Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Gải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

HẠ THỊ VÂN ANH
ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN: “THOÁT
NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH”
THUỘC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. KIM THỊ DUNG
Hµ Néi 2012–
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với
nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ và có tính khái quát cao làm căn cứ bảo vệ
thành công đề tài.
Tác giả luận văn
Hạ Thị Vân Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và được sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và quản trị kinh doanh, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Cao học quản trị
kinh doanh khóa 19.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Kim Thị


Dung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện luận văn của tôi.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán
Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo sau đại học- Trường Đại học nông nghiệp
Hà Nội đã giúp đỡ tận tình khi tôi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn tất cả các
tổ chức, cá nhân và những cộng sự đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn UBND thành phố Bắc Ninh, phòng quản lý đô thị, phòng
thống kê thành phố, Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh,
các UBND phường xã trong địa bàn thành phố đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và do hạn chế về năng lực và
điều kiện nghiên cứu nên luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót và
kết quả còn nhiều hạn chế.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy, cô và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hạ Thị Vân Anh
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII
DANH MỤC CÁC BẢNG IX
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ XI
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 5
2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của dự án đầu tư phát triển 5
2.1.1.2 Khái niệm và chức năng của quản lý dự án 9
2.1.1.3 Các hình thức và nội dung của quản lý dự án 11
2.1.1.4 Vai trò của quản lý dự án đầu tư phát triển 14
2.1.2 ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 16
2.1.2.1 Khái niệm về đánh giá dự án đầu tư và đánh giá quản lý thực hiện dự án đầu tư phát triển 16
2.1.2.2 Mục đích của đánh giá quản lý thực hiện dự án 18
2.1.2.3 Nội dung của đánh giá quản lý thực hiện dự án 19
Thứ năm là đánh giá quản lý dự án về môi trường và an toàn lao động 24
Trong khi thực hiện dự án cần quản lý về vấn đề môi trường và an toàn lao động. Xem xét trong quá
trình thi công thực hiện dự án có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và cuộc sống của người dân
có dự án hay không. Xem xét mức độ ảnh hưởng của dự án đến khu vực dân cư không 24
Trong khi thi công thực hiện dự án, an toàn lao động là yếu tố không thể thiếu. Thi công ngoài đảm
bảo chất lượng và tiến độ cần đảm bảo về vấn đề an toàn lao động cho công nhân thi công dự án và
mọi người sinh sống quanh khu vực dự án đang triển khai thi công 24
d. Đánh giá hiệu quả quản lý thực hiện dự án 24
Khi đánh giá hiệu quả quản lý thực hiện dự án cần xem xét các yếu tố sau 24
Thứ nhất là tiến độ thi công của dự án, thời gian hoàn thành toàn bộ dự án so với kế hoạch, mục tiêu
có đảm bảo tiến độ không 24
Thứ hai là về chi phí dự án: Xem xét công tác phân bổ hay giải ngân vốn có đúng với kế hoạch ban
đầu không. 24
Thứ ba là chất lượng công trình có đảm bảo không, nếu không đảm bảo thì nguyên nhân là do đâu. 24
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện dự án 24

a. Các yếu tố khách quan 24
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 27
2.2.1 THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN THOÁT NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 27
2.2.2 Thực tiễn về quản lý thực hiện dự án thoát nước tại Việt Nam 30
TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHÚNG TA CẦN ÁP DỤNG VÀ TUÂN THỦ HỆ THỐNG VĂN BẢN LIÊN
QUAN ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG NHƯ BẢNG 2.1: 34
iii
STT 35
NỘI DUNG 35
1 35
NGHỊ ĐỊNH SỐ 85/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN
THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG THEO LUẬT XÂY DỰNG 35
2 35
NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2009/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 35
3 35
NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH 12/2009/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 2 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 35
4 35
NGHỊ ĐỊNH SỐ 209/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 35
5 35
NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2010/NĐ-CP NGÀY 07/5/2010 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG 35
6 35
THÔNG TƯ SỐ 08/2010/TT-BXD NGÀY 29/7/2010 CỦA BỘ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
CHỈNH GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 35
7 35
THÔNG TƯ 50/2011/TT-BTC NGÀY 21/4/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ VÀ BIỂU MẪU

