Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

hiệu quả hoạt động king doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.81 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài và
cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Để đạt được mục tiêu trở thành
một doanh nghiệp mạnh trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công ty
phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị
trường. Vì vậy, các nhà quản trị của Công ty phải quan tâm nhiều đến tình hình hoạt
động kinh doanh của Công ty, phải đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
để giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa” để làm đề án chuyên ngành với
mong muốn đóng góp ý kiến của mình nhằm nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ
cho các nhà quản trị của Công ty và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư với Công
ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Cổ phần Cao su Phước Hòa. Thông qua đó để hoàn thiện công tác phân tích và đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, số liệu giai đoạn từ
2011 – 6/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính, kế hoạch phát triển của
công ty, các số liệu về thị trường tiêu thụ,… Kết hợp với các thông tin từ bên ngoài
như tạp chí, sách, internet,… Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập thì sử dụng các
phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh,…
5. Kết cấu của đề án
Với đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao
su Phước Hòa, ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…đề
án được kết cấu gồm hai chương:


Chương 1: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su
Phước Hòa.
Chương 2: Đánh giá chung và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa.
1
6. Lời cảm ơn
Lời đầu tiên tôi xin kính gửi đến bố mẹ những người đã luôn động viên, chăm lo
và nuôi dưỡng tôi có được ngày hôm nay một lời biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn,
những thầy cô khoa Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế và Kế
toán và đặc biệt là cô Đặng Thị Thơi, những người đã dìu dắt, truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn đồng hành, động
viên và đặt niềm tin vào tôi trong suốt thời gian qua!
Trong thời gian hoàn thành bài đề án, tuy đã nhận được các ý kiến đóng góp
nhưng vẫn kính mong những góp ý, bổ sung nhiều hơn nữa để bài viết được hoàn thiện
một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Cẫm Loan
2
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa
1.1.1. Giới thiệu về Công ty
•Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa.
•Tên tiếng Anh: Phuoc Hoa Rubber Joint Stock Company.
•Tên giao dịch: PHURUCO.
•Mã chứng khoán: PHR.
•Biểu tượng của Công ty:

•Vốn điều lệ: 813.000.000.000 đồng (Tám trăm mười ba tỷ đồng chẵn).
•Trụ sở chính: Ấp 2 – Xã Phước Hòa – Huyện Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương.
•Điện thoại: (84.0650) 3657 106.
•Fax: (84.0650) 3657 110.
• Website: www.phuruco.vn; www.phr.vn
•Email:
•Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 4603000509 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình
Dương cấp ngày 03/03/2008.
•Mã số thuế: 3700147532.
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (Phuruco) có tiền thân là đồn điền cao su
Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao
su Quốc Doanh Phước Hòa.
Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập
và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo Quyết định số
142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực
phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Ngày 27/03/1993, đổi thành Công ty Cao su Phước Hòa. Ngày 26/11/2007, công ty
chính thức trở thành công ty cổ phần. Đến ngày 03/03/2008, đổi thành Công ty Cổ
phần Cao su Phước Hòa.
Ngày 18/08/2009, PHURUCO chính thức niêm yết 81.300.000 CP tương đương 813
tỷ đồng trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) với mã PHR. Và tính đến ngày
05/11/2014, tổng vốn điều lệ và tài sản của Công ty lần lượt là 813 tỷ đồng và 3.209 tỷ
đồng.
3
Các nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty: Nhà máy chế biến Bố Lá; Nhà máy
chế biến mủ ly tâm; Nhà máy chế biến Cua Paris.
Công ty có các công ty con: Công ty TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa –
Kampongthom (100% VCSH); Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình (82,29%
VCSH); Công ty Cổ phần Cao su Trường Phát (70% VCSH).

Cơ cấu cổ đông tính đến 05/11/2014:
Loại sở hữu Tỷ lệ (%)
1. Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 19,77
2. Sở hữu Nhà nước 66,62
3. Sở hữu khác 13,61
Tổng 100
Nguồn: vcbs.com.vn.
1.1.2. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty
- Trồng cây cao su; Khai thác, chế biến mủ cao su; Mua bán, chế biến gỗ cao su.
- Bán lẻ xăng dầu.
- Thi công xây dựng và sửa chữa cầu đường, công trình giao thông.
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
- Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân
cư. Kinh doanh địa ốc. Kinh doanh phát triển nhà và các công trình dịch vụ khu công
nghiệp; Đầu tư tài chính.
1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
1.1.3.1. Công nghệ sản xuất
Phước Hòa có một lợi thế là sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số
lượng lớn dây chuyền, băng tải chuyền, hệ thống sấy khô hiện đại và có công suất cao
hơn so với các doanh ngiệp khác trong cùng ngành. Máy móc thiết bị thuộc thế hệ hiện
đại từ các nước phát triển và được cung cấp bởi các nhà sản xuất chuyên dùng chế biến
và bảo quản hàng thô sơ chế hàng đầu thế giới.
Máy móc, thiết bị, kho sấy, nhà xưởng của công ty hiện có thuộc thế hệ hiện đại,
công suất lớn đảm bảo cho công ty sản xuất, chế biến những sản phẩm có tiêu chuẩn
chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Hiện nay hệ thống máy móc thiết bị của Công ty có công suất thiết kế lớn (hoạt động
95 – 100%) trong số các doanh nghiệp chế biến mủ cao su xuất khẩu trong cả nước.
Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng thêm các nhà máy hỗ trợ nhằm khép kín qui trình
sản xuất của công ty, tiết kiệm thời gian sấy khô đóng gói thành phẩm sản xuất ra đảm
bảo thời gian ngắn nhất trong giao hàng với các đối tác đồng thời tiết kiệm chi phí tới

