Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế Nguyên nhân biến động giá USD trên thế giới và tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.81 KB, 28 trang )

Tiểu luận Tài chính quốc tế
Lời nói đầu
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với các đồng tiền mạnh như
EUR, JPY, GBP nói chung cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD với đồng VND
trong thời gian qua cho thấy tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam,
TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu
hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân
chúng.
Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự
đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu
còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở
mức cao; giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu
công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói
riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng, khó có khả năng ngăn chặn; thực hiện chính
sách đồng tiền mạnh/ hay yếu của một số quốc gia trong khu vực…
Vì vậy, việc đánh giá diễn biến nguyên nhân và dự báo biến động tỷ giá,
đồng thời phân tích tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp tham gia
hoạt động thương mại quốc tế là một chủ để rất đáng quan tâm.
Trong giới hạn thời gian và kiến thức, bài tiểu luận với đề tài “Nguyên nhân
biến động giá USD trên thế giới và tại Việt Nam” chắc chắn còn nhiều hạn chế.
Nhóm 2 - Lớp cao học TM6A rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 2 – CH TM 6A 1
Tiểu luận Tài chính quốc tế
I. Biến động giá USD trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian gần
đây
I.1 Biến động giá USD trên thế giới trong thời gian gần đây
Sau thế chiến năm 1945, Mỹ đứng đầu thế giới về tỷ lệ dự trữ vàng (3/4 trữ lượng
vàng của thế giới được dự trữ tại các nhà băng Mỹ). Trong giai đoạn từ năm 1945 đến
năm 1971, hầu hết các nước đều bán vàng mua đồng đôla Mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ,


cũng là điều chỉnh cân bằng thương mại giữa các nước. Thời kỳ này, đồng USD mặc
nhiên được coi như một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, từ năm 2007 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trong nhiều lĩnh vực ở
Mỹ. Trước tình hình đó, Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tiến hành các biện pháp
nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện
nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ
Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng 8/ 2007,
Fed đã điều chỉnh lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng giảm từ 5,25% qua 6 đợt
xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007-30/4/2008). Lãi suất này
sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0
hiếm thấy.
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái từ
tháng 12/2007, và đây cũng là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Cuộc khủng hoảng đã làm cho đồng USD lên giá trong giai đoạn
đó do đồng USD là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các
nhà đầu tư toàn cầu đã mua USD để nâng cao khả năng thanh khoản của mình.
Các chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thế thoát khỏi cơn bão
khủng hoảng trong năm 2012 cho dù đã có nhiều tín hiệu tích cực từ cuối năm 2011.
Chính những bất ổn của nền kinh tế Mỹ đã làm cho đồng USD nhìn chung là giảm giá
so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Dưới đây là những so sánh đồng USD với
một số ngoại tệ mạnh trên thế giới: EUR, JPY, GBP.
• Tỷ giá EUR/USD
Từ biểu đồ cho thấy, từ giữa năm 2008 đến tháng 8/2012, đồng tiền EUR luôn biến
động lên xuống nhưng có xu hướng mất giá dần so với đồng đô la Mỹ - một đồng tiền
vốn cũng đã mất giá so với các đồng tiền khác.
Nhóm 2 – CH TM 6A 2
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Nguồn: />Nguyên nhân khiến đồng USD lên giá mạnh hơn so với đồng EUR trên thị trường
quốc tế là gì?
 Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đang trải qua giai đoạn khủng

hoảng trầm trọng nhất từ nhiều thập kỷ nay. Và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là
một điều đã được dự báo trước do những lo lắng về khả năng tồn tại của đồng
euro và tình hình bất ổn kéo dài trên chính trường Hy Lạp, cũng như các tín
hiệu tiêu cực từ kinh tế Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Giới đầu tư hiện đặt
nhiều niềm tin vào các đồng tiền quốc tế ổn định hơn như USD hay đồng yên
Nhật.
 Trong thời gian qua, ECB đã và đang thực hiện chính sách lãi suất thấp, đồng
thời tung vào thị trường hàng tỷ EUR cho các gói cứu trợ tài chính.
Cụ thể, ngày 15/1/2009, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã ra quyết định
cắt giảm lãi suất cơ bản đồng euro 0,5 điểm phần trăm xuống còn 2%. Đây là
lần thứ 4, ECB cắt giảm kể từ mức 4,25% tháng 9/2008 nhằm củng cố kinh tế
khu vực.
Ngày 8/12/2011, ECB đã cắt giảm lãi suất cơ bản của đồng EUR xuống còn
1%/năm. Mức lãi suất này được xem là thấp nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng
tài chính năm 2009. Bên cạnh đó, ECB bắt đầu cho các ngân hàng vay kỳ hạn 3
Nhóm 2 – CH TM 6A 3
Tiểu luận Tài chính quốc tế
năm lần đầu tiên trong lịch sử nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính xảy
ra, đồng thời nới lỏng các quy định về tài sản thế chấp tạo điều kiện cho các
ngân hàng trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, các biện pháp đó chỉ làm đồng
EUR giảm giá so với đồng USD.
 Trong khi phần lớn các nước châu Âu đang gặp suy thoái thì kinh tế Mỹ lại
đang có dấu hiệu hồi phục nhanh chóng phản ánh qua những con số trên thị
trường lao động Mỹ. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, trái với những dự báo
của các nhà phân tích, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 01/2012 giảm xuống
mức thấp nhất từ 3 năm qua, tức là 8,3%, trong khi ở khu vực eurozone thì
ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất kể từ khi đồng tiền duy nhất
ra đời, tức là 10,4%. Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, yếu tố đóng
góp hơn 70% vào các hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong tháng
7/2012 tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng đầu năm 2012. Đồng USD cũng

được hỗ trợ tăng giá khi các tài sản từ Mỹ như cổ phiếu dài hạn, tín phiếu và
trái phiếu duy trì sức hấp dẫn khi nền kinh tế Mỹ ngày càng được củng cố
trong bối cảnh tình hình nợ công tại châu Âu vẫn đang căng thẳng và nhiều nền
kinh tế lớn vẫn trong tình trạng khó khăn.
• Tỷ giá JPY/USD
Đồng JPY bắt đầu xu hướng tăng giá kể từ sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers
(Mỹ) hồi năm 2008, kể từ đó tới nay, giá trị thực của đồng Yên đã tăng lên 34,6%.
Tiếp theo đó, vòng quay tăng giá của đồng JPY tiếp tục được thúc đẩy khi nhiều quỹ
chọn đồng JPY làm nơi trú ẩn trước cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu và Mỹ. Nhật
Bản, mặc dù sở hữu tỷ lệ nợ khá lớn nhưng vẫn được xem là nơi ẩn náu an toàn do
những chính sách thận trọng của Ngân hàng trung ương nước này.
Nhóm 2 – CH TM 6A 4
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Nguồn: />Nhật Bản đã chịu thiệt hại nặng nề sau thảm hoạ kép động đất và sóng thần xảy ra vào
ngày 11-3-2011. Trên lý thuyết, khủng hoảng tài chính sau động đất và thảm hoạ hạt
nhân sẽ khiến nhà đầu tư bán đồng JPY và kéo giá JPY giảm xuống. Tuy nhiên điều
ngược lại đã xảy ra. Có hai nguyên nhân chính:
 Đầu cơ đồng JPY sau ngày 11-3: Thảm hoạ kép với gần 20.000 người chết đã
dấy lên kỳ vọng các công ty bảo hiểm sẽ bán các tài sản ở nước ngoài và thu
đồng JPY về để chi trả thiệt hại về tài sản và thương vong cho các nạn nhân.
Với dự đoán như vậy, nhiều người thừa cơ mua JPY để tích trữ chờ giá lên để
bán ra kiếm lời. Động thái mua JPY vào ồ ạt đã đẩy giá JPY lên cao. Tuy nhiên,
đồng JPY mạnh đã gây bất lợi đối với xuất khẩu nước này. Ngày 18-3-2011, Bộ
Tài chính Nhật Bản, Chính phủ và ngân hàng trung ương nước này đã chi tổng
cộng 692.5 tỷ JPY để cùng G7 can thiệp vào thị trường tiền tệ thông qua việc
mua đồng USD nhằm hạ giá đồng JPY.
 Đồng JPY an toàn hơn đồng EUR và USD: Điều nghịch lý là nợ công ở Nhật
Bản đã lên tới xấp xỉ 8.000 tỷ EUR, cao hơn nhiều so với mức vài tram triệu
EUR ở Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha, ngoài ra nền kinh tế Nhật Bản trên đà
suy yếu đã bị Trung Quốc soán ngôi vị số 2 thế giới, thế nhưng đồng JPY vẫn

