Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hoạt động Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 30 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ở các trường Tiểu học và Trung học Cơ sở, bên cạnh hoạt động dạy và
học thì hoạt động Đội đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi vì hoạt động Đội
thực chất là hoạt động giáo dục. Thông qua các hoạt động Đội, nhà trường sẽ
giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn và bảo tồn bản
sắc văn hóa dân tộc, lòng nhân ái, ý thức tiết kiệm, các kỹ năng của Đội TNTP
Hồ Chí Minh cũng như các kỹ năng khác trong cuộc sống, giúp các em nhận
thức đúng đắn hơn trách nhiệm của mình đối với gia đình, nhà trường và xã hội,
góp phần tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh. Để tổ chức các hoạt động
Đội trong nhà trường đạt được hiệu quả cao và thu hút được nhiều học sinh tham
gia, trước hết giáo viên Tổng phụ trách Đội phải có tâm huyết, yêu nghề, có tinh
thần trách nhiệm cao, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động
Đội trong nhà trường, phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức, biết
cách tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung đa dạng, phong phú nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tổ chức các hoạt Đội ở một số trường
Tiểu học và THCS đã gặp phải một số khó khăn:
+ Một số giáo viên Tổng phụ trách Đội chưa nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của hoạt động Đội trong nhà trường nên khi tổ chức một số hoạt
động Đội thì nội dung và hình thức còn khá đơn điệu, chưa đa dạng phong phú.
Vì vậy không gây được sự hứng thú, hấp dẫn đối với các em học sinh.
+ Chưa phối hợp chặt chẽ với các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, Chi đội
trưởng các lớp trong việc triển khai và đôn đốc, nhắc nhở lớp tích cực tham gia
vào các hoạt động của Đội.
+ Chưa phối hợp được với các thầy cô giáo ở một số bộ môn có liên quan
để hỗ trợ cho Tổng phụ trách trong việc tư vấn một số nội dung cần thiết.
+ Cách tính điểm tham gia các hoạt động Đội vào kết quả của từng đợt thi
đua chưa hợp lý nên không thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các em học
sinh.
1
Với những khó khăn trên, là một giáo viên - TPT chịu trách nhiệm tổ chức


các hoạt động Đội trong nhà trường và các phong trào thi đua trong học sinh,
trong nhiều năm qua bản thân tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đã tích lũy được
một số kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo viên Tổng phụ trách triển khai có hiệu
quả các hoạt động Đội và thu hút các em học sinh tự nguyện tham gia vào các
hoạt động Đội ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, giúp các em học sinh thấy được
lợi ích của việc tham gia vào các hoạt động Đội.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Là Đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chắc hẳn phần lớn các
em đều có mong muốn được tham gia vào các hoạt động Đội trong nhà trường
vì đây chính là sân chơi bổ ích giúp các em phát huy năng lực của mình, rèn
luyện phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Chính vì
vậy, để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em, giáo viên Tổng phụ trách Đội
khi tổ chức các hoạt động phải thể hiện được “ màu sắc của Đội ” ở đây chính
là sự vui chơi, lành mạnh là được “ Học mà chơi ”, “ Chơi mà học ”, tạo nên
những yếu tố bất ngờ hấp dẫn, thu hút lôi kéo các em vào các hoạt động của Đội.
Trong thời gian qua, để triển khai các phong trào của Đội đạt hiệu quả cao,
thu hút nhiều học sinh tham gia tích cực và có sự thi đua lẫn nhau giữa các lớp
khi tham gia vào các hoạt động Đội, tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Đội trong năm học
và thông báo đến các lớp để các lớp có sự chuẩn bị chu đáo cho từng phong
trào.
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và
chương trình công tác Đội năm học, Tổng phụ trách sẽ lên kế hoạch dự kiến tổ
chức các hoạt động Đội trong suốt năm học và đưa vào nội dung này vào
phương hướng của năm học. Sau khi được Ban giám hiệu phê duyệt, đại hội
Liên đội nhất trí thông qua, Tổng phụ trách sẽ phát kế hoạch này đến từng lớp
để các thầy cô giáo chủ nhiệm, Chi đội trưởng các lớp biết được cụ thể từng thời
điểm các em sẽ tham gia hoạt động nào để các lớp có kế hoạch chuẩn bị trước.
2

Mặt khác, Tổng phụ trách cũng phải đưa nội dung này vào khi xây dựng kế
hoạch tháng và thông báo chi tiết nội dung, hình thức và thời gian tổ chức cụ thể
lại một lần nữa đến các lớp để các lớp nắm rõ và có sự chuẩn bị tốt hơn.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền tháng phòng chống ma
túy ( tháng 10 ), trước đó một tháng Tổng phụ trách đã phải phát động cho các
lớp khối 8, 9 cuộc thi biểu diễn tiểu phẩm với nội dung “ Phòng chống ma túy
trong học đường và các tệ nạn xã hội ”. Sau khi phát động xong, các lớp sẽ có
kế hoạch phân công học sinh viết kịch bản, chọn những học sinh có khả năng
diễn xuất để tập luyện trong thời gian từ 2 đến 3 tuần. Sau đó, Tổng phụ trách và
một số thầy cô giáo trong Tổ Ngữ văn sẽ tổ chức sơ duyệt trước. Những tiểu
phẩm nào có nội dung mang tính giáo dục cao và diễn xuất tốt sẽ được chọn
biểu diễn trước toàn trường. Ngoài ra, khi xét chọn những tiểu phẩm có nội dung
chưa đạt yêu cầu hoặc diễn xuất chưa tốt, các thầy cô giáo sẽ góp ý, bổ sung
hoặc hướng dẫn thêm cho các em để tiểu phẩm được hoàn chỉnh hơn.
Với cách thức triển khai công việc như trên, đòi hỏi giáo viên Tổng phụ
trách phải làm việc có kế hoạch, khoa học, nhiệt tình, biết phát huy các khả năng
của các em học sinh và sự hỗ trợ của các thầy cô giáo ở một số Tổ chuyên môn.
Có như vậy, hoạt động Đội trong nhà trường sẽ sôi nổi, lôi cuốn và hấp dẫn hơn
đối với học sinh.
Bước 2: Chọn lựa nội dung bổ ích, thiết thực với nhiều hình thức tổ
chức đa dạng, phong phú sẽ thu hút sự tham gia nhiệt tình của các em học
sinh.
Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động Đội cũng không
ngừng cải tiến về nội dung lẫn hình thức để đáp ứng nhu cầu của các em Đội
viên là được tham gia vào các hoạt động thi đua sôi nổi của Đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Khi tổ chức triển khai một hoạt động Đội đến các em học
sinh, trước hết giáo viên Tổng phụ trách Đội cần phải cân nhắc, chọn lựa nội
dung hết sức thiết thực, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng và trình độ của
các em tạo cho các em cảm thấy hào hứng, tự tin khi tham gia vào các hoạt động
3

