Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD ở đồi MÉ – THANH vân – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 63 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
= = = =¶¶¶ = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC
THÚ Ý TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD Ở
ĐỒI MÉ – THANH VÂN – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Lớp : TYD – K55
HÀ NỘI – 2014
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y
= = = =¶¶¶ = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC
THÚ Ý TẠI TRANG TRẠI GÀ CỦA CÔNG TY RTD Ở
ĐỒI MÉ – THANH VÂN – TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Lớp : TYD – K55
Giáo viên hướng dẫn : TS. LÊ VĂN PHAN
Bộ môn : Vi sinh vật – Truyền nhiễm
HÀ NỘI – 2014
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học Viện, Ban chủ
nhiệm khoa Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Phan, giảng viên Bộ


môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành
đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Lê Trần Tiến – GĐ công ty Cổ
phần phát triển công nghệ nông thôn (RTD) và các anh, chị trong trại gà đã tận tình
giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tại trại và hoàn thành bài khóa luận này.
Đồng thời, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người luôn ở
bên tôi giúp đỡ động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành bài khóa
luận của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Diễm Hương
i
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
MỤC LỤC
ii
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số bệnh thiếu vitamin trên gà Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu của giống gà Sasso (gà bố mẹ) Error: Reference source
not found
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu của giống gà Ri (hướng thịt) Error: Reference source
not found
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu của giống gà Isa Brown (hướng trứng) Error:
Reference source not found
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu giống gà Hyline Brown (hướng trứng) Error:
Reference source not found
Bảng 4.5: Cơ cấu đàn gà nuôi tại trại từ năm 2011 – 10/2014 Error: Reference

source not found
Bảng 4.6: Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tại trại Error: Reference source
not found
Bảng 4.7: Quy trình vệ sinh tại trại 43
Bảng 4.8: Lịch tiêm vacxin cho đàn gà bố mẹ. Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Quy trình sử dụng thuốc phòng bệnh Error: Reference source not
found
Bảng 4.10: Tình hình dịch bệnh qua 3 năm gần đây Error: Reference source not
found
Bảng 4.11: Tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Error: Reference source
not found
iii
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Đàn gà Sasso nuôi tại trại Error: Reference source not found
Hình 4.2: Đàn gà Ri nuôi tại trại Error: Reference source not found
Hình 4.3: Đàn gà Isa Brown nuôi tại trại Error: Reference source not found
Hình 4.4: Gà Hyline Brown nuôi tại trại Error: Reference source not found
Hình 4.5: Chuẩn bị quây bạt, quây úm 40
Hình 4.6. Giai đoạn gà con Error: Reference source not found
Hình 4.7: Gà giai đoạn hậu bị Error: Reference source not found
Hình 4.8: Gà giai đoạn đẻ trứng Error: Reference source not found
Hình 4.9: Biểu đồ tình hình dịch bệnh trong thời gian thực tập Error: Reference
source not found
iv
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
RTD Rural technology development

HA Haemagglutination
HI Haemagglutination inhibition
ICPI Intracerebral pathogenicity index
ILT Infectious laryngotracheitis of poultry
IC Infectious coryza
EDS Egg drop syndrom
IB Infectious bronchitis
v
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia
cầm nói riêng ở Việt Nam ngày càng được quan tâm, đầu tư và phát triển,
thể hiện ở việc sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và chất lượng của đàn
gia súc gia cầm. Riêng chăn nuôi gia cầm đang chiếm vị trí quan trọng thứ
hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta, nó cung cấp một
lượng lớn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Ngoài ra nó còn
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hằng năm, ngành
kinh tế này đóng góp gần 20% tổng thu ngành chăn nuôi, mà cơ cấu đàn
năm sau cao hơn năm trước.
Từ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thủ công nghiệp đã chuyển sang chăn
nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại tạo cho việc chăn nuôi có quy
mô và dễ quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi gia cầm nhanh chóng
cộng với sự biến đổi của thời tiết làm cho tình hình dịch bệnh trong các đàn
gia cầm ngày càng tăng cao như các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh
trùng…Các dịch bệnh lan nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất
chăn nuôi. Vì vậy, để chăn nuôi gia cầm phát triển một cách toàn diện thì
việc nghiên cứu, điều tra, phân tích thực trạng chăn nuôi, tình hình dịch

bệnh, quy luật phát triển và biến động của bệnh… là việc làm cần thiết để
tạo cơ sở xây dựng biện pháp chăn nuôi và phòng bệnh phù hợp, mang lại
hiệu quả kinh tế thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại trang trại gà của công ty
RTD ở đồi Mé – Thanh Vân – Tam Dương – Vĩnh Phúc”.
1
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
I.2. Mục đích của đề tài:
• Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại trại gà.
• Tìm hiểu công tác thú y tại trang trại
• Tìm hiểu tình hình dịch bệnh tại trại gà, có các biện pháp phòng và
điều trị thích hợp.
2
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gà.
2.1.1. Bệnh Newcastle
2.1.1.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh Newcastle trong và ngoài nước
Bệnh Newcastle (Newcastle disease – ND) hay còn gọi là bệnh gà rù là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gà, có triệu chứng và bệnh tích giống với bệnh
cúm gà. Đăc trưng của bệnh là viêm, xuất huyết và loét niêm mạc đường tiêu hóa.
Vụ dịch Newcastle đầu tiên xảy ra năm 1926 ở Indonexia và ở Anh tuy
nhiên cũng có nhiều báo cáo cho thấy một bệnh tương tự xảy ra ở vùng Trung
Âu từ trước năm 1926.
Năm 1927, Dolye đã phân lập mầm bệnh trong ổ dịch của gà tại Newcastle
(Anh) và chứng minh virus phân lập có tính kháng nguyên khác với virus gây