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC 35
8 35
THÔNG TƯ 210/2010/TT-BTC NGÀY 20/12/2012 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VIỆC QUYẾT TOÁN VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NIÊN ĐỘ NGÂN SÁCH HẰNG
NĂM 35
9 35
THÔNG TƯ SỐ 19/2011/TT-BTC NGÀY 14/02/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC 35
10 35
THÔNG TƯ SỐ 10/2011/TT-BTC NGÀY 26/1/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
35
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC
TIỄN: 35
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
3.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của thành phố Bắc ninh 37
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37
Thành phố Bắc Ninh ngày nay vốn dựa trên cơ sở thị xã Bắc Ninh ngày xưa làm trung tâm, phát triển
thêm địa giới trên cơ sở các xã thuộc các huyện chung quanh. Năm 1948, do tình hình kháng chiến đòi
hỏi, theo yêu cầu của bộ trưởng bộ Nội vụ lúc bấy giờ là ông Phan Kế Toại, chủ tịch chính phủ Liên
hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh 162/SL ngày 14/4/1948 giải
tán thị xã Bắc Ninh, sát nhập vào huyện Yên Phong và khu phố Kinh Bắc 37
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh
lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu,
Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích
23,34 km2 và dân số 121.028.Ngày 9 tháng 4 năm 2007, thủ tướng ra nghị định 60/2007/NĐ-CP điều
chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh gồm 10 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An,
Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường (thành lập từ xã Võ Cường) và 9 xã Kim Chân, Vân

Dương, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa Long, với tổng diện
tích tăng lên 80,28 km2, dân số 150.331.Ngày 5 tháng 2 năm 2010, nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành
iv
lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh hành chính
thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã 37
(Nguồn : Phòng thống kê- UBND Thành phố Bắc Ninh) 41
3.1.2.3 Điều kiện văn hóa- xã hội 41
Điều kiện văn hóa xã hội của Thành phố Bắc Ninh tương đối tốt, người dân trong thành phố có nhiều
cơ hội tham gia vào các lễ hội, các khu vui chơi giải trí nổi tiếng là: Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan -
Tượng đài Lý Thái Tổ, Công viên Hoàng Quốc Việt, Quảng trường nhà thờ Bắc Ninh, Quảng trường
Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, Cung văn hoá thiếu nhi Vệ An Khu văn hóa ẩm thực: Phú Sơn,
Landmark Bắc Ninh, Phoenix Bắc Ninh Các công trình văn hóa hầu như đều được xây mới như thư
viện Tỉnh Bắc Ninh, các công viên… 41
Bắc Ninh là Tỉnh có rất nhiều lễ hội hằng năm. Công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn
hóa luôn được quan tâm; hoàn thành trùng tu, tôn tạo và đưa vào khai thác, phát huy giá trị các di
tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu 42
Đặc biệt, năm 2010, Thành phố Bắc Ninh tổ chức thành công nhiều chương trình nghệ thuật chào
mừng các sự kiện chính trị, các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong đó, ghi dấu
ấn đậm nét nhất là tổ chức thành công Festival Bắc Ninh năm 2010 và để lại ấn tượng tốt đẹp trong
xã hội. 42
Không những vậy, năm 2011 vừa qua, Bắc Ninh đã tổ chức thành công Hội Lim lập kỷ lục “nhiều
người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất” với sự tham gia của hơn
3000 người. Với những giá trị văn hóa đặc biệt hấp dẫn có sức cuốn hút và lan tỏa mạnh mẽ, hội Lim
trở thành nét văn hóa đặc sắc của quê hương Quan họ 42
3.1.2.4 Hạ tầng kỹ thuật 42
Có nhiều đường quốc lộ như 1A cũ và mới, đường cao tốc Hà Nội, Bắc Ninh, cao tốc Nội Bài- Bắc
Ninh nằm trên đường quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài với thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân-
Quảng Ninh, Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng liền kề với Bắc Ninh cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái
Nguyên đang xây dựng 42

