Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa môn địa lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.97 KB, 37 trang )

BM02-LLKHSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

SỞ GIÁO
TRƯỜNGDỤC VÀVÕ TRƯỜNG TOẢN
THPT ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Võ Trường Toản

Mã số: ................................
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO VÀO DẠY HỌC
ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN ĐỊA LÝ 12

THEO DỰ ÁN

Người thực hiện: HUỲNH NHƯ QUÝ
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Người thực hiện: Huỳnh Như Quý môn: Địa Lý
Phương pháp dạy học bộ
Lĩnh vực nghiên cứu:

Phương pháp giáo dục



Quản lý giáo dục






Lĩnh vực khác: ....................................................... 

Phương pháp dạy học bộ mơn: Địa Lý



Có đính kèm: Phương pháp giáo dục 
 Mơ hình
 Phần vực khác: ......................................................... khác
 Phim ảnh
 Hiện vật
Lĩnh mềm
Có đính kèm:
 Mơ hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2013 - 2014

 Hiện vật khác



Trang 2


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Huỳnh Như Quý
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 20 tháng 05 năm 1986
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Võ Trường Toản – Cẩm Mỹ - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613749688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01676603188
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên – Phó bí thư Đồn trường
8. Đơn vị cơng tác: Trường THPT Võ Trường Toản
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy mơn Địa lý
Số năm có kinh nghiệm: 04
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 01

Trang 3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC

SINH THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN ĐỊA LÝ 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trong quá trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, kinh tế
xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề ngày càng đa dạng làm cho học sinh rất
khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân mình.
Là một nước đông dân trong khi nền kinh tế phát triển chưa tương xứng làm
cho tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Điều này càng đòi
hỏi học sinh cần phải lựa chọn ngành nghề sao cho vừa phù hợp với năng lực bản
thân, vừa phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện tại và trong tương lai.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo
về đổi mới phương pháp và đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp ở các cấp học
trường trung học phổ thông.
Thực trạng công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được giáo viên quan
tâm. Đa số giáo viên chỉ giáo dục hướng nghiệp theo sách giáo khoa, dùng phương
pháp truyền thống để truyền đạt xuống cho học sinh, chưa liên hệ với thực tiễn bên
ngoài làm học sinh thụ động, nhàm chán và khơng thích học.
Đa số học sinh lớp 10 và lớp 11 điều không chú ý đến công tác hướng nghiệp,
các em chỉ học đối phó cho có đi học và có tâm lí lên lớp 12 rồi mới chọn ngành nghề
cho mình. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thực sự quan tâm đến nghề nghiệp của
mình.
Một số em khi chọn ngành nghề chịu ảnh hưởng sức ép từ gia đình, từ khó khăn
của cuộc sống, từ năng lực của bản thân thường sẽ rơi vào trạng thái tâm lí khủng
hoảng khi định hướng nghề nghiệp cho mình.
Qua q trình tiếp cận các em trong cơng tác hướng nghiệp, trước khi các em
chọn ngành nghề, tôi đã hỏi các một số câu hỏi “Các em đạ chọn nghề nghiệp cho
mình chưa? Sau khi học xong em sẽ có những kỹ năng, kiến thức như thế nào về
ngành nghề đó? Và sau khi học xong em sẽ làm gì ? ở đâu ?” nhưng đa số các em điều
khơng biết, một số em thì trả lời cịn lan man, chưa xác định rõ. Điều đó chứng tỏ đa
số học sinh chưa nắm được thông tin các ngành nghề dẫn đến việc chọn ngành nghề
cho có mà chưa nghĩ đến năng lực bản thân mình có phù hợp hay khơng và nhu cầu

thị trường lao động có nhu cầu hay không. Và đối với trường học của tôi, là một
trường học thuộc vùng sâu vùng xa, khả năng tiếp cận thơng tin về ngành nghề cịn
hạn chế là khơng tránh khỏi. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm các em mất phương
hướng trong việc tự xác định nghề nghiệp cho chính mình
Là một giáo viên, qua q trình cơng tác giáo dục, trước tình trạng giáo dục
hướng nghiệp và thực trạng về sự lựa chọn ngành nghề của học sinh nhà trường như
trên. Tơi đã tự mình suy nghĩ ra “ Phương pháp giáo dục hướng nghiệp thông qua
hoạt động ngoại khóa trong mơn Địa Lý 12” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm và áp
dụng vào thực tiễn đơn vị đang công tác.
Trang 4


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI “GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN
ĐỊA LÝ 12”
1. Cơ sở lý luận phương pháp “ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông
qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12”
1.1. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp:
Hướng nghiệp thường được hiểu trên hai bình diện: bình diện xã hội và bình
diện trường phổ thơng.
Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của
xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học… nhằm giúp cho thế hệ trẻ
chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá
nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế
quốc dân. Hướng nghiệp là cơng việc mà tồn xã hội có trách nhiệm tham gia. Trong
những điều kiện lý tưởng, thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp thường xuyên
bằng nhiều hình thức. Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hóa, truyền hình,
đài phát thanh, thư viện… vào cơng tác hướng nghiệp thì tác dụng hướng dẫn chọn
nghề đối với các em sẽ rất to lớn.
Trên bình diện trường phổ thơng, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy

của thầy và hoạt động học của trò.
Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc
của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn
nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học
về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong
xã hội. Tóm lại, hướng nghiệp trong trường phổ thơng được thể hiện như một hệ
thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lý.
Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của học sinh.
Qua đó, mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội,
đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề
cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những
đặc điểm tâm – sinh lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người
lao động. [1]
1.2. Khái niệm tư vấn hướng nghiệp:
Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lí - giáo dục nhằm đánh
giá tồn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó
với những yêu cầu do nghề hay nhóm nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc
đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Trên cơ sở đó cho các em những lời
khuyên về chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu
chín chắn trong khi chọn nghề. [2]
1.3. Khái niệm hoạt động ngoại khóa:
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được thực hiện ngồi giờ học, tuỳ
thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả
năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
Trang 5


Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, dạng
nhóm theo năng khiếu, dạng thường kì hay đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ
hội. Ví dụ: cắm trại chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập

