Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Các hoạt động của Ngân hàng thế giới các nước thành viên và liên hệ thực tiễn Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.72 KB, 73 trang )


Lời nói đầu
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Thế giới bị tàn phá hết sức
nặng nề, đặc biệt là ở các nớc tham chiến Châu Âu. Trớc sự kiệt quệ đó, nhằm
khôi phục, vực dậy nền kinh tế Châu âu và tạo ảnh hởng về nhiều mặt tại đây Hoa
Kỳ đã đề xuất một giải pháp lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các
quốc gia trên thế giới mà chủ yếu là Hoa Kỳ sẽ viện trợ về kinh tế cho các quốc
gia Châu âu thông qua một Tổ chức tài chính tiền tệ đợc gọi là Ngân hàng tái
thiết và phát triển thế giới IBRD (hay còn đợc gọi là Ngân hàng thế giới). Với
tiềm năng tài chính của mình, Ngân hàng thế giới đã không ngừng lớn mạnh và
phát huy tầm ảnh hởng không chỉ về mặt kinh tế mà còn can thiệp tới nhiều mặt
chính trị, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Có thể nói, sự ra đời và phát triển
của Ngân hàng thế giới đã trở thành một sự cứu cánh cho không chỉ các quốc gia
t bản phát triển ở Âu châu, mà nó còn là một liều thuốc hữu hiệu cho nền kinh tế
của các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Xác định đợc tầm quan trọng trong việc tn dng v phát huy ngoi lc i
vi vic phỏt trin kinh t, nhúm nghiờn cu ó quyt nh chn ti: Tỡm hiu
v Ngõn hng th gii. Vi mc ớch lm cho sinh viờn kinh t hiu bit mt cỏch
sõu rng hn v T chc ti chớnh - tin t ln nht hnh tinh ny, vi mc tiờu
y mnh hn na thu hỳt u t nc ngoi vo Vit Nam. Nhúm nghiờn cu hy
vng s gúp mt phn cụng sc nh bộ ca mỡnh vo vic phỏt trin kinh t nc
nh.
Bi vit c kt cu lm hai phn chớnh nh sau:
Phn 1: Tng quan v s hỡnh thnh, hot ng v phỏt trin ca Ngõn hang th
gii.
Phn 2: Cỏc hot ng ca Ngõn hng th gii cỏc nc thnh viờn v liờn
h thc tin Vit Nam.
Tuy rng, vi s say mờ, mit mi, nghiờm tỳc trong quỏ trỡnh nghiờn cu
nhng chỳng tụi cng khụng th trỏnh c nhng khim khuyt ỏng tic xy ra
trong bi vit ca mỡnh. Nhúm tỏc gi rt mong nhn c ý kin úng gúp t phớa
Cụ giỏo v cỏc bn. Chỳng tụi xin chõn thnh cm n.


1



Nhóm tác giả.
2


Phần một
Tổng quan về sự hình thành, hoạt động và
phát triển của Ngân hàng thế giới.
********************
Chơng1: Bối cảnh quốc tế và sự ra đời của tổ chức
ngân hàng thế giới.
I Tổng quan chung về Ngân hàng thế giới.
Tp on Ngõn hng th gii l nhng t chc kinh doanh ti chớnh quc t
thuc Liờn hp quc, gm Ngn hng tỏi thit v phỏt trin quc t, Hip hi phỏt
trin quc t v Cụng ty ti chớnh quc t. Chỳng c lp vi nhau, b sung cho
nhau v nghip v, cp lónh o tng i thng nht. Cỏc t chc ny cú hip
nh riờng, lut l riờng v ti chớnh riờng. Ngõn hng tỏi thit v phỏt trin quc t
v hip hi phỏt trin quc t v hip hi phỏt trin quc t cú chung nhn nhõn
viờn qun lý kinh doanh, cụng ty ti chớnh quc t cú riờng nhõn viờn qun lý kinh
doanh.
Mc tiờu chung ca cỏc t chc ny l: giỳp cỏc nc ang phỏt trin trong
s cỏc nc hi viờn nõng cao lc lng sn xut, thỳc y nn kinh t ca h phỏt
trin v tin b xó hi, xúa úi gim nghốo, ci thin v nõng cao i sng nhõn
dõn. Nhim v ca chỳng l: cung cp vn, vin tr kinh t v k thut, thỳc y
u t vo cỏc nc ang phỏt trin t cỏc ngun khỏc. Vi mc tiờu chung y,
chc trỏch riờng ca cỏc t chc ú nh: Ngõn hng tỏi thit v phỏt trin quc t
ch yu cung cp cho cỏc nc ang phỏt trin cỏc khon vay trung hn v di

hn, lói sut chung thp hn lói sut trờn th trng.
Hip hi phỏt trin quc t ch cung cp cho cỏc nc ang phỏt trin cú thu
nhp thp nht cỏc khon vay u ói di hn khụng ly lói; Cụng ty ti chớnh quc
3


tế cho các xí nghiệp tư nhân của các nước đang phát triển vay vốn hoặc tham gia
đầu tư, lãi suất nói chung cao hơn hai loại lãi suất nói trên.
Ngoài ra, tập đoàn ngân hàng thế giới còn có hai cơ quan không làm nghiệp
vụ cho vay là: trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; Cơ quan bảo trợ đầu
tư nhiều bên.
II – bèi c¶nh ra ®êi vµ t«n chØ ho¹t ®éng cña ng©n
hµng thÕ giíi.
1. Sự ra đời và lập tổ chức tài chính quốc tế:
Hội nghị tài chính quốc tế đã được triệu tập. Năm 1929-1933 nổ ra khủng
hoảng kinh tế thế phương Tây. Cuộc khủng hoảng này làm cho nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa càng xấu đi, thất nghiệp tăng lên, mâu thuẫn giữa các nước phát tôn chỉ
hoạt động của ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế ( IBRD):
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới phát triển rất không
đều, mâu thuẫn giữa các nước phát triển ngày càng sâu sắc. Những nước này thi
hành chính sách bành trướng ra nước ngoài cả về chính trị, kinh tế và quân sự.
Trước tình hình ấy, một số nước đưa ra chủ trương thành triển ngày càng gay gắt,
phát xít Đức nhảy lên vũ đài và Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, nền kinh tế Mỹ phát triển rất nhanh, Mỹ trở
thành nước mạnh nhất thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ bắt đầu lập ra tổ
chức tài chính quốc tế.
Tháng 11 năm 1943, Mỹ đưa ra ý kiến thành lập Ngân hàng tái thiết và phát
triển của Liên hợp quốc. Dụng ý của kiến nghị này là để nhiều nước phát triển
gánh vác nguồn vốn cho nhu cầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh.
Mỹ đầu tư vào các nước thông qua Ngân hàng tái thiết và phát triển thì có thể

được Liên hợp quốc bảo trợ.
Tháng 4 năm 1944 họ đã ra tuyên bố chung về Quỹ tiền tệ quốc tế, đề ra tôn
chỉ và chính sách thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế. Tuyên ngôn này lấy kiến nghị của
Mỹ về “ Quỹ bình ổn quốc tế làm cơ sở”. Tháng 7 năm 1944, Liên hiệp quốc triệu
tập hội nghị tài chính tiền tệ tại Brétơn Út thuộc tiểu bang Niu Hamơhaiơ của Mỹ.
Hội nghị này đã ký hiệp định Brétơn Út, quyết định thành lập quỹ tiền tệ quốc tế
và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế.
4


2. Tôn chỉ hoạt động của Ngân hàng thế giới:
Ngõn hng tỏi thit v phỏt trin quc t c thnh lp thỏng 12 nm 1945,
khai trng doanh nghip vo thỏng 6 nm 1946. Tụn ch ca Ngõn hng tỏi thit
v phỏt trin quc t l:
Thụng qua u t giỳp cỏc nc hi viờn ca ngõn hng khụi phc sn xut v
xõy dng kinh t trong nc gm c phc hi kinh t do chin tranh tn phỏ, v
khuyn khớch cỏc nc ang phỏt trin gia tng cỏc cụng trỡnh sn xut, khai thỏc
ti nguyờn.
Bng phng thc bo tr hoc tham gia cho vay t nhõn v u t t nhõn, thỳc
y u t t nhõn ca nc ngoi, hoc cung cp vn ca ngõn hng cho sn xut
v vn ngõn hng huy ng b sung phn thiu ht ca u t t nhõn.
Bng phng thc khuyn khớch u t quc t v phỏt trin ti nguyờn ca cỏc
nc hi viờn thỳc y mu dch quc t tng trng ng u, lõu di, cõn i
thu chi quc t, giỳp cỏc nc hi viờn nõng cao hiu qu sn xut, mc sng ca
nhõn dõn v ci thin iu kin lao ng.
Dựng khon vay ca chớnh ngõn hng hoc bo tr cho vay v dn xp vi cỏc ch
cho vay quc t khỏc cỏc d ỏn xõy dng bc thit c u tiờn thc thi.
Khi thc hin nghip v u t quc t cú chiu c thớch ỏng tỡnh hỡnh cụng
thng nghip trong nc ca cỏc nc hi viờn, c bit l nhng nm sau chin
tranh, cn tp trung sc khụi phc s phỏt trin kinh t.

