Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

báo cáo quy định của wto về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triểnvà các nền kinh tế chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.71 KB, 16 trang )

PHÂN TÍCH MỘT NỘI DUNG ĐỐI XỬ
ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT CỦA WTO
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM
PHÁT TRIỂN
Nhóm 3- Lớp TM 6B:
1. Nguyễn Ngọc Quỳnh
2. Nguyễn Thu Hồng
3. Đặng Thị Quỳnh
4. Lê Hoàng Mai
5. Nguyễn Ngọc Dũng
6. Phùng Trung Hưng
Nội dung

Giới thiệu các thành viên WTO

Đặc điểm, vị trí, vai trò của các thành viên đang
và kém phát triển

Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác
biệt (S & D) đối với các thành viên đang và kém
phát triển

Phân tích quy định S & D trong các lĩnh vực cụ
thể
Giới thiệu các thành viên WTO

Tính đến ngày 26/10/2012, WTO có 158 thành viên

Các Thành viên đến từ mọi châu lục với chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội không hoàn toàn giống
nhau và trình độ phát triển không đồng đều



Chia thành 4 nhóm

Nhóm các nước kém phát triển nhất (Least-developed
countries LDCs)

Nhóm các nước đang phát triển (Developing countries)

Nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Economies in
transition)

Nhóm các nước phát triển (Developed countries)
ĐẶC ĐiỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC
THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Đặc điểm

Nền kinh tế có cơ cấu lạc hậu, chủ yếu dựa vào
nông nghiệp và khai thác tài nguyên thiên
nhiên.

Năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng yếu
kém. Thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ.

Bộ máy quản lý không hiệu quả. Thủ tục hành
chính cồng kềnh, tiêu cực, tham nhũng.

Nguồn nhân lực chưa được đào tạo đầy đủ và
chuyên nghiệp.
ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC
THÀNH VIÊN ĐANG PHÁT TRIỂN

2. Vị trí, vai trò

Các nước thành viên đang phát triển ngày càng
có vị trí và vai trò quan trọng trong WTO (trong
số 158 thành viên có ¾ là thành viên đang và
kém phát triển và nền kinh tế chuyển đổi)

WTO ra đời trên cơ sở kế thừa Hiệp định GATT.

Năm 1947 (vòng Geneva) trong số 23 nước ký kết Hiệp
định GATT có 12 nước đang phát triển.

Năm 1964 (vòng Kennedy) trong số 62 nước tham gia có
gần 2/3 là các nước đang phát triển

Năm 1973 (vòng Tokyo) với số lượng 102 thành viên trong
đó 2/3 là các nước đang phát triển và nền kinh tế chuyển
đổi. Thông qua quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt cho
các nước thành viên đang phát triển
CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BiỆT VÀ
KHÁC BiỆT CỦA WTO DÀNH CHO CÁC
NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN
1. Những quy định yêu cầu các Bên ký kết GATT
phải áp dụng biện pháp để tạo điều kiện thuận
lợi cho các nước đang và kém phát triển trong
thương mại hàng hóa
2. Những quy định có tính linh hoạt dành cho các
nước đang và kém phát triển trong việc chấp
nhận nghĩa vụ trong các hiệp định của WTO
3. Các quy định về hỗ trợ kỹ thuật dành cho các

nước đang và kém phát triển trong việc nâng
cao năng lực để thực hiện các hiệp định của
WTO
Các biện pháp S&D tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại của
các Thành viên đang phát triển

Các biện pháp đơn phương do các nước
phát triển đặt ra cho phép các nước đang
và kém phát triển được hưởng những ưu
đãi đặc biệt khi xuất khẩu hàng hóa sang
các nước phát triển

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Những đối xử ưu đãi hơn đối với các Thành viên kém phát triển
nhất

Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán
thương mại về cắt giảm và loại bỏ thuế
MFN
HỆ THỐNG ƯU ĐÃI PHỔ CẬP (GSP)
1. Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of
Preferences- GSP), là biện pháp đơn phương do các
nước phát triển đưa ra để áp dụng dành riêng cho các
nước đang phát triển.
2. Hệ thống GSP quy định: hàng hóa nhập khẩu từ các
nước đang phát triển sẽ được hưởng chế độ miễn thuế
nhập khẩu hoặc hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi.

3. Hệ thống GSP sẽ được áp dụng khi các nước phát triển
nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp và một số sản
phẩm nông nghiệp từ các nước đang và kém phát triển.
4. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự
phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía
các nước đang phát triển.
CÁC MỤC TIÊU CỦA GSP

Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy
được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán
phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả
năng sử dụng chế độ này.

Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được
hưởng.

Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước được
hưởng GSP.

Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những
nước này.
CÁC MỤC TIÊU CỦA GSP (TiẾP)


Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục
điều chỉnh buôn bán theo chế độ GSP.

Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những
điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử
dụng GSP.


Cung cấp thông tin về các quy định liên quan
đến thương mại quy định các điều kiện thâm
nhập thị trường cho các nước được hưởng
NHỮNG ĐiỀU KiỆN HẠN CHẾ THEO GSP

Hàng nhập khẩu theo một số lượng nhất định
trong hạn ngạch; Số lượng vượt quá hạn ngạch
sẽ bị tính thuế trên cơ sở MFN.

