Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn nâng cao hiệu quả khai thác phim tư liệu trong soạn giảng giáo án địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.57 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
Mã số: …………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC PHIM TƯ LIỆU
TRONG SOẠN&GIẢNG
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
Người thực hiện: NÔNG HIẾU ĐÔNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lí 
Lĩnh vực khác: ……………. 
Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 -2014
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NÔNG HIẾU ĐÔNG
2. Ngày tháng năm sinh: 07/01/1985
3. Nam,nữ: Nam
4. Địa chỉ: Phú Bình,Tân Phú, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0908770185
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: dạy Địa lí các lớp 10A3, 11A5, 11A6, 11A10, 11A11, 11A12,
12A5, 12A7, 12A8, 12A9; chủ nhiệm: 10A3.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị cao nhất: Cử nhân
-Năm nhận bằng: 2007


-Chuyên ngành đào tạo: Địa lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm kinh nghiệm: 7 năm
-Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
+Năm học 2012-2013: Khai thác loạt phim “Planet Earth” trong giảng dạy
Địa Lí tự nhiên 10

2
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
PHIM TƯ LIỆU TRONG SOẠN&GIẢNG
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trở nên khá phổ biến trong
thiết kế, soạn giảng đối với nhiều giáo viên bởi tính hiệu quả mà ai cũng phải
thừa nhận. Để đạt được tính hiệu quả trong thiết kế bài giảng bằng phần mềm
Microsoft PowerPoint rất nhiều giáo viên sử dụng đến các đoạn phim tư liệu bởi
chúng có tính trực quan rất cao. Nhưng ít giáo viên quan tâm đến chất lượng
hình ảnh, âm thanh, thời lượng cũng như những thao tác, phương pháp cần thiết
để cho đoạn phim tư liệu đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất không những trong
soạn giáo án mà kể cả trong giảng dạy. Đề tài này ra đời từ kinh nghiệm thực tế
của bản thân với mong muốn hướng dẫn phương pháp để có được một đoạn
phim tư liệu ưng ý nhất nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nhất là đối với
các môn khoa học xã hội nói chung và môn Địa lí cấp trung học phổ thông nói
riêng.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
-Tính hiệu quả của phim tư liệu trong soạn giảng giáo án điện tử được thể hiện
thông qua việc chọn lựa đúng nội dung, chất lượng hình ảnh, chất lượng âm
thanh và phân khúc thời gian chứa nội dung, một số thao tác, thủ thuật cần thiết
nhất để truyền đạt thông tin trong bài giảng.