chơng 2: cơ cấu tổ chức của ngân hàng thế giới.
I Tổ chức và quản lý của ngân hàng thế giới.
Ngõn hng th gii cú Hi ng qun tr, Hi ng giỏm c iu hnh, mt
ch tch ngõn hng, cỏc quan chc cỏc cp v cỏc nhõn viờn, ph trỏch x lý cỏc
cụng tỏc qun lý nghip v v qun lý hnh chớnh ca ngõn hng.
1. Hi ng qun tr:
Ton b quyn lc Ngõn hng th gii c giao cho hi ng qun tr. Mi
nc thnh viờn ca Ngõn hng c mt chỏnh y viờn qun tr v mt phú y viờn
qun tr.
5


Hội đồng quản trị phải chọn cử một chánh ủy viên quản trị làm chủ tịch hội
đồng quản trị, mỗi năm triệu tập một lần hội nghị hàng năm của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng thế giới, nhưng
ngoài một số chức năng quyền hạn do Hôi đồng quản trị trực tiếp năm giữ ra, còn
thì ủy nhiệm cho Hội đồng giám đốc điều hành. Các chức năng quyền hạn do Hội
đồng quản trị thực hiện chủ yếu là: phê chuẩn việc kết nạp nước thành viên mới,
tăng hoặc giảm cổ phần ngân hàng, đình chỉ tư cách nước thành viên, giải quyết
tranh chấp nảy sinh do các giám đốc điều hành giải thích khác nhau về hiệp định
của ngân hàng, phê chuẩn hiệp định chính thức ký kết với các tổ chức quốc tế
khác, quyết định việc phân phối thu nhập ròng của ngân hàng, phê chuẩn việc tu
chỉnh hiệp định ngân hàng.
Hội đồng quản trị mỗi năm họp một lần, thường họp chung với Hội đồng
quản trị của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm.
Ngoài hội nghị hằng năm ra, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng giám đốc điều hành
thấy cần thiết thì có thể mở hội nghị đặc biệt. Nếu có năm trước thành viên hoặc
số nước thành viên chiếm 1/4 tổng số phiếu đề nghị Hội đồng giám đốc điều hành
phải lập tức triệu tập hội nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng. Hội nghị Hội đồng
quản trị phải có số uỷ viên hội đồng quản trị đại diện cho 2/3 tổng số phiếu biểu

quyết tham dự mới được coi là hợp lệ.
Hội đồng quản trị phải tuân theo trình tự đã quy định, nếu uỷ viên giám đốc
điều hành cho rằng việc làm của họ phù hợp với lợi ích của Ngân hàng thì các
chánh uỷ viên quản trị trực tiếp bỏ phiếu biểu quyết về một vấn đề nhất định nào
đó, không cần triệu tập hội nghị Hội đồng quản trị.
2. Hội đồng giám đốc điều hành:
Hội đồng giám đốc điều hành là cơ quan phụ trách tổ chức nghiệp vụ hàng
ngày của ngân hàng, thực hiện chức năng, quyền hạn do Hội đồng quản trị giao
phó. Hội đồng giám đốc điều hành phụ trách xử lý nghiệp vụ ngân hàng, cho nên
nó phải thực hiện mọi quyền hạn mà Hội đồng quản trị ngân hàng giao cho. Ngân
hàng tái thiết và phát triển quốc tế quy định Hội đồng giám đốc điều hành có 12
người, uỷ viên Hội đồng giám đốc điều hành không kiêm nhiệm uỷ viên Hội đồng
quản trị. Hội đồng giám đốc điều hành do năm trước có cổ phần lớn nhất trong số
6


các nước thành viên của ngân hàng cử ra, mỗi bước một người, còn lại bảy người
do các nước thành viên khác bầu ra theo quy định. Từ ngày Ngân hàng thế giới
được thành lập tới nay, số nước tham gia Ngân hàng ngày càng tăng thêm, số uỷ
viên giám đốc điều hành của ngân hàng cũng có thể tăng lên, nhưng phải được Hội
đồng quản trị bỏ phiếu biểu quyết. Hiện nay, Hội đồng giám đốc điều hành của
Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế đã tăng lên đến 21 người, trong đó năm
người do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật cử ra, năm nước này có cổ phần lớn nhất
trong ngân hàng. Còn lại 16 người do các nước thành viên bầu ra.
Giám đốc điều hành cứ hai năm được cử lại hoặc bầu lại một lần. Các giám
đốc điều hành do các nước cử ra, biểu quyết theo số phiếu biểu quyết của nước
mình. Những giám đốc điều hành được bầu ra họ cộng lại. Nhưng mỗi phiếu của
của mỗi giám đốc điều hành này là một đơn vị thống nhất, đại biểu cho toàn bộ
quyền biểu quyết của những nước bầu ra họ, chứ không được xé lẻ ra. Hội nghị
Hội đồng giám đốc điều hành phải có số giám đốc điều hành đại biểu cho quá nửa

tổng số phiếu biểu quyết tham dự mới được coi là hợp lệ.
Mỗi giám đốc điều hành phải cử một phó giám đốc điều hành. Khi giám đốc
điều hành vắng mặt thì phó giám đốc điều hành thay mặt, thực hiện mọi quyền
hạn của giám đốc điều hành. Khi giám đốc điều hành có mặt tại Hội nghị thì phó
giám đốc điều hành cũng phải dự họp, nhưng không có quyền bỏ phiếu biểu quyết.
Hội đồng giám đốc điều hành làm việc tại trụ sở của ngân hàng ở Oasinhtơn. Quy
chế do Hội đồng quản trị soạn thảo quy định rằng, khi thảo luận đề nghị của những
nước thành viên không có người tham gia Hội đồng giám đốc điều hành, hoặc thảo
luận những vụ việc có ảnh hưởng đặc biệt đối với những thành viên đó, thì những
nước này phải cử một đại biểu tham dự hội nghị Hội đồng giám đốc điều hành.
Khi Hội đồng giám đốc điều hành thấy cần thiết thì có thể lập ra các tiểu ban,
thành viên của các tiểu ban không nhất thiết là uỷ viên quản trị, giám đốc điều
hành hoặc phó uỷ viên quản trị và phó giám đốc điều hành.
Hiệp định về Ngân hàng thế giới chỉ xác định một số nguyên tắc chung, Hội
đồng giám đốc điều hành có quyền điều chỉnh chính sách của ngân hàng thích ứng
với tình hình luôn luôn biến đổi. Hội đồng giám đốc điều hành xem xét và quyết
định đối với các kiến nghị của chủ tịch ngân hàng về các thế giới có lấy lãi, kỳ hạn
7


tương đối ngắn, còn các khoản cho vay của Hiệp hội phát triển quốc tế thì không
có lãi, kỳ hạn dài, thường là 50 năm. Để phân biệt, các khoản trên gọi là cho vay,
các khoản dưới gọi là tín dụng, để trình Hội đồng quản trị các báo cáo thẩm kế tài
vụ, dự đoán kinh phí hành chính, các báo cáo hàng năm về nghiệp vụ và chính
sách của ngân hàng cũng như các công việc khác mà giám đốc điều hành nhận
thấy phải trình Hội đồng quản trị.
Việc Hội đồng giám đốc điều hành quyết định chính sách hoặc xem xét các
hạng mục cho vay mang ý nghĩa song trùng một mặt đại biểu cho lợi ích của các
nước thành viên cử ra hoặc bầu cho họ, mặt khác lại đại biểu cho lợi ích của ngân
hàng. Để phản ánh chuẩn xác ý kiến của các nước thành viên đã cử ra hoặc bầu ra

