Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần và phát triển công nghệ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.45 KB, 52 trang )

1
CHƯƠNG I
TỔNG QUÁN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Khái quát chung
- Tên Công ty: Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội.
- Tên giao dịch:
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp An Khánh – Hà Tây
- Hình thức hoạt động:
Sản xuất kinh doanh thương mại nước uống tinh khiết.
- Tình hình tài chính: Vốn điều lệ 1.200.000.000 VNĐ
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán VNĐ
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và các ngành sản xuất khác,
ngành Nước uống tinh khiết dựa vào sự ảnh hưởng của môi trường hiện nay,
cũng tự mình vươn lên và đạt được những thành tựu trong kinh tế thị trường.
Từ chỗ là những sản phẩm thứ yếu, hiện nay sản phẩm của ngành nước uống
tinh khiết đã trở thành sản phẩm quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của người dân. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội là một
doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 8/2/2001 và hoạt động đến nay, đã
trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 2001 – 2002
Đây là thời kỳ Công ty gặp nhiều khó khăn, cơ chế quản lý và nhân sự
còn chưa ổn định, từ việc sản xuất đều tiến hành theo định hướng của Công
ty, Công ty là doanh nghiệp tư nhân nên có nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh,
thương mại theo kế hoạch đặt ra. Do vậy trong thời kỳ này Công ty thương
đạt mức kế hoạch như năm 2001 sản lượng đạt 95%, năm 2002 đạt 100%
1
2
ĐVT: 1000đ



TT
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
1 Số vốn kinh doanh 1.200.000 1.536.000
2 DT bán hàng 2.787.387 3.040.012
3 Thu nhập chịu thuế TNDN 18.956 18.609
4 Số lượng CNV 56 48
5 Thu nhập bq cán bộ CNV 1.560 1.805
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Giai đọan này Công ty dần đi vào ổn định về quản lý và nhân sự, lúc ban
đầu thành lập Công ty có hơn 50 nhân viên nhưng đến nay Công ty chỉ còn
hơn 30 nhân viên đi vào hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của
Ông Lê Quang Huy. Là một doanh nghiệp tư nhân nên khi thay đổi về nhân
sự không tránh khỏi những khó khăn, các doanh nghiệp nói chung và Công ty
cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội riêng đều gặp phải vấn đề này, làm
cho việc sản xuất Công ty lâm vào tình trạng trì trệ làm ăn thua lỗ. Trước tình
hình đó lãnh đạo Công ty đã phải tập trung giải quyết một loạt các giải pháp
để ổn định sản xuất như tổ chức lại dây truyền sản xuất, bố trí cán bộ phù hợp
với trình độ và công việc, thực hiện sản xuất kinh doanh bằng việc khoán sản
phẩm, thực hiện các giao nộp, các nghĩa vụ đối với nhà nước, duy trì và phát
triển thị trường đã có, tìm kiếm và mở rộng thị trường mới đồng thời tìm kiếm
nguồn nước sạch mới, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt
các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo luật lao động.
Để có thể đứng vững được trên thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của
nền kinh tế, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phải rất cố gắng
để vượt qua khó khăn và thử thách này để vững bước vào nền kinh tế mở như
hiện nay. Cùng với sự vận dụng kịp thời những chủ chương chính sách mới
2

3
của nhà nước, Công ty đã áp dụng những biện pháp quản lý mới như tổ chức
lại sản xuất, tìm kiếm thị trường mới.
Một số chỉ tiêu qua các năm như sau:
ĐVT: 1.000
đ

T
T
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006
1 Số vốn kinh doanh 1.752.590 1.832.38
4
1.893.500 2.500.000
2 DT bán hàng 3.358.146 3.553.653 3.450.646 3.857.800
3 Thu nhập chịu thuế TNDN 19.574 19.581 19.426 2.154
4 Số lượng CNV 48 36 36 36
5 Thu nhập bq cán bộ CNV 1.805 2.250 2.250 2.465
Thu nhập bình quân qua các năm tăng đều, kết quả kinh doanh bình quân
của Công ty qua các năm như sau:
ĐVT: 1000đ

Năm Doan thu Thu nhập bình quân tháng
2004 3.553.653 296.137
2005 3.450.646 287.553
2006 3.857.800 321.483
Ngày 6/4/2004 Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty chính thức gọi tắt tên
Công ty là HTĐ và đi vào hoạt động. Với phương thức hoạt động mới sẽ
mang lại cơ hội mới cho Công ty ngày càng phát triển vững chắc.

