Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sang kien kinh nghiem hoat dong ngoai gio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 14 trang )

1
I/ TÊN ĐỀ TÀI:
************
THÔNG QUA GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN HƯNG ĐẠO


II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
**************
1) Tầm quan trọng , thực trạng và lý do chọn đề tài:
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao
động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một
cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển
những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát
triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường tiểu học vẫn tồn tại phương
pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe
tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những
biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Học sinh còn những khiếm khuyết về nhân
cách : rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không
mạnh dạn thể hiện khả năng, …
Tình hình trên đòi hỏi trường tiểu học phải chọn lựa con đường, cách thức
giáo dục phù hợp, để chuẩn bị thật tốt cho các em thành những công dân tương
lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực tốt. Một trong các con đường đó là phải xây
dựng cho được môi trường thân thiện trong trường tiểu học. Đó là hệ thống các
hoàn cảnh, các điều kiện để tập thể học sinh quan hệ với cộng đồng một cách cởi
mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo
các mục tiêu giáo dục của trường tiểu học.
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đầu năm học 2008 – 2009,


ngành giáo dục đã ban hành một số văn bản quan trọng:
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển
khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung
2
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.
- Căn cứ trên cơ sở các công văn hướng dẫn của Sở và phòng GD & ĐT
Thăng Bình năm học 2008 - 2009 về việc “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong năm học 2008 -2009 giai đoạn 2008 - 2013.
Trường tiểu học Trần Hưng Đạo là một trường thuộc xã miền núi còn gặp
rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Song với nỗ lực không ngừng của tập thể HĐSP,
trong những năm qua nhà trường luôn đạt là trường tiên tiến cấp huyện, tỉ lệ
CSTĐ, tỉ lệ học sinh giỏi hằng năm luôn đạt cao so với mặt bằng của huyện,
phong trào HĐNGLL luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu và được các cơ
quan ban ngành địa phương đánh giá cao...
Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong
trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD & ĐT,
Trường tiểu học Trần Hưng Đạo thấy nhiều điểm còn bất cập, nhất là nội dung
thứ 4: Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh còn một số hạn chế
nhất định. Sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của ngành, với tư cách
là người làm công tác chuyên môn nhà trường kiêm Trưởng ban hoạt động ngoài
giờ lên lớp, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa mục tiêu: Nâng cao chất lượng giáo
dục hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc: “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực.” Đó là lí do tôi chọn đề tài này.

2) Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
a. Giới hạn của đề tài:
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trần Hưng Đạo.
b. Đối tượng thực hiện đề tài:
- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Trần Hưng Đạo.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
**************
Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học (nhất là tổ chức
các trò chơi mang tính tập thể, mang tính dân gian) không chỉ đơn giản mang
tính giải trí đơn thuần mà nó còn góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê
hương đất nước đối với tuổi thơ. Vị trí đó mãi mãi sau này vẫn không bao giờ
mất đi. Thế nhưng, ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá
trình đô thị hoá và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những hoạt
động vui chơi của các em ở nhà trường bị mai mọt và không còn cơ hội để phát
triển. Quá trình phát triển đó đã làm thay đổi không gian, môi trường sinh hoạt
vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh bắt con em mình học quá tải làm
cho trẻ em không còn thời gian để vui chơi.
3
Những năm gần đây, ở sân trường trong giờ ra chơi, chúng ta chỉ nhìn
thấy các em chơi những trò chơi nguy hiểm, mang tính bạo lực, các trò chơi dân
gian gần như vắng biệt... Hơn thế nữa, xung quanh khu vực các trường học, các
tiệm buôn... bày bán toàn là những đồ chơi như súng, gươm, dao, mác...rồi thì
các cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên như nấm mà khách hàng ở đây chủ yếu là
các em nhỏ.
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
việc sưu tầm và đưa trò chơi dân gian lồng vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở
trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức
khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ
năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn luyện khả năng
ứng xử văn hóa, phòng tránh các tệ nạn xã hội, đồng thời góp phần bảo tồn và

