Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

câu hỏi và đáp án ôn thi môn học xây dựng đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.6 KB, 40 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA KHU VỰC II
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI MÔN HỌC XÂY DỰNG ĐẢNG
Câu hỏi: Cơ sở khoa học và nội dung giai cấp cộng nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài Làm

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định bản chất giai cấp công nhân của mình. Đây là vấn đề có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, được quán triệt trong toàn bộ Điều lệ Đảng, chi phối
toàn bộ nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Điều lệ Đảng hiện nay chỉ rõ.
Xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Đảng ta xuất phát từ nhận thức khoa học về vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Đó là giai cấp hình thành, phát triển cùng với đại công nghiệp, đại biểu cho
phương thức sản xuất mới tiến bộ, có tinh thần cách mạng triệt để và tính tổ chức cao. Giai cấp công nhân có hệ
tư tưởng khoa học và cách mạng, cơ sở lý luận tiên tiến hướng dẫn, đó là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Là giai cấp bị giai
cấp tư sản bóc lột nặng nề nên có điều kiện liên minh với giai cấp nông dân và quần chúng lao động để xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột. Đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân là vấn đề cơ bản, bao trùm, có tính nguyên tắc đối với
tất cả các Đảng Mác xít- Lênin nít chân chính. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với nước ta - một Đảng ra đời
và trưởng thành ở 1 nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé,
Đảng viên xuất thân từ công nhân không nhiều. Hiện nay, Đảng ta lại đang hoạt động trong điều kiện phát triển
kinh tế nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trường, mở cửa, môi trường xã hội có nhiều phức tạp; cán bộ, Đảng
viên giữ nhiều trọng trách, hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, đối mặt với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, cần
phải chăm lo giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhân thức sâu sắc
điều này dễ mơ hồ và Đảng không tích cực rèn luyện thì rất dễ bị biến chất. Vấn đề giữ cho Đảng không biến chất,
trước sau đều là Đảng cộng sản, Đảng cách mạng chân chính, Đảng hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp, của dân
tộc, vì lợi ích của nhân dân, là vấn đề hết sức cơ bản và quyết định.
Nói bản chất giai cấp công nhân là nói bản chất cách mạng và khoa học, ý chí kiên định và trì tuệ tiên phong,
đạo đức vị tha và ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ,…của giai cấp công nhân- hơn nữa, của giai cấp công nhân hiện
đại, giai cấp công nhân đang được trí thức hóa. Bản chất giai cấp công nhân của được thấm sâu vào tất cả các
mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, tức là cả trong đường lối chính trị, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và
mọi hoạt động của Đảng.
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trước hết có nghĩa là Đảng phải kiên định


quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dù tình hình trong nước
và thế giới khó khăn, phức tạp đến đâu, Đảng cũng không chao đảo, dao động, xa rời mục tiêu, lý tưởng đó.
Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Trong tình hình hiện nay, phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh cụ thể nước ta để hoàn chỉnh cương lĩnh, đường lối; và từ thực tiễn mà tổng kết, khái quát, bổ
sung, phát triển, làm phong phú thêm học thuyết cách mạng và khoa học đó- vũ khí tinh thần của giai cấp công
nhân có giác ngộ cách mạng.
Bản chất giai cấp công nhân đòi hỏi Đảng phải được tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Mọi sự chia rẽ, bè phái, buông lỏng kỷ luật đều trái với bản chất giai cấp công nhân.
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc, lãnh đạo xây dựng và làm nòng cốt trong khối đại đoàn kết
toàn dân. Bản chất giai cấp công nhân không tương dung với chủ nghĩa phường hội, cục bộ, bản vị, phân tán. Trái
lại nó đòi hỏi phải có tư tưởng thống nhất, hành động thống nhất, kết hợp hài hòa các lợi ich cá nhân và tập thể,
bộ phận và toàn cục.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Như vậy, bản chất giai cấp công nhân không đối lập với tinh thần dân tộc; trái lại, nó quyện chắt, nhuần
nhuyễn với tính dân tộc. Nói theo nghĩa nào đó, trong bản chất giai cấp công nhân đã bao hàm tính dân tộc; và
ngược lại, khi nói đến tính dân tộc trong thời đại hiện nay khi có Đảng cộng sản lãnh đạo đã bao hàm tính giai cấp
công nhân. Ở hoàn cảnh cụ thể của nước ta, giai cấp công nhân có quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và
toàn thể dân tộc; lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc;
sự nghiệp của được cũng là sự nghiệp của dân tộc, cho nên tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính nhân dân, tính
dân tộc. Đảng chẳng những đại biểu cho lợi ích của giai cấp mà còn đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và
của cả dân tộc. Và trên thực tế Đảng đã phấn đấu hy sinh vì lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc. Được
chẳng những thường xuyên giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp công nhân mà còn chú ý học tập, tiếp thu,
phát triển tinh hoa và truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc Việt Nam. chính truyền thống dân tộc đã
nhân lên sức mạnh của Đảng. Đảng thực tế đã trở thành lãnh tụ của cả dân tộc. Sức mạnh của Đảng là ở sự kết
hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân với khí phách, bản lĩnh, tinh hoa truyền thống dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh- người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta- là sự thể hiện đến mức tuyệt vời sự

thống nhất giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. người chẳng
những là lãnh tụ tối cao của Đảng mà còn là lãnh tụ tối cao của dân tộc. Và như vậy cũng có thể nói rằng, Đảng ta
chẳng những là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, mang bản chất cách mạng và khoa học của giai
cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong lãnh đạo của cả dân tộc, mang trong mình dòng máu và những phẩm
chất tốt đẹp của dân tộc. Đảng phải ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao và ngày càng đạt đến sự nhuần
nhuyễn tính chất giai cấp công nhân với tinh hoa truyền thống dân tộc làm thành bản chất đặc sắc của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Trên cơ sở nắm vững những quan điểm chung về bản chất của Đảng, các cấp ủy và tổ chức Đảng
cần vận dụng vào các công việc cụ thể trong công tác xây dựng Đảng. Từ việc định ra chủ trương, chính sách đến
việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên; từ việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ
chức sinh hoạt Đảng đến việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế….
Tất cả đều phải thấm nhuần và quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp công nhân và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
Ở nước ta, giai cấp công nhân tuy số lượng còn nhỏ bé nhưng giai cấp công nhân Việt Nam và chính
đảng của nó vẫn luôn đứng vững trên lập trường cách mạng, giữ vững bản chất giai cấp, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại và thực tiễn
nước ta để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Ví vậy, đảng ta đã giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. thực tiễn lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điều đó. Tuy vậy, giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng
của mình cũng thấy rõ những điểm yếu và hạn chế về nhiều mặt. Việc khắc phục những yếu kém, nhược điểm
cũng như việc tăng cường tỷ lệ giai cấp công nhân trong Đảng sẽ góp phần tăng cường bản chất giai cấp công
nhân của Đảng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ phát triển mới- thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong thời kỳ mới, Điều lệ Đảng
và VK ĐHĐBTQ lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. trong bất kỳ tình huống nào cũng không dao
động, xa rời mục tiêu đó.
- Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp hần phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất
phát đầy đủ từ thực tiễn cụ thể của nước ta để đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách đúng đắn.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự

phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân; xây
dựng đội ngũ cán bộ và Đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân.
- Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Chăm lo
đời sống, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công
nhân. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng.
Tóm lại: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện trước hết và chủ yếu là thế giới quan, hệ tư
tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Bản chất giai cấp công nhân của
Đảng bao gồm đầy đủ 06 nội dung nêu trên còn số lượng giai cấp công nhân trong Đảng chỉ đóng vai trò quan
trọng chứ không quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Câu 1: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động của dân tộc” (điều lệ ĐCS Việt Nam, NXB CTQG 1996, tr4). Đ/c hãy phân tích
khẳng định trên của đảng về giai cấp công nhân. Ý nghĩa của vấn đề đối với phương hướng gìn giữ và
tăng cường bản chất giai cấp công nhân của đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Tại sao Đảng mang bản chất giai cấp công nhân
Vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam : 6 phương hướng giữ gìn bản chất giai cấp con người của
Đảng cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn
Bài làm

Chúng ta biết rằng, ĐCS là chính đảng của giai cấp công nhân, ĐCS ra đời gắn liền với vai trò vị trí và sứ mệnh
lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Về bản chất mà nói từ chính đảng cũng là của một tổ chức chính đảng
mang tính chất giai cấp rõ rệt không có chính đảng phi giai cấp, siêu giai cấp không có tính đảng của toàn dân.
Trên thế giới, ĐCS ra đời là kết quả của sự kết hợp CN Mác-lênin với phong trào công nhân. Riêng với điều
kiện Việt Nam đảng ra đời là sự kết hợp CN Mác-lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước.
2
Điều lệ ĐCS Việt Nam nêu: “đảng viên ĐCS Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam suốt đời phấn đấu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá
nhân. Chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh ctrị, diều lệ đảng, các nghị quyết của đảng và pháp luật của Nhà nước,

có lao động không bốc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đạo đức và lối sống lành mạnh gắn bó mật thiết
với nhân dân, phục tùng tổ chức kỷ luật của đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong đảng …
Từ ngày thành lập ĐCS đến nay, đảng ta luôn xác định là đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên
phong, bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của công nhân Việt Nam. Quá trình xây dựng
đảng, đảng ta luôn phấn đấu không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân của đảng.
Khẳng định đảng là của giai cấp công nhân có ý nghĩa là khẳng định lập trường của giai cấp công nhân, giai
cấp gắn liền với sản xuất đại công nghiệp, tiêu biểu cho xu thế phát triển của thời đại. Giai cấp công nhân có hệ tư
tưởng là CN Mác-lênin, vì đấy là lý luận tiên phong, vũ khí tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa
giai cấp công nhân, giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản.
Lênin chỉ rằng: “chỉ có đảng nào có được lý luận tiên phong hướng dẫn thì mnơ1i có khả năng làm tròn vai trò
người chiến sĩ tiên phong” cho nên, khẳng định lập trường của đảng ta là lập trường của giai cấp công nhân cũng
có nghĩa khẳng định là lập trường của CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi
hành động của đảng.
Đảng là một bộ phận của giai cấp nhưng phải phân biệt đảng với giai cấp , theo lênin: “đảng là đội tiên phong
chính trị, là đội ngũ có t/chức, t/chức chặt chẽ nhất, có giác ngộ nhất, đảng người đủ yếu tố tự giác nhất vào phong
trào công nhân, là người xác định hướng chính trị và là người giáo dục động viên, t/chức cho giai cấp hành động
cách mạng” – lênin chỉ rằng: “không đảng lẫn lộn đảng tức là đội tiên phong của giai cấp công nhân với toàn bộ
giai cấp…”
* Sự khẳng định đấy của đảng về bản chất của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công
nghiệp với trình độ kỹ thuật đại công nghiệp ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc
chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: ‘ thủ tiêu chế độ tư bản và tiền TBCN, xóa bỏ áp bức bóc lột, giải
phóng mình đồng thời giải phóng nhân loại…, đó là nội dung cơ bản, bao trùm của sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân Việt Nam.
Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, có tính tổ chức, kỷ luật cao.
+ Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công
nhân thể hiện rõ nét ở chỗ nó được vũ trang bởi hệ tư tưởng tiên tiến là học thuyết Mác – lênin, được đội ngũ tiên
phong của nó là ĐCS lãnh đạo.

+ Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế.
Giai cấp công nhân Việt Nam :
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng sớm trở thành lực lượng chính trị
– xã hội độc lập, thống nhất cả về tư tưởng và tổ chức, do đó sớm giữ được vị trí lảnh đạo cuộc đấu tranh kiên
cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Được như vậy là do giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ một nước
thuộc địa ½ pk, bị ba tầng bóc lột và kế thừa truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc, giai cấp
công nhân Việt Nam sớm thành lập được chính đảng của mình để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với phát triển đấu tranh của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trên thế giới.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp
tư sản.
Cuộc đấu tranh đã trải qua giai đoạn từ thấp đến cao, phát triển nhảy vọt về chất, từ tự phát lên tự giác, là sự
thâm nhập chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
Ơû nước ta, sự ra đời chính đảng của giai cấp công nhân là sản phẩm kết hợp CN Mác-lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước chân chính.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của đảng ta xác định: ĐCS Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của dân tộc. Đảng lấy CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động,
lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội, đảng có nhiệm vụ vận dụng sáng tạo CN
Mác-lênin, phân tích đúng đắn hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, đề ra mục tiêu,
phương hướng, đường lối, chính sách đúng, phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Đồng thời
giáo dục, tổ chức, lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân thực hiện công cuộc xóa bỏ chế độ xã hội cũ,
xây dựng thành công chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, tiến lên cộng sản chủ nghĩa.
3
Đảm nhận vai trò đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và của toàn xã hội, ĐCS Việt Nam đã thể hiện vai trò
lãnh đạo, tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc khi thắng lợi cũng như lúc khó khăn, khi thành công cũng như lúc sai
lầm, khuyết điểm.
Đảng luôn giữ được bản chất giai cấp, dù trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