được xem là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng nợ công
Nhóm 2 – CH TM 6A 5
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Eurozone và nỗi lo khả năng Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm đã khiến đồng JPY trở
thành một trong những kênh đầu tư được ưa thích.
 Khả năng hồi phục nhanh chóng sau thảm hoạ thiên tai của nền kinh tế Nhật
Bản đã tiếp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư. Nhật Bản đạt mức thặng dư tài
khoản vãng lai 1,18 nghìn tỷ JPY trong tháng 2/2012, giúp củng cố sự hấp dẫn
của đồng nội tệ đối với giới đầu tư. Sản lượng công nghiệp tăng 1,9% trong
tháng 1/2012. Ngoài ra, nhu cầu ô tô của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng khoảng
2% trong thời gian tới.
• Tỷ giá GBP/USD
Nhìn chung thì so với trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, đồng GBP đã
sụt giá nghiêm trọng so với đồng USD. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quí 2-
2012 của Anh đã giảm 0,7% so với quý 1-2012, mức giảm mạnh nhất kể từ đỉnh cao
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đầu năm 2009 và giảm mạnh hơn so với dự báo
của hầu hết các nhà kinh tế. Sản lượng trong khu vực dịch vụ - chiếm hơn 3/4 GDP
của Anh - giảm 0,1% sau khi đã giảm 0,2% trong quý trước đó; trong khi dù chỉ chiếm
chưa đến 8% GDP cả nước, sản lượng công nghiệp giảm tới 5,2% trong quý 2-2012 và
đây là mức giảm mạnh nhất kể từ quý 1-2009.
Ngân hàng Anh (BoE) ngày 5-7-2012 tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỉ bảng vào nền kinh
tế trong 4 tháng tới thông qua chương tình nới lỏng định lượng (QE). Chương trình QE
có mục đích thúc đẩy nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu. Lần bơm thêm này sẽ nâng
tổng gói hỗ trợ kinh tế lên tới 375 tỉ bảng Anh. Tháng 6/2012, BoE đã đưa ra hai biện
pháp hỗ trợ mới. Gói hỗ trợ đầu tiên giúp các ngân hàng tiếp cận với hàng tỉ bảng tín
dụng giá rẻ cho vay kinh doanh. Gói thứ hai giúp các ngân hàng tiếp cận với tiền mặt
trong lúc đang gặp khó khăn với hoạt động huy động vốn ngắn hạn. Vì vậy đồng bảng
Anh đã sụt giảm mạnh so với đồng USD.
Nhóm 2 – CH TM 6A 6
Tiểu luận Tài chính quốc tế

Nguồn: />I.2 Biến động giá USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây
Năm 2008 là thời điểm khởi đầu cho những biến động mạnh của tỷ giá
USD/VND. Bài viết tập trung phân tích nguyên nhân biến động của tỷ giá USD/VND
từ năm 2008 đến những tháng đầu năm 2012.
* Năm 2008:
Nguồn: bidv.com.vn
Từ 01/01 – 25/03: Tỷ giá BQLNH USD/VND giảm liên tục, từ 16.112 xuống 15.960,
mức thấp nhất là 15.560. Tỷ giá thị trường tự do dao động từ 15.700 - 16.000
VND/USD.
Nhóm 2 – CH TM 6A 7
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Nguyên nhân: Cung USD tăng do:
- Lượng kiều hối dồn về từ cuối năm 2007 đến thời điểm tết âm lịch (02/2008): 5,5 tỷ
USD;
- Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu chính phủ Việt Nam: 1,4 tỷ USD;
- Chính phủ và NHNN đẩy mạnh kiềm chế lạm phát, sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% (12/2007) lên 8,75% (02/2008);
- NHNN không thực hiện việc mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế bơm tiền ra lưu thông,
tăng biên độ tỷ giá từ 0,75% lên 1% vào ngày 10/03.
Từ 26/03 – 16/07: Tỷ giá USD/VND bán ra tại các NHTM tăng dần đều và đột ngột
tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 vào 18/06. Tỷ giá tự do cao hơn
khoảng 100 – 150 điểm. Tỷ giá BQLNH dao động từ 15.960 lên16.496.
Nguyên nhân: Cung USD giảm, cầu USD tăng do:
- Cung USD tăng nhanh đầu năm dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ;
- Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của DN XNK đến hạn cao;
- Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch giá vàng trong nước và ngoài nước;
- Thâm hụt cán cân thương mại: -7,22 tỷ USD;
- Nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu vì lo ngại về tình hình thanh khoản thấp, đẩy
nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD);
- NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quy

định số 09/2008/QĐ), giảm nguồn cung USD của các DN XK bán lại cho NH;
- NHNN nới biên độ từ 1% lên 2% vào 27/6.
Từ 17/07 – 15/10: Tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức giảm khá mạnh từ
19.400 về 16.400, sau đó ổn định quanh mức 16.500/600. Tỷ giá BQLNH tăng từ
16.494 lên 16.521.
Nguyên nhân: Cầu USD giảm, cung USD tăng do:
- Thâm hụt thương mại giảm so với các tháng đầu năm: 1,25 tỷ USD;
- NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20,7 tỷ USD, giảm cơn sốt USD và
thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm;
- NHNN ban hành các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt
các đại lý thu đổi ngoại tệ, cấm mua bán USD thông qua các ngoại tệ khác để lách biên
độ, cấm nhập khẩu và cho phép xuất khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường
thông qua NHTM .
Nhóm 2 – CH TM 6A 8
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Từ 16/10 – 31/12: Tỷ giá tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là
16.998, sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Sau khi NHNN tăng biên
độ từ 2% lên 3% vào 7/11, tỷ giá tăng lên 17.440. Tỷ giá BQLNH giảm từ 16.521
xuống 16.843 VND/USD.
Nguyên nhân: Cung ngoại tệ hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn vì:
- Nhu cầu mua ngoại tệ chuyển về nước của nhà ĐTNN đã bán tài sản tại Việt Nam từ
tháng 09 – 11, bán ròng trên thị trường trái phiếu chính phủ VN (0,7 tỷ USD), trên trị
trường cổ phiếu (khoảng 100 triệu USD) và nhu cầu mua USD của các ngân hàng
nước ngoài tăng cao (khoảng 40 triệu USD/ngày);
- Thâm hụt thương mại có dấu hiệu tăng trở lại (khoảng 1,17 tỷ USD);
- Chênh lệch lãi suất giữa USD và VND giảm mạnh, còn khoảng 8%-10%, hạn chế
việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi USD ra VND, làm giảm cung USD;
- NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM từ 22/10 – 22/11, đáp ứng nhu cầu nhập
khẩu một số hàng thiết yếu.
* Năm 2009:

Nguồn: www.sbv.gov.vn
Từ 01/01- 24/11: Tỷ giá biến động tăng cả trên thị trường liên NH và thị trường tự do.
Từ tháng 01-03: TGNH dao động trong khoảng 17.450 – 17.700, cách giá trần khoảng
0 – 200 đồng, còn tỷ giá thị trường tự do cao hơn khoảng 100 đồng; từ tháng 04-09:
Tỷ giá tiếp tục tăng lên 18.180 đến 18.500; từ tháng 10-25/11: tỷ giá tăng mạnh từ
18.545 lên 19.300, có lúc đạt đỉnh 20.000 trên thị trường tự do và 19.750 trên thị
trường LNH.
Nguyên nhân:
Nhóm 2 – CH TM 6A 9
Tiểu luận Tài chính quốc tế
- NHNN nới lỏng biên độ tỷ giá lên 5% vào ngày 23/03;
- Tâm lý bất ổn của người dân và doanh nghiệp khi tỷ giá tăng nhanh, dự đoán tỷ giá
còn tăng nữa, do đó: người dân găm giữ ngoại tệ chờ lên giá, doanh nghiệp vay USD
tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ, làm cho cầu ngoại tệ tăng;
- Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, lãi suất vay thấp, phạm vi và
thời gian vay được mở rộng, nên một số DN có ngoại tệ không muốn bán mà chỉ muốn
vay VND;
- Thâm hụt cán cân thương mại những tháng cuối năm 2008 lớn.
Từ 25/11 - 31/12: Tỷ giá bắt đầu giảm quanh mức 18.500 VND/USD.
Nguyên nhân: NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá: thu hẹp biên độ tỷ giá
xuống 3% vào 26/11; nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%.
* Năm 2010:
Nguồn: vcb.com.vn
Đầu năm: Tỷ giá USD/VND giảm nhẹ và dao động quanh mức 18.479 VND/USD.
Nguyên nhân: Cung USD tăng từ các nguồn: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp tăng, vốn hỗ
trợ phát triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục, vốn đầu tư gián
tiếp tăng khi các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán,
nguồn kiều hối từ Việt Kiều và người lao động nước ngoài gia tăng, nguồn thu từ
khách quốc tế gia tăng trở lại, thặng dư thương mại. Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng, người dân bán ngoại tệ do tâm lý sợ tỷ

giá sẽ tiếp tục giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá niêm yết trên thị
trường chính thức đã giảm đáng kể.
Nhóm 2 – CH TM 6A 10
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Ngoài ra, NHNN tiếp tục những động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như: bán ngoại
tệ cho các NHTM có trạng thái dưới 5%, hạ 3% tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi
USD…
Giữa tháng 02 đến tháng 06: Tỷ giá ổn định quanh mức 18.000 – 19.100VND/USD.
Ngày 11/02, tỷ giá BQLNH tăng từ mức 17.941 lên 18.544 VND/USD.
Nguyên nhân:
- Ngày 30/01, NHNN chính thức ban hành thông tư hướng dẫn các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng, tạo nguồn cung USD, hỗ trợ các Ngân
hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ căng thẳng trước đó.
- Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18/01/2010 về giảm mạnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ đối với các TCTD. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 7% xuống 4% đối
với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng
nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng) cho các NHTM để cho vay
trên thị trường.
- Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của
các tổ chức kinh tế tại TCTD là 1%/năm, giảm mạnh so với mức lãi suất trước đó là
4%-4,5%. Các DN đã tính toán bán USD chuyển sang gửi VND để hưởng lãi suất cao
hơn. Các NHTM đồng loạt tăng giá mua vào USD để thu hút nguồn ngoại tệ này.
- Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc
chuyển sang vay USD. Lãi suất vay bằng VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15%-
17%, thậm chí 18%/năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6%-9%/năm. Một vài
DN vay USD rồi bán lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.
- Thông tư số 25/2009/TT-NHNN ngày 15/12/2009 về mở rộng đối tượng được vay
vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu. Tăng trưởng tín dụng tăng tới
14,07% trong quý I/2010, và trong 6 tháng đầu năm 2010, tín dụng ngoại tệ tăng 27%
trong khi tín dụng VND chỉ tăng 4,6%.

- NHNN yêu cầu các NHTM chấm dứt việc giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước
ngoài và đóng cửa các sàn vàng trong nước.
Từ tháng 07-11: NHNN tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD vào ngày 17/08,
các NHTM cũng tăng tỷ giá lên kịch trần. Nguyên nhân là do NHNN nhìn thấy trước
được áp lực tăng cầu USD từ:
Nhóm 2 – CH TM 6A 11
Tiểu luận Tài chính quốc tế
- Giá vàng quốc tế tăng cao kỷ lục dẫn đến giá vàng trong nước cũng tăng cao, đôi khi
còn cao hơn giá vàng quốc tế, sẽ xảy ra tình trạng tăng cầu USD để nhập lậu vàng;
- Lạm phát bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9 khiến CPI của năm 2010 tăng 11,75% so với
7% năm 2009;
- Nhu cầu mua USD để trả các khoản vay đến hạn của các DN tận dụng chênh lệch lãi
suất, nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao; NHNN thắt chặt tín dụng ngoại tệ; lãi suất
tiền gửi ngoại tệ tăng cao lên 5%. Bên cạnh đó, cung USD giảm sút do các DN không
muốn bán USD cho NH khi lo lắng NHNN sẽ tiếp tục phá giá VND.
Kết quả của sự dư cầu USD là tỷ giá trên thị trường tự do bắt đầu tăng cao từ tháng 9
lên 20.500 VND/USD vào giữa tháng 10 và đạt đỉnh 21.500 VND/USD vào cuối tháng
11.
Cuối năm 2010: NHNN đã phải thực hiện một loạt các biện pháp để bình ổn tỷ giá:
tuyên bố tăng cung ngoại tệ cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất,
thắt chặt việc trao đổi và nhận gửi bằng vàng tại các NH, tăng hạn ngạch nhập khẩu
vàng, tăng lãi suất cơ bản lên 9% vào cuối tháng 11. Tỷ giá tại thị trường tự do có
giảm nhẹ xuống.
* Năm 2011:
Tỷ giá USD/VND biến động tăng những tháng đầu năm, sau đó ổn định ở những tháng
cuối năm. Nguyên nhân:
- NHNN tuyên bố mức phá giá VND cao nhất trong lịch sử, 9,3% vào đầu tháng
2/2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD và giảm biên độ xuống còn 1%.
Nguyên nhân là do thâm hụt thương mại cuối năm 2010 ở mức cao 12,4 tỷ USD (đã
loại trừ 2,8 tỷ USD nhập khẩu ròng vàng), dự trữ ngoại hối cũng bắt đầu giảm từ năm