Đoàn TNCS HCM...; học nhảy cuối tuần; nữ cơng...
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức như: câu lạc
bộ mơn học; diễn đàn; hội thi; trị chơi v.v...
Hoạt động ngoại khóa có thể do tổ bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh... và học sinh của một lớp, một khối lớp hay tồn trường
thực hiện.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt
động nằm ngồi chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi, nhằm
mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.[3]
1.4. Vai trị của phương pháp giáo dục hướng nghiệp thơng qua hoạt động
ngoại khóa mơn Địa lý 12.
Tạo sự lơi cuốn, đam mê và có hứng thú trong cơng tác giáo dục hướng nghiệp
đối với học sinh.
Giúp học sinh nắm vững về thông tin các ngành nghề và hướng công tác sau
khi học xong trước khi lựa chọn ngành nghề cho bản thân.
Giúp học sinh có thể chọn được nghề nghiệp của mình một cách có cơ sở khoa
học phù hợp với năng lực bản thân và với nhu cầu của xã hội.
Giúp học sinh chuẩn bị tâm lí vững vàng và sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà
đất nước hay từng địa phương đang cần.
Đồng thời cho học sinh thấy được nội dung kiến thức môn Địa lý 12 có liên
quan thiết thực với vấn đề hướng nghiệp của bản thân.
2. Thực tiễn phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại đơn vị.
Trong năm học 2013 – 2014 tôi đã tiến hành khảo sát các em về việc lựa chọn
ngành nghề cho bản thân tại các lớp tôi đang giảng dạy: 12B1, 12B8, 12B10,12B14
như sau:
Số
Tỉ lệ
Lớp Sỉ số
Câu hỏi
Trả lời

lượng
(%)
Các em sẽ thi vào ngành nghề gì ? Khơng biết
20
66,7
12B1
30
Sau khi học xong em sẽ làm gì ?
Khơng biết
20
66,7
Các em cần được tư vấn và hướng

30
100
nghiệp ?
Các em sẽ thi vào ngành nghề gì ? Khơng biết
39
90,6
12B8
43
Sau khi học xong em sẽ làm gì ?
Khơng biết
40
93,0
Các em cần được tư vấn và hướng

43
100
nghiệp ?

Các em sẽ thi vào ngành nghề gì ? Khơng biết
37
94,8
12B10 39
Sau khi học xong em sẽ làm gì ?
Khơng biết
38
97,4
Các em cần được tư vấn và hướng

39
100
nghiệp ?
Trang 6


12B14

37

Các em sẽ thi vào ngành nghề gì ? Khơng biết
36
97,2
Sau khi học xong em sẽ làm gì ?
Khơng biết
36
97,2
Các em cần được tư vấn và hướng

37

100
nghiệp ?
Như vậy với bảng thống kê trên, ta thấy nhu cầu hướng nghiệp cho học sinh là
rất cao và cực kì quan trọng. Tuy nhiên, đa số các giáo viên trong trường vẫn chưa
thực sự quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Chỉ sử dụng các
phương pháp giáo dục hướng nghiệp truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm và
truyền đạt kiến thức về ngành nghề xuống học sinh. Việc lồng ghép công tác giáo dục
hướng nghiệp ở các mơn học chỉ nói sơ sài, chưa chú trọng. Điều này làm cho học
sinh cảm thấy nhàm chán trong công tác hướng nghiệp và mất định hướng trong việc
xác định nghề nghiệp cho bản thân mình. Đồng thời khơng kích thích được sự hứng
thú và say mê học tập của học sinh.
Chính vì điều đó tơi đã đưa ra giải pháp hoàn toàn mới và đã áp dụng vào thực
tiễn tại đơn vị của mình đạt hiệu quả cao trong cơng tác hướng nghiệp. Đó là “
Phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa
mơn Địa lý 12”, giúp các em học sinh có nắm vững thơng tin về các ngành nghề
thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12 và tự mình định hướng, lựa chọn
ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP “GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP CHO HỌC SINH THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN
ĐỊA LÝ 12”.
1. Nội dung kiến thức “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thơng qua
hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12”.
Bài
Nội dung giáo dục hướng nghiệp
Hình thức
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thơng qua sự tìm hiểu thơng tin về các
Bài 17: Lao động và
Báo cáo chuyên
ngành nghề và ý nghĩa quan trọng trong

việc làm
đề.
việc lựa chọn ngành nghề của mình để phù
hợp với bản thân và nhu cầu xã hội.
Bài 22: Vấn đề phát Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Bản tin Địa lý
triển nơng nghiệp
thơng qua sự tìm hiểu về các ngành nghề
Bài 24: Vấn đề phát nông nghiệp nước ta.
triển ngành thủy sản
và lâm nghiệp.
Bài 27: Một số Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
ngành công nghiệp thơng qua một q trình tìm hiểu về một Bản tin Địa lý
trọng điểm.
số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Bài 30: Ngành giao
thông qua q trình các em tìm hiểu về
thơng vận tải và
Triển lãm Địa Lý
các ngành nghề giao thông vận tải và
thông tin liên lạc.
thông tin liên lạc.
Trang 7


Bài 31: Vấn đề phát Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Báo cáo chuyên
triển thương mại và thông qua quá trình các em tìm hiểu về
đề
du lịch

các ngành nghề thương mại và du lịch.
2. Các giải pháp thực hiện phương pháp “Giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12”.
2.1. Bản tin Địa Lý.
Để thực hiện phương pháp này, giáo viên sẽ lồng ghép vào các bài dạy mang
tính giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề vào trong tiết dạy của mình rồi phân
nhóm, u cầu các nhóm tìm hiểu thơng tin về các ngành nghề hiện nay có liên quan
đến bài học như : Ngành nghề đó học những gì? Trường nào? Sau khi học xong sẽ
được trang bị những kiến thức, kỹ năng gì? Và nhu cầu việc làm hiện nay? Tất cả
những thơng tin đó sẽ được các nhóm tìm hiểu, phân tích, tổng hợp trên trang word in
ra và trình bày lên bản tin Địa lý. Điều đó sẽ giúp cho học sinh vừa học tập môn Địa
một cách sinh động, vừa thực tế và giáo dục các ngành nghề cho học sinh. Để thực
hiện phương pháp trên, giáo viên sẽ đi các bước cụ thể sau:
Bước 1: Lên kế hoạch làm bản tin “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thơng
qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12”.
Bước 2: Lồng ghép giáo dục hướng nghiệp các ngành nghề có liên quan trong
tiết dạy bằng phương pháp đặt vấn đề.
Bước 3: Giáo viên phân nhóm học sinh theo sở thích ngành nghề của các em.
Bước 4: Giáo viên u cầu các nhóm thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin
về các ngành nghề. Giáo viên sẽ hướng dẫn và sửa bài cho các nhóm thơng qua email.
Bước 5: u cầu các nhóm trình bày sản phẩm lên bản tin Địa lý của nhà
trường về thông tin các ngành nghề mà nhóm đã tìm hiểu.
Bước 6: Giáo viên nhận xét và đánh giá học sinh bằng những câu hỏi có liên
quan đến các ngành nghề mà nhóm làm, đồng thời tư vấn hướng nghiệp cho các em.
2.1.1. Ví dụ cụ thể về “Giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại
khóa mơn Địa lý 12” bằng bản tin Địa lý.
• Lập kế hoạch.
Người soạn
Họ và tên


Huỳnh Như Quý

Trường

THPT Võ trường Toản

Tỉnh

Đồng Nai
“Giáo dục hướng nghiệp cho thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí 12”
ở bài 27: “ Một số ngành công nghiệp trọng điểm” bằng bản tin Địa lý.