bệnh cúm gà. Ông đã gọi bệnh là “Newcastle disease” để tránh nhầm lẫn với
bệnh khác, và tên bệnh sử dụng đến ngày nay mặc dù virus gây bệnh gần đây
còn được gọi là avian paramyxovirrus type 1 (APMC – 1)
Ở Việt Nam, bệnh Newcastle được biết đến từ rất lâu và lan truyền rộng.
Phạm Văn Huyến đã đề cập đến bệnh lần đầu tiên năm 1933 và gọi là bệnh dịch
tả Đông Dương. Đến năm 1938, một vụ dịch xảy ra trên gà ở Nam Bộ được mô
tả có những triệu chứng giống bệnh Newcastle. Ở Nha Trang, năm 1949 Jacottot
và Lelouet đã xác định được virus Newcastle bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu
(HA) và phản ứng ức chế hồng cầu gà (HI). Khi chăn nuôi gà theo quy mô công
nghiệp phát triển, tại một số cơ sở chăn nuôi lớn tại miền Bắc đã xảy ra những
vụ dịch Newcastle vào đầu những năm 70 như Cầu Diễn, Thành Tô, An Khánh,
Đông Anh. Từ khi phát hiện đến nay, bệnh Newcastle thường xuyên xảy ra tại
các địa phương trong cả nước gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi (Phan
Lục và cộng sự, 1994) [30].
3
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
2.1.1.2. Bệnh Newcastle
a. Cơ chế sinh bệnh
Thông thường virus theo tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể, qua niêm mạc hầu
họng rồi vào máu gây huyết nhiễm trùng. Sau đó mầm bệnh đi vào hầu hết các
cơ quan tổ chức của cơ thể gây ra viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị phá
hoại, gây xuất huyết làm thâm nhiễm dịch thẩm xuất vào các xoang trong cơ thể.
Virus tác động gây rối loạn tuần hoàn và tác động vào trung khu hô hấp của hệ
thần kinh trung ương gây hiện tượng khó thở nghiêm trọng. Tùy theo từng biến
chủng virus và độc lực của chúng mà bệnh có thể ở quá cấp tính, cấp tính hay
mạn tính.
Phần lớn gà bị nhiễm bệnh thường chết ở thời kì nhiễm trùng trong thể cấp
tính, giai đoạn cuối dịch hoặc là ít cảm thụ virus biến mất khỏi máu đến cơ quan
phủ tạng kí sinh trong tổ chức thần kinh trung ương thể mạn tính.

b. Triệu chứng lâm sàng
Thời kì ủ bệnh: 2 – 15 ngày, trung bình 5 – 6 ngày, thời gian nung bệnh dài
hay ngắn phụ thuộc vào chủng virus, lứa tuổi và sức đề kháng của gà. Ngoài ra
còn chịu tác động của nhiều yếu tố: đường gây nhiễm, liều gây nhiễm, lứa tuổi
mắc, trạng thái miễn dịch của cơ thể, các yếu tố gây stress tới môi trường…
Bệnh thường diễn theo 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính
Thể quá cấp tính: do chủng độc lực rất cao gây nên. Thường thì xuất hiện ở
đầu ổ dịch, bệnh tiến triển rất nhanh, con vật ủ rũ cao độ sau vài giờ thì chết mà
chưa có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
Thể quá cấp tính: đây là thể phổ biến. Diễn ra qua các giai đoạn:
Giai đoạn xâm lấn: gà ủ rũ, bỏ ăn hoặc ít ăn, thích uống nước, xã cánh
đứng rù, tím da xuất huyết hay thùy thũng mào và tích gà.
Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò
khè, thở khó và càng nặng hơn kho tích tụ dịch viêm trên đường hô hấp – gà khịt
mũi. Tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám có mùi tanh, co giật, liệt nhẹ
4
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
cổ, cánh hay ngón chân. Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, vỏ mỏng, màu
trắng nhợt. Gà ỉa chảy phân loãng màu trắng.
Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hoặc phát triển dần hướng đến
khỏi bệnh sau một thời kì hồi phục để lại triệu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt,
biểu hiện tư thế opisthomotonus…) và sự bất thường về đẻ trứng.
Thể bệnh này, gà thường chết sau vài ba ngày do bại huyết. Với những đàn
gà mẫn cảm, tỉ lệ chết có thể lên đến 100%.
Thể mạn tính: thường ở giai đoạn cuối của ổ dịch, gà thường xuất hiện triệu
chứng: thần kinh, gầy khô, gà ngoẻo đầu, liệt chân, mỏ giục xuống, mất thăng
bằng, có khi quay vòng tròn. Gà lành được miễn dịch bệnh suốt đời.
c. Bệnh tích.
Thể quá cấp tính: bệnh tích thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thấy những

xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực và niêm mạc đường hô hấp.
Thể cấp tính: xác chết gầy, mào yếm tím bầm. Xoang mũi và miệng chứa
nhiều dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, hầu , họng, khí quản xuất huyết,
viêm và phủ màng giả fibrin.
Bệnh tích thường tập trung ở đường tiêu hóa: niêm mạc dạ dày tuyến xuất
huyết thành những chấm màu đỏ tròn to bằng đầu đinh ghim, mỗi điểm tương
ứng với một lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm
cata tròn giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các nang lâm ba bị viêm loét, rõ nhất là
các mảng Payer. Vết loét có thể nhìn thấy từ mặt ngoài, có hình tròn trứng hay
hình hạt đậu có màu mận chín.
Lách gà không bị sưng, bị hoại tử, gan hoai tử, xuất huyết có một số đám
thoái hóa mỡ màu vàng nhạt. Thận hơi sưng, trên có sọc trắng do có nhiều muối
urat. Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Xuất huyết
mỡ vàng tim. Não viêm, xuất huyết.
Hệ thần kinh: bệnh tích ở hệ thần kinh trung ương đặc biệt là của tiểu não,
viêm não và cột sống không có mủ, có nốt sống hoại tử ở dây thần kinh đệm, tế
bào biểu mô trương to.
5
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Hệ hô hấp: niêm mạc đường hô hấp trên bị xung huyết, phù thũng, túi khí
bị tăng sinh dày lên, xâm nhiễm tế bào.
Hệ sinh dục: chủ yếu là buồng trứng bị ảnh hưởng, không hình thàng vỏ
trứng trong ống dẫn trứng, hình thành các nang lympo
Các cơ quan khác: xuất huyết túi mật, tim. Tụy bị xâm nhiễm tế bào lympo.
Gà bị nhiễm các chủng virus cường độc thể nội tạng có thể thấy xuất huyết, lở
loét trên da, xuất huyết trên mào và yếm.
2.1.1.3. Chẩn đoán bệnh Newcastle
Chẩn đoán phân biệt bệnh Newcastle với một số bệnh dễ nhầm lẫn:
- Bệnh thương hàn gà: lách thường sưng to hơn bình thường. Ở gan lách

có nhiều ổ hoại tử màu trắng
- Bệnh tụ huyết trùng: trên bề mặt gan có các điểm hoại tử to bằng đầu đinh
ghim hoặc mũi kim, màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt. Kiểm tra vi khuẩn học có
thể dễ dàng xác định sự có mặt của vi khuẩn Pasteurella trong bệnh phẩm.
- Bệnh cúm gà: sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để
chẩn đoán phân biệt.
2.1.1.4. Phòng và trị bệnh
a. Vệ sinh phòng bệnh.
Khi chưa có dịch xảy ra: hạn chế người qua lại ở những khu chăn nuôi lớn,
tập trung. Người ra vào, công nhân chăn nuôi phải sát trùng kĩ tay chân, quần
áo. Công tác kiểm dịch vận chuyển gà và trứng cần phải được thực hiện nghiêm
ngặt. Không lấy trứng từ nhữn nơi nghi có bệnh, lấy trứng từ những nơi có
nguồn gốc rõ ràng, gà nhập về phải nuôi cách li ít nhất 10 ngày để theo dõi.
Khi dịch đã xảy ra: một số trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh
tốt nhất nên tiêu diệt toàn bộ số gà bị bệnh và nghi nhiễm bệnh. Tiêm phòng
vacxin, cách li số còn lại. Tổng tấy uế tiêu độc chuồng trại, gia cầm chết phải
được chôn sâu, lấp kĩ, không mang gà bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng
đang có dịch.
b. Phòng bênh bằng vacxin
Một vacxin lý tưởng là vacxin có khả năng kháng sinh miễn dịch chống lại
sự nhân lên của virus. Tuy nhiên vacxin Newcastle chỉ giúp bảo vệ đàn gà không
phải chịu những hậu quả nặng nề do bệnh gây ra mà không có khả năng ngăn
6
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
cản sự nhân lên và bài thải virus. Trên thế giới, một số nước như Thụy Điển, Hà
Lan không cho phép sử dụng vacxin phòng bệnh cho đàn gà. Một số nước Châu
Âu chỉ cho phép sử dụng một số loại vacxin sống, giống vacxin phải đảm bảo
tiêu chuẩn đề ra như chỉ số ICPI <0,4 (đối với vacxin nhược độc) và ICPI <0,7
( đối với vacxin vô hoạt)