mức thấp nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4
1.1.3.2. Các quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất ly tâm
Nguồn: phr.vn
Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất mủ khối
Nguồn: phr.vn
5
Cân xe Tiếp nhận
mủ từ nông
trường
Lấy mẫu để
kiểm tra
Kiểm tra
chất lượng
mủ
Mủ được
bom lên bồn
tiếp liệu
Mủ được
chứa tại các
bồn tồn trữ
Kiểm tra mủ
sau khi ly
tâm
Mủ sau khi
ly tâm được
đưa đến bồn
trung chuyển
Quá trình ly

tâm mủ
Xử lý hóa
chất tại bồn
tiếp liệu
Vệ sinh máy
ly tâm
Cân xe Tiếp nhận và
lấy mẫu
Kiểm tra
chất lượng
mủ
Xử lý hóa
chất trước
khi đánh
đông
Đánh đông
Lấy mủ ra lò Đưa mủ vào
lò sấy
Phả mủ Cán tờ và
băm tinh
Cán kéo
Cân và ép
bành mủ
Bao bành,
dán nhãn
Vô kiện Lưu kho
Sơ đồ 1.3. Quy trình sản xuất mủ tạp
Nguồn: phr.vn
1.1.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng
Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002 từ tháng 8/2000, đến

nay đã chuyển đổi thành hệ thống quản lý TCVN ISO 9001-2008.
Ngày 03/12/2013, Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
6
Tiếp nhận
mủ đông,
mủ chén
Phân loại và
xé thô mủ
Tiếp nhận
mủ xé thô
để tồn trữ
Tồn trữ mủ Cắt và phối
liệu mủ
Băm thô
Cán rửa lần
1,2,3
Xé và khoáy
rửa lần 3
Xé và khoáy
rửa lần 2
Xé và khoáy
rửa lần 1
Cán rửa lần
4,5,6,7 và
băm tinh
Phả mủ
Xếp hộc và
để ráo chuẩn
bị cho vào
lò sấy

Cân và ép
bành
Làm nguội
mủ sau khi
sấy
Bao bành,
dán nhãn
Ra lò sau
khi sấy
Vô kiện 1
Vô kiện 2
1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: phr.vn
Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng Giám
đốc. Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động
hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ khác do
Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của Công ty.
Công ty gồm có 7 phòng ban với tổng khoảng 5.877 nhân viên.
1.1.5. Thị trường tiêu thụ của Công ty
Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa đã mạnh dạn đầu tư
công nghệ, xây dựng hệ thống nhà máy phù hợp để có đủ cơ cấu sản phẩm và nâng cao
chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm hàng hóa của công ty được
khách hàng trong nước và trên thế giới ưa chuộng, chất lượng cao, màu sắc đẹp, đảm
bảo uy tín trong việc giao nhận hàng khách hàng thị trường luôn ổn định và mở rộng.
Sản phẩm công ty tiêu thụ hơn 30 nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ mạnh ở các
nước Đông Á, Châu Âu, Bắc Mỹ.
7

Thị trường xuất khẩu:
- Châu Á: China, Japan, Korea, Taiwan, Singapore, India…
- Châu Âu: Belgium, Czech Republic, England, France, Germany, Greece, Italy,
Irland, NewTherland, Russian, Spain, Sweden, Turkey…
- Châu Mỹ: United State, Argentina, Brazil, Canada, Mexico…
- Australia.
Biểu đồ 1.1. Thị trường tiêu thụ
Nguồn: phr.vn
1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cao su Phước
Hòa giai đoạn từ năm 2011 – tháng 6/2014
1.2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
1.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty
Bảng 1.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2011 – 6/2014
ĐVT: triệu đồng
TSNH 1.443.964 1.234.414 1.321.961 1.082.431
TSDH 1.644.380 1.866.717 2.081.230 2.095.322
Tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
8
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu tổng tài sản của công ty giai đoạn 2011-6/2014
Nói đến tài sản là nói đến những gì mà công ty đang nắm giữ, và đang vận hành nó
cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cho các hoạt động dịch vụ của công ty. Là chỉ
tiêu cho biết mức độ hoạt động và quy mô của một doanh nghiệp. Tài sản thì bao gồm
TSNH và TSDH:
Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi
thành tiền khi có nhu cầu. TSNH luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong cơ cấu của tổng
tài sản chiếm dưới 50% tổng tài sản công ty. TSNH của công ty giai đoạn 2011-6/2014
có sự thay đổi không cùng chiều nhưng với một xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ
cấu tổng tài sản, cụ thể là năm 2012 giảm 209.550 triệu đồng với tỷ lệ 14,51% so với
năm 2011, năm 2013 tăng 87.547 triệu đồng với tỷ lệ 7,09% so với năm 2012 và đến

tháng 6/2014 lại giảm 239.530 triệu đồng (18,12%) so với năm 2013.
Tài sản dài hạn: Khác hẳn với sự thay đổi và biến động của TSNH, TSDH của công
ty trong thời gian qua đã tăng dần. Trong cơ cấu của TSDH, thì các khoản phải thu dài
hạn không phát sinh nên không được đề cập đến. TSDH chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu tổng tài sản (khoảng trên 50%).
Nhìn chung, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2011-6/2014 tăng trưởng
không ổn định. Năm 2012 tăng 12.787 triệu đồng (0,41%) so với năm 2011, năm 2013
lại tiếp tục tăng 302.060 triệu đồng (9,74%) so với năm 2012 nhưng đến tháng 6/2014
lại giảm 225.438 triệu đồng (6,62%) so với 2013. Việc không ổn định tài sản trong thời
gian qua ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến công ty trên thị trường vốn về tính không ổn
định trong tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
9
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014
Doanh thu thuần 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643
Giá trị tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753
VQTTS (lần) 0,84 0,71 0,56 0,23
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
Vòng quay tổng tài sản: Cho ta biết 1 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu, từ đó ta có thể xác định mức độ hiệu quả hoạt động tổng tài sản của công ty. Xét
tổng quát ta thấy vòng quay tổng tài sản của công ty đã giảm, tuy nhiên mức độ này
không cao, năm 2011 một đồng tài sản tạo ra được 0,84 đồng doanh thu, năm 2012 là
0,71 đồng doanh thu và năm 2013 chỉ còn 0,56 đồng doanh thu. Như ta đã phân tích ở
các bảng trên thì tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không ổn định
nhưng vòng quay của tài sản chỉ giảm nhẹ, điều này cho thấy công ty đã sử dụng và
quản lý tài sản một cách có hiệu quả khi tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh tạo hiệu quả hoạt động cho công ty. Trong thời gian tới công ty cần nâng cao
hiệu quả sử dụng tổng tài sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