Đội. Đi kèm với nội dung là các hình thức tổ chức phải sáng tạo theo từng chủ
đề, chủ điểm và phải đảm bảo tính giáo dục cao.
a) Đối với các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng như:
Hưởng ứng tháng ATGT ( Tháng 9 ), tháng phòng chống ma túy ( tháng 10 )

Trước đây, khi triển khai các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hằng
tháng, hầu hết các trường thường tổ chức dưới các hình thức như: nói chuyện
dưới cờ, mời báo cáo viên đến nói chuyện với các em học sinh Chỉ với các
hình thức đơn giản, cứng nhắc như vậy thôi thì học sinh sẽ không hào hứng lắng
nghe và hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Thay vì nói chuyện dưới cờ, tôi đã tổ
chức tuyên truyền dưới các hình thức: “ Sân khấu hóa ” – biểu diễn các tiểu
phẩm với nhiều chủ đề khác nhau như: An toàn giao thông, phòng chống ma
túy, bảo vệ môi trường, giáo dục đạo đức …hoặc “ Thuyết trình ” – Trình bày ý
kiến và suy nghĩ của các em đối với những vấn đề đang được toàn xã hội quan
tâm như: an toàn giao thông, bảo tồn di tích lịch sử địa phương, môi trường …
Ngoài ra, còn có một số hình thức khác như: sưu tầm tranh ảnh để là báo ảnh, vẽ
tranh
Với các hình thức tuyên truyền như trên sẽ giúp cho các em học sinh cảm
thấy hứng thú khi tham gia vào các hoạt động Đội, đồng thời giúp cho các em
học sinh dễ khắc sâu hơn các kiến thức cần nhớ.
Sau đây là một vài hình thức mà tôi đã tổ chức có hiệu quả tại Liên đội
trong thời gian vừa qua:
Hình thức 1: Sân khấu hóa:
Đây là một hoạt động rất hấp dẫn đối với các em học sinh vì thông qua
hoạt động này sẽ giúp các em phát huy được các năng lực của mình như kỹ năng
viết, diễn xuất, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa bạn bè với nhau và làm cho
không khí hoạt động Đội ở Liên đội sôi nổi lên.
4
Tiểu phẩm: BUỔI THIẾT TRIỀU THƯỢNG GIỚI
Cung đình, Ngọc Hoàng nằm gục trên ngai vàng, miệng ngáy vang như

sấm. Vợ Ngọc Hoàng từ bên ngoài chạy vào, nhìn chồng, vẻ mặt vô cùng khó
chịu. Bà túm vai áo chồng lắc mạnh, miệng gọi to:
- Chàng ơi chàng! Trời ơi, ngủ gì mà ngủ lắm thế! Đã gần đến ngọ rồi mà
còn ngủ thế này thì có chết không cơ chứ! Chàng ơi, chàng!
Ngọc Hoàng hết nghiêng bên này lại nghiêng sang bên khác ngủ tiếp,
miệng càu nhàu:
- Be bé cái miệng thôi, để trẫm ngủ!
- Cáu tiết, vợ Ngọc Hoàng đứng dậy, chống nạnh quát:
- Này! Dậy không thì bảo!
Ngọc Hoàng giật bắn, đứng bật dậy rồi nhìn vợ nhăn nhó:
- Giời! Đang ngủ ngon mà lị …!
Vợ Ngọc Hoàng giẫm chân bành bạch, miệng chanh chua:
- Tối thì thức chơi game, ngày lại ngủ chỏng quèo thế này thì thiết triều
vào giờ nào!
Ngọc Hoàng gãi gãi đầu:
- Ta không thiết thì nàng thiết thay ta cũng được chứ sao. Thiết triều, nghe
Nam Tào, Bắc Đẩu bẩm báo rồi phán đại mấy câu, ai làm mà chẳng được!
Vợ Ngọc Hoàng giật bắn người lắc đầu quầy quậy:
- Ối giời, thiết triều mà ông cứ làm như chơi điện tử ấy! Với lại, sáng nay
ông còn có lịch tiếp Người trần nữa cơ mà!
Ngọc Hoàng ngẩn người rồi gật gù:
- Ừ nhỉ! Vậy Người trần đã đến chưa? Nam Tào, Bắc Đẩu đâu cả rồi?
- Nam Tào, Bắc Đẩu đâu!
Có tiếng dạ ran, rồi Nam Tào, Bắc Đẩu ríu rít keo nhau vào, trên tay hai
người 2 điếu thuốc lá nghi ngút khói:
- Dạ chúng thần đây! Chúng thần đây ạ!
Ngọc Hoàng nghiêm mặt quát:
5
- Các khanh làm gì mà giờ mới tới! Chắc là ngủ dậy muộn phải không?
Ta đã dặn dò bao nhiêu lần rằng: làm quan thiên triều là ngủ ngáy đúng giờ, hết