mình, các giám đốc điều hành phải thường xuyên liên hệ và liên lạc với các nước
có liên quan. Khi ra quyết định, Hội đồng giám đốc điều hành của ngân hàng
thường áp dụng phương thức hiệp thương để đạt được sự nhất trí, rất ít khi tiến
hành bỏ phiếu biểu quyết.
Bất kỳ giám đốc điều hành cũng không thể sử dụng quyền phủ quyết như các
nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhưng do quyền bỏ phiếu biểu
quyết của các giám đốc điều hành được tính theo số cổ phần của các thành viên đã
cử ra hoặc bầu ra họ, cho nên các nước phát triển chủ yếu ở phương Tây (Mỹ,
Anh, Đức, Pháp, Nhật, Italia và Hà Lan) là những nước có cổ phần lớn nhất. Nếu
các nước này liên kết với nhau thì có thể gây ra ảnh hưởng quyết định đối với
những dự án chỉ cần thông qua với đa số phiếu giảm đơn.
Các giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành thường trú tại trụ sở
ngân hàng. Ngoài hội nghị thường kỳ hoặc hội nghị chính thức ra, khi cần thiết
còn có thể triệu tập hội nghị bất thường Hội đồng giám đốc điều hành tổ chức hội
nghị thảo luận chuyên đề, thảo luận một cách tự do, đề mục thảo luận liên quan tới
các vấn đề dịch vụ tư vấn, viện trợ kỹ thuật và “Báo cáo phát triển thế giới” hằng
năm, mỗi năm một lần.
3. Chủ tịch Ngân hang:
Chủ tịch Ngân hàng thế giới là người đứng đầu bộ máy làm việc của ngân
hàng. Dưới sự chỉ đạo của phương châm, chính sách do Hội đồng giám đốc điều
hành hoạch định ra, chủ tịch ngân hàng phụ trách lãnh đạo công việc hằng ngày
8


của ngân hàng và bộ máy làm việc, tiếp nhận và miễn nhiệm các quan chức cao
cấp và viên chức của ngân hàng. Dưới chủ tịch có một số phó chủ tịch giúp việc.
Hội đồng giám đốc điều hành bầu ra chủ tịch ngân hàng kiêm chủ tịch Hội
đồng giám đốc điều hành với đa số phiếu giản đơn. Theo quy định trong hiệp định
về Ngân hàng thế giới, uỷ viên quản trị, phó uỷ viên quản trị, giám đốc điều hành
và phó giám đốc điều hành không được kiêm nhiệm chủ tịch ngân hàng. Chủ tịch

ngân hàng không có quyền biểu quyết, trừ khi hội nghị Hội đồng giám đốc điều
hành lấy biểu quyết mà sổ phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau thì chủ tịch có
thể bỏ một phiếu quyết định.
Khi thi hành nhiệm vụ của mình, chủ tịch, các quan chức và viên chức của
ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ngân hàng, chứ không chịu trách
nhiệm trước các nhà đương cục khác. Các nước thành viên phải tôn trọng tính chất
quốc tế về chức trách của họ và không được gây sức ép đối với bất kỳ ai trong số
họ thừa hành chức năng quyền hạn của mình. Điều kiện quan trọng nhất để chủ
tịch ngân hàng tiếp nhận các quan chức và viên chức ngân hàng là họ phải có hiệu
suất làm việc, năng lực kỹ thuật cao.
Quan hệ giữa Hội đồng giám đốc điều hành với bộ máy làm việc do chủ tịch
đứng đầu đại thể giống như quan hệ giữa Hội đồng giám đốc của các công ty cổ
phần với bộ máy nghiệp vụ do các tổng giám đốc của các công ty ấy đứng đầu.
Chủ tịch và bộ máy làm việc hoạch định nghiệp vụ thực tế của ngân hàng theo
phương châm, chính sách đã được Hội đồng giám đốc điều hành phê chuẩn. Mọi
việc cho vay, phát hành trái khoán, lập dự toán, báo cáo đệ trình Hội đồng quản trị
và các công việc khác có liên quan tới phương châm, chính sách đều phải báo cáo
Hội đồng giám đốc điều hành thẩm tra và quyết định. Còn Hội đồng giám đốc điều
hành thì làm theo kiến nghị của bộ máy làm việc.
Chủ tịch Ngân hàng thế giới từ ngày thành lập, năm 1946, tới nay đều là
người Mỹ.
Chức năng chủ yếu của Ngân hàng thế giới là huy động vốn của một số nước
phương Tây để trợ giúp cho các quy hoạch và hạng mục ưu tiên trọng điểm của
các nước nghèo đang phát triển. Vì vậy, ngân hàng còn có hai phó chủ tịch cao
9


cấp, một người quản công tác tài vụ của ngân hàng, một người chủ quản công tác
nghiệp vụ của ngân hàng.
Phó chủ tịch cao cấp chủ quản tài vụ có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch

ngân hàng về chính sách và tình hình tài vụ của ngân hàng, phụ trách việc đàm
phán cho vay giữa Hiệp hội phát triển quốc tế và các nước phương Tây cũng như
các nước thành viên có liên quan, phụ trách công tác liên hệ giữa ngân hàng với
các nước thành viên trong một số vấn đề quan trọng, trong đó có việc điều tra
nghiên cứu nguồn vốn mà ngân hàng cần. Ông trực tiếp lãnh đạo ba phó chủ tịch.
Một phó chủ tịch kiêm tổng kế toán trưởng, nắm giữ và thực hiện công tác tài
vụ, gom vốn, quản lý việc đầu tư của ngân hàng.
Một phó chủ tịch kiêm phó giám đốc quỹ trợ cấp, phụ trách viện hiệp tác của
ngân hàng, tăng cường công tác kế hoạch, quy hoạch và dự toán của ngân hàng,
phân tích tình hình và cung cấp tư liệu cho phó chủ tịch cao cấp chủ quản.
Ngoài ra, phó chủ tịch cao cấp chủ quản tài vụ còn trực tiếp lãnh đạo phòng
phân tích chính sách tài chính, phòng thẩm kế nội bộ của ngân hàng và công việc
của văn phòng tại Tokyo.
Phó chủ tịch cao cấp chủ quản nghiệp vụ của ngân hàng phụ trách toàn diện
về nghiệp vụ của ngân hàng, như nghiệp vụ cho vay đối với các nước đang phát
triển, hoạt động viện trợ kỹ thuật, công tác phối hợp chính sách kinh tế. Ông lãnh
đạo sáu phó chủ tịch chủ quản nghiệp vụ khu vực và một phó chủ tịch chủ quản
công tác nhân sự.
Sáu phó chủ tịch chủ quản khu vực ra phụ trách quản lý công tác nghiệp vụ
sáu khu vực là Đông Phi, Tây Phi, Đông Á và Thái Bình Dương; Nam Á; Trung
Đông; Châu Âu và Bắc Phi; Mỹ latinh và Caribê. Ở sáu khu vực này có đặt phòng
nghiệp vụ khu vực và văn phòng làm việc để thực thi các kế hoạch và hạng mục
phát triển của các nước thành viên trong khu vực. Có các chuyên gia ngành, các
nhà phân tích tài chính, các nhà kinh tế học, nghiên cứu tình hình khu vực, xử lý
nghiệp vụ cụ thể cho vay vốn cần thiết đối với các hạng mục về nông nghiệp, năng
lượng, cấp nước vận tải, giáo dục, xây dựng đô thị và phát triển công nghiệp.
Phó chủ tịch phụ trách công tác quản lý nhân sự như tiếp nhận, từ chối tiếp
nhận người cao tuổi vào làm việc tại ngân hàng.
10