- Vacxin vô hoạt: an toàn nhưng khả sinh sinh miễn dịch kém. Nuôi cấy
virus bằng cách tiêm phôi qua xoang niệu mô, thu hoạch nước trứng sau đó giết
chết virus bằng Beta-propiolacton hoặc formol rồi trộn với những chất bổ trợ.
Những chủng để chế vacxin là Ulster 2C, B1, Lasota, Roakin. Đường đưa thuốc:
tiêm bắp hoặc dưới da.
- Vacxin nhược độc: hai nhóm được sản xuất vacxin nhược độc là
mesogen và lentogen. Vacxin nhược độc được dùng rộng rãi trên thế giới ở
những nước có bệnh lưu hành, khả năng đáp ứng miễn dịch có quan hệ chặt chẽ
với độc lực của virus. Vacxin được chế từ chủng thuộc nhóm mesogen cần đảm
bảo quy định độc lực và thường được tiêm nhắc lại do độc lực của virus vacxin.
Đường đưa vacxin: cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, phun sương (nhóm lentogen)
hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da cánh (nhóm mesogen)
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học, nhiều loại vacxin
Newcastle tái tổ hợp được nghiên cứu tái tổ hợp gen HN hoặc gen F với virus
đậu, virus Herpes Hà Tây…
c. Điều trị bệnh
Vì là bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể dùng
kháng huyết thanh để điều trị kết hợp dùng thuốc trợ sức trợ lực, đảm bảo cân
bằng chất điện giải, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Trong thực tế vì không phải 100% đàn gà bị mắc Newcastle trong cùng một
lúc nên để nhanh chóng dập tắt ổ dịch nên tiêm ngay vacxin phòng bệnh
Newcastle cho toàn đàn gà để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
2.1.2. Bệnh Gumboro
7
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Bệnh Gumboro còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm (Infectious
Bussal Disease – IBD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà.
Bệnh Gumboro do Birnavirus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Virus cường độc
Gumboro tấn công vào túi Fabricius và các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, gây

hủy hoại tế bào lympo B và đại thực bào, làm suy giảm miễn dịch ở gà.
2.1.2.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh Gumboro trong và ngoài nước.
Bệnh Gumboro được phát hiện đầu tiên ở Mỹ năm 1957 tại vùng Gumboro
(bang Delaware) nhưng đến năm 1962 mới được Cosgrove mô tả cặn kẽ và được
công bố là bệnh viêm cầu thận gia cầm (Avian Nephrosis) do có sự hủy hoại ở
vỏ thận. Năm 1970, Winterfield đã phân lập được thành công mầm bệnh trên
phôi gà, Hincher cũng đã xác nhận kết quả trên và ông đề nghị lấy tên là “Bệnh
viêm túi Fabriciuos truyền nhiễm”, Infectious Bursal Disease – IBD, hay còn gọi
là Gumboro. Từ đó bệnh được phát hiện và ghi nhận ở khắp nơi trên thế giới:
Anh (1962); Ý (1965); Canada (1970)…
Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện từ trước những năm 1980 và đã gây nhiều tổn
thất lớn. Năm 1981, bệnh xảy ra ở trại gà tổng cục hậu cần quân khu 5 – Đà
Nẵng làm chết 27% số gà trong đàn. Năm 1986, bệnh xảy ra ồ ạt tại các trại gà
chăn nuôi công nghiệp. Năm 1987, bệnh lại xảy ra ở xí nghiệp gà Phúc Thịnh
và xí nghiệp gà Cầu Diễn. Nhiều trại gà đã phải thanh lí hoàn toàn. (Nguyễn
Đăng Khải, 1988) [17].
Kể từ sau khi côn bố có dịch bệnh Gumboro ở Việt Nam, đã có rất nhiều
hướng nghiên cứu về dịch tễ bệnh, bệnh lí, chẩn đoán, sản xuất và ứng dụng
vacxin.
Khảo sát về dịch tễ của bệnh (Nguyễn Tiến Dũng, 1996) [22]; (Lê Văn
Năm, 1997) [12]; phân lập và giám định virus cường độc Gumboro biến đổi
bệnh lí ở các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch ở gà bệnh (Nguyễn Văn Cảm,
1999) [23]; xác định hàm lượng kháng thể Gumboro bằng phản ứng trung hóa
virus (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 1993) [21]; giám định phân tử và phân
nhóm phả hệ virus gây bệnh ( Lê Thanh Hòa, 2002) [12].
8
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Những nghiên cứu trên đều nhằm mục đích tiến tới khống chế bệnh
Gumboro một cách hiệu quả để ngành chăn nuôi giảm được thiệt hại đáng kể về