phát triển các trò chơi dân gian.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
*******************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trần Hưng Đạo trong
những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được lãnh đạo nhà trường
quan tâm đúng mức, được các ban ngành, đoàn thể, đội ngũ giáo viên cũng như
cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động. Hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ
chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư
cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được trường Tiểu
học Trần Hưng Đạo chú trọng rất nhiều.
Song bên cạnh đó, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn chưa thực sự
đáp ứng được nhu cầu thực tế của học sinh, chương trình vẫn còn đơn điệu, cứng
nhắc, vẫn còn một vài giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm
đúng mức đến Hoạt động ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là
hoạt động của Tổng phụ trách Đội.
Nhìn chung, hoạt động NGLL ở trường Tiểu học Trần Hưng Đạo tuy đã
có nhiều khởi sắc song vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối
với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chính vì những lẽ đó, để nâng
cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm góp phần vào việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong năm học này, trường Tiểu học Trần Hưng Đạo đã quán triệt tốt trong
giáo viên và học sinh về việc thực hiện công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ
lên lớp và đã thu lại những thành công tốt đẹp.
4
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
*********************
Như đã nói ở trên, để xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong đó một phần không nhỏ có sự đóng góp của Giáo dục hoạt động

ngoài giờ lên lớp. Vì vậy ngay từ đầu năm học, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
đã đưa vào áp dụng rất nhiều các biện pháp. Sau đây là một số biện pháp đã áp
dụng và đã đem lại hiệu qua cao.
Biện pháp 1: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
a . Đầu tư mua sắm trang thiết bị
+ Xác định được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, ngay từ cuộc họp liên
tịch đầu tháng 8/ 2009, Lãnh đạo nhà trường đã quyết định nâng cấp thêm một số
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động NGLL như: Trống Đội, hệ thống âm thanh,
đầu đĩa DVD, loa cầm tay… đến nay toàn bộ trang thiết bị đều đã có ở các phân
hiệu. Chính vì trang bị đầy đủ nên trong học kỳ I vừa qua, phong trào hát múa
sân trường, chào cờ đầu tuần, vệ sinh môi trường ở các phân hiệu đều đảm bảo
tốt, các em được múa hát với hệ thống âm thanh tốt, nhờ có âm thanh, trống
Đội…tiết chào cờ đầu tuần cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt chương trình
Phát thanh măng non của liên đội đã được thu âm và phát lại đều đặn vào giờ
ra chơi các buổi 2,4,6 trong tuần. Chương trình này đã được lãnh đạo địa phương
và phụ huynh học sinh ghi nhận. Qua chương trình, các em được nắm bắt thêm
một số thông tin từ nhà trường, nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều điển hình
về phong trào học tập… thường xuyên được tuyên dương trong chương trình.
+ Đọc sách là một nhu cầu rất cần thiết và bổ ích đối với mọi người. Đối
với học sinh Tiểu học, đọc sách không những mở mang kiến thức mà còn rèn
thêm cho các em kỹ năng đọc, viết.
Chính từ những điều đó, nhà trường đã tập trung đầu tư nâng cấp thư viện.
Với phương châm: “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trường đã mua thêm hơn
3000 đầu sách các loại để các em đọc. Năm học 2009 – 2010 thư viện nhà trường
đã được công nhận Thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01. Nhà trường đã hợp
đồng một cán bộ thư viện chuyên trách có chuyên môn cao để sắp xếp, giới thiệu
sách trong những dịp lễ hội hoặc các ngày chủ điểm trong tháng và phục ở tất cả
các điểm trường.
Nhờ được trang bị đầy đủ các loại sách nên các ngày chủ điểm trong tháng

