Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHÁNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
c:d


Tiểu luận
ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KHÁNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT Ở NƯỚC TA
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lưu Đức Hải
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
1. Đặng Thị Huyền 5. Vũ Thị Thanh
2. Hoàng Thị Tin 6. Lê Thị Lệ Quyên
3. Đỗ Thị Thu Lan 7. Trần Thị Lan Phương
4. Nguyễn Thị Thu Hà (1982)
Lớp: Cao học môi trường K19
Hà Nội 3/2012
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 4
I.1. Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật 4
I.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam: 5
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐẾN KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG 7
II.1. Tác động tới kinh tế 7
II.2. Các tác động đến môi trường 7
II.2.1. Tác động đến quần thể sv 7
II.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người 8
III.3.1. Nguyên lý bảo toàn vật chất 11
III.3.2. Các nguyên lý sinh thái học 12


CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ 16
IV.2. Về kỹ thuật 16
IV.3. Về tuyên truyền huấn luyện: 17
2
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do
vậy, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền
nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá góp phần tăng năng
suất cây trồng thì vai trò của công tác phòng trừ dịch hại càng thể hiện rõ rệt, đặc biệt
là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng quan trọng đối với sản xuất.
Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và
dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm
thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc
BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh hoa, cây cảnh có xu hướng
gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc
BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Việc sử dụng hoá chất BVTV được coi là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ
sản lượng nông sản hàng năm. Với tâm lí: “Càng phun nhiều thuốc người dân càng
yên tâm”, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh cây trồng ngày càng trở nên
khó kiểm soát và gây nên nhiều tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Việc
sử dụng thuốc BVTV còn bộc lộ nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của nền
sản xuất nông nghiệp sạch. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng
thuốc BVTV không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc BVTV đã dẫn đến hậu quả gây ra
hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức
cho phép trong nông sản, thực phẩm.
3
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
I.1. Khái quát về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc
từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống
lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây
hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Căn cứ vào mục đích sử dụng có thể chia thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại:
- Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ ve
- Thuốc trừ ốc, sên - Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ gậm nhấm - Thuốc trừ vi khuẩn
- Thuốc trừ nấm mốc - Thuốc trừ cỏ…
Căn cứ vào bản chất hóa học có thể chia thuốc BVTV thành các nhóm sau:
- Thuốc BVTV thuộc nhóm hợp chất Clo hữu cơ: Sự ra đời của nhóm thuốc Clo
hữu cơ đánh dấu kỷ nguyên sản xuất TBVTV tổng hợp. Điển hình của nhóm này là
DDT, Lindan, Endosulfan. Hầu hết các loại TBVTV thuộc nhóm này đã bị cấm sử
dụng vì chúng là các chất hữu cơ khó phân huỷ, tồn lưu lâu trong môi trường.
- Thuốc BVTV thuộc nhóm Lân hữu cơ: Là các este của axit phosphoric. Đây là
nhóm thuốc rất độc với người và động vật máu nóng, điển hình của nhóm này là
Methyl Parathion, Ethyl Parathion, Mehtamidophos, Malathion Hầu hết các loại
thuốc BVTV trong nhóm này cũng đã bị cấm do độc tính của chúng cao.
- Thuốc BVTV thuộc nhóm Carbamat: Là các este của axit Carbamic có phổ
phòng trừ rộng, thời gian cách ly ngắn, điển hình của nhóm này là Bassa, Carbosulfan,
Lannate
- Thuốc BVTV thuộc nhóm Pyrethroid: Là nhóm thuốc BVTV tổng hợp giống
các Pyrethroid trong hoa cúc. Đây là nhóm thuốc BVTV có độc tính thấp nhưng lại rất
độc với cá và ong. Nhóm này có nhiều hoạt chất như Cypermethin, Permethin,
Delthametrin, Fenvalerat
Thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực đối với dịch hại bằng nhiều cách khác nhau
như qua đường ruột, qua miệng, qua da, qua hít thở
4

Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
I.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt
Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát
sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an
ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân
bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho
loài người.
Ngành sản xuất thuốc BVTV trong nước có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm
về sản lượng trong giai đoạn 2001-2008. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng về sản lượng của ngành thuốc BVTV chỉ đạt khoảng 0,87%/năm. Nguyên nhân
giải thích cho việc sản lượng thuốc BVTV tăng trưởng chậm trong những năm gần đây
là do việc sử dụng thuốc BVTV phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp, vì
diện tích đất nông nghiệp không tăng lên, đặc biệt là trong những năm gần đây đã đưa
tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, sử dụng
giống kháng bệnh…nên đã giảm sử dụng thuốc BVTV.
Nhu cầu về thuốc BVTV của cả nước hiện khoảng 50.000 tấn/năm, tương
đương với giá trị khoảng 500 triệu USD, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ
sâu và côn trùng; thuốc diệt nấm; thuốc diệt cỏ. Nguồn cung chính cho thị trường
thuốc BVTV trong nước hiện nay chủ yếu là từ nhập khẩu. Do ngành sản xuất các loại
hoá chất tổng hợp dùng cho bảo vệ thực vật trong nước chưa phát triển nên các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều
nguyên liệu.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam
hiện có khoảng 150 doanh nghiệp, 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh
thuốc BVTV đang phải cạnh tranh gay gắt với các loại thuốc BVTV nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Số lượng thuốc BVTV chủ yếu được sử dụng cho cây lúa với số lượng ngày
càng nhiều (bảng 1)

5
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
Bảng 1 - Mức độ sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích
canh tác
(triệu ha)
Khối lượng thuốc nhập
khẩu (tấn thành phẩm quy
đổi)
Lượng thuốc bình
quân cho 1 ha
(kg.a.i)
Trước 1990 8,9 13.000 - 15.000 0,3 - 0,4
1990 9,0 15.000 0,5
1991 9,4 20.300 0,67
1992 9,7 23.100 0,77
1993 9,9 24.800 0,62
1994 10,4 20.380 0,66
1995 10,5 25.666 0,85
1996 10,5 32.751 1,06
1997 10,5 30.406 1,01
1998 10,5 42.738 1,35
1999 10,5 33.715 1,05
Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật, 2001
Lượng thuốc BVTV sử dụng tăng rõ rệt, song lượng các thuốc BVTV có tính độc
cao lại có xu hướng giảm (xem bảng 1). Mặc dầu một số loại thuốc BVTV đã nằm trong
danh mục cấm sử dụng nhưng thực tế ở một số nơi vẫn có biểu hiện sử dụng chúng.
Nguồn thuốc trôi nổi đi cùng với kinh doanh trái phép khiến thuốc BVTV càng
mở rộng phạm vi gây hại.

Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu
giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối
tượng sâu bệnh hại mới, lạ.
Do tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các vùng đồng bằng nông dân
sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn so với các vùng miền núi.
Người sử dụng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của loại thuốc hỗn hợp, diệt
trừ cùng lúc nhiều loại dịch hại, sâu bệnh. Đây chính là loại thuốc tiềm ẩn nhiều nguy
cơ độc hại nhất.
Mặc dù, Bộ NN & PTNT và Cục BVTV đã có nhiều văn bản quy định và
hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn có hiệu quả nhưng việc sử dụng thuốc
BVTV còn bộc lộ nhiều bất cập chưa tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất nông
nghiệp hướng tới phát triển bền vững.
6
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
CHƯƠNG II. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐẾN KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1. Tác động tới kinh tế
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý giúp tăng năng suất cây trồng, giúp tiêu
diệt các loài dịch hại cây trồng như: Sâu, bệnh, cỏ dại và mối, mọt, nấm mốc trong
dụng cụ, kho bảo quản thóc, ngô, đậu tương, các loại gỗ, hàng mây che đan Góp
phần vào nâng cao năng suất, giá trị sản xuất rất thiết thực, hiệu quả.
Con người sẽ mất nhiều chi phí hơn cho việc sử dụng thuốc BVTV.
Do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới chất lượng đất nên năng suất cây
trồng sẽ giảm do đất bị suy thoái. Như vậy người dân sẽ tốn thêm chi phí dành cho
phân bón, đầu tư cải tạo nâng cao năng suất
Khi dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc có trong nông sản sẽ cao,
do đó sẽ gặp khó khăn trong việc xuất khẩu, thậm chí một số nước không chấp nhận
nhập khẩu nông sản của VN do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Như vậy dẫn đến
mất các thị trường xuất khẩu nông sản.
Do ảnh hưởng của thuốc BVTV qua môi trường và do dư lượng trong nông sản,