Nhóm 2 – CH TM 6A 12
Tiểu luận Tài chính quốc tế
2009, lạm phát vẫn tiếp tục tăng. Tỷ giá tự do lên 22.100 VND/USD chỉ trong vài
ngày sau ngày phá giá.
- Tháng 3/2011, NHNN siết chặt các hoạt động trên thị trường tự do, áp trần lãi suất
cho tiền gửi bằng ngoại tệ, mở rộng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và VND,
lãi suất VND lúc đó lên kịch trần 14%. Cung ngoại tệ tăng khi các DN chuyển đổi từ
USD ra VND. NHNN cũng tuyên bố đã mua được 3 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối quốc
gia. Nhờ đó, cả tỷ giá tự do và tỷ giá của các NHTM đã giảm xuống từ tháng 4, có lúc
còn thấp hơn tỷ giá chính thức. Tỷ giá tiếp tục ổn định ở những tháng cuối năm 2011.
Tỷ giá BQLN còn được NNHH điều chỉnh linh hoạt đến cuối năm 2011. Từ: 20.628
ngày 07/09, đến 20.768 ngày 26/10, 20.813 ngày 14/12 và kết thúc thời điểm cuối năm
là 20.828 vào ngày 24/12.
* Những tháng đầu năm 2012:
Nguồn: www.sbv.gov.vn
Diễn biến tỷ giá 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định: Tỷ giá BQLNH
tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/USD; tỷ giá giao dịch của các NHTM sau
một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được điều chỉnh giảm dần ở
mức 20860 – 20.920 vào thời điểm cuối tháng 6. Nguyên nhân:
- Xuất siêu trở lại nhờ lợi thế về giá của một số mặt hàng xuất khẩu, cán cân vãng lai
thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 và 2011, góp phần tạo nên thặng dư của
cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012.
- Tỷ giá mua vào của sở giao dịch NHNN bắt đầu từ ngày 13/02/2012 được điều chỉnh
cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Dự trữ ngoại hối quốc gia trong quý I tăng 30%
so với cuối năm 2011.
Nhóm 2 – CH TM 6A 13
Tiểu luận Tài chính quốc tế
II. Dự báo về tỷ giá hối đoái đối với USD trên thế giới và ở Việt Nam trong
ngắn hạn và dài hạn
II.1 Dự báo về tỷ giá hối đoái đối với USD trên thế giới trong ngắn hạn

và dài hạn
Những thông tin kinh tế vĩ mô trong báo cáo mà Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED)
công bố trong thời gian gần đây cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp
tục duy trì đà phục hồi liên tiếp trong 3 tháng đầu năm 2012.
Một số biểu hiện cụ thể là: chỉ số ISM phi sản xuất tăng lên 57,3 so với mức trước
56,1. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức 8,3%, chỉ số cân đối đầu tư dài hạn tăng lên
101B so với mức trước 38,9B, niềm tin người tiêu dùng Mỹ được cải thiện đã tăng lên
1,3%. GDP trong quý 1-2012 đạt 3% và doanh thu thuế của Mỹ cuối cùng đã trở lại
với mức cao đạt được trước khủng hoảng.
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, yếu tố đóng góp hơn 70% vào các hoạt động của nền
kinh tế lớn nhất thế giới, trong tháng 7 tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng đầu năm
2012. Giá nhà đất trong quý 2-2012 cũng tăng khá ấn tượng. Đó là những dấu hiệu
mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn phục hồi nhanh hơn trong
những tháng còn lại của năm 2012.
Mặc dù nền kinh tế Mỹ ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan về khả năng phục hồi, tuy
nhiên mức độ phục hồi vẫn còn khá khiêm tốn. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu
đang có xu hướng lan rộng với mức độ ngày càng trầm trọng đe dọa đẩy Eurozone
cũng như nhiều nước khác trên thế giới cũng như Mỹ vào một cuộc suy thoái mới.
Hơn thế nữa, Mỹ hiện đang phải giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ, cùng những mâu
thuẫn chính trị trong nước. Vừa qua, Chính phủ Mỹ buộc phải nâng mức trần nợ công
lên 2.400 tỷ USD và yêu cầu cắt giảm 2.100 tỷ USD chi tiêu công trong mười năm tới,
giá nhiên liêu tăng liên tiếp từ đầu năm…là những minh chứng cho thấy nền kinh tế
Mỹ đang phục hồi nhưng còn khá yếu ớt và tiềm ẩn nhiểu rủi ro.
Chính vì lý do đó mà có thể trong ngắn hạn, đồng USD sẽ giảm giá so với các đồng
tiền khác. Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ phục hồi chưa ổn định và các nhà đầu tư
trên thế giới có xu hướng tìm kiếm các đồng tiền an toàn và ổn định hơn ví dụ như
SDR, CHF hay AUS…
Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, nhiều khả năng đồng USD sẽ hồi phục, phù hợp
với sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ, phù hợp với những điều chỉnh bắt buộc đối với
Nhóm 2 – CH TM 6A 14

Tiểu luận Tài chính quốc tế
chính sách tài khóa, tiền tệ của Mỹ và phù hợp với tham vọng muốn tiếp tục duy trì
đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế của quốc gia này.
Trong tương quan so sánh với các đồng tiền mạnh khác (EUR, JPY, GBP ), đồng
USD dù bị suy giảm trong ngắn hạn, nhưng sẽ vẫn tiếp tục duy trì vị thế đồng tiền chủ
chốt trong thanh toán thương mại và dự trữ toàn cầu trong một thời gian rất dài nữa
bởi chưa có một đồng tiền nào đủ sức cạnh tranh và nhanh chóng thay thế hoàn toàn vị
thế quốc tế của đồng USD.
Đồng GBP và đồng Franc Thụy Sỹ từng một thời là các đồng tiền dự trữ quan trọng
nhưng hai nền kinh tế này quá nhỏ bé để đồng tiền của họ có thể vươn tới vai trò là các
đồng tiền dự trữ hỗ trợ.
Nền kinh tế Nhật Bản lớn hơn nhưng chính phủ Nhật từ lâu đã không khuyến khích
việc sử dụng đồng JPY trên quy mô quốc tế vì lo ngại ảnh hưởng đến tỷ giá. Hơn nữa,
nền kinh tế suy giảm, dân số già đồng nghĩa với việc nền kinh tế và đồng tiền của Nhật
Bản không thể có vai trò lớn hơn trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu.
Đồng EUR có tiềm năng cạnh tranh với đồng USD do khu vực đồng tiền chung châu
Âu gồm 17 thành viên EU có được quy mô cần thiết, nhưng lại không ổn định bởi
những lo ngại về khả năng tồn tại lâu dài của Liên minh tiền tệ châu Âu. Hơn nữa,
đồng EUR tuy được sử dụng nhiều trong dự trữ nhưng lại ít được sử dụng trong thanh
toán quốc tế bên ngoài châu Âu.
Những lý do trên cho thấy mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế lần này ảnh
hưởng tới địa vị quốc tế của đồng USD, nhưng USD sẽ vẫn là hạt nhân của hệ thống
tiền tệ quốc tế trong một thời gian dài nữa
Dự kiến, tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu tuy sẽ giảm trong thời gian tới,
nhưng vẫn ở mức 55-60% trong 10 năm tới.
Xu hướng đồng USD so với một số loại tiền tệ khác trên thế giới:
 Đồng EUR:
Hiện nay, tình hình cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang ngày càng tồi tệ. Hy
Lạp và Ireland đã chính thức tuyên bố vỡ nợ. Một loạt các quốc gia khác như Italia,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…cũng đang có nguy cơ tương tự đe dọa sự sụp đổ của khu