Ngoài ra, còn có sáu chủ tịch do chủ tịch trực tiếp lãnh đạo, trong đó có bốn
người chủ quản bốn phòng chính sách phát triển, phòng quản lý hành chính, phòng
nhân sự và phòng đối ngoại, một người kiêm cố vấn trưởng về pháp luật, một
người kiêm tổng thư ký ngân hàng.
Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế có một tổng giám đốc, chủ quản
công tác đánh giá nghiệp vụ.
4. Bộ máy và các nhân viên làm việc:
Ngoài bộ máy văn phòng chính đặt tại Oasinhtơn. Ngân hàng thế giới còn có
các văn phòng, cơ quan biệt phát hoặc đại diện thường trú đặt tại các nước thành
viên. Ngân hàng có văn phòng tại Pari, Luân Đôn, Tokyo, Niu Oóc và ở trụ sở
Liên hợp quốc tại Niu Oóc. Trong đó, lớn nhất là văn phòng Châu Âu tại Pari, giữ
liên hệ thường xuyên với các tổ chức quốc tế có liên quan, với chính phủ các nước
Châu Âu và thị trường tư bản. Văn phòng Châu Âu tại Pari cũng là một trong
trung tâm hoạt động tình báo của Ngân hàng thế giới. Ngân hàng còn có văn
phòng đại diện toàn khu vực Đông Phi tại Nairôbi của Kênia, phòng đại diện khu
vực Tây Phi tại Abítgian thuộc Bờ biển Ngà, văn phòng đại diện tại khu vực Thái
Lan tại Băng cốc. Nhiệm vụ chủ yếu của các văn phòng đại diện này là phối trợ
các nước khu vực sở tại lựa chọn và chuẩn bị các dự án cần ngân hàng cho vay
vốn. Ngoài ra, Ngân hàng thế giới còn cử đoàn đại diện không thường trú tại năm
nước Bănglađét, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Arập Xêút; đại diện thường trú tại
thủ đô 20 nước: Cabun (Apganixtan), Lapaxơ (Bôlivia), Bugiumbara (Burunđi),
Yaunđê (Camơrun), Bôgôta (Côlômbia), Ađiabêba (Êtiôpia), Acra (Gana),
Bamacô (Mali), Cátmandư (Nêpan), Lagốt (Nigiêria), Lima (Pêru), Kigari
(Ruanđa), Đaca (Xênêgan), Môgađixiô (Xômali), Côlômbô (Xrilanca), Khắc tum
(Xuđăng), Đaét Xalam (Tandania), Uygađugu (Thượng Vonta), Kinxaxa (Daia) và
Luxaca (Dămbia). Nhiệm vụ chung của các đoàn đại diện và của các đại diện
thường trú này là xúc tiến những công việc giúp đỡ đặc biệt có liên quan tới các
dự án của các chính phủ vay vốn của Ngân hàng thế giới.
Ngoài việc tiếp xúc với các chính phủ hữu quan thông qua các văn phòng đại

diện, các phái đoàn hoặc đại diện thường trú, Ngân hàng thế giới còn giữ mối liên
hệ thường xuyên với các chính phủ các nước hữu quan thông qua các giám đốc
11


điều hành thường trú của Ngân hàng. Thêm nữa, các phái đoàn kinh tế và kỹ thuật
mà ngân hàng cử tới các nước thành viên là kênh đối ngoại liên tục quan trọng
nhất với các nước thành viên.
Ngân hàng thế giới còn có Hội đồng cố vấn, Hội đồng tín dụng, Văn phòng
khu vực và Hội đồng khu vực. Các uỷ viên Hội đồng cố vấn do Hội đồng quản trị
tuyển lựa, gồm những người đại biểu cho lợi ích của các ngành thương nghiệp,
ngân hàng, công nghiệp, giới lao động và ngành nông nghiệp của tất cả các nước.
Hội đồng cố vấn là nơi đưa ra các kiến nghị về chính sách chung của ngân hàng.
Các viên chức của Ngân hàng thế giới là người của nhiều nước. Củng cố sự
phát triển nhanh chóng của nghiệp vụ ngân hàng, số viên chức cũng tăng lên rất
nhanh. Tháng 8 năm 1948, toàn bộ viên chức của Ngân hàng thế giới chỉ có 435
người, tới ngày 30 tháng 6 năm 1981 đã lên tới 5.000 người, trong đó viên chức
chuyên nghiệp có 2.552 người (ngày 30 tháng 6 năm 1961 loại viên chức này chỉ
có 317 người; trong 20 năm số viên chức chuyên nghiệp đã tăng 7 lần. Hiện nay,
Ngân hàng thế giới có hơn 6000 viên chức, trong đó trên 60% là viên chức chuyên
nghiệp.
Trước kia, các viên chức chuyên nghiệp của Ngân hàng thế giới chủ yếu là
người thuộc các tư bản chủ nghĩa nhất là Mỹ và Châu Âu. Tới ngày 30 tháng 6
năm 1959, viên chức chuyên nghiệp là người Mỹ và Anh chiếm 71% toàn bộ viên
chức chuyên nghiệp của ngân hàng, vào ngày 30 tháng 6 năm 1966 vẫn còn chiếm
51%. Gần đây, Ngân hàng thế giới đã chú ý tuyển nhân viên chuyên nghiệp từ
nhiều nước. Năm 1981, có 2552 viên chức chuyên nghiệp là người của 101 nước,
trong đó 34% là người của các nước đang phát triển. Những năm gần đây, Ngân
hàng thế giới cũng chú ý tiếp nhận viên chức chuyên nghiệp là người của các nước
châu Phi và là phụ nữ. Ngân hàng còn đặc biệt chú ý đào tạo các chuyên gia trẻ

theo “kế hoạch trẻ hoá viên chức chuyên nghiệp”.
Theo quy định trong hiệp định Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, các
uỷ viên quản trị, giám đốc điều hành, các quan chức và viên chức của ngân hàng
được hưởng quyền miễn trừ và đặc quyền. Các giám đốc điều hành, các quan chức
và viên chức của ngân hàng không phải là người nước sở tại của ngân hàng thì
được miễn đóng thuế thu nhập từ tiền lương và phụ cấp.
12


Theo quy định, tuy các viên chức Ngân hàng thế giới là người của hơn một
trăm nước, nhưng từ chủ tịch, phó chủ tịch tới nhân viên thường, khi thực thi
nhiệm vụ chỉ chịu trách nhiệm trứơc ngân hàng, không chịu trách nhiệm trước bất
kỳ nước nào. Chính phủ các nước thành viên phải tôn trọng tính chất quốc tế về
chức trách của mỗi viên chức của ngân hàng không được gây bất kỳ tác động nào
khi họ thực hiện chức vụ của mình.
II – c¸c níc thµnh viªn vµ quyÒn bá phiÕu biÓu quyÕt
trong ng©n hµng thÕ giíi.
Ngân hàng thế giới là một tổ chức tại liên chính phủ, hình thành theo phương
thức cổ phần của các nước thành viên của Liên hợp quốc.
Các nước tham dự hội nghị Brétơn út năm 1944 và ký hiệp định Ngân hàng
thế giới trước ngày 31 tháng 12 năm 1945 là các nước sáng lập. Từ đó đến nay, bất
kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, đều có thể nộp đơn xin gia
nhập theo thủ tục đã quy định sau khi Hội đồng quản trị xem xét phê chuẩn thì trở
thành nước thành viên của Ngân hàng thế giới. Nhưng để có đủ tư các nước thành
viên, trước hết phải tham gia tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Song nước thành viên
của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế không nhất định phải tham gia Ngân hàng thế giới.
Các nước sáng lập và các nước tham gia sau này có quyền lợi bình đẳng, nghĩa vụ
ngang nhau.
Nước thành viên có quyền rút khỏi Ngân hàng thế giới vào bất kỳ lúc nào.
Sau khi ngân hàng nhận được thông báo bằng văn bản thì thông báo xin rút khỏi

ngân hàng lập tức có hiệu lực. Nếu nước thành viên không thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với ngân hàng, Hội đồng quản trị lấy biểu quýêt tán thành thì vòng một
năm, không có cuộc biểu quyết tương tự khôi phục tư cách thành viên của nước đó
chính thức bị tước bỏ tư cách nước thành viên. Khi tước bỏ tư cách thành viên của
họ theo giá trị có trên tài khoản. Nước thành viên ấy vẫn phải gánh vác toàn bộ
nghĩa vụ mà họ có trước ngày bị tước bỏ tư cách nước thành viên. Nếu trứơc thành
viên nào không còn tư cách thành viên trong tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế thì sau ba
13