kinh tế do bệnh gây ra.
2.1.1.3. Cơ chế sinh bệnh.
Virus IBD theo đường máu hoặc chỗ mở giữa ruột và túi Fabricius, virus
đến túi Fabricius chúng bắt đầu tăng lên về số lượng và độc lực phá hủy chức
năng tạo tế bào lympo B làm cho hệ thống miễn dịch của gà bị tổn thương, gây
suy giảm miễn dịch ở gà.
2.1.1.4. Dịch tễ
Lứa tuổi chủ yếu mắc là gà 3 - 6 tuần tuổi, tỉ lệ nhiễm cao có khi lên tới
100% nhưng tỉ lệ chết không cao, khoảng 3 – 30%. Khi kế phát với bện ghép tỉ
lệ chết có thể lên tới 70 – 80%.
Đường truyền lây: bệnh Gumboro lan truyền chủ yếu theo cách tiếp xúc
trực tiếp và thông qua thức ăn, nước uống… bệnh lan từ chuồng này sang
chuồng khác do người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, nguồn nước bị ô
nhiễm….Bệnh truyền từ mẹ sang con nguyên nhân do virus bám theo vỏ trứng
chứ không truyền qua trứng.
9
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
2.1.1.5. Triệu chứng
Đối với gà mẫn cảm, triệu chứng lâm sàng thường xảy ra ở thể cấp tính.
Bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, tỉ lệ ốm cao, có khi tới 100%.
Bệnh Gumboro có thời gian nung bệnh ngắn, sau 1 – 2 ngày gà đã xuất
hiện triệu chứng lâm sàng: lông xơ xác, ngoẹo đầu, rúc mỏ vào cánh, tự quay
đầu về phía hậu môn để gãi, nằm nhiều hơn đứng, bỏ ăn, mệt mỏi, run rẩy, sốt,
mất nước. Gà ỉa chảy phân trắng, phân có nhiều nước lẫn trong hoặc lẫn muối
urat màu trắng vàng lẫn lộn, lông xung quanh hậu môn bết bẩn. Thời kì cuối,
nhiệt độ cơ thể giảm thấp hơn bình thường, gà kiệt sức dần rồi chết. Gà ỉa chảy
nhiều lần dẫn đến mất cân bằng về trao đổi ion và nước trong cơ thể. Gà chết
thường bắt đầu vào ngày thứ ba sau nhiễm, chết dồn dập trong 5 – 7 ngày, sau
đó chết giảm xuống và hổi phục trong vòng 10 – 12 ngày.

2.1.1.6. Bệnh tích
Túi Fabricius là cơ quan đầu tiên khi virus xâm nhập nên hiểu hiện sớm
nhất và đặc trưng nhất của bệnh Gumboro. Sau khi nhiễm khoảng 2 – 3 ngày túi
Fabricius sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường, thùy thũng, xuất huyết, các túi nang lồi
ra có màu trắng ngà hay màu kem. Ngày thứ 4, kích thước túi Fabricius tăng lên
gấp đôi sau đó nhỏ lại. Ngày thứ 5, hiện tượng xuất huyết thẩm dịch mất đi, khối
lượng túi Fabricius bằng khối lượng lúc ban đầu. Ngày thứ 8 trở đi thì túi Fabricius
bị teo hoàn toàn. Lúc này trọng lượng của túi chỉ bằng 1/2- 1/3 ban đầu.
Bệnh tích đặc trưng khác của bệnh đó là cơ ngực và cơ đùi thường bị xuất
huyết từng mảng hoặc các chấm, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có màu đỏ hay
màu tím. Đôi khí xuất huyết dạ dày tuyến và dạ dày cơ nên có thể nhầm với
bệnh Newcaslte. Ở thận có hiện tượng nhạt màu, sưng ống thận có lắng đọng
muối urat màu trắng, tuy nhiên phát hiện ở thận rất thấp (5%), tuyến ức có thể
xuất huyết điểm hay mảng.
10
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
2.1.1.7. Chẩn đoán.
Chẩn đoán với một số bệnh dễ nhầm lẫn khác
Bệnh Newcastle: bệnh xảy ra ở gà mọi lứa tuổi, có biểu hiện bệnh lí ở
đường hô hấp, có triệu chứng thần kinh và không có bệnh tích ở túi Fabricius
Bệnh Mareck: bệnh xảy ra ở gà mọi lứa tuổi, có trường hợp túi Fabricius bị
sưng nhưng đồng thời có các khối u ở gan, lách, phổi và dây thần kinh đùi.
Bệnh viêm thận: bệnh tích ở thận gần giống như bệnh Gumboro, nhưng túi
Fabricius còn nguyên vẹn không bị phá hủy
Bệnh do ngộ độc Aflatoxin: túi Fabricius teo có kèm theo mạch máu bị
căng rõ, màu nâu tím và không có hiện tượng xuất huyết ở cơ đùi, cơ ngực.
2.1.1.8. Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Thực hiện đầy đủ các quy trình vệ sinh nơi sản xuất, sau mỗi lần nuôi gà

tẩy uế, sát trùng chuồng trại bằng vôi bột, Chloramin 0,5%
Khi dịch xảy ra cần xử lí gà chết, chất độn chuồng bằng Chloramin, Formol
và cần để trống chuồng trại từ 30 – 45 ngày, sau đó mới nuôi gà trở lại.
Phòng bệnh bằng vacxin.
Trên thị trường thường có 4 loại vacxin sau:
Vacxin vô hoạt nhũ dầu: dùng để gây miễn dịch cho gà lớn (gà bố mẹ) vào
thời điểm 18 – 20 tuần tuổi để tạo miễn dịch thụ động cho gà con.
Vacxin nhược độc có độc lực cao: với gà mẫn cảm không nên dùng loại này
Vacxin nhược độc có độc lực trung gian: có thể dùng cho 3 loại gà hiện nay
đang được sử dụng rộng rãi
Vacxin nhược độc có độc lực thấp: loại này không gây nên triệu chứng lâm
sang nên thường được sử dụng cho gà mẫn cảm
b. Điều trị
Bệnh Gumboro do virus gây nên vì vậy không có thuốc điều trị đặc hiệu,
công tác vệ sinh chăm sóc hộ lí, dùng thuốc tăng cường sức đề kháng giải nhiệt
và trợ lực, chống nhiễm trùng bội nhiễm cho cơ thể là giảm tỉ lệ chết cho đàn.
11
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
2.1.3. Bệnh CRD
Bệnh CRD còn gọi là bệnh hô hấp mãn tính, có tên khoa học là Chronic
Respiratory Disease. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra song chủ yếu do vi
khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra với đặc tính gây ngưng kết hồng cầu.
2.1.3.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh trong và ngoài nước
Năm 1952, Mas Kham và Wong đã phân lập được nguyên nhân gây bệnh
CRD là do một loại vi khuẩn nằm giữa nhóm vi trùng và virus. Nhóm này có tên
là PPLO. Tên của căn nguyên gây bệnh này được hội nghị khoa học toàn thế
giới lần thứ 29 năm 1961 về gia cầm gọi là Mycoplasma Gallisepticum. Bệnh có
hầu hết trên khắp thế giới.
Ở Việt Nam bệnh có từ những năm 1920 khi chăn nuôi gà công nghiệp phát