Tiêu đề
TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THƠNG TIN VỀ CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP
Cơng tác chuẩn bị của giáo viên
Trang 8


- Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp.
- Tài liệu về một số ngành nghề giao thông vận tải.
- Mời một số giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác hướng nghiệp để tư vấn thêm
cho học sinh
- Thiết lập địa chỉ mail để liên lạc với các nhóm học sinh
- Chuẩn bị bản tin Địa lý
Đối tượng học sinh được tư vấn
Học sinh lớp 12B8
Thời gian dự kiến
Thời gian thực hiện trong 4 tuần
Mục tiêu
Kiến thức :

- Nắm được kiến thức cơ bản về một số ngành nghề công nghiệp nước ta.
- Biết được thực trạng và phương hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp
nước ta hiện nay và trong tương lai.
- Có thể xác định được ngành nghề mà mình thích phù hợp với năng lực bản thân và
nhu cầu của xã hội.
Kĩ năng :
- Kỹ năng độc lập quyết định ngành nghề trong tương lai bản thân.
- Kỹ năng xác định được năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn.
- Kỹ năng phân tích thị trường lao động và nhu cầu việc làm xã hội hiện nay và
trong tương lai.
- Kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin và làm việc nhóm hiệu quả.
Thái đợ:
- Có thái độ đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Tiến hành
Tuần 1 : Giáo viên lập kế hoạch và gặp học sinh trên lớp thông qua bài 27: “ Một số
ngành công nghiệp trọng điểm” đặt vấn đề về sự phát triển các ngành cơng nghiệp ở
nước ta hiện nay. Sau đó tiến hành chia nhóm, u cầu các nhóm tìm hiểu, thu thập
thơng tin về một số ngành công nghiệp nước ta.
Tuần 2: Các nhóm tiến hành tìm hiểu, thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin về
một số ngành công nghiệp trên word.
Tuần 3: Giáo viên sửa bài cho các nhóm thơng qua email và u cầu các nhóm hồn
tất sản phẩm của mình.
Trang 9


Tuần 4: Tổ chức cho các nhóm trình bày lên bản tin Địa lý về một số ngành nghề
công nghiệp ở nước ta. Giáo viên cùng ban tư vấn hướng nghiệp tổ chức đánh giá và
tư vấn về các thông tin các ngành cơng nghiệp mà các nhóm đã trình bày.
• Giáo viên tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã đưa ra.
Sản phẩm về thông tin một số ngành cơng nghiệp của các nhóm (Phần phụ lục)

2.2. Triển lãm Địa lý.
Để sử dụng hiệu quả phương pháp trên, giáo viên sẽ lồng ghép vào những bài
dạy mang tính giáo dục hướng nghiệp về các ngành nghề có nhiều hình ảnh nhằm
tăng tính hấp dẫn, sinh động và trực quan. Trong quá trình dạy, giáo viên sẽ đặt vấn
đề về các ngành nghề, chia nhóm và yêu cầu các nhóm tìm hiểu, tổng hợp thơng tin và
hình ảnh các ngành nghề. Sau đó, các nhóm sẽ ứng dụng cơng nghệ thơng tin thiết kế
một trang hình ảnh các ngành nghề in ra khổ giấy lớn, hoặc in hình ảnh ra rồi trình
bày lên giấy rơki. Cuối cùng học sinh sẽ trình bày sản phẩm của mình trên bản tin.
Các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Giáo viên lập kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Tổ chức thực hiện

Đặt vấn đề về các ngành nghề có liên quan đến nội dung bài dạy.

Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm tiến hành thu thập, xử lí
thơng tin, hình ảnh của các ngành nghề.

Giáo viên yêu cầu các nhóm ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện
các ngành nghề bằng hình ảnh minh họa cụ thể.

Giáo viên hỗ trợ các em chỉnh sửa bài của mình thơng qua địa chỉ
email.
Bước 3: Tiến hành cho các nhóm triển lãm về các ngành nghề của nhóm.
Bước 4: Giáo viên tổ chức đánh giá và tư vấn về các ngành nghề cho các em.
2.2.1. Ví dụ cụ thể “Giáo dục hướng nghiệp thơng qua hoạt động ngoại
khóa mơn Địa lý 12” bằng hình thức triển lãm Địa lý.
• Lập kế hoạch
Người soạn
Họ và tên


Huỳnh Như Quý

Trường

THPT Võ trường Toản

Tỉnh

Đồng Nai
“Giáo dục hướng nghiệp cho thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí 12”
ở bài 30: “ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc” bằng hình thức triển lãm Địa lý.
Tiêu đề
TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THƠNG TIN, HÌNH ẢNH VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ
GIAO THƠNG VẬN TẢI THƠNG
Cơng tác chuẩn bị của giáo viên
Trang 10


- Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp.
- Tài liệu về một số ngành nghề giao thông vận tải.
- Mời một số giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác hướng nghiệp để tư vấn thêm
cho học sinh
- Thiết lập địa chỉ mail để liên lạc với các nhóm học sinh
- Chuẩn bị bản tin triển lãm Địa lý
Đối tượng học sinh được tư vấn
Học sinh lớp 12B10
Thời gian dự kiến
Thời gian thực hiện trong 4 tuần
Mục tiêu
Kiến thức :

- Nắm được kiến thức cơ bản về một số ngành nghề giao thông vận tải nước ta.
- Biết được thực trạng và phương hướng phát triển các ngành nghề giao thông vận
tải nước ta hiện nay và trong tương lai.
- Có thể xác định được ngành nghề mà mình thích phù hợp với năng lực bản thân và
nhu cầu của xã hội.
Kĩ năng :
- Kỹ năng độc lập quyết định ngành nghề trong tương lai bản thân.
- Kỹ năng xác định được năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn.
- Kỹ năng phân tích thị trường lao động và nhu cầu việc làm xã hội hiện nay và
trong tương lai.
- Kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin và làm việc nhóm hiệu quả.
Thái đợ:
- Có thái độ đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Tiến hành
Tuần 1 : Giáo viên gặp học sinh trên lớp thông qua tiết dạy bài 30: “Ngành giao
thông vận tải và thông tin liên lạc” đặt vấn đề về sự phát triển các ngành nghề giao
thông vận tải ở nước ta hiện nay. Sau đó tiến hành chia nhóm, u cầu các nhóm
tìm hiểu, thu thập thơng tin và hình ảnh về một số ngành giao thơng nước ta.
Tuần 2: Các nhóm tiến hành tìm hiểu, thu thập, tổng hợp thơng tin hình ảnh về một
số ngành giao thông và ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và triển lãm trên bản
tin Địa lý.
Tuần 3: Giáo viên sửa bài cho các nhóm thơng qua email và u cầu các nhóm hồn
thành sản phẩm của mình.
Trang 11


