không
57
28%
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ


Nhóm 13 – K09401 6






Với 127/200 số phiếu chọn là có nhu cầu mua những đồ dùng khi không còn sử dụng
chiếm 64%, đây là một con số khá lớn và xấp xỉ tương đương với nhu cầu bán chứng
tỏ nhu cầu mua cũng rất đông. Điều này sẽ làm cho lượng cung và lượng cầu trên thị
trường mua bán đồ cũ của cửa hàng trở nên cân bằng hơn.
Bên cạnh nhu cầu rất cao đó, các bạ
n sinh viên chú ý rất nhiều đến chất lượng sản
phẩm (66%), tiếp đó là giá cả (21%)…Vậy nên, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan
trọng mà chúng ta nên đưa lên hàng đầu nếu muốn tiến hành dự án và phát triển dự án
đi lên bền vững.
3. Hình thức xử lý đồ dùng cũ của các bạn như thế nào?








Về hình thức xử lý đồ dùng cũ, 44% các bạn sẽ bán đồ
ng nát, 37% sẽ cho lại người
khác, còn lại là bỏ đi và các cách xử lý khác. 44% không phải là con số quá cao nhưng
nó đủ để tạo niềm tin để chúng ta cho ra đời của hàng mua bán đồ cũ này, và hi vọng

với sự phát triển của cửa hàng thì số người bán đồ dùng cũ sẽ cao hơn thay thế cho
việc cho lại người khác hoặc bỏ đi.

127
64%
Không
73
37%
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 7

Qua khảo sát, nhận thấy nguồn cung _ cầu sản phẩm của dự án mang tính khả quan .
Và “cửa hàng thu mua đồ cũ” ra đời như một nhu cầu bất thiết và có thể sinh lợi
nhuận .
4. Nghiên Cứu Về Đối Thủ Cạnh Tranh
Hiện tại, dự án “mua bán đồ cũ” bên làng đại học thủ đức không có đối thủ cạnh tranh
trực tiếp. Tuy vậy, vẫn tồn tại rất nhiều
đối thủ cạnh tranh gián tiếp làm sẻ nhỏ kênh
phân phối sản phẩm của dự án. Đó là những người thu mua đồng nát, các cửa hàng
vẫn mua lại đồ cũ( chỉ mua kệ sách).
Những đối thủ cạnh tranh của cửa hàng đưa ra giá mua lại sản phẩm khá thấp, giới
hạn sản phẩm, đây có thể là một lợi thế cho cửa hàng có tiềm năng nhận được sự ủ
ng
hộ của các bạn sinh viên.
Và qua khảo sát, có thể nhận thấy được sự ủng hộ và tính cần thiết của cửa hàng .
5. Cửa hàng này có cần thiết cho các bạn sinh viên hay không ?





Với các có số trên, ta có thể thấy việc cho ra đời một của hàng mua bán đồ cũ là một
điều vô cùng cần thiết
C. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
I. Mô tả sản phẩm của dự án :
Dự án kinh doanh “ mua bán các sản phẩm, đồ dùng đã qua sử dụng” như : Thau,chậu,
bàn học, kệ sách,bếp…vẫn còn sử dụng được. Các sản phẩm được mua lại và định giá
tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm hiện có, phụ thuộc vào tình trạng cung cầu của sản
phẩm lúc kinh doanh, điều kiện ràng buộc là mua các loại sản phẩm này với mức giá
tối đa bằng 50% giá hàng mới.

169
85%
Không
31
16%
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 8

Bảng 1. Bảng giá trên thị trường của các sản phẩm mới theo khảo sát ngày
11/12/2012 theo khu vực kinh doanh bên làng Đại học Thủ Đức

STT TÊN SP MỨC GIÁ HÀNG MỚI
1 Quạt
Quạt hộp 150.000- 180.000
Quạt đứng 110.000 - 140.000


2 Kệ sách Tùy theo kích thước: 90.000 - 100.000 - 120.000
3 Tủ áo quần Tùy theo kích thước: 500.000 - 620.000 - 700.000
4 Bếp gas mini namilux : 150.000 - 180.000
5 Nồi cơm điện Tùy theo kích thước: 170.000 - 260.000 - 350.000
6 Ấm nước 150.000 - 200.000
7 Bàn học loại nhỏ 45.000 - 50.000
8 Đèn học 55.000 - 60.000 - 75.000
9 Xô 35.000
10 Thau chậu Tùy theo kích thước
11 Xọt rác
Nhựa tái chế : 12.000
Nhựa cao cấp: 42.000
12 Kệ kê giày,dép
Nhựa taí chế: 30.000
Nhựa cao cấp: 60.000
13 Thùng sắt 110.000 - 120.000 - 140.000