tháng cũng đương nhiên không còn tư cách là nước thành viên của Ngân hàng thế
giới.
Tới ngày 31 tháng 12 năm 1945, Ngân hàng thế giới có 33 nước thành viên,
sau đó tăng lên 41 nước. Tháng 3 năm 1950, Ba Lan tuyên bố rút khỏi Ngân hàng
thế giới, tới tháng 11 năm 1960 Cuba cũng rút khỏi Ngân hàng thế giới, Tiệp Khắc
bị tạm thời tước bỏ tư cách nước thành viên do không góp cổ phần đúng thời hạn
và ngày 31 tháng 12 năm 1954 thì chính thức bị tước bỏ tư cách thành viên. Tới
ngày 31 tháng 12 năm 1961, số nước thành viên tăng lên 74 nước. Trong những
năm 60, theo đà tan rã của hệ thống thực dân đế quốc và nhiều nước trong đó là
nước thuộc địa và nửa thuộc địa nay trở thành những quốc gia độc lập, số nước
thành viên của ngânhàng thế giới cũng tăng vọt, tới ngày 30 tháng 6 năm 1970, đã
tăng lên 113 nước. Trong đó, 39 nước thành viên mới đều là các nước đang phát
triển của Châu Á, Châu Phi và Mỹ la tinh, chủ yếu là các nước Châu Phi. Tới ngày
30 tháng 6 năm 1992 (tài khoá của Ngân hàng thế giới bắt đầu từ ngày 1 tháng 6
năm trước tới 30 tháng 6 năm sau), số nước thành viên lại tăng lên 156 nước. Thuỵ
sĩ tới nay vẫn chưa phải là nước thành viên, tuy nhiên vẫn thừa nhận tư cách pháp
nhân quốc tế của ba tổ chức thuộc Tập đoàn Ngân hàng thế giới và xử sự như một
nước thành viên, cho ba tổ chức này hưởng đặc quyền và quyền miễn trừ theo quy
chế, đồng thời còn cho Hiệp hội phát triển quốc tế vay nợ không lấy lãi.
Trung Quốc là một trong những nước sáng lập ra Ngân hàng thế giới. Do

nguyên nhân mà mọi người đã biết, suốt 31 năm ròng, nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa không được thực hiện quyền đại diện của mình. Mãi tới khoảng tháng
3 – tháng 4 năm 1980, tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới mới lần
lượt cử các đại diện , trong đó có Mácnamara, Chủ tịch Ngân hàng thế giới bấy
giờ , đến Trung Quốc thương thuyết vấn đề khôi phục quyền đại diện của Trung
Quốc. Ngày 17 tháng 4 năm 1980, Hội đồng quản trị của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc
tế chính thức khôi phục quyền đại diện của Trung Quốc. Ngày 15 tháng 5 cùng
năm, Hội đồng giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới chính thức quyết định khôi
phục quyền đại diện của Trung Quốc tại Ngân hàng thế giới, Hiệp hội phát triển
quốc tế và Công ty tài chính quốc tế.
14


Các nước thành viên của Ngân hàng thế giới đều phải góp cổ phần vào
ngân hàng. Mức góp cổ phần do ngân hàng hiệp thương với nước xin tham gia xác
định và do Hội đồng quản trị phê chuẩn. Nói chung, việc xác định mức góp cổ
phần được căn cứ vào tình hình kinh tế và lực lượng tài chính của nước xin tham
gia, có tham khảo mức cổ phần của các nước đó góp vào Quỹ tiền tệ quốc tế.
Ngân hàng thế giới không áp dụng nguyên tắc biểu quyết mỗi nước thành
viên một phiếu, mà áp dụng nguyên tắc biểu quyết tính theo mức cổ phần. Theo
quy định trong hiệp định ngân hàng, mỗi nước thành viên, không phân biệt nước
lớn nước nhỏ, góp cổ phần nhiều hay ít, có 250 phiếu biểu quyết cơ bản, ngoài ra,
cứ mỗi cổ phần (bằng 100.000 đô la Mỹ tính theo hàm lượng vàng của đồng đô la
Mỹ trong năm 1944) được thêm một phiếu biểu quyết. Tháng 4 năm 1978 có thay
đổi, mỗi cổ phần tính bằng 100.000 đơn vị quyền rút vốn đặc biệt. Sau nhiều lần
tăng vốn, hiện nay vốn pháp định của Ngân hàng là 80 tỷ đôla Mỹ. Tỷ lệ thực góp
của các nước so với cổ phần gốc cũng có thay đổi. Theo quy định trong hiệp định
ngân hàng, việc góp cổ phần chia ra làm hai phần:
i) Khi tham gia ngân hàng các nước thành viên trước tiên phải góp 20% tiền cổ phần
(trong đó 2% góp bằng vàng hoặc đôla Mỹ, còn 18% khi ngân hàng gọi nộp thì

góp bằng đồng tiền của nước mình).
ii) Còn 80% khi ngân hàng gọi nộp thì góp bằng vàng hoặc đôla Mỹ, hoặc bằng đồng
tiền mà ngân hàng cần có. Tuy hiệp định quy định cụ thể như thế, năm 1959, khi
vốn của ngân hàng đã tăng lên gấp hai lần, nhưng mức thực góp lại không tăng lên
tương ứng. Cho nên, từ đó về sau, mức thực góp 2% bằng vàng hoặc đô la Mỹ
giảm xuống còn 1%, và 18% có thể góp bằng đồng tiền của mỗi nước giảm còn
9%. Còn lại 90% hạn mức vốn cổ phần chưa phải góp, là vốn chờ góp, chỉ khi nào
cần để trả nợ hoặc để cho vay mà ngân hàng gọi nộp thì mới phải nộp bằng vàng,
đôla Mỹ hoặc bằng đồng tiền mà ngân hàng cần phải thúc giục nộp vốn cổ phần.
Tới ngày 30 tháng 6 năm 1986, Ngân hàng thế giới có 658364 cổ phần,
tương đương với 65,8364 tỷ đơn vị quyền rút vốn đặc biệt, đã thực góp 5,678 tỷ
đơn vị quyền rút vốn đặc biệt, ước khoảng 6.686 tỷ đôla Mỹ. Do vậy, kim ngạch
mà ngân hàng cho vay từ nguồn vốn gốc của cổ phần rất có hạn, so với 104, 94 tỷ
15


đôla mà ngân hàng đã nhận lời cho vay tới ngày 30 tháng 6 năm 1986, nó chỉ
chiếm có khoảng 6,4%.
Ch¬ng 3: nghiÖp vô cho vay cña ng©n hµng thÕ giíi.
I – nguyªn t¾c vµ ®Æc ®IÓm cho vay.
1. Nguyên tắc cho vay
Căn cứ vào quy định trong hiệp định ngân hàng Ngân hàng thế giới cho vay
theo các nguyên tắc sau:
a) Ngân hàng chỉ cho vay đối với các nước thành viên. Ngân hàng thế giới
chỉ cung cấp các khoản cho vay đối với chính phủ các nước thành viên có thu
nhập thấp, hoặc đối với các tổ chức công cộng và tư nhân được chính phủ, ngân
hàng trung ương của nước thành viên bảo trợ. Các nước mới độc lập, dù dự tính
chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành nước thành viên, cũng chỉ có thể xin vay sau khi đã
chính thức trở thành nước thành viên. Nhưng, Ngân hàng thế giới đã từng đồng ý
cho vay đối với những khu vực thuộc quyền quản lý của nước thành viên. Như,

trước khi Niu Ghinê giành được độc lập vào tháng 9 năm 1975, ngân hàng đã cấp
cho họ 5 khoản vay, đều do Chính phủ Ôxtơrâylia bảo trợ.
b) Nói chung, các khoản vay phải được dùng cho các dự án cụ thể được ngân
hàng phê chuẩn. Thông thường các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới phải
được dùng cho dự án cụ thể của nước vay nợ, các dự án này phải được ngân hàng
thẩm định là có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, phải được bàn bạc thống nhất
với nước vay nợ đó, phải là những dự án thật sự được ưu tiên nhất trong chương
trình phát triển kinh tế.
16