sức nghiêm chỉnh như … như … ( Ngọc Hoàng lấm lét nhìn vợ rồi nói ) ít ra
cũng như … như bà xã ta nè!
Nam Tào, Bắc Đẩu quỳ sụp xuống rối rít:
- Dạ oan quá! Oan quá! Chúng thần nào dám ngủ dậy muộn. Chẳng qua
đến hơi sớm, gặp thằng Người trần lên chầu, nó giữ lại nói chuyện, mời hút
thuốc nên vào chậm thôi ạ!
- Bắc Đẩu đưa điếu thuốc lá ra trước mặt vung vẩy hớn hở:
- Bẩm Ngọc Hoàng! Mà thuốc lá của thằng này ngon lắm ạ. Mới bắn mấy
hơi mà thấy lâng lâng như thể lên tiên! Quả là hạ giới có nhiều của ngon, vật lạ
mà thiên đình không có ạ!
Vợ Ngọc Hoàng mắt sáng bừng, sán lại gần Nam Tào, Bắc Đẩu, miệng
chép chép không ngớt: - Thế à! Thế à!
Nam Tào, Bắc Đẩu mặt vênh lên: - Chứ sao!
Rồi quay sang Ngọc Hoàng, cả hai cúi xuống đồng thanh:
- Bẩm Ngọc Hoàng, xin cho chúng con chương trình chu du hạ giới ạ!
- Ngọc Hoàng xua tay rối rít:
- Thôi thôi … các ngươi đi vắng, ai chơi game với ta? Nào ra mời thằng
Người trần ấy vào đây xem hắn có chuyện gì mà lặn lội lên đây!
Nam Tào, Bắc Đẩu bước ra ngoài, miệng gào to:
- Mời Người trần vào!
Rồi tiếng nhạc miệng vang lên “ tèn tén ten, ten tén tèn …” Nam Tào, Bắc
Đẩu kẻ đi trước, người theo sau miệng cứ nhạc rộn vang. Đi giữa là Người trần,
dáng điệu đại gia, giàu có.
Người trần bước đến, quỳ sụp trước mặt Ngọc Hoàng, miệng hô lớn:
- Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Quay sang phía vợ Ngọc Hoàng, gã cũng gào lên:
- Vợ Ngọc Hoàng cũng thế, cũng thế, cũng cũng thế!
Ngọc Hoàng uy nghiêm vung tay:
6
- Bình thân! Người trần kia, ngươi tên gì? Lên đây có việc gì không?

Người trần ngóc đầu lên bẩm báo:
- Bẩm Đại ca, à quên, bẩm Ngọc Hoàng, con tên là Trần Trùng Trục.
Hôm nay con xin gặp Người để bàn một việc đại sự là … là … à mà quên …!
Người trần vùng đứng lên, móc túi lấy ra gói thuốc chìa trước mặt Ngọc
Hoàng khúm núm:
- Dạ, mời Ngọc Hoàng ngự thuốc ạ!
Ngọc Hoàng nhăn mặt đập bàn:
- Bậy nào! Công sở không hút thuốc! Ngươi bàn chuyện đại sự mà chưa
chi đã tính đường đút lót là không ổn đâu nhé!
Người trần cười nịnh bợ:
- Dạ, con chỉ bày tỏ tình cảm thôi ạ! Với lại thuố này đặc biệt lắm! Người
mà làm vài hơi là phê lắm đấy ạ! ( Quay sang Nam Tào, Bắc Đẩu ): Có phải
không các anh?
Nam Tào, Bắc Đẩu lắc lư, ngất ngưỡng:
- Đúng đấy Ngọc Hoàng ạ! Cực phê ạ! Năm Bờ Oăn ạ!
Người trần được thể vùng lên, dúi gói thuốc về phía Ngọc Hoàng. Ngọc
Hoàng ngần ngừ rồi rút một điếu, tắc lưỡi:
- Thôi được, ta nể ngươi lần này thôi đấy nhé!
Người trần vội vã bật lửa châm thuốc cho Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng rít
một hơi thật sâu rồi mắt lim dim:
- Ơ, thuốc này hay nhỉ! Đúng là đã thật đấy!
Người trần khoái chí vung tay:
- Đấy, con nói có sai đâu! Bẩm Ngọc Hoàng, bẩm nhị vị Nam Tào, Bắc
Đẩu, các vị có sướng không ạ!
Cả Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu đồng thanh:
- Sướng! Sướng!
Vợ Ngọc Hoàng nôn nóng: - Ngọc Hoàng, thiếp cũng muốn thử xem…!
Người trần liếc mắt gật gù rồi đứng thẳng người, lên giọng:
7
Bẩm Ngọc Hoàng, hôm nay con lên đây cũng vì chuyện này đấy ạ! Từ khi phát

hiện ra loại thuốc hảo hạng này, con thấy đời như lên tiên. Vốn dĩ lòng thương
người – đặc biệt là thương các cháu học sinh, sinh viên, con bèn nghĩ ngay đến
việc cho các cháu ấy dùng để tinh thần thoải mái, đầu óc sảng khoái, sức khỏe
vô song, học hành tuyệt giỏi … Con xin Ngọc Hoàng lệnh cho con cung cấp loại
thuốc này ở các cổng trường để các cháu học sinh có thể mua dùng thoải mái ạ!
Ngọc Hoàng ra chiều đăm chiêu ngẫm nghĩ rồi quay sang phía Nam Tào,
Bắc Đẩu hỏi:
- Nam Tào, Bắc Đẩu cũng ra vẻ đăm chiêu suy nghĩ … Người Trần bèn
chạy vội đến giục giã:
- Hai vị hút vài hơi nữa đi, nào làm vài hơi đi!!!
Nam Tào, Bắc Đẩu lại hít vài hơi rồi đồng thanh nói:
- Bẩm ngọc Hoàng, nên cho Người trần bán thuốc đi ạ! Của ngon vật lạ
thì mọi người nên cùng hưởng ạ!
Ngọc Hoàng lại đăm chiêu, gật gù … Người Trần lại vội chạy đến bên
Ngọc Hoàng, nâng điếu thuốc lên giục:
- Bẩm Ngọc Hoàng, mời người chơi tiếp vài hơi đi ạ!
Ngọc Hoàng vung tay hút một hơi, người rùng rung lắc lư mơ màng rồi
mở mắt nói to:
- Được! Ta quyết định … cho Trần Trùng Trục … được … bán thuốc …
Chợt có tiếng gào to từ ngoài:
- Bẩm Ngọc Hoàng , đại nguy ! Đại nguy rồi !!!
Cả sân triều nhớn nhác. Một thiên sứ từ ngoài vừa chạy vào vừa ngã dúi
dụi:
- Bẩm Ngọc Hoàng, đại man khai! Đại man khai!!!
Ngọc Hoàng quát lớn: - Thiên sứ, có gì báo mau!
Thiên sứ chỉ tay về phía Người trần hỗn hễn:
- Dạ bẩm, Người trần … Ma … ma …
Ngọc Hoàng cùng vợ và Nam Tào, Bắc Đẩu đứng bật dậy gào thất thanh:
- Ối giời ơi, ma … ma …!!!
8