con người ngày càng dễ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng tiêu cực tới
sức khoẻ dẫn đến tăng chi phí dành cho y tế.
II.2. Các tác động đến môi trường
Thuốc bảo vệ thực vật tuy đem lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh và
tăng năng suất cây trồng nhưng đồng thời có tác động không nhỏ tới môi trường.
II.2.1. Tác động đến quần thể sv
a. Tác động đến cây trồng
- Do sử dụng với cây trồng ở nồng độ cao hoặc tổng lượng cao nên làm cho
thuốc bảo vệ thực vật tác động tới mô, tế bào của cây trồng gây ra hiệu ứng cháy, táp
lá, thân, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Các triệu chứng và mức
độ tác động rất đa dạng.
b. Tác động đến vi sinh vật
- Do sử dụng không hợp lý nên thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tác động xấu
đến quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, trong đất, nước; làm phá vỡ cân bằng đã
ổn định của quần thể sinh vật.
- Do sử dụng một số thuốc liên tục hoặc nhiều loại thuốc có tính năng gần
giống nhau nên hình thành các dạng dịch hại đột biến có khả năng chịu đựng cao với
thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
7
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
- Làm phát sinh ra những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái
phát của sâu, bệnh hại.
II.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người
- Do sử dụng không hợp lý: nồng độ, liều lượng quá cao, thời gian cách ly
ngắn, sử dụng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng, tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV
bừa bãi sau sử dụng, rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi
quy định, thuốc hóa học bảo vệ thực vật đã gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí và nông sản.
- Gây độc cho bản thân người phun thuốc do không hiểu đúng cách phòng trừ
và bảo vệ đối với người tiếp xúc trực tiếp .

- Ngoài ra, tại một số vùng của nước ta do việc xây dựng một số kho thuốc
BVTV không đúng quy định đã gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng.
- Một lượng lớn thuốc BVTV được tích lũy trong lương thực, thực phẩm gây ra
tác động xấu tới sức khỏe con người và nhiều loại vật nuôi.
- Thuốc BVTV đi vào cơ thể động vật thủy sinh (tôm, cua, cá,…) vào nông sản,
thực phẩm (thóc gạo, rau, quả,…) từ trong nước, trong đất, cuối cùng vào cơ thể người
gây một số bệnh hiểm nghèo.
Nói chung, tác hại của thuốc BVTV phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất của
thuốc, loại cây trồng, điều kiện ngoại cảnh.
8
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
CHƯƠNG III: DÙNG NGUYÊN LÝ KHOA HỌC MÔI
TRƯỜNG GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG KHÁNG THUỐC BVTV
III.1 . Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diệt sâu bằng
nhiều cách:
a. Tác động lên hệ thần kinh: Là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm
clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid.
b. Ức chế sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình trao đổi chất: Sự chuyển
hoá năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Không có
chuyển hoá năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ thể sẽ chết.
c. Ức chế quá trình lột xác của côn trùng: Là cơ chế tác động chính của các
chất điều tiết sinh trưởng côn trùng. Thể tích vỏ cơ thể côn trùng không thay đổi sau
khi đã hình thành. Vỏ này lại rất chắc nên khi côn trùng phát triển lớn lên phải thay vỏ
mới lớn hơn. Sự thay vỏ này gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ
cơ thể, nên quá trình tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của côn trùng. Không tổng
hợp kitin sẽ không hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không lột xác được sẽ chết.
d. Hoocmon trẻ: Là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hoà sinh
trưởng và phát triển của côn trùng cùng với các hoocmon lột xác. Các hoocmon này
nếu được tích luỹ trong cơ thể côn trùng ở nồng độ cao sẽ làm cho trứng không hình

thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hoá nhộng hoặc không
trưởng thành được.
e. Triệt sản: Là những chất phá huỷ khả năng sinh sản của côn trùng.
f. Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu: Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn
Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu
ăn phải thuốc có chứa bào tử vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
2. Thuốc trừ bệnh: Có 2 cơ chế tác động chính:
a. Tác động trực tiếp: Ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi
sinh vật gây bệnh.
b. Tác động gián tiếp: Thuốc làm tăng sức đề kháng của cây ký chủ đối với ký
sinh.
9
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
3. Thuốc trừ cỏ:
- Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả
- Ức chế quá trình quang hợp:
- Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid)
- Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm):
- Ức chế tổng hợp vitamin (tổng hợp Folate)
- Ức chế tổng hợp Lipid
- Ức chế tổng hợp Aminoacid (Leucin, Valin, Glutamin)
4. Thuốc trừ chuột: Có 3 cơ chế chính:
- Gây chết nhanh.
- Gây chết chậm
- Gây bệnh cho chuột
5. Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: Các chất này chủ yếu là kích thích sinh
trưởng cây trồng theo cơ chế chính là:
- Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả.
- Kích thích hình thành tế bào mới, làm tăng cường sự nảy chồi, đâm rễ, ra hoa.
- Bổ xung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh tổng hợp

của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng (Fe, Mn, Cu, Bo, Zn …)
- Có những chất ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây phát triển chậm lại,
dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa. Những chất này hạn chế sự hình thành
Auxin và Gibberellin trong cây.
III. 2. Cơ chế kháng thuốc Bảo vệ thực vật ở côn trùng
Hiện tượng kháng hóa chất không phải là một quá trình thích nghi sinh lý của
các cá thể trong quần thể. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự nhiên có bản
chất di truyền về mức độ mẫn cảm đối với các chất độc giữa các cá thể trong quần thể.
Việc sử dụng lặp lại một hoá chất sẽ loại bỏ các cá thể nhạy và tỷ lệ các cá thể
kháng sẽ tăng và cuối cùng số cá thể kháng sẽ trội lên trong quần thể. Nếu trong một
quần thể tỷ lệ các cá thể mang gen kháng là 1/10.000, nếu tiếp xúc liên tục với hóa
chất thì qua 15 thế hệ liên tục thì tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc sẽ tăng lên 1/30 và
10
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
sau 7 thế hệ nữa (22 thế hệ) tỷ lệ kiểu di truyền kháng thuốc trong quần thể này tăng
tới 1/1.
Các loại cơ chế kháng của côn trùng
Các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách và ảnh hưởng đến sự
sống sót của chúng ở mức độ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực
tiếp hay không khi tác động lên cơ thể côn trùng để chia ra các loại cơ chế:
- Kháng do cơ chế chuyển hóa (metabolic mechanism)
- Kháng do giảm tính thẩm thấu
- Kháng do biến đổi vị trí đích (Target-Site Resistance)
- Kháng tập tính (behaviouristic resistance)
- Tính đa kháng
III.3. Dùng các nguyên lý, hệ quả để giải thích.
III.3.1. Nguyên lý bảo toàn vật chất
Bảo toàn vật chất trong chuỗi thức ăn
Hệ quả 24: DDT và các loại clo hữu cơ khác có hệ số tích lũy sinh học cao vì
chúng có khả năng biến chất sinh học thấp và chỉ bài tiết rất chậm ra khỏi cơ thể và