học sinh được đón đọc các đầu sách qua lời giới thiệu của các bạn “Cộng tác
viên thư viện nhà trường”, ngoài ra các em còn được sử dụng “thẻ bạn đọc” để
mượn về nhà đọc.
b. Đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan sư phạm “Xanh, Sạch, Đẹp”.
5
+ Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Năm học 2008 - 2009 trường Tiểu học Trần Hưng
Đạo được chuyển phân hiệu chính về gần trung tâm xã với khu hiệu bộ khang
trang sạch đẹp do Báo Công an Nhân dân tặng. Có được nền móng này, nhà
trường tiếp tục đầu tư kinh phí nâng cấp lại 5 phòng học, 2 phòng chức năng, xây
dựng tường rào cổng ngõ…ngoài ra trường còn vận động phụ huynh góp công
góp sức trồng cây xanh trên sân trường ở tất cả các phân hiệu nhằm xây dựng
cảnh quan sư phạm, tạo cho khuôn viên trường thêm “xanh, sạch, đẹp”.
+ Một công việc hết sức thiết thực được nhà trường đặc biệt quan tâm đó
là xây dựng công trình vệ sinh ở các phân hiệu trường học. Đến nay ở tất cả các
điểm lẻ của trường đều đã có công trình này. Một điều đáng nói nữa là ở tất cả
các phân hiệu lẻ của trường đều có bảo vệ trông coi 24/24 giờ. Chính vì vậy mà
cảnh quan sư phạm của nhà trường luôn luôn được sạch đẹp, tạo hưng phấn cho
thầy và trò không những trong tiết dạy mà trong các buổi hoạt động tập thể,
trong các tiết sinh hoạt ngoài trời …
2. Biện pháp 2: Phân công – Phân nhiệm.
+ Trong năm học này, nhờ làm tốt công tác phân công, phân nhiệm nên
mọi kế hoạch đưa ra của trường đều được thực hiện tốt. Hoạt động ngoài giờ lên
lớp là một đặc thù riêng, do đó khi phân công công việc cho mỗi một thành viên,
hội đồng liên tịch đều cân nhắc rất kỹ lưỡng. Ngoài ra tại mỗi phân hiệu đều
được phân công một giáo viên kiêm nhiệm công tác Phân hiệu trưởng, các thầy
cô giáo làm công việc này là người có uy tín trong hội đồng sư phạm, là người
nhiệt tình, chịu khó. Bởi vì tất cả các hoạt động của phân hiệu đều được người
giáo viên này theo dõi, quản lý và tham mưu lại với lãnh đạo nhà trường.
+ Một người quyết định lớn nhất đến thành công của hoạt động ngoài giờ

lên lớp ở trường Tiểu học đó là Tổng phụ trách Đội. Vì vậy, trong năm học này,
khi sắp xếp giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, lãnh đạo nhà trường cân nhắc rất
kỹ ( kể cả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội đồng sư phạm để chọn lựa) vì đây là
người trực tiếp với học sinh chỉ đạo và thực hiện các hoạt động. Nếu TPT Đội
không có năng lực, thiếu nhiệt huyết thì mọi việc sẽ không bao giờ trôi chảy.
TPT Đội phải là người nhạy bén, am hiểu các vấn đề xã hội để tham mưu kịp
thời với lãnh đạo nhà trường.
+ Sau khi sắp xếp ban HĐNGLL, sắp xếp được Tổng phụ trách Đội (TPT
Đội năm trước đã hết tuổi quy định), lãnh đạo nhà trường định hướng các kế
hoạch hoạt động mang tính chiến lược để TPT Đội lên kế hoạch cụ thể cho năm
học, từng học kỳ, từng tháng, tuần để triển khai thực hiện.
Chính nhờ có kế hoạch cụ thể chi tiết và mang tính chiến lược nên trong
năm học này mặc dù TPT Đội còn rất mới nhưng mọi kế hoạch, mọi hoạt động
đều diễn ra tốt đẹp. Nhiều hoạt động vượt ra ngoài tầm của Liên đội như: Hội

×