Tuyến đường sắt Bắc Ninh- Hà Nội, Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn 42
3.1.3 ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ BẮC NINH 43
(NGUỒN: PHÒNG TCHC-CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC BN) 47
(NGUỒN: PHÒNG TCHC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC BN) 48
49
(NGUỒN: PHÒNG TCHC CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC BN) 49
3.2.1 KHUNG LÝ THUYẾT 49
TRÊN CƠ SỞ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, CHÚNG TÔI ĐƯA RA KHUNG LÝ THUYẾT NHƯ SƠ ĐỒ 3.2: 49
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 51
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
4.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN: THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH 55
4.1.1 THÔNG TIN CHUNG VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN 55
4.1.3 VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA DỰ ÁN 59
4.1.3.1 VAI TRÒ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ- CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH 59
TƯ VẤN CHỊU TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT TOÀN BỘ DỰ ÁN, NẾU CÓ VƯỚNG MẮC BÁO CÁO CHỦ ĐẦU TƯ GIẢI
QUYẾT 60
TƯ VẤN CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÊ DUYỆT TOÀN BỘ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CỦA NHÀ THẦU 60
4.2 ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN: “THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH”
61
4.2.3.2 Đánh giá công tác quản lý thực hiện thi công 75
Tiến độ và khối lượng thi công dự án chậm như vậy là do: 82
Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn vướng mắc 82
Nhiều biện pháp thi công thi thay đổi do với thiết kế ban đầu 82
Năng lực thi công của nhà thầu chưa đáp ứng được với dự án do đây là dự án mới ở Việt Nam 82
4.2.3.3 Đánh giá công tác giám sát dự án 82
a. Kết quả giám sát của chủ đầu tư 82
Có hai kỹ sư giám sát việc thi công của nhà thầu trên công trường, chỉ có 01 kỹ sư giám sát cho một
gói thầu, chính vì thế việc giám sát rất nhiều hạng mục gặp khó khăn 82
Theo số liệu điều tra của các hộ dân về công tác giám sát dự án của chủ đầu tư và tư vấn là chưa tốt
chiếm 62,2%, bình thường là 27,6% và tốt chỉ là 10,2% 86

v
Và nguyên nhân mà các hộ dân đưa ra là công tác giám sát chưa tốt vẫn còn để xảy ra hiện tượng ùn
tắc giao thông và sụt lún tại một số điểm như khu phố 2 đường Vũ Kiệt, ảnh hưởng đến giao thông và
mỹ quan đô thị 86
4.2.3.4 Đánh giá quản lý tài chính dự án 86
87
Đánh giá tiến độ giải ngân vốn đầu tư 87
(Nguồn: Báo cáo BQL dự án về chất lượng công trình) 99
4.4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN: THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ BẮC NINH 104
4.4.1 Giải pháp đảm bảo tiến độ thi công của Dự án 104
4.4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn, giám sát 105
4.4.3 GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 107
4.4.4 Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý của chủ đầu tư 108
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 110
5.1 KẾT LUẬN 110
5.2 KHUYẾN NGHỊ 111
5.2.1 Đối với Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng 111
5.2.2 Đối với UBND Tỉnh Bắc Ninh và các ban ngành liên quan 112
5.2.3 Đối với Nhà tài trợ KFW 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 115
115
ẢNH 1.1 DỰ ÁN THOÁT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 115
ẢNH 1.2. DỰ ÁN THOÁT NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU KHI HOÀN THÀNH TUYẾN CỐNG 115
PHỤ LỤC 4 120
PHỤ LỤC 4 122
PHỤ LỤC 4 124
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL
BTC
BTCT
BXD
CBCNV
CHLB
CN-XD-DV-NN
CP
GDP
GPMB
GTZ
HTKT
KCN
KH&ĐT
KHKT
KFW
MTV
m
3
/Ng.đ

NQ
NSNN
ODA
OECD
PMU
Ban quản lý
Bộ tài chính
Bê tông cốt thép
Bộ xây dựng

Cán bộ công nhân viên
Cộng hòa liên bang
Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp
Chính phủ
Thu nhập bình quân đầu người
Giải phóng mặt bằng
Tổ chức kỹ thuật Đức
Hỗ trợ kỹ thuật
Khu công nghiệp
Kế hoạch và đầu tư
Khoa học kỹ thuật
Ngân hàng tái thiết
Một thành viên
Mét khối trên ngày đêm
Nghị định
Nghị quyết
Ngân sách nhà nước
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế
(Organization for Economic Cooporation and
Development)
Project Management Unit: Ban quản lý dự án
vii