-Trước đây các trường học sử dụng chủ yếu máy chiếu Projector nhưng máy
chiếu này có hạn chế là sau một thời gian sử dụng thì chất lượng đèn chiếu bị
xuống cấp nên hình ảnh xấu và mờ và cũng mất rất nhiều thời gian để căn chỉnh
máy, cho nên hiện nay nhiều trường học đã mạnh dạn thay thế bằng những tivi
màn hình cỡ lớn, đáng nói hơn là hiện nay có sự ra đời của màn hình LCD,
LED, OLED, Plasma hỗ trợ công nghệ High-Definition (HD) video cho hình
3
ảnh và âm thanh rất tốt, trung thực, sống động. Hơn nữa, máy tính cá nhân ngày
một nâng cấp, thì việc lưu trữ và phát các đoạn phim tư liệu chất lượng HD cũng
trở nên dễ dàng. Từ thực tế đó, nếu trong giáo án điện tử có những đoạn phim tư
liệu chất lượng cao thì hiệu quả truyền đạt sẽ tốt hơn rất nhiều, tạo được hứng
thú học tập cho học sinh.
-Nguồn phim tư liệu chủ yếu được giáo viên lấy từ trên mạng internet, nhưng
các phim thường cho chất lượng thấp cả về âm thanh và hình ảnh, không đúng
với định dạng video cần thiết nên nhất thiết phải xử lí lại.
-Hiện nay, có rất nhiều phần mềm để giảng dạy giáo án điện tử, ngoài các phần
mềm nguồn mở ra thì quen thuộc, phổ biến và hiệu quả hơn cả là phần mềm
Microsoft Powerpoint, cho nên đề tài cũng hướng đến việc sử dụng phần mềm
này. Về phần mềm xử lí phim ảnh, cũng có rất nhiều, cho nên tùy sở thích và
thói quen mà từng giáo viên sẽ có những lựa chọn riêng.
-Đây là một vấn đề không phải quá mới, có thể nhiều giáo viên đã biết một vài
cách xử lí để làm cho phim tư liệu tốt hơn, nhưng để thay đổi toàn diện cả hình
ảnh, âm thanh, thời lượng, lựa chọn đúng nội dung hay một số thủ thuật khác
thì ít người chú ý đến. Ngoài việc bổ sung thêm kĩ thuật xử lí phim tư liệu cho
đối tượng đã biết thì đề tài còn rất có ích đối với nhiều đối tượng mới quan tâm
hoặc muốn làm quen đến vấn đề. Tác giả tin chắc rằng, nếu làm theo những
hướng dẫn trong đề tài thì giáo viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, quan
trọng hơn giáo viên sẽ có được nhiều đoạn phim tư liệu ưng ý và hiệu quả nhất.
4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1.NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA PHIM TƯ LIỆU
TRONG SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
a. CHỌN NGUỒN PHIM TƯ LIỆU
-Nguồn từ đĩa phim bản quyền
+Giáo viên có thể tự liên hệ hoặc đề xuất nhà trường liên hệ với các đài
truyền hình, nhà xuất bản, các hãng phim, công ty thiết bị nghe nhìn, đồ
dùng dạy học….để mua các đĩa phim tư liệu. Với cách này, Giáo viên rất
an tâm về chất lượng phim, nhưng chi phí hơi cao.
+Nếu bỏ qua vấn đề về bản quyền, Giáo viên có thể liên hệ với các cửa
hàng băng đĩa; cách này có tính rủi ro khá cao, khó kiếm được phim tư
liệu ưng ý, nhưng giá thành rẻ
+Nhìn chung, với nguồn phim tư liệu này, sẽ giúp tiết kiệm thời gian tìm
kiếm, chất lượng phim rất tốt nhưng ngược lại khâu xử lí phim để đưa vào
bài giảng khá mất thời gian và không phải trường nào cũng làm được điều
này.
-Nguồn lưu trữ từ truyền hình
+Các dịch vụ truyền hình, các đầu thu kỹ thuật số, phần mềm xem tivi
trực tuyến có hỗ trợ việc ghi lại những chương trình truyền hình, Giáo
viên có thể tận dụng điều này để tìm kiếm nguồn phim tư liệu.
+Cách làm này thích hợp cho việc tìm kiếm các tin tức thời sự liên quan
đến bài học nhưng giáo viên hoàn toàn bị động về mặt thời gian, nội dung.
-Giáo viên tự biên tập phim tư liệu từ hình ảnh, đoạn phim, âm thanh, phụ
đề
+Hiện nay có rất nhiều phần mềm biên tập phim, chuyên nghiệp thì có
Proshow, CyberLink PowerDirector, Corel VideoStudio, Pinnacle
Studio;còn đơn giản, quen thuộc thì có Movie Maker tích hợp sẵn trong
Windows XP; còn Windows 7&8 thì phải cài thêm chương trình
Windows Essential 2012 (có sẵn trong CD đính kèm)
5
-Nguồn từ mạng internet