* Bản chất giai cấp công nhân của đảng: CN Mác-lênin chỉ rõ sự ra đời của ĐCS là kết quả của sự kết hợp CNCSKH với
phong trào công nhân (tư tưởng Hồ Chí Minh đưa thêm yếu tố phong trào yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân).
Một mặt ĐCS hình thành trên cơ sở giai cấp công nhân, phong trào công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của giai
cấp công nhân. Đây là mặt thứ nhất chứng minh bản chất giai cấp công nhân của đảng.
Mặt khác, đảng hình thành nhờ tiếp thu lý luận CNCSKH và truyền bá lý luận đó vào phong trào CN Mác-lênin. Đây là
mặt thứ hai chứng minh bản chất giai cấp công nhân của đảng.
Bản chất công nhân của đảng không phải chỉ quyết định bởi những yếu tố hình thành nên đảng mà nó còn quyết định (và
đây là điều quan trọng hơn) ở chỗ trong quá trình cách mạng đảng luôn
2
đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp
công nhân đề ra cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn. Trong tổ chức và hoạt động, đảng luôn giữ vững vị trí hạt nhân
lãnh đạo đối với phong trào cách mạng, luôn gắn bó với quần chúng nhân dân và có thái độ đúng đắn trước những sai lầm
khuyết điểm.
* Tính tiên phong của đảng :
CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ rõ đảng phải tiên phong về lý luận và “chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong
hướng dẫn mới có thể làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong” – (Lênin). “đảng muốn vững phải có CN Mác-lênin làm cốt”
– (Hồ Chí Minh).
Cơ sở lý luận của đảng là CNCSKH. Tiên phong về lý luận đòi hỏi đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học
của lý luận để “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”. Đảng phải nhận thức đúng đắn rằng lý luận CNCSKH không phải là
cái bất khả xâm phạm mà “ chỉ coi đó như là những nền tảng giúp ta về mặt phương pháp” – (Lênin) và “như bản chỉ nam
giúp ta về phương hướng” – (Hồ Chí Minh).
Chỉ tiên phong về lý luận chưa đủ, đảng phải tiên phong về mặt tổ chức. Tổ chức lỏng lẻo, tư tưởng sẽ hỗn loạn. Tính
tổ chức của đảng thể hiện ngay trong điều kiện gia nhập đảng và đòi hỏi sự giác ngộ về tổ chức. Cán bộ đảng viên phải
sinh hoạt trong một tổ chức của đảng, phải bằng hành động có tổ chức để chiến đấu cho nhiệm vụ của đảng, phải chấp
hành mọi nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của đảng (như nguyên tắc tập trung dân chủ, chấp hành kỷ luật sắt của đảng).
Tiên phong về mặt tổ chức khẳng định đảng là hình thức tổ chức cao nhất, là tổ chức “cầm quyền” đối với xã hội. Đồng
thời phê phán mọi biểu hiện đòi “tính độc lập” , “tính tập trung”, “tính bình đẳng” để tách ra khỏi sự lãnh đạo của đảng. CN
Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng đảng phải tiên phong về hành động vì “tính đảng không chỉ thể hiện ở lời nói
mà còn ở việc làm” – (Lênin) cho nên “đảng phải đi trước để làng nước theo sau” – (Hồ Chí Minh).
Tiên phong về hành động, không chấp nhận cán bộ, đảng viên “hữu danh vô thực”, nhưng “đảng viên trung bình” vì thực

chất họ không phải là đảng viên.
* Mối quan hệ bản chất giai cấp và tính tiên phong:
Trước hết xét mối quan hệ giữa đảng và giai cấp, đảng viên giai cấp có chung lợi ích, lập tường, quan điểm. Nhưng
đảng không phải là toàn bộ giai cấp, đảng là bộ phận ưu tú, là đội tiên phong của giai cấp. Do đó:
- Bản chất giai cấp quyết định tính tiên phong của đảng.
- Tính tiên phong là biểu hiện cao nhất của bản chất giai cấp.
Nói cách khác là chỉ khi nào có lập trường giai cấp cao mới có những hành động tiên phong cao và khi tính tiên phong
cao càng làm cho lập trường giai cấp cao hơn, vững chắc hơn.
* Phương hướng gìn giữ bản chất giai cấp công nhân của đảng trong giai đoạn hiện nay là:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới.
- Kiên định CN Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của đảng và của
cách mạng nước ta.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng .
- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ
cán bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân.
- Củng cố mqh mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
- Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
* Về ý nghĩa :
Học thuyết Mác – Lênin và chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân cũng như toàn bộ CN Mác-lênin với thuộc tính
cách mạng và khoa học của nó đòi hỏi các đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của
dân tộc, giai cấp, từ thực tiễn chính trị và xã hội của đất nước mình và vận dụng một cách sáng tạo, đúng đắn. Kinh nghiệm
của nhiều nước đông âu và liên xô vừa qua cũng đã chứng minh quan điểm của đảng ta rằng: mọi thành công hay thất bại
của cách mạng vô sản đểu bắt nguồn trước hết từ vấn đề đảng, là sự lãnh đạo của đảng. Bất cứ nơi nào, vào lúc nào, đảng
vận dụng nó một cách giáo điều, vi phạm nguyên lý về đảng của giai cấp công nhân thì trước sau cũng phạm sai lầm, đội
ngũ đảng chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng, có thể đưa cách mạng đến thất bại nặng nề.
ĐCS Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã trải qua nhiều thử thách, trở thành một đảng Mác – lênin
kiên cường, trưởng thành về chính trị, vững váng trước những biến cố khó khăn của lịch sử trong nước và thế giới. Đó là
4
thành công giữa học thuyết máclênin và đảng được vận dụng sáng tạo về việc xây dựng một chính đảng cách mạng của

giai cấp công nhân trong một nước có một nền kinh tế chậm phát triển vốn là xã hội thuộc địa ½ pk.
Hiện nay trên thế giới, bọn cơ hội xét lại và giai cấp tư bản đang tìm mọi cách xuyên tạc nhằm phủ nhận học thuyết
Máclênin và đảng, vì vậy việc nghiên cứu thực chất nguyên lý của học thuyết Mlênin về đảng có ý nghĩa to lớn giúp chúng ta
những cơ sở lý luận quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chính sách xây dựng đảng ngày càng vững mạnh, xứng
đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, người lãnh đạo duy nhất của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động Việt Nam vượt qua khó khăn, xây dựng thành công CNXH.
Trong phong trào cộng sản quốc tế từ trước đến nay, cuộc đấu tranh giữa những người cộng sản chân chính
với các trào lưu cơ hội trên lĩnh vực xây dựng đảng đều xoay quanh vấn đề bản chất giai cấp của đảng. Về mặt
nhận thức, có hiểu đúng đắn bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của đảng mới hiểu đúng các vấn đề
khác của xây dựng đảng, như tập trung dân chủ, đoàn kết thống nhất… trong hoạt động thực tiễn có hiểu và nắng
vững chắc bản chất giai cấp, tính tiên phong mới có thể tiến hành xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
mới khắc phục những chiều hướng sai lầm hoặc là mơ hồ lập trường giai cấp, hoặc là chủ nghĩa thành phần dẫn
đến chia rẽ đảng với dân tộc. Điều này cáng có ý nghĩa quan trong đối với ĐCS Việt Nam vì 90% đảng viên xuất
thân từ nông dân, tiểu tư sản.
Câu 01: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”(Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb
CTQGHN,1996, Tr3). Đồng chí hãy phân tích sự khẳng định đó của Đảng. Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề (bản
chất giai cấp công nhân) đối với phương hướng giữ gìn, tăng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng trong giai đoạn hiện nay. Liên hệ thực tế địa phương, đơn vị.
BÀI LÀM

1.Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định bản chất giai cấp công nhân của mình. Đây là vấn đề
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, được quán triệt trong toàn bộ Điều lệ Đảng, chi
phối toàn bộ nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Điều lệ Đảng hiện nay chỉ rõ: “Đảng là đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc”. Điều đó có nghĩa, Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng vững trên lập trường, quan điểm của
giai cấp công nhân, quyết tâm phấn đấu thực hiện mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân
chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thanh công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa
cộng sản. Mục tiêu đó bảo đảm lợi ích của giai cấp công nhân đồng thời cũng thống nhất với lợi ích của nhân dân
lao động, của cả dân tộc. Đảng tập hợp, đoàn kết toàn dân tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ,

mục tiêu của cách mạng.
Xác định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Đảng ta xuất phát từ nhận thức khoa học về vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Đó là giai cấp hình thành, phát triển cùng với đại công nghiệp, đại biểu cho
phương thức sản xuất mới tiến bộ, có tinh thần cách mạng triệt để và tính tổ chức cao. Giai cấp công nhân có hệ
tư tưởng khoa học và cách mạng, cơ sở lý luận tiên tiến hướng dẫn, đó là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Là giai cấp bị giai
cấp tư sản bóc lột nặng nề nên có điều kiện liên minh với giai cấp nông dân và quần chúng lao động để xóa bỏ
chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột. Đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân là vấn đề cơ bản, bao trùm, có tính nguyên tắc đối với
tất cả các Đảng Mác xít- Lênin nít chân chính. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với nước ta - một Đảng ra đời
và trưởng thành ở 1 nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé,
Đảng viên xuất thân từ công nhân không nhiều. Hiện nay, Đảng ta lại đang hoạt động trong điều kiện phát triển
kinh tế nhiều thành phần, áp dụng cơ chế thị trường, mở cửa, môi trường xã hội có nhiều phức tạp; cán bộ, Đảng
viên giữ nhiều trọng trách, hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, đối mặt với chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, cần
phải chăm lo giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhân thức sâu sắc
điều này dễ mơ hồ và Đảng không tích cực rèn luyện thì rất dễ bị biến chất. Vấn đề giữ cho Đảng không biến chất,
trước sau đều là Đảng cộng sản, Đảng cách mạng chân chính, Đảng hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp, của dân
tộc, vì lợi ích của nhân dân, là vấn đề hết sức cơ bản và quyết định. Đại hội VIII của được coi “Đây là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu đối với Đảng ta lúc này”. Vả chăng, đây không phải là ý muốn chủ quan hoặc là điều chúng ta
cường điệu. Bởi vì ai cũng biết bất kỳ 1 Đảng chính trị nào cũng là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và mang bản
chất của 1 giai cấp nhất định. Dù tổ chức chặt chẽ hay lỏng lẻo, hoạt động cách mạng hay nghị trường (ở 1 số
nước tư bản)…, Đảng nào cũng đứng trên lập trường của 1 giai cấp nhất định, không như thế không phải là 1
chính đảng.
Nói bản chất giai cấp công nhân là nói bản chất cách mạng và khoa học, ý chí kiên định và trì tuệ tiên phong,
đạo đức vị tha và ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ,…của giai cấp công nhân- hơn nữa, của giai cấp công nhân hiện
đại, giai cấp công nhân đang được trí thức hóa. Bản chất giai cấp công nhân của được thấm sâu vào tất cả các
mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, tức là cả trong đường lối chính trị, nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và
mọi hoạt động của Đảng.
Nói về bản chất giai cấp của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân, “Đảng là đội tiền phong của giai cấp vô sản”, là “đội quân
5

tiên phong của đạo quân vô sản”, là “Đảng của giai cấp vô sản”. Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình
những người trong giai cấp công nhân, thủ công nghiệp, nông dân nghèo, binh lính…miễn là những người đó “tin
theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh, phục tùng
mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong 1 bộ phận Đảng”(Hồ Chí Minh toàn tập, T3, Nxb CTQG,
HN, 1995, Tr3-5). Người cho rằng lực lượng mà Đảng cần phải tập hợp để tiến hành cách mạng trước hết là giai
cấp công nhân, kế đến là “đa số quần chúng nông dân”, “dựa vững chắc vào hạng dân cày nghèo”, đồng thời lôi
kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, lợi dụng và lôi kéo phú nông, tư sản bậc trung, trung và tiểu địa chủ. Hồ Chí
Minh cho rằng: “Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để
tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”(Hồ Chí Minh toàn tập, T3, Nxb CTQG, HN,
1995, Tr1-5). Những luận điểm đó của Hồ Chí Minh cho thấy, ngay từ khi tuyên bố thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Người đã xác định rõ bản chất giai cấp của Đảng là bản chất giai cấp công nhân, Đảng Cộng Sản Việt Nam
trước hết là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “…quyền lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là 1. chính vì Đảng Lao Động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” (Hồ Chí Minh toàn tập, T6, Nxb CTQG, HN,
1995, Tr175). Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Đảng không phải là 1 tổ chức để làm quan, phát tài. Nó phải làm tròn
nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” (Hồ Chí Minh toàn tập, T5, Nxb
CTQG, HN, 1995, Tr294), Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp
vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc” (Hồ Chí Minh toàn tập, T11, Nxb CTQG, HN, 1995, Tr493-494),
luôn “phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp vô sản, chứ không vì lợi ích nào khác”
(Hồ Chí Minh toàn tập, T11, Nxb CTQG, HN, 1995, Tr374).
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trước hết có nghĩa là Đảng phải kiên định
quan điểm, lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dù tình hình trong nước
và thế giới khó khăn, phức tạp đến đâu, Đảng cũng không chao đảo, dao động, xa rời mục tiêu, lý tưởng đó.
Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Trong tình hình hiện nay, phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh cụ thể nước ta để hoàn chỉnh cương lĩnh, đường lối; và từ thực tiễn mà tổng kết, khái quát, bổ
sung, phát triển, làm phong phú thêm học thuyết cách mạng và khoa học đó- vũ khí tinh thần của giai cấp công
nhân có giác ngộ cách mạng.
Bản chất giai cấp công nhân đòi hỏi Đảng phải được tổ chức chặt chẽ và hoạt động theo nguyên tắc tập

trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Mọi sự chia rẽ, bè phái, buông lỏng kỷ luật đều trái với bản chất giai cấp công nhân.
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc, lãnh đạo xây dựng và làm nòng cốt trong khối đại đoàn kết
toàn dân. Bản chất giai cấp công nhân không tương dung với chủ nghĩa phường hội, cục bộ, bản vị, phân tán. Trái
lại nó đòi hỏi phải có tư tưởng thống nhất, hành động thống nhất, kết hợp hài hòa các lợi ich cá nhân và tập thể,
bộ phận và toàn cục.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; kế
thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Như vậy, bản chất giai cấp công nhân không đối lập với tinh thần dân tộc; trái lại, nó quyện chắt, nhuần
nhuyễn với tính dân tộc. Nói theo nghĩa nào đó, trong bản chất giai cấp công nhân đã bao hàm tính dân tộc; và
ngược lại, khi nói đến tính dân tộc trong thời đại hiện nay khi có Đảng cộng sản lãnh đạo đã bao hàm tính giai cấp
công nhân. Ở hoàn cảnh cụ thể của nước ta, giai cấp công nhân có quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và
toàn thể dân tộc; lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc;
sự nghiệp của được cũng là sự nghiệp của dân tộc, cho nên tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính nhân dân, tính
dân tộc. Đảng chẳng những đại biểu cho lợi ích của giai cấp mà còn đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và
của cả dân tộc. Và trên thực tế Đảng đã phấn đấu hy sinh vì lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc. Được
chẳng những thường xuyên giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp công nhân mà còn chú ý học tập, tiếp thu,
phát triển tinh hoa và truyền thống dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc Việt Nam. chính truyền thống dân tộc đã
nhân lên sức mạnh của Đảng. Đảng thực tế đã trở thành lãnh tụ của cả dân tộc. Sức mạnh của Đảng là ở sự kết
hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân với khí phách, bản lĩnh, tinh hoa truyền thống dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh- người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta- là sự thể hiện đến mức tuyệt vời sự
thống nhất giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội. người chẳng
những là lãnh tụ tối cao của Đảng mà còn là lãnh tụ tối cao của dân tộc. Và như vậy cũng có thể nói rằng, Đảng ta
chẳng những là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, mang bản chất cách mạng và khoa học của giai
cấp công nhân, mà còn là đội tiên phong lãnh đạo của cả dân tộc, mang trong mình dòng máu và những phẩm
chất tốt đẹp của dân tộc. Đảng phải ra sức phấn đấu để không ngừng nâng cao và ngày càng đạt đến sự nhuần
nhuyễn tính chất giai cấp công nhân với tinh hoa truyền thống dân tộc làm thành bản chất đặc sắc của Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
2. Trên cơ sở nắm vững những quan điểm chung về bản chất của Đảng, các cấp ủy và tổ chức Đảng
cần vận dụng vào các công việc cụ thể trong công tác xây dựng Đảng. Từ việc định ra chủ trương, chính sách đến

6
việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên; từ việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ
chức sinh hoạt Đảng đến việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế….
Tất cả đều phải thấm nhuần và quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp công nhân và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
Ở nước ta, giai cấp công nhân tuy số lượng còn nhỏ bé nhưng giai cấp công nhân Việt Nam và chính
đảng của nó vẫn luôn đứng vững trên lập trường cách mạng, giữ vững bản chất giai cấp, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại và thực tiễn
nước ta để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn. Ví vậy, đảng ta đã giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. thực tiễn lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điều đó. Tuy vậy, giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng
của mình cũng thấy rõ những điểm yếu và hạn chế về nhiều mặt. Việc khắc phục những yếu kém, nhược điểm
cũng như việc tăng cường tỷ lệ giai cấp công nhân trong Đảng sẽ góp phần tăng cường bản chất giai cấp công
nhân của Đảng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ phát triển mới- thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong thời kỳ mới, Điều lệ Đảng
và VK ĐHĐBTQ lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ:
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. trong bất kỳ tình huống nào cũng không dao
động, xa rời mục tiêu đó.
- Kiên định và vận dụng sáng tạo, góp hần phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất
phát đầy đủ từ thực tiễn cụ thể của nước ta để đề ra đường lối, chủ trương và các chính sách đúng đắn.
- Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thường xuyên tự
phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân; xây
dựng đội ngũ cán bộ và Đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân.
- Củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Chăm lo
đời sống, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công
nhân. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng.
Tóm lại: Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện trước hết và chủ yếu là thế giới quan, hệ tư

tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Bản chất giai cấp công nhân của
Đảng bao gồm đầy đủ 06 nội dung nêu trên còn số lượng giai cấp công nhân trong Đảng chỉ đóng vai trò quan
trọng chứ không quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Liên hệ thực tế: xây dựng cơ quan văn minh – an toàn – sạch đẹp.
Câu 2: “ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” (điều lệ ĐCS Việt Nam - NXB CTQG
1996-tr15). Đ/c hãy phân tích khẳng định trên của Đảng. Để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hiện
nay cần làm gì?
Bài làm

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ
nhằm bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng cách mạng. Đây là nguyên tắc để
phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng phái khác, là điểm mà mọi thế lực
chống đối thường công kích và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Một trong những nguyên nhân sụp đổ của chế độ
XHCN ở Liên Xô và Đông Aâu là do xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tập trung dân chủ vốn có trong bản chất của giai cấp công nhân đại công nghiệp. Vì giai cấp công nhân là giai
cấp tiên tiến và tiêu biểu cho lực lượng sản xuất XH hóa nhất trí về quyền lợi lại được rèn luyện trong nền sản xuất
công nghiệp, có tính tập thể và kỷ luật cao. Đó là đặc tính vốn có của giai cấp vô sản.
Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ bản chất của ĐCS. ĐCS Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nông dân lao động và của cả dân tộc. Muốn làm tròn vai trò là đội tiên phong chính trị, Đảng
phải tập trung theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là yêu cầu đòi hỏi yếu tố khách quan của lịch sử chứ không
phải do chủ quan của những người sáng lập ra ĐCS áp đặt.
Tư tưởng về xây dựng Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đã được Mác và ăng ghen là những người đầu
tiên nêu lên và được ghi vào “điều lệ của liên đoàn những người cộng sản” điều lệ hội liên hiệp công nhân quốc tế.
Hai ông nêu rõ chế độ tập trung được trong Đảng và mqh tập trung và dân chủ.
Sau khi Mác và Ăngghen qua đời. Lênin kế thừa tập trung của Mác và ăng ghen xây dựng nên học thuyết về
Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Chính tập trung của lênin về nguyên tắc tổ chức của ĐCS đã đặt nền
7
móng cho việc xây dựng ĐCS Nga, sau đó đã được các ĐCS quốc tế thừa nhận. Lênin cho rằng điều kiện gia
nhập quốc tế cộng sản là các Đảng phải tổ chức theo nguyên tắc nguyên tắc tập trung dân chủ. Lê nin nhấn
mạnh: “sức mạnh về chính trị tập trung của Đảng, được tổ chức và thông qua tổ chức”, “sức mạnh của giai cấp

công nhân là ở tổ chức, không có tổ chức quần chúng, giai cấp vô sản sẽ không là cái gì hết. Được tổ chức,
giai cấp vô sản sẽ là tất cả” (Lênin TT, NXB Maccova tập 14, tr163). Người nói, không có sự phục tùng của tiểu
số đối với đa số thì không thể có tổ chức mà không có dân chủ thì không có sự thống nhất. Giai cấp vô sản chỉ
có một chế độ tập trung tuyệt đối và kỷ luật hết sức nghiêm minh, đó là một trong những điều kiện để chiến
thắng, thống nhất hành động, tự do thảo luận, phê bình đó là quy định của ĐCS. Tự do đó phải được đặt trong
khuôn khổ của giai cấp vô sản, nghĩa là phải đúng lúc đúng nơi.
ĐCS Việt Nam dưới sự lãnh đạo, sáng lập và rèn luyện của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngy từ những chính cương,
sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt đã khẳng định Đảng ta dân chủ hành động theo nguyện tắc tập trung dân
chủ, CT Hồ Chí Minh luôn dặn chúng ta rằng: “dân chủ phải gắn liền với tập trung, kiên quyết thực hành kỷ
luật. Từng điều kiện cụ thể ở mỗi nơi mà lúc thì Người nhắc nhở tập trung phải dân chủ hay nói khác thì dân
chủ phải tập trung, không nên nhấn mạnh yếu tố nào. Cần uốn nắn lệch lạc cả hai phía, tập trung quan liêu
hoặc dân chủ cực đoan.
Đảng ta cho rằng thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề quyết định bảo đảm cho sức mạnh
thống nhất của Đảng. Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ là tự phá hoại sức mạnh về dân chủ của Đảng, kẻ
địch đang muốn và kích động chúng ta làm điều đó. Hiện nay có những ý kiến cho rằng: tập trung dân chủ
không còn phù hợp nữa. Trong cơ chế thị trường của xã hội hiện nay, nó chỉ phù hợp trong xã hội trước đây.
Tập trung dân chủ có thể dẫn đến độc đoàn chuyên quyền, gia trưởng. Do vậy phải tìm ra nguyên nhân khách
quan hay chủ quan mà khắc phục sử chửa những sai lầm đó.
Song đương nhiên để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phải nhận thức đúng và thống nhất nội dung,
bàn chất của tập trung dân chủ và mqh biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ; đồng thời phải cụ thể
hóa thành quy chế, quy trình cụ thể không chỉ là trong việc dân chủ thảo luận và quyết định trong công tác cán
bộ.
Nộu dung cơ bản nguyên tắc tập trung dân chủ của ĐCS Việt Nam được ghi rõ tại điều chính chương II Điều lệ
ĐCS Việt Nam. “ĐH ĐB toàn quốc lần IX của Đảng” ĐCS Việt Nam tổ chức theo nước ta tập trung dân chủ
theo những nguyên tắc cơ bản đó là:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra.
8
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
BCH Đảng bộ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước ĐH cùng cấp, trước BCH
Đảng bộ cấp trên và cấp dưới, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các t/chức Đảng trực

thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng
cấp trên, cá nhân phục tùng t/chức, các t/chức toàn Đảng phục tùng ĐH đại biểu toàn quốc và BCH TW.
Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên một nửa số thành
viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết các đảng viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý
kiến thuộc về tiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song
phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có
thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. Tổ chức Đảng
không được phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về tiểu số.
Tổ chức cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc về phạm vi, quyền hạn của mình, song không
được trái với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một
sự việc, một hiện tượng. Sự thống hất này không phải do chủ quan áp đặt mà là do yêu cầu nhiệm vụ lịch sử
đặt ra cho Đảng.
Tập trung trên cơ sở dân chủ trong Đảng được thể hiện ở tính tự giác của toàn thể đảng viên. Tính tập trung
trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất, được mọi tổ chức
Đảng và đảng viên tuân thủ và thực hiện, toàn dân hướng vào phấn đấu. Đảng phải có điều lệ thống nhất -
Điều lệ chính là bộ luật của toàn Đảng mà mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện (cả về
mặt nhận thức và chấp hành)
Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải có một cơ quan lãnh đạo thống nhất. Phải có kỷ luật thống nhất
mà mọi tổ chức Đảng, đảng viên không phân biệt đều phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có
những đặc quyền đặc lợi.
Dân chủ là cơ sở của tập trung và càng phát huy được mạnh mẽ trí sáng tạo, tự giác của mọi đảng viên tham
gia vào công việc của Đảng đồng thời phải có lãnh đạo và có kỹ luật kỷ cương. Do vậy dân chủ trong Đảng, tất
9
cả mọi công việc của đều phải được toàn thể đảng viên bình đẳng như nhau về quyền lợi và lợi ích. Đảng viên
có thể trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thể hiện ý kiến của mình.
Tất cả những người có trách nhiệm trong Đảng và t/cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề do dân chủ bầu cử
mà lập nên, đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu ra mình và họ có thể bị bãi miễn
bất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao.

Quá trình phát triển của Đảng gắn liền với việc Đảng kiên trì và từng bước cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc
tập trung dân chủ.
Khi chưa cầm quyền, do điều kiện hoàn cảnh khó khăn phức tạp song Đảng ta luôn nhắc nhở, nếu có điều
kiện thì phải thực hiện tập trung dân chủ.
Khi đã cầm quyền thì nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong tiêu chuẩn sinh hoạt Đảng, chế độ bầu
cử, báo cáo thảo luận, quyết định các vấn đề, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành phương tiện quan trong
nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, Đảng ta không đối lập dân chủ với tập trung mà
phát huy dân chủ nội bộ để trở thành phương tiện củng cố kỷ luật, tự giác của cán bộ đảng viên nâng cao sự
lãnh đạo tập trung của Đảng, song cũng cần phải tránh khuynh hướng dân chủ tự do mức dẫn đến mất định
hướng, tự do vô chính phủ và cũng không nên tuyết đối hóa tập trung dẫn đến quan liêu chuyên quyền độc
đoán xa rời quần chúng, thực hiện đường lối chủ trương của Đảng không đúng nội dung tinh thần.
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng có lúc còn nặng về tập trung, chưa
coi trọng và phát huy dân chủ. Có lúc có nơi còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vẫn còn tình tạng quan
liêu, độc đoán thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, chưa phát huy được tích cực chủ động sáng tạo của
đảng viên và dân chủ trong Đảng. Những hiện tượng vô được, vô kỷ luật, truyền bá ý kiến đối với quan điểm,
đường lối của Đảng, vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước đã diễn ra ở một số cán bộ, không ít
cấp ủy thiếu tôn trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của đảng viên, ít chịu lắng nghe ý kiến
cấp dưới. Việc giáo dục, kiểm tra của cấp ủy còn qua loa chiếu lệ.
Do vậy trước tình hình trên cần phải có nhận thức đúng đắn, thống nhất về yêu cầu nội dung dân chủ và
nguyên tắc tập trung dân chủ đồng thời có cơ chế bảo đảm thực hiện nội dung đó, song phải có tinh thần đấu
tranh khách quan (vừa qua Đảng ta có chỉ thị 29, 30 đề cập vấn đề này)
10
Đặc biệt hiện nay trước yêu cầu nhiệm vụ đổi mới đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân
chủ và sinh hoạt Đảng. Hội nghị Trung ương 6 lần 2 khóa 8 đã nhấn mạnh đến chấn chỉnh việc thực hiện
nguyên tắc t dân chủ chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng.
Trước hết cần nâng cao nhận thức trong Đảng về nguyên tắc tập trung dân chủ. Coi đó là nguyên tắc cơ bản
trong dân chủ và sinh hoạt Đảng, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng, giữ gìn bản chất giai
cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng.
Giữ vững và cải tiến nội dung chế độ sinh hoạt định kỳ của các tổ chức Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc quyền
của đảng viên trong thảo luận được trao đổi một cách thẳng thắn, quyền được phê bình chất vấn trong phạm vi