QLDA
STT
SWOT
TH
TNHH
UBND

VN
WSSC
Quyết định
Quản lý dự án
Số thứ tự
Phương pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và
thách thức
Trường hợp
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Việt Nam
Bac Ninh water supply and sewerage Co., ltd
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
BẢNG 2.1 CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN XÂY DỰNG 35
BẢNG 3.1 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT THÀNH PHỐ BẮC NINH NĂM 2011 39
BẢNG 3.2 BẢNG THỐNG KÊ DÂN SỐ CÁC PHƯỜNG XÃ TRONG THÀNH PHỐ BẮC NINH
NĂM 2009, 2010, 2011 40
TỶ LỆ HỘ DÂN TIÊU THOÁT NƯỚC THẢI TẠI CÁC PHƯỜNG XÃ TRONG THÀNH PHỐ BẮC
NINH ĐƯỢC TỔNG HỢP TRONG BẢNG 3.3: 44
BẢNG 3.3 TỶ LỆ HỘ DÂN TIÊU THOÁT NƯỚC THẢI TẠI CÁC PHƯỜNG TRONG THÀNH PHỐ
44
BẢNG 3.4 TRÌNH ĐỘ CBCNV CÔNG TY QUA 2 NĂM 2010, 201 47
BẢNG 3.5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 47
BẢNG 3.6 TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 51
BẢNG 4.1 SỐ LƯỢNG VỐN CỦA DỰ ÁN CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH 57
BẢNG 4.2 THÔNG TIN GÓI THẦU 1 58
BẢNG 4.3 THÔNG TIN GÓI THẦU 2 58

BẢNG 4.4 NHÂN SỰ BQL DỰ ÁN 63
BẢNG 4.5 NHÂN SỰ NHÀ THẦU THI CÔNG GÓI THẦU 1 66
BẢNG 4.6 NHÂN SỰ NHÀ THẦU THI CÔNG GÓI THẦU 2 68
BẢNG 4.7 NHÂN SỰ CỦA TƯ VẤN 69
BẢNG 4.8 KẾ HOẠCH THI CÔNG TUYẾN CỐNG HỘP THEO HỢP ĐỒNG 70
BẢNG 4.9 KẾ HOẠCH THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC TUYẾN CỐNG BAO, TUYẾN CỐNG ÁP
LỰC VÀ CÁC TRẠM BƠM NƯỚC THẢI THEO HỢP ĐỒNG 70
BẢNG 4.10 THỜI GIAN THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC THEO HỢP ĐỒNG GÓI THẦU 2 70
BẢNG 4.11 DANH SÁCH NHÀ THẦU THAM GIA ĐẤU THẦU GÓI THẦU 1 72
BẢNG 4.12 DANH SÁCH NHÀ THẦU THAM GIA ĐẤU THẦU GÓI THẦU 2 74
THỰC TẾ THI CÔNG TUYẾN CỐNG HỘP GÓI THẦU 1 ĐƯỢC TỔNG HỢP TRONG BẢNG 4.13
75
BẢNG 4.13 THỰC TẾ THI CÔNG TUYẾN CỐNG HỘP GÓI THẦU 1 75
BẢNG 4.14 KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH GÓI THẦU 1 77
BẢNG 4.15 CÁC HẠNG MỤC CHƯA ĐƯỢC TRIỂN KHAI THI CÔNG GÓI THẦU 1 78
BẢNG 4.16 TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO THỰC TẾ GÓI THẦU 2 79
BẢNG 4.17 KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH GÓI THẦU 2 81
BẢNG 4.18 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ DÂN VỀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN 81
Ý KIẾN CỦA CÁC HỘ DÂN TRONG SỐ LIỆU ĐIỀU TRA ĐƯỢC TỔNG HỢP TRONG BẢNG
4.19: 85
BẢNG 4.19 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ DÂN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG DỰ ÁN 86
GIÁ TRỊ GIẢI NGÂN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG 4.20: 89
ix
BẢNG 4.20 BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ GIẢI NGÂN 89
BẢNG 4.21 ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG VỀ TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN 91
BẢNG 4.22 TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC BÊN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 93
BẢNG 4.23 CÁC HẠNG MỤC VÀ CHI PHÍ PHÁT SINH GÓI THẦU 1 96
BẢNG 4.24 CÁC HẠNG MỤC VÀ CHI PHÍ PHÁT SINH GÓI THẦU 2 97
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BỊ CHẬM PHẢI THI CÔNG LẠI LẦN 2 DO CHẤT LƯỢNG
KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU ĐUỢC MÔ TẢ TRONG BẢNG 4.25: 99