+Đây là nguồn phim mà giáo viên nên khai thác triệt để bởi sự đa dạng,
giàu có về tài nguyên phim tư liệu, nên chọn nguồn phim có độ phân giải
HD hoặc ít nhất 480p, 360p để tải; đối với phim tư liệu của nước ngoài
nên chọn phim có sẵn phụ đề Tiếng Việt để khi xử lí sẽ tiết kiệm được
thời gian.
+Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức về mạng internet
và một số thủ thuật như tải phim hay lựa chọn trình duyệt, công cụ có thể
tải phim.
b. CHỌN PHIM TƯ LIỆU PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG CỦA GIÁO ÁN
ĐỊA LÍ
-Đề xuất một số phim tư liệu có nội dung phù hợp với giáo án Địa lí
10
Tên phim tư liệu Kiến thức Địa Lí 10 có thể áp dụng
Planet Earth (Hành tinh
Trái Đất)
Phần địa lí tự nhiên, ví dụ:
-Giải thích các dạng địa hình do tác động ngoại
lực, nội lực
-Các dãy núi trẻ, hiện tượng động đất, núi lửa
phun trào, bão cát, sạt lở
-Sự phân bố sinh vật theo vĩ độ, độ cao…
Journey To The Edge
Of The Universe
(Hành Trình Đến Tận
Cùng Vũ Trụ)
Kiến thức về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất:
-Thấy rõ về Hệ Mặt Trời: từ bề mặt Trái Đất,
lần lượt quay tận cảnh các hành tinh khác trong
Hệ Mặt Trời
-Thấy được chuyển động của Trái Đất và các

hành tinh…
The Blue Planet (Hành
tinh xanh)
Phần Địa Lí tự nhiên, nhất là cảnh quan và sinh
vật trên Trái Đất
The Power Of The
Planet (Sức Mạnh Của
Hành Tinh)
Phần Địa Lí tự nhiên
The Universe (Vũ Trụ) Kiến thức chuyên sâu về vũ trụ, Hệ Mặt Trời,
6
Trái Đất
Các hệ quả được minh họa khá rõ, dễ hình
dung
Caught In The Act
(Những Khoảnh Khắc
Thiên Nhiên Hoang
Dã)
Phần Địa lí tự nhiên, nhất là cảnh quan và sinh
vật
Human Planet (Hành
tinh loài người)
-Phần Địa lí tự nhiên
-Phần Địa lí dân cư: như sự di cư, nhân tố ảnh
hưởng đến tăng dân số, động lực tăng dân số
- Đề xuất một số phim tư liệu có nội dung phù hợp với giáo án Địa lí
11
Tên phim tư liệu Kiến thức Địa Lí 11 có thể áp dụng
America Revealed
(Tiết lộ về nước Mỹ)

Bài 6: Hoa Kì
Somewhere in China
(Dạo quanh Trung
Hoa)
Bài 10: Trung Quốc
Ký Sự Hỏa Xa - Hành
Trình Xuyên Lục Địa
-Bài 10: Trung Quốc
-Bài 8: Liên Bang Nga
-Một số nước trong Liên minh Châu Âu
Departures - Du Lịch
Thế Giới - Những
Điểm Khởi Hành
Các tập phim tương ứng có thể khai thác
Mê Kông Ký Sự -Bài Trung Quốc
-Đông Nam Á lục địa
Amazing Africa-Châu
Phi Huyền Diệu
Bài Châu Phi
Wild China (Thiên
nhiên hoang dã Trung
Quốc)
-Bài Trung Quốc
Japans Tsunami -Bài Nhật Bản
7
- Đề xuất một số phim tư liệu có nội dung phù hợp với giáo án Địa lí
12
Tên phim tư liệu Kiến thức Địa Lí 12 có thể áp dụng
Mê Kông Ký Sự -Sông ngòi Việt Nam, Giao thông đường sông,
ngành thủy sản