tổ chức. Đảng viên có quyền được thông tin, quyền được bảo lưu ý kiến của mình.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo phê và tự phê bình, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng
viên và quần chúng.
Cụ thể hóa nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Kịp thời bổ sung, điều chỉnh chủ trưởng chính sách, là tốt công tác cán bộ, kịp thời thay đổi những cán bộ
không đảm đương được nhiệm vụ, kiện toàn cấp ủy, sửa đổi phong cách làm việc. Phải công khai tài chính,
công khai các ý kiến khác nhau về vấn đề xử lý kỷ luật.
Xây dựng và thực hiện nề nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong nội bộ Đảng. Xây dựng quy chế nội dung
đóng góp xây dựng Đảng.
Củng cố sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, gắng tự phê bình và phê bình với xử lý cán bộ, cấp ủy đã
xảy ra mất đoàn kết.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, nâng cao vai trò trách nhiệm quyền hạn của
ủy ban kiểm tra các cấp, kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra Nhà nước và của giai cấp công nhân.
Rõ ràng ý nghĩa to lớn và bài học quan trọng trong điều kiện Đảng nắm chính quyền là chẳng những phải phát
huy mạnh mẽ dân chủ, mở rộng dân chủ mà đồng thời còn phải kết hợp chặt chẽ hai mặt tập trung và được để
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Liên hệ địa phương, chi bộ cơ quan ra quy chế làm việc cụ thể, trên cơ sở đó mà lãnh đạo tốt việc thực hiện,
theo đó mà tạo điều kiện cho từng cán bộ, đảng viên mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra những sáng kiến
hay để đóng góp vào xây dựng địa phương, đơn vị mình vững mạnh, đối với cấp ủy, thường xuyên hoặc định
kỳ (theo quy định) gặp gỡ trao đổi với cán bộ, đảng viên, quần chúng, chú ý lắng nghe ý kiến nguyện vọng của
11
mọi người. Từ đó tiếp thu phản ánh và giải quyết kịp thời vướng mắc, đáp ứng được đòi hỏi của cán bộ, đảng
viên trong đơn vị, thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho
từng thành viên. Chi bộ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.
Liên hệ và kết luận.
Câu 02: “Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Đồng chí hãy phân tích
sự khẳng định đó.
BÀI LÀM
1.Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng. Nguyên tắc tập trung
dân chủ nhằm đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sứch mạnh vô địch của Đảng cách mạng. Đây

là nguyên tắc để phân biệt chính Đảng của giai cấp công nhân, Đảng cách mạng chân chính với các Đảng phái
khác, là điểm mà mọi thế lực chống đối thường công kích và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
2.Tập trung dân chủ là tất yếu khách quan:
Tập trung dân chủ vốn có từ trong bản chất giai cấp công nhân đại công nghiệp. Vì giai cấp công nhân là giai
cấp tiên tiến nhất, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất xã hội hóa nhất trí về quyền lợi, lại được rèn luyện trong nền
sản xuất công nghiệp, có tính tập thể và kỷ luật cao. Đó là đặc tính vốn có của giai cấp vô sản. Tập trung dân chủ
phản ánh tính bản chất của giai cấp vô sản.
Nguyên tắc tập trung dân chủ xuất phát từ bản chất của Đảng cộng sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Muốn làm tròn vai trò là đội tiên
phong chính trị, Đảng phải tập trung theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đ1o là yêu cầu đòi hỏi khách quan của lịch
sử chứ không phải do chủ quan của những người sáng lập ra Đảng cộng sản áp đặt.
3.Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ.
Tư tưởng về xây dựng Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ đã được Mác và Ănghen là người đầu tiên
nêu lên và được ghi vào “Điều lệ của liên đoàn những người cộng sản”, “Điều lệ hội liên hiệp công nhân quốc tế”.
Hai ông cho rằng: Đảng phải là 1 tổ chức tập trung chặt chẽ. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu 1
cách dân chủ, họ sẽ bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảng phải là 1 khối
thống nhất về chính trị, tư tưởng và hành động.
Sau khi Mác và Ănghen qua đời, Lênin kế thừa tư tưởng của Mác và Aênghen, xây dựng nên học thuyết về
Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Lênin cho rằng tổ chức chỉ trở thành hiện thực và có ích cho cuộc sống khi
nó có các nguyên tắc để liên kết thống nhất và điều khiển hành vi của các thành viên. Ông cũng cho rằng: Đảng
phải là 1 đội ngũ có tổ chức, và là tổ chức chặt chẽ của giai cấp công nhân, Đảng phải là 1 khối thống nhất về
chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Từ những tư tưởng nêu trên đòi hỏi Đảng phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng và
hoạt động của Đảng. Đồng thời phải bảo đảm phát huy sáng kiến và tính tích cực của mọi tổ chức Đảng và Đảng
viên.
Hồ Chí Minh- người sáng lập, giáo dục, rèn luyện Đảng ta đã vận dụng sáng tạo học thuyết về xây dựng
Đảng của giai cấp công nhân, của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người quán triệt đầy
đủ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân vào việc xây dựng Đảng ta. Đảng Cộng Sản Việt
Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng là khối thống nhất ý chí và hành động. Điều lệ Đảng 1930:
Đảng cộng sản Đông dương và các chi bộ phải lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc xây dựng và tổ

chức sinh hoạt. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đôi với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật. Người
căn dặn Đảng ta phải chống tập trung quan liêu, độc đoán, đồng thời chống dân chủ hình thức, chống mọi biểu
hiện phân tán cục bộ, hẹp hòi, bè phái, tự do vô kỷ luật.
4. Bản chất, nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta.
- Bản chất:
+Tập trung ở trong Đảng:
Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, điều lệ thống nhất.
12
Đảng phải có cơ quan lãnh đạo thống nhất đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là BCH TW do
đại hội bầu ra.
Về mặt tổ chức, Đảng phải thống nhất về quy mô và hình thức tổ chức của Đảng.
Đảng phải có kỷ luật thống nhất, bắt buộc mọi tổ chức Đảng, Đảng viên phải chấp hành không có ngoại lệ đối
với Đảng viên và mọi tổ chức Đảng.
+ Dân chủ ở trong Đảng:
Toàn thể Đảng viên đều bình quyền, đều được trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiện quyền của
mình trong tham gia vào mọi công việc của Đảng.
Tất cả các cơ quan lãnh đạo và những người có trách nhiệm trong Đảng đều do dân chủ bầu cử mà lập nên
và họ có thể bị bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không xứng đáng.
-Quán triệt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ, chương II điều 09
Điều lệ Đảng ta ghi rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”(trang 130 Điều lệ
Đảng Cộng Sản Việt Nam, 1991). Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định thành 06 nội
dung cơ bản như sau:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng đều do bầu cử lập ra.
Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể- cá nhân phụ trách.
Ban chấp hành Đảng bộ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp,
trước ban chấp hành Đảng bộ cấp trên và cấp dưới, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ
chức Đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức toàn Đảng phục tùng đại hội đại biểu toàn quốc và BCH TW.
Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên 1 nửa số thành

viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết các Đảng viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến
thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến đại hội đại biểu toàn quốc, song
phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với Nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có
thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. Tổ chức Đảng
không được phân biệt đối xử với Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Tổ chức cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình, song không được
trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của cấp trên.
5.Tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt tập trung và dân chủ. Nó tạo thành 1
chỉnh thể thống nhất trong 1 nguyên tắc. Thể hiện: tập trung, dân chủ là 2 mặt có mối quan hệ biện chứng
không tách rời nhau. Hai mặt tập trung, dân chủ tuy mâu thuẩn nhưng lại bổ sung cho nhau, thống nhất nhau. Dân
chủ là điều kiện, là tiền đề cho tập trung, còn tập trung là cơ sở, là điều kiện bảo đảm cho dân chủ được thực hiện
1 cách triệt để. Giữa 2 mặt tập trung và dân chủ phải được coi trọng như nhau, không được xem nhẹ mặt nào,
không nên tuyệt đối hóa 1 mặt nào đều dẫn đến sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng, càng không
thể đối lập giữa tập trung và dân chủ vì trong tập trung chân chính nó đã chứa đựng yếu tố dân chủ và trong dân
chủ chân chính nó đã chứa đựng yếu tố tập trung.
6.Thực tế vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng qua các thời kỳ cách mạng
của Đảng ta, có lúc, có nơi có những biểu hiện thiên lệch về phía tập trung quan liêu, thống nhất cứng nhắc, dẫn
đến vi phạm dân chủ trong Đảng. Biểu hiện sai lầm: gia trưởng, độc đoán, sùng bái cá nhân, cá nhân trùm lên tập
thể. Trong kinh tế thì nhấn mạnh 1 chiều, tập trung thống nhất, coi nhẹ dân chủ, nhân mạnh tính kế hoạch, coi nhẹ
thị trường, nhân mạnh quan hệ dọc, coi nhẹ quan hệ ngang, do đó không phát huy được tính đa dạng, phong phú,
tính sáng tạo của các hành phần kinh tế, ở 1 số nước xã hội chủ nghĩa chú ý phê phán nhiều về tập trung quan
liêu, lại rơi vào 1 trạng thái phủ nhận hoặc hạ thấp tính tập trung thống nhất, đề cao 1 chiều tự do dân chủ, dẫn
đến sự hỗn loạn, vô chính phủ, không kiểm soát được. Đây là sai lầm hữu khuynh mà nhiều người cho đó là “đổi
mới”. Ta cần đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái nói trên.
7. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong giai đoạn hiện nay (từ 1986 đến nay).
Trong giai đoạn hiện nay, nguyên tắc tập trung dân chủ càng phải được thực hiện một cách nghiêm túc trong
các cơ quan Đảng và bộ máy Nhà nước. trong những năm qua, Đảng ta có nhiều chuyển biến tích cực trong việc
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng ta vẫn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách, có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy trí tuệ tập thể và sức mạnh tổng hợp của
khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng ở các cấp đã có không khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn

13
hơn…. Các cấp ủy Đảng thực hiện đúng chế độ hàng năm kiểm điểm công tác tự phê bình và phê bình. Đã kiểm
tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. bảo đảm sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng….
Song, bên cạnh đó vẫn bộc lộ những mặt tiêu cực: Trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ chưa tốt, có những chỗ sai phạm, 1 số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ (tách rời 2 mặt hoặc nhấn mạnh 1 mặt tập trung hoặc dân chủ…). Tình trạng phổ biến hiện nay là
dân chủ vẫn còn mang tính hình thức, không ít nới tập thể chỉ là “bình phong” hợp thức hóa ý kiến người đứng
đầu. Trong sinh hoạt của nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng chuẩn bị không chu đáo, thảo luận qua loa, Nghị quyết
không cụ thể, không tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Dân chủ không đi đôi với kỷ luật dẫn
đến tình trạng kỷ cương lỏng lẻo, nói và làm tùy tiện, chấp hành kỷ luật của Đảng, Nhà nước không nghiêm, có
tình trạng vi phạm dân chủ như tán phát tờ rơi, thư nặc danh, mạo danh, đưa tin đồn…để nói xấu, đả kích, làm
mất uy tín, gây nghi ngờ, chia rẽ nôi bộ…
Nguyên nhân của tình hình trên là :
Do chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về nguyên tắc tập trung dân chủ, không ít cán bộ hiểu tách
rời 2 mặt hoặc nhấn mạnh 1 chiếu tập trung hoặc dân chủ và trên thực tế thực hiện nguyên tắc này còn nhiều đơn
giản.
Do công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được đặt ra đúng
mức và thiếu những quyết định cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp, từng nơi.
Nguyên nhân sâu xa này 1 mặt là do ảnh hưởng từ nền sản xuất nhỏ phân tán, mặt khác trãi qua thời kỳ lâu
dài quen với tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho 1 số can bộ Đảng viên quen ỷ lại cấp trên, quen chấp hành
những hành động mang tính hình thức.
Do chủ nghĩa cá nhân thực dụng, ít kỷ, vụ lợi phát triển, trong khi đó công tác kiểm tra của chúng ta không
thường xuyên nên đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình trong Đảng….
8. Một số giải pháp nhằm thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Cần phải nâng cao nhận thức đúng đắn, thống nhất về yêu cầu và nội dung của nguyên tắc tập trung dân
chủ.
- Phải thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc thành những điều lệ, cơ chế, quy định để bảo đảm quyền làm chủ
của Đảng viên và trách nhiệm của cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