Tuần 4: Tổ chức triển lãm Địa lý về một số ngành nghề giao thông vận tải. Giáo
viên cùng ban tư vấn hướng nghiệp tổ chức đánh giá và tư vấn về các thông tin các
ngành giao thông mà các nhóm đã trình bày.
• Giáo viên tiến hành theo kế hoạch đã đề ra.

(Sản phẩm học sinh có file kèm theo)
2.3. Báo cáo chuyên đề.
Với hình thức báo cáo chuyên đề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thông qua mơn Địa lý 12 địi hỏi học sinh nắm vững và trình bày được thơng tin, hình
ảnh, nhu cầu của xã hội về các ngành nghề trong bài học của mình. Học sinh sẽ làm
việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dùng phần mềm powerpoint để làm
bài báo cáo cho mình. Đây là hình thức mang tính hiệu quả cao trong việc giáo dục
hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12. Học sinh có thể trình
bày những kiến thức và hình ảnh về ngành nghề mà mình thích đồng thời cịn được
giáo viên tư vấn hướng nghiệp. Để thực hiện phương pháp trên, giáo viên sẽ thực hiện
các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua hình
thức báo cáo chuyên đề. Lập ban tư vấn hướng nghiệp.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, thu thập, phân tích và tổng hợp
thơng tin về một số ngành nghề cụ thể.
Bước 3: Giáo viên và ban tư vấn tiến hành tư vấn hướng nghiệp về các ngành
nghề cho học sinh.
Bước 4 : Giáo viên cho học sinh đăng kí chọn ngành nghề theo bảng sau:
Điểm chuẩn
STT Họ và tên
Trường
Khối thi Ngành nghề
năm 2013
1
2
….
Bước 5: Giáo viên dựa trên bản đăng kí ngành nghề của học sinh rồi phân
nhóm để làm bài thuyết trình tìm hiểu về ngành nghề của mình.
Bước 6: Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh làm bài thuyết trình trên
powerpoint, mọi thông tin liên lạc của học sinh và giáo viên hướng dẫn sẽ thông qua

địa chỉ Email.
Bước 7: Giáo viên cùng với ban tư vấn hướng nghiệp nghe các nhóm thuyết
trình về các ngành nghề của mình.
Bước 8: Giáo viên cùng ban tư vấn hướng nghiệp sẽ đánh giá các bài thuyết
trình của các nhóm thơng qua hệ thống các câu hỏi và tư vấn thêm cho các em giúp
các em thành cơng trong sự nghiệp của mình.
2.3.1. Ví dụ cụ thể phương pháp “Giáo dục hướng nghiệp thông qua
hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12” bằng hình thức báo cáo chuyên đề.
• Giáo viên lập kế hoạch:
Trang 12


Người soạn
Họ và tên

Huỳnh Như Quý

Trường

THPT Võ trường Toản

Tỉnh
Đồng Nai
“Giáo dục hướng nghiệp cho thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lí 12” ở bài
17: “ Lao động và việc làm” bằng hình thức báo cáo chuyên đề.
Tiêu đề
HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH THIẾU NIÊN-VẤN ĐỀ TỒN VONG CỦA MỖI
QUỐC GIA.
Công tác chuẩn bị của giáo viên
- Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp.

- Tài liệu về một số ngành nghề.
- Thiết lập địa chỉ mail để liên lạc với các nhóm học sinh
- Chuẩn bị phịng thuyết trình, tư vấn, máy vi tính, máy chiếu, quà
Đối tượng học sinh được tư vấn
Học sinh lớp 12B1
Thời gian dự kiến
Thời gian thực hiện trong 5 tuần
Thuyết trình và tư vấn hướng nghiệp trong vòng 4 tiết ( kết hợp với tiết hướng
nghiệp)
Mục tiêu
Kiến thức :
- Học sinh nhận thức được việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn của đất nước
hiện nay.
- Nắm được kiến thức cơ bản về một số ngành nghề, đặc biệt là ngành nghề mà
mình lựa chọn
- Xác định được ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.
Kĩ năng :
- Kỹ năng độc lập quyết định ngành nghề trong tương lai bản thân.
- Kỹ năng xác định được năng lực của bản thân với ngành nghề mình chọn.
- Kỹ năng phân tích thị trường lao động và nhu cầu việc làm xã hội hiện nay và
trong tương lai.
- Kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thơng tin và làm việc nhóm hiệu quả.
Thái đợ:
- Có thái độ đúng đắn khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Trang 13


Tiến hành
Tuần 1 : Giáo viên đặt vấn đề về việc lựa chọn ngành nghề là một việc rất quan
trọng đối với học sinh và tạo hứng thú cho học sinh tham gia.

Tuần 2: Học sinh tìm hiểu, thu thập và tổng hợp thơng tin, hình ảnh về một số ngành
nghề mà mình thích. Giáo viên cùng ban tư vấn tiến hành tổ chức một buổi tư vấn
hướng nghiệp.
Tuần 3: Cho học sinh đăng kí các ngành nghề của mình rồi phân nhóm hướng dẫn
học sinh làm bài thuyết trình.
Tuần 4: Giáo viên đôn đúc và hỗ trợ các em làm bài thuyết trình về ngành nghề của
mình.
Tuần 5: Tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp” và các nhóm báo cáo chuyên đề.
• Tổ chức thực hiện báo cáo chuyên đề về các ngành nghề của học