Ngọc Hoàng cùng vợ vội vàng chui xuống gầm bàn miệng gào:
- Các khanh, cứu … cứu …!
Thiên sứ xua tay rồi rít:
- Dạ không phải là ma mà là ma túy! Thằng Người trần này là trùm ma
túy. Hắn lén lút đưa chất độc hại chết người này về bán dưới hạ giới. Ai
dính vào hút hít đều bị mụ mị ngu si, quên hết trời đất, đúng sai …
Ngọc Hoàng và mọi người lồm cồm bò dậy, Ngọc Hoàng chìa điếu thuốc
của mình ra hỏi:
- Ma túy như thế nào, có phải đây không?
Thiên sứ cầm lấy, đưa lên mũi ngửi ngửi rồi gật đầu:
- Bẩm Ngọc Hoàng quả đúng ạ! Đây là hê-rô-in, một loại ma túy đấy ạ! Ở
hạ giới, nhiều người đã bị hắn lừa, dùng thứ này rồi trở nên điên cuồng mê muội
nên lao vào các tệ nạn đâm thuê, chém mướn để lấy tiền mua nó đấy ạ!
Ngọc Hoàng ngã phịch xuống đất, Nam Tào, Bắc Đẩu cũng vội vã vứt
điếu thuốc trên tay, run rẩy toàn thân. Ngọc Hoàng chạy vội đến, núp sau lưng
vợ rồi quay vào trong gào to:
- Thiên lôi, cứu ta!
Thiên lôi vác búa từ trong lao ra, múa vèo vèo rồi lao về phía Người trần.
Người trần cuống cuồng bỏ chạy nhưng bị cả Nam Tào, Bắc Đẩu và thiên sứ
rượt theo. Người trần bị vợ Ngọc Hoàng đạp một phát vào người, ngã dụi xuống
đất. Ngọc Hoàng run rẩy chỉ về Người trần:
- Tống hắn vào đại lao, truyền cho mọi nhà, mọi người ở hạ giới tuyệt đối
không được đụng đến thứ chết người trên. Ai không nghe, trảm!
Mọi người đồng thanh:
- Rõ!
Thiên lôi đá đít, đẩy Người trần ra ngoài. Những người còn lại quay về
phía Ngọc Hoàng hô to:
- Ngọc Hoàng thật anh minh, sáng suốt! Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn tuê,
vạn vạn tuế!!!
Ngọc Hoàng sung sướng vuốt vuốt râu gật gù:

9
- Tốt lắm!
Rồi ngài vung tay: _ Truyền bãi triều!
Mọi người cũng vung tay:
- Bãi triều!!!
HẠ MÀN
( Phần biểu diễn tiểu của học sinh với tiểu phẩm phòng chống ma túy )
10
Hình thức 2: Thi thuyết trình “ An toàn giao thông với tuổi nhỏ học đường”:
Bài thuyết trình: “ An toàn giao thông với tuổi nhỏ học đường”
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Các bạn Đội viên thân mến!
Tai nạn giao thông hiện đã và đang trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Tai
nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ đâu: đường sông, đường bộ, đường sắt,
đường hàng không … Tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tai nạn
giao thông đã cướp đi biết bao sinh mạng. Đáng thương nhất là những bạn nhỏ
đang trên đường tung tăng đến trường, hay đang theo bố mẹ trở về nhà sau một
ngày học tập hăng say cũng có thể trở thành nạn nhân của những hung thần
đường phố … Vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế và tiến tới giữ vững an toàn
giao thông cho tuổi học đường …
Thưa các thầy cô giáo và các bạn !
Nếu chúng ta có theo dõi các bản tin An toàn giao thông phát trên những
phương tiện thông tin đại chúng đều không khỏi đau xót, kinh hoàng khi ngày
nào cũng có những tin dữ về tai nạn, cướp đi mạng sống của bạn bè chúng ta …
Những bạn ấy ngã xuống trên đường đi học; những bạn ấy ngã xuống trên
đường về nhà … trang vở loang lổ máu, bắn tung toé trên mọi ngã đường về
nhà; cặp sách, bút thước, trôi bồng bềnh trên những bến sông … các bạn ấy ra
đi, có thể chưa kịp khoe với bố mẹ những điểm 9, điểm 10 vừa đạt được. Các
bạn ấy ra đi khi bao niềm vui tuổi thơ còn dang dở … Tôi thật sự bàng hoàng
khi cách đây không lâu , nghe tin 18 bạn nhỏ ở Nông Sơn ( Quảng Nam ) đã mãi