+ Trước hết phải bảo đảm thực hiện các quyền của Đảng viên, nhất là quyền được thảo luận 1 cách thẳng
thắn các vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng, quyền được phê bình chất vấn trong phạm vi tổ chức, về hoạt
động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp, Đảng viên có quyền được thông tin, được quyền bảo lưu ý kiến
của mình. Những quy định trên tạo điều kiện khắc phục tình trạng cấp ủy viên vi phạm quyền của Đảng viên, còn
Đảng viên thì thụ động tiêu cực.
+ Đối với cơ quan lãnh đạo của Đảng từ TW đến cơ sở phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, chế độ
tự phê bình và phê bình. Các cơ uan được bầu phải chịu sự giám sát của tổ chức và Đảng viên, phải báo cáo hoạt
động trước cơ quan đã bầu ra mình, thường xuyên thông báo tình hình và hoạt động của mình đến các tổ chức
Đảng cấp dưới và Đảng viên, quy định thời gian tiến hành tự phê bình và phê bình, tổ chức để quần chúng phê
bình và bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, Đảng viên từ cơ quan cao nhất đến tổ chức cơ sở, xử lý nghiêm khắc những
người có thái độ trấn áp, trù dập, phê bình hoặc lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo người khác, gây chia rẽ mất
đoàn kết.
- Để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng đối với hoạt động của cấp ủy, cần kịp thời bổ
sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách thay thế những cán bộ không đảm đương nhiệm vụ nhằm kiện toàn cấp
ủy không chờ hết nhiệm kỳ.
+ Nâng cao vai trò trách nhiệm và quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, ủy ban kiểm tra có chức năng
kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc của tổ
chức Đảng cấp dưới, kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của Đảng viên, xem xét và xử lý kỷ luật
các tổ chức Đảng và Đảng viên theo đúng Điều lệ Đảng. Phối hợp chặt chẽ với thanh tra Nhà nước và công tác
kiểm tra giám sát của các tổ chức quần chúng và toàn thể nhân dân.
+Trong công tác cán bộ, cần quy định cụ thể tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ. Việc giới thiệu người để
bầu vào cấp ủy phải được tiến hành từ cơ sở. Bổ nhiệm cán bộ phải hỏi ý kiến của cơ sở và lấy phiếu tín nhiệm từ
cơ sở. Việc đánh gia cán bộ nhất thiết phải hỏi ý kiến cấp quản lý cán bô, hỏi ý kiến quần chúng và cấp dưới, cùng
những người có quan hệ, có hiểu biết về cán bộ đó, trực tiếp với cán bộ đó.
14
+ Quy định thành chế độ cán bộ lãnh đạo các cấp đi làm việc trực tiếp ở cơ sở, tiếp xúc với dân, đối thoại với
quần chúng và cấp dưới, giải quyết kịp thời và dứt khoát những công việc cấp bách.
- Đương nhiên, cũng không phải cứ có quy chế quy định là mọi việc được thực hiện. Muôn thực hiện quy
chế, trước hết cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, các cơ quan kiểm tra giám sát phải tích cực hoạt
động. Nhưng vấn đề cực kỳ quan trọng là phải có sự giám sát thường xuyên của quần chúng, có sự đấu tranh của

công luận. Tùy vấn đề và ở từng mức độ, phạm vi thích hợp, phải thực hiện công khai các hoạt động của Đảng,
của những người lãnh đạo các cấp. Đặc biệt chú trọng công khai tài chính, công khai chế độ đãi ngộ, công khai
các ý kiến khác nhau, công khai xử lý kỷ luật, chấm dứt tình trạng giữ bí mật, “xử lý nôi bộ” những trường hợp đã
rõ là phạm pháp.
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Câu 3: đặc điểm của Đảng cộng sản cầm quyền.
Bài làm
Đảng cầm quyền có nghĩa là Đảng trong điều kiện mà gai cấp công nhân đã giành được chính quyền thiết
lập hệ thống chính trị mới và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ tình các nước XHCN ở đông âu và liên xô, hàng loạt vấn đề thực tiễn và lí luận về Đảng cộng sản cầm
quyền đang đặt ra, cần phải nghiên cứu để vận dụng sáng tạo đúng đắn học thuyết Mác-Lênin về Đảng cách
mạng của GC công nhân vào điều kiện cụ thể của nước ta, nhằm bảo đảm Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, người đại diện trung thành lợi ích của GC công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc Việt Nam.
Đảng cộng sản cầm quyền có 3 đặc điểm chính sau đây:
1. Nhiệm vụ chính trị của Đảng đã thay đổi căn bản:
Từ chưa có chính quyền đến có chính quyền là một bước ngoặc căn bản của cách mạng, là một bước phát
triển mới về chất đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Khi có chính quyền thì chủ nghĩa xã hội từ lĩnh
vực lí luận đã chyển sang lĩnh vực thực tiễn, nhiệm vụ quản lí đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm. Toàn
bộ đặc diểm của tình thế hiện thời, tất cả khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ những đặc điểm của bước chuyển từ
nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng vũ lực quân sự trấn áp, bóc lột sang nhiệm vụ chủ yếu là tổ
chức quản lí xã hội.
Trước đây khi chưa có chính quyền nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là thuyết phục, vận động nhân dân thấy
sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình để lãnh đạo nhân dân đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành
chính quyền về tay nhân dân, thì ngày nay nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là tổ chức xây dựng, quản lí, phát triển
đất nước trên mọi lĩnh vực.
Tổ chức quản lý kinh tế xã hội là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi tính khoa học và nghệ thuật cao. Hơn
nữa đây cũng là một công việc hết sức mới mẻ và phức tạp, không thể không trải qua một thời kì mò mẫm, thử
nghiệm và chông chênh vấp váp.
Lênin nói: “sự xuất hiện của một giai cấp mới trên vũ đài lịnh sử, với tư cách là người lãnh tụ và người lãnh

đạo xã hội không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kì ‘tròng trành’ hết sức dữ dội, một thời kì chấn động,
đấu tranh và bão táp, đó là một măt. Mặt khác không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kì mò mẫn thử
nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng tình hình thế giới khách quan
mới”. (Lênin toàn tập, NXB sự thật, Tập 36, Trang 259).
Do đó, đòi hỏi Đảng cầm quyền phải luôn tổng kết thực tiễn, đúc kết thành lí luận, ra sức học tập kinh nghiệm
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước XHCN đi trước để có đường lối, chính sách lãnh đạo công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội phù hợp, giảm đến mức thấp nhất những sai lầm, vấp váp.
2. Có nhà nước XHCN:
Giành được chính quyền là bước ngoặc căn bản, là điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thắng lợi. Nhà nước chính là tổ chức tập trung nhất để thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân. Sự thể hiện tập trung lãnh đạo của Đảng là thông qua nhà nước và các tổ chức chính
trị xã hội. Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách của Đảng phải được nhà nước cụ thể hoá bằng các văn bản
pháp luật.
Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội nhà
nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò cực kì quan trọng. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện sự tập trung ở nhà nước,
được thể hiện chủ yếu thông qua nhà nước. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng gắn liền với việc phát huy vai trò,
15
hiệu lực của nhà nước. Cần đề phòng và chống lại khuynh hướng sai lầm nguy hại đến vận mệnh của chủ nghĩa
xã hội. Như xem nhẹ, hạ tháp vai trò lãnh đạo của Đảng.
Có chính quyền là thuận lợi cơ bản nhưng mặt khác, khi có chính quyền thì bộ máy của Đảng và nhà nước
cũng dễ nảy sinh những tiêu cực mới. Có chính quyền thì cán bộ Đảng viên được bố trí vào những cương vị chức
vụ trong bộ máy nhà nước. Đó là việc làm cần thiết để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Nhưng khi có chức, có
quền thì một bộ phận cán bộ Đảng viên dễ lợi dụng chức quyền để làm việc sai trái như quan liêu, cửa quyền,
hách dịch… Làm cho nhân dân oán ghét, uy tín của Đảng giảm sút. Hiện tượng này không gắn với bản chất của
Đảng, của nhà nước, nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn, nếu kỷ luật của Đảng, pháp luật của nhà nước
không nghiêm, không kịp thời khắc phục thì sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Xuất pháp từ đặc điểm trên, mà Đảng ta đã chỉ rõ một trong 4 thử thách, nguy cơ mà Đảng ta cần khắc phục
trong quá trình đổi mới là bệnh tham nhũng.
3. Phương pháp lãnh đạo của Đảng thay đổi.
Khi chưa có chính quyền, Đảng trực tiếp giải quyết mọi việc. Có chính quyền, có hệ thống chính trị, Đảng

phải sử dụng rộng rãi cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của Đảng là lãnh đạo công cuộc xây
dựng, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, có chính quyền rồi, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng bằng những
hình thức, phương pháp và biện pháp khác. Lênin chỉ ra rằng: “khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết
những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm
qua” (VI Lênin toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1978, Tập 44, Trang 398)
Có chính quyền, giai cấ công nhân phải biết loại trừ khỏi “cẩm nang” của mình những phương pháp, hình
thức không còn phù hợp có những hình thức, phương pháp trước đây là phù hợp nhưng nay phải loại bỏ. Có
những pphương pháp, hình thức trước đây có tính chất phổ biến đến nay không còn phổ biến nữa như phương
pháp tuyên truyền vận động cá biệt đến từng nhà, từng người nay vẫn còn, nhưng phải sử dụng rộng rãi bằng
phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng cả hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội để tuyên truyền giáo dục, vận
động quần chúng hành động cách mạng có hiệu quả trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội-trước hết là lĩnh vực
kinh tế. lênin đã cảnh báo những người cộng sản rằng: Ai muốn dùng phương pháp cũ trong cuộc đấu tranh giành
chính quyền để giải quyết những nhiệm vụ tổ chức thì người đó sẽ phá sản hoàn toàn với tính cánh là nhà chính
trị, là người XHCN. Vì vậy cần phải sáng tạo những phương pháp, hình thức mới ngày càng phong phú. Đó là
những phương pháp, hình thức kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng với kích thích lợi ích kinh tế, kết hợp hài hoà
lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, kết hợp giáo dục với hành chính và cưỡng bức, kết hợp chặt chẽ
công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác kinh tế.
Đảng cầm quyền đặc biệt chú trọng đến phương pháp lãnh đạo thông qua nhà nước, phát huy vai trò, hiệu
lực của nhà nước trong lĩnh vực thể chế hoá đướng lối chính sách của Đảng bằng các hình thức, biện pháp quản
lí của nhà nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam từ trước đền nay và từ nay về sau là một tất yếu lịch
sử. Đảng ta là kết quả của sự kết hợp CHỦ NGHĨA Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
đã thể hiện tính tất yếu về kinh tế và tính tất yếu về chính trị ngay từ khi ra đời.
Nhìn chung, trong hơn 70 năm qua, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng về cơ bản phản ánh được ý
chí, nguyện vọng và những lợi ích của GC công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đả không ngừng
đưa cách mạng Việt Nam đi theo những phương hướng gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đó
của cách mạng Việt Nam đã gắn bó Đảng ta với nhân dân bằng cả chiều dài và cả chiều sâu lịch sử, không có lực
lượng chính trị nào thay thế được. Nhân dân ta tự giác thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng rõ ràng không phải là do
sự áp đặt, mà xét đến cùng là do tính tất yếu khách quan của cách mạng nước ta.
Đảng cộng sản cầm quyền ở nước ta ngoài những đặc điểm của một Đảng cộng sản cầm quyền, còn có

những đặc điểm sau:
- Là Đảng duy nhất cầm quyền. Đảng có hệ thống chính trị-xã hội, đặc biệt là nhà nước được xây dựng từ
trung ương đến cơ sở, giúp Đảng thực hịên vai trò lãnh đạo của mình. Có đội ngũ cán bộ Đảng viên đông đảo,
nắm chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Các tổ chức chính trị-xã hội và lực lượng nòng cốt giúp Đảng giữ
lấy chính quyền, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân. Đảng là người chịu trách nhiệm về các mặt đời sống
chính trị xã hội của quần chúng nhân dân, sự phát triển của đất nước.
- Đảng có bề dày tri thức và kinh nghiệm trong lãnh đạo kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song do
trong lãnh đạo xây dựng và quản lí đất nước còn nhiều mới mẻ. Lực lượng của Đảng có bản lĩnh chính trị vững
vàng (qua đấu tranh) nhưng có nhiều người không được đào tạo căn bản, do đào tạo nhiều nguồn khác nhau nên
có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất cao dẫn đến nảy sinh bệnh bảo thủ giáo điều…
- Đảng lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều khó khăn phức tạp.
16
- Đảng lãnh đạo nhà nước pháp quyền đang xây dựng và hoàn thiện, hệ thống pháp luật còn chồng chéo,
lỏng lẻo, biện pháp giáo dục, thực hiện pháp luật chưa đến nơi đến chốn.
So với các Đảng cộng sản khác như Đảng cộng sản LX và đông âu thì Đảng ta có những đặc điểm riêng
như: ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã là một tổ chức cộng sản đoàn kết thống nhất, Đảng có mối quan hệ máu thịt
với GC công nhân và nhân dân lao động (xuất thân của Đảng). Nhân dân bao bọc, bảo vệ Đảng, tin Đảng, theo
Đảng; cuộc cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là tự mình vì mình. Thể hiện tính độc lập, tự chủ cao
về đường lối . mặc dù có lúc phải chịu sự chi phối của các Đảng cộng sản nước lớn khác; lãnh tụ của Đảng là lãnh
tụ của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới-Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đặc điểm của Đảng cộng sản cầm quyền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và củng
cố Đảng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó ta thấy sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong điều kiện có chính quyền
là một tất yếu khách quan xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng với việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng
với nhiệm vụ tổ chức quản lí của nhà nước, thường xuyên củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần
chúng nhân dân, bảo đam quyền làm chủ thật sự của nhân dân, đấu tranh loại trừ 4 nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra,
“tăng cường công tác giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng và đổi
mới công tác cán bộ, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng”, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần
chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân của từng thành viên. Từng Đảng bộ giữ vững sự đoàn kết thống nhất

trong tập thể lãnh đạo. Tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
nhà nước. Kiện toà hệ thống tổ chức của Đảng gắn liền với kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan nhà nước
và các đoàn thể chính trị xã hội. Phát huy vai trò trách nhiệm và khả năng của các tổ chức Đảng, Đảng viên, cấp
uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách của
Đảng. Các cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt của cấp ủy, phải có chương trình công tác ở cơ sở, tiếp xúc, lắng
nghe ý kiến và trả lời chất vấn của Đảng viên và nhân dân. Chăm lo xây dựng đoàn TNCSHCM. Tăng cường công
tác giáo dục, kiểm tra của Đảng, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố và đoàn kết nội bộ,
giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ Đảng viên (Văn Kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX,
NXB CTQG, HN 2001, Trang 55,56)
Câu 4: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 11, NXB CTQG
1996, trang 154)
Bài làm
ĐCS Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh anh
dũng, tiến hành cuộc cách mạng tháng 8 1945 thành công và các cuộc kháng chiến chống xâm lược của chế độ
thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đưa cả nước chuyển sang
giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng từng bước được tôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên những
truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng, đó là:
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.
- Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
- Gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Giử gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế.
Hiện nay vấn đề đoàn kết là một vấn đề nổi bật “đoàn kết là truyền thống quý báu tạo nên sức mạnh to lớn để
dân tộc vượt qua mọi khó khăn thử thách chiến thắng kẻ thù.
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng ta đã từng khẳng định “đoàn kết là sức mạnh là then chốt của
thành công” để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cần đi sâu phân tích và chúng ta cần phải làm gì để giữ đoàn kết
thống nhất của Đảng trong điều kiện mới.
Trước hệt đoàn kết thống nhất là một quy luật trưởng thành của Đảng. Tại sao đoàn kết là quy luật? Theo quan