sinh.
 Tuần 1 ( Ngày 13/1 đến 26/1):
Thành lập ban tư vấn hướng nghiệp nhằm hỗ trợ công tác tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh gồm:
Giáo viên dùng phương pháp lồng ghép vấn đề hướng nghiệp vào “ Bài 17: Lao
động và việc làm” Địa lý 12 và đặt vấn đề:
Lao động và việc làm là một trong các vấn đề vĩ mô, có ý nghĩa cực kì quan
trọng đến sự phồn vinh của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước có dân số đông trên
thế giới, hiện đang trong giai đoạn đầu của thời kì ‘dân số vàng’. Chúng ta đứng trước
cơ hội có một khơng hai đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức. Nguồn lao
động dồi dào, chất lượng ngày một nâng cao, chuyển dịch cơ cấu ngày càng hợp lí
tương xứng với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước là cơ hội rất lớn. Tuy nhiên
thực lực nguồn lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập trong khu vực và
trên thế giới, yêu cầu của q trình “cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa” đất nước.
Nguồn lao động dồi dào trong thời kì “dân số vàng” nếu sử dụng không khéo sẽ khơi
sâu hơn thách thức về vấn đề việc làm, vấn đề cực kì nhức nhối của xã hội.
Làm thế nào để tận dụng tối đa cơ hội và giảm tối thiểu nguy cơ thách thức?
Làm thế nào chọn lựa một ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của
xã hội? Hiểu biết chính xác về dân cư, nguồn lao động, về nhu cầu nguồn lao động
trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai; nhận thức đúng đắn vai trị của nguồn lao

động nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng đối với sự tồn vong của tổ quốc; xác
định được sự tương hợp của bản thân với một nhóm nghề cần thiết trong xã hội và có
ý thức phấn đấu trở thành một lao động giỏi ở bất cứ ngành nghề nào, ……là những
mục tiêu tồn thể chúng ta cần hướng đến và đó cũng là một trong những mục tiêu có
ý nghĩa nhất trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân các em.
Trang 14


Vậy các em sẽ làm gì để lựa chọn cho mình một ngành nghề vừa phù hợp với
năng lực bản thân vừa phù hợp với nhu cầu thị trường ?
Sau khi đặt vấn đề xong, chúng ta đã tạo sự hứng thú và sự quan tâm chú ý đến
nghề nghiệp của học sinh. Lúc này, giáo viên sẽ triển khai kế hoạch hoạt động ngoại
khóa hướng nghiệp của mình đến các em nhằm giúp các em có thể định hướng nghề
nghiệp cho mình.
 Tuần 2:( Ngày 27/1 đến ngày 1/2)
Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các ngành nghề. Đồng thời, giáo viên kết hợp với
ban tư vấn hướng nghiệp tổ chức một buổi gặp lớp nói về tình trạng thức tế việc làm
trong thời kì hiện nay và tương lai, dẫn chứng cụ thể một số cựu học sinh của trường
học xong làm trái ngành nghề, thất nghiệp và chọn ngành nghề không phù hợp với
năng lực bản thân nên bỏ học giữa chừng. Sau đó, giáo viên sẽ giới thiệu nội dung đào
tạo cũng như hướng xin việc làm sau khi học xong của một số ngành nghề rồi tiến
hành tư vấn hướng nghiệp cho học sinh dựa trên:
− Tâm lí và hồn cảnh của các em.
− Năng lực bản thân của học sinh.
− Nhu cầu lao động việc làm của xã hội hiện tại và xu hướng tương lai.
 Tuần 3 (Ngày 3/2 đến 8/2):
Sau một thời gian các em đã được tư vấn và tìm hiểu kĩ về các ngành nghề,
giáo viên cho học sinh đăng kí ngành nghề mà mình lựa chọn.
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ CÁC NGÀNH NGHỀ LỚP 12B1
Khối

Điểm chuẩn
STT
Họ và tên
Trường
Ngành nghề
thi
năm 2013
Đại học kinh tế
1
Nguyễn Thanh Bình
A
Kinh tế
20
TP. HCM
Đại học Mở TP.
Khoa học
2
Lý Quang Cảnh
A
14,5
HCM
máy tính
Bùi Quốc Mạnh
Đại học kinh tế
3
A
Kinh tế
20
Cường
TP. HCM

Đại học Tài
Kinh doanh
4
Đinh Thị Thủy Điển
A1
19
Chính Maketing
quốc tế
Trần Ngọc Thùy
Đại học Tài
Ngơn ngữ
5
A1
17,0
Dương
Chính Maketing
Anh
Đại học Cơng
Kỹ thuật
6
Lê Hồng Hải
nghệ thơng tin
A
24,5
máy tính
TP. HCM
Đại học Tài
Ngơn ngữ
7
Nguyễn Thị Mỹ Hiền

A1
17,0
Chính Maketing
Anh
Đại học Tài
Ngơn ngữ
8
Nguyễn Thị Mai Hoa
A1
17,0
Chính Maketing
Anh
9
Chống Sìn Kiệt
Đại học kinh tế
A
Kinh tế
20
Trang 15


10

Tô Quang Lệ

11

Hồ Thị Ngọc Liên

12


Thiều Thị Phụng Liên

13

Huỳnh Thị Mỹ Linh

14

Nguyễn Thị Ngọc
Linh

15

Phạm Thị Kim Linh

16

Võ Thị Kim Loan

17

Trần Thị Khánh Ly

18

Tăng Thị Hoàng Mơ

19


Đỗ Minh Nhật

20

Hứa Thị Thanh Nhi

21
22

Nguyễn Hồi Nhớ
Nhung
Nguyễn Thị Kiều
Oanh

23

Huỳnh Thị Bích
Phượng

24

Nguyễn Đình Hạ
Qun

25

Đỗ Thị Thanh Tâm

26


Trương Thị Thu Tâm

27

Sín Quảng Thành

28

Lê Thị Hồi Thảo

TP. HCM
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học kinh tế
TP. HCM
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Mở TP.

HCM
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học kinh tế
TP. HCM
Đại học Công
nghệ thông tin
TP. HCM
Đại học Công
nghệ thông tin
TP. HCM
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Tài
Chính Maketing
Đại học Mở TP.
HCM
Đại học kinh tế
TP. HCM
Trang 16

A1
A1
A1
A1
A1
A1
A

A1
A1
A
A
A1

Kinh doanh
quốc tế
Kinh doanh
quốc tế
Ngôn ngữ
Anh
Ngôn ngữ
Anh
Kinh doanh
quốc tế
Kinh doanh
quốc tế
Kinh tế
Kinh doanh
quốc tế
Ngôn ngữ
Anh
Khoa học
máy tính
Kinh doanh
quốc tế
Ngơn ngữ
Anh