triển.
2.1.3.2. Dịch tễ bệnh
• Loài vật : trong thiên nhiên gà tây, gà sao, bồ câu, vịt là động vật dễ mắc
bệnh, ngỗng ít cảm thụ
• Lứa tuổi mắc: bệnh phát ra chủ yếu ở gà con và nặng nhất vào giai đoạn
từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi, gà lớn hơn cũng mắc bệnh nhất là đàn gà bắt đầu
đẻ trứng.
Gà nuôi theo phương thức công nghiệp có tỉ lệ mắc cao hơn gà nuôi theo
phương thức chăn thả tự do, do kiểu tiểu khí hậu chuồng nuôi kém và mật độ gà
cao…
Gà nội nhập dễ bị mắc bệnh hơn gà địa phương, giống gà có trọng lượng
tốt và tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh thì tỉ lệ nhiễm càng cao hơn các giống
gà khác.
• Mùa mắc bệnh: bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều ở
những tháng mùa mưa như tháng 3 – 4, bệnh có chiều hướng giảm dần vào
tháng 5 – 6 – 7 và xảy ra bệnh vào tháng có thời tiết lạnh 9 – 10 -11 ( Đào Trọng
Đạt, 1975 và Nguyễn Vĩnh Phước, 1985)
2.1.3.3. Cơ chế sinh bệnh
12
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Mầm bệnh ở gà có ở nước mắt, nước mũi, miệng, phế quản, túi khí nên khi
gà thở, hắt hơi mầm bệnh bắn vào không khí, vào thức ăn, dụng cụ chăn nuôi…
gà lành hít phải, ăn phải sẽ bị mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể truyền từ gà mẹ
sang gà con qua trứng.
2.1.3.4. Triệu chứng
Tùy thuộc vào chủng loại Mycoplasma nên bệnh lí và triệu chứng lâm sàng
khác nhau, và còn do yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà, thường nung
bênh sau 5 - 21 ngày.
a. Triệu chứng ở gà con

Đầu tiên là chảy nước mũi, nước mắt, dịch mũi mắt lúc đầu loãng và trong
suốt sau đó đặc dần có màu trắng sữa bám đầy khóe mắt. Gà ho và khó thở, thở khò
khè, đôi lúc hắt hơi, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ, cạo mỏ xuống nền chuồng, miệng luôn
luôn trạng thái mở hoặc bán mở, gà phải há miệng ra để thở do ngạt mũi.
Niêm mạc mắt đỏ, xung huyết, nước mắt quánh lại đóng cục thành Fibrin
đóng kín mắt, Fibrin tích tụ ngày càng nhiều tạo thành những khối u to bằng hạt
lạc lồi lên giữa trong mắt.
Mặt gà sưng lên, mặt và đầu gà biến dạng nên trông như đầu chim cú mèo,
một số con bị sưng khớp, gà kém ăn, chân khô, lông kém mượt
Sau khi các xoang bị viêm thì các niêm mạc hầu khí quản và các túi khí
liên hệ với nó cũng hơi bị sưng viêm. Con vật ngày càng khó thở, mào tích tím
bầm rồi kiệt sức chết.
b. Triệu chứng ở gà lớn
Gà lớn mắc bệnh ở thể ẩn không rõ ràng, gà có biểu hiện kém ăn, ủ rũ, ho
hắt hơi, chảy nước mũi. Bệnh xảy ra chậm và kéo dài hàng tháng.
Gà mái đẻ thì số lượng trứng và chất lượng trứng đều giảm, gà trống mắc
bệnh thường có tiếng kêu khàn
Ngoài ra, bệnh còn thường gặp ở gà tây có triệu chứng viêm khớp, viêm
bao dịch…một số gà có triệu chứng thần kinh.
2.1.3.5. Bệnh tích
Các bệnh tích chủ yếu tập trung ở phần trên của khí quản phế nang phổi, túi
khí và các xoang
Nếu gia cầm chết mà phát hiện ở giai đoạn đầu, không có bệnh tích đặc
trưng: xác chết gầy, lông xơ xác, niêm mạc nhạt màu do thiếu máu, các xoang
13
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
mũi, hốc mắt thấy chất đầy chất nhày như keo dính chặt vào niêm mạc, các túi
khí mất trong, dầy lên và bị bao phủ bởi chất nhày.
Bệnh nặng : trong lòng khí quản có thanh dịch, phổi có vũng cứng, đôi khi