Tính đến tháng 6/2007 mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty đặt
tại các tỉnh thành của đất nước với 36 điểm phân phối tiêu thụ sản phẩm là
457.632 bình, chai. Doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm
thu nhập cho hơn 30 cán bộ công nhân viên trong Công ty, thu nhập bình quân
của cán bộ công nhân viên trong Công ty đạt 2,5 triệu/tháng/người.
Hiện nay sản phẩm Công ty được tiêu thụ khắp trên cả nước nhờ mạng
lưới kinh tế rộng khắp với một trụ sở văn phòng nằm tại:
3
4
Số 19 Ngõ 44 Nguyễn Phúc Lai – Q. Đống Đa – TP.Hà Nội
Điện thoại: 04.5145930 Fax: 04.5155930
Mã số thuế: 0101431281
Cùng nhiều cơ sở phân phối và đại lý rộng khắp phía bắc, đã mang lại doanh
thu cho Công ty trong suốt thời gian qua, ngày càng được mở rộng trên địa
bàn Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc.
Đến tháng 8/2007 Ông Trịnh Xuân Đức bán lại số cổ phần của mình cho
Bà Lê Thị Quốc Hương, nay Bà Hương giữ chức danh là Giám đốc Công ty.
1.2 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của Công ty
a) chức năng:
Là một Công ty chuyên sản xuất kinh doanh Nước uống tinh khiết nên
chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất sản phẩm nước uống tinh khiết
phục vụ cho người dân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc. Sản
phẩm của Công ty đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã như bình 19L, bình 7L và
chai 0,5L ngoài ra Công ty còn phân phối máy đun nước nóng lạnh.
Từ lúc hoạt động chỉ có một tổ máy đến tháng 4 năm 2005, Công ty
chính thức đưa vào hoạt động thêm 2 tổ máy với quy mô lớn, trang thiết bị
100% máy móc mới với diện tích 1000m
2
.
Hiện nay Công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng và đã có nhiều sản

phẩm trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành như Hải Phòng, Nam Định…
b) Nhiệm vụ
- Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành nghề đăng
ký và mục đích thành lập Công ty.
- Bảo toàn và tăng cường vốn.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Đảm bảo kết quả lao động, chăm lo không ngừng cải thiện nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
4
5
Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên.
- Trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo Công ty là thực hiện chức năng quản
lý đảm bảo việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
c) Mục tiêu hoạt động Công ty
Mục tiêu phát triển của Công ty: Từ khi thành lập Công ty luôn đưa ra
mục tiêu là vì lợi ích người tiêu dùng, góp phần tạo ra nguồn thu nhập chính
cho người lao động nâng cao năng lực các bên và xây dựng mỗi quan hệ lao
động lành mạnh giữa người sử dụng lao động và người lao động tại doanh
nghiệp, bao gồm sự phát triển thương lượng, các thể chế quan hệ lao động,
phòng ngừa các vấn đề bất bình trong Công ty với việc nhấn mạnh vào các
vấn đề cá nhân.
Mục tiêu cụ thể của Công ty:
- Trong quá trình sản xuất các kinh nghiệm cần trao đổi cụ thể giữa đồng
nghiệp với quản lý và ký kết lao độgn theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng
và công khai giữa người sử dụng lao động và người lao động nhằm cùng xây
dựng Công ty ngày lớn mạnh hơn, vững chắc trong cơ chế thị trường, ghi rõ
các điều kiện làm việc tại doanh nghiệp với các nhân viên được lựa chọn vào
làm việc và các cá nhân được nhận định đánh giá để đưa lên làm quản lý chỉ
đạo và ký kết các vẫn đề thuộc nhóm, tổ của một tập thể. Ban Giám đốc Công