Bởi vậy, nước vay nợ phải cung cấp cho Ngân hàng thế giới tình hình và tư
liệu về kinh tế, tài chính có liên quan đến dự án và của chính bản thân dự án xin
vay vốn. Dự án vay vốn chỉ có thể chấp nhận sau khi đơn vị có dự án đã tự đánh
giá trước, một nhóm thẩm định của ngân hàng đã phân tích đánh giá, được Hội
đồng giám đốc điều tra phê chuẩn. Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi năm Ngân
hàng thế giới sẽ tới kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo kỹ thuật cho một hoặc hai lần, khi
kết thúc dự án phải có đánh giá mang tính chất tổng kết. Trong số hơn 2.000 khoản
mà ngân hàng đã đồng ý cho vay, có trên 90% là cấp cho các dự án cụ thể. Trong
trường hợp đặc biệt, ngân hàng cung cấp các khoản cho vay không mang tính chất
dự án cụ thể.
Các khoản cho vay không mang tính chất dự án thường là cấp ngoại tệ cho
nhu cầu nhập vật tư, thiết bị, để giúp cho các công trình sản xuất đã có sẵn vốn của
nước vay nợ. Cũng có một số ít khoản cho vay không mang tính chất dự án cụ thể
được cấp cho các nước vay nợ mang tính chất dự án cụ thể được cấp cho các nước
vay nợ thực hiện tổng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của họ, cũng có một số ít
khoản cho vay này được cấp cho nước vay nợ duy trì kế hoạch phát triển sản xuất
sau thiên tai.
c) Chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Ngân hàng
thế giới chỉ là một tổ chức phát triển, nó cho các nước thành viên vay nợ để phát

triển kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng thế giới lại là tổ chức tài chính, chủ yếu là vay
vốn trên thị trường tiền tệ thế giới, rồi lại cho các nước thành viên cho vay, cho
nên nó phải bảo đảm chắc chắn đồng vốn cho vay phải thu về được đúng hơn. Do
đó ngân hàng chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. Bởi
Trước khi đồng ý cho vay, ngân hàng phải thẩm tra khả năng trả nợ của các nước
xin vay nợ, phạm vi thẩm tra đối với nước xin vay nợ gồm có: năng lực quản lý,
chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, nền tảng
tài chính, chế độ tiền tệ, chế độ dự đoán ngân sách, chế độ quản lý chi tiêu…
Ngoài ra còn tìm hiểu cặn kẽ các mặt sau đây của nước xin vay nợ: trình độ
kỹ thuật, tình hình xuất khẩu, thu chi quốc tế, nợ nước ngoài, năng lực tích tạo
ngoại tệ, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu, kết cấu phân phối tài nguyên và khả
năng có được viện trợ của nước ngoài từ các nguồn khác. Thông thường, Ngân
17


hàng thế giới chỉ cung cấp các khoản vay vốn bằng ngoại tệ cần cho các dự án xây
dựng, nước vay nợ cũng phải trả nợ bằng ngoại tệ.
Ngân hàng thế giới có một bộ phận tương đối nhiều viên chức làm công tác
kiểm tra năng lực trả nợ của nước xin vay nợ, nếu có hoài nghi về năng lực trả nợ
của nước xin vay nợ thì Ngân hàng thế giới sẽ không cho vay. Trong trường hợp
đó, để đảm bảo cho nước đó có khả năng trả nợ, thì có thể để Hiệp hội phát triển
quốc tế cấp các khoản tín dụng ưu đãi, hoặc Ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát
triển quốc tế cùng phối hợp cho vay.
Hiệp định Ngân hàng thế giới qui định rằng, nói chung chỉ xuất phát từ góc
độ kinh tế để xem xét có cho vay hay không, bất kể điều kiện chính trị và chế độ
chính trị của nước xin vay như thế nào. Ngân hàng thế giới không thể vì chế độ
chính trị của nước đó mà từ chối cho vay. Đối với những nước tịch thu tư bản
nước ngoài, ngân hàng cho rằng nước đó cần nỗ lực cùng với chủ đầu tư đạt được
thoả thuận bồi thường hợp lý. Nếu nước đó không dàn xếp được thoả đáng quyền
được bồi thường tịch thu và những tranh chấp tương tự thì ngân hàng thường

không cho vay nợ.
d) Trong những trường hợp sau đây Ngân hàng thế giới sẽ từ chối cho vay:
i) Dự án xin vay là dự án mà ngân hàng cho rằng không phải là dự án ưu tiên nhất
đối với sự phát triển kinh tế của nước xin vay, hoặc không thoả đáng, quá lớn,
chuẩn bị kém. Nếu ngân hàng nhận thấy có thể bổ cứu được thì ngân hàng giúp
nước đó sửa lại dự án để dự án có tính khả thi về kinh tế.
ii) Ngân hàng cho rằng nước xin vay có thể vay vốn cho dự án đó từ các nguồn khác
với những điều kiện hợp lý.
iii) Ngân hàng thấy rằng triển vọng trả nợ của nước xin vay không chắc
chắn.
iv) Ngân hàng cho rằng dự án xin vay vốn không thuộc phạm vi kinh doanh của ngân
hàng (ví như ngân hàng không có đủ chuyên gia để giám sát các khoản vay này).
Có một số nước đang phát triển đã tích luỹ được những kinh nghiệm thành
công trong việc làm thế nào để vay vốn tại Ngân hàng thế giới được thuận lợi.
Trước hết họ làm cho dự án của họ phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng thế giới.
Điều đó đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi với ngân hàng thế giới, phân tích các
18


văn kiện của ngân hàng, lưu ý tới những vấn đề mà hội đồng giám đốc điều hành
thảo luận, để từ đó nắm được phương hướng chính sách, kế hoạch cho vay những
năm tới của ngân hàng và mức vốn mà nước mình có thể vay được. Hai là, họ căn
cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế và các dự án xây dựng của nước mình, lập ra
danh mục các dự án xin vay trong một thời gian tương đối dài, từng bước xin vay
theo thứ tự ưu tiên, để cố gắng không ngừng vay được các khoản vay mới. Ba là,
họ lập ra tổ chức chuyên đi lại với Ngân hàng thế giới, đặc biệt là ở giai đoạn đầu
tiên lựa chọn dự án, bố trí chuyên gia và nhân viên kỹ thuật cần thiết để ở vào thế
chủ động khi cùng với Ngân hàng thế giới xác định dự án ưu tiên và các việc liên
quan.
2. Đặc điểm cho vay:

Tôn chỉ của Ngân hàng thế giới là cho vay sản xuất dài hạn đối với các nước
đang phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động
của họ. Hoạt động cho vay này do Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và
Hiệp hội phát triển quốc tế cùng phối hợp tiến hành. Các khoản cho vay của Ngân
hàng thế giới khác với các ngân hàng thương nghiệp nói chung. Về đại thể có các
đặc điểm sau đây:
a) Thời hạn cho vay tương đối dài; ngắn là vài năm, dài nhất là 30 năm, trung
bình khoảng 17 năm, thời kỳ hoãn nợ khoảng 4 năm. Ngân hàng thế giới căn cứ
vào tổng giá trị sản xuất quốc dân đầu người của các nước vay nợ chia ra làm 4
loại. Loại thứ nhất gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân
đầu người từ 410 USD trở xuống. Loại thứ hai gồm những nước có tổng giá trị
sản xuất quốc dân bình quân đầu người từ 411 USD đến 730 USD. Kỳ hạn cho
vay đối với hai loại nước nói trên là 20 năm, thời kỳ hoãn nợ là 5 năm. Loại thứ
ba gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu người từ
731USD đến 1.170 USD, kỳ hạn cho vay là 17 năm, thời kỳ hoãn nợ là 4 năm.
Loại thứ tư gồm những nước có tổng giá trị sản xuất quốc dân theo đầu người từ
1.171USD đến 1.895USD, kỳ hạn cho vay là 15 năm, thời kỳ hoãn nợ là 3 năm.
Trong thực tế, các kỳ hạn cho vay nói trên có thể co giãn tuỳ theo tình hình cụ thể.
Tiêu chuẩn về tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân theo đầu người cũng được
19


điều chỉnh tuỳ theo mức lạm phát. Phương thức trả vốn sau khi hết thời kỳ hoãn
nợ nói chung là chia bình quân cho các năm, cứ nửa năm trả một lần.
b) Lãi suất tương đối ưu đãi, tuy có tham khảo thị trường tư bản, nhưng nói
chung thấp hơn lãi suất ấy. Có khoảng 70% vốn cho vay của ngân hàng thế giới
dựa vào nguồn phát sinh trái khoán, cho nên, lãi suất các khoản cho vay của ngân
hàng phải tham khảo lã suất trên thị trường. Nhưng do hiện nay ngân hàng có
khoảng 10 tỷ USD vốn lưu động, khi lãi suất trên thị trường tư bản qua cao hoặc
dao động lớn, ngân hàng có thể không đi vay, chi phí cho vay tương đối ổn định.

