Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu Triển khai ADSL trên thế giới và ở Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.74 KB, 27 trang )

Chương 2 : Triển khai ADSL trên thế giới và ở Việt Nam
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ
Nguồn : vnghiit.com

2.1 Tình hình triển khai ADSL
Trong những năm gần đây các hệ thống cung cấp dịch vụ xDSL mà đặc biệt là ADSL
đang phát triển hết sức mạnh mẽ trên toàn cầu. Một số nước có nền viễn thông phát triển
mạnh thì thị trường đã bắt đầu đi vào giai
đoạn bão hoà. Các nước khác có cơ sở hạ tầng
kém hơn hoặc từ trước đến nay vẫn còn dè dặt với công nghệ này thì bây giờ cũng đang
chuẩn bị hoặc đã đầu tư triển khai. Rõ ràng họ không thể đứng ngoài cuộc chờ đợi một sự
thống trị của mạng toàn quang (không biết bao giờ thực hiện được) trong khi họ đang
từng ngày từng giờ phả
i chịu một sức ép nặng nề từ phía khách hàng trong và ngoài
nước. Với một chi phí vừa phải, tận dụng đựơc tối đa cơ sở hạ tầng hiện có xDSL giúp
cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thoả mãn đựợc đồng thời cả hai yêu cầu có thể
nói là “thường xuyên đối nghịch nhau ” : giá thành và tốc độ truy nhập.

2.2 Việt Nam
Sau khi xem xét : Báo cáo nghiên cứu khả thi số hiệu 08-03- 2002/DADT-TVTK do
Viện Khoa học kỹ thu
ật Bưu Điện lập và Biên bản kháo sát hệ thống cung cấp dịch vụ
ADSL cho các tỉnh và thành phố. Ngày 20/06/2003 Hội đồng quản trị Tổng Công Ty
Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam đã ra quyết định số 292/QĐ-ĐTPT/HĐQT quyết định
đầu tư dự án (pha 1) “Hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL Bưu điện thành phố HÀ Nội, Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Bưu điện tỉnh
Đồng Nai và Bình Dương”. Tổng Công Ty cũng đã
quyết định dự án đầu tư pha hai sẽ được triển khai vào cuối năm nay tại : Thành phố Đà
Nẵng, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, Khánh Hoà, Thừa Thiên- Huế, An Giang, Nghệ
An, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Kiên Giang. Pha 1 đã dược triển khai và hiện tại đã đi vào hoạt
động tạo nên một không khí sôi động trong việc sửdụng Internet, theo những gì mà tôi


quan sát được tạ
i Hà Nội thì kể từ sau ngày Bưu điện Hà Nội khai trương dịch vụ Internet
tốc độ cao Mega VNN(ADSL), số lượng thuê bao đăng kí sử dụng tăng lên rất nhanh
(chủ yếu là các cơ quan công sở, các doanh nghiệp và các quán cafe internet) đặc biệt tại
Hà Nội và Thành Phố hồ Chí Minh chỉ sau vài tháng khai trương số lượng thuê bao đăng
kí đã vượt xa số cổng lắp đặt, vì vậy biện pháp mở rộng dung lượng đã ngay lập t
ức được
triển khai. Các dịch vụ internet công cộng này đã thu hút một lực lượng rất lớn thanh
niên sinh viên tới sử dụng. Những sinh viên như chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi với
chỉ 3000đ/tiếng chúng tôi có thể truy cập tới bất cứ một trang Web nào để tìm kiếm thông
tin mà không phải quá bận tâm về vấn đề tốc độ như trước đây. Có thể nói rằng cùng với
sự nâng cấp đường truyền đi quốc tế của VDC, ADSL đã làm nên sự khác biệt, tạo ra
một bộ m
ặt mới cho ngành bưu điện.
Cụ thể :
Tổng số vốn đầu tư cho:
Pha một :
Tổng vốn đầu tư : 223.497.560.000đ
Trong đó
+ Bưu thành phố Hà Nội : 3000 thuê bao
+ Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh : 5000 thuê bao
+ Bưu điện thành phố Hải Phòng : 1000 thuê bao
+ Bưu điện tỉnh Đồng Nai : 1000 thuê bao
+ Bưu điện tỉnh Bình Dương: 1000 thuê bao
Pha hai : 198.704.000.000 VNĐ.