ty cùng các phòng ban xây dựng nội quy làm việc và năng lực tổ chức nhằm
thúc đẩy thực hiện các công việc hợp lý khoa học và ký kết các hợp đồng kinh
tế.
- Trong quá trình hoạt động đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm Công ty
nâng cao năng lực cá nhân và tổ chức có liên quan đến sự phát triển Công ty,
điều phối các phòng ban thông qua việc điều chỉnh các chức năng và thông
qua việc đào tạo cán bộ nòng cốt cho Công ty.
5
6
- Xây dựng phòng ban chuyên nghiên cứu về sự biến động thị trường để
kịp thời đưa ra các quyết định phù hợp với xu hướng hội nhập, các sản phẩm
mới đưa ra thị trường tiêu thụ đều phải có chứng nhận của Viện nghiên cứu vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Công ty sẽ hỗ trợ vận chuyển cho toàn các khách hàng nhằm đẩy mạnh
dịch vụ chăm sóc khách hàng, thương lượng ký kết đối với các tập thể cơ
quan và các tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm Công ty lâu dài và là những
sản lượng lớn.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty
Tổ chức bộ máy của Công ty mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần
phải có và không thể thiếu được. Vì nó đảm bảo việc giám sát quản lý chặt
chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phát huy và nâng cao
vai trò của bộ may Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được tổ
chức như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Giám đố
Phòng Tổ chức lao động
Phó Giám đốc
Phòng Kỹ thuật
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Kinh doanh

Phòng QL đơn hàng
Tổ máy
I
Tổ máy II
Tổ máy III
Mô hình lãnh đạo bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Giám đốc
- Phó Giám đốc
Các phòng ban bao gồm:
6
7
- Phòng tổ chức lao động
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng kinh doanh, thương mại
- Phòng kỹ thuật
- Phòng quản lý đơn hang
- Tổ máy 1
- Tổ máy 2
- Tổ máy 3
Chức năng quyền hạn từng bộ phận:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có quyền hành cao nhất trong
Công ty, tham gia quản lý mọi hoạt động của Công ty.
- Giám đốc: là người chủ sở hữu Công ty, chịu trách nhiệm về tài sản của
Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
- Phó Giám đốc: là người trợ giúp cho Giám đốc và được Giám đốc giao
phó cho một công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công
việc mà Giám dốc giao phó.
- Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài
chính, thu, chi, vay và đảm bảo các nguồn thu chi, chịu trách nhiệm trong

công tác lưu trữ chứng từ. Trực tiếp quản lý vốn và nguồn vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh. Có trách nhiệm theo dõi chi phí sản xuất và các hoạt động
tiếp thị, hạch toán các kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Phòng quản lý đơn hàng: Có chức năng quản lý các đơn hàng của Công
ty và trợ giúp cho phòng kế toán trong công tác hạch toán và kiểm tra các đơn
hàng.
1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh
7
8
Trên thực tế bộ máy quản lý được quy định chung không có tồn tại ngay
cả các Công ty, doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp phụ thuộc vào
từng ngành nghề kinh doanh của minh để tổ chức và xây dựng mô hình bộ
máy quản lý sao cho phù hợp nhất, đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh
cao nhất. Mỗi mô hình tổ chức Công ty cũng được coi là đặc trưng của Công
ty đó. Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đã xây dựng tổ chức
sản xuất theo dây truyền khép kín gồm 3 tổ máy:
- Tổ máy 1: chuyên sản xuất sản phẩm Nước uống đóng chai loại 0,5L.
- Tổ máy 2: chuyên sản xuất sản phẩm loại bình 7L.
- Tổ máy 3: chuyên sản xuất sản phẩm đóng bình loại 19L.
Đứng đầu các phân xưởng có các quản đốc phân xương giúp Giám đốc
hiểu được tình hình hoạt động sản xuất của Công ty và các nguyện vọng ý
kiến đề xuất của công nhân.
1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty,
để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của doanh nghiệp, Công ty tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Công ty bố trí cho các nhân
viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh diễn ra vào sổ sách trong phạm vi Xưởng sản xuất, cuối tháng chuyển