19
19
17,0
17,0
19
19
20
19
17,0
14,5
19
17,0

A

Kinh tế

20

A

Kỹ thuật
máy tính

24,5

A

Kỹ thuật
máy tính


24,5

A1
A1
A
A

Ngơn ngữ
Anh
Ngơn ngữ
Anh
Khoa học
máy tính
Kinh tế

17,0
17,0
14,5
20


Đại học Tài
Ngơn ngữ
A1
17,0
Chính Maketing
Anh
Đại học Cơng
Kỹ thuật

30
Phan Văn Thức
nghệ thơng tin
A
24,5
máy tính
TP. HCM
Dựa trên bảng đăng kí ngành nghề của học sinh giáo viên tiến hành chia nhóm
như sau:
− Nhóm 1: Kinh tế
− Nhóm 2: Kinh doanh quốc tế
− Nhóm 3: Khoa học máy tính
− Nhóm 4: Ngơn ngữ Anh
− Nhóm 5: Kỹ thuật máy tính
Giáo viên u cầu các nhóm tìm kiếm tổng hợp thơng tin từ trên sách báo,
mạng internet, các trường về các ngành nghề của mình rồi làm bài thuyết trình trên
phần mềm trình chiếu Powerpoint về ngành nghề mà mình đã chọn. Trong quá trình
thực hiện các nhóm gặp khó khăn sẽ liên hệ với giáo viên hướng dẫn qua địa chỉ
email hoặc gặp trực tiếp tại trường. Ngồi ra học sinh cịn được sự hỗ trợ từ ban tư
vấn hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường khi các em cần.
 Tuần 4 (Ngày 24/2 đến 1/3):
Giáo viên hướng dẫn kết hớp với giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ và đôn đúc các
nhóm thực hiện theo đúng thời gian qui định.
Thường xuyên gặp các nhóm để hỗ trợ q trình làm bài và phản hồi thơng tin
cho các nhóm qua Email.
 Tuần 5 (Ngày 3/3 đến 8/3):
Giáo viên xem bài làm của các nhóm và sửa bài rồi yêu cầu các nhóm hồn
thành bài thuyết trình, thơng báo cho các nhóm thời gian và địa điểm tổ chức “ Ngày
hội hướng nghiệp”.
Địa điểm: Phòng máy chiếu trường THPT Võ Trường Toản

Thời gian báo cáo: Vào lúc 13 giờ, ngày 8/3/2014.
Yêu cầu các nhóm thuyết trình về ngành nghề của mình
Mỗi nhóm chỉ báo cáo trong vịng 15 phút.
− Nhóm 1: Kinh tế
− Nhóm 2: Kinh doanh quốc tế
− Nhóm 3: Khoa học máy tính
− Nhóm 4: Ngơn ngữ Anh
− Nhóm 5: Kỹ thuật máy tính
(Bài thuyết trình của các nhóm có file kèm theo)
Sau khi mỗi nhóm kết thúc bài thuyết trình của mình thì giáo viên với tư cách
là người tư vấn hướng nghiệp đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình như sau:
− Em có muốn học nghề đó khơng?
− Em có khả năng làm nghề đó khơng?
29

Thái Thị Mộng Thi

Trang 17


− Xã hội có cần nghề đó khơng?
Các nhóm trả lời các câu hỏi. Sau đó ban tư vấn tiếp tục tư vấn các em cụ thể
hơn về nội dung các ngành nghề đó trong thực tiễn cũng như tương lai và phương
pháp học tập để gặt hái được kết quả cao trong kì thi đại học với các ngành nghề mà
các em lựa chọn.
3. Đánh giá hiệu quả phương pháp “ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12”.
Để đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức “Giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12” giáo viên sẽ dựa vào:


Giáo viên xây dựng bảng hỏi nhằm đặt câu hỏi về các ngành nghề sau
khi các em hồn thành sản phẩm của mình.

Q trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng về các ngành nghề của các
em.

Kết quả của quá trình các em trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ giáo
viên và ban tư vấn hướng nghiệp từ các ngành nghề mà các em đã lựa chọn.

Cho các em làm bài trắc nghiệm về các ngành nghề và định hướng
ngành nghề của bản thân.
IV. HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA MƠN ĐỊA LÝ 12”.
Kết thúc quá trình thực nghiệm đề tài của mình, tơi thấy học sinh tham gia một
cách nhiệt tình, sôi nổi với những sản phẩm về các ngành nghề của các trường và
những câu trả lời tư vấn hướng nghiệp của giáo viên đầy tự tin và quyết tâm của mình
khi lựa chọn các ngành nghề cho bản thân mình. Đồng thời các em cịn nhận thức
được mơn Địa lý 12 có vai trị và ý nghĩa rất quan trọng trong định hướng hướng
nghiệp của mình.
Trong quá trình tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, các trường, các em đã
cố gắng rất nhiều để có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với bản thân
và nhu cầu của xã hội. Các em đã lên mạng tìm kiếm thơng tin, tham khảo ý kiến ban
tư vấn, các cựu học sinh và gọi điện thoại lên các trường đại học để được hiểu rõ hơn
về các ngành nghề mình chọn.
Sau một thời gian tìm hiểu thì hầu hết các em đều đã lựa chọn được cho mình
một ngành nghề vừa thích hợp với năng lực bản thân và phù hợp với nhu cầu xã hội
trong thời kì đất nước ta thực hiện q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Hầu như thời gian học tập trên trường đã chiếm hết thời gian của các em nhưng
các em đã tranh thủ những giờ ra chơi, giờ nghĩ buổi trưa để có thể tập hợp nhóm của
mình lại phân cơng cơng việc, trao đổi, thảo luận hồn thành bài thuyết trình về ngành

nghề của mình. Đây là một tinh thần làm việc tập thể rất đoàn kết, nhiệt tình với sự
hứng thú, say mê của các em qua hoạt động ngoại khóa hướng nghiệp trong mơn Địa
lý 12.
Thơng qua sản phẩm bài làm của mình, các em đã nhận ra được nguyên nhân
chủ yếu làm cho các em khơng thể lựa chọn cho mình một ngành nghề đó là bản thân
Trang 18


các em chưa nắm vững về thông tin các ngành nghề của các trường, do tâm lí, hồn
cảnh cuộc sống, gia đình và năng lực thật sự của mình.
Các em đã trình bày sản phẩm của mình một cách đầy thuyết phục và sinh động
bằng những hình ảnh, những tư liệu mà các em đã tích hợp được. Đồng thời, với sự
giúp đỡ và tư vấn hướng nghiệp của giáo viên tạo thêm tâm lí vững vàng và quyết tâm
tiến đến thành công trong nghề nghiệp mà học sinh đã chọn.
Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng, việc áp dụng phương pháp “ Giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh thơng qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12” hồn
tồn có thể thay thế các phương pháp truyền thống và đạt hiệu quả cao trong công tác
hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
“GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHĨA MƠN ĐỊA LÝ 12”.
Sau khi tiến hành thực nghiệm đề tài “ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12” và hiệu quả của đề tài mang lại, tơi
thấy đề tài trên hồn tồn có khả năng vận dụng vào trong giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12. Song
chúng ta cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
Phương pháp giáo dục hướng nghiệp này đòi hỏi giáo viên làm công tác hướng
nghiệp cần phải nắm vững tâm lý và năng lực học tập của học sinh, có kỹ năng trong
công tác tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp cho
bản thân một cách khoa học phù hợp với thực tiễn xã hội và năng lực của mình.