mãi nằm lại trên sông Thu Bồn vì chuyến đò ngang oan nghiệt. Rồi mới đây
thôi, cũng 4 bạn nhỏ khác ở xã Quảng Hải ( Quảng Bình ) cũng mãi mãi ra đi
trên một chuyến đò đúng vào cuối năm … Tai nạn giao thông cũng gây thương
tật khủng khiếp cho bao bạn nhỏ khác. Trên báo Tuổi trẻ số ra gần đây đã đưa
tin: Một vụ tai nạn giao thông đã hất tung 3 mẹ con xuống một hố sâu thuộc xã
11
Hoà Khương, Hoà Vang, Đà Nẵng. Người mẹ chết, còn 2 người con ( một bạn
13 tuổi, 1 bạn 7 tuổi ) bị thương tật nặng nề …
Nghe những hung tin như thế, tôi tự hỏi nguyên nhân tai nạn là do đâu?
Do người lớn hay do những bạn nhỏ? Câu trả lời thật quá rõ ràng. Nguyên nhân
trước hết là do bất cẩn của người lớn đấy thôi. Không có những kẻ hám lợi, xe ít
chở nhiều, thuyền nhỏ chở nặng, không có những kẻ phóng nhanh vượt ẩu, lạng
lách, đánh võng … thì thử hỏi làm sao có những cái chết thương tâm như thế kia
… Phương tiện giao thông, đường sá, cầu cống xuống cấp cũng là một nguyên
nhân không thể chối cãi. Nếu nơi những ngả sông kia có một chiếc cầu hay một
chiếc thuyền đủ lớn thì có lẽ các bạn nhỏ xấu số ấy hôm nay vẫn tiếp tục đến
trường … Một nguyên nhân khác là từ phía các bạn nhỏ. Nếu các bạn ý thức
được tầm quan trọng của vấn đề giao thông thì có thể đã tránh được mối hiểm
nguy …
Để an toàn cho những bạn nhỏ đến trường, tôi xin mạnh dạn đề xuất một
vài ý kiến. Một là: phải xử phạt thật nghiêm những chủ phương tiện gây tai nạn
cho học sinh. Hai là: cần đầu tư xây dựng đường sá, cầu cống; trang bị xe cộ,
nón mũ bảo hiểm cho học sinh đến trường. Ba là: các chủ phương tiện, những
người tham gia giao thông cần hết sức chú ý khi trên phương tiện có chuyên chở
trẻ em, hay đi vào những nơi có trẻ em sinh hoạt. Với các bậc cha mẹ cũng cần
tập trung cao nhất khi trên xe có chở theo con em mình. Chỉ một phút lơ là cũng
có thể biến những đứa con khoẻ mạnh, xinh xắn trở thành tàn phế suốt đời. Với
các bạn nhỏ học sinh, chúng ta cũng cần phải biết tự bảo vệ mình. Không vi
phạm luật giao thông, không sử dụng các phương tiện giao thông khi tự thấy
chúng không đảm bảo an toàn … Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của toàn xã hội, ý

thức của mỗi người khi tham gia giao thông, con đường đến trường của tuổi nhỏ
mỗi ngày sẽ là một niềm vui …
Người trình bày: Đinh Quỳnh Anh – HS lớp 9/1
12
b) Đối với các hoạt động hưởng ứng phong trào “ Trường học thân
thiện, học sinh tích cực ”:
Hưởng ứng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”,
nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc tập thể cho học sinh, tạo
sân chơi bổ ích cho các em học sinh sau những giờ học căng thẳng. Liên đội đã
tổ chức thành công một số hoạt động và đã thu hút được nhiều học sinh tham gia
hưởng ứng.
+ “ Hội vui dân gian ”:
Thực hiện chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng, trong
những năm gần đây nhằm giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa dân gian, sau Lễ khai giảng năm học mới, Liên đội đã
xây dựng kế hoạch tổ chức cho các em tham gia các cuộc thi như: thi vẽ tranh
nhanh, thi tô tượng nhanh, tổ chức các gian hàng trò chơi dân gian, các gian
hàng ẩm thực Để thực hiện tốt hoạt động này, trong cuộc họp Hội đồng sư
phạm đầu năm, tôi đã xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể đến tất cả các thầy
cô giáo chủ nhiệm lớp để các lớp có kế hoạch phân công học sinh chuẩn bị tham
gia. Sau đó, trong cuộc họp Chi đội trưởng các lớp, tôi đã triển khai kế hoạch
này lại một lần nữa để Chi đội trưởng biết và đôn đốc các bạn trong lớp tham
gia. Thông qua giáo viên chủ nhiệm và Chi đội trưởng sẽ hỗ trợ và đôn đốc lớp
chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc thi.
Đây là những hoạt động hết sức thiết thực đối với các em học sinh vì khi
tham gia vào những cuộc thi hoặc những trò chơi trên, các em sẽ có cơ hội vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát huy được năng khiếu của mình và
thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể.
1) Thi vẽ tranh nhanh với chủ đề “ Chào mừng năm học mới ”: dành
cho học sinh khối 6, 7, 8, 9.

- Mỗi lớp cử 2 học sinh tham gia vẽ tranh trên khổ giấy A3 Việt Trì, tất cả
các em phải tự lo cọ, bút chì, màu nước hay màu sáp tùy ý. Tất cả các em dự thi
phải tập trung lại khu vực dự thi để vẽ, có giám thị theo dõi trong suốt thời gian
13
các em thi. Sau thời gian 2 tiếng, các em sẽ nộp tranh về cho Ban tổ chức chấm
chọn và trao giải.
( Sản phẩm tranh vẽ của học sinh tham gia trong Hội vui dân gian)
2) Thi tô tượng nhanh: dành cho học sinh khối 6, 7.
- Tô tượng là một trong những phần thi rất hấp dẫn với các em học sinh.
Mỗi lớp cử 2 học sinh tham gia phần thi này. Các lớp tự chuẩn bị màu, cọ, nước
và các vật dụng cần thiết. Liên đội phụ trách chuẩn bị tượng cho các lớp. Giống
như cuộc thi vẽ tranh, sau thời gian 2 tiếng, các em sẽ hoàn thành phần thi tô
tượng và nộp về Ban tổ chức chấm chọn và trao giải.
( Các em đang tham gia phần thi “ Tô tượng nhanh ” )
14
3) Tổ chức các gian hàng trò chơi dân gian (dành cho học sinh khối 9),
gian hàng ẩm thực (dành cho học sinh khối 8):
Nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của các em học sinh, duy trì và
phát triển các trò chơi dân gian trong học sinh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi
cho các em học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới, Liên đội tổ chức cho các
lớp tham gia gian hàng trò chơi dân gian với cách thức như sau:
- Mỗi lớp sẽ chuẩn bị một gian hàng trò chơi và tự trang trí theo sở thích
của mình nhưng phải đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với trò chơi mà lớp
sẽ tổ chức.
- Mỗi gian hàng phải thể hiện được tên lớp, tên chi đội và tên trò chơi.
- Những học sinh phụ trách trò chơi phải bằng khả năng quản trò của
mình để thu hút được nhiều học sinh đến tham gia trò chơi.
- Mỗi lớp được phát hành số lượng vé theo qui định của Ban tổ chức.
- Lớp nào có học sinh đến tham gia chơi trò chơi nhiều sẽ được Ban tổ
chức chấm chọn và trao giải.

