Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

phương thuốc chống căn bệnh quên từ mới của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.62 KB, 7 trang )

Phương thuốc chống căn bệnh quên từ mới ở học
sinh
Quên từ mới là một căn bệnh phổ biến ở học viên
tiếng Anh. Nhiều học sinh phàn nàn rằng mặc dù đã
nhắc đi nhắc lại một từ mới nào đó rất nhiều lần,
thậm chí khi họ cảm thấy đã nhớ được từ mới ấy
nhưng lên lớp, nó lại biến đi đâu mất.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của
việc quên thông tin là do chúng ta không sử dụng
thông tin được lưu trong trí nhớ thường xuyên và dần
dần chúng biến mất khỏi bộ nhớ. Một số khác lại cho
rằng những thông tin ấy thực ra vẫn nằm đâu đó
trong bộ nhớ nhưng chúng ta không tìm đúng cách để
lấy chúng ra. Những thí nghiệm do nhóm các nhà
nghiên cứu này tiến hành đã chứng tỏ các đối tượng
không thể nhớ danh sách các từ đã học nhưng có thể
nhớ ra khi học được cung cấp những thông tin thích
hợp giúp họ nhớ lại. Ví dụ: với một gợi ý ‘It’s a fruit’
(= Đây là một loại quả) khi học sinh cố nhớ từ ‘pear’
(= quả lê), tỷ lệ học sinh gọi tên chính xác loại quả
này bằng tiếng Anh đã tăng lên đáng kể.
Dựa vào kết quả của những nghiên cứu trên, Richard
Frost đã đề xuất một số phương pháp giúp học sinh
ghi nhớ từ mới tốt hơn những phương pháp giảng dạy
thông thường.
I. Làm cho bài học dễ ghi nhớ
Có rất nhiều cách để làm cho bài giảng của bạn dễ
dàng đi vào bộ nhớ của học sinh như dùng tranh ảnh;
lồng từ mới vào những ngữ cảnh sử dụng thực tế, thú
vị; kể những câu chuyện tiếng Anh có những từ mà
học sinh cần học. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo điều


kiện để học sinh có thể sử dụng những từ mới học ấy
theo cách riêng của từng em để hoàn thành những
nhiệm vụ học tập thực sự hữu ích cho các em trong
cuộc sống. Việc bạn yêu cầu học sinh phân tích và
đưa ra những phản hồi của riêng các em đối với
những thông tin mà chúng nhận được sẽ có những tác
động hết sức tích cực. Điều này sẽ giúp chúng hiểu
những ngữ liệu ngôn ngữ mà chúng nhận được một
cách thấu đáo, sâu sắc cũng như tạo điều kiện thuận
lợi để chúng có thể ghi nhận những thông tin ấy vào
bộ nhớ. Ngoài ra việc yêu cầu học sinh tự mình tìm ra
ý nghĩa của từ mới với sự giúp đỡ và hướng dẫn của
thầy cô cũng có tác dụng tương tự.
II. Tạo điều kiện để học sinh được thường xuyên
sử dụng những từ đã học
Đưa ra nhiều hoạt động học tập để học sinh được
thường xuyên sử dụng những từ chúng đã học sẽ giúp
học sinh của bạn ghi nhớ tốt hơn. Bạn có thể tổ chức
những hoạt động như vậy vào đầu hay cuối tiết học.
Lập một ngân hàng những tấm các từ mới cũng là
một ý kiến rất hay giúp học sinh của bạn ôn tập
những gì đã học. Richard thường chia lớp tiếng Anh
của ông thành những nhóm nhỏ khoảng 4 hoặc 5 em.
Cuối mỗi buổi học/ tuần học, ông viết lại tất cả những
từ mới đã học lên bảng và yêu cầu các nhóm viết
những từ này vào những tấm các rồi nộp lại. Hàng
tuần ông đều mang những tấm các đến lớp để các
thành viên trong nhóm có thể tự kiểm tra nhau hoặc
kiểm tra chéo các bạn trong nhóm khác. Ông yêu cầu
học sinh tự chia từ đã học vào những nhóm thích hợp,

thậm chí xây dựng nên một câu chuyện bằng cách
trao đổi những tấm các và viết thêm những câu sử
dụng từ được ghi trên mỗi tấm các. Bằng cách
khuyến khích học sinh nhớ lại những từ đã học trong
những tiết trước và luôn tạo điều kiện để chúng liên
tục tiếp xúc với những từ đó trong những bài học tiếp
theo, giáo viên hoàn toàn có thể trị được căn bệnh
“học trước quên sau” khi học từ mới.

III. Dạy học sinh phương pháp học
Học sinh mới là đối tượng cần phải học từ mới và
bạn không thể làm thay chúng. Bởi vậy, muốn trị tận
gốc căn bệnh ‘học trước quên sau’, việc dạy học sinh
phương pháp học là rất quan trọng. Ngay khi bắt đầu
khoá học hãy dành thời gian giúp học sinh hiểu rõ
những khó khăn mà chúng sẽ gặp phải khi ghi nhớ
thông tin mới và dạy chúng phương pháp học sao cho
hiệu quả như:
+ Cố gắng sử dụng từ mới trên lớp, khi làm bài tập
hay bất cứ khi nào có cơ hội thích hợp.
+ Tìm những từ hay cách diễn đạt mà họ đang cố
gắng ghi nhớ khi đọc hay nghe tiếng Anh.
+ Viết những đoạn văn hay câu chuyện ngắn sử dụng
những từ hay cách diễn đạt mà họ muốn ghi nhớ.
+ Viết những câu sử dụng những từ mới học nói về
những gì gần gũi với bản thân.
+ Ghi lại những từ họ muốn học vào một quyển sổ
cùng với một câu ví dụ minh hoạ. Khi đó học sinh có
thể mang theo quyển sổ ấy theo người đi bất cứ đâu
và khi rảnh rỗi (như chờ xe buýt chẳng hạn) họ có thể

ôn lại từ và cách dùng cũng như tự kiểm tra bản thân.
+ Nhắc học sinh rằng việc ôn tập một cách đều đặn là
cách tốt nhất để họ nâng cao vốn từ vựng mà không
quên mất những gì đã học.
IV. Dạy học sinh cách ghi chép bài
Giúp học sinh của bạn sắp xếp những ghi chép trên
lớp của họ sao cho thật khoa học, hiệu quả và hữu
ích. Bạn có thể chỉ cho chúng những cách khác nhau
để trình bày cuốn sổ từ vựng (như dùng biểu đồ, cây
từ mới hay những vòng tròn.v.v…) và để chúng tự
mình quyết định xem cách nào hiệu quả nhất với
chúng. Đừng quên chỉ ra cho học sinh của bạn ích lợi
của việc ghi lại phiên âm, định nghĩa, ví dụ minh hoạ,
loại từ, những giới từ mà chúng thường đi cùng cũng
như tầm quan trọng của việc liên hệ những từ có cùng
ý nghĩa.

Source: Diệu Linh

×