điểm của một số nhà kih điển đã cho rằng:
Thứ nhất, tư tưởng của M – Angghen: các ông là nhà sáng lập CNXHKH, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, các ông chỉ ra con đường để giai cấp công nhân giành thắng lợi là phải tổ chức ra chính Đảng của
mình, tập hợp đông đảo quần chúng:
17
Một, Đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc chặt chẽ thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Hai, đoàn kết thống nhất trong Đảng phải đi đôi với đấu tranh thanh trừng những phần tử cơ hội cải lương và
chủ nghĩa bè phái.
Thứ hai, tư tưởng của lênin: đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắt trong
Đảng, Người đấu tranh không mệt mõi mệt mõi vì sự thống nhất đội ngũ Đảng, tự mình khởi thảo nhiều nghị quyết
và những lời kêu gọi vấn đề này. Lênin cho rằng đoàn kết thống nhất là truyền thống của Đảng được bắt nguồn từ
bản chất giai cấp công nhân và à nguồn sức mạnh vô dịch và vô tận của Đảng, người co việc xây dựng và củng cố
Đảng là nhằm xây dựng và củng cố sự thống nhất đội ngũ Đảng. Lênin cho rằng nội bộ Đảng càng đoàn kết,
không bị giao động bao nhiêu thì ảnh hưởng của Đảng đối với quần chúng càng lớm bấy nhiêu.
Trong đoàn kết Đảng cầm quyền, lênin đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò đoàn kết, Người cho rằng chia sẽ trog
Đảng à cực kỳ nguy hiểm, nhất là những nước mà giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư.
Còn quan điểm của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết thống nhất như thế nào?
Trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng và củng cố sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Đảng ta cho rằng đoàn kết trong Đảng là nguồn sức mạnh, là sinh mệnh sống còn của Đảng.
đoàn kết thống nhất trong Đảnglà cơ sở để thống nhất giai cấp để đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế là điều kiện
để chuyên chính vô sản có thể giành được thắng lợi. Đảng phải coi việc đoàn kết thống nhất như giữ gìn con
ngươi của mắt mình, bè phái là một tôi ác lớn đối với Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết đã khái quát “đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết”, người cho rằng đoàn kết bắt nguồn từ nhiệm vụ chính trị , đoàn kết chính là then chốt của
thành công, người rất quan tâm chăm lo, bảo vệ sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên
nền tảng CN Mác-lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Vì vậy đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của
Đảng, Đảng không thể phát triển vững vàng được nếu trong Đảng xảy ra tình trạng chia sẽ, bè phái.
Để làm tốt đoàn kết thống nhất trong Đảng là cần hiểu: đoàn kết có nghĩa là cùng bàn bạc thảo luận một cách
dân chủ các vấn đề lãnh đạo, sinh hoạt của Đảng. Nghị quyết đúng đắn phải được đa số thông qua và chấp hành
một cách triệt để. Đoàn kết là trong Đảng không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” và trong Đảng

không phân chia thành những bộ phận không muốn cùng nhau hợp tác, trong Đảng không có mần móng để nảy
sinh một tổ chức mới. Đoàn kết là trong Đảng không có những tập đoàn, không có những cương lĩnh, những kế
hoạch hành động riêng. Để làm tốt đoàn kết là phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đảng viên với đảng viên,
đảng viên với tổ chức Đảng, tổ chức Đảng cấp dưới với tổ chức Đảng cấp trên, các tổ chức Đảng với toàn Đảng,
các tổ chức Đảng với các tổ chức Đảng, tổ chức Đảng với hệ thống chính trị, Đảng với nhân dân, Đảng với vấn đề
quan hệ quốc tế. Phải xác định mối quan hệ cụ thể và quy chế làm việc.
Trong điều kiện mới phải làm gì để giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng? Trước hết chúng ta phải nắm được
tình hình và thực trạng đoàn kết thống nhất trong Đảng hiện nay:
Về ưu điểm: trong văn kiện đại hội IV Đảng ta có tổng kết chỉ ra đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng
ta, sự đoàn kết ấy được thủ thách và tôi luyện trong quá trình chiến đấu lâu dài, lúc thuận lợi cũng như lúc khó
khăn, lúc cách mạng phát triển bình thường cũng như trong bước ngoặc lịch sử. Trong báo cáo đại hội V Đảng ta
vạch rõ quan điểm là Đảng ta cũng có truyền thống đoàn kết nhất trí về dường lối, sự đoàn kết thống nhất của
Đảng được thể hiện rõ trong BCH Trung ương, báo cáo Trung ương VI lần 2, Đảng ta tiếp tục khẳng định: trước
tình hình biến động chính trị trên toàn thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phước tạp nhưng Đảng ta vẫn tiếp
tục phát huy được truyền thống cách mạng, có bản lĩnh chính trị và kiên định với mục tiêu lý tưởng, nguyên tắc tổ
chức và nêu cao được tinh thần dộc lập tự chủ.
Về biểu hiện mất đoàn kết trong Đảng thời gian qua như sau:
Chưa nhất trí cao một số vấn đề cơ bản cũng như một số vấn đề liên quan đến quan điểm qường lối, chủ
trương, chính sách ớn của Đảng. Một số nơi, nội bộ trong Đảng mất đoàn kết khá nghiêm trọng, chủ yếu do kèn
cựa địa vị, tranh giành chức quyền, lơi lọc, nhất à ở cán bộ chủ chốt. Có nơi vì mâu thuẫn cá nhân mà tập hơp lực
lương hình tành bè cánh trong Đảng và trong nhân dân để chống đối nhau, gây mất đoàn kết và mất ổn định xã
hội, giãm uy tín lãnh đạo. Có tình rạng khá phổ biến là trong hội nghị thì nhất trí nhưng ra ngoài thì nói khác hoặc
không chấp hành.
Mất đoàn kết trong thường vụ cấp ủy, bí thư với chủ tịch, phó bí thư, giữa bí thư với thủ trưởng, giám đốc ở các
đơn vị. Mất đoàn kết giữa già với trẻ, cũ với mới, giữa cán bộ nghĩ hưu và cán bộ đương chức. Nguyên nhân mất
đoàn kết là do ba nguyên nhân chủ yếu:
- Do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa cục bộ địa phương, phe cánh, tranh giành chức vụ, chay chức quyền.
18
- Không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình mang tính hình thức dẫn đến đoàn kết
kém.

- Do gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền chạy công đỗ lỗi.
Từ đó có thể kết luận rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân bao trùm xuyên suốt mà trung tâm là vì lợi ích cá
nhân. Nếu ở đâu, nơi nào mất đoàn kết kéo dài và nghiêm trọng điều đó chỉ xãy ra ở đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Những vụ mất đoàn kết xãy ra trước bước ngoặc của lịch sử, đó là khi Đảng mới ra đời hay khi cách mạng chuyễn
giai đoạn từ thời kỳ này đến thời kỳ khác.
Vận dụng sáng tạo những tư tưởng của M-A và L, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV và các nghị quyết hội
nghị tiếp theo của Đảng ta đã tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn về vấn đề này.
Bài học thứ nhất là sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên cơ sở của CN Mác-lênin tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối chính sách đúng đắng của Đảng. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, yêu cầu chúng ta phải
nắm vững về vai trò của đoàn kết, những tư tưởng cơ bản của CN Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
để làm nội dung và phương pháp trong xây dựng đoàn kết thống nhất phải quán triệt đường lối, quan điểm, chủ
trương của Đảng để chúng ta làm cơ sở xây dựng sự đoàn kết của Đảng các cấp ủy phải đặc biệt coi trọng việc
xây dựng chủ trương, nhiệm vụ chính trị và biện pháp lãnh đạo đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương và đơn vị.
Bài học thứ hai là: sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc
tập trung dân chủ. Tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Đảng nhằm bảo đảm cho
Đảng ta thống nhất một khốivề ý chí và hành động, yêu cầu trong sinh hoạt Đảng phải phát huy được dân chủ, mọi
người được trình bày hết ý kiến của mình, khi đã biểu quyết thì phải làm theo nghị quyết, phải chấp hành theo đa
số, ý kiến trái ngược thì được bảo lưu và báo cáo lên cấp trên, mọi đảng viên phải nêu cao ý thức t/chức kỹ luật.
Bài học thứ ba là: phải thường xuyên bồi dưỡng tình thân ái, tình đồng chí cho cán bộ đảng viên là biện pháp
cần thiết để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Yêu cầu các cấp ùy Đảng cần phải quan tâm giáo dục tự
tưởng cách mạng và xây dựng tình đồng chí trong sáng, mỗi đảng viên phải có thái độ chân thành cởi mởtương
trợ, khiêm tốn. Biết thông cảm và hết lòng gíp đỡ nhau vì nhiệm vụ chung.
Bài học thứ tư là: phải thương xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình, đây là phương pháp cơ bản để
tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Bài học thứ năm là: xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạo thực sự là trung tâm cho khối đại đoàn kết thống
nhất trong Đảng.
Qua những bài học kinh nghiêm về vấn đề đoàn kết có một số vấn đề cần chú ý để xây dựng củng cố khối đoàn
kết thống nhất trong Đảng hiện nay là:
- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhấn và chủ nghĩa cơ hội.

- Phải thấy rằng trong Đảng có sự khác nhau ý kiến về chủ trương, về biện pháp là điều bình thường, nhất là
trong bước ngoặc lịch sử.
- Đảng phải xóa bỏ tình trạng đặc quyền đặc lợi về đoàn kết sinh hoạt và các chế độ đãi ngộ.
- Đảng phải quan tâm xây dựng dường lối, chính sách dúng, có cơ chế tổ chức hợp lý, quy chế làm việc rõ
ràng, phong cách dân chủ, kiên quyết chống bện quan liêu gia trưởng.
- Đảng phải có biện pháp đặc biệt kiên quyết để xử lý những vụ mất đoàn kết.
Nghị quyết đại hội VIII có đề ra sáu điểm xử lý mất đoàn kết:
- Phải bố trí dúng người đứng đầu tổ chức Đảng và cơ quan chíh quyền cùng cấp.
- Phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Phải có quy chế công tác rõ ràng chặt chẽ, nhất là về công tác cán bộ.
- Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống kèn cưa, địa vị, cơ hội, cục bộ, bản vị, bè phái.
- Bồi dưỡng tình thương yêu đồng chí, tôn trọng lẫn nhau.
- Phát hiện sớm những hiện tượng mất đoàn kết, tạp trung giải quyết xử lý dứt điểm.
Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu: xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn liền với việc phát huy dân chủ trong đời
sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội ở
19
tất cả các cấp các ngành, chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện
đại đoàn kết toàn dân và sinh hoạt dân chủ trong xã hội.
Tóm lại, “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” đó là một quy luẫt sống còn của cách mạng, của
Đảng ta. Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và nhân dân ta, là di sản vô giá mà chủ tịch Hồ Chí Minh để
lại, là nguồn góc sức mạnh tất thằng của cách mạng Việt Nam. Để giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng cần
thực hiện đầy đủ dân chủ trong sinh hoạt Đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình một cách trung thực thẳng
thắng với tinh thần đồng chí, tôn trọng thương yêu nhau. Cần đấu tranh không khong nhượng chống chủ nghĩa cá
nhân, tư tưởng cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa, chống chủ nghĩa cơ hội và mọi biểu hiện bè phái trong Đảng.
Giữ gìn và phát huy truyền thống đó là trách nhiệm của toàn Đảng. Toàn Đảng phải thực hiện nghiêm túc lời dặn
của chủ tịch Hồ Chí Minh, ra sức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình.
Thực tiễn của Đảng ta trong những năm gần đây và nguyên nhân đổ vỡ của các ĐCS ở Đông âu và Liên Xô
cho thấy ý nghĩa cực kỳ to lớn của việc giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chúng ta cần ý thức sâu sắc