( Gian hàng trò chơi dân gian của khối 9 )
15
4) Trưng bày các gian hàng ẩm thực với các món ăn đặc sản ở các
vùng miền: dành cho khối lớp 8 hoặc 9.
Nhằm giúp cho các em học sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều món ăn đặc
sản ở các vùng miền và vận dụng những kiến thức đã được học ở bộ môn Công
nghệ vào thực tế, Liên đội đã tổ chức cho các lớp tham gia trưng bày các gian
hàng ẩm thực. Đối với cuộc thi này, các lớp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mỗi lớp chuẩn bị một gian hàng ẩm thực với 1 hoặc 2 món ăn đặc sản
của từng vùng miền.
- Để tránh trùng lặp món ăn ở các gian hàng khác nên Tổng phụ trách đã
cho các lớp đăng ký trước món ăn mà lớp đã thống nhất chọn.
- Các món ăn phải do học sinh tự làm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, phục vụ chu đáo.
- Gian hàng nào có món ăn ngon, hấp dẫn, phục vụ tận tình, đảm bảo vệ
sinh sẽ được ban giám khảo chấm chọn và trao giải.
( Gian hàng ẩm thực các món ăn Huế )
+ Hoạt động “ Tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử địa phương ”:
- Cuộc sống ngày càng hiện đại thì cũng là lúc giới trẻ nói chung và học
sinh nói riêng ở thành thị càng dần xa với các giá trị văn hóa truyền thống.
16
Nhằm giáo dục cho các em học sinh hiểu và có ý thức hơn về giá trị đặc sắc của
văn hóa dân tộc, bảo tồn gìn giữ các di tích lịch sử ở địa phương, Liên đội đã tổ
chức nhiều hoạt động bổ ích cho các em học sinh như:
1) Tổ chức cho các em học sinh đến tham quan thực tế, chăm sóc di
tích lịch sử ở địa phương: ( đợt 1 – Khối 6,7 và đợt 2 – Khối 8,9 )
- Là học sinh ở thành phố Đà Nẵng nhưng rất nhiều em học sinh đã không
biết hoặc chưa bao giờ đặt chân đến những di tích lịch sử ở địa phương. Chính
vì vậy, để giúp các em học sinh tìm hiểu về các di tích lịch sử ở Thành phố Đà
Nẵng và ở địa phương nên tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho các em học

sinh đến tham quan di tích lịch sử Thành Điện Hải ( Quận Hải Châu ) và di tích
lịch sử Nghĩa Trũng – Khuê Trung ( Quận Cẩm Lệ ). Sau đó đăng ký cho các em
hàng tháng đến chăm sóc, dọn vệ sinh các khu di tích này. Qua các hoạt động bổ
ích, thiết thực như vậy sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn đối với các em học sinh.
Từ đó các em sẽ càng tự hào và có ý thức hơn trong việc chăm sóc, giữ gìn
những di tích lịch sử ở địa phương.
( Học sinh đến tham quan di tích lịch sử địa phương: Nghĩa Trũng –
Khuê Trung )
17
2) Thi thuyết trình về di tích lịch sử địa phương:
- Sau khi tham quan thực tế các di tích lịch sử trên và ghi chép cẩn thận,
mỗi lớp sẽ có một bài thuyết trình về di tích mà các em đã đến tham quan. Bằng
sự hiểu biết và những kiến thức mà các em thu thập được sau đợt tham quan, các
em sẽ viết một bài thuyết trình dự thi trước toàn trường. Các thầy cô giáo ở Tổ
Ngữ Văn, Tổ Sử Địa – Công dân là sẽ là ban giám khảo chấm chọn phần thi
này.
Ngoài ra, Liên đội còn tổ chức cho các lớp cuộc thi văn nghệ hát các bài
hát về quê hương đất nước, các anh hùng liệt sĩ Tất cả các hoạt động nói trên
đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh rèn luyện được kỹ năng
thuyết trình trước đám đông và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Bước 3: Phối hợp với các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, các thầy cô giáo
ở các tổ chuyên môn và phát huy vai trò lực lượng Chi đội trưởng để tổ chức
có hiệu quả các hoạt động Đội.
Trước đây, khi triển khai tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường thì
một số giáo viên Tổng phụ trách thường là việc một cách độc lập. Họ chuẩn bị
rất nhiều phần việc mà không tranh thủ sự hỗ trợ của các thầy cô ở các Tổ
chuyên môn có liên quan đến hoạt động đó hoặc các thầy cô giáo chủ nhiệm, đội
ngũ Chi đội trưởng các lớp để phối hợp thực hiện. Với một khối lượng công việc
khá nhiều và không có sự hỗ trợ của các bộ phận có liên quan, chắc chắn Tổng