vực đồng tiền chung châu Âu nói riêng và nhiều nước khác trên thế giới nói chung.
Trước tình hình ấy, thì các nước châu Âu đã phải nhóm họp và cùng chung tay góp sức
giải cứu khu vực Eurozone khỏi sự sụp đổ. Vấn đề này chắc chắn không thể được giải
Nhóm 2 – CH TM 6A 15
Tiểu luận Tài chính quốc tế
quyết trong thời gian ngắn nên trong dài hạn việc đồng USD sẽ tăng giá so với đồng
EUR là điều có thể dự đoán được.
 Đồng JPY
Có thể nói rằng kể từ sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 đồng
JPY tăng giá mạnh mẽ do các nhà bảo hiểm và giới đầu tư Nhật phải cầm cố các tài
sản ở nước ngoài để trang trải cho những chi phí sau thảm họa và nhu cầu vốn lớn để
tái thiết đất nước. Dự báo trong dài hạn, đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng
JPY do kinh tế Nhật Bản có khả năng phục hồi nhanh và mạnh mẽ hơn kinh tế Mỹ.
 Đồng GBP
Kinh tế Anh trong quí 2-2012 suy giảm mạnh nhất trong 3 năm vừa qua, sau khi chính
thứ rơi vào suy thoái trong quí 1-2012. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này
trong quý 2-2012 giảm 0,7% từ 0,3% trong quý 1-2012. Trong đó, xây dựng giảm
5,2%, sản xuất giảm 1,3% và dịch vụ giảm 0,1%. Dấu hiệu kinh tế tiếp tục suy thoái
sâu hơn tăng áp lực buộc Thủ tướng Anh David Cameron phải tiến hành nhiều biện
pháp hơn nữa nhằm thúc đẩy kinh tế, thậm chí sau khi Ngân hàng Trung ương Anh bắt
đầu chương trình nới lỏng tiền tệ và tăng mua trái phiếu. Đồng thời, IMF hạ dự báo
tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm nay xuống 0,2% và 1,4% vào năm 2013.
Các quan chức ngân hàng cho biết sẽ xem xét hạ lãi suất hiện ở mức siêu thấp 0,5%
sau khi đánh giá tác động của chương trình Quỹ cho vay mới. Ngân hàng BOE có khả
năng sẽ phải khởi động lại chương trình nới lỏng định lượng (QE) thay vì hỗ trợ cho
nền kinh tế. QE được xem là 1 yếu tố gây tiêu cực cho đồng bảng vì nó khiến nhiều
ngân hàng Trung ương phải in thêm nhiều tiền. Đó là những lý do khiến đồng Bảng
Anh ngày càng suy yếu.
II.2 Dự báo về tỷ giá hối đoái đối với USD tại Việt Nam trong ngắn hạn
và dài hạn

* Trong ngắn hạn: Dự báo tỷ giá USD/VND trong ngắn hạn tiếp tục có xu hướng ổn
định, dựa trên các yếu tố trên thị trường:
(1) Lãi suất VND bị cắt giảm một loạt từ tháng 4, hiện tại lãi suất trần VND ngắn hạn
là 9%, USD là 2%, chênh lệch lãi suất USD – VND rút ngắn đáng kể.
(2) NHNN định hướng giữ ổn định tỷ giá USD/VND trong khoảng 2-3% trong năm
nay (nhận định trong buổi đối thoại với các doanh nghiệp trong tháng 7). Điều này sẽ
Nhóm 2 – CH TM 6A 16
Tiểu luận Tài chính quốc tế
khiến các giới đầu cơ tạm thời không có những động thái tạo áp lực cho biến động của
tỷ giá USD/VND.
(3) Sự can thiệp của NHNN và chính phủ:
- Thông tư số 03/2012/TT-NHNN của NHNN ngày 08/03/2012 về siết chặt cho vay
ngoại tệ, theo đó các TCTD chỉ cho vay ngoại tệ đối với những khách hàng có nguồn
thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (có thể hiểu chỉ những khách hàng nhập
khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu mới được vay ngoại tệ), hoặc những khách
hàng không có nguồn thu từ ngoại tệ thì các TCTD chỉ được vay ngoại tệ nếu có văn
bản chấp thuận của NHNN để cho vay ngắn hạn thanh toán ra nước ngoài tiền nhập
khẩu xăng dầu, hoặc từng trường hợp cụ thể đối với các trường hợp cho vay khác. Như
vậy số doanh nghiệp được vay ngoại tệ đã bị thu hẹp. Các doanh nghiệp có nhu cầu
nhập khẩu phải chuyển sang vay VND sau đó mua USD để thanh toán. Hiện nay, lãi
suất vay VND tại các Ngân hàng đã giảm theo sự chỉ đạo của NHNN, nhưng vẫn duy
trì ở mức khoảng 17 – 18%, thậm chí có ngân hàng vẫn cho vay với lãi suất trên 20%
(thu chênh lệch ngoài). Chi phí doanh nghiệp tăng, các doanh nghiệp cần tính đến việc
giảm dần nhập khẩu.
- Thông tư 07/2012/NHNN của NHNN ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại
tệ của các TCTD, theo đó trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày của các TCTD, chi nhánh
NHNN không được vượt quá 20% vốn tự có (trước đây là 30%).
Cơn sốt USD đã được hạ xuống từ đầu năm khi 2 thông tư này có hiệu lực, dự báo tiếp
tục có hiệu lực trong việc bình ổn tỷ giá USD/VND những tháng cuối năm.
- Nghị định 24 tháng 04/2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng,

theo đó Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, hoạt động dùng vàng làm
phương tiện thanh toán sẽ bị cấm, hạn chế hoạt động gom USD để nhập lậu vàng (vì
giá vàng trong nước thường cao hơn giá thế giới 2 triệu đồng/lượng), làm tăng cầu
USD, gây sức ép tăng giá USD.
* Trong dài hạn: Tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng nhưng biến động không mạnh.
(1) Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có những thay đổi cần thiết, vẫn phụ
thuộc vào hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính
của Việt Nam vẫn là hàng nông, thủy sản, các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và các
doanh nghiệp vẫn cần nhập một lượng đáng kể nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu. Chẳng hạn, trong 8,4 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may, giày dép 5 tháng đầu
Nhóm 2 – CH TM 6A 17
Tiểu luận Tài chính quốc tế
năm 2012, thì Việt Nam đã phải nhập khẩu gần 4,9 tỷ USD bông, sợi, vải và nguyên
liệu cho dệt may, giày dép chiếm khoảng 60% giá trị hàng xuất khẩu. Tỷ lệ này gần
như không đổi từ năm 2004 đến nay. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu này của Việt Nam
sẽ chưa được cải thiện những năm tới, do đó cầu ngoại tệ vẫn tăng.
(2) Lạm phát tiếp tục giảm (CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,29% so với tháng trước đó),
làm bớt áp lực chuyển hóa sự mất giá của đồng nội tệ vào tỷ giá.
(3) Dự trữ ngoại hối quốc gia đang trên đà tăng. Theo ADB nhận định dự trữ ngoại hối
của Việt Nam đã tăng khoảng 25% trong quý I/2012 sới cuối năm 2011, tăng lên mức
17 tỷ USD từ mức 13,8 tỷ USD. NHNN vẫn tiếp tục mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ
ngoại hối quốc gia.
III. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ đến các doanh nghiệp tham
gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ chịu khả năng lãi hoặc lỗ do
biến động của tỷ giá ngoại tệ. Các khả năng có thể xảy ra là rủi ro giao dịch và rủi ro
kinh tế.
Khả năng rủi ro giao dịch có nghĩa là các khoản lỗ và lãi gắn liền với việc hoàn
tất giao dịch bằng đồng ngoại tệ. Mức độ rủi ro giao dịch phụ thuộc vào sự thay đổi
tiềm tàng trong giá trị của khoản tiền chưa thanh toán do sự thay đổi về tỷ giá hối đoái