Thực tế cho thấy, sinh viên không chỉ giới hạn sử dụng các sản phẩm trong bảng khảo
sát. Tuy nhiên, phần đa vật dụng các bạn sinh viên sử dụng các sản phẩm có giá dao
động trong phạm vi bảng khảo sát.
II. Nghiên cứu chi phí ban đầu của dự án :
- Mua xe ba bánh: 85,000,000 dùng trong 5 năm. Giá trị còn lại sau khi thanh lí
55,000,000.
- Vì đặc tính cơ bản của sản phẩm là đã qua sử dụng, nên cần phải b
ỏ chi phí để
tân trang, sửa chữa những sản phẩm này trước khi đến tay người tiêu dùng. Số
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 9


tiền cho các dụng cụ cần thiết cho dự án trong 5 năm 10,000,000 khầu hao
hoàn toàn.
Bảng 2.Bảng liệt kê các dụng cụ cần thiết cho dự án trong 1 năm
STT Tên dụng cụ
Tên sản
phẩm/ nhà
cung cấp
Số
lượng
Đơn giá (đồng) Giá trị (đồng)
1 Giấy nhám 1 25,000 25,000
2 Dây kẽm loại lớn 2 6,000 12,000
3 Dây kẽm loại nhỏ 2 3,000 6,000
4 Vít đầu dẹp Bake 1 19,000 19,000
5 Vít đầu tròn Bake 1 21,500 21,500
6 Cọ 5 2,000 10,000
7 Nhớt 1 30,000 30,000
8 Búa nhỏ 1 25,000 25,000
9 Nước rửa chén Sunlight 1 23,000 23,000
10 Ổ điện tròn Deluxe 1 65,000 65,000
11 Ổ điện dài Deluxe 1 119,000 119,000
12
Miếng lưới rửa
chén
SAMRAN 3 5,800 17,400
13 Khăn lau Magic 1 19,800 19,800
14 Băng keo Good Tape 2 16,000 32,000
15 Keo dán 502 2 7,000 14,000
16 Kìm Kep Cua 1 57,000 57,000

17 Dao lớn Kiwi 1 50,900 50,900
18 Dao nhỏ Kiwi 2 22,800 45,600
19 Kéo Hiệp Phát 2 19,000 38,000
20 Ổ Khóa Việt-Tiệp 2 150,000 300,000
21 Cân 12kg Nhơn Hòa 2 260,000 520,000
22 Bàn chải cọ KB806 1 70,000 70,000
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 10

23 Bàn chải Supmei 2 19,000 38,000
24 Đinh 5 phân
Vina
Kyeoi
3 5,600 17,000
25 Đinh thép 1,6P 2 1,500 3,000
26 Vít mạ kẽm Buildex 1 2,000 2,000
27 Ốc vít 3P 1 10,000 10,000
28 Ốc Vít 5P 1 14,000 14,000
29 Máy khoan
Ken
6910er
1 374,000 374,000
Tổng
cộng
2,000,000


Ngoài ra, để cửa hàng đi vào hoạt động thực tiễn, còn một số chi phí khác cần đề cập

đến : chi phí quảng cáo cửa hàng ( phát tờ rơi, sử dụng các kênh mạng xã hội….), chi
phí cho việc khảo sát thị trường, nghiên cứu dự án….

Bảng 3.Bảng liệt kê chi phí quảng cáo cho cửa hàng

Stt Loại Chi Phí Thành Tiền
1 Phát tờ rơi 250,000
2 Khảo sát thị trường 150,000
3 Chi phí phát sinh khác… 100,000
Tổng 500,000

III. Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án :
Địa điểm thực hiện dự án : Nhà thuê địa chỉ 192 đường số 8 Khu phố 6 Phường Linh
Trung ( phía sau Đại học Kinh Tế- Luật, giáp Kí túc xá Khu B Đại học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh, gần khu nhà trọ công nhân khu chế xuât Linh Xuân).
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 11