chứng từ về phòng kế toán của Công ty.
Hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty:
Số hiệu sổ
Nội dung
NKCT BK SCT
NKCT 1 Ghi Có TK 111 "tiền mặt"
BK 1 Ghi Nợ TK 111 "tiền mặt"
NKCT 2 Ghi Có TK 112 "tiền gửi NH"
BK 2 Ghi Nợ TK 112 "tiền gửi NH"
NKCT 3 Ghi Có TK 113 "tiền đang chuuyển"
NKCT 4 Ghi Có TK 331, 315, 341, 342
SCT 1 Dùng cho các TK 311, 315, 341, 342
8
9
NKCT 5 Ghi Có TK 331 "phải trả cho NCC"
SCT 2 Thanh toán với nhà cung cấp
NKCT 6 Ghi Có TK 151 "hàng mua đang đi đường"
NKCT 7 Ghi Có TK142,152,153,154,334.
BK 3 Tính giá thành thức tế vật liệu và CCDC
BK 4 Tập hợp CP theo mã hang, TK154.
BK 5 Tập hợp CPBH,QLXDCB, TK 641,642,214
BK 6 Tập hợp CP trả trước, phải trả TK 142, 335
Phân bổ tiền lương và BHXH
Phân bổ NVL, CCDC
Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
NKCT 8 Ghi Có các TK 155,157,511,521,631,641
SCT 3 Dùng cho các TK 511,521,632,911
BK 7 Nhập, xuất, tồn thành phẩm HH, TK155,156
BK 8 Tính giá thực tế thành phẩm hàng hoá
BK 9 Hàng gửi bán TK 157

BK 10 Thanh toán với người mua TK 131
SCT 4 Thanh toán với người mua TK 131
NKCT 9 Ghi Có các TK 211,212,213
SCT 5 Dùng cho các TK 211,212,213…
NKCT 10 Ghi Có các TK 121,128,136,141,142,143…
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán thành phẩm tiêu thụ và xđkq kd
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hang kiêm thủ quỹ
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương
Chức năng từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về công tác
kế toán của đơn vị, giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán
thống kê của Công ty đồng thời đảm nhận nhiệm vụ lập các báo cáo tài chính
định kỳ, cung cấp thông tin tài chính định kỳ của Công ty cho các đối tượng
liên quan như: Ngân hàng, các nhà đầu tư…
9
10
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương: là người chịu trách nhiệm
trực tiếp với kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp số liệu
của toàn Công ty để lập báo cáo kế toán theo tháng, đồng thời phụ vụ sổ cái
TK 334, TK 338 từ các chứng từ gốc để lập bảng tính lương và bảo hiểm xã
hội cho từng mã sản phẩm.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định: có nhiệm vụ
theo dõi việc nhập - xuất - tồn các nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ, tình
hình tăng, giảm tài sản cố định phân bổ các chi phí này cho các đối tượng có liên
qua.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ theo dõi các loại
chi phí sản xuất chính, chi phí sản xuất phụ, tiến hành phân tích giá thành sản
phẩm, lập báo cáo tài chính liên quan. đến các TK 154, TK 632.
- Kế toán tiền mặt tiền gửi ngân hàng: khi có các nghiệp vụ liên quan đến
việc thu chi, kế toán thanh toán có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ các chứng từ có
liên quan. Nếu chi thì kế toán viết phiếu chi, nếu thu thì kế toán viết phiếu
thu, đồng thời hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt tiền gửi lên ngân hàng có
quan hệ giao dịch như ngân hàng đầu tư 14 Láng Hạ, theo dõi trên TK 111,
TK 112, lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 111, TK 112.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thanh toán và xác định kiết
quả kinh doanh: theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm và xác định kết
quả hoạt động kinh doanh, ghi sổ chi tiết các TK có liên quan. Hàng tháng
vào sổ cái TK 155, tính giá hàng hoá gửi đi, theo dõi TK 131, TK 331, TK
632…
10
11
CHƯƠNG II
THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.1Khái niệm về chi phí sản xuất:
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi
một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành
các sản phẩm nhất định.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định
phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản
xuất, đối tượng lao động và sức lao động.
Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau,
từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng.

Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi
phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra. Để có thể
biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động
là bao nhiêu, chi phí như thế nào? nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Mọi
chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí
sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tệ của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục
trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.
Do vậy để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản
xuất phải hạch toán cho từng thời kỳ, hàng tháng, hàng năm phù hợp với kỳ
11
12
báo cáo. Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới
được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất
khác, chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các
khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng…sẽ
không phải là chi phí sản xuất kinh doanh.
Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị
của chi phí sản xuất yếu tố sản xuất vào các đối tượng để tính giá thành sản
phẩm.
2.1.2 Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất:
* Đặc điểm chi phí sản xuất:
Loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết cho khách hàng có rất nhiều sản
phẩm khác biệt lớn nhất, rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Chi phí sản
xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội có điểm nổi bật là chi
phí nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm.
Nguyên nhân là do đặc điểm của loại hình sản xuất Nước uống tinh khiết,