giữa thời điểm bắt đầu ký kết hợp đồng và thời điểm giải quyết, thực hiện hợp đồng.
Khả năng rủi ro kinh tế đo lường tác động của những thay đổi không mong đợi
trong tỷ giá hối đoái lên giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai của một công ty. Khả
năng này còn được gọi là khả năng rủi ro hoạt động, hay rủi ro chiến lược hay rủi ro
cạnh tranh. Rủi ro kinh tế đối với nhà xuất khẩu khi tham gia hoạt động thương mại
quốc tế thể hiện ở ba khía cạnh là rủi ro đối với cầu hàng xuất khẩu, rủi ro đối với
cung hàng xuất khẩu và rủi ro đối với khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị
trường thế giới; rủi ro kinh tế đối với nhà nhập khẩu thể hiện ở việc rủi ro đối với cung
cầu hàng nhập khẩu trong nước.
III.1 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
* Rủi ro giao dịch:
Các công ty xuất khẩu có thể có lãi từ việc USD lên giá và lỗ từ việc USD xuống giá.
Ví dụ, một công ty xuất khẩu gạo trị giá 100,000 USD, được thanh toán sau 3 tháng kể
Nhóm 2 – CH TM 6A 18
Tiểu luận Tài chính quốc tế
từ ngày ký kết, tỷ giá lúc ký kết là 20.840 VND/USD. Các khả năng có thể xảy ra tại
thời điểm công ty được nhận tiền hàng là:
(1) Nếu tỷ giá lên giá là 21.000 VND/USD thì công ty có lãi 16 triệu đồng;
(2) Nếu tỷ giá xuống giá là 20.700 VND/USD thì công ty lỗ 14 triệu đồng.
* Rủi ro kinh tế:
(1) Tác động đến cầu hàng xuất khẩu: Nếu tỷ giá tăng, giả sử giá bán hàng xuất khẩu
bằng ngoại tệ không đổi thì thu nhập của nhà xuất khẩu bằng nội tệ sẽ tăng lên. Để đẩy
mạnh việc tiêu thụ hàng, nhà xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ để kích cầu đối với hàng xuất khẩu mà vẫn không làm giảm lợi nhuận tính
bằng nội tệ của mình. Kết quả là khối lượng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên. Ngược lại,
nếu tỷ giá giảm sẽ làm giá tính bằng ngoại tệ tăng lên, làm giảm cầu của hàng xuất
khẩu, dẫn đến giảm khối lượng hàng xuất khẩu.
Ví dụ, Công ty xuất khẩu gạo, với tỷ giá USD/VND = 20.840 thì giá cà phê = 450
USD/tấn, lượng xuất khẩu một năm 1 triệu tấn. Doanh thu năm đạt 450 triệu USD,
tương đương 9,378 tỷ VND. Nếu tỷ giá tăng lên 21.000 VND/USD, giá gạo không đổi

thì doanh thu năm đạt 9,450 tỷ VND, nghĩa là thu nhập bằng nội tệ của nhà xuất khẩu
đã tăng 72 triệu VND. Trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn kích cầu gạo mà vẫn giữ
nguyên doanh thu bằng nội tệ là 9,378 tỷ VND thì có thể giảm giá xuống còn 446
USD/tấn. Nếu tỷ giá giảm xuống 20.700 VND/USD, để giữ doanh thu nội tệ của mình
các nhà xuất khẩu gạo phải tăng giá lên 453 USD/tấn, làm giảm cầu về gạo.
(2) Tác động đến cung hàng xuất khẩu: thể hiện rõ rang hơn nếu xu hướng tăng giảm
của tỷ giá diễn ra vững chắc trong một thời gian dài.
Ví dụ, tác động của tỷ giá tăng thể hiện trên hai phương diện sau:
- Về ngắn hạn, tỷ giá tăng làm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất
khẩu tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, làm
gia tăng sản lượng dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, đó chỉ là khi chi phí
sản xuất hàng hóa xuất khẩu chưa tăng lên do hiệu ứng giá nguyên vật liệu nhập khẩu
tăng.
- Trong dài hạn, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tính bằng nội tệ sẽ có xu
hướng tăng vì: thứ nhất, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu có sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu. Vì vậy, tỷ giá tăng làm hàng nhập khẩu
tăng qua đó chi phí sản xuất tăng theo. Do việc dự trữ nguyên vật liệu sản xuất nên
Nhóm 2 – CH TM 6A 19
Tiểu luận Tài chính quốc tế
việc tăng chi phí có thể xảy ra trễ hơn; thứ hai, trong ngắn hạn khi tỷ giá tăng, các
doanh nghiệp xuất khẩu thu được lợi nhuận đáng kể. Theo đó, sẽ có cơ hội chuyển
dịch cơ cấu thị trường từ sản xuất phục vụ thị trường nội địa chuyển sang sản xuất
hướng vào xuất khẩu, làm tăng tính cạnh tranh cả đầu vào và đầu ra của sản xuất phục
vụ xuất khẩu khiến chi phí sản xuất tăng. Do đó, trong dài hạn, rất khó để doanh
nghiệp xuất khẩu có thể duy trì mức lợi nhuận cao do việc tăng cung hàng xuất khẩu.
Như vậy, tác động của tăng tỷ giá tới cung hàng xuất khẩu có tính hai mặt,
trong ngắn hạn nó có thể là nguyên nhân kích thích tăng cung hàng xuất khẩu, trong
khi về dài hạn có thể là nhân tố kìm hãm, thể hiện rõ đối với nhóm mặt hàng xuất khẩu
được sản xuất chủ yếu từ nguyên vật liệu nhập khẩu.
(3) Tác động đến khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu:

Khả năng của hàng xuất khẩu tại thị trường nước ngoài phụ thuộc ba nhóm
nhân tố: một là tính đa dạng của loại hàng đó tại thị trường nước ngoài; hai là nhóm
nhân tố liên quan đến chất lượng, thương hiệu, kênh phân phối, thị hiếu thị trường…
của hàng xuất khẩu; ba là các nhân tố liên quan tới giá cả. Tác động của tỷ giá hối đoái
tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu được thể hiện trên phương diện giá cả.
Tỷ giá tác động đến cung và cầu hàng xuất khẩu đề cập ở trên là tỷ giá danh
nghĩa song phương (chính là tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng thương mại). Tuy
nhiên, khi phân tích tác động của tỷ giá đến khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu trên
thế giới thì phải xét đến biến động của tỷ giá thực song phương hoặc tỷ giá thực trung
bình. Đề tài chỉ xin dừng lại ở việc phân tích ảnh hưởng của tỷ giá thực song phương
đến sức cạnh tranh thương mại của một nước.
Xét tầm vĩ mô, để phản ánh sức cạnh tranh của hàng trong nước với hàng hóa
nước ngoài về mặt giá, tỷ lệ so sánh giữa hàng trong nước và giá hàng nước ngoài
(quy về đồng nội tệ) được so sánh theo công thức:
E
R
= E x P
*
/P
Trong đó: E
R
– tỷ giá thực (dạng chỉ số)
E – TGHĐ danh nghĩa
P
*
– mức giá cả hàng nước ngoài tính bằng ngoại tệ
P – mức giá cả hàng nước ngoài tính bằng nội tệ
Nhóm 2 – CH TM 6A 20
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Nếu tỷ lệ (E x P