Ngoài ra ngân hàng còn có 7 tỷ USD tài sản thuần tuý, không phải trả lãi
(gốm có cổ phần thực góp của các nước thành viên và tiền dự trữ), khiến ngân
hàng có thể lấy lãi suất thấp hơn thị trường tư bản. Sau khi ký hiệp định cho vay,
thì từ ngày ký thoả ứoc cho tới khi nợ được trả hết, lãi suất không thay đổi. Ngân
hàng thế giới thu rất ít lệ phí cho vay, chỉ thu 0,75% chi phí cam kết đối với khoản
vay chưa dùng tới sau khi ký thoả ước.
c) Nước vay nợ phải gánh chịu rủi ro do hối suất biến động. Hiệp định cho
vay của Ngân hàng thế giới thường lấy đồng USD làm đơn vị tiền tệ. Khi người
vay rút vốn ngân hàng chi ra bằng đồng tiền mà họ có, qui đổi ra đô la Mỹ theo hối
suất thích hợp trong thời điểm người vay rút vốn. Khi trả nợ, người vay phải qui
đổi ra đồng tiền được sử dụng khi người vay rút vốn, do đó phải gánh chịu rủi ro
do có biến động về hối suất giữa đồng tiền ấy với đồng đôla. Tất cả các khoản vay
mà ngân hàng thoả thuân từ ngày 1/7/1980 về sau đều thực hiện theo phương pháp
mới gọi là “chế độ tổng kho tiền tệ”. Với chế độ này, những rủi ro do sự dao động
giá trị đồng tiền mà ngân hàng cho vay gây ra sẽ được chia bình quan cho mọi
người vay nợ cùng gánh chịu.
d) Nói chung, các khoản cho vay phải gắn với những dự án công trình cụ thể.
Những dự án này phải được ngân hàng chọn lựa kỹ lưỡng, hạch toán thật sự, giám
sát chặt chẽ và phân tích có hệ thống. Vì vậy, nước vay nợ phải cung cấp cho ngân
hàng tình hình và tài liệu thống kê kinh tế tài chính có liên quan đến dự án và
chính bản thân dự án xin vay vốn. Hơn nữa, thông thường ngân hàng chỉ cung cấp
toàn bộ hoặc một phần ngoại tệ cần thiết trong chi phí xây dựng của dự án, thường
chiếm 30% toàn bộ vốn cần thiết cho dự án đó. Còn phần chi bằng đồng tiền của
20


nước sở tại thì chỉ trong trường hợp đặc biệt, tức là trong trường hợp số vốn mà
nước vay nợ cần có vướt quá dự trữ trong nướnc và vượt quá mức mà các nguồn
khác trên thế giới có thể đáp ứng, ngân hàng mới giải quyết. Nếu ngân hàng chỉ
cho vay phần vốn ngoại tệ thì không còn cách nào thoả mãn được nhu cầu về bộ

phận vốn vượt trội ấy.
e) Nợ phải được trả đúng hạn, không được dây dưa hoặc thay đổi hạnn trả
nợ.
g) Nói chung, ngân hàng chỉ cho vay phần vốn bằng ngoại tệ của dự án,
chiếm khoảng 30 đến 40% tổng ngạch đầu tư của dự án, cá biệt cũng có trường
hợp lên tới 50%. Do đó, đơn vị có dự án của nước vay nợ phải huy động đủ phần
vốn trong nước chiếm khoảng 50 đến 70% tổng ngạch đầu tư. Ngoại trừ trường
hợp cá biệt, còn thì phần vốn vay bằng ngoại tệ không được dùng vào chi phí xây
dựng phát sinh trong nước. Vả lại, sau khi hiệp định cho vay được ký kết, ngân
hàng thế giới không chuyển toàn bộ vèn vay cho nước vay nợ, họ chỉ ghi “có”số
tiền đồng ý cho vay vào tài khoản mang tên của nước vay nợ. Nước vay nợ lập văn
bản xin rút tiền từng đợt theo tiến độ xây dựng công trình trong dự án. Sau khi
thẩm tra, đối chiếu, ngân hàng trực tiếp chuyển tiền trả cho chủ hàng hoặc chủ
thầu và cứ như thế cho tới khi hoàn thành công trình. Do đó, nói chung, việc rút
tiền chi trả từ một khoản vay theo dự án phải kéo dài từ 5 đến 7 năm. Trong thời
gian đó, từ số tiền đã được cam kết mà chưa dùng tới phải rút ra 0,75% (đối với
khoản cho vay của ngân hàng) hoặc 0,5% (đối với tín dụng của hiệp hội) để nộp lệ
phí cam kết.
h) Thủ tục chặt chẽ, tốn nhiều thời gian, phải qua các giai đoạn chọn lựa,
bình xét, cho tới khi rút được tiền nói chung phải mất 1 năm rưỡi đến 2 năm.
Nhưng điều đó cũng có mặt nghiêm ngặt, khoa học của nó. Vì từ đó nước vay vốn
có thể có được những hiểu biết kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, có lợi cho việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và năng lực trả nợ.
II – ChÝnh s¸ch cho vay.
Nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển của ngân hàng thế giới là tăng
cường đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển, giúp những nước này thay đổi
tình trạng nghèo nàn, nâng cao mức sống của đông đảo quần chúng nghèo khổ.
21



Chiến lược phát triển này chủ yếu biểu hiện ở những nước, những khu vực được
trợ vốn và các dự án xây dựng. Nhất là việc trợ vốn của ngân hàng và Hiệp hội đối
với các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn ngày càng thể hiện rõ tư tưởng
chiến lược phát triển này. Nhiều năm gần đây, việc trợ vốn cho các nước đang
phát triển vẫn bảo lưu các dự án xây dựng đã trở thành truyền thống, nhưng ngân
hàng luôn luôn điều chỉnh những dự án này. Mục đích là nhằm đặt trọng điểm vào
các dự án xây dựng trực tiếp liên quan tới lợi ích của tầng lớp nghèo khổ nhất
trong các nước đang phát triển, để quần chúng nhân dân trực tiếp được lợi.
Khi mới thành lập, Ngân hàng thế giới chủ yếu cung cấp cho các nước đang
phát triển ở Tây Âu như: Pháp, Hà Lan, Bỉ các khoản cho vay khôi phục kinh tế
sau chiến tranh, đồng thời cung cấp cho các nước đang phát triển các khoản cho
vay phát triển kinh tế. Từ năm 1952 đến nay, chủ yếu cho vay đối với các nước
đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Từ năm 1968 trở đi chỉ cho vay
đối với các nước đang phát triển.
Khi trợ vốn, Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và Hiệp hội phát triển
quốc tế căn cứ vào thu nhập bình quân theo đầu người của nước vay vốn để xác
định mức tiền của nước cho vay. Cả hai mặt này được kết hợp với nhau khi xem
xét vấn đề trợ vốn cho một nước.
Khi cam kết cho vay, Ngân hàng thế giới lấy mức thu nhập của nước thành
viên làm một nhân tố quan trọng để xem xét. Nhìn chung, tỷ lệ cho vay của Ngân
hàng thế giới đối với nước có thu nhập thấp (tổng giá tri sản xuất quốc dân bình
quân theo đầu người dưới 371USD, tính theo giá trị đồng đô la Mỹ năm 1979) có
thấp hơn chút ít. Bởi vì Ngân hàng cho rằng kết cấu kinh tế của những nước này
có nhiếu nhược điểm, khả năng trả nợ có hạn, nên chủ yếu để Hiệp hội phát triển
quốc tế cấp tín dung có ưu đãi, cho nên tỷ lệ các khoản vay mà Ngân hàng thế giới
cung cấp với lãi suất sát với lãi suất trên thị trường có giảm đi.
Tỷ lệ các khoản vay mà Ngân hàng thế giới cấp cho những nước có mức thu
nhập trung bình (tổng giá trị sản xuất quốc dân binh quân theo đầu người trong
khoảng từ 371 đến 1895USD) tăng lên nhiều. Sở dĩ Ngân hàng thế giới tăng các
khoản cho vay đối với các nước có mức thu nhập trung bình là vì ngân hàng cho

