THƯ VIỆN ĐỀ KTĐK – LỚP 4
MÔN TOÁN – THỜI ĐIỂM GIỮA HỌC KỲ I
Phần số học:
1. Đọc-viết số có 6 chữ số.
* Nhận biết: (Đọc - viết được các số có 6 chữ số)
1. Số “ Sáu trăm linh tám nghìn năm trăm sáu mươi hai” viết là:
a) 608 652 b) 680 562 c) 608 652 d) 608 562
2. Số gồm: năm trăm linh hai nghìn và ba trăm viết là:
a) 500 230 b) 502 030 c) 502 300 d) 520 000
3. Số: 705 503, đọc là:
a) Bảy trăm năm mươi nghìn năm trăm linh ba
b) Bảy trăm linh năm nghìn không trăm năm mươi ba
c) Bảy trăm năm mươi nghìn năm trăm ba mươi
d) Bảy trăm linh năm nghìn năm trăm linh ba
4. Số “Ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu”, viết là:
5. Số: 576 025, đọc là:
* Thông hiểu: (Phân tích số theo theo cấu tạo hàng - lớp)
1. Chữ số 1 của số 517 360 thuộc hàng:
a) Hàng trăm b) Hàng nghìn c) Hàng chục nghìn d) Hàng trăm nghìn
2. Chữ số 5 trong số nào sau đây có giá trị là 500 000
a) 450 276 b) 502 716 c) 302 568 d) 315 372
3. Chữ số 9 trong số 693 785, thuộc hàng ……………… , lớp …………
4. Số: 175 263, có chữ số ở hàng chục nghìn, lớp ………… là chữ số ……
5. Trong số 873 291, có chữ số … ở hàng chục nghìn, lớp nghìn.
* Vận dụng: (Viết số theo cấu tạo)
1. Số gồm: ba trăm nghìn và ba mươi, viết là:
a) 303 000 b) 300 030 c) 300 003 d) 300 300
2. Số gồm: 700 000 + 6000 + 300 + 40 + 2, viết là:
a) 706 342 b) 760 342 c) 706 432 d) 760 432
3. 685 307 = 600 000 + ………… + 5000 + 300 + 7. Số ở chỗ chấm là:
a) 800 000 b) 80 000 c) 8 000 d) 800
4. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: = 70 000 + 3 000 + 500 + 40 + 1
5. Số gồm: 200 nghìn, 60 nghìn, 8 trăm, 9 chục, 3 đơn vị, viết là:
2. So sánh các số có 6 chữ số.
* Nhận biết: (So sánh 2 số)
1 . Số lớn nhất trong các số: 783 134, 738 259, 783 463, 738 295
a) 738 259 b) 783 134 c) 783 463 d) 738 295
2. Số bé nhất trong các số: 684 725; 684 752; 684 257; 684 275.
a) 684 725 b) 684 752 c) 684 257 d) 684 275
3. Số bé nhất có ba chữ số là số: ……………
Số lớn nhất có ba chữ số là số: ……… …
Số bé nhất có sáu chữ số là số: …………
Số lớn nhất có sáu chữ số là số: ……… …
4. So sánh và điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
989 … 999
2 002 … 1 999
4 289 … 4 200 + 89
* Thông hiểu: (Sắp xếp thứ tự dãy số)
1. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 604 831; 640 138; 604 138; 640 831
2. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 194 189; 197 194; 195 196; 198 195
3. Dãy số nào được xếp theo thứ tự từ tăng dần:
a) 684 725; 684 752; 684 257; 684 275
b) 725 684; 752 684; 257 684; 275 684
c) 847 256; 847 526; 842 576; 842 756
d) 268 475; 568 427; 568 472; 768 425
* Vận dụng: (Nhận biết quy luật của dãy số)
1. Trong dãy số: 297 000; 298 000; 299 000; ………… Số thích hợp để viết vào
chỗ chấm là:
a) 299 100 b) 300 000 c) 310 000 d) 301 000
2. Trong dãy số: 457 682; ………… ; 457 684; 457 685. Số thích hợp để viết vào
chỗ chấm là:
a) 457 683 b) 457 681 c) 475 683 d) 475 681
3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
850 000; 860 000; 870 000; ; ;
4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
83 260; 83 270; ; 83 290; ;
3. Phép tính cộng - trừ; giao hoán - kết hợp.
* Nhận biết: (Thực hiện các phép tính cộng - trừ và nhận biết các tính chất giao
hoán - kết hợp các số có 6 chữ số)
1. Đặt tính rồi tính:
a) 563 847 + 27 956 b) 897 057 – 86 270
2. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) …. + 89 = 89 + 77 b) 84 + 0 = … + 84
3. x – 63975 = 975, vậy giá trị của x là:
a) 64 900 b) 64 950 c) 46 900 d) 46 950
* Thông hiểu: (Vận dụng giải các bài toán có lời văn với các phép tính cộng - trừ)
1. Một điểm trường có ba lớp bốn với 76 học sinh. Lớp 4A có 25 học sinh,
lớp 4B có 26 học sinh. Hỏi lớp 4C có bao nhiêu học sinh?
2. Năm nay học sinh của một tỉnh miềm núi trồng được 214 800 cây. Năm
ngoái trồng được ít hơn năm nay 80 600 cây. Hỏi cả hai năm học sinh của tỉnh đó
trồng được bao nhiêu cây?
3. Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và cây ăn quả. Trong đó, số cây ăn
quả 60 830 cây. Hỏi huyện đó trồng bao nhiêu cây lấy gỗ?
* Vận dụng: (Vận dụng tính giao hoán - kết hợp để tính nhanh)
1. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 677 + 969 + 123
2. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 178 + 277 + 123 + 422
3. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 25 + 35 + 50 + 65 + 75
4. Biểu thức có 2, 3 chữ.
* Nhận biết: (Tính được giá trị biểu thức cho sẵn)
1. Giá trị của biểu thức m + n với m = 129 870; n = 26 065 là:
a) 155 395 b) 159 355 c) 159 535 d) 155 935.
2. Giá trị của biểu thức a – b + c với a = 92 980; b = 26 065; c = 7 042 là:
a) 73 957 b) 79 357 c) 73 579 d) 79 753.
3. Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông sau mỗi biểu thức:
a) x + y + 32 689 = 95 603, với x = 57 246; y = 5 678.
b) a + b - c = 97 859, với a = 89 560; b = 15 367; c = 7 068
* Thông hiểu: (Viết và tính giá trị biểu thức theo dữ liệu cho sẵn)
1. Cho m = 52; n = 22 và p = 15. Tính giá trị biểu thức:
a) m - n + p = …………………
b) m – (n + p) = ………………….
2. Tính giá trị biểu thức: a – (28504 + b). Với a = 504 500; b = 9870
3. Tính giá trị biểu thức: (x – 28504) x y, với x = 54 083; y = 8
* Vận dụng: (Viết được công thức tính chu vi của 1 hình)
1. Một hình vuông có độ dài cạnh là a. Gọi P là chu vi, ta có P = a x 4. Tính chu vi
hình vuông với a = 25cm
2. Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b. Gọi P là chu vi, ta có: P =
(a + b) x 2. Tính chu vi hình chữ nhật với a = 28m, b = 9m.