*
)/P > 1, tức E x P
*
> P, ta có mức giá cả hàng nước ngoài cao hơn
hàng trong nước, khiến hàng trong nước có sức cạnh tranh hơn so với hàng nước ngoài
về mặt giá.
Nếu tỷ lệ (E x P
*
)/P = 1, tức E x P
*
= P, ta có mức giá cả trung bình tại hai nước là
tương đương nhau.
Nếu tỷ lệ (E x P
*
) < 1, tức E x P
*
< P, ta có hàng hóa nước ngoài rẻ hơn và do vậy có
ưu thế cạnh tranh về mặt giá hơn so với hàng trong nước.
Trên thực tế, các quốc gia thường không công bố mức giá cả trung bình của hàng
hóa nước mình dưới dạng số tuyệt đối mà dưới dạng chỉ số như chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) nên công thức tính tỷ giá thực song phương dạng tương đối thường được sử
dụng để đo lường sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa hơn.
Công thức: e
o
Rt
= e
o
t
x CPI
o*

t
/CPI
o
t
x 100%
Trong đó: e
o
Rt
– chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0 (=E
Rt
/E
Ro
)
e
o
t
– chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0 (= E
t
/E
o
)
CPI
o*
t
– chỉ số giá cả hàng nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0
(=P
t
/P
o
)

CPI
o
t
– chỉ số giá cả hàng trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0
(=P
*
t
/P
*
o
)
Như vậy, tỷ giá thực phản ánh sức cạnh tranh thương mại quốc tế trên phương
diện giá cả. Khi tỷ giá thực tăng, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa
trong nước được cải thiện. Ngược lại, khi tỷ giá thực giảm, sức cạnh tranh thương mại
quốc tế bị xói mòn. Nếu như các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng làm
cho tỷ giá thực tăng; có nghĩa là giá hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn thì khi tỷ
giá tăng (nội tệ giảm giá) sẽ giúp cải thiện cạnh tranh thương mại.
III.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu
* Rủi ro giao dịch:
Các công ty nhập khẩu có thể có lãi từ việc USD xuống giá hoặc lỗ từ việc USD lên
giá. Ví dụ, một công ty nhập khẩu hàng trị giá 30,000 USD, tỷ giá lúc ký kết hợp đồng
là 20.880 USD/VND. Các khả năng có thể xảy ra là:
(1) Nếu phương thức thanh toán là TTR trả trước, Công ty cần thanh toán cho phía
xuất khẩu ngay khi ký kết hợp đồng hoặc sau 5 ngày (giả sử tỷ giá chưa có biến động)
thì công ty không chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Nhóm 2 – CH TM 6A 21
Tiểu luận Tài chính quốc tế
(2) Nếu phương thức thanh toán là TTR trả sau, D/P hoặc L/C, công ty cần thanh toán
cho phía xuất khẩu sau một thời gian. Lúc thanh toán, nếu tỷ giá xuống giá là 20.700
VND/USD thì công ty sẽ lãi so với việc thanh toán ngay là 5,4 triệu đồng; nếu tỷ giá

lên giá 21.000 VND/USD thì công ty sẽ lỗ so với việc thanh toán ngay là 3,6 triệu
đồng.
(3) Nếu công ty nhập khẩu vay USD để thanh toán thì sẽ chịu ảnh hưởng biến động tỷ
giá khi khoản vay đến hạn. Nếu công ty vay VND để đổi ra USD thanh toán ngay thì
không chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
* Rủi ro kinh tế: Tác động đến cung cầu hàng nhập khẩu trong nước:
(1) Nếu tỷ giá tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ giảm. Để giữ nguyên
lợi nhuận tính bằng nội tệ của mình, doanh nghiệp nhập khẩu lượng không đổi, tăng
giá bán trong nước (có thể dẫn đến cầu hàng nhập khẩu giảm). Ví dụ, một doanh
nghiệp nhập khẩu thép, với tỷ giá 20.880 USD/VND, giá nhập khẩu là 500 USD/MT,
số lượng nhập khẩu là 400MT, giá bán trong nước là 13 triệu đồng. Giá trị nhập khẩu
là 4,176 tỷ đồng, doanh thu bán trong nước là 5,2 tỷ, lãi là 1,024 tỷ. Nếu tỷ giá tăng
lên 21.000 VND/USD, giá trị nhập khẩu là 4,2 tỷ, lãi là 1 tỷ. Nếu doanh nghiệp muốn
giữ lợi nhuận là 1,024 tỷ thì cần tăng giá bán trong nước lên 13,06 triệu đồng.
(2) Nếu tỷ giá giảm, lợi nhuận các doanh nghiệp khẩu sẽ tăng. Khi đó các doanh
nghiệp nhập khẩu có thể giữ nguyên lợi nhuận bằng nội tệ của mình bằng cách giảm
giá bán trong nước (tăng cầu hàng nhập khẩu). Ví dụ, nếu tỷ giá giảm xuống 20.700
VND/USD, giá trị nhập khẩu là 4,14 tỷ, lãi 1,06 tỷ đồng. Để tăng lượng khách hàng
hoặc duy trì những mối quan hệ kinh doanh lâu năm, doanh nghiệp có thể giảm giá
bán trong nước là 12,91 triệu đồng mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận là 1,024 tỷ. Để tăng
lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng có thể nhập khẩu khối lượng nhiều hơn (tăng cung
hàng nhập khẩu)
IV. Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam
4.1 Các công cụ ngoại hối phái sinh
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể sử dụng hai công cụ ngoại hối phái
sinh là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ
giá. Các Ngân hàng tại Việt Nam đã đưa vào sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh này
Nhóm 2 – CH TM 6A 22
Tiểu luận Tài chính quốc tế

hiện nay gồm: BIDV, Vietcombank, Agribank, Eximbank, ACB, Techcombank, MB,
VIB, Citibank và HSBC – CN Việt Nam.
* Các doanh nghiệp xuất khẩu
(1) Hợp đồng kỳ hạn
Nếu công ty xuất khẩu lo ngại biến động tỷ giá tại thời điểm nhận được tiền hàng, có
thể ký hợp đồng bán kỳ hạn USD cho Ngân hàng để chắc chắn số tiền VND nhận được
trong tương lai, tránh được ảnh hưởng biến động tỷ giá.
Ví dụ, Công ty xuất khẩu gạo trên có thể bảo hiểm khoản thu tính ra nội tệ của mình
bằng cách đến Ngân hàng ký một hợp đồng bán kỳ hạn 3 tháng số tiền 100,000USD,
với tỷ giá kỳ hạn kỳ vọng bán cho Ngân hàng được tính theo công thức sau:
F = 20.840 x (1 + 9% x 3/12)/(1+ 2% x 3/12) = 21.203 VND/USD
Sau 3 tháng:
+ Nếu tỷ giá giao ngay mua vào chuyển khoản của các Ngân hàng xuống giá là 20.700
VND/USD thì công ty sẽ có lãi so với việc không có bảo hiểm là 50,3 triệu đồng.
+ Nếu tỷ giá tăng lên 21.000 VND/USD (thấp hơn tỷ giá kỳ hạn) thì công ty vẫn có lãi
là 20,3 triệu đồng.
+ Nếu tỷ giá giao ngay lên giá và cao hơn tỷ giá kỳ hạn là 21.500 VND/USD thì công
ty sẽ lỗ 29,7 triệu đồng.
(2) Hợp đồng quyền chọn
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng chiến lược quyền chọn
sau:
Mua quyền chọn bán: Ngân hàng là người bán và thu phí
Ví dụ, Công ty xuất khẩu gạo trên sử dụng chiến lược mua hợp đồng quyền chọn bán
100,000USD thời hạn 3 tháng, với tỷ giá quyền chọn là 21.200 VND/USD, phí quyền
chọn 250 VND/USD. Sau 3 tháng:
- Nếu tỷ giá giao ngay xuống giá là 20.700VND/USD (thấp hơn tỷ giá quyền chọn)
thì công ty thực hiện quyền chọn bán tại tỷ giá 21.200VND/USD và lãi: (21.200 –
20.700 – 250) x 100,000 = 25 triệu đồng.
 Trong trường hợp này nhà xuất khẩu nên chọn phương án hợp đồng kỳ hạn.
- Nếu tỷ giá giao ngay lên giá là 21.000 VND/USD (vẫn thấp hơn tỷ giá quyền chọn)