rằng với những dự án ngân hàng trợ vốn đã được chọn lựa kỹ lưỡng và sau khi
22


nghe theo ý kiến của ngân hàng về phân tích chính sách được ngân hàng cho vay
trợ vốn, các nước này có thể thu được hiệu quả phát triển kinh tế tốt hơn và có
nhiều khả năng trả nợ hơn. Tỷ lệ các khoản cho vay của ngân hàng thế giới đối với
những nước có mức thu nhập cao ( tổng giá trị sản xuất quốc dân bình quân đầu
người trên 1895USD) giảm mạnh. Vì rằng, có không ít nước trong số những nước
này hiện đã có thể tự dựa vào vốn của mình hoặc có thể vay vốn từ các nguồn
khác, không cần phải vay vốn của ngân hàng thế giới nữa.
Cuối những năm 50 và đầu những năm 60 Ngân hàng tái thiết và phát triển
quốc tế cho vay chủ yếu đối với dự án công trình hạ tầng như giao thông vận tải,
năng lượng… Ngân hàng thế giới cho rằng, nếu các nước đang phát triển có ngành
công nghiệp, công trình hạ tầng thích đáng thì nền kinh tế quốc gia của họ sẽ phát
triển. Nhưng trải qua một thời gian, thực tiễn cho thấy về cơ bản chiến lược phát
triến này đã coi nhẹ đầu tư nông nghiệp của các nước đang phát triển, khiến có
nước đang phát triển phải nhập khẩu lương thực, thâm hụt trong cán cân thanh
toán quốc tế. Về sau, ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế và Hiệp hội phát
triển quốc tế đã thay đổi trọng điểm dự án trợ vốn, tăng cường đầu tư cho các dự
án phát triển nông nghiệp và nông thôn của các nước đang phát triển, giảm trợ vốn
cho các dự án về công trình hạ tầng.
Bắt đầu từ những năm 70 kết cấu cho vay của Ngân hàng thế giới có thay đổi
rõ rệt, từ kết cấu hạ tầng chuyển sang mục tiêu phát triển rộng lớn hơn, tăng mạnh
trợ vốn cho các dự án về nâng cao năng suất lao động để từ đó nâng cao mức sống
ở những vùng nghèo khổ nhất tại nông thôn và thành thị. Do vậy, cho vay phát
triển nông nghiệp và nông thôn tăng lên nhanh chóng, thể hiện cho vay đối với
giáo dục cũng tăng lên nhanh hơn. Ngoài ra, trong các dự án mới tăng lên về dân
số, xây dựng đô thị và du lịch, có nhiều dự án đã bổ sung thêm nội dung bảo vệ
sức khoẻ và bảo vệ môi trường.

1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn:
Thời kỳ dầu, ngân hàng thế giới chủ yếu cho vay đối với các dự án về xây
dựng kết cấu hạ tầng cơ bản, như đập nước, đường xá, bến cảng, để có lợi gián
tiếp cho phát triển nông nghiệp. Bây giờ các khoản cho vay trực tiếp đối với ngành
nông nghiệp cũng chủ yếu nhằm vào các dự án cấp và thoát nước cơ bản. Từ năm
23


1948 đến năm 1963, trên một nửa các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới và
Hiệp hội phát triển quốc tế đối với ngành nông nghiệp được cấp cho các dự án về
cấp nước, thoát nước và chống lụt.
Khi cho vay đối với nông nghiệp, Ngân hàng thế giới thẩm sát kỹ lưỡng
chính sách phân phối trong nông nghiệp và chính sách giá cả của nước vay vốn, và
đưa ra những kiên nghị cải cách cần thiết. Ngân hàng còn ngày càng chú ý cho vay
để cái tiến các phương tiện tiêu thụ hàng nông sản như kho chứa, xử lý, chế biến
và vận tải. Nói chung, khi cấp các khoản cho vay đối với các dự án về nông nghiệp
Ngân hàng rất chú ý tới việc hiện đại hoá và tăng cường hệ thống phân phối, khiến
chế độ giá cả bảo đảm cho nông dân có được thù lao hợp lý.
Ngân hàng thế giới còn hết sức quan tâm tới việc đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp của các nước đang phát triển, họ ưu tiên trợ vốn cho các dự án đa dạng hoá
sản xuất, ủng hộ các biện pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm sơ chế trên thị
trường và tăng công dụng của sản phẩm sơ chế.
Bắt đầu từ những năm 60, các khoản cho vay của ngân hàng thế giới đối với
nông nghiệp trở lên đa dạng hoá gồm hoạt động cải tiến canh tác, viện trợ kỹ thuật
và thúc đẩy nông thôn phát triển. Chính sách cho vay của Ngân hàng thế giới đối
với nông nghiệp từ chỗ chủ yếu giúp đỡ xây dựng kết cấu hạ tầng chuyển sang
nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao mức sống ở nông thôn. Kết quả là
cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trở thành khoản mục cho vay lớn
nhât của ngân hàng thế giới.
Sở dĩ Ngân hàng thế giới đặt việc giúp đỡ phát triển nông nghiệp và nông

thôn lên đầu là vì họ dần dần nhận ra rằng tuyệt đại bộ phận số dân trong các nước
đang phát triển sống bằng nghề nông, thế mà có tới gần một nửa số người ấy bị đói
hoặc thiếu dinh dưỡng. Nói chung, nghành công nghiệp của các nước đang phát
triển lại đều nhỏ yếu, hơn nữa, nếu chủ yếu sử dụng máy móc thì dù có thục hiện
đươnc công nghiệp hoá một cách nhanh chóng cũng không thể thu hút hết số
người đến tuổi lao động không ngừng tăng lên.
Bởi thế, con đường có thể trực tiếp nâng cao một cách có hiệu quả nhất mức
sống của nhân dân các nước đang phát triển là giúp họ phát triển nông nghiệp
nhanh hơn. Ngân hàng thế giới tuyên bố rằng, họ trợ vốn cho các dự án phát triển
24


nông nghiệp và nông thôn chủ yếu là nhằm vào những tiểu nông và tá điền và cố
nông ở các vùng nông thôn, có tới khoảng 800 triệu người thu nhập hàng năm dưới
75 USD.
2. Năng lượng:
Các khoản cho vay của Ngân hàng thế giới với các ngành năng lượng chia
làm 2 bộ phận: Điện lực và dầu mỏ, hơi đốt và than. Trong hai bộ phận này, đầu tư
vào điện lực vượt xa đầu tư vào các bộ phận khác. Trong năm 1969, Ngân hàng
thế giới đặc biệt coi trọng cho vay để phát triển nguồn năng lượng của các nước
đang phát triển, trong đó cho vay đối với ngành điện lực đứng hàng thứ hai trong
chương trình cho vay của Ngân hàng thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế, chiếm
tỷ trọng cao tới 30% tổng ngạch cho vay, trong tài khoá năm 1981 tuy đã giảm còn
11%, nhưng vẫn đứng hàng thứ hai.
Từ năm 1973, khi giá dầu mỏ tăng liên tục, WB cũng chú trọng giúp đỡ các
nước đang phát triển phải nhập dầu mỏ phát triển cả ngành sản xuất có thể tái sinh
nguồn năng lượng và ngành sản xuất không thể tái sinh nguồn năng lượng. Đối với
ngành có thể tái sinh nguồn năng lượng, ngoài việc tiếp tục coi trọng phát triển
nguồn tài nguyên thuỷ lực ra, ngân hàng còn chú ý giúp các nước đang phát triển
giải quyết nhu cầu về chất đốt, phát triển phương pháp dùng nguyên liệu sinh vật

sản xuất cồn để thay thế dầu mỏ.
Mấy năm gần đây, cho vay đối với nhu cầu chất đốt tăng rất nhanh, chủ yếu
là trồng cây nuôi rừng; các dự án về sản xuất cồn, chỉ cần có tính khả thi về kinh tế
là được cho vay. Đối với ngành không thể tái sinh nguồn năng lượng, ngân hàng
thế giới và Hiệp hội phát triển quốc tế tăng nhanh các khoản cho vay về dầu mỏ,
hơi đốt và than.
3. Giáo dục:
Từ năm 1962 trở đi ngân hàng thế giới mới cấp vốn cho vay trong lĩnh vực
giáo dục, lúc đầu mức cho vay còn ít, những năm 70 có tăng nhanh hơn.
Qui tắc khi cấp vốn cho vay đối với giáo dục là:
Một khi điều kiện tài chính cho phép, ít nhất phải tiến hành giáo dục cơ bản
tối thiểu cho toàn thể nhân dân; hai, để tăng thêm tri thức và kỹ năng cả về số
lượng và chất lượng cho mọi người khiến họ có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ
25

×