Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vấn đề cơ bản về việc làm và thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.07 KB, 14 trang )

Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Lớp: CĐ Kế toán 1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra nhũng
sự nhảy vọt về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa . Trong những năm gần đây
chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật,các ngành
như du lịch,dịch vụ,xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước .....vv . Đằng sau
những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà
nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất
nghiệp .....Song với hạn chế của bài
viết mà chúng ta không thể phân tích kỹ từng vấn đề đang xảy ra trong xã hội như hiện
nay được. Nhưng có lẽ điều được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là Nhưng có lẽ vấn đề
được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp hiện
nay.
Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền
kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không
tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi.Với thời gian
không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp ở
Việt Nam.Thất nghiệp, nó còn kéo theo nhiều vấn đề đằng sau: Sẽ dẫn đến tình trạng
làm suy giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp,làm
sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ.Tạo ra sự lo lắng cho toàn xã
hội .
Trong bài tiểu luận này em xin trình bày với thầy cô và các bạn chủ đề “ Vấn đề việc
làm và thất nghiệp ở Việt Nam”. Nội dung của đề tài gồm các phần sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về việc làm và thất nghiệp.
Phần 2: Thực trạng về tình hình việc làm và thất nghiệp.
Phần 3: Nguyên nhân và giải pháp.
Kết luận
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành đề tài, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót,
mong được thầy cô và các bạn thông cảm đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn thầy
cô và các bạn!
***********************************


Khoa kế toán Đại học Thành Đô
1
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Lớp: CĐ Kế toán 1
Phần 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP
1. Việc làm và vai trò của việc làm
a. Khái niệm:
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm.
b. Vai trò:
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu với cá nhân
và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối
quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân
và xã hội.
Đối với cá nhân thì việc làm đi đôi với thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì nó
ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm ngày nay gắn
chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những
người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư
khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng…), vào những nhóm người nhất định (lao
động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hóa thấp,…). Không có việc làm dài hạn
còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp làm
hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào
không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh
tề và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo việc làm cho từng cá nhân,
tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phat triển bền vững, đồng thời nó cũng
duy trì lợi ích và phát huy năng lực của người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy
việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó
tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân có việc làm thì xã hội được duy trì và phát triển do

không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra tiêu cực, tệ nạn trong xã hội,
con người dần được hoàn thiên về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại nền kinh tế không
đảm bảo được việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời
Khoa kế toán Đại học Thành Đô
2
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Lớp: CĐ Kế toán 1
sống xã hỗi và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Ngoài ra khi
không có việc làm trong xã hội sẽ tạo ra khoảng cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy
sinh các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chính trị xã hội.
2. Một vài khái niệm về thất nghiệp
a. Thất nghiệp: Có nghĩa là bộ phận lực lượng lao động không được thuê mướn (không
có việc làm).
Khái niệm trên có tính quy ước thống kê và có thể khác nhau giữa các quốc gia.
Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau giữa các nước nên
việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những khái niệm trên thật không để
dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất
nghiệp và thu nhập...).
b. Tỷ lệ thất nghiệp: Là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một
quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp
tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng
thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Khoa kế toán Đại học Thành Đô
3
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Lớp: CĐ Kế toán 1
Phần 2:
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP
1. Thực trạng thất nhiệp ở Việt Nam
Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ
dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc
đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu

vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp
lý...Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn
đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.
Tính bình quân từ 1976 - 1980 mỗi năm tăng 75 - 80 vạn lao động từ 1981 - 1985
mỗi năm 60-90 vạn lao động và từ năm 1986 - 1991 mỗi năm là 1,06 triệu lao động. Từ
năm 1996 đến năm 2001 tăng 1,2 triệu lao động. Bảng dưới đây cho ta thấy mối quan
hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn lao động. Do điều kiện kinh tế xã hội điều kiện tự
nhiên tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng đất nước, nguồn
lao động ở các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau.
Bảng mối quan hệ dân số và nguồn lao động :(Đơn vị tính : triệu người )
Năm Dân số
Số người trong độ
tuổi lao động
% trong dân số
Tốc độ tăng
nguồn lao động
1978 49 21,1 45 3,5
1980 54 25,5 47 3,8
1985 60 30 50 3,2
1991 67 35,4 52,8 2,9
1996 71 40,1 54,2 2,3
2001 81 45,1 55,6 2,2
Nguồn : Thông tin thị trường lao động. Tập tham luận trung tâm thông tin khoa học và lao động xã
hội.
Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và
nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế.
Khoa kế toán Đại học Thành Đô
4
Bài tiểu luận môn kinh tế vĩ mô Lớp: CĐ Kế toán 1
Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động và số người có

việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người thất nghiệp với lực lượng lao
động. Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế chuyển
sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng
lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở lứa tuổi 16-
19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số người thất nghiệp
toàn phần trong độ tuổi cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 1996 là 2,5 triệu
người. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đô thị chiếm từ 9 - 12% nguồn nhân lực
trong đó 85%ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận chưa có nghề. Đây là những tỉ lệ
vượt quá giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội.
Từ 1991 đến nay, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thời kỳ 1992 - 1996 tăng bình quân 7,9%/năm, lạm phát được ngăn chặn lại, duy
trì ở mức 1 con số, năm 1997 lạm phát là 4,5%/năm và năm 1998 là 3,6%/năm. Sức mua
của đồng tiền đã được tăng lên, giá cả ổn định.
Từ năm 1998 là năm tình trạng thất nghiệp ở các thành phố tăng mạnh hơn so với các
vùng lãnh thổ.
Bảng: Tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động, hoạt động kinh tế ở thành
phố và các khu vực lãnh thổ. ( đơn vị: % )
Năm
Tỉ lệ TN
1995 1997 1998
Cả nước 6.08 5,88 6,01
Hà Nội 7,62 7,71 8,56
Hải Phòng 7,87 8,11 8,09
Đà Nẵng 5,81 5,53 5,42
TPHCM 6,39 5,68 6,13
Miền núi trung du Bắc Bộ 6,85 6,42 6,34
Đồng bằng Sông Hồng 7,46 7,57 7,56
Bắc Trung Bộ 6,60 6,96 6,69
Duyên hải miền Trung 4,97 5,57 5,42
Tây Nguyên 2,79 4,24 4,99

Đông Nam Bộ 6,35 5,43 5,81
Khoa kế toán Đại học Thành Đô
5

×