phụ trách sẽ mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị và triển khai nhưng hiệu quả lại
không cao. Vì vậy, muốn triển khai tổ chức một hoạt động hay một phong trào
nào đó đến các lớp đạt kết quả cao thì Tổng phụ trách cần phải biết phối hợp
chặt chẽ với các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, Chi đội trưởng để phân công, đôn
đốc các bạn tham gia tích cực. Đặc biệt là sự hỗ trợ của các thầy cô giáo ở các
Tổ chuyên môn có liên quan đến hoạt động đó để tôt chức tốt các phong trào tại
Liên đội.
Ví dụ: - Đối với cuộc thi thuyết trình “ Tìm hiểu về di tích lịch sử địa
phương ” thì giáo viên Tổng phụ trách nên phối hợp với giáo viên Tổ Ngữ Văn
18
để tư vấn về kỹ năng thuyết trình và giáo viên Tổ Sử Địa – Công dân tư vấn về
mặt kiến thức. Ban giám khảo cho phần thi này là các thầy cô của cả hai tổ này.
- Hoặc đối với cuộc thi vẽ tranh, tô tượng thì giáo viên Tổng phụ trách
cần phối hợp với các thầy cô giảng dạy bộ môn Mỹ thuật tư vấn và làm ban
giám khảo cho các cuộc thi trên để đảm bảo tính công bằng và đúng với chuyên
môn của các thầy cô hơn.
Bước 4: Theo dõi việc tham gia các cuộc thi, các phong trào của các
lớp trong từng đợt thi đua:
- Khi tổ chức triển khai bất kỳ một cuộc thi hay một phong trào nào đến
với các lớp thì Tổng phụ trách phải có theo dõi để nắm được lớp nào tham gia
tốt hoặc chưa tốt phong trào mà Liên đội đã phát động. Trong cuộc họp Hội
đồng sư phạm hàng tháng, Tổng phụ trách cần phải thông báo tình hình tham gia
các phong trào trong tháng của từng lớp để giáo viên chủ nhiệm biết. Và trong
cuộc họp Chi đội trưởng, Tổng phụ trách cũng thông báo đến các em việc tham
gia các phong trào, cuộc thi để các lớp biết. Tổng phụ trách sẽ tuyên dương
những lớp tham gia tốt các phong trào của Đội, đồng thời nhắc nhở các lớp tham
gia chưa nhiệt tình, kết quả không cao. Mỗi phong trào mà các lớp tham gia sẽ
được 30 điểm, không tham gia sẽ bị 0 điểm. Nếu lớp tham gia tốt, có giải sẽ
được cộng điểm thưởng, nếu tham gia không tốt sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ.
Mẫu theo dõi từng phong trào trong đợt I:

19
HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN CẨM LỆ
LIÊN ĐỘI: NGUYỄN KHUYẾN
 CUỘC THI VẼ TRANH “ HỘI VUI DÂN GIAN ”
( Chào mừng năm học mới )
THI ĐUA ĐỢT I ( 05/09/20 - 20/11/20 )
LỚP
SỐ
LƯỢNG
THỜI GIAN
NỘP
ĐẠT
GIẢI
ĐIỂM
THƯỞNG/ TRỪ
TỔNG
CỘNG (30đ)
6/1
6/2
6/3
6/4
6/5
(Tổng cộng: tranh dự thi)
Đà Nẵng, ngày tháng năm 20
* Điểm thưởng: Tổng phụ trách Đội
+ Giải I : + 4đ
+ Giải II : + 2đ
+ Giải III : + 1đ
+ Nộp trễ : - 2đ
HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN CẨM LỆ

LIÊN ĐỘI: NGUYỄN KHUYẾN
-
 CUỘC THI HÁT DÂN CA
( Chào mừng năm học mới )
THI ĐUA ĐỢT I ( 05/09/20 – 20/11/20 )
LỚP TÊN BÀI HÁT
THỂ
LOẠI
ĐẠT
GIẢI
ĐIỂM
THƯỞNG/ TRỪ
TỔNG
CỘNG (30đ)
6/1
6/2
6/3
6/4
6/5

Đà Nẵng, ngày tháng năm
20
* Điểm thưởng: Tổng phụ trách Đội
+ Giải I : + 4đ
+ Giải II : + 2đ
+ Giải III : + 1đ
20
Bước 5: Căn cứ kết quả tham gia các hoạt động Đội trong từng đợt để tính
điểm và xếp loại thi đua lớp:
Vào cuối mỗi đợt thi đua (ví dụ: đợt I từ ngày 05 /09/ 2012 – 20/11/2012),

Tổng phụ trách sẽ tổng hợp điểm của tất cả các phong trào đã tổ chức trong đợt I
để tổng kết thi đua. Kết quả của đợt I sẽ được tính theo cách thức sau:
Trong đó: + Điểm sổ đầu bài được tính tối đa là: 40 điểm × 2 = 80 điểm
+ Điểm nề nếp được tính tối đa là: 190 điểm.
+ Điểm cho mỗi phong trào là 30 điểm.
* Mẫu tổng hợp điểm thi đua của từng đợt:
21
Điểm thi đua đợt I = ( Điểm sổ đầu bài × 2 ) + điểm nề nếp + điểm tổng
cộng của các phong trào.
HỘI ĐỒNG ĐỘI QUẬN CẨM LỆ
LIÊN ĐỘI NGUYỄN KHUYẾN
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THI ĐUA ĐỢT I
Năm học: 20 – 20
( Từ ngày 05 tháng 09 năm 20 đến ngày 20 tháng 11 năm 20 )
S
TT

lớp

số
NN + HT
(190)
Trò
chơi
dân
gian
(30)
Gian
hàng
ẩm

thực
(30)
ĐH
Chi
đội
(30)
Vẽ
tranh
nhanh
(30)

tượng
nhanh
(30)
THT
đợt I
(30)
Điểm
9,10
đợt I
(30)
Thi
cắm
hoa
20/11
(30)
Thiết
kế
bưu
thiếp