lời dặn của Bác Hồ rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ là tử
Câu 4: Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Bài làm
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là quy luật trưởng thành của Đảng. Vì vậy khi đề cập đến vấn đề này, Mác-
Aêngghen đã giành phần lớn trí tuệ trí tuệ và sức lực của mình để xây dựng chính Đảng độc lập, cách mạng của
GC công nhân. Hai ông khẳng định: “sự thành công của phong trào công nhân ở mỗi nước chỉ có thể đảm bảo
bằng sức mạnh của sự thống nất và sự có tổ chức” (Mác-Aêngghen tuyển tập, Tập 3, NXB ST, Hà Nội 1984,
Trang 26).
Kế thừa tư tưởng của Mác-ăngghen và qua quá trình hoạt động xây dựng Đảng Lênin cho rằng: “sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân và đó là nguồn gốc sức mạnh vô địch và
vô tận của Đảng” (Lênin Toàn Tập, Tập 2, NXB Tiến Bộ, Trang 107-108).Và để phát huy sức mạnh vô địch và vô
tận đó, cần phải đấu tranh, thanh trừ chủ nghĩa cơ hội, cải lương và chủ nghĩa bè phái. Ngương chỉ rõ “trong một
nước đang thực hiện chuyên chính vô sả thì một sự chia rẽ trong nội bộ GC vô sản hoặc giữa Đảng của GC vô
sản với quần chúng vô sản không phải chỉ là nguy hiểm mà còn là cực kì nguy hiểm…” (Lênin Tøoàn Tập, Tập 42,
Trang 336).
Đảng ta coi đoàn kết trong Đảng là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để
thống nhất GC là điều kiện để đoàn kết toàn dân đưa cách mạng đến thắng lợi. Do đó, Đảng ta luôn quan tâm xây
dựng và củng có sự đoàn kết thống nhất trong Đảng qua các thời kì khác nhau trên con đường cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”, điều lệ đầu tiên của Đảng thông
qua tại đại hội I (3/1935) ghi rõ: Đảng là một khối thống nhất về tổ chức, hướng hành động. Đảng tuyệt đối không
thoả hiệp với những xu hướng bè phái. Mọi sự chia rẽ là tội ác lớn nhất đối với Đảng. Đảng luôn nhắc nhở các cấp
bộ Đảng, toàn thể Đảng viên phải hết sức quan tâm xây dựng và giữ gìn sự thống nhất như giữ gìn con ngương
của mất mình.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên những cơ sở sau đây:
1.Đoàn kết thống nhất dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách
đúng của Đảng. Đây là một bài học kinh nghiệm then chốt trong việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Bởi vì chỉ có trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng mới cung
cấp cho chúang ta một thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn trong đánh giá, giải quyết các vấn đề. Xa rời
nó thì sẽ mất phương hướng và xa rời mục tiêu đoàn kết của Đảng, dẽ rơi vào đoàn kết theo kiểu phường hội, cục
bộ địa phương chủ nghĩa.

Quán triệt bài học này đòi hỏi chúng ta cần phải nắm vững được vị trí, vai trò của đoàn kết thống nhất và tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về đoàn kết; mỗi cán bộ Đảng viên phải
quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng để làm cơ sở cho đoàn kết thống nhất
trong tư tưởng và tổ chức; các cấp ủy phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp
lãnh đạo đúng đắn phù hợp với tình hình đơn vị.
2.Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phải dựa trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc chỉ đạo và tổ chức hoạt động của Đảng để đem đến sự thống
nhất trong ý chí và hành động, do đó chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc vừa là biện pháp
xây dựng đoàn kết thống nhất.
Chấp hành nguyên tắc này cần thực hiện những yêu cầu sau:
20
-Trong sinh hoạt Đảng phải phát huy dân chủ, tự do tư tưởng, mọi người được trình bày hết ý kiến của mình
không bị một áp lực nào chi phối.
-Muốn có đoàn kết thì khi đã nhất trí thì phải nói và làm theo đa số “khi đã có kết luận của tập thể, đã hoàn
thành nghị quyết tất cả mọi cán bộ, Đảng viên, không trừ một ai đều phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng”
(NQ Hội Nghị lần thứ V của BCH TW khoá VI). Yù kiến trai ngược thì được bảo lưu, báo cáo cấp trên.
-Mọi Đảng viên phải nêu cao ý thức tổ chức kỉ luật và việc tăng cường kỉ luật goáp phần tăng cường đoàn
kết thống nhất.
3.Sự đoàn kết thống nhất phải dựa trên tình thân ái, tình đồng chí của cán bộ Đảng viên.
Kin nghiệm cho thấy với thái độ chân thành cởi mở, tôn trọng nhau, biết thông cảm, khiêm tốn lắng nghe ý
kiến của nhau, thường giúp đỡ nhau… sẽ tao nên bầu không khí đoàn kết thỏi mái trong tậ[ thể, từ đó tạo điều
kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
4.Thường xuyên và nghiêm túc tự phê bình và phê bình là một phương pháp căn bản để tăng cường đoàn
kết thống nhất trong Đảng.
Tự phê bình và phê bình vừa là quy luật phát triển, xây dựng củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng,
vừa là phương pháp có hiệu quả để giáo dục, rèn luyện cán bộ Đảng viên. Do đó, cần phải có phương pháp, thái
độ đúng đắn khi thực hiện tự phê bình và phê bình.
5.Xây dựng và bảo vệ hạt nhân lãnh đạo thực sự là trung tâm cho khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Chính vì vậy, Lênin đã khẳng định: “không có một trung tâm lãnh đạo thống nhất, không có một cơ quan TW thống
nhất thì không có thống nhất thật sự trong Đảng” (Lênin Toàn Tập, Tập 11, NXB Tiến Bộ, 1979, Tr 210)

trên đây là những cơ sở cơ bản trong xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng. Qua các giai đoạn
cách mạng Đảng ta luôn xem trọng, đề cao việc xâ dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chính vì thế mà mặc dù
đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng Đảng vẫn lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
từng bước đưa nước ta tiến vững chắc trên con đường xây dựng thành công chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Công cuộc xây dựng khốo đoàn kết thống nhất trong Đảng của Đảng ta đã thu được những kết quả hết sức to lớn,
thể hiện ở những mặt sau:
-Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng đã được thử thách và tôi
luyệnn trong quá trình đấu tranh lâu dài lúc thuận lợi và khó khăm, lúc cách mạng phát triển bình thường cũng như
là bước ngoặc.
-Đảng ta luôn đoàn kết thống nhất về mặt đường lối, thể hiện rõ trong BCH TW. Hiện nay trước tình hình trên
thế giới và trong nước co nhiều diễn biến phức tạp nhưng Đảng vẫn phát huy truyền thống, kiên định mục tiêu lí
tưởng, giữ vững nguyên tắc tổ chức và nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, đưa đất nước vượt qua khó khăn, thủ
thách.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả to lớn trên. Việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng vẫn còn
một số tồn tại, khuyết điểm như:
-Chua7 nhất trí cao với một số vấn đề cơ bản cũng như một số vấn đề liên quan đến quan điển đường lối
chủ trương chính sách lớn của Đảng.
-Có một số nơi nội bộ Đảng mất đoàn kết khá ngiêm trọng, chủ yếu là tranh giành địa vị chức vụ, lợi lộc nhất
là cán bộ chủ chốt.
-Có nới còn vì mâu thuẫn cá nhân mà tập hợp lực lượng thành bè cánh ở trong Đảng và trong nhân dân để
chống đối nhau, gây mất đoàn kết và mất ổn định xã hội.
-Còn có tình trạng khá phổ biến: trong hội nghị thì nhấttrí nhưng ra ngoài thì nói khác hoặc không thực hiện,
nói một đằng làm một nẻo. Đương chức thì nói kiểu này nhưng khi chuyển công tác hoặc ngỉ hưu thì moi móc.
Trong đây là những tồn tại mà công tác xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng của Đảng ta chưa khắc
phục được. Sở dĩ có tình trạng đó là do những nguên nhân sau đây:
-Do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, phe cánh, tranh giành chức vụ.
-Do không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, không thực hiện tốt tự phê bình.
-Do tư tưởng độc đoán chuyên quyền, tranh công đổ tội
nguyên nhân sân xa của tình trạnh trên là xuất phát từ lợi ích, nổi bật là lợi ích kinh tế. chính vì vậy để giải
quyết vấn đề trên cần phải giải quyết tốt vấn đề lợi ích.

21
Trước thực trang đoàn kết thống nhất trong Đảng như trên, Đảng ta đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao
củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, nổi bật là những giải pháp cơ bản sau:
-Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội.
Khi một Đảng đã có chính quyền thì thường mất đi sự sàng lọc tự nhiên; mặt khác sự hấp dẫn của Đảng cầm
quyền lại lớn, nên bọn cơ hội thường tìm mọi cách chui vào Đảng. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa
cơ hội. Sự rạn nứt đi đến tan rã là xu hướng vận động của một tổ chức trong đó có sự hoạt động của chủ nghĩa vo
chính phủ. Giữa chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa cơ hội có quan hệ biện chứng với nhau. Chủ nghĩa vô chính
phủ là một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội về mặt hình thức. Bè phái, phe nhóm là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa cơ
hội trong Đảng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ
chức kỉ luật, kém tinh thần trách nhiệm…” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, NXB CTQG, Hà Nội 1996, Tập 8, Trang 484).
-Trong dgcó sự khác nhau về ý kiến, chủ trương, biện pháp… là điều bình thường, nhất là trướng những
bước ngoặc của lịch sử. Đảng phải biết chờ đợi, bình tĩnh, dân chủ để giải quyết những ý kiên khác nhau trong đó,
không được để phát triển thành những bất đồng, xung đột cá nhân.
-Đảng phải xoá bỏ tình trạng đặc quyền, đặc lợi về điều kiện sinh hoạt và các chế độ đãi ngộ khác nhau trong
Đảng. Bất bình đẳng về lợi ích kinh tế không thể tạo nên sự thống nhất về tư tưởng cũng như hành động.
-Đảng quan tâm xây dựng một đường lối, chính sách đúng, cơ chế tổ chú7c hợp lí, quy chế làm việc rõ ràng,
phong cách dân chủ, kiên quyết chống bệnh quan liêu, gia trưởng. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu thiếu những điều
kiện đó thì ở đó thiếu sự thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Đường lối đúng là cơ sở cho sự đoàn kết. Ngược lại,
đường lối sai là nguồn gốc của sự phân tán, chia rẽ. Cơ chế đ1ng đảm bảo cho bộ máy vận động thống nhất,
ngược lại lại cơ chế sai tạo ra sự bao biện và cả kẽ hở làm cho hành động không thống nhất.
Chủ nghĩa quan liêu, gia trưởng, mất dân chủ không thể tạo được bầu không khí cởi mở, thân ái trong tấp
thể.
-Đảng cần có những biện pháp đặc biệt kiên quyết để xử lí những vụ mất đoàn kết như: Bố trí người đứng
đầu phù hợp; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; có quy chế công tác rõ ràng chặt chẽ, nhấât là công tác
cán bộ; thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống kèn cựa địa vị, cơ hội, cục bộ, bè phái… bồi
dưỡng tình thương yêu tôn trọng đồng chí, giúp đỡ lẫn nhau; phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, giải quyết
và xử lí dứt điểm.
Tóm lại: Xây dựng khối đoàn kết thống nhất vững chắc là quy luật trưởng thành của một Đảng cộng sản
chân chính. ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX cho rằng: Thực hiện đại đoàn kết là kế thừa truỳ6n thống quý báu của dân

tộc, là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đai hội chỉ rõ
“thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng
của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên
trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng
đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập
dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng; tôn trọng
những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về
quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng đến tương lai… xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân gắn với hiệu qủa phát huy dân chủ trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân
chủ trên các lĩnh vực chíng trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành”. (VKĐH IX, NXB CTQG, HN
2001, Trang 45).
Câu 5: tổ chức cơ sở Đảng.
- Nêu phân tích nội dung vị trí quan trọng tổ chức cơ sở Đảng
- Tại sao phải nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng
- Biên pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng
- Rút ra ý nghĩa
Bài làm
Đảng CSVN-đội tiên phong của GC công nhân Việt Nam-là một đội ngũ thống nhất về chính trị, tư tưởng trên
cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, một đội ngũ có tổ chức chặt chẽ, khoa học. Tình tổ chức
của Đảng thể hiện trước tiên ở chỗ Đảng là một hệ thống các cấp tổ chức từ TW đến cơ sở, được xây dựng teho
nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong hệ thống đó. Các tổ chức cơ sở-chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở-lập thành
nền tảng của Đảng.
22
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, mỗi cấp có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cấp cơ sở là nền tảng
của Đảng, của cả hệ thống chính trị; nơi trực tiếp triển khai và tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng
cấp trên, biến các đường lối và nghị quyết đó thành hiện thực.
Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng được Đảng ta ghi rõ ở điểu 21 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam:
Tổ chức cơ sở Đảng là đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị cơ sở trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác) có từ 3 đảng viên chính thức trở lên. Tổ
chức cơ sở Đảng dước 30 đảng viên lập chi bộ cơ sở có các tổ chức Đảng trực thuộc. Tổ chức cơ sở Đảng có từ