thì khi công ty thực hiện quyền chọn bán sẽ lỗ: 5 triệu đồng.
 Nhà xuất khẩu nên chọn phương án hợp đồng kỳ hạn.
Nhóm 2 – CH TM 6A 23
Tiểu luận Tài chính quốc tế
- Nếu tỷ giá lên giá 21.500 VND/USD (cao hơn tỷ giá quyền chọn) thì công ty sẽ
không thực hiện quyền chọn mà bán USD trên thị trường giao ngay và mất phí: 25
triệu đồng.
 Trong trường hợp này nhà xuất khẩu nên chọn phương án mua quyền chọn bán.
Bán quyền chọn mua: Ngân hàng là người mua và trả phí
Ví dụ, Công ty xuất khẩu gạo trên sử dụng chiến lược bán quyền chọn mua
100,000USD thời hạn 3 tháng, với tỷ giá quyền chọn 21.200 VND/USD, phí quyền
chọn 200 VND/USD. Sau 3 tháng:
- Nếu tỷ giá xuống giá là 20.700 VND/USD (thấp hơn tỷ giá quyền chọn) thì Ngân
hàng sẽ không thực hiện quyền chọn, nhà xuất khẩu bán USD trên thị trường giao
ngay và lãi được phí 20 triệu đồng.
 Nhà xuất khẩu nên chọn phương án hợp đồng kỳ hạn.
- Nếu tỷ giá lên giá là 21.500 VND/USD (cao hơn tỷ giá quyền chọn) thì Ngân hàng sẽ
thực hiện quyền chọn, mua USD của nhà xuất khẩu với tỷ giá 21.200 VND/USD. Nhà
xuất khẩu lỗ: (21.500 – 200 – 21.200) x 100.000 = 10 triệu đồng.
 Nhà xuất khẩu nên chọn phương án bán quyền chọn mua.
* Các doanh nghiệp nhập khẩu
(1) Hợp đồng kỳ hạn
Nếu công ty nhập khẩu lo ngại biến động tỷ giá tại thời điểm thanh toán tiền hàng, có
thể ký hợp đồng mua kỳ hạn USD tại Ngân hàng để chắc chắn số tiền VND phải thanh
toán trong tương lai, tránh được ảnh hưởng biến động tỷ giá.
Ví dụ, Công ty nhập khẩu thép trên có thể bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu của
mình bằng cách đến Ngân hàng ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 30,000USD,
với tỷ giá kỳ hạn kỳ vọng được Ngân hàng bán ra là:
F = 20.880 x (1 + 9% x 3/12)/(1+ 2% x 3/12) = 21.244 VND/USD
Sau 3 tháng:

- Nếu tỷ giá bán ra giao ngay của Ngân hàng xuống giá là 20.700 VND/USD, nhà
nhập khẩu sẽ lỗ: (21.244 – 20.700) x 30,000 = 16.320.000 đồng.
- Nếu tỷ giá lên giá là 21.500 VND/USD, nhà nhập khẩu sẽ lãi 7.680.000 đồng.
(2) Hợp đồng quyền chọn
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà nhập khẩu cũng có thể sử dụng chiến lược quyền
chọn sau:
Nhóm 2 – CH TM 6A 24
Tiểu luận Tài chính quốc tế
Mua quyền chọn mua: Ngân hàng là người bán và thu phí
Ví dụ, Công ty nhập khẩu thép trên sử dụng chiến lược mua hợp đồng quyền chọn
mua 30,000USD thời hạn 3 tháng, với tỷ giá quyền chọn 21.200 VND/USD, phí quyền
chọn 250 VND/USD. Sau 3 tháng:
- Nếu tỷ giá xuống giá 20.700 VND/USD, nhà nhập khẩu không thực hiện quyền chọn
mà sẽ mua USD trên thị trường giao ngay và mất phí 7,5 triệu đồng.
 Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu nên lựa chọn phương án quyền chọn mua.
- Nếu tỷ giá lên giá là 21.500 VND/USD, nhà nhập khẩu thực hiện quyền chọn mua
USD tại tỷ giá 21.200 VND/USD và lãi: (21.500 – 21.200 – 250) x 30,000 = 1,5 triệu
đồng.
 Nhà nhập khẩu nên lựa chọn phương án kỳ hạn.
Bán quyền chọn bán:Ngân hàng là người mua và trả phí
Ví dụ, Công ty nhập khẩu thép trên sử dụng chiến lược bán quyền chọn bán
30,000USD, với tỷ giá quyền chọn 21.200 VND/USD, phí quyền chọn 200
VND/USD. Sau 3 tháng:
- Nếu tỷ giá giao ngay xuống giá 20.700 VND/USD thì Ngân hàng thực hiện quyền
chọn, bán USD cho nhà nhập khẩu với tỷ giá 21.200 VND/USD và nhập khẩu bị lỗ:
(21.200 – 200 – 20.700) x 30,000 = 9 triệu đồng.
 Nhà nhập khẩu nên lựa chọn phương án quyền chọn
- Nếu tỷ giá giao ngay lên giá là 21.500 VND/USD thì Ngân hàng không thực hiện
quyền chọn mà bán USD trên thị trường giao ngay, nhà nhập khẩu lãi được khoản phí
là 6 triệu đồng.

 Nhà nhập khẩu nên lựa chọn phương án kỳ hạn.
4.2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro khác
- Chú trọng công tác dự báo biến động tỷ giá: Dự báo được xu hướng biến động tỷ giá
không những sẽ có giải pháp hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà còn
là cơ hội kiếm lãi từ sự biến động tỷ giá.
- Đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán: Nếu việc thu từ hoạt động xuất khẩu và thanh toán
từ hoạt động nhập khẩu chỉ dựa vào một số ngoại tệ thì rủi ro tỷ giá là rất lớn, đúng
bằng sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biết đa
dạng hóa các ngoại tệ trong thanh toán quốc tế thì rủi ro tỷ giá sẽ giảm đi đáng kể, bởi
khi tỷ giá của các đồng tiền biến động thì có thể làm phát sinh lãi đối với đồng tiền này
Nhóm 2 – CH TM 6A 25

×