lại hình thành các nốt u. Thành túi khí dày lên và bị viêm, mặt phổi phủ fibrin.
Quan sát ở những trường hợp bệnh nặng còn thấy hiện tượng viêm ngoại
tâm mạc, mặt ngoài của gan có viêm tơ huyết và viêm mủ phúc mạc
2.1.3.6. Chẩn đoán
Phân biệt với 1 số bệnh hô hấp khác
- Viêm phế quản truyền nhiễm (IB): 20 - 30 ngày tuổi hoặc lúc gà đẻ cao nhất
nghe tiếng kêu khàn + tiếng rít rất mạnh ( huýt sáo) trên toàn đàn rồi tự khỏi.
- Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT): xảy ra trên đàn gà ít nhất 150
ngày tuổi – 12 tháng có ho hen + ngạt từng cơn khạc ra máu.
- Nấm phổi: có hen + ỉa ra máu, phổi có màu ghi hoặc trắng bạch, cắt một
miếng lấy tay bóp có bọt khí phùn ra
- Sổ mũi truyền nhiễm : xảy ra trên tất cả các lứa tuổi có hen + lưỡi thâm;
miệng thối+ sưng đầu + thối mắt
2.1.3.7. Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh.
Tạo cho đàn gà tiểu khí hậu thoáng, sạch nhưng phải đủ ấm, tránh được gió
lùa và thoáng mát về mùa hè. Mật độ nuôi trong chuồng vừa phải, vệ sinh thức
ăn, máng uống. Phun thuốc sát trùng trước khi vào gà và sau khí bán gà. Loại
thải những gà có phản ứng huyết thanh dương tính, cách kí gà bệnh, xử lí, tiêu
độc các dụng cụ chăn nuôi. Xử lí tiêu độc trứng và máy ấp trứng.
Phòng bệnh bằng vacxin
- Vacxin MG – Vacxin Nobilis do hãng Intervet của Hà Lan sản xuất là
loại vacxin sống tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho gà mái lúc gà 18 – 20 ngày tuổi
- Vacxin Nobivac – MG – Hà Lan là loại vacxin vô hoạt tiêm dưới da cho
gà con 0,5ml/con vào lúc 2 – 3 tuần tuổi
b. Trị bệnh
Đồng thời điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh như :
- Doxyciclin 10%: cho uống cả ngày. Liều lượng 1g/10kg P
14
Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
- Levofloxacin: cho uống cả ngày. Liều lượng:1g/10kg P
2.1.4. Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Pasteurellosis avium)
2.1.4.1. Căn bệnh
Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Pasteurella
avireptiaca gây ra.
Căn cứ vào đặc điểm khuẩn lạc của vi khuẩn người ta chia Pasteurella
thành 3 loại độc lực khác nhau:
• Vi khuẩn có độc lực cao: khuẩn lạc của dạng mịn, khi chiếu sáng
bằng đèn điện với góc chiếu phản quang là 45
0
. Quan sát bằng kính hiển vi
qua 2 thị kính với tốc độ phóng đại 20 lần ta thấy khuẩn lạc có màu xanh lơ,
xanh lá mạ chiếm 2/3 về phía đèn, 1/3 khuẩn lạc còn lại có màu da cam,
khuẩn lạc này gọi là Fg
• Vi khuẩn có độc lực vừa: khuẩn lạc khi quan sát thấy màu xanh lơ ít
hươn diện tích màu vàng da cam, khuẩn lạc này là FO
• Vi khuẩn có độc lực yếu: vi khuẩn không có vỏ bọc, khuẩn lạc của
chúng không có hiện tượng phát quang, không mày nên gọi là Nt
Hiện tượng phát huỳnh quang xem sau khi cấy 24h nếu để lâu sau 72h hiện
tượng này sẽ mất đi. Cách xem màu khuẩn lạc trên chỉ áp dụng cho Pasteurella
của gia cầm. Đối với Pasteurella của gia cầm vi khuẩn có độc lực mạnh thì
khuẩn lạc của chúng thuộc loại FO.
2.1.4.2. Dịch tễ bệnh
• Loài mắc bệnh: tất cả các loài gia cầm, chim sẻ đều bị bệnh
• Lứa tuổi mắc: bệnh hay xảy ra ở gà lớn với tỉ lệ cao. Ở gà con ít bị bệnh
• Mùa mắc bệnh: xảy ra khi thời tiết mưa nhiều, thời tiết chuyển màu, yếu
tố stress tác động làm giảm sức đề kháng của con vật.
• Mức độ lây lan: bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, một vùng hoặc một địa
phương