Nguyên vật liệu chính và phụ là do Công ty tự khai thác và do khách hàng
chịu trách nhiệm giao cho Công ty đúng với số lượng, chủng loại, quy cách,
phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ hạch toán vào chi phí sản xuất
phần chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đó từ điểm giao nhận hàng về kho
của xưởng sản xuất và chi phí nguyên vật liệu phụ khác mà Công ty phải mua
thêm để tiến hành sản xuất. Trong quá trình kiểm nhận lại kho, nếu thấy thiếu
Công ty sẽ báo lại cho khách hàng biết và trường hợp khách hàng có yêu cầu,
Công ty sẽ mua hộ số nguyên vật liệu đó và khách hàng sẽ thanh toán cho
Công ty sau. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất gia công, Công ty có thể sẽ
không dùng hết số nguyên vật liệu của khách hàng do tiết kiệm được, thì phần
tiết kiệm đó Công ty sẽ được hưởng và không hạch toán giảm chi phí sản
xuất.
12
13
Một hợp đồng sản xuất của Công ty với một đơn vị khách hàng có thể
bao gồm nhiều mã hàng, số vật liệu phụ mua thêm để sản xuất cũng thường
dùng cho nhiều loại hàng khác nhau, do đó khó có thể xác định chi phí nguyê
vật liệu, vật liệu tính vào giá thành cho từng loại sản phẩm.
*Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội được
phân loại căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí trong quá trình
sản xuất kinh doanh thương mại.
- Chi phí nhiên liệu, vật liệu: bao gồm giá mua, kinh phí mua, chi phí
mua của các loại nguyên vật liệu, CCDC sản xuất mà Công ty phải mua thêm
để tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất,
cán bộ quản lý phân xưởng (tổ may), nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế tại
các tổ máy…
- Chi phí khấu hao TSCĐ: số tiền trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ tài

sản cố định dùng cho sản xuất như: dây truyền lọc nước, máy đóng bình, máy
đóng màng co, nhà xưởng kho sản phẩm ở tổ máy…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: các khoản chi phí về các loại dịch vụ
mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp: điện, nước dùng
cho sản xuất…
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí vận chuyển bán thành phẩm
khi sản xuất, chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật, chi phí cho hoạt động sản xuất,
nhiên liệu xăng dầu, dịch vụ in thuê…
Ngoài 4 yếu tố chi phí kể trên, chi phí vận chuyển NVL từ điểm nhận
hàng về kho của Công ty cũng được hạch toán vào chi phí khác bằng tiền, vì
13
14
vậy dịch vụ vận chuyển này thường được Công ty thanh toán ngay bằng tiền
mặt cho từng chuyến hàng.
2.1.3 Đặc điểm và phân loại giá thành
Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này thì chỉ tiêu tính giá thành được chi làm ba loại:
- Giá thành kế hoạch: là gí thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch hoặc việc tính toán này do bộ phận kế hoạch của doanh
nghiệp thực hiện trước khi thực hiện sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định
mức chi phí hiện hành, trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm. Nếu
như giá thành kế hoạch không biến đổi trong suất cả kỳ kế hoạch thì giá thành
định mức luôn luôn thay đổ phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất đã phát sinh và tập hợp trong kỳ, giá thành sản phẩm thực tế chỉ
có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình chế tạo sản phẩm.
Phân loại theo phạm vi các chi phí cấu thành
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu này được chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phẩn ánh toàn bộ các chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính
theo công thức:
Giá thành toàn bộ = A + B + C
Trong đó: - A là giá thành sản xuất sản phẩm
- B là chi phí bán hàng
- C là chi phí quản lý doanh nghiệp
14
15
2.1.4 Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình
sản xuất, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện của kết
quả quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trính. Chính vì
vậy chúng giống nhau về chất vì đều là những lao động sống và lao động vật
hoá mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy do
quá trình sản xuất sản phẩm không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất
lại khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định, vì vậy
Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội đang áp dụng kỳ tính giá
thành là tháng để đáp ứng kịp thời thông tin và chính xác thông tin về giá
thành, mà không tính đến số chi phí đó có liên quan đến sản phẩm đã hoàn
thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn của chi phí sản xuất liên
quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành sản phẩm. Do vậy được
tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành không kể chi phí
sản xuất đã chi ra trong kỳ đó.
Giá thành sản phẩm gồm một phần chi phí phát sinh hoặc một phần chi
phí thực tế phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí ở kỳ này và giá
thành sản phẩm còn bao gồm một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang.
Mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được cụ thể hoá