30 đảng viên trở lên, lập Đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.
Những trường hợp: Lập Đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên, lập chi bộ trực thuộc Đảng
ủy, cơ sở có hơn 30 đảng viên lập Đảng ủy bộ phận trực thuộc Đảng ủy cơ sở, cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và
được cấp ủy cấp trên đồng ý mới thực hiện.
Theo quy định trên, khái niệm tổ chức cơ sở Đảng được gọi chung cho cả Đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở tuỳ
thuộc vào số lượng đảng viên và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể từng đơn vị cơ sở.
Đảng CSVN và chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Dù ở bất kì giai đoạn
cách mạng nào, Đảng ta luôn khẳng địng tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở đơn vị
cơ sở “mỗi chi bộ của Đảng, phải là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liuên hệ mật thiết
với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” (Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 11, NXB
CTQG, HN 2000, Trang 23).
Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng được khái quát và khẳng định ở những nội dung sau:
+ Tổ chức cơ sở Đảng là nơi nối liền các cơ quan lãnh đạo cấp trên của quần chúng, là chiếc cầu, là bản lề
gắn bó Đảng với dân. Mọi tậm tư, nguyện vọng chính đáng cùa dân vì thế được phản ánh kịp thời lên tổ chức
Đảng cấp trên thông qua chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở.
+ Tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếpđưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúng và tổ
chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đó.
+ Tổ chức cơ sở Đảng còn là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo
cán bộ cho Đảng; nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo cấp trên của Đảng; là cửa ngõ quan trọng bảo đảm tính
tiên phong, tính trong sạch của Đảng ta.
Trong điều kiện dất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước,
vai trò của tổ chức cơ sở Đảng càng trở nên quan trọng. Nghị Quyết đại hội lần thứ 5 BCH TW khoá VI đã nêu:
“trong điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lí mới, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các đơn vị kinh
tế cơ sở, mở rộng dân chủ XHCN, các tổ chức cơ sở Đảng phải thực sự làm hạt nhân lãnh đạo chính trị trong các
tập thể lao động”…Với vai trò đó, các Đảng bộ cơ sở phải nâng cao chất lượng trong hoạt động thực tiễn của
mình, bảo đảm cho công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở, đồng thời, từ thực tiễn cuộc
sông đóng góp ý kiến với Đảng, nhà nước hoà chỉnh đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật.
Từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay, Đảng ta đã ra sức xây dựng và kiện toàn các tổ chức cơ
sở Đảng trong giai đoạn cách mạng mới và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như gắn liền với những thành
tựu bước đầu trobng sự nghiệp đổi mới, cá tổ chức cơ sở Đảng vẫn kiên định đường lối và quan điểm cách mạng

đúng đắn của Đảng, lãnh đạo nhân dân thực hiện có hiệu quả chính sách và cơ chế quản lí mới. Có tiến bộ trong
việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong nhân dân. Nâng cao một bước chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, nhiều
Đảng bộ địa phương tiến hành tổ chức lại các chi bộ, kiện toàn bộ máy, tinh giảm biêbn chế theo yêu cầu thực
hiện cơ chế mới. Qua đai hội Đảng bộ cơ sở có một bước kiện toàn cấp ủy và đội ngũ cốt cán ở nhiều Đảng bộ.
Tuy nhiên, trong nhiều địa phương, nhiều ngành, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng còn
yếu, lúng túng trong đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo trước yêu cầu đổi mới của đổi mối của cơ chế
quản li kinh tế, quản lí xã hội ở cơ sở; không ít Đảng bộ buông lỏng công tác giáo dục, kiểm tra, quản lí đảng viên,
sinh hoạt Đảng chất lượng kém; một số đảng viên cá nhâ cơ hội cục bộ, phe cánh gây mất đoàn kết trong Đảng;
đội ngũ cán bộ cơ sở thay đổi nhiều nhưng chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng, thiếu thống nhất.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:
+ Trong khi Đảng chuyển sang cơ chế mới, tổ chức cơ sở Đảng gặp nhiều lúng túng, Đảng ta chỉ đạo xây
dựng tổ chức cơ sở Đảng chưa kịp thời còn hữu khuynh một số mặt.
+ Thiếu ban hành chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là chính sách đào tạo và đãi ngộ.
+ Trong chỉ đạo còn mắc bệnh quan liêu, cấp trên xa cơ sở, cơ sở xa dân.
23
ĐH IX đã chỉ rõ: “những khuyết điểm nêu trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và
chủ yếu là do nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng, kể cả BCH TW và BCT, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và thiếu kiên quyết; chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ;
chưa chỉ đạo tất việc kết hợp tự phê bình và phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn
các khâu quản lí kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lí cán bộ, đảng viên…” (VK IX, NXB
CTQG, HN 2001, Tr 139).
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiên nay đòi hỏi Đảng ta phải tự
đổi mới, tự chỉnh đốn. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách của toàn Đảng. Với vị trí vai trò của mình sự
vươn lên của các Đảng bộ cơ sở sẽ là yếu tố tác động tích cực đến kết quả của quá trình đó. Trên cơ sở những
yêu cầu đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đồng thời từ thực trạng của các tổ chức cơ sở Đảng, việc nâng cao chất
lượng các tổ chức cơ sở Đảng cần đáp ứng những yêu câu sau đây:
-Làm cho cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghị quyết
cấp trên, căn cứ thựctế cơ sở đề ra nhiệm vụ chính trị đúng đắn và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị
đem lại hiệu quả.
Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong việc thựchiện vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng. Tổ chức cơ sở

Đảng phải nắm vững đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước, các chủ trương, kế hoạch công tác của
cấp trên, những đặc điểm, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở và thực hiện việc bàn bạc, thảo luận dân
chủ trong Đảng bộ và trong nhân dân để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu chính xác, chủ
động của Đảng bộ trong thời gian nhất định theo đúng chức năng lãnh đạo của mình.
Sau khi xác định đúng đắn phương hướng nhiệm vụ, bằng vai trò tiên phoing gương mẫu của đội ngũ Đảng
viên và bằng việc phát huy quyền lànn chủ của quần chúng, Đảng bộ tiến hành tổ chức thực hiện, biến những
quyết định đó thành hiện thực bằng quyết tâm và kế hoạch hành động.
Năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng chính là nghệ thuật khơi dậy, phát huy trí tuệ của quần
chúng. Để có được năng lực tổ chức thực tiễn tốt, đòi hỏi cấp ủy Đảng tôn trọng kinh nghiệm thực tiễn, ham học
hgỏi và rèn luyện ở thực tiễn.
Năng lực đề ra nhiệm vụ chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng là hai mặt có liên
quan chặt chễ với nhau. Năng lực đê ra nhiệm vu45 chính trị ở cơ sở là cơ sở của năng lực tổ chức thực tiễn. Còn
năng lực tổ chức thực tiễn của tổ chức cơ sở Đảng thì trong điều kiện nhất định ảnh hưởng đến sữ phát triển của
năng lực đề ra nhiệm vụ chính trị.
-Cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ:
sinh hoạt chi bộ có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu coi toàn Đảng là một cơ thể sống trong đó chi bộ là các tế
bào cấu thành tổ chức Đảng thì sinh hoạt chi bộ thường xuyên là “quá trình trao đổi chất trong mỗi tế bào, là dấu
hiệu của sự sống”. Do vậy hễ nơi nào, lúc nào mà sinh hoạt chi bộ bị lỏng lẻo, rời rạc không có nội dung chính trị
tư tưởng cụ thể, thiết thực, thì nơi đó, lúc đó đã bắt đầu có nguy cơ đi chệch hướng đường lối chính sách của
Đảng, hạ thấp vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, làm cho kỉ luật của Đảng bị buông lỏng…
Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở Đảng vẫn giữ được nề nếp sinh hoạt, nội dung sinh hoạt, bám sát vào
nhiệm vụ chính trị, vào tình hình địa phương. Song, cũng còn nhiều chi bộ sinh hoạt không đều, nội dung nghèo
nàn, đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt yếu…. Để nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ cần chú ý các vấn đề sau:
+Chọn đúng nội dung sinh hoạt và xác định thời gian hợp lí cho kì sinh hoạt. +Tiến hành chuẩn bị chu đáo
cho mỗi kì sinh hoạt.
+Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo của Đảng ủy cơ sở.
-Xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Thu hẹp, tiến tới không còn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.
-Kết hợp sức mạnh của tổ chức với sức mạnh của từng đảng viên trong chi bộ, Đảng bộ cơ sơ.û
cá nhân và tổ chức có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổ chức mạnh thì từng thành viên trong đó được rèn

luyện, phát huy tài năng; ngược lại, từng người mạnh sẽ làm cho tổ chức mạnh. Do đó, cần phải chú ý đồng thời
cả việc xây dựng, hoàn thiện chất lượng từng Đảng viên với chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng.
-Khuyến khích cơ sở tăng cường tính năng động, sáng tạo, đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn của tổ
chức Đảng cấp trên, trước hết là cấp trên trực tiếp.
Đây là giải pháp quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở, tạo điều kiện cho cơ sở đi đúng
hướng. Vì thế, các cấp trên của cơ sở, nhất là cấp trên trực tiếp theo chức trách của mình cần đánh giá thực trạng
của cơ sở Đảng, từ đó có chủ trương, kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với từng vùng và từng Đảng bộ cơ sở, giúp cấp
24
cơ sở xác định nhiệm vụ chính trị, phương hướng sản xuất- kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Soát xét,
kiện toàn đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở, tăng cường cán bộ tốt cho cơ sở và đào tạo lại đội ngũ cán bộ này. Giúp
cơ sở về vật chất và kỷ thuật, có chính sách giúp cơ sở mở rộng sản xuất.
Trên đây là những biện pháp nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở Đảng tyrong giai đoạn hiện nay. Đây là
1 trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra cho công tác xây dựng Đảng, chính vì vậy mà ĐH IX đã ghi rõ: “tất cả
các Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng
cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo”(VK IX, Nxb CTQG, HN 2001,
Tr 143)
Câu 6: Công tác cán bộ
Bài làm
Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vị
trí của công tác cán bộ gắn liền với vai trò đội ngũ cán bộ. Cán bộ là 1 trong những nhân tố quan trọng quyết định
sự thành công hay thất bại của cách mạng. Lênin chỉ rõ:" trong lịch sử, chưa hề có 1 giai cấp nào giành được
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu
tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Maxcơva, 1974, tập 4,
trang 473)
Ở nước ta, công tác cán bộ luôn đặt ở trung tâm sự chú ý của Đảng. Đảng ta luôn quán triệt lời dạy của Bác Hồ
:"cán bộ là gốc của mọi công việc",”công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".(Hồ Chí Minh
toàn tập, NXB chính trị QG, HN 1995, tập 5, trang 269). Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn ra
sức xây dựng một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, có năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ
từng giai đoạn, từng thời kỳ. Đảng ta đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Đảng ta khẳng định :"mức chính xác của đường lối, chính sách và thành công của việc thực hiện đường lối, chính
sách ấy đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng của công tác cán bộ”. Vì thế, công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn
đề chiếm giữ vị trí trung tâm, chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng.
Công tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng , gắn liền với tổ chức,
với phong trào cách mạng của quần chúng.
-Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Có cán bộ lãnh đạo tốt
mới có thể đề ra được đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng; chỉ có trên cơ sở, đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng
mới có thể làm sản sinh đội ngũ cán bộ tốt. Cán bộ đào tạo, rèn luyện và trưởng thành mới thi hành đường lối,
nhiệm vụ chính trị đúng. Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ là mối quan hệ nhân quả. Đường
lối dúng sẽ hạn chế đến mức thất nhất cán bộ mắc phải sai lầm về khuynh hướng chính trị, hạn chế bọn cơ hội len
lỏi vào Đảngvà khó lòng lung lạc được đội ngũ cán bộ Đảng viên. Ngược lz5I cán bộ cũng có vai trò rất quyết định
đối với đướng lối và nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể đề ra đướng lối
đúng, mới cụ thể hóa, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, mới có thể tổ chức thực hiện tốt đường lối. Không có đội
ngũ cán bộ tốt thì đường lối nhiệm vụ chính trị đúng cũng không thể thành hiện thực trong cuộc sống. Tức là cán
bộ quyết định sự thành bại của bản thân đường lối. Lênin từng nói:”nghiên cứu con người là tìm những cán bộ có
bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn". Với ý
nghĩa đó, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị.
-Cán bộ là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu và nhân tố”động" nhất của tổ chức. Cán bộ là người lập ra tổ
chức. Song đến lược mình, cán bộ lai chịu sự chi phối, rành buộc của tổ chức. Tổ chức quyết định phương hướng
và hành động của cán bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định. Tổ chức
đúng sẽ nhân sức mạnh của cán bộ lên gấp bội. Cán bộ có sức mạnh khi gắn với tổ chức và nhân danh tổ chức.
Tách khỏi tổ chức, cán bộ mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do tập thể tạo nên. Do đó, muốn cán bộ tốt thì phải
gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức.
-Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng, nên khi tiến hành công tác cán
bộ phải kết hợp với phong trào của quần chúng mới có hiệu quả.
Phong trào cách mạng của quần chúng làm sản sinh những cán bộ tốt. Đó là môi trường rèn luyện, thử thách
và sàng lọc cán bộ. Mặt khác cán bộ lại là người tuyên truyền, tổ chức, duy trì phong trào cách mạng của quần
chúng. Do đó muốn có đội ngũ cán bộ tốt thì khi tiến hành công tác cán bộ phải quan tâm xây dựng phong trào
cách mạng của quần chúng, thông qua phong trào để lựa chọn cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đào
tạo lại phải được thử thách rèn luyện trong phong trào cách mạng của quần chúng.

Từ vị trí vai trò và mối quan hệ giữa công tác cán bộ đối với quá trình xây dựng và phát triển Đảng cho nên khi
cách mạng chuyển giai đoạn đường lối và nhiệm vụ chính trị they đổi công tác cán bộ cũng phải đươc đổi mới. Đại
25

×