(30)
Thi
sáng
tác
thơ về
thầy

(30)
Điểm
TC
(490đ)
Xếp
loại
1 6/1
2 6/2
3 6/3
4 6/4
5 6/5
Đà Nẵng, ngày tháng năm
HIỆU TRƯỞNG Tổng phụ trách Đội
22
Theo cách tính trên, những lớp nào trong một đợt thi đua thực hiện nề nếp học
tập, sinh hoạt tốt nhưng không tham gia 1 hoạt động Đội sẽ bị trừ 30 điểm và
lớp sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả thi đua của đợt đó. Những lớp bị xếp loại Khá
trở xuống thì giáo viên chủ nhiệm sẽ bị liên đới vì chưa làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp. Đồng thời những lớp đó số lượng học sinh được xếp loại hạnh kiểm
tốt sẽ bị khống chế. Với cách làm chặt chẽ như vậy sẽ giúp các thầy cô giáo chủ
nhiệm có trách nhiệm hơn đối với lớp của mình và giúp cho các em học sinh
thấy được hoạt động Đội thực sự rất thiết thực đối với các em học sinh. Từ đó
các em sẽ tham gia vào các hoạt động Đội một cách sôi nổi hơn.

II/ KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRÊN:
- So với thực trạng ban đầu, sau khi thực hiện cách làm này để tổ chức có
hiệu quả các hoạt động Đội tại Liên Đội. Bản thân tôi đã nhiều lần tổ chức khảo
sát thực tế ở Liên đội Nguyễn Khuyến kết quả như sau:
 100% các em học sinh ưa thích tham gia vào các hoạt động Đội và tùy
theo khả năng của từng em.
 100% các thầy cô giáo chủ nhiệm sẵn sàng phối hợp với Tổng phụ
trách để đôn đốc các em học sinh tham gia tốt các hoạt động Đội.
 100% các em Chi đội trưởng rất yêu thích công tác Đội và nhiệt tình
với công tác được giao.
 100% các thầy cô giáo ở các Tổ chuyên môn rất nhiệt tình, vui vẻ khi
tư vấn, hỗ trợ cho Tổng phụ trách một số vấn đề cần thiết cũng như công tác Đội
trong nhà trường.
 98% học sinh học được nhiều điều bổ ích từ việc tham gia các hoạt
động Đội.
Trong những năm gần đây, Liên đội Nguyễn Khuyến rất chú trọng đến
việc triển khai các hoạt động Đội nhà trường. Vì đây là một sân chơi bổ ích đối
với các em học sinh. Thông qua các hoạt động Đội trong nhà trường, các em học
sinh sẽ học hỏi được nhiều kiến thức cần thiết trong cuộc sống, phát huy được
nhiều kỹ năng và mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
Hoạt động Đội trong nhà trường sôi nổi, thu hút nhiều học sinh tham gia sẽ góp
23
phần nâng cao chất lượng Đội viên và thúc đẩy phong trào học tập ngày càng đi
lên.
- Trong nhiều năm liền, Liên Đội Nguyễn Khuyến đã được Hội Đồng Đội
Quận Cẩm Lệ công nhận là Liên đội dẫn đầu về phong trào công tác Đội cấp
THCS và năm học 2011 – 2012 vừa qua, Liên đội Nguyễn Khuyến đã được Hội
Đồng Đội Thành Phố Đà Nẵng trao tặng danh hiệu: “ Liên đội nghìn việc tốt ”
với nhiều hoạt động xuất sắc trong công tác Đội.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Trong thời gian thực hiện đề tài tên, bản thân tôi đã đúc kết và rút ra một
số kinh nghiệm sau:
- Khi tổ chức một hoạt động Đội đến với các em học sinh thì việc lựa
chọn nội dung thiết thực, bổ ích, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em và
hình thức tổ chức các hoạt động phải sáng tạo, phong phú là một việc làm hết
sức cần thiết. Để làm tốt công việc này đòi hỏi Tổng phụ trách phải nhiệt tình,
có tâm huyết, không ngừng học hỏi, tìm tòi và đặc biệt là phải có sự đầu tư
nhiều vào công tác chuẩn bị thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong công việc.
- Tổng phụ trách cần phải biết phát huy vai trò của các em Chi đội trưởng
để hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động Đội đến với các em học sinh các lớp
một cách nhanh chóng hơn và chính các em Chi đội trưởng là người giúp cho
Tổng phụ trách đôn đốc nhắc nhở các em tham gia phong trào tốt hơn.
- Giáo viên chủ nhiệm là những anh chị phụ trách cũng góp phần hỗ trợ
cho Tổng phụ trách Đội trong việc triển khai các hoạt động Đội đến với học sinh
và phân công các em thực hiện tốt các hoạt động mà Liên đội phát động.
- Tổng phụ trách không nên làm việc một cách độc lập mà phải biết phối
hợp với các thầy cô giáo ở các Tổ chuyên môn để tổ chức tốt và có hiệu quả các
hoạt động Đội tại Liên đội.
- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã được sự
ủng hộ và tạo điều kiện hết sức thuận lợi của các thầy cô giáo trong Ban giám
hiệu, trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
24
D. KẾT LUẬN:
Tóm lại, hoạt động Đội là một trong những hoạt động rất thiết thực, bổ
ích và có ý nghĩa giáo dục đối với các em học sinh. Vì vậy, để tổ chức các hoạt
động Đội tại Liên đội đạt hiệu quả cao và thu hút đông đảo học sinh tham gia
đòi hỏi Tổng phụ trách Đội phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, biết
cách tổ chức để có được những hoạt động mới lạ thu hút sự tham gia nhiệt tình
của các em học sinh. Đồng thời, Tổng phụ trách cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ
của các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, Chi đội trưởng và các Tổ chuyên môn khi

triển khai các hoạt động Đội trong nhà trường. Nếu làm được như vậy, chắc
chắn rằng hoạt động Đội trong nhà trường sẽ ngày càng khởi sắc hơn và thu hút
các em tham gia ngày càng nhiều hơn.

25

×