Nguyên tắc và lý do chọn địa điểm : Thuận tiện đi lại, an ninh ổn định. Gần nguồn
cung cấp và tiêu thụ hàng hóa. Gía thuê nhà hợp lý, nhà thuê còn tốt. Nằm trên tuyến
đường nhựa đi lại dễ dàng, là đường dẫn vào Kí túc xá sinh viên, nhà trọ công nhân
khu chế xuất Linh Xuân. Là khu vực an ninh, gần tổ dân phố, gần chợ, khu dân cư
đông đúc.
Stt Các yếu tố Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 Chi phí mua hàng hóa 75,000,000
112,500,0
00
168,750,0

00
210,000,0
00
235,000,0
00
2
Bán thành phẩm và
dịch vụ mua ngoài

3 Nhiên liệu
4 Năng lượng 1,200,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000
5 Nước 800,000 1,500,000 1,500,000 1,500,000 1,500,000
6 Tiền lương 18,000,000
22,000,00
0
50,000,00
0
58,000,00
0
64,000,00
0
7 Bảo hiểm xã hội
8
Chi phí bảo dưỡng
máy móc, thiết bị, nhà
xưởng

Khấu hao

- Khấu trừ chi phí

chuẩn bị
- Khấu hao máy
móc thiết bị, phương
tiện vận tải
9
- Khấu hao nhà
xưởng và cấu trúc hạ
tầng
10
Chi phí thuê nhà và
kho
30,000,000
42,000,00
0
42,000,00
0
42,000,00
0
42,000,00
0
11
Chi phí quản lý doanh
nghiệp

Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 12

Phân tích mặt bằng và nhà thuê : Nhà thuê (nhà cấp 4) xậy tường lợp tôn tương đối

rộng rãi, sạch sẽ, diện tích 4m×8m. Có thể ngăn nhà thành 2 căn để trữ hàng và sinh
hoạt. Trước nhà có hành lang cách đường 3m, đường nhựa rộng rãi thoáng mát. Giá
thuê nhà 3,5 triệu/ tháng (còn thương lượng). Nếu thuê, phải thế chân một tháng tiền
cọc, làm hợp đồng thuê sáu tháng hoặc một năm. Điện, nước sử dụng đồng hồ riêng,
có chổ đổ rác công cộng.
Với địa điểm trên và đối tượng khách hàng chính là sinh viên ( còn có khách hàng là
công nhân khu nhà trọ) thì việc tiếp cận, thu mua đồ cũ của sinh viên khu B, A khá
thuận tiện. Bên cạnh đó khách hàng tiêu dùng đồ cũ chủ yếu là sinh viên khu B (còn
có sinh viên khu A, công nhân…) dễ dàng tìm đến cửa hàng khi có nhu cầu. Khu vực
này có nhiều nhà cho thuê tương tự, nếu hoạt động kinh doanh của cửa hàng thuận lợi,
có hiệu quả, tương lai có thể mở rộng của hàng lớn hơn.

Bảng 4.Bả
ng tổng chi phí cho dự án hoạch định trong vòng5 năm kinh doanh.
D. TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN



Bán Hàng Marketing Kỹ Thuật

Trên là sơ đồ phân chia bộ phận theo chức năng của cửa hàng, đây là một cách phân
chia được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí bảo hiểm
tài sản
12
- Chi phí tiêu thụ
sản phẩm

13

Lãi vay tín dụng(
14%)



14 Chi phí khác 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000
Quản lý
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 13

Theo đó, người quản lý giám sát sự hoạt động của các bộ phận cấp dưới, quản lý tài
chính cho cửa hàng, năm thứ nhất thứ hai sẽ thuê một người, ba năm còn lại thuê hai
người.
Bộ phận bán hàng : chịu trách nhiệm mua và bán sản phẩm đến người tiêu
dùng.
Bô phận marketing : nhiệm vụ khảo sát thị trường, đưa ra chiến lược pr,
marketing nhằm thu hút nhiều khách hàng và nhân rộng mô hình đầu tư của dự án.
Bộ phận kỹ thuật : sửa chữa, tân trang lại các sản phẩm, bảo đảm chất lượng
sản phẩm.
Tuy nhiên, xét theo tình hình hoạt động thực tế của cửa hàng, các bộ phận có thể linh
hoạt thay phiên nhiệm vụ cho nhau tùy tình hình.
E. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Bảng 1. Kế hoạch khấu hao theo đường thẳng của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Nă
m 3 Năm 4 Năm 5
Nguyên giá máy móc
thiết bị