Để thực hiện đề tài trên địi hỏi giáo viên tham gia cơng tác hướng nghiệp có
tinh thần nhiệt tình, nhiệt huyết trong cơng tác giáo dục hướng nghiệp đối với học
sinh.
Trước khi triển khai tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua
hoạt động ngoại khóa mơn mình, giáo viên cần phải lựa chọn những bài học nói lên
được thực tế việc làm ở nước ta hiện nay, các ngành nghề nhằm kích thích sự tìm tịi,
hứng thú khi tham gia và thấy được vai trò của việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản
thân mình. Đồng thời, giáo viên cần thành lập ban tư vấn hướng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm nhằm giúp các em có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ngành nghề và làm
cho buổi sinh hoạt ngoại khóa sinh động, hấp dẫn hơn, tạo niềm tin để các em vững
bước trên con đường sự nghiệp mà mình đã chọn.
Một số ít các em học sinh đang gặp khó khăn trong cuộc sống và áp lực từ gia
đình địi hỏi chúng ta cần phải tư vấn cho các em kịp thời để các em vượt qua.
Để vận dụng đề tài trên vào thực tiễn hiệu quả hơn, tôi xin đề xuất với các cấp
quản lí ngành giáo dục như sau:
Đề tài trên khơng chỉ áp dụng trong hoạt động ngoại khóa mơn Địa lý 12 mà
đều có khả năng áp dụng ở hầu hết các lớp học và các môn học khác. Ngồi ra, cơng
tác giáo dục hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy hướng nghiệp và
Đoàn thanh niên cũng có thể áp dụng.
Trang 19


Giáo dục các ngành nghề cần phải gắn liền với thực tiễn xã hội ở các cấp học
giúp các em có thể định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Tăng cường kỹ năng cơng nghệ thơng tin thơng qua mơn tin học nhằm giúp học
sinh có khả năng tiếp cận thơng tin nhanh và hiệu quả. Có khả năng phân tích, tổng
hợp tài liệu trên mạng chính xác. Đồng thời bổ sung dạy các em sử dụng phần mềm
powerpoint nhằm tăng kỹ năng trình diễn bài thuyết trình của mình.
Các trường học cần đẩy mạnh và chú trọng hơn trong công tác giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh.

Thành lập ở mỗi trường học có một ban chuyên tư vấn hướng nghiệp, tâm lí
cho học sinh.
Cuối cùng, tơi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường,
sự giúp đỡ của q thầy cơ trong tổ Sử - Địa, ban tư vấn hướng nghiệp trường THPT
Võ Trường Toản đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tơi hồn thành sáng kiến kinh
nghiệm này. Kính mong sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo để tơi có được nhiều
kinh nghiệm hơn nhằm vận dụng đề tài một cách hiệu quả, khắc phục được những gì
mà tơi chưa làm được. Xin chân thành cảm ơn!
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4.Chương trình dạy học của Intel – khóa học cơ bản – phiên bản 10.1 dành
cho giáo viên cốt cán.
5.Huỳnh Như Quý ( 2010), phương pháp xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi
định hướng trong dạy học Địa lý 12, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh

Trang 20


VII. PHỤ LỤC
THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP CỦA
CÁC NHÓM TRÊN BẢN TIN ĐỊA LÝ
1.Khoa học kỹ thuật và máy tính
Các kiến thức trong chuyên ngành Khoa học Máy tính bao gồm những nguyên tắc
của khoa học tính tốn, lập trình, xây dựng phần mềm và phát triển ứng dụng. Trong
những năm học đầu, sinh viên được trang bị chung những kiến thức cơ bản ngành.
Vào năm cuối sinh viên có thể lựa chọn các hướng chuyên môn hẹp sau: các hệ thống
ứng dụng thông minh (hệ thống nhận dạng chữ viết và âm thanh, chơi game tự động,
…), các công nghệ phát triển ứng dụng hiện đại, các ứng dụng xử lý số liệu, đồ hoạ
máy tính (nhận dạng và xử lý ảnh), quản trị hệ thống thông tin (phần mềm trợ giúp
quản lý trong các doanh nghiệp và tổ chức).

Các kiến thức trong chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính bao gồm: thiết kế phần
cứng máy tính và thiết kế phần mềm vận hành phần cứng; thiết kế các bộ phận, bao
gồm cả vi mạch, dùng trong những hệ thống điều khiển khác nhau (điện thoại di động,
máy ảnh số, hệ điều khiển không lưu, ...); thiết kế và thực hiện các hệ thống nhúng,
các hệ thống mạng máy tính có khả năng tính tốn, lưu trữ, xử lý thơng tin với hiệu
năng cao. Ngồi ra, trong giai đoạn cuối của chương trình, sinh viên được phép chọn
các môn học chuyên sâu phù hợp với chuyên ngành mà mình quan tâm để làm Luận
văn Tốt nghiệp trước khi ra trường.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
Học tiếp lên cấp cao học và nghiên cứu sinh ở các trường đại học trong và ngoài
nước
Làm việc ở các trường, viện nghiên cứu về Công nghệ Thông tin
Làm việc ở các cơng ty, trong hay ngồi nước, hoạt động trong lĩnh vực CNTT:
chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống quản lý thông tin, hệ thống truyền thông,
hệ thống điều khiển, v.v...
2.Chuyên ngành Điện tử – Viễn thông
Ở chuyên ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức về Mạch điện tử,
Dụng cụ linh kiện điện tử, Hệ thống viễn thông, Kỹ thuật siêu cao tần, Anten truyền
sóng, Truyền số liệu, Thơng tin số, Lý thuyết tín hiệu, Xử lý số tín hiệu, Đo điện tử,
Nguyên lý mạch tích hợp, Cấu trúc máy tính, Điện tử ứng dụng, Điện tử y sinh,
Quang điện tử, Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu (SCADA), Thí nghiệm đo điện tử,
Thí nghiệm xử lý số tín hiệu, Thí nghiệm kỹ thuật siêu cao tần, Thí nghiệm truyền số
liệu, Đồ án môn học điện tử viễn thông, Thực tập tốt nghiệp, Luận văn tốt nghiệp …
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các công ty trực thuộc.
Tổng Công ty Điện tử Tin học Việt Nam và các công ty trực thuộc.
Các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất điện tử hóa cao.
Các phịng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về điện tử viễn thông.
Trang 21



