Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dạy học tích hợp các môn học : Lịch sử , giáo dục công dân, ngữ văn... thông qua chủ đề : Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một giờ học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.96 KB, 3 trang )

PHIẾU DỰ THI : DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
I/ Chủ đề : Dạy học tích hợp các môn học : Lịch sử , giáo dục công dân, ngữ
văn thông qua chủ đề : Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua một giờ học
ngữ văn
II/ Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức , kĩ năng , thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là :
Môn Ngữ văn, môn giáo dục công dân , môn hoá học, địa lí , giáo dục dân số
và môi trường.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: ngữ văn – giáo
dục công dân, ngữ văn - Hoá học, ngữ văn – Sinh học, lồng ghép Giáo dục dân
số và môi trường.
III/ Đối tượng dạy học của dự án:
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 41em.
Số lớp thực hiện: 1.
Khối lớp: 8A Trường THCS Úc Kỳ.
Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
+ Dự án mà cá nhân tôi thực hiện là một tiết dạy môn Ngữ Văn lớp 8 đồng thời
giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 8; 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực
hiện.
+ Các em là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình
THCS được hơn hai năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về
phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá
trình giảng dạy.
IV/ Ý nghĩa, vai trò của dự án:

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống
xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy


mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn
các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh
nhất, hiệu quả nhất. tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn
Ngữ văn 8.
- Đồng thời bản thân tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải
quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn
đề đặt ra trong môn học đó.
-Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo
trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được tác hại
của bao bì ni lông với cuộc sống con người và môi trường, thấy được việc cần thiết
phải bảo vệ môi trường thiên nhiên; môi trường cuộc sống ; sức khỏe của cá nhân
và cộng đồng xã hội,. Nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; vai trò của
môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người. Nắm được những quy
định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ sức
khỏe con người…. Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Từ các kiến thức liên môn đã được tích
hợp trong dự án.
Trong thực tế cá nhân tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh
có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo
nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt
V/ Thiết bị dạy học:
- Đầu chiếu
- Bảng nhóm
- Bút dạ.
- Giấy A4
VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Do thời gian hạn chế sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu sản phẩm đã thiết kế đó là
Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án ngữ văn 8 tiết 39: Thông tin trái đất năm
2000.Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học , đối với chủ đề: Tích hợp bảo
vệ môi trường Tôi cần lồng ghép kiến thức môn văn –sinh- hóa- lí- giáo dục công
dân…để lí giải được các tác hại của bao bì ni lông , từ đó giúp các em đưa ra thông
điệp : Hãy nói không với bao bì ni lông Ngoài ra tôi còn đưa một số kiến thức liên
quan đến giáo dục môi trường, chăm sóc sức khỏe cá nhân và cộng đồng xã hội.
VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung:
1.Về kiến thức:
Đánh giá ở 3 cấp độ :a. Nhận biết
b. Thông hiểu
c. Vận dụng ( Cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng:
Đánh giá:
- Rèn luyện năng cảm thụ một văn bản nhật dụng
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để nhìn nhận , đánh giá một vấn đề có tính
chất nóng hổi trong .
3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức , tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá két quả ,sản phẩm của học sinh thông qua phiếu trắc nghiệm về
đánh giá kết quả, sản phẩm của HS
VIII/ Các sản phẩm của học sinh:
- Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh.(cả lớp)
+ 10 học sinh đạt: điểm 9.
+ 20 học sinh đạt: điểm 8.
+ 8 học sinh đạt: điểm 7.

+ 3 học sinh đạt: điểm 6.

Giáo án Ngữ văn 8(tiết39- bài 10)
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

I/Mục tiêu:
I.1Kiến thức:
Học sinh biết:
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni
lông.
Học sinh hiểu:
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ,
hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
I.2 Kỹ năng:
Học sinh thực hiện được:
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bàivăn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
Học sinh thực hiện thành thạo:
- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ phản hồi/ lắng nghe tích cực về việc sử dụng bao
bì ni lông, giữ gìn môi trường.
I.3 Thái độ:
- Thói quen: Hạn chế dùng bao bì nilông.

×