95 95 95 95 95 95
Khấu hao trong kỳ 8 8 8 8 8
Khấu hao lũy kế 8 16 24 32 40
Đầu tư mới 95
Gía trị cuối cùng còn lại 95 87 79 71 63 55

- Số tiền ban đầu đầu tư máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ gia công trị giá 95
triệu đồng. Ước tính đến cuối năm thứ 5, giá trị còn lại của các công cụ này là 55 triệu
đồng.
- Vậy mức khấu hao được trích ra hằng năm bằng nhau trong suốt thời kì khấu
khao là 5 năm và được tính như sau:
SLD = (95 – 55)/5 = 8 triệu đồng/ năm
Bảng 2. Kế hoạch trả nợ
gốc và lãi vay của dự án
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 14

Dư nợ đầu kỳ 20 16 12 8 4
Lãi phát sinh
trong kỳ
2.8 2.24 1.68 1.12 0.56
Số tiền trả nợ
-Nợ gốc đến hạn
-Lãi đến hạn

6.8
4

2.8

6.24
4
2.24

5.68
4
1.68

5.12
4
1.12

4.56
4
0.56

Dư nợ cuối kỳ 20 16 12 8 4 0
Nợ vay tăng
thêm
20

- Dự án dự kiến sẽ phải vay ngân hàng 20 triệu để trả các khoản tiền phát sinh
trong quá trình kinh doanh, lãi vay là 14%/năm, số kỳ trả gốc đều là 5 năm và trả vào
ngày cuối cùng của mỗi năm (31/12). Vậy thì mỗi năm sẽ trả là 20/5 = 4 triệu đồng.
Kèm theo đó là lãi vay phát sinh từng năm được tính như bảng trên.
Bảng 3. Bảng dự tính doanh thu của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục Năm 0 N

ăm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí mua hàng hóa 75 112.5 168.75 210 235
Doanh thu 150 225 337.5 420 470

- Doanh thu ước tính sẽ bằng 200% so với chi phí mua hàng hóa.
Bảng 4. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án

Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Doanh thu 150 225 337.5 420 470
Chi phí hoạt
động
127 182 266.25 315.5 346.5
Khấu hao 8 8 8 8 8
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 15

Thu nhập trước
thuế và lãi vay
phải trả (EBIT)
15 35 63.25 96.5 115.5
Lãi vay phải trả 2.8 2.24 1.68 1.12 0.56
Thu nhập trước
thuế
12.2 32.76 61.57 95.38 114.94
Thuế môn bài 1 1 1 1 1
Lợi nhuận sau
thuế
11.2 31.76 60.57 94.38 113.94


- Chi phí hoạt động bao gồm tất cả các loại chi phí mua hàng hóa, nguyên nhiên
liệu, điện, nước, tiền thuê nhà….trừ các khoản khấn hao, lãi vay và thuế.
- Thuế môn bài: Thuế môn bài là một sắc thuế gián thu và thường là định ngạch
đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký
hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh
kế trước tùy từng nước và từng địa phương.

Bảng 5: Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt

STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
1
Nhu cầu tồn quỹ tiền
mặt
7.5 11.25 16.875 21 23.5 0
2
Chênh lệch tồn quỹ tiền
mặt
7.5 3.75 5.625 4.125 2.5 -23.5
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 16

3 Tác động đến dòng tiền -7.5 -3.75 -5.625 -4.125 -2.5 23.5

Bảng 6: Bảng cân đối dòng tiền theo quan điểm TIP
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
A. Dòng tiền vào


Doanh thu
150 225 337.5 420 470
0
Chênh lệch khoản phải thu
Thanh lý tài sản cố định 55
Tổng dòng tiền vào (CF)
150 225 337.5 420 470
55
B. Dòng tiền ra
Đầu tư vào đất
Đầu tư vào máy móc, thiết bị 95
Chi phí hoạt động
127 182 266.25 315.5 346.5
0
Chênh lệch khoản phải trả
Chênh lệch tồn quỹ tiền mặt 7.5 3.75 5.625 4.125 2.5 -23.5
Thuế thu nhập doanh nghiệp 1 1 1 1 1 1
Tổng dòng tiền ra (TIP) 95 135.5 186.75
272.87
5
320.62
5
350 -22.5
C. Cân đối dòng tiền

CF- TIP -95 14.5 38.25 64.625 99.375 120 77.5

I. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
1. Thời gian hoàn vốn của dự án