2.3 Thế gi
ới

2.3.1 Xu hướng toàn cầu

Trong "mùa đông hạt nhân" năm 2001 sau sự kiện ngày 9 tháng 11 thị trường viễn
thông đi xuống nhưng DSL vẫn phát triển mạnh và tăng 78%. DSL vào đầu năm 2002 đã
vươn lên dẫn đầu trong các phương pháp truy xuất tốc độ cao trên toàn thế giới đạt 18,7
triệu thuê bao (theo Point Topic) vượt qua mặt đối thủ truyền kiếp cable modem 15 triệu
thuê bao (theo Kinetic Strategies). Tuy nhiên, ở thị trường Bắc Mỹ thì số thuê bao DSL
vẫn còn thua xa số
thuê bao cable modem. Số đường dây thuê bao số trên toàn thế giới đã
tăng 36% trong 6 tháng đầu năm 2002, từ 18,7 triệu lên đến 25,6 triệu. So ra thì đây là sự
sút giảm so với 6 tháng cuối năm 2001 khi tỷ lệ tăng trưởng đã là 78% với 8,2 triệu
đường dây mới được lắp đặt. Ðây cũng là 6 tháng có tỷ lệ phát triển thấp nhất trong lịch
sử ngắn ngủi của DSL.



Hình 2.1 DSL đã tăng từ 880 000 đường dây năm 1999
lên 25,5 triệu đường dây vào cuối tháng 6 năm 2002



Hình 2.2 Phân bố DSL trên thế giới tính đến 30 tháng 6 năm 2002

Nhưng nhìn vào quá trình phát triển của DSL từ con số 880 000 đường dây vào cuối năm
1999 đến 25,5 triệu đường dây vào cuối tháng 6 năm nay thì có thể thấy đó là kết quả của
thời kỳ suy thoái và khủng hoảng tài chính trong ngành viễn thông toàn thế giới và nó
không phải là dấu hiệ
u của sự chựng lại lâu dài của DSL. Sự phát triển chậm lại của một
vài vùng chỉ có tính thời vụ vì loại thị trường dịch vụ này có xu hướng mạnh lên trong 6
tháng cuối năm. Hai cường quốc DSL là Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng ở tình trạng chững
lại theo thời vụ. Thị trường Hàn Quốc đã đạt đến trạng thái bão hoà trong khi Hoa Kỳ
đang phải đối mặt với khủng hoả

ng trầm trọng trong ngành viễn thông đã làm suy thoái
tài chính đáng kể cho DSL. Sự phát triển ở các quốc gia khác đáng chú ý là Nhật Bản và
hầu hết các nước Tây Âu vẫn rất mạnh mẽ. Tất cả các quốc gia ngoài Hàn Quốc thì còn
lâu mới đạt được thị trường bão hoà.

2.3.2 Các quốc gia và các vùng phát triển trên thế giới
Vùng châu Á - Thái Bình Dương vẫn là vùng phát triển DSL lớn nhất với 10,7 triệu
đường dây. Vùng Bắc Mỹ là 6,6 triệu đường dây trong khi Tây Âu đang gần lấp đầy chỗ
trố
ng còn lại. Kế đó, vùng gây được sự chú ý là Nam và Ðông Á bao gồm Trung Quốc và
Ấn Ðộ với tổng số 1,1 triệu đường dây. Phần còn lại của thế giới bao gồm Mỹ La Tinh,
Trung Ðông và châu Phi có tổng số 800 ngàn đường dây. Tốc độ phát triển giữa các vùng
rất là ấn tượng. Bắc Mỹ đã đạt được tốc độ phát triển cao nhất vào 6 tháng cuối năm 2000
nên đang chậm lại. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương dẫn
đầu là Hàn
Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh với Bắc Mỹ từ cuối năm 2000 và ngày càng phát
triển nhanh hơn dù có chậm lại đôi chút trong 6 tháng đầu năm 2002. Hiện nay đã thấy
được những dấu hiệu đầu tiên cho sự cất cánh của vùng Nam và Ðông Á, đặc biệt là
Trung Quốc. Sự phát triển của các vùng khác (Mỹ La Tinh, Trung Ðông, châu Phi và
Ðông Âu) vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khởi. Tuy nhiên Ba Tây, Do Thái và Estonia đã có
được mức
độ phát triển tương đối.
Về tổng số đường dây thì Hàn Quốc vẫn dẫn đầu. Tuy nhiên, trong tương lai gần có
lẽ sẽ bị Hoa Kỳ hay cũng có thể là Nhật Bản qua mặt trong 12 tháng sắp tới. Hiện nay,
Nhật Bản, Mỹ và Ðức đang phát triển nhanh hơn Hàn Quốc. Ba Tây cũng cho thấy sự
phát triển vượt bậc. Trong 10 quốc gia có tỷ lệ phát triển nhanh nhất trong 6 tháng qua thì
có đến 7 quốc gia Tây Âu khi chỉ th
ống kê các quốc gia có trên 100 000 đường dây DSL.
Nga và Mê Hy Cô cũng có tỷ lệ phát triển cao nhưng con số đường dây lại ở mức thấp.



Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng từng vùng: tiềm năng châu Á - Thái Bình Dương
và Tây Âu vẫn mạnh mẽ nhất




Hình 2.4 Tổng số đường dây DSL của 10 quốc gia dẫn đầu thế giới

2.3.3 Tỷ lệ phổ biến DSL

Hàn Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về số đường dây DSL trên 100 dân. Về con số này thì
Ðài Loan đã qua mặt Hương Cảng và Ðan Mạch qua mặt Gioóc Đa Ni. Ấn tượ
ng nhất là
Nhật Bản chỉ trong vòng 18 tháng đã đi từ chỗ gần như số không đã phát triển nhanh
chóng và lọt vào "top ten" trên thế giới về số đường dây DSL trên 100 dân.

Hình 2.5 10 quốc gia dẫn đầu về số đường dây
được lắp đặt mới trong 6 tháng đầu năm 2002


Hình 2.6 10 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng DSL cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2002



Hình 2.7 10 quốc gia có tỷ lệ phổ biến DSL cao nhất

Trong khi đó thì Hoa Kỳ đã bị loại, đứng vị trí thứ 12 sau Tây Ban Nha. Mặt khác
Hoa Kỳ là một trong rất ít quốc gia có số thuê bao cable modem cao hơn DSL (các quốc
gia khác là Gioóc Đa Ni, Hà Lan, Tây Ban Nha và Úc ). Nhiều nước nhỏ nhưng lại có số

đường dây DSL trên 100 dân khá cao như Iceland với 5,3 còn Estonia ở Ðông Âu lại có
con số này là 1,5 vượt qua cả Pháp, Ý và Liên Hiệp Anh.

2.3.4 Xu hướng phát triển
Hoa Kỳ dẫn đầu thế gi
ới về thị trường DSL trong nhưng ngày đầu nhưng đã nhanh
chóng bị Hàn Quốc bắt kịp và qua mặt. Ðức và Nhật tiếp cận thị trường bằng nhiều cách
khác nhau, bắt đầu cất cánh từ năm 2001 nhưng hiện vẫn đang tụt hậu so với Mỹ, Ðại
Hàn khoảng 15 tháng.


Hình 2.8 10 quốc gia có tỷ lệ đường dây PSTN chuyển sang DSL cao nhất

Cần nhận xét rằng ở Mỹ và Ðại Hàn thì 6 tháng cuối năm bao giờ tỷ lệ phát triển cũng
cao hơn 6 tháng đầu năm. Ðiều này cũng tương tự như ở thị trường máy tính cá nhân hay
điện thoại di động và là yếu tố phải kể đến khi dự báo. Tình hình Hàn Quốc cũng cho
thấy dấu hiệu của sự bão hoà dịch v
ụ thông tin tốc độ cao. Cuối tháng 6 năm 2002 Hàn
Quốc có 3,3 triệu modem cáp đồng trục và 5,7 triệu đường dây DSL, tương đương với 58
đường dây thông tin tốc độ cao trên 100 dân. Trong khi đó, số kết nối Internet qua
modem dial-up đã giảm xuống còn 520 ngàn hay 3 đường dây trên 100 dân. Rõ ràng là sự
phát triển thông tin tốc độ cao ở Hàn Quốc rất khó có thể tăng thêm.




Hình 2.9 Tình hình phát triển của các cường quốc DSL


2.3.5 Nguyên nhân phát triển của DSL


Với công nghệ DSL thì các trở ng
ại kỹ thuật đã được khắc phục dần. Bên cạnh đó, hạ
tầng cơ sở pháp lý cho thông tin tốc độ cao ngày càng phát triển tuy có chậm nhưng đã
giảm bớt bất ổn trong đầu tư. Khả năng DSL ngày càng phong phú và càng có nhiều
phiên bản mới cho DSL như ADSL2 và Splitterless ADSL2 được ITU-T thông qua ở
khuyến nghị 992.3 và 992.4 vào tháng 7 năm 2002. Những phiên bản khác nhau của DSL
đáp ứng được từng nhu cầu cũng như từng
điều kiện đường dây cụ thể.
Công nghệ DSL đáp ứng được yêu cầu của các dịch vụ đòi hỏi thời gian thực, tốc độ
cao như mua sắm trên mạng, chơi trò chơi trực tuyến, chat, giáo dục, lên kế hoạch đi lại
và xem video.

2.3.6 Triển vọng DSL
Trong các loại công nghệ truy xuất tốc độ cao thì DSL có tỷ lệ khách hàng là doanh
nghiệp cao nhất: 20%. Với số đường dây trên 1 tỷ của thế giới thì DSL chỉ chiếm có h
ơn
2,5%. Dự báo đến cuối năm 2005 thì số đường dây DSL có thể đạt được đến con số 200
triệu.