Biểu đồ 1.3. Vòng quay tổng tài sản
1.2.1.2. Phân tích sự biến động nguồn vốn của Công ty
Bảng 1.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: triệu đồng
Nợ phải trả 1.306.718 1.052.839 1.220.754 1.048.368
Vốn CSH 1.781.626 2.048.292 2.182.437 2.129.385
Tổng NV 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu nguồn vốn công ty giai đoạn 2011-6/2014
10
Phân tích sự biến động của nguồn vốn nhằm xác định về sự thay đổi của các khoản
mục cấu thành nên nguồn vốn, xem nguồn vốn của công ty được tài trợ bởi những
khoản nào để đánh giá về quá trình huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
Nợ phải trả: Là các khoản vay ngắn hạn của công ty, phải trả người bán, phải trả
công nhân viên, người mua trả tiền trước… Theo bảng số liệu, năm 2012 nợ phải trả
giảm 19,43% so với năm 2011 (giảm khoảng 253.879 triệu đồng), năm 2013 tăng
15,95% so với năm 2012 (tăng khoảng 167.915 triệu đồng) và đến tháng 6/2014 lại
giảm 14,12% (khoảng 172.386 triệu đồng) so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu của
sự biến động này là do khoản nợ vay ngắn hạn biến động trong giai đoạn này.
Vốn chủ sở hữu: Nguồn VCSH luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn
trong giai đoạn này tỷ trọng của VCSH lần lượt là khoảng 58%, 66%, 64%, 67%. Theo
bảng số liệu trên ta thấy VCSH tăng dần trong giai đoạn này như năm 2012 tăng
14,97% (tăng khoảng 266.666 triệu đồng) so với năm 2011, năm 2013 tăng 6,55%
(tăng khoảng 134.145 triệu đồng) so với năm 2012 nhưng đến tháng 6/2014 lại giảm
2,43% (giảm khoảng 53.052 triệu đồng) so với năm 2013. VCSH là nguồn vốn chủ yếu
của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế khi VCSH tăng hay
giảm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong giai đoạn 2011-2013 nguồn vốn của công ty có sự tăng nhẹ, điều này cũng
không cho thấy khả năng về vốn của công ty đã tăng vì sự gia tăng đó còn chứa đựng

các khoản nợ ngắn hạn phải trả. Tuy nhiên, đến giai đoạn tháng 6/2014 nguồn vốn có
sự sụt giảm do những tác động khách quan mà Công ty khó có thể đo lường trước được
như giá cao su giảm đột ngột trên thị trường thế giới, bên cạnh đó Công ty còn sử dụng
nguồn vốn kinh doanh để đi nghiên cứu đầu tư mở rộng thị trường nước ngoài.
1.2.1.3. Phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-6/2014
11
ĐVT: triệu đồng
Tổng doanh thu 2.711.873 2.449.960 2.042.183 813.552
Tổng chi phí 1.717.821 1.704.947 1.562.148 670.774
Lợi nhuận 1.003.389 753.204 489.326 147.509
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Theo các số liệu trên ta thấy lợi nhuận của công ty đã giảm đáng kể trong thời gian
qua, năm 2013 lợi nhuận của công ty thấp, sự sụt giảm này là do nhu cầu giảm, sản
lượng xuất khẩu giảm làm giảm doanh thu trong khi đó chi phí cũng giảm với mức độ
nhẹ hơn doanh thu nên biến động giảm của lợi nhuận càng mạnh hơn. Ta thấy tuy lợi
nhuận giảm mạnh trong thời gian qua nhưng công ty vẫn duy trì hoạt động kinh doanh
cho thấy được tiềm lực của công ty cũng như việc không tạo được lợi nhuận chỉ là
những khó khăn nhất thời và công ty có khả năng vượt qua được những khó khăn ấy, vì
qua quá trình hoạt động trong lĩnh vực cao su Phước Hòa là một công ty lớn có uy tín,
có tiềm năng và quy mô sản xuất lớn nên có thể đạt kỳ vọng cho một tương lai phát
triển tốt trong thời gian sắp tới khi mà nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, diện tích khai
thác đến thời kỳ và khi thị trường xuất khẩu phục hồi.
a) Phân tích doanh thu của Công ty
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa là công ty hoạt động chính về xuất khẩu các sản
phẩm cao su nên doanh thu của công ty chủ yếu là về các sản phẩm từ cao su. Cơ cấu
doanh thu của công ty như sau:
Bảng 1.5. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: triệu đồng
Doanh thu thuần về BH & CCDV 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643