Bảng 1. Thu nhập thuần của dự án

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Nặm 5
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 17

Doanh thu 150 225 337.5 420 470
Chi phí 130.8 185.24 268.93 317.62 348.06
Lợi nhuận 19.2 39.76 68.57 102.38 121.94
Thu nhập thuần 27.2 47.76 76.57 110.38 184.94


Bảng 2. Thời gian hòa vốn của dự án

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Thu nhập thuần 27.2 47.76 76.57 110.38 184.94
Hiện giá thu nhập
thuần
24.9541 40.1986 59.1261 78.196 120.1983
Lũy kế hiện giá
thu nhập thuần
24.9541 65.1527 124.2788 202.4748 322.6731

Tpp = (3 - 1) + [(95 -65.1527)/( 124.2788-65.1527) ] x 12
= 2 năm + 6.0577 tháng
2. Hiện giá thu nhập thuần (NPV):
NPV = 322.6731– 95 = 227.6731

3. Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR):
Chọn r
1
= 50, NPV = 13.2051
Chọn r
2
= 53, NPV = 6.7605
F. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
I. Phân tích ưu, nhược điểm bằng SWOT

Thời cơ (O)

- Những thành viên thực hiện dự án
hiện là sinh viên năm cuối của
trường đại học thuộc khối ngành
kinh tế, có nhiệt huyết, đam mê
kinh doanh và nền tảng kiến thức
nhất định.

Thách thức (T)

- Vốn đầu tư
ít và quy mô cửa hàng còn nhỏ.
- Các thành viên lập dự án chưa có kinh
nghiệm kinh doanh thực tế.
- Yếu tố lạm phát ảnh hưởng tới lợi nhuận
và khả năng tài chính của dự án.
- Chưa có nguồn khách hàng quen để có thể
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ


Nhóm 13 – K09401 18

- Thời gian hiện giờ là sắp đến tết và
sắp kết thúc học kì 1 nên sinh viên
chuyển chỗ trọ rất nhiều nên nguồn
cung và cầu cho dự án lớn.

tăng cường khâu maketing cho dự án.

Điểm mạnh (S)

- Đối tượng hướng tới là sinh viên –
một lượng khách hàng đông đảo.
- Dự án phù hợp với tâm lý sinh
viên và chính sách cải thiện đời
sống cho sinh viên của Nhà nước.
- Nơi đặt cửa hàng là trung tâm nơi
giao nhau của nhiều trường đạ học
và gần kí túc xá, các nhà trọ và
làng đại học.
- Có thể nắm bắt được tâm lý và nhu
cầu của khách hàng.

Đi
ểm yếu (W)

- Chưa đa dạng nguồn khách hàng, mới
dừng lại ở sinh viên mà chưa nhắm tới
nhiều đối tượng như công nhân, các công

trình thanh lý…
- Phạm vi kinh doanh còn hẹp chưa mở rộng
ra các trường đại học khác trên toàn thành
phố.

II. Hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại
1. Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư
- Mức đóng góp cho ngân sách:
- Số việc làm tăng thêm cho từng năm là 2 việc làm và tăng thêm cho cả vòng
đời sản phẩm là 2.
- Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường của dự án: do đây là dự án
chuyên mua bán đồ cũ đã qua sử d
ụng, loại hình kinh doanh mới tại khu vực hoạt
động, hiện chưa có đối thủ cạnh tranh, kinh doanh cùng loại trên thị trường nên mức
độ chiếm lĩnh thị trường của dự án hầu như là 100%.
- Các tác động đến môi trường sinh thái: khi mô hình kinh doanh này thực hiện
sẽ làm giảm rác thải, giảm ô nhiễm môi trường do nhiều sinh viên thường hay vứt bỏ
đồ dùng cũ khi di chuyển chỗ ở.
- Đáp ứng nhu c
ầu và nâng cao mức sống của người dân: theo khảo sát thì phần
lớn sinh viên đều có nhu cầu mua và bán đồ dùng đã qua sử dụng khi chuyển chỗ trọ
mới, số lượng sinh viên tại làng đại học hiện rất lớn nên dự án này là rất cần thiết. Bên
cạnh đó, loại hình kinh doanh này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh và có
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 19

thể dùng số tiền đó chi tiêu cho những việc làm cần thiết khác, giảm được những rắc
rối khi phải vận chuyển chỗ ở đến nơi khác, nhất là những sinh viên không mấy khá