thường tích lũy trong mô mỡ.
Các chất hữu cơ khó phân hủy có thể hấp thụ dễ dàng vào các mô béo và tích tụ
trong cơ thể của các sinh vật sống, mật độ các chất này trở lên cao hơn theo chiều lên
của chuỗi thức ăn, đặc biệt là trong các loài sinh vật lớn hơn và sống lâu hơn.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ
tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến
mức gây độc cho môi trường.
DDT giết chết khá nhiều chim chuyên ăn côn trùng có hại. Do DDT có thành
phần tương đối ổn định nên khó bị phân giải trong môi trường tự nhiên và thâm nhập
vào cơ thể các loại chim theo hệ thống nước, thực vật phù du, động vật phù du, tôm cá
nhỏ DDT khi ở trong nước có nồng độ không đáng kể, nhưng khi xâm nhập vào cơ
thể chim, nồng độ của DDT sẽ tăng lên hàng triệu lần khiến chim nếu không bị chết
cũng mất khả năng sinh sản. Đây là điều mà con người không ngờ tới
Cũng do được sử dụng khắp thế giới, DDT qua nước và thực phẩm xâm nhập
vào cơ thể con người, phá hủy nội tiết tố giới tính của con người, gây ra các bệnh về
11
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
thần kinh, ảnh hưởng tới công năng của gan. Hậu quả này xảy ra cũng ngoài dự kiến
của con người.
Năm 1974 toàn thế giới hoàn toàn ngừng sản xuất DDT, nhưng hậu quả của
DDT trong môi trường còn rất nghiêm trọng. DDT có thời gian bán phân hủy 20-30
năm. Theo dự đoán của các nhà khoa học, phải đến sau năm 1993 DDT trong nước
biển mới phân hủy về cơ bản.
III.3.2. Các nguyên lý sinh thái học
a. Sự thích nghi:
Hệ quả 4: Việc sử dụng thuốc trừ sâu mới tạo nên kết quả tốt vào năm đầu,
nhưng sau đó, côn trùng trở nên kháng thuốc.
Sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen
thuốc dẫn đến kháng thuốc và chống thuốc, số lượng sâu hại sẽ tăng lên theo cấp số
nhân và nhanh chóng trở thành 1 quần thể dịch hại kháng thuốc. Vì vậy mỗi loại thuốc

trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng.
Dưới tác động của thuốc, một số loài gây hại thứ yếu cũng bị tiêu diệt. Tuy
nhiên có khi một số loài gây hại thứ yếu có khả năng kháng thuốc mạnh sẽ phát triển
thành loài gây hại chủ yếu rất khó phòng trị. Tạo ra những nòi sâu, bệnh, cỏ dại, chuột
hại mang tính kháng thuốc cao, thuốc hóa học trở thành vô hiệu đối với chúng.
Khoảng năm 1950 loài gây hại chủ yếu trên bắp cải được ghi nhận là sâu xanh,
nhưng sau 1 thời gian dùng thuốc hóa học liên tục, sâu tơ trở thành loài gây hại chủ
yếu với tính kháng thuốc rất mạnh. Phòng trị sâu tơ là 1 vấn đề nan giải hiện nay.
DDT rất có tác dụng trong việc tiêu diệt các loại côn trùng có hại trong nông
nghiệp. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, DDT dùng để tiêu diệt bọ chét, giúp cho
các binh sĩ chiến đấu ở Bắc Phi thoái khỏi nạn dịch thương hàn do bọ chét lây truyền.
Tiếp đó, Tổ chức Y tế thế giới đã dùng DDT để diệt muỗi ngăn chặn bệnh sốt rét lây
lan. Năm 1948, ông Muller - người phát minh ra DDT đã vinh dự nhận giải thưởng
Nobel về hoá học. Nhưng 30 năm sau, DDT bị cấm sản xuất và sử dụng. Một số loại
côn trùng có hại đã nhờn và kháng lại DDT. Đến năm 1960 đã có 137 loại côn trùng
có hại nhờn thuốc DDT.
Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng
dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này sẽ không lâu dài
do không thể tăng mãi nồng độ mà còn dẫn đến hiện tượng lượng thuốc BVTV tăng
dần qua các năm trên cùng đơn vị diện tích. Gây tốn kém về kinh tế, ô nhiễm môi
12
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
trường ngày càng trầm trọng, dư lượng các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên các
loại nông sản, ảnh hưởng càng nguy hại tới sức khoẻ con người.
Theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật: năm 1990 cả nước đã sử dụng 10
nghìn tấn thuốc BVTV đến năm 2003 lượng thuốc BVTV đã sử dụng tăng lên 45
nghìn tấn và vào năm 2005 cả nước đã sử dụng 50 nghìn tấn thuốc BVTV trong một
năm.
Sâu bệnh đã tồn tại với sự đề kháng, sự thay đổi về thể chất của sâu bệnh rất
mạnh mẽ. Con người quá lạm dụng vào hoá chất độc hại, về chủng loại, cũng