BẢNG 4.25 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BỊ CHẬM PHẢI THI CÔNG LẠI LẦN 2 DO CHẤT
LƯỢNG KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU 99
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG
4.26: 99
BẢNG 4.26 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ DÂN VỀ THI CÔNG DỰ ÁN 99
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 3.1 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC
BẮC NINH 49
SƠ ĐỒ 3.2 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 50
SƠ ĐỒ 4.1 QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA BAN QL DỰ ÁN- CHỦ ĐẦU TƯ 62
SƠ ĐỒ 4.2 QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG GÓI THẦU 1 65
SƠ ĐỒ 4.3 QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG GÓI THẦU 2 67
GIÁM ĐỐC CÔNG TRƯỜNG VÀ PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TRƯỜNG PHỤ TRÁCH HAI BỘ
PHẬN QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ KẾ TOÁN TRƯỞNG. DƯỚI QUẢN LÝ KỸ THUẬT CÓ CÁN BỘ
KỸ THUẬT, KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CÔNG NHÂN THI CÔNG DỰ ÁN. KẾ TOÁN
TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CÁC KẾ TOÁN VÀ TRỢ LÝ DỰ ÁN. QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ KẾ
TOÁN TRƯỞNG PHỤ TRÁCH HAI BỘ PHẬN CỦA MÌNH BÁO CÁO PHÓ GIÁM ĐỐC VÀ GIÁM
ĐỐC CÔNG TRƯỜNG 67
NHÂN SỰ NHÀ THẦU THI CÔNG GÓI THẦU 2 ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG 4.6: 67
SƠ ĐỒ 4.4 QUY TRÌNH THANH TOÁN CỦA NHÀ THẦU 87
SƠ ĐỒ 4.5 THỦ TỤC THANH TOÁN TRỰC TIẾP (TRANSFER PROCEDURE) 88
SƠ ĐỒ 4.6 TỔ CHỨC GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 92
BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1 DOANH THU SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2011 48
48
THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CBCNV CÔNG TY TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2011 ĐƯỢC TRÌNH
BÀY TRONG BIỂU ĐỒ 3.2: 48
BIỂU ĐỒ 3.2 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CBCNV CÔNG TY TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2011 48

xi
xii
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển thì hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo số liệu thống kê năm 2002 tại Việt
Nam đã có 20 triệu dân sinh sống tại các đô thị, chiếm 23,6% dân số cả nước và
con số này đã tăng 33% năm 2010 là 26,3 triệu dân và sẽ tăng 45% vào năm
2020. Với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay, dân
số thành thị sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá
Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Trong khi đó hệ
thống các công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống thoát nước nói riêng
của Việt Nam còn lạc hậu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển chung của toàn xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thấy rõ vai trò đặc biệt quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng và vấn
đề tiêu thoát nước trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta đã khẳng
định cần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng với phương châm
“Phát huy cao độ các nguồn lực trong nước, đồng thời ra sức khai thác các
nguồn lực từ bên ngoài”.
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án
đầu tư phát triển, đã và đang góp phần to lớn vào sự tăng trưởng đầy ấn tượng
của nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Trong định hướng phát triển
cơ cấu hạ tầng, Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm lớn cho vấn đề môi
trường và hệ thống tiêu thoát nước đô thị. Mà ở đó, các chuyên gia kinh tế
cho rằng: “Mục tiêu của Việt Nam là thu hút tối đa nguồn lực cho phát triển
kinh tế, nhưng muốn thoát bẫy nước có thu nhập trung bình thì chất lượng
tăng trưởng, chất lượng đầu tư mới là quan trọng”.
1
Việc nâng cấp hệ thống kênh thoát nước và nước thải là mối quan tâm