• Đường lây lan: chủ yếu qua đường tiêu hóa
• Tỉ lệ ốm, tỉ lệ chết: tỉ lệ gà ốm thấp nhưng tỉ lệ gà chết cao so với số ốm.
Có khi lên tới 30 – 50 %
2.1.4.3. Triệu chứng
a. Thể quá cấp tính
15
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
Gà ủ rũ cao độ, sốt cao và chết rất nhanh. Thường không có triệu chứng gì
đặc trưng
b. Thể cấp tính
Mào gà tím tái, sốt cao 42 – 43
0
C, gà bỏ ăn đi lại chậm chạp. Từ mũi miệng
chảy ra chất nước nhớt, sủi bọt có khi lẫn máu.
Giữa thời kì bệnh gà ỉa phân lỏng hoặc socola, khó thở, mào yếu tím bầm
do tụ máu. Cuối cùng gà chết do ngạt thở. Chết trong thể trạng vẫn béo tốt.
c. Thể mạn tính
Thể này thường thấy ở cuối ổ dịch, bệnh kéo dài, gà gầy còm
Có trường hợp viêm khớp bàn chân, khớp gối gà bị què liệt.
Nhiều trường hợp con vật ho hen, đi ỉa phân xanh loãng trắng có lẫn máu.
2.1.4.4. Bệnh tích
- Thể quá cấp tính: bệnh tích không điển hình
- Thể cấp tính: gà chết nhanh nên xác vẫn còn béo, mào yếm và các
niêm mạc tím bầm. Nhiều dịch nhớt tích lại trong hầu họng. Cơ bắp tím bầm, tổ
chức dưới da thấm dịch nhớt keo dày dễ đông. Phổi có nhiều đám viêm rộng
lớn, xuất huyết mỡ vành tim. Điển hình là gan sưng, trên bề mặt gan có những
nốt hoại tử màu trắng xám nhỏ li ti.
- Thể mãn tính: bệnh tích chủ yêu là viêm, hoại tử mãn tính đường hô
hấp và gan.

2.1.4.5. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sáng kết hợp với mổ khám bệnh tích để chẩn đoán phân biệt
với các bệnh truyền nhiễm khác như phó thương hàn và thương hàn gà và bệnh
Newcastle cấp.
2.1.4.6. Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn nước uống cho gà
Gà chết phải được thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y.
Sát trùng chuồng trại sau mỗi đợt xuất gà, cách kí gà ốm với và khỏe.
Phòng bệnh bằng vacxin
Dùng vacxin keo phèn tiêm cho gà 1 ml/con có khả năng miễn dịch
được 6 tháng.
b. Điều trị bệnh
Cần điều trị sớm, liều cao ngay từ đầu.
Sử dụng thuốc kháng sinh:
- Sutrimix Plus: liều 1g/5kg P gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.
16
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
- Neximix: liều lượng 1g/10kg P gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.
2.1.5. Bệnh cúm gia cầm
2.1.5.1. Căn bệnh
Bệnh cúm gia cầm hay có tên là bệnh dịch tả gà. Là bệnh truyền nhiễm cấp
tính do một loại virus gây có độc lực cao gây ra, thuộc tuýp Ortomyoxviridae.
Cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp.
17
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Diễm Hương _K55TYD
2.1.5.2. Triệu chứng
Tùy thuộc vào độc lực của type virus nhiễm, tùy thuộc vào động vật cảm

nhiễm là gà hay chim hay thủy cầm mà có những biểu hiện triệu chứng khác
nhau. Thời kì nung bệnh từ vài giờ đến 3 ngày tùy theo lượng virus, đường
truyền nhiễm bệnh và loài vật thụ cảm. Biểu hiện lâm sàng thường rất đa dạng
và phụ thuộc chủng virus, loài vật thụ cảm, tuổi, giới tính, yếu tố môi trường,
chế độ dinh dưỡng và sức miễn dịch của con vật và cuối cùng là sự nhiễm kế
phát bởi các loài vi khuẩn như E.coli, Mycoplasma…
Triệu chứng điển hình là:
• Gia cầm chết ác tính, chết đột ngột, chết nhiều giống như ngộ độc với
tỉ lệ chết từ 20 – 100%
• Gà thường sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy yếu và đứng tụ lại
thành từng đám, lông xù, xơ xác, vùng da đầu không có lông và da chân sung
huyết mào thâm màu xám, khó thở, vươn cổ ra để thở, thở khò khè…
• Chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm mắt.
• Sưng phù đâu, mào tích sưng phù màu tím sẫm.
• Gà có triệu chứng thần kinh: co giật, mất thăng bằng, vận động quay
tròn. Ỉa chảy.
2.1.5.3. Bệnh tích.
Bệnh tích điển hình là sung huyết, xuất huyết, tiết nhiều dịch rỉ viêm, hoại
tử các cơ quan và hoại tử cơ.
• Mào tích sưng to, tím sẫm, phù mí mắt, phù có ke nhày và xuất huyết
dưới da đầu.
• Ở hệ thống tiêu hóa: xuất huyết điểm ở miệng, viêm cata và xuất huyết niêm
mạc ruột, xuất huyết dạ dày cơ, hạch ruột sưng, màng ruột bị viêm có tơ huyết.
• Các cơ quan tổ chức khác: viêm tơ huyết tương mạc của cơ quan nội
tạng như màng bao tim, màng gan. Gan, lách, thận, sưng to có những điểm hoại
tử màu vàn hoặc xám, xuất huyết mỡ vành tim, xuất huyết hoại tử tuyến tụy
• Xuất huyết điểm ở túi Fabricius và lỗ huyệt, phù keo nhày và xuất
huyết ở phần đùi giáp đầu gối. Gà mái đẻ viêm ống dẫn trứng và vỡ trứng non,
18

×