bằng công thức tính giá thành sau:
Tổng giá
thành
sản phẩm
=
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩn dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không có hoặc bằng nhau
thì tổng giá thành sản xuất bằng tổng chi phí sản xuất.
2.1.5 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
15
16
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh là phạm vi giới hạn chi
phí sản xuất kinh doanh thương mại cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu
kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh
trong các doanh nghiệp, trước hết phải căn cứ vào các yếu tố tính chất sản
xuất và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất,
yêu cầu và trình độ quản lý, đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp

trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi
phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây
ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Trong Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, với tính chất
phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc chi phí sản
xuất theo từng tổ máy, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi tổ máy, quy trình sản
xuất có dự toán sản xuất riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể
là đơn đặt hàng, các chi phí sản xuất của xí nghiệp được phân bổ cho các đơn
đặt hàng theo tiêu thức khác nhau như chi phí nhân công, theo chi phí nguyên
vật liệu. Cụ thể các đối tượng kế toán tập hơp chi phí sản xuất chính ở Công
ty là:
- Tổ máy 1:
- Tổ máy 2:
- Tổ máy 3:
Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng đã được quy
định hợp lý có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản
xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
16
17
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp sử dụng
để tập hợp và phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giới hạn của mỗi
đối tượng kế toán chi phí. Trong các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu dùng các
phương pháp tập hợp chi phí sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, chi phí sản
xuất liên quan đến sản xuất, hoạt động kinh doanh thương mại nào thì tập hợp
cho sản xuất sản phẩm đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất
phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn
đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn

đặt hàng kể từ khi bắt đàu sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của
đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vự sản xuất:
phương pháp này thường được áp dụng các tổ máy thực hiện khoán. Đối
tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị sản xuất như tổ đội sản xuất
hay các khu vực sản xuất. Trong từng đơn vị sản xuất lại được tập hợp theo
từng đối tượng tập hợp chi phí như hoạt động thương mại.
Trong Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, mỗi đối tượng có
thể áp dụng một hoặc một số phương pháp hạch toán trên. Nhưng trên thực tế
có một số yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải
tiến hành phân bổ các khoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho
từng đối tượng.
2.1.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Như đã nêu ở trên đối tượng tính giá thành là các sản phẩm Nước uống
tinh khiết đóng chai ở Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội như
chai 0,5L, bình 7L, bình 19L được thừa nhận theo từng sản phẩm.
17
18
Đơn vị tính giá thành được xác định là chai, bình.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội áp dụng phương pháp
tính giá thành giản đơn. Cuối tháng kế toán căn cứ vào số sản phẩm hoàn
thành trong tháng, chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành theo
Công thức sau:
Công thức 1:
Ztti = Ddki + Ctki - Dcki
Trong đó: Ztti: là tổng giá thành thức tế mã sản phẩm i
Ddki: là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ
phân bổ cho mã sản phẩm i

Ccki: là chi phí phát sinh trong kỳ tính cho mã sản phẩm i
Dcki: là CPSXKD dở dang cuối kỳ của mã sản phẩm i
Công thức 2:
Ztti
Ztti = ∑
SLi
Trong đó: Ztti: là giá thành mã sản phẩm i
∑Ztti: là tổng giá thành mã sản phẩm i
SLi: sản lượng hoàn thành của mã sản phẩm i
Cụ thể đối với mã 010VB7:
SL010VB1 = 5.382
Ddk010VB1 = 0
Dck010VB1 = 0
18
19
Ctk010VB7 = 855.802 + 102.583 + 2.291.632 + 543.053 + 12.647.700
+ 1.824.671 + 1.424.224 + 588.746 + 623.988 + 873.085 = 21.755.484
Vậy giá thành sản phẩm mã 010VB7:
Ztk010VB7 = 0 + 21.755.484 - 0 = 21.755.484 VNĐ
Giá thành của một sản phẩm mã 010VB7 là:
21.755.484
Ztk= = 4.402 VNĐ/bình
5.382
Lợi nhuận gộp thu được từ việc sản xuất mã hàng 010VB7 là:
Lg010VB7 = 24.864.840 - 21.755.484 = 3109356
Đơn giá sản xuất của một đơn vị sản phẩm mã 010VB7 là 4.402
Vậy lợi nhuận gộp thu được từ việc sản xuất một mã sản phẩm 010VB7 là:
Lg010VB7 = 4.620 - 4.402 = 218 VNĐ/ bình
Kết quả tính toán này được thể hiện qua thẻ tính giá thành sau:
Do Công ty không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên toàn

bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Đối
với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành kế toán không mở sổ theo dõi riêng
mà sẽ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất vào kỳ kế toán sau:
2.1.7 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
Chỉ tiêu giá thành là chỉ tiêu chất lượng quan trọng, mang tính chất tổng
hợp, phản ánh chất lượng công tác hoạt động kinh doanh của Công ty.
Yêu cầu của công tác hạch toán là tính đúng, tính đủ chính xác giá thành
sản phẩm thực tế nên cần phải hạch toán đúng, đủ chính xác chi phí sản xuất.
Muốn quản lý tốt quá trình hạch toán chi phí đó thì đòi hỏi phải tích cực hoàn
thiền công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc hạch
19
20
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xác định đúng nội dung
chi phí trên cơ sở áp dụng phương pháp tính giá thích hợp.
Nhiệm vụ: Trên tình hình thực tế yêu cầu đặt ra cho kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân
công, chi phí sử dụng máy dùng sản xuất và các chi phí dự toán khác, phát
hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế
hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…trong sản xuất để đề xuất
những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính toán hợp lý giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành của Công ty.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng
tổ máy từng loại sản phẩm, vạch ra khả năng và các biện pháp tăng giảm giá
thành sản phẩm một cách hợp lý và hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác
xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm
dở dang theo nguyên tắc quy định.

- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng tổ
máy, từng bộ phận sản xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo
cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cung cấp chính xác kịp thời
các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu
quản lý của lãnh đạo Công ty.
2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần và phát triển
công nghệ Hà nội.
Với tính chất đặc thù của ngành Nước uống tinh khiết sản xuất mang
tính ổn định, ít biến động Công ty đã áo dụng quản lý sản xuất theo định mức
chi phí.
20
21
Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm:
- Kế toán chi phí NVL chính
- Kế toán chi phí nhân công
- Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
- Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài
- Kế toán chi phí bằng tiền khác
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu
* Kế toán NVL chính
Tại Công ty cổ phần và phát triển công nghệ Hà Nội, đối với loại hình
sản xuất nước uống thì hầu như toàn bộ NVL do bên đặt hàng cung cấp. Tức
là chi phí vận chuyển từ Công ty đặt hàng đến địa điểm giao nhạn hàng, Phí
bảo hiểm cho lượng NVL do bên đặt hàng chịu. Số lượng sản phẩm đặt hàng
và định mức NVL tính cho một đơn vị sản phẩm được Công ty và khách hàng
cùng nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên
điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngoài phần NVL tính toán theo định mức,
khách hàng còn phải chuyển cho Công ty 3% số NVL để bù vào sự hao hụt,
kém phẩm chất trong quá trình vận chuyển và sản xuất.
Do đó phần NVL do bên đặt hàng cung cấp được kế toán theo dõi về

mặt số lượng chứ không hạch toán vào chi phí sản xuất. Kế toán chỉ hạch toán
chi phí sản xuất phần chi phí vận chuyển từ điểm giao nhận hàng về đến Công
ty, số chi phí vận chuyển này được hạch toán thẳng vào TK 154, nói thuộc
yếu tố chi phí khác bằng tiền.
Để sản xuất ra sản phẩm theo như yêu cầu của khách hàng, mà lại tiết
kiệm được chi phí NVL nhất, Công ty áp dụng hạch toán theo tổ máy "phiếu
theo dõi tổ máy" (Bảng số 1) nhằm phản ánh chính xác số lượng tường loại
chai, bình tiêu hao thực tế cho mỗi mã liên quan.
21
22
PHIẾU THEO DÕI TỔ MÁY
Loại bình: 7lít
Mã hàng: 010VB7
Ngày Số bình
khối
lượng
(lít)
Đường
kính/bình
sản
lượng
Nguyên vật liệu tiêu hao
Đối chiếu
thực tế
Bình
số
Số
lít/bình
Sản
lượng