giả.
- Tác động dây chuyền đến các ngành liên quan: do loại hình kinh doanh đồ cũ
đã qua sử dụng có liên quan đến ngành thu mua phế liệu và các cửa hàng bán đồ dùng
mới, nên khi loại hình này hoạt động sẽ tác động một phần đến hi
ệu quả kinh doanh
của các cửa hàng thuộc nhóm ngành này trong cùng khu vực. Ví dụ như, làm giảm
năng suất mua vào của các cửa hàng thu mua phế liệu do thay vì bán phế liệu người ta
sẽ bán cho cửa hàng đồ cũ với mức giá cao hơn và chấp nhận được; người ta sẽ ít lựa
chọn mua đồ dùng tại các cửa hàng bán đồ mới thay vào đó sẽ đến mua tại cửa hàng
đồ cũ để tiết kiệm chi tiêu. Do đó, mô hình kinh doanh này r
ất có thể làm giảm doanh
thu của các cửa hàng thu mua phế liệu và bán đồ mới.
- Giải quyết việc làm cho một số sinh viên để giúp các bạn cải thiện cuộc sống
với mức lương 2.100.000 đồng/tháng/sinh viên. Đây là con số đáng kể so với mức
sống của các bạn sinh viên hiện nay.
- Qua 5 năm vận hành kết quả đầu tư, sau khi hoàn trả vốn vay, dự án sẽ đem lại
lợi nhuận là 227.6731 triệu đồng. Và đây là bước khởi đầu cho các thành viên thực
hiện dự án có những bước tiến xa hơn cho công việc kinh doanh sau này như việc sử
dụng lợi nhuận thu được từ dự án này để phát triển một dự án với sự mở rộng hơn về
quy mô lẫn đối tượng hướng tới.
- Việc thực hiện dự án sẽ giúp các bạn sinh viên trong nhóm phát huy vai trò c
ủa
các kến thức lý thuyết trên trên ghế nhà trường vào cuộc sống thực tế để nhận ra
những khó khăn khi thực hiện một dự án kinh doanh từ đó rút ra rất nhiều kinh
nghiệm cho những bước khởi nghiệp kinh doanh sau này. Đây là mục tiêu của Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực tài năng cho xã hội.
2. Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô
D
ưới đây sẽ phân tích chi phí và lợi ích của dự án đứng từ góc độ vĩ mô, đó được xác
định bằng tỷ số lợi ích – chi phí (kí hiệu là B/C)

Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 20

= =
Trong đó:
- Lợi ích ở đây bao gồm lợi ích của nhà đầu tư, của người lao động, của sinh
viên có được (từ việc giảm được chi phí, gia tăng tiết kiệm), lợi ích cho người dân địa
phương,
- Chi phí ở đây bao gồm: chi phí của nhà đầu tư bỏ ra trong suốt quá trình hoạt
động kinh doanh, chi phí của các cửa hàng kinh doanh cạnh tranh có sản phẩm tương
tự, chi phí của địa phương,
Do quy mô hoạt động kinh doanh của cửa hàng tương đối nhỏ, mục đích kinh doanh
chủ yếu là để tìm kiếm lợi nhuận của cá nhân nhà đầu tư nên tác động của loại hình
kinh doanh này đến kinh tế xã hội đứng trên góc độ vĩ mô là rất nhỏ và không đáng
kể, có thể không tính đến.
G. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN
I. Phân tích độ nhạy của dự án
Phân tích độ nhạy của d
ự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
của dự án như lợi nhuận thuần, NPV, IRR, T khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu
đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy của dự án hay các chỉ tiêu
hiệu quả tài chính của dự án với sự biến động các yếu tố liên quan.
Phân tích độ nhạy giúp nhà đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu t
ố nào. Hay
nói các khác yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài chính
để từ đó có các biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra
phân tích độ nhạy của dự án cho phép nhà đầu tư chọn được những dự án có kết quả
an toàn cao. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt hiệu quả khi những yếu

tố tác động đến nó thay đổi theo chiều không thuận lợi.
Quan sát s
ự thay đổi IRR của dự án do sự thay đổi các yếu tố giảm chi phí mua hàng
hóa 10%, doanh thu bằng 1.8 lần ( giảm 10%)

Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 21

Như vậy, IRR của dự án nhạy nhiều nhất đối với với giảm chi phí mua hàng hóa. Khi
chi phí mua hàng hóa giảm 10% thì tỉ suất sinh lời nội bộ IRR giảm từ 51.2% xuống
33.65%. Đây là tác động rất lớn đến lợi nhuận của dự án, vì vậy cần có biện pháp lẫn
kế hoạch để tạo nguồn đầu vào ổn định.
Sau đây sẽ phân tích yếu tố chi phí mua hàng hóa thay đổi tác động
đến tỷ suất sinh
lời nội bộ (IRR) như thế nào theo các chiều hướng hướng bất lợi trong giới hạn -
10%, -20%, -25%.

