Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIÁO ÁN VĂN 11: TIỂU SỬ TÓM TẮT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.65 KB, 6 trang )

Trường: PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LÂM ĐỒNG
Tuần 24 : Tiết PPCT 90
Ngày soạn : 10/ 2/2012.
Ngày dạy:
Lớp 11B
GVHD: Nguyễn Thị Liên
SVTH: Nguyễn Văn Quảng.

Làm văn:

TIỂU SỬ TÓM TẮT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Nắm được mục dích, yêu cầu của việc viết tiểu sử tóm tắt.
-Có kĩ năng viết tiểu sủ tóm tắt.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức.
-Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt
-Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt.
-Cách viết tiểu sử tóm tắt.
2. Kĩ năng.
-Tìm hiểu tiểu sử của một số tác gia đã học ở phần văn học
- Viết tiểu sử tóm tắt của một nhân vật.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm kiếm, tra cứu tư liệu và tạo được thói quen kĩ lưỡng, chính xác khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, thảo luân nhóm, thuyết trình, giảng giải.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ- sự chuẩn bị bài mới
-Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.


a. Lời vào bài: Khi xin vào làm việc ở một cơ quan nhà nước, một công ty nào đó thì nhà tuyển dụng thường xem xét thong
tin cá nhân của mỗi người đẻ làm cơ sở lựa chọn nhân viên của mình. Bởi vậy viết một tiểu sử tóm tắt cũng góp phần cho
chúng ta có một cơ hội việc làm. Nhìn thi bất kì một ai cũng có thể viết đươc nhưng để viết cho đúng thì đó là việc không
dễ chút nào. Để nắm vững cách thức viết một tiểu sử hôm nay chúng ta cung đi vào bài: “ tóm tắt tiểu sử”.
b. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ
TÓM TẮT.
Gv cho học sinh đọc sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi 1: Tiểu sử tóm tắt là gì?
Hs trả lời
Gv nhận xét và bổ sung.
Câu hỏi 2: Tiểu sử tóm tắt được viết nhằm mục đích gì?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tìm hiểu mục đích,yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
a.Khái niệm:
-Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực
những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân
nào đó
-VD: Tiểu sử một nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, nhà
văn, nhà thơ, tiểu sử của một cán bộ giáo viên…
b. Mục đích
- Giới thiệu cho người đọc, người nghe về người
được nói tới.
- Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ
chức.
- Giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn bè, giới thiệu
cán bộ lãnh đạo.

- Nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có
thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.
Câu hỏi 3: Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu cơ
bản nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt
- Gọi một HS đọc văn bản “Lương Thế Vinh” (SGK,
trang 54).
-GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK (trang 54)
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung (Lương Thế Vinh sinh năm 1442,
chưa rõ năm mất, tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, quê gốc ở
làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định.
Chưa đầy 20 tuổi, tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng
Sơn Nam. Năm 21 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Lương Thế
Vinh có tài ngoại giao, tài toán học, tài văn chương nghệ
thuât.
Ồng đã biên soạn cuốn Đại thành toán pháp - cuốn sách
giáo khoa toán học đầu tiên ở nước ta, cuốn Hí phường -phả
lục của ông được đánh giá là "tác phẩm lí luận đầu tiên về
c. Yêu cầu.
- Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được
nói tới.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với
mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng
các biện pháp tu từ.
II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT

1. Khảo sát ví dụ:
Văn bản tiểu sử tóm tắt nhà bác học " Lương Thế Vinh"
( SGK-T. 54)
Câu hỏi a,sgk, t54: SGK
Câu hỏi b, sgk, t54: Cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu
biểu:
+ Ghi rõ họ, tên, quê quán, các mốc thời gian.
+ Dẫn chứng cụ thể.
+ Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan.
Câu hỏi c,sgk,t54 : Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt
cần:
+ Phải sưu tầm những tài liệu tiêu biểu có liên quan
tới đối tượng được giới thiệu.
+ Các tài liệu đó phải mạng tính cụ thể, chính xác,
trung thực, toàn diện.
nghệ thuật kịch hát cổ truyền"
Là người có tài kinh bang tế thế, con người "tài hoa, danh
vọng vượt bậc" (Lê Quý Đôn)

Câu hỏi: cho biết các phần của một bản tiểu sử tóm tắt?
Câu hỏi: các bước để viết một bản tiểu sử tóm tắt?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, lần lượt làm bài tập 1
và 2 sgk (trang 55).
- Tổ 1: Làm bài tập 1.
2. Viết tiểu sử tóm tắt.
- Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần
- Giới thiệu khái quát về lịch sử cá nhân (họ tên,
ngày tháng năm sinh, năm mất, nghề nghiệp, học vấn, gia
đình, gia tộc, quê quán).

- Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội (làm
gì, ở đâu …).
- Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu.
- Đánh giá chung (Lựa chọn những ý kiến đánh giá
tiêu biểu, những người đánh giá có tầm).
b. Các bước viết tiểu sử tóm tắt:
+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách,
tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng

+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.

+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.

+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết.
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
- Tổ 2 câu 2 phần giống nhau và phần khác nhau giữa văn
bản tiểu sử tóm tắt với điếu văn.
- Tổ 3 câu 2 phần khác nhau giữa văn bản thuyết minh
với sơ yếu lý lịch, thuyết minh.
HS làm việc trong vòng 5 phút, cử đại diện trình bày kết
quả làm việc của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3 CŨNG CỐ, DẶN DÒ
Củng cố: Mục đích, yêu cầu, cách viết tiểu sử tóm tắt.
Dặn dò:-Nắm vững kiến thức, vận dụng làm bài tập
Làm bài tập 3 trang 55
- Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt là : c và d.
- Các trường hợp còn lại:
a- viết văn bản thuyết minh.

b- viết sơ yếu lí lịch.
e- viết điếu văn.
2. Bài tập 2:
- Giống nhau:
Các văn bản tiểu sử tóm tắt, sơ yếu lý lịch, điếu văn,
thuyết minh đều viết về một nhân vật nào đó.
- Khác nhau:
+ Điếu văn viết về người qua đời để đọc trong lễ truy
điệu nên ngoài phần tiểu sử tóm tắt còn có lời chia buồn với
gia quyến.
+ Sơ yếu lý lịch do bản thân tự viết theo mẫu, còn
tiểu sử tóm tắt do người khác viết.
+ Tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng là con người, còn
đối tượng của thuyết minh rộng hơn (người, vật, cảnh, một
tác phẩm văn học …) và trong thuyết minh có yếu tố cảm
xúc.
3.Bài tập 3:
Cho về nhà làm
IV. Hướng dẫn tự học
Viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ đã được
học trong chương trình ngữ văn 11.

×