hành đầu của các Tỉnh thành trong cả nước nhằm giải quyết các vấn đề ngập
úng và vệ sinh môi trường. Mưa nhiều, kết hợp với triều cường và nhiều yếu
tố khác thường xuyên gây lụt lội, tốc độ đô thị hóa cao làm tăng nhanh lượng
nước thải của các thành phố và khu dân cư. Xuất phát từ các nguyên nhân
trên, hàng loạt dự án cải tạo môi trường và nâng cấp đô thị và xây dựng hệ
thống thoát nước mới đã và đang được triển khai.
Bắc Ninh và Hải Dương là 2 tỉnh phía Bắc được nhận nguồn vốn đầu tư
tương đối lớn phục vụ cho dự án đầu tư phát triển nâng cấp hệ thống thoát
nước đô thị nhằm cải thiện đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường.
Nhiều dự án đầu tư có hiệu quả mang lại lợi ích cho người dân, nhưng có
những dự án kinh phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả đạt được lại thấp. Nguyên nhân
thì có nhiều nhưng cơ bản là do quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu sự tham gia của
người dân, chủ đầu tư và chủ sở hữu, quản lý dự án không nằm trong một chủ thể.
Có một số dự án trong giai đoạn đầu tư và thực hiện dự án bộc lộ nhiều yếu kém
trong công tác quản lý thực hiện dự án gây nên lãng phí về nhân lực và tiền bạc.
Khi dự án bắt đầu triển khai thực hiện, cần phải quản lý dự án sao cho
hiệu quả nhất. Khả năng thất bại của dự án sẽ rất cao nếu công tác quản lý
kém. Những công việc không được điều hành hợp lý sẽ gây lãnh phí thời
gian, tiền bạc và cả công sức của những người tham gia. Thậm chí dự án sẽ
phát triển chệch hướng hoặc tạo ra những kết quả không phù hợp với yêu cầu
của nhà tài trợ và các thành phần liên quan. Để góp phần nghiên cứu về mặt
lý luận và thực tiễn về quản lý dự án, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả
thi nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư của Tỉnh Bắc Ninh nói
riêng và các Tỉnh thành có dự án thoát nước sau này và rút ra bài học kinh
nghiệm trong việc quản lý thực hiện các dự án thoát nước đô thị khác, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá quản lý thực hiện dự án: “Thoát
nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh” thuộc công ty TNHH một
thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thực hiện dự án: “Thoát nước và
xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh” thuộc Công ty TNHH một thành viên
cấp thoát nước Bắc Ninh, đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện dự án thoát
nước và xử lý nước thải sao cho có hiệu quả hơn làm bài học kinh nghiệm cho
quản lý dự án trong thời gian tới và cho các dự án tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá công tác
quản lý thực hiện dự án đầu tư phát triển.
- Phản ánh và đánh giá công tác quản lý thực hiện dự án: Thoát nước và
xử lý nước thải Thành phố Bắc Ninh- Công ty TNHH một thành viên cấp
thoát nước Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực hiện dự
án Thoát nước và xử lý nước thải có hiệu quả hơn làm bài học kinh nghiệm
cho các dự án trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thực hiện dự án:
Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh- Công ty TNHH một
thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh- Chủ đầu tư dự án.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu dự án thoát nước và xử lý nước thải tại
thành phố Bắc Ninh do Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc
Ninh thực hiện.
3
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ tháng 12/2011 đến tháng
10/2012. Dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2007 đến năm 2012, do đó số liệu sẽ
được lấy từ năm 2007 cho đến nay. Đề tài tiến hành nghiên cứu từ (2007-

2012) để đánh giá tình hình thực hiện dự án, công tác quản lý thực hiện dự án.
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung chủ yếu vào những nội dung sau đây:
Dự án gồm 3 giai đoạn: Trước, trong và sau dự án, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu giai đoạn 2 là giai đoạn thi công thực hiện dự án.
Nghiên cứu lý luận về đánh giá công tác quản lý thực hiện dự án.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện dự án thoát nước và xử lý
nước thải thành phố Bắc Ninh.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thực
hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Bắc Ninh và rút kinh
nghiệm cho các dự án tiếp sau.
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Dự án và quản lý dự án đầu tư phát triển
2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của dự án đầu tư phát triển
a. Khái niệm về dự án
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, “Dự án- Project là điều mà người ta
có ý định muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển ý đồ hay ý
tưởng thành quá trình hoạt động. Dự án là một ý tưởng được xác định để dẫn
tới một tổ hợp hoạt động theo một trình tự và phụ thuộc lẫn nhau trong một
chuỗi liên kết nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm đánh giá tác động của dự án đến các vấn đề xã hội,
Lyn Squire Herman G, Vander Tak (1989) cho rằng: Dự án là tổng thể các
giải pháp nhằm sử dụng các nguồn lực hữu hạn vốn có nhằm đem lại lợi ích
cho xã hội càng nhiều càng tốt.
Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm
hoặc dịch vụ duy nhất (Viện quản lý dự án- 2002).
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó
dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định. Thông qua việc thực hiện

dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của nó có
thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mà bạn mong muốn. (Viện quản lý dự
án- 2002).
Dự án là một tổng thể các hoạt động (quyết định và công việc) phụ
thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng
thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc
chắn (Nguyễn Ngọc Mai và cộng sự-1996).
Trên phương diện quản lý, dự án được định nghĩa như sau: Dự án là
những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.
5
Nói chung, có nhiều định nghĩa về dự án. Theo định nghĩa chung nhất
dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được
thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến
độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về dự án, nhưng để nhìn nhận dự án
một cách đầy đủ nhất phải đừng trên nhiều khía cạnh khác nhau về hình thức,
về quản lý, về kế hoạch, về nội dung.
Về mặt hình thức, dự án là tập hợp tài liệu trình bày chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí dưới dạng kế hoạch để đạt được những kết quả
và thực hiện mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung, dự án được coi là một tập hợp các hoạt động có liên
quan đến nhau, được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong
một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định
Về mặt quản lý, dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao
động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường trong tương lai.
Dự án là một tập hợp những đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. (Viện
quản lý dự án-2002).
b. Khái niệm về dự án đầu tư phát triển
Về hình thức, dự án đầu tư phát triển là một tập hồ sơ tài liệu trình bày

một các chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn
lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những
kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội nhất định.
Về mặt nội dụng, dự án đầu tư phát triển là tổng thể các hoạt động dự
kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch
chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải
tạo những đối tượng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã
hội. (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý-2007).
6
Một dự án đầu tư phát triển bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất là các mục tiêu của dự án: Đó là những kết quả và lợi ích mà
dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội;
Thứ hai là các hoạt động để thực hiện mục tiêu của dự án;
Thứ ba là các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án
và chi phí các nguồn lực đó;
Thứ tư là thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án;
Thứ năm là các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;
Thứ sáu là các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.(Viện nghiên
cứu và đào tạo về quản lý-2007).
c. Vai trò của dự án đầu tư phát triển
Thứ nhất, dự án đầu tư phát triển là phương tiện để chuyển dịch và
phát triển cơ cấu kinh tế.
Có thế nói cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà
luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Nếu dự án đầu tư mang lại
hiệu quả sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển biến theo
hướng tích cực, nền kinh tế sẽ tăng trưởng hơn, phát triển ổn định hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yếu tố tất yếu cần thiết để phát triển đất nước.
Dự án đầu tư phát triển tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào
GDP của các ngành: Đây là hệ quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào
nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng góp lớn hơn vào GDP. Nếu tập

trung vào ngành nào sẽ tăng cường dự án đầu tư vào ngành đó và sẽ thúc đẩy
sự phát triển của ngành, khu vực có liên quan. Việc xác định tập trung vào
ngành nào sẽ có dự án đầu tư vào ngành đó sẽ có tính chất quyết định của mỗi
quốc gia. Nhưng kinh nghiệm của thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng
trưởng nhanh với tốc độ mong muốn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực là cần tăng cường các dự án đầu tư phát triển có hiệu quả.
7
Thứ hai, dự án đầu tư giải quyết mối quan hệ cung- cầu về vốn trong
phát triển.
Việt Nam là một nước đang phát triển, ở trình độ khiêm tốn, với thu
nhập bình quân hằng năm trên đầu người còn thấp, trong khi trình độ trung
bình của các nước đang phát triển trên thế giới cao hơn nhiều lần. Giống như
mọi quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam có 3 điều thiếu: 1, Thiếu vốn; 2.
Thiếu công nghệ; 3. Thiếu quản lý.
Do đó, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, chính là tăng cường việc phát huy
mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước, thu hút vốn
đầu tư của nước ngoài nhằm phục vụ cho sự phát triển. Chính vì thế mà dự án
đầu tư sẽ góp phần giải quyết vấn đề về vốn trong phát triển.
Thứ ba, dự án đầu tư góp phần xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật
nguồn lực mới cho phát triển.
Các dự án đầu tư (Bao gồm hình thức đầu tư mới và đầu tư chiều sâu) cho
khả năng hình thành các công ty, nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất, diện
tích canh tác nông nghiệp, các trung tâm thương mại, khách sạn- du lịch mới hay
được nâng cấp cải tạo, đặc biệt là tạo ra những năng lực sản xuất mới, tạo ra
nhiều giá trị gia tăng cho xã hội, thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
Thứ tư, dự án đầu tư giải quyết quan hệ cung- cầu về sản phẩm dịch vụ
trên thị trường, cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.
Theo quy luật của kinh tế thị trường, vận động có sự quản lý vĩ mô; các
dự án đầu tư sẽ điền đầy các khoảng trống về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà
nhu cầu thị trường đòi hỏi.