Doanh thu HĐTC 69.613 45.803 45.104 29.611
Thu nhập khác 59.074 190.413 101.326 57.298
Tổng doanh thu 2.711.873 2.449.960 2.042.183 813.552
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Trong giai đoạn này doanh thu của công ty có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2012
giảm 216.913 triệu đồng (9,66%) so với năm 2011, sang năm 2013 lại tiếp tục giảm
407.777 triệu đồng (16,64%) so với năm 2012 và xét thấy năm 2014 doanh thu sẽ tiếp
tục giảm. Bảng 1.4 cho thấy, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ
12
trọng cao trong tổng doanh thu, tỷ trọng giai đoạn 2011-6/2014 lần lượt là 95%, 90%,
93% và 89%, điều này cho thấy nguồn doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là
doanh thu chủ yếu của công ty. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế biến
mủ cao su cho trong nước và xuất khẩu, song công ty cũng hoạt động trong một số lĩnh
vực khác như xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng và sửa chữa cầu
đường…nhưng các hoạt động này không chủ yếu nên doanh thu đem lại cho công ty
không đáng kể, bên cạnh đó còn có doanh thu hoạt động khác được ghi nhận dưới hình
thức nhận cổ tức từ việc liên kết, liên doanh và đầu tư như đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư, kinh doanh địa ốc. Về tổng quan thì việc
hoạt động trong các lĩnh vực như thế giúp công ty tăng thu nhập, phát triển bền vững,
tạo nền vững chắc cho công ty phát triển.
Ngoài khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu từ hoạt động
kinh doanh và thu nhập khác cũng góp phần trong cơ cấu của tổng doanh thu. Dù chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng khoản thu nhập này cũng không kém
quan trọng và có tác động lên tổng doanh thu, khoản thu nhập này cho thấy khả năng
đầu tư tài chính và khả năng phán đoán vào thị trường tài chính, một thị trường khá
mạo hiểm do chứa đựng nhiều rủi ro. Doanh thu hoạt động tài chính đều giảm trong 3
năm với tỷ lệ tương ứng là 34,2% và 1,53%. Còn về thu nhập khác lại có sự tăng đột
biến trong năm 2012 với tỷ lệ 222,33% so với năm 2011, năm 2013 con số thu nhập
này đã giảm 46,79% so với 2012, các khoản này chủ yếu là thu từ thanh lý vườn cây,
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, điều này cho thấy công ty có được hệ thống máy

móc trang thiết bị hiện đại và luôn cải tạo công cụ sản xuất đáp ứng nhu cầu sản xuất
của công ty, đảm bảo chất lượng và số lượng tiêu thụ của công ty cũng như các yêu cầu
của các nhà nhập khẩu khó tính.
b) Phân tích chi phí của Công ty
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Mỗi sự thay đổi của chi phí đều làm cho lợi nhuận thay đổi theo. Vì thế việc tăng giảm
của chi phí đều làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty. Dưới đây là bảng
biểu hiện chi phí của công ty trong giai đoạn 2011-6/2014.
Bảng 1.6. Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: triệu đồng
GVHB 1.561.353 1.559.763 1.398.333 576.745
CPBH 22.841 23.638 34.281 21.182
CPQLDN 76.962 72.178 86.604 38.210
13
CPHĐTC 40.807 11.460 10.366 17.514
CP khác 15.858 37.908 32.564 17.123
Tổng chi phí 1.717.821 1.704.947 1.562.148 670.774
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Giá vốn hàng bán: Là các khoản chi phí để có được thành phẩm bán ra thị trường,
chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, chi phí
GVHB có sự giảm xuống trong giai đoạn này, năm 2012 giảm nhẹ 0,1% (khoảng 1.590
triệu đồng) so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm đến 10,35% (khoảng
161.430 triệu đồng) so với 2012 và có xu hướng hướng tiếp tục giảm trong năm 2014.
Trong cơ cấu của tổng chi phí GVHB luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể trong giai đoạn
2011-6/2014 lần lượt là khoảng 91%, 92%, 90% và 86%, điều này cho thấy GVHB là
loại chi phí quan trọng trong tổng chi phí và sự thay đổi hay biến động tăng giảm của
GVHB đều ảnh hưởng đến tổng chi phí. Theo phân tích ở trên về doanh thu ta thấy
doanh thu trong giai đoạn 2011-6/2014 giảm dần, vì thế sự giảm về giá vốn cũng là
điều mà dễ nhận thấy trong giai đoạn này.
Như ta đã biết GVHB cũng là một loại chi phí vì thế sự tăng hay giảm của GVHB

đều có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân sự giảm xuống của
GVHB là do sự giảm về giá do những tác động của nền kinh tế; mặt khác, sự giảm
xuống của GVHB còn phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó tình hình về
nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty (do thu hẹp diện tích khai thác) cũng làm cho
GVHB biến động. Trong giai đoạn này GVHB sụt giảm một phần do nhu cầu tiêu thụ
trong nước cũng như nhu cầu xuất đều giảm nên việc giảm GVHB là tất yếu, mặt khác
do công ty có chính sách cắt giảm bớt công nhân chỉ tuyển chọn các công nhân lành
nghề giúp tiết kiệm chi phí nhân công. Mặc dù, việc giá các yếu tố sản xuất tăng cao
như tăng giá xăng dầu, giá điện, tăng lương theo quyết định của Chính phủ…làm cho
GVHB tăng lên nhưng cũng không bù đắp được hết sự giảm đi của nhu cầu tiêu thụ
cũng là nguyên nhân làm GVHB biến động.
Chi phí bán hàng: Bao gồm các khoản chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí nhân
viên bán hàng, chi phí khác bằng tiền, chi phí vật liệu bao bì… Chi phí bán hàng là
khoản chi phí ngoài sản xuất nhưng lại liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm,
đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trong tổng chi
phí tương đối nhỏ cụ thể năm 2011 chiếm 1,33%, năm 2012 chiếm 1,39%, năm 2013
chiếm 2,19% và tính đến tháng 6/2014 chi phí bán hàng chiếm 3,16% tổng chi phí. Tốc
độ tăng trưởng của chi phí bán hàng theo chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2012
tăng 3,49% khoảng 797 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 45,02% khoảng
10.643 triệu đồng so với năm 2012 và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong năm 2014.
14
Chi phí và doanh thu là chỉ tiêu gắn liền với nhau, để có được doanh thu ta phải bỏ ra
khoản chi phí tương ứng. Trong giai đoạn này công ty có hướng phát triển mở rộng thị
trường tiêu thụ sang nhiều quốc gia đưa các sản phẩm từ mủ cao su của Việt Nam đến
nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng để làm được việc đó công ty cần phải tìm hiểu về
thị trường, nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu của khách hàng…để có được sản phẩm xuất hiện
trên một thị trường mới đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí về tài lực và nhân lực mà những
chi phí ấy chính là chi phí để đưa sản phẩm đến khách hàng hay đó chính là chi phí bán
hàng. Ngày nay, thị trường cạnh tranh gay gắt có cả những cạnh tranh không lành
mạnh nên việc đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng là một quá trình khó khăn,

bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng được mọi người chú trọng
và quan tâm thì công ty cần có những chính sách và sách lược lâu dài xây dựng hình
ảnh và thương hiệu sản phẩm chất lượng cho công ty, tạo được lòng tin cho người tiêu
dùng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Cũng là khoản chi phí ngoài sản xuất, không liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất nhưng lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Chi phí QLDN bao gồm các khoản chi phí như: nhân viên, đồ dùng văn phòng,
vật liệu quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận văn phòng… Tỷ trọng của
chi phí QLDN trong tổng chi phí chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ như trong giai đoạn 2011-
6/2014 lần lượt chiếm 4,48%, 4,23%, 5,54% và 5,7%. Trong giai đoạn này thì chi phí
QLDN có sự tăng trưởng không đồng nhau năm 2012 giảm so với năm 2011 6,22%,
năm 2013 lại tăng đến 19,99% so với năm 2012, chiếm tỷ lệ cao trong chi phí QLDN là
chi phí nhân viên, nguồn nhân lực của công ty. Sự tăng trưởng không đồng đều này
cho ta thấy công ty chưa chú trọng ổn định việc đào tạo đội ngũ nhân viên, và các công
cụ hỗ trợ nhân viên làm việc cũng như các phúc lợi xã hội cho họ có thể làm việc một
cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cho công ty. Công ty cũng đã xây dựng một
khu nhà tập thể dành cho nhân viên văn phòng và quản lý của công ty giúp những
người ở xa có điều kiện làm việc tại công ty. Chi phí QLDN là những chi phí phát sinh
trong nội bộ công ty và hầu như không chịu ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài nếu
có thì những ảnh hưởng này cũng rất ít, vì thế việc tăng trưởng không đều qua các năm
cho thấy sự ổn định về nhân sự cũng như về các khoản chi phí khác có liên quan chưa
được đề cao.
Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác: Cũng là một bộ phận của tổng chi phí
nên nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Chi phí tài chính là các khoản chi
phí phát sinh trong kỳ như chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán
cũng như đánh giá lại số dư cuối kỳ của khoản mục tiền tệ. Chi phí khác là những
khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra thu nhập khác như thanh lý tài sản. Hai
15
loại chi phí này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Chi phí hoạt động tài
chính giảm nhưng chi phí khác trong giai đoạn này lại không ổn định đặc biệt là năm

2012 tăng cao so với năm 2011 tăng 139,05% và giảm lại ở năm sau đó, sự tăng trưởng
mạnh này có nguyên nhân do trong năm công ty thanh lý vườn cây cao su già tuổi. Ta
thấy, chi phí khác và chi chi phí tài chính là các khoản chi phí không liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất mà nó là những khoản chi phí phát sinh do những hoạt động bất
thường không thường xuyên, mặc khác lại chiếm tỷ trọng nhỏ nên sự thay đổi của nó
hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nếu có thì sự ảnh hưởng này cũng
không nhiều; nhưng sự biến của hai loại chi phí trong giai đoạn này cho ta thấy được
hiệu quả hoạt động của công ty như các chi phí khác thay đổi đáng kể nghĩa là công ty
đã có những tài sản phải thanh lý, nhượng bán nên ít có đầu tư cho trang thiết bị.
Từ những biến động của từng loại chi phí dẫn đến tổng chi phí trong giai đoạn này
cũng tăng giảm không ổn định, từ đó cho thấy trong giai đoạn này công ty không kiểm
soát tốt các loại chi phí, hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao. Mặc dù, các ảnh hưởng đến
chi phí có những nguyên nhân khách quan nhưng nếu công ty có những dự toán chi phí
sản xuất kịp thời cho từng giai đoạn khác nhau có thể giúp công ty điều chỉnh các loại
chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.
c) Phân tích lợi nhuận của Công ty
Lợi nhuận là khoản thu nhập của công ty sau thời gian hoạt động sản xuất kinh
doanh, nó còn thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để biết
được công ty có hoạt động hiệu quả hay không ta tiến hành phân tích lợi nhuận của
công ty trong giai đoạn 2011-6/2014.
Biểu đồ 1.5. Tình hình lợi nhuận của công ty
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Nhìn vào bảng biểu đồ ta thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn này
giảm mạnh như năm 2012 giảm 26,78% khoảng 221.316 triệu đồng so với năm 2011,
năm 2013 giảm 38% khoảng 229.977 triệu đồng so với năm 2012. Việc giảm lợi nhuận
đã ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã tăng
cao để đảm bảo hoạt động sản xuất. Và để hiểu rõ hơn về lợi nhuận của công ty, xem
16
xét lợi nhuận hay khoản lỗ phát sinh nhiều ở những hoạt động nào, ta sẽ tìm hiểu rõ
hơn về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

i. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Bảng 1.7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: triệu đồng
Doanh thu thuần 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643
GVHB 1.561.353 1.559.763 1.398.333 576.745
CPBH 22.841 23.638 34.281 21.182
CPQLDN 76.962 72.178 86.604 38.210
Lợi nhuận từ HĐKD 950.835 592.507 411.273 102.603
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Theo số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2011-6/2014 công ty hoạt động có lời nhưng
với mức biến động giảm dần. Xét về mặt tổng quan ta thấy lợi nhuận trong giai đoạn
này đều giảm mạnh năm 2012 giảm 358.328 triệu đồng (37,69%) so với năm 2011,
năm 2013 giảm 181.234 triệu đồng (30,59%) so với năm 2012, về sự giảm này ta thấy
hầu như tất cả các khoản chi phí và doanh thu đều biến động không đều nhưng tốc độ
biến động của chi phí hay doanh thu đều kéo theo lợi nhuận giảm.
ii. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Bảng 1.8. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2011-6/2014
ĐVT: triệu đồng
Doanh thu HĐTC 69.613 45.803 45.104 29.611
CPTC 17.593 736 -1.528 1.519
Chi phí lãi vay 23.214 10.724 11.894 15.995
Lợi nhuận từ HĐTC 28.806 34.343 34.738 12.097
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính trong giai đoạn này có biến động tăng. Năm 2012
tăng 19,22% (khoảng 5.537 triệu đồng) so với năm 2011, năm 2013 tăng 1,15%
(khoảng 395 triệu đồng) so với năm 2012. Về nguyên nhân tăng lợi nhuận hoạt động
tài chính ta thấy, giai đoạn này cả chi phí và doanh thu từ hoạt động tài chính đều giảm
nhưng tỷ lệ giảm của chi phí cao hơn nhiều so với doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận
tăng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên một phần là do sự biến động tỷ giá trong
giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trong giai đoạn này tăng cao, mặt khác trong giai đoạn

này để kích thích tiêu dùng Chính phủ đã có gói cứu trợ các doanh nghiệp với lãi suất
17
thấp (4%) giúp các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động, Phước Hòa đã tận dụng cơ
hội làm giảm chi phí lãi vay cho công ty giúp công ty duy trì hoạt động kinh doanh
bình thường.
Tóm lại ta thấy, kết quả kinh doanh tuy không đủ cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh
doanh nhưng nó lại là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vì
lợi nhuận liên quan đến nhiều chỉ tiêu đánh giá. Theo kết quả báo cáo quí 2 năm 2014,
kết quả kinh doanh lãi trên 12.097 triệu đồng, đây là kết quả khả quan của công ty,
đồng thời cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn trên đà tăng trưởng lợi nhuận
với tốc độ ngày càng tăng cao.
1.2.5. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài
chính
1.2.5.1. Phân tích khả năng thanh toán
Là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty
trong giai đoạn này là tốt hay xấu, công ty có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay
không.
Bảng 1.9. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014
Tài sản ngắn hạn 1.443.964 1.234.414 1.321.961 1.082.431
Hàng tồn kho 346.479 316.727 322.311 261.799
Nợ ngắn hạn 1.256.109 971.001 981.314 759.483
Tỷ số TTHH (lần) 1,15 1,27 1,35 1,43
Tỷ số TTN (lần) 0,87 0,95 1,02 1,08
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Tỷ số thanh toán hiện hành: Về khả năng thanh toán ta thấy trong giai đoạn này tỷ
số thanh toán của công ty đều tăng qua các năm. Tỷ số thanh toán hiện hành cho ta biết
có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Tỷ số này trong giai đoạn 2011-6/2014 đều nằm trong khoảng từ 1-1,5 lần, điều này

cho ta thấy khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty thấp. Nhưng nhìn chung tài sản
ngắn hạn của công ty vẫn đủ đảm bảo khả năng thanh toán. Nguyên nhân tỷ số này
tăng là do TSNH và nợ ngắn hạn biến động phù hợp với tình hình hoạt động của công
ty.
Tỷ số thanh toán nhanh: Cũng giống như tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh
toán nhanh cũng cho ta biết về khả năng thanh toán của công ty nhưng trừ đi khoản
18
mục hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn vì thế tỷ số này cho ta biết khả năng thanh
toán thực khi khi công ty rơi vào tình trạng tồn đọng hàng tồn kho quá lớn. Tỷ số này
cũng đã tăng dần qua các năm, từ 0,87 lần năm 2011 lên 1,08 lần tính đến cuối tháng
6/2014. Điều này cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty tuy có tăng nhưng vẫn
chưa đảm bảo tốt được khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn, khi nợ ngắn hạn
tăng lên thì tài sản ngắn hạn cũng tăng lên nên khả năng thanh toán của công ty vẫn
tạm ổn định. Tuy tỷ số này có sự tăng lên nhưng vẫn chưa cao để tạo được lòng tin cho
các nhà đầu tư cũng như các chủ nợ, cho các ngân hàng. Nguyên nhân tỷ số này tăng
do lượng HTK của công ty trong giai đoạn này giảm vì công ty đã thanh lý, nhượng
bán TSCĐ và các vườn cây quá thời gian thu hoạch.
Biểu đồ 1.6. Nhóm tỷ số thanh toán
1.2.5.2. Phân tích các tỷ số hoạt động
Các chỉ tiêu trong nhóm này cho ta biết hiệu quả đem lại của những khoản mục mà
công ty đã đầu tư như tài sản cố định, hiệu quả của những việc quản lý HTK…
Bảng 1.10. Nhóm tỷ số hoạt động
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014
Doanh thu thuần 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643
GVHB 1.561.353 1.559.763 1.398.333 576.745
HTK 346.479 316.727 322.311 261.799
Khoản phải thu 297.388 329.969 234.753 204.653
Tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753
19