2.4 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An trong những năm gần đây:
Nghệ An, mảnh đất thân yêu của tổ quốc Việt Nam là một bức tranh hoành tráng nhiều
màu sắc:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Con người Nghệ An trong suốt tiến trình phát triển c
ủa lịch sử từ xa xưa tới nay không
những chỉ ngắm bức tranh hoạ đồ đó, mà đã sống với nó, sống trong nó và trang điểm
chốn tươi đẹp hơn. Nhiều con sông xanh ngày nay ta cứ ngỡ là có nguồn gốc tự nhiên,
mà thực ra đó là những dòng kênh do con người ở đây đã đào ra từ bao thế kỷ trước.

Nhiều cánh đồng ngày nay khi mùa về như tấm lụa vàng trải rộ
ng mênh mông thực ra
được bắt đầu hình thành nhờ những cuộc khẩn hoang, vỡ đất của các bậc tiền nhân.
Địa danh Nghệ An xuất hiện từ năm 1033 dưới triều đại Lý Thánh Tông thay cho tên
Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước. Về địa hình, diện mạo, Nghệ An là nơi bắt
đầu thắt lại của dải đất miền trung, có vị trí địa lý đóng vai trò yết hầu trên con đường
thiên lý xuyên Việt, là vùng đất có núi rừng trùng điệp, chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, án
ngữ sau lưng là dãy trường sơn hùng vĩ, trải ra trước mặt là biển đông lai láng mênh
mông. Với diện tích 16.487,3km
2
, 82 km bờ biển, có nhiều khoáng sản quí hiếm như đá
Rubi, thiếc đá vôi, vàng. Dân số gần 3 triệu người 1,5 triệu lao động trong đó có 250 tiến
sĩ, hơn 3 vạn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, 6 vạn cán bộ kỹ thuật trung cấp, 3,6
vạn công nhân lành nghề.Con người ở đây cần cù, chịu khó làm ăn, ham học hỏi, thông
minh sáng tạo. Ngh
ệ An thực sự trở thành một tỉnh có tiềm năng kinh tế và nguồn nhân
lục dồi dào, có truyền thống cách mạng lâu đời.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của quốc gia, các ngành công
nghiệp, du lịch, văn hoá, thể thao của tỉnh cũng được phát triển mạnh mẽ. Từ một tỉnh bị
đổ nát sau chiến tranh, ngày nay Nghệ An đã trở thành một tỉnh tương đối phát triển
xứng đáng là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của khu vực Bắc trung Bộ và là đầu mối
giao thông quan trọng nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt. Kết cấu hạ tầng của
Nghệ An bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khách trong nước và quốc tế như: Bưu
chính viễn thông, hệ thố
ng ngân hàng, hệ thống điện nước, mạng lưới giao thông khách
sạn, nhà hàng. Sân bay Vinh được cải tạo nâng cấp để máy bay hạng nặng có thể lên
xuống, phục vụ khách trên các tuyến quan trọng. Cảng biển quốc tế cửa lò hiện tại tàu
6.000 – 7.0000 tấn đã vào ra thường xuyên, đang được đầu tư và nạo vét và làm thêm bến
để tàu một vạn tấn vào ra nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho Lào và Đông-
B

ắc Thái Lan theo đường số 7, đường 8 qua cảng Cửa Lò để đi các nước. Đây thực sự là
một tiềm năng to lớn chưa được khai thác hợp lý cho phát triển kinh tế của khu vực miền
trung và tiểu vùng Nghệ An- Lào- Đông bắc Thái Lan. Cửa Lò cũng là điểm du lịch hấp
dẫn mà hàng năm đã thu hút một lượng khách (trong nước và quốc tế) rất lớn viếng thăm
cũng như chọ
n làm điểm dừng chân trên cuộc hành trình xuyên Việt. Nhiệt độ trung bình
của Nghệ An khonảg 23,5
0
C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, độ ẩm 71% -
91%. toàn tỉnh Nghệ An có 01 thành phố, 01 thị xã và 17 huyện.
Nghệ An đang từng bước khắc phục khó khăn và cố gắng thu hút đầu tư bằng các
chính sách ưu đãi, áp dụng triệt để các chính sách đầu tư của chính phủ đối với đầu tư
trong và ngoài nước. Hiện nay Nghệ An đã và đang tập trung vào xây dựng bố
n khu công
nghiệp trọng điểm là: KCN Hoàng Mai, KCN Nam Cấm, khu công nghiệp Phủ Quỳ và
KCN Bắc Vinh.






Một số chỉ tiêu kinh tế đạt được của Nghệ An trong những năm qua như sau :


Năm
2000 2001 2002 6 tháng 2003
GDP(%)
6,21% 8,9% 11% 11,55%
GNP(tỷ)

6317 6880 7636 8025
Tỉ lệ tăng
DS(%)
1,5 1,43 1,36 1,2

×