Dự án đầu tư cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ với nhãn hiệu
mới, kiểu dáng mới, chất lượng và giá thành đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày
càng cao của người tiêu dùng.
8
Thứ năm, dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, cải biến bộ mặt kinh tế-xã hội của đất nước.
Là hiệu quả tất yếu của việc phát huy động tiềm năng về vốn, tăng năng
lực sản xuất và dịch vụ, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội,
dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nước; thông qua các
chi tiêu; giá trị gia tăng nền kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội; tạo ra
công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thêm ngành nghề, phát triển
đồng đều các vùng lãnh thổ (TS Mai Văn Bưu-2001).
2.1.1.2 Khái niệm và chức năng của quản lý dự án
a. Khái niệm quản lý dự án
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Quản lý dự án là việc áp
dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý
vào suốt vòng đời của dự án để dự án đạt được những mục tiêu đề ra.
Một dự án là một nỗ lực đồng bộ, có giới hạn (có ngày bắt đầu và ngày
hoàn thành cụ thể), thực hiện một lần nhằm tạo mới hoặc nâng cao khối
lượng, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng hay của xã hội. (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý-2007).
Thách thức chính của quản lý dự án là phải đạt được tất cả các mục tiêu
đề ra của dự án trong điều kiện bị khống chế bởi phạm vi công việc (khối
lượng và các yêu cầu kỹ thuật), thời gian hoàn thành (tiến độ thực hiện) và
ngân sách (mức vốn đầu tư) cho phép.
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự

án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm
bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
(Cẩm nang kiến thức cơ bản về quản lý dự án-2002).
9
b. Các chức năng chính của quản lý dự án
Chức năng lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và
dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.
Khi quản lý dự án cần xác định các mục tiêu, công việc nhỏ và lớn và
khi quản lý chúng ta cần xem xét và quản lý xem các mục tiêu này có đạt
được không, không đạt được là do các yếu tố nào để xem xét và chỉnh sửa
hợp lý và kịp thời. Khi lập kế hoạch cũng phải xem xét và dự tính các nguồn
lực cần thiết, đây là yếu tố rất quan trọng để giúp dự án thành công. Nếu
không xem xét kỹ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa nhân lực sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến dự án, ảnh hưởng lớn đến vấn đề tài chính dự án và kéo
theo các phát sinh khác không thể lường hết được. (Viện nghiên cứu và đào
tạo về quản lý -2007)
Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động,
trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian.
Trong chức năng tổ chức, chúng ta cần phân phối các nguồn lực về
tiền, lao động, thiết bị sao cho phù hợp. Đây là nhiệm vụ quan trọng cho các
nhà quản lý dự án. Việc phân bổ tài chính, lao động phải được theo dõi sát sao
và tỷ mỉ. Trang thiết bị cũng phải bố trí đầy đủ mới có thể đảm bảo dự án hoạt
động tốt và an toàn. (Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý-2007).
Chức năng kiểm soát trong quản lý dự án
Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích tình hình thực
hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp
giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. (Viện nghiên cứu và
đào tạo về quản lý-2007).
10
2.1.1.3 Các hình thức và nội dung của quản lý dự án

a. Các hình thức quản lý dự án
Thứ nhất là hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đầu tư sử dụng bộ máy sẵn có của mình để trực tiếp quản lý thực
hiện dự án hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án riêng để quản lý việc thực
hiện các công việc của dự án.
Thứ hai là hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc thuê một
doanh nghiệp, tổ chức có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn đứng ra quản lý
toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Ban quản lý dự án là một pháp
nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về toàn bộ quá
trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Thứ ba là hình thức chìa khóa trao tay
Chủ đầu tư giao cho một nhà thầu (có thể do một số nhà thầu liên kết
lại với nhau) thay mình thực hiện toàn bộ các công việc từ lập dự án đầu tư
đến thực hiện dự án và bàn giao toàn bộ dự án đã hoàn thành cho chủ đầu tư
khai thác, sử dụng.
Thứ tư là hình thức tổ chức quản lý dự án theo các bộ phận chức năng
Là mô hình trong đó chủ đầu tư không thành lập ra ban quản lý dự án
chuyên trách mà thành viên của ban quản lý dự án là các cán bộ từ các phòng
ban chức năng làm việc kiêm nhiệm; Hoặc chức năng quản lý dự án được
giao cho một phòng chức năng nào đó đảm nhiệm.
Thứ năm là hình thức tổ chức quản lý dự án có ban quản lý dự án
chuyên trách
Chủ đầu tư thành lập ra ban quản lý dự án chuyên trách, chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc của dự án.
11

×