KTTBQ 42 54 45 51
VQKPT (lần) 8,69 6,71 8,08 3,55
VQHTK (lần) 4,51 4,92 4,34 2,2
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân cho ta biết sau bao lâu công ty có thể
thu được các khoản phải thu. Trong giai đoạn này kỳ thu tiền bình quân của công ty có
sự biến động không đều từ năm 2011 chỉ có 42 ngày, năm 2012 tăng lên 54 ngày, năm
2013 lại giảm xuống còn 45 ngày và tính đến tháng 6/2014 là 51 ngày. Ta thấy trong
giai đoạn này kỳ thu tiền bình quân đều ở mức vừa phải, điều này đồng nghĩa thời gian
thu hồi nợ của công ty ngắn, như vậy thì nguồn vốn của công ty không bị khách hàng
chiếm dụng quá lâu. Tuy nhiên công ty cũng nên áp dụng các chính sách bán hàng hợp
lý trong tình hình kinh tế hiện nay để có thể giúp công ty có thêm nhiều hợp đồng bán
hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng lợi thế cạnh tranh với các công ty cùng
ngành như chính sách bán hàng ưu đãi về thời gian trả nợ, đồng thời nâng cao thế
mạnh về tài chính của công ty. Bên cạnh đó công ty nên thường xuyên theo dõi về các
khoản phải thu này để có những biện pháp xử lý kịp thời khi đến hạn mà khách hàng
chưa thanh toán. Và để hiểu rõ hơn ta xem xét về vòng quay khoản phải thu của công
ty trong giai đoạn này.
Biểu đồ 1.7. Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu cho thấy khả năng thu hồi nợ
của công ty. Theo bảng số liệu trên ta thấy khả năng thu hồi nợ biến động không ổn
20
định qua các năm, năm 2011 tỷ số này là 8,69 lần, năm 2012 giảm xuống còn 6,71 lần,
năm 2013 lại tăng lên 8,08 lần và trong năm 2014 dự đoán là sẽ giảm. Tỷ số này càng
cao thì khả năng thu hồi vốn của công ty càng tốt, đây cũng là điều dễ nhận thấy vì kì
thu tiền bình quân của công ty thấp nên dẫn đến vòng quay này cao, mặt khác như ta đã
biết trong giai đoạn này tình hình kinh tế dần bước ra khỏi giai đoạn khó khăn cùng với
tình trạng lạm phát giảm đã giúp không ít các công ty, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động
ổn định trở lại, tuy nhiên việc thanh toán với khách hàng nước ngoài vẫn gặp nhiều khó
khăn do sự biến động của tỷ giá. Và tỷ số này cũng như kỳ thu tiền bình quân còn phụ

thuộc vào chính sách bán chịu của công ty để tăng tính cạnh tranh của công ty so với
các công ty cùng ngành.
Vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số này cho ta biết được công ty đã sử dụng HTK như
thế nào, có đạt hiệu quả hay không. Tỷ số này qua các năm có sự tăng giảm không ổn
định, năm 2011 là 4,51 lần, năm 2012 tăng lên 4,92 lần, năm 2013 lại giảm xuống còn
4,34 lần và có thể có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2014. Hoạt động kinh doanh chủ
yếu của công ty là xuất khẩu các mặt hàng về mủ cao su nên việc luân chuyển HTK
sao cho sản phẩm đến tay khách hàng vẫn là sản phẩm tốt, ta thấy số vòng quay tuy
không ổn định nhưng cũng không chênh lệch nhiều nên việc quản lý HTK vẫn được
xem là hợp lý. Năm 2011 vòng quay là 4,51 lần nghĩa là khoảng 80 ngày cho một vòng
HTK và con số này cho năm 2008, 2009 là 73 ngày và 83 ngày, vì công ty hoạt động
sản xuất các mặt hàng sơ chế nên việc lưu trữ HTK cho mủ cao su có thể lâu hơn các
sản phẩm mủ tươi nhưng nó cũng có một khoảng thời gian nhất định cho sản phẩm.
Biểu đồ 1.8. Nhóm tỷ số hoạt động
1.2.5.3. Phân tích khả năng sinh lời
21
Tỷ số sinh lợi là nhóm tỷ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động một
cách hiệu quả và có tính trực quan cao, đây cũng là nhóm các tỷ số được các nhà đầu tư
quan tâm và tìm hiểu nhất khi xem xét các quyết định đầu tư, nhóm tỷ số này cũng đo
lường thu nhập của hoạt động kinh doanh.
Bảng 1.11. Nhóm các tỷ số sinh lợi
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 6/2014
Vốn CSH 1.781.626 2.048.292 2.182.437 2.129.385
Lãi ròng 826.573 605.257 375.280 120.736
Doanh thu thuần 2.583.186 2.213.744 1.895.753 726.643
Tổng tài sản 3.088.344 3.101.131 3.403.191 3.177.753
ROA (%) 26,76 19,52 11,03 3,8
ROE (%) 46,39 29,55 17,2 5,67
Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này là tỷ số được các nhà đầu tư