như cường độ thuốc bảo vệ thực vật với tính tự phát, những thói quen sử dụng thuốc,
từ những vùng miền khác nhau. Thuốc bảo vệ thực vật ra đời cũng tạo ra phương án
tối ưu tiêu diệt nhanh các loài sâu bệnh hại, tuy nhiên nó đã phát sinh đủ loại, đủ cấp
sâu bệnh khác nhau kháng thuốc:
1)Trong một vòng đời, một số sâu bệnh sinh ra trong môi trường thuốc hàm
lượng ít do phun với liệu lượng nhẹ hoặc đang bị phân huỷ, không gây chết sẽ tạo
sức đề kháng cho lần phun thuốc sau.
2)Trong một thế hệ, khi 1 lớp sâu bệnh trải qua một vòng đời khi tiếp xúc liên
tục với hoá chất, sẽ tạo sự chọn lọc, những cá thể khoẻ với thuốc, sẽ sinh ra thế hệ con
khoẻ với thuốc, cứ thế 1vài năm, vài chục năm sẽ tạo ra loại sâu bệnh kháng thuốc.
3) Do tập tính, có một số sâu bệnh, như nhện đỏ, sâu xanh da láng vv… chúng
thường sinh sôi nơi ẩn khuất, ít bị trực tiếp với chúng, mà chúng chỉ được ngửi hơi của
thuốc, chỉ là môi trường rèn luyện cho chúng miễn dịch như là một loại vaccin của
chúng vậy.
b. Tương tác giữa hai hay nhiều loại
Hệ quả 12: Các trường hợp lạm dụng thuốc trừ sâu bỏ qua các nguyên lý sinh
thái, không những không kiểm soát được sâu bệnh mà còn làm cho số lượng sâu gia
tăng.
Phun thuốc BVTV trên đồng ruộng không chỉ tiêu diệt các loài sâu, bệnh, cỏ
dại gây hại cây trồng mà còn tiêu diệt các loài thiên địch có ích. Đa số các loài thiên
địch bị tiêu diệt trước và chết nhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm với thuốc BVTV hơn
nhiều so với các loài sâu hại. Thực tế rất nhiều loại chim có ích đã bị chết vì thuốc trừ
sâu, trứng của nhiều loại chim bị nhiễm thuốc trừ sâu không thể nở thành chim non
được. Trong khi đó các loại sâu bọ có hại sinh sôi nảy nở rất nhanh và mau chóng
nhờn thuốc. Tuy phun với liều lượng lớn, chúng vẫn không chết mà vẫn sinh sôi nảy
nở. Thuốc sâu càng phun nhiều càng làm ô nhiễm không khí, nước, đất và cây trồng.
13
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
Bên cạnh đó, các loài sâu hại sau khi bị phun thuốc, những cá thể còn sống sẽ
phục hồi quần thể nhanh hơn nhiều so với các loài thiên địch vì các loại thuốc BVTV