Cổ
bình
1-Jan 120 840 30 50 25 47,6 19 (0,05)
29 31,4 22 2,6 0,3
32 39,4 22 2,5 0,2
33 39,3 22 2,4 (0,8)
Theo bảng số 1 trên ta thấy, ngày 1/1/2007 tổ máy của Công ty nhận
được là 157,8 lít nước để sản xuất sản phẩm mã hàng 010VB7. Lượng bình
sản xuất lược là 50, mỗi bình có đường kính là 3,0m.
Vậy số bình sản xuất được là: 50*3,0 = 150bình
Số lít hao phí ở cổ bình là: 2,6 + 2,5 + 2,4 = 7,5
Tổng số lít tiêu hao thực tế: 150 +7,5 = 157,5lít
Số lít còn lại: 157,8 - 157,5 = 195,2lít
Tuy nhiên trên thực tế số lít thừa còn lại đó là những phần trong quá
trình đóng nước vào bình bị chảy ra ngoài không sử dụng được nữa.
Phần thiếu: -0,05 +0,3 +0,2 -0,8 = -0,35lít là do hạch toán tổ máy sản
xuất. Các giá trị vật liệu khác tiết kiệm được sẽ ghi vào thu nhập khác.
* Kế toán chi phí NVL phụ:
Vật liệu phụ của Công ty như: Vỏ, nắp, tem…được xuất kho cho các tổ
máy căn cứ và định mức tiêu hao vật liệu phụ cho một đơn vị sản phẩm và số
lượng sản phẩm sản xuất ra. (Bảng 2)
22
23
CÔNG TY CP&PTCN HÀ NỘI
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 3 tháng 1 năm 2007 Số: 162
Tên người nhận: Nguyễn Văn Nam
Lý do xuất kho: sản xuất nước uống tinh khiết
Xuất tại kho: Chị Nguyết
ĐVT: VNĐ

TT
Tên nhãn hiệu
qui cách
Mã hàng ĐVT
Số Lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu
Thực
nhập
1 Vỏ bình 19L 010VB19 C 200 200 25000 5000000
2 Vỏ bình 7L 010VB7 C 160 160 5000 800000
3 Chai 500ml 010VB05 C 720 720 1200 864000
Cộng 1080 1080 6664000
Phụ trách SD
(ký tên)
Phụ trách CT
(ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Người nhận
(ký tên)
Thủ kho
(ký tên)
Cuối tháng, kế toán tổng hợp toàn bộ số lượng NVL nhập - xuất - tồn,
tính NVL theo phương pháp hạch toán bình quân gia quyền ở thời điểm cuối
kỳ theo công thức sau:
Đơn giá bq
NVL xuất dùng
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ

SL NVL tong đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ
Giá trị NVL xuất dùng = SL NVL xuất dung x
Đơn giá bq NVL
xuất dùng
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp số liệu để lập sổ chi tiết tài
khoản NVL phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ nhập - xuất NVL. (Bảng 3)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHỎAN
23
24
Nguyên vật liệu
Tháng 1 năm 2007
Bảng 3
24
25
Do mỗi đơn đặt hàng thừng có nhiều mã hàng, mỗi loại NVL được trực tiếp
chi phí NVL cho từng mã hàng, kích cỡ sản phẩm. Thực tế, kế toán chỉ có thể
tập hợp nguyên vật liệu trực tếp cho từng mã đối với một số loại như: thùng,
tem…còn một số loại như: nắp, vật liệu phụ (keo dán, băng dính…) thì đến
cuối tháng căn cứ vào tổng chi phí NVL của tất cả các mã thuộc đơn vị đặt
hàng sản xuất trong tháng, kế toán phân bổ chi phí theo doanh thu cho từng
mã hàng.
Cụ thể:
Đối với mã 010VB7:
Doanh thu trong tháng 1/2007 là: 24.864.840 VNĐ
Tổng doanh thu tháng 1/2007 là: 21.125.165.350 VNĐ
Chi phí NVL tính cho mã 010VB7 như sau:
- Chi phí trực tiếp gồm:
+Tem: 855.802
+ Thùng: 2.291.632
- Chi phí chung phân bổ:

Vỏ 25.000 x
24.864.840
= 2 925VNĐ
2.125.165.350
Phụ tùng vật liệu phụ:
4641405 x
2.864.840
= 54.305 VNĐ
2.125.165.350
Kết quả tính toán này được phân bổ trong bảng 4 sau:
25

×