quan tâm nhiều nhất, vì nó cho ta biết được hiệu quả của tổng tài sản, các hoạt động
kinh doanh của công ty có đem lại lợi nhuận hay không và mức độ sinh lời của tổng tài
sản.Tỷ số này đã giảm mạnh trong giai đoạn này, tỷ số này đã giảm dần từ năm 2011
đến năm 2013 từ 26,76% xuống 11,03% và có xu hướng tiếp tục giảm ở năm 2014.
Theo các phân tích trên, xét về hiệu quả hoạt động thì tài sản vẫn mang lại hiệu quả
nhưng không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Năm 2012 tổng tài sản tăng lên
nhưng suất sinh lời vẫn giảm mạnh nên làm cho tỷ số này giảm mạnh, và năm 2013
cũng vậy. Đây là tỷ số được nhiều nhà đầu tư quan tâm nên khi tỷ số này giảm có thể
làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin về khả năng hoạt động của công ty vì thế trong
thời gian tới công ty cần tìm ra giải pháp nâng cao tỷ số này vừa để nâng cao uy tín
công ty vừa nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE): Cũng như tỷ số sinh lời trên tổng tài sản,
đây là tỷ số được các nhà đầu tư bên ngoài quan tâm nhiều. Ta thấy tỷ số này biến
động cùng chiều với tỷ số sinh lời trên tổng tài sản, năm 2011 là 46,39%, năm 2012
giảm còn 29,55%, năm 2013 lại giảm mạnh còn 17,2% và tiếp tục giảm trong 6 tháng
đầu năm 2014, tỷ số này cho ta biết vốn cổ phần của công ty có sinh lời hay không, nhà
đầu tư có được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình như thế nào. Các con số trên chứng
tỏ vốn cố phần vẫn mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong giai đoạn này. Tỷ số
này giảm do lợi nhuận trong giai đoạn này giảm mạnh do hoạt động kinh doanh khó
khăn.
Biểu đồ 1.9. Nhóm tỷ số sinh lợi
22
 Qua phân tích các tỷ số tài chính của công ty ta thấy, hầu như tất cả các tỷ số
đánh giá hiệu quả hoạt động năm 2011 đều tốt, tiếp theo là năm 2012 và cuối cùng là
năm 2013. Điều này cho thấy năm 2011 công ty quản lý tốt các khoản chi phí cũng như
sự tăng trưởng về doanh thu, kết quả là đem lại lợi nhuận cho công ty, vì thế công ty
cần phát huy kết quả trong tương lai sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

2.1. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cao
su Phước Hòa
2.1.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa giai đoạn
2011-6/2014 thể hiện Công ty đạt được kết quả tuy chưa hiệu quả như chi phí cao làm
giảm lợi nhuận thu được nhưng đó chính là tiền đề phát triển cho giai đoạn sau này của
công ty. Công ty đầu tư vào các dự án lớn để phát triển thị trường tiêu thụ cao su nhằm
23
mang lại hiệu quả cao nhất, từng bước nâng cao sức cạnh tranh và vị thế trên thương
trường.
Trải qua quá trình hoạt động công ty từng bước tạo được uy tín trong hoạt động kinh
doanh, có nhiều mối quan hệ về hoạt động kinh doanh, cùng với kết quả hoạt động khả
quan của công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh cũng như uy tín của công ty đối với các ngân hàng.
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được tất cả các nhu cầu thị trường nên còn hạn
chế về thị trường tiêu thụ.
Chưa nắm bắt chính xác các vấn đề của thị trường nên còn vài hạn chế trong việc
phát triển.
Cần có những chiến lược phát triển và quảng bá thương hiệu giúp công ty tăng độ
nhận biết của khách hàng về thương hiệu của công ty.
Cấu trúc vườn cây cao su của công ty với diện tích vừa thanh lý trồng lại đã làm ảnh
hưởng đến sản lượng khai thác, kết quả kinh doanh trong những năm gần đây.
Hoạt động đầu tư hiện tại chưa mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty mặc dù vốn
đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn.
Giá cả phụ thuộc vào thị trường thế giới với nhiều biến động.
Thời tiết bất thường ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến năng suất vườn cây, làm sụt
giảm kết quả kinh doanh.
Sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp xuất khẩu cao su
Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa. Cần chủ động tìm thêm

các đơn đặt hàng, nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh bị động
chờ thời cơ đến mà cần tìm thời cơ phát triển cho chính mình.
2.2. Định hướng phát triển và một số giải pháp
2.2.1. Định hướng phát triển
 Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư:
Sự phục hồi kinh tế kéo theo sự gia tăng giá dầu thô, cùng với sự phục hồi của thị
trường ô tô thế giới hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho ngành cao su tự nhiên nói
chung và công ty nói riêng.
Dự án trồng cao su ở Campuchia của công ty tạo cơ hội trong tương tương lai cho
công ty nâng cao sản lượng, mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Tiếp thị:
Không ngừng nâng cao vị thế của Công ty trong ngành.
Mở rộng hệ thống phân phối, giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng cao
thị phần xuất khẩu và thị phần trong nước.
24
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm
các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.
Đẩy mạnh hợp tác với các khách hàng hiện tại tại các thị trường Trung Quốc, Nhật,
Hàn Quốc, Australia,
Tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền sản phẩm của Phước Hòa vào thị trường
Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) là thị trường tiềm năng rất lớn để xuất
khẩu sản lượng lớn sản phẩm chủ lực của Công ty.
Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao hàng.
 Tài chính:
Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định.
Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp.
 Nhân lực:
Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy
sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.
Tổ chức huấn luyên đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ, bậc

lương phù hợp.
Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy
sáng tạo, cải tiến tăng năng xuất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả
kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động.
2.2.2. Một số giải pháp
2.2.2.1. Các giải pháp về doanh thu
Cải tiến bao bì sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như việc lưu trữ
hàng hóa sao cho tốt nhất khi sản phẩm đến tay người tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó,
khi đã có bao bì sản phẩm ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của
công ty và không gây nhầm lẫn giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công
ty khác, định vị được sản phẩm của công ty trên thị trường.
Đa dạng hoá các chủng loại cũng như chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
của tất cả tầng lớp khách hàng, không loại bỏ một khách hàng nào khi họ biết đến sản
phẩm của công ty. Song song đó cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, không
ngừng cải tiến kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất. Hiện nay vấn đề
chất lượng sản phẩm đang là đề tài được nhiều người quan tâm cũng như các tổ chức
về chất lượng sản phẩm chú ý thì việc tạo ra được sản phẩm chất lượng, an toàn dễ
được mọi người chấp nhận, từ đó tạo được uy tín hơn nữa cho công ty và tạo được
năng lực cạnh tranh với các công ty cùng ngành.
Tăng cường cập nhật thông tin về nhu cầu tiêu dùng, các qui định, các điều lệ cũng
như các thói quen, văn hoá của các nước nhập khẩu… Từ đó giúp công ty có cái nhìn
25

×