Độ nhạy Mức thay đổi của nguyên vật hàng hóa đầu vào
Chỉ tiêu -25% -20% -10% 0
NPV
(triệu
đồng)
107 137 196 255
IRR(%) 12.3 19.957 33.65 51.187





Tỷ suất chiết khấu của dự án là 9%

Qua bảng tính trên, chúng ta thấy rằng khi chi phí mua hàng giảm trong các phạm vi
10%, 20% và 25% nhưng NPV vẫn dương và vẫn ở mức cao lần lượt là 33.65%,
19.957% và 12.3%, vẫn lớn hơn lãi suất chiết khấu 9%. Từ phân tích trên ta rút ra
nhận xét rằng dự án này có mức độ an toàn cao.
II. Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro
Khi dự án được thực hiện, trong quá trình hoạ
t động kinh doanh có thể sẽ gặp phải
một số rủi ro tạo ra chiều hướng bất lợi cho nhà đầu tư. Rủi ro ở đây có thể là: rủi ro
STT Các yếu tố thay đổi IRR
1 Không đổi 51.20%
2 Giảm chi phí phí mua hàng hóa 10% 33.65%
3
Doanh thu = 1.8 lần chi phí mua hàng hóa (giảm
10%)
39.89%
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 22

do cạnh tranh của các ngành có sản phẩm tương đương trên thị trường, rủi ro do chi
phí gia tăng,
Do dự án này kinh doanh với quy mô nhỏ, cần ít vốn ban đầu gồm vốn tự có và vốn
vay nên rủi ro hoạt động ở mức độ thấp, thời gian hoàn vốn hơn hai năm và thu về
một khoảng lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Dưới đây sẽ phân tích sơ qua về một số yếu tố rủ
i ro có thể sẽ gây tác động bất lợi đến
dự án.

Rủi ro do sự cạnh tranh của các ngành liên quan: các ngành liên quan có thể gây
tác động đến hoạt động của dự án như đã phân tích ở các phần trên là các cửa hàng thu
mua phế liệu và các cửa hàng bán đồ mới.
Đầu tiên là đối với các cửa hàng thu mua phế liệu: Rủi ro gặp phải có thể là giá mà
chúng ta mua không cao hơn nhiều so với giá mua của các cửa hàng mua phế liệu, vì
số
lượng các cửa hàng trong cùng khu vực nhiều, phân bố tương đối đều so với phạm
vi sinh sống của sinh viên nên tiện hơn cho sinh viên đi bán đồ cũ khi không sử dụng
nữa. Do đó sẽ hạn chế số lượng khách hàng đến bán đồ tại cửa hàng do có phần bất
tiện, đều này sẽ gây sụt giảm vể cung hàng hóa đầu vào cho cửa hàng. Vì thế, thách
thức đặt ra để hạn chế rủi ro trong trường h
ợp này là phải có chính sách giá mua hợp lí
để thu hút khách hàng, nhằm làm cho khách hàng chủ động tìm đến cửa hàng mình
nhờ sự khác biệt giá cao.
Sự cạnh tranh thứ hai đến từ các cửa hàng bán đồ mới, do dựa án cần tính toán giá
bán đầu ra làm sao để có thể đem lại lợi nhuận phù hợp, giá của các sản phẩm mới cao
hơn giá sản phẩm đã sử dụng vì khác biệt chất lượng, nhiều khách hàng có thể vẫn ưa
chuộ
n đến các cửa hàng đồ mới hơn nếu chênh lệch giá bán ở hai nơi không cao, họ
sẵn sàng bỏ thêm chút ít tiền để có được sản phẩm mới có độ tin cậy về chất lượng.
Do đó các công việc để có thể thu hút nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lí,
cạnh tranh với giá các sản phẩm còn mới cần được chú trọng tới.
Tuy nhiên, theo đánh giá và nhận thấy rằng, các rủi ro trên sẽ không cao vì trong quá
trình lậ
p dự án, chúng tôi đã khảo sát kỹ giá cả các hàng hóa cũ trên thị trường, tham
khảo giá mua từ các cửa hàng mua phế liệu, giá thu và bán đồ cũ của một số nhà mua
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 23