hiện nay không thể tiêu diệt được hết các loài sâu, bệnh khi phun trên đồng ruộng
(hiệu quả của thuốc BVTV chỉ đạt từ 80 – 85%). Làm phát sinh ra những đối tượng
gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của sâu, bệnh hại. Ví dụ nếu dùng thuốc
trừ sâu Decis phun trừ rầy nâu, rầy tạm thời có thể giảm nhưng rồi lại sinh sôi nảy nở
rất nhanh, phát thành dịch làm cho lúa bị cháy rầy nặng.
Vì vậy, ở những nơi nào người dân dùng nhiều thuốc để phòng trừ các đối
tượng sâu bệnh hại lúa hoặc các cây rau mầu khác thì ở chính những nơi đó sẽ
thường xuyên bùng phát dịch sâu bệnh vào những vụ và năm sau đó thiên địch chưa
kịp hồi phục để đủ sức khống chế sâu hại.
Như vậy sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu
cũng giảm. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại
Tính đến thập kỷ 70, toàn thế giới đã sử dụng hơn 12.000 loại thuốc trừ sâu để
đối phó với côn trùng có hại. Nhưng trong thực tế, con người không những không tiêu
diệt hết được côn trùng có hại mà càng ngày chúng càng phát triển hơn. Nếu chỉ dựa
vào thuốc trừ sâu thì không thể tiêu diệt hết được côn trùng có hại.
Hệ quả 13: Một mình thuốc trừ sâu không thể giải quyết vấn đề sâu bệnh, nó
chỉ có thể dùng với số lượng hạn chế, phương thức chọn lọc. Trong tương tai chỉ có
thuốc trừ sâu phân hủy sinh học mới được sử dụng. Phương pháp phát triển gần đây
là kiểm soát sinh học (điều chỉnh số lượng loài thiên địch của sâu bệnh)
Tính độc hại của thuốc BVTV là rất lớn, tuy nhiên con người vẫn phải sử dụng
trong phạm vi cho phép, nhưng không thể chỉ dựa vào thuốc trừ sâu để tiêu diệt côn
trùng có hại. Ngày nay đã có một số biện pháp tổng hợp đối phó với côn trùng có hại.
- Biện pháp dùng côn trùng diệt côn trùng, dùng vi trùng diệt côn trùng
- Biện pháp gây, nhân giống và nhập khẩu các loại côn trùng có ích để tiêu diệt
côn trùng có hại.
- Thuốc trừ sâu sinh học (TTSSH) được coi là một biện pháp đầy tính khả thi.
Đây là một thành phần không thể thiếu của hệ thống IPM. Việc ứng dụng thành tựu
này đã, đang là một vấn đề đáng chú ý đối với nông nghiệp Việt Nam.
Thuốc TTSSH có độc tính thấp, các chế phẩm sinh học ít tồn lưu trong môi
trường. Sử dung thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế tác hại của sâu bệnh, tác hại xấu

của thuốc hóa học, bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ con người. Một số loại thuốc
TTSSH:
14
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
- Thuốc trừ sâu sinh học trị các loại sâu cuốn lá, sâu khoang.
- Thuốc trừ sâu sinh học diệt trừ sâu đục thân, sâu xám, mối.
- Thuốc trừ sâu sinh học DyLan 2EC trừ sâu, diệt nhện an toàn cho chè, rau .
15
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nhờn thuốc ở sâu bệnh chính là do việc
sử dụng thuốc không hợp lý, không đúng kỹ thuật của bà con nông dân. Vì vậy, khi sử
dụng thuốc cần phải có kiến thức nhất định để ngăn ngừa hoặc hạn chế tác hại của
thuốc có thể gây nên đối với chính bản thân người sản xuất, người tiêu dùng, cây
trồng, vật nuôi và môi trường sống, đồng thời phát huy những mặt tích cực của nó. Để
đảm bảo sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:
IV.1. Về pháp lý
- Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng
dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ
thực vật. Phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu
thuốc BVTV.
IV.2. Về kỹ thuật
- Sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết:
Cần thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng để quyết định có
cần dùng thuốc hay không. Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa
vào tình hình dịch hại.
- Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”
+ Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông

sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác
định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến
nông.
+ Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn
cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch.
Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế
+ Đúng liều lượng và nồng độ: lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích
và độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Việc
tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách là một trong những nguyên nhân
gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại.
16
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
+ Đúng cách: cần phun rải đều và chú ý những nơi sâu, bệnh tập trung nhiều.
Thuốc dùng để rải xuống đất không hòa nước để phun. Với thuốc trừ cỏ không nên
phun trùng lặp.
- Sử dụng luân phiên thuốc: thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng
trừ cùng một một đối tượng dịch hại.
- Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản
lý dịch hại tổng hợp.
+ Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh.
+ Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp sạch không dùng phân bón hoá học và thuốc BVTV.
+ Khuyến cáo nông dân sử dụng các thuốc sinh học không gây ô nhiễm môi
trường, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
IV.3. Về tuyên truyền huấn luyện:
Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản
lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản
xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và
môi trường.


17
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
KẾT LUẬN
Thuốc BVTV là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại,
bảo vệ cây trồng, là yếu tố quan trọng giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng
nông sản.Tuy nhiên, do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính
cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối
tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản lý chặt
chẽ và sử dụng đúng cách.
Tình hình quản lí thuốc BVTV còn rất lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng thuốc giả,
thuốc kém chất lượng ngày một gia tăng. Người dân chỉ chú trọng đến mục đích diệt
trừ sâu bệnh mà không cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và sức khoẻ cộng
đồng. Mức độ tiếp cận thông tin về thuốc BVTV của người dân còn rất hạn chế dẫn
đến thiếu những hiểu biết cơ bản khi dùng thuốc và tự bảo vệ mình. Phương thức trộn
thuốc tuỳ tiện, tự phát không tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn lao động;
tăng liều lượng, tần suất phun chỉ với mục giết hết sâu bệnh; ý thức về bảo hộ lao động
và sức khoẻ cộng đồng còn rất thấp, đa số người dân phun thuốc đều chưa đủ điều kiện
về phòng hộ lao động khi phun thuốc.
Trong nền nông nghiệp thâm canh cao hiện nay, việc tăng liều lượng thuốc,
tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc
BVTV đã dẫn đến hậu quả gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để
lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và môi trường.
Các nguyên lý sinh thái đã giải thích rõ ràng và cụ thể hơn các tác động của
thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người. Đồng thời cũng thấy được
ảnh hưởng mạnh mẽ của việc lạm dụng thuốc BVTV gây ra hiện tượng kháng thuốc,
làm bùng phát dịch hại trên diện rộng, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường và phát
triển nông nghiệp thiếu bền vững.
Vì vậy vấn đề cần nhất hiện nay là đề xuất được giải pháp kiểm soát dịch hại
tổng hợp một cách hiệu quả, thân thiện với môi trường góp phần phát triển nông

nghiệp sinh thái bền vững .

18
Tiểu luận nhóm 8- Cao học Môi trường K19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nguyên lý khoa học môi trường, ĐHKHTN, 2009.
2. Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, 2008.
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 2006.
4. Đỗ Thị Chiến. Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
việc quản lí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông
nghiệp. 2005.
5. Phạm Bình Quyền và nnk. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến tính đa dạng sinh
học trong các hệ sinh thái nông nghiệp thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam.
Thông báo khoa học của các trường đại học, Bộ GD&ĐT, 1996, Tr. 38 – 41.
6. Đề án: “Điều tra đánh giá tình hình quản lý các chất hữu cơ khó phân hủy trên
địa bàn toàn quốc; xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm môi trường do các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là thuốc bảo vệ thực vật và PCBs gây ra”- Tổng
cục Môi trường, 2009.
Một số website: . .



19

×