Những biện pháp cần thiết theo cơ chế bảo vệ
của hệ thống GSP sẽ được thực hiện khi bị ảnh
hưởng đến công nghiệp sản xuất mặt hàng đó.

Không cấp chế độ ưu đãi cho những sản phẩm
nhập khẩu từ những nước đang phát triển trở
nên có khả năng cạnh tranh, đã chuyển sang
giai đoạn phát triển cao hơn, và những nước
không tôn trọng nhân quyền.
HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ
CẬP MỚI SỬA ĐỔI CỦA EU

Có hiệu lực từ 1/1/2014

Số quốc gia hưởng lợi 89
trong đó 49 quốc gia được hưởng EBA, 40 quốc
gia có thu nhập thấp và thấp hơn trung bình

GSP được áp dụng 3 năm liền không thay đổi


GSP mới mở rộng thêm gần 300 sản phẩm

Áp dụng cơ chế “trưởng thành”: Thị phần của
một nhóm sản phẩm từ một nước cụ thể vượt
quá 17.5% (so với 15% của GSP cũ) và được
đánh giá là cạnh tranh.
NHỮNG ĐỐI XỬ ƯU ĐÃI HƠN ĐỐI VỚI
THÀNH VIÊN KÉM PHÁT TRIỂN NHẤT

Hội nghị Bộ trưởng của WTO vào năm 1997
quyết định “Những sáng kiến hội nhập dành
cho sự phát triển thương mại của những
Thành viên kém phát triển nhất”

Cho phép tất cả các loại hàng hóa của các
Thành viên kém phát triển nhất được nhập
khẩu vào các Thành viên WTO trên cơ sở
miễn thuế hoặc không bị giới hạn bởi những
quy định có tính hạn chế khác.
Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán
thương mại về cắt giảm và loại bỏ
thuế MFN

Điều XXXVII khoản 1 Phần IV Hiệp định GATT:

Các Bên ký kết phát triển trong chừng mực có thể - có nghĩa là trừ khi có lý do
bắt buộc ngăn cản, có thể bao gồm cả những lý do pháp lý - sẽ làm hết sức mình
để thực hiện các quy định sau:

a. Dành ưu tiên cao cho việc giảm và triệt tiêu các trở ngại về thương mại đối với

các sản phẩm hiện nay, hay có thể sau này, được các Thành viên đang phát
triển đặc biệt quan tâm, kể cả các trở ngại về thuế quan hay các hạn chế khác
tạo thành sự khác biệt phi lý giữa sản phẩm sơ cấp và các sản phẩm chế biến;

b. Tự kiềm chế việc đặt ra thêm hay tăng thêm thuế quan hoặc các biện pháp trở
ngại phi thuế quan đối với việc nhập khẩu các sản phẩm mà hiện nay hay có thể
sau này, đặc biệt được các bên ký kết kém phát triển hơn quan tâm xuất khẩu

c. i) Tự kiềm chế đặt ra các biện pháp thuế khác

ii) Trong khi tiến hành cơ chế thuế dành sự ưu tiên cao cho việc giảm hay triệt
tiêu các biện pháp thuế hiện hành

có thể dẫn tới giảm bớt hay kìm hãm đáng kể nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm
sơ cấp hay đã chế biến xuất xứ toàn bộ hay một phần từ lãnh thổ các bên ký kết
kém phát triển hơn, khi các biện pháp đó được áp dụng riêng với các sản phẩm
này
Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA S&D
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Đối xử S&D có vai trò rất quan trọng đối với
quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam

Tỷ lệ dân số gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng
ngày khá cao,

Một số lượng lớn dân cư còn có mức thu nhập bình
quân đầu người chỉ vừa trên mức nghèo khổ

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tụt xuống dưới mức nghèo

khổ bởi tác động tiêu cực có thể có từ những cú sốc
bất ngờ của nền kinh tế

Lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại trong tương
lai đối với khu vực dân cư nghèo sẽ thấp hơn nhiều
so với lợi ích mà khu vực giàu có được hưởng.

Cải tổ toàn diện nền kinh tế cũng có nhiều ảnh
hưởng tiêu cực tới đời sống người dân ở khu vực
nghèo.
Ý NGHĨA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA S&D
ĐỐI VỚI VIỆT NAM (tiếp)

Đối xử S&D có vai trò rất quan trọng đối với
quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam

Tỷ lệ dân số gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng
ngày khá cao,

Một số lượng lớn dân cư còn có mức thu nhập bình
quân đầu người chỉ vừa trên mức nghèo khổ

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tụt xuống dưới mức nghèo
khổ bởi tác động tiêu cực có thể có từ những cú sốc
bất ngờ của nền kinh tế

Lợi ích do tăng trưởng kinh tế mang lại trong tương
lai đối với khu vực dân cư nghèo sẽ thấp hơn nhiều
so với lợi ích mà khu vực giàu có được hưởng.


Cải tổ toàn diện nền kinh tế cũng có nhiều ảnh
hưởng tiêu cực tới đời sống người dân ở khu vực
nghèo.

×