đi bán lại một số loại hàng hóa nhất định, vì thế mức độ chính xác trong việc định giá
sản phẩm sẽ rất cao, rủi ro trong trường hợp này là thấp, nếu có thì tỷ suất sinh lợi sẽ
không thay đổi nhiều.
Tóm lại, dự án này sẽ gặp phải sự cạnh tranh của hai ngành liên quan trên, nó có thể
sẽ gây tác động ít nhiều đến nguồn đầu vào và đầu ra của cửa hàng. Vì thế, chính sách
sách giá cả sẽ
được quan tâm kỹ hơn, định giá đầu vào và đầu ra hợp lí để có thu hút
nhiều khách hàng và đem lại lợi nhuận tối ưu cho hoạt động kinh doanh.
Rủi ro từ đánh giá sai chất lượng sản phẩm: do khó đánh giá được chất lượng và
tuổi thọ sản phẩm thông qua bề ngoài của chúng, dẫn đến nhiều trường hợp đánh giá
sai trong quá trình thu mua hàng nên hàng mua về sẽ khó bán được với giá có thể sinh
lời. R
ủi ro này sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Tuy nhiên, trước khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tìm hiểu qua các phương
pháp kỹ thuật để có thể xác định được chất lượng sản phẩm cũ thông qua các biện
pháp chạy thử, so sánh xuất xứ bên ngoài của các sản phẩm khác nhau, để tìm ra đặc
điểm chung để nhận dạng khi phân loại sản phẩm. Vì thế, có thể đảm b
ảo rằng, trong
quá trình mua bán sản phẩm sẽ đánh giá hợp lí chất lượng của sản phẩm nhằm hạn chế
tối đa khoản lỗ và đạt được lợi nhuận tối ưu cho dự án.

H. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích trên ta thấy, dự án “Cửa hàng mua bán đồ cũ” là dự án kinh
doanh có hiệu quả, có thị trường đầu vào và đầu ra ổn định nếu chúng ta biết cách tìm
l
ượng cung và lượng cầu hợp lý bằng các phương thức marketing quảng cáo như phát
tờ rơi, thông báo trên các phương tiện truyền thông, internet hay truyền miệng qua bạn
bè và những người xung quanh…Dự án đơn giản, dễ thực hiện, chi phí đầu tư không
lớn so với các dự án kinh doanh khác vì thế nên rủi ro hoạt động ở mức độ thấp, thời

gian hoàn vốn khoảng hai năm là đã hoàn vốn và thu về một khoảng lợi nhuậ
n cho
nhà đầu tư.
Thêm vào đó, việc mở một của hàng mua bán đồ cũ giúp mọi người mà trong đó bộ
phận lớn là sinh viên có thể tìm được nguồn hàng tiêu dùng cần thiết hàng ngày với
Lập & thầm định dự án đầu tư
DỰ ÁN CỬA HÀNG MUA BÁN ĐỒ CŨ

Nhóm 13 – K09401 24

chất lượng khá tốt và giá cả hợp túi tiền, không những thế còn có thể tận dụng được
nguồn hàng hóa cũ đã qua sử dụng, tránh lãng phí, tiết kiệm được nguồn chi tiêu hạn
hẹp của sinh viên…Tuy nhiên, khi dự án được thực hiện, trong quá trình hoạt động
kinh doanh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro tạo ra chiều hướng bất lợi cho nhà đầu tư.
Rủi ro ở đây có thể là: r
ủi ro do cạnh tranh của các ngành có sản phẩm tương đương
trên thị trường, rủi ro do chi phí gia tăng, Vì thế, chính sách giá cả sẽ được quan tâm
kỹ hơn, định giá đầu vào và đầu ra hợp lí để có thu hút nhiều khách hàng và đem lại
lợi nhuận tối ưu cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cần phải phân bổ thời gian hoạt
động cửa hàng sao cho hợp lý, tránh hiện tượng nguồn cung đồ cũ chỉ tập trung vào
một thời gian cao đ
iểm nào đấy, gây thời gian nhàn rỗi cho cửa hàng trong những thời
gian còn lại trong năm.

WWWWXXXX

×