-Địa lí các vùng kinh tế
Hello Việt Nam -Đôi nét cảnh quan, con người Việt Nam
-Địa lí các vùng kinh tế
Departures - Du Lịch
Thế Giới - Những
Điểm Khởi Hành
Trong tập phim về Việt Nam, giới thiệu thiên
nhiên, con người Việt Nam
Ký Sự Hỏa Xa - Hành
Trình Xuyên Lục Địa
-Giới thiệu về lịch sử phát triển đường sắt nước
ta
-Giới thiệu về một vài địa phương ở một số
vùng kinh tế
c. XỬ LÝ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA PHIM
TƯ LIỆU
Hiện tại, có rất nhiều phần mềm xử lí phim tư liệu, đề tài sẽ chọn và
hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Xilisoft Video Converter (phần mềm
và hướng dẫn các bước có trong CD kèm theo):
*Chuyển định dạng video phù hợp
*Cắt đoạn/nối và chọn thời lượng phim tư liệu phù hợp với nội dung
bài dạy
*Thay đổi độ phân giải và chất lượng hiển thị video
*Thay đổi chất lượng âm thanh của phim tư liệu
*Biên tập, thu âm, ghép ảnh, âm thanh, đoạn phim thành phim tư
liệu (dùng phần mềm Movie Maker giao diện tiếng Việt rất dễ sử
dụng có kèm theo CD hoặc phần mềm Proshow)
2.NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CỦA PHIM TƯ LIỆU
TRONG GIẢNG DẠY GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
-Chọn phần mềm trình chiếu

8
Để trình chiếu bài giảng thì chương trình Microsoft PowerPoint vẫn được giáo
viên tin dùng vì nó hiệu quả và quen thuộc, nhưng nên chọn phiên bản nào để
trình chiếu tốt nhất
Bảng so sánh các phiên bản PowerPoint
Powerpoint 2003&2007 Powerpoint 2010&2013
Các định
dạng video
chèn được
-Windows Media Video
file(.wmv)
-Windows Media file(.asf)
-Windows video file(.avi)
-Microsoft Recorded TV
Show(.dvr-ms)
-MP4 Video(.mp4)
Movie file(.mpeg)
-MPEG-2 TS Video
-QuickTime Movie file
Hỗ trợ hầu hết mọi định dạng
video
Công cụ
được tích
hợp trong
trình chiếu
video
-Công cụ chỉnh sửa chưa đa
dạng
-Không có công cụ nào được
tích hợp khi trình chiếu, nên

không thể điều chỉnh âm lượng,
tùy chỉnh thời gian đoạn phim
-Tích hợp nhiều công cụ chỉnh
sửa như: tăng độ sáng, hiệu ứng
màu, khung viền, tùy chọn thời
gian phát,…
-Tích hợp công cụ cần thiết
trong trình chiếu: play/stop, điều
chỉnh âm lượng, tùy chỉnh thời
điểm phát
Với sự so sánh như trên thì tiện ích hơn là phiên bản PowerPoint 2010 hoặc
2013, cho nên Giáo viên nên chọn một trong hai phiên bản trên, nếu Giáo viên
nào vẫn còn sử dụng phiên bản 2003 hoặc 2007 thì khi chuyển file nên chọn
đúng định dạng file mà PowerPoint hỗ trợ.
Một số công cụ cần thiết đối với việc trình chiếu phim tư liệu khi sử dụng
Powerpoint 2010 hoặc 2013.
-Trình bày, thêm hiệu ứng, chỉnh sửa trang trình chiếu
Trong mục Format phim, cần lưu ý một số thao tác:
9
+Corrections: thay đổi độ
sáng đoạn phim
+Color: thay đổi hiệu ứng
màu cho đoạn phim
+Video Styles: phong cách
hiển thị phim
+Video Shape: chọn loại
khung hiển thị phim
Trong mục PlayBack, cần lưu ý các thao tác sau:
-Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh thích thú, chủ
động tiếp cận kiến thức Địa lí từ phim tư liệu:

+Đặt vấn đề/câu hỏi trước hoặc sau khi xem phim tư liệu cho cá nhân hoặc
nhóm nhỏ
+Đặt vấn đề hoặc câu hỏi phát sinh vấn đề ngay trong phim tư liệu
+Hoàn thành phiếu học tập trong khi theo dõi phim tư liệu
+Rút ra vấn đề hoặc nội dung chính của phim tư liệu.
+Sắp xếp các cảnh trong phim hoặc nhiều đoạn phim theo 1 trình tự nào đó:
thời gian, không gian, nguyên nhân-kết quả-giải pháp…
+Học sinh dựa vào kiến thức bản thân để thuyết minh cho phim tư liệu “câm”.
+Giao chủ đề để học sinh biên tập, ghép ảnh/phim, lồng tiếng thành một đoạn
phim tư liệu hoàn chỉnh.
10
+Trim Video: cho
phép chọn thời gian
bắt đầu phát và thời
gian kết thúc đoạn
phim
+Start: cho phép phát
phim khi click chuột
hoặc tự động phát
+Play Full Screen:
phát phim toàn màn
mình
11
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài hướng đến việc lựa chọn, phục vụ khâu xử lí phim tư liệu trong
công tác soạn giảng giáo án điện tử đối với giáo viên chưa biết nhưng muốn làm
quen hoặc giáo viên đã biết nhưng chưa hoàn chỉnh các bước, các khâu hoặc
thao tác. Đề tài cũng sẽ giúp giáo viên khắc phục được một số khó khăn khi sử
dụng phim tư liệu như không chèn được, chèn được nhưng chỉ có âm thanh,
không thấy hình ảnh hoặc ngược lại.

Nhưng quan trọng hơn, sau khi được xử lí, các đoạn phim tư liệu đã phần
nào trở nên tốt hơn với âm thanh lớn hơn, đúng định dạng hỗ trợ trong trình
chiếu, phần nào có nội dung định hướng, cải thiện chất lượng hình ảnh, mà nhất
là cắt được những đoạn phim có thời lượng, nội dung phù hợp, cần thiết cho bài
giảng, các đơn vị kiến thức trong giáo án địa lí.
Như vậy, sau khi được xử lí, những đoạn phim “thô” sẽ được chỉnh chu
lại theo ý đồ soạn giảng của giáo viên từ đó giúp nâng cao tính hiệu quả của
đoạn phim nhờ nâng cao tính trực quan, lựa chọn nội dung thích hợp vì thế đạt
được hiệu quả giảng dạy cao hơn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Dạy học bằng phim tư liệu tỏ ra khá hiệu quả bởi nó trực quan và tạo ra
hứng thú cho học sinh. Xử lí phim tư liệu là một việc làm hết sức cần thiết trước
khi đưa vào bài giảng nhưng nhiều giáo viên hiện nay không xem trọng việc này
hoặc muốn thực hiện nhưng gặp khó khăn bởi nhiều vấn đề phát sinh. Đề tài này
có thể giúp đỡ một phần náo đó cho giáo viên.
Với thực tế thiết bị phần cứng của các trường học hiện nay là những màn
hình LCD có hỗ trợ công nghệ phim chuẩn HDTV (High Definition Television
nghĩa là Truyền hình độ nét cao hay truyền hình độ phân giải cao) thì việc xử lí
phim tư liệu nên tập trung xuất ra những định dạng có hỗ trợ chuẩn HD như thế
sẽ mang lại chất lượng cao hơn.
Mạng internet chứa một kho thông tin khổng lồ, nên việc chọn nguồn
phim tư liệu cũng khá dễ dàng, nhưng để đạt chất lượng tốt nhất thì nên chọn
12
phim nguồn là các phim HD, tuy nhiên những phim này có dung lượng rất lớn,
điều này gây ra khó khăn khi giáo viên tải về, nếu có thể, trường học nên có
đường truyền Internet tốc độ cao như thế sẽ tiết kiệm được thời gian truyền tải.
Hoặc khi đăng kí mua phim tư liệu thì trường học nên chọn những đĩa phim
chuẩn HD.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Nguồn: Internet)
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nông Hiếu Đông
13
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC PHIM TƯ LIỆU
TRONG SOẠN&GIẢNG GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
Họ và tên tác giả: NÔNG HIẾU ĐÔNG Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị (tổ): SỬ-ĐỊA-GDCD
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng tại: Tại đơn vị  Trong ngành 
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình

nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét,
đánh giá, tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến
kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
Nông Hiếu Đông
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

14

×