3.Chuyên ngành Điện năng
Ở chuyên ngành nầy, sinh viên được trang bị các kiến thức về Mạng truyền tải và
phân phối điện, Trạm và nhà máy điện, Ổn định hệ thống điện, Kỹ thuật cao áp, Kỹ
thuật điện, Hệ thống điều khiển số, Điện công nghệ, Kỹ thuật lạnh, Điện tử công
nghiệp, Điện tử công suất, Truyền động điện, Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu
(SCADA), Vận hành và điều khiển hệ thống điện, Nhiệt động lực học kỹ thuật, Cơ
lưu chất, Đo điện, Thí nghiệm đo điện, Thí nghiệm kỹ thuật điện, Thí nghiệm hệ
thống điện, Thí nghiệm điện cơng nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
Các Công ty Điện lực. Các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện.
Các phịng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện,
thiết bị sử dụng điện ...
Quản lý mạng điện trong các cơ sở công nghiệp
4.Chuyên ngành Tự động
Ở chuyên ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức về Lý thuyết điều
khiển tự động, Lý thuyết điều khiển hiện đại, Mạch điện tử, Dụng cụ linh kiện điện tử,
Lý thuyết tín hiệu, Xử lý số tín hiệu, Đo điện tử, Thiết bị và hệ thống tự động, Tự
động hóa q trình cơng nghệ, Kỹ thuật Robot, Đo lường điều khiển bằng máy tính,
Điện tử cơng suất, Trí tuệ nhân tạo & Hệ chuyên gia, Hệ thống thu thập và xử lý dữ
liệu (SCADA).
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
Các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao – các dây chuyền.
Khu cơng nghiệp, khu chế xuất.
Các phịng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về tự động hóa cơng nghiệp
5.Ngành Cơ Điện Tử
Là một ngành mới được thành lập gần đây, là sự kết hợp giữa cơ khí và điện tử.
Đào tạo kỹ sư giỏi về điện điện tử, đầy đủ kiến thức về công nghệ thông tin; giải
quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các
máy móc thiết bị từ thơ sơ đến hiện đại thuộc qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà

máy và xí nghiệp.
Sau khi ra trường có khả năng:
Thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong dây
chuyền sản xuất; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy
móc thiết bị tự động và các phương tiện số khác .
Các lĩnh vực công tác: Các nhà máy, xí nghiệp từ thơ sơ đến hiện đại, kể cả trong
khu kỹ thuật cao; các Viện nghiên cứu, các trường Đại học trong lĩnh vực Cơ khí hiện
đại, Điều khiển và Tự động hóa.
6.Ngành Kỹ Thuật Chế Tạo
Đào tạo KS có kiến thức trên các lãnh vực Kỹ thuật máy tính, điện, điện tử ;
Thiết kế và gia cơng nhờ máy tính (CAD/CAM); Kỹ thuật người máy; Khoa học và
công nghệ gia công các loại vật liệu kỹ thuật; Phân tích, thiết kế và tổng hợp, tối ưu
Trang 22


hóa, tự động hóa các q trình sản xuất; Thiết kế, qui hoạch mặt bằng phân xưởng,
giám sát sản xuất phân tích kinh tế; Đánh giá và lựa chọn cơng nghệ; Kỹ thuật an
tồn, chất lượng và bảo trì cơng nghiệp.
Sau khi ra trường có khả năng:
Phân tích, thiết kế, cải tiến các HT sản xuất, chế tạo, chế biến trên cơ sở tổng hợp
tối ưu các yếu tố kỹ thuật và kinh tế; đánh giá và lựa chọn công nghệ, thiết bị, máy
móc; giám sát các hệ thống sản xuất; tự động hóa các q trình, thiết bị, máy móc và
hợp lý hóa lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; cải thiện an toàn, sức khỏe và
điều kiện lao động trong sản xuất; kiểm tra và bảo đảm chất lượng sản phẩm; quản lý
bảo trì, triển khai các kỹ thuật bảo trì hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy
móc, thiết bị; thiết kế sản phẩm mang tính cạnh tranh; tham gia các hoạt động nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; tham gia các hoạt động đào tạo; tham gia các
hoạt động tiếp thị.
Các lĩnh vực công tác: Sản xuất; chế tạo, gia công, lắp ráp; nông nghiệp; dịch
vụ; giao thông vận tải; năng lượng; công nghiệp nhẹ; môi trường; quân sự – an ninh;

xây dựng.
7.Kỹ thuật Nhiệt – Nhiệt lạnh
Đào tạo KS có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực KHKT
Thiết bị nhiệt: lò hơi, thiết bị sấy, tua bin hơi và tua bin khí, nhà máy nhiệt điện
Thiết bị lạnh: nhà máy đông lạnh, nhà máy nước đá, hệ thống điều hịa khơng khí
và thơng gió.
Năng lượng mới: năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Sau khi ra trường có khả năng:
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì các loại thiết bị nói trên
Các lĩnh vực cơng tác: Các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy lọc dầu, các nhà máy
hóa chất, các xí nghiệp dược phẩm, các XN chế biến thực phẩm, các nhà máy đông
lạnh thực phẩm, các nhà máy giấy, bột giặt, mỹ phẩm, dệt, phân bón, các nhà máy
nước đá, điều hành các hệ thống điều hịa khơng khí và thơng gió và hệ thống nhiệt
trong các khách sạn, siêu thị, sân bay và các cơng trình cơng cộng khác, trong lĩnh
vực năng lượng gió và mặt trời.
8.Máy xây dựng và nâng chuyển
Người kỹ sư được trang bị những khối kiến thức cơ bản, cơ sở của nhóm ngành
cơ khí nói chung và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên sâu là
máy xây dựng .
Sau khi ra trường có khả năng:
Thiết kế, chế tạo, cải tiến các loại máy và thiết bị thông dụng như máy nâng –
vận chuyển, thang máy, máy sản xuất vật liệu xây dựng , máy làm đất và các thiết bị
cơ khí chuyên dùng trong xây dựng ; Lựa chọn , sử dụng và khai thác có hiệu quả các
loại máy và thiết bị xây dựng đa dạng về chủng loại trong ngành xây dựng cơ bản,
cơng nghiệp, bến cảng, cơng trình giao thơng thủy , bộ; Lập quy trình bảo dưỡng , sữa
chữa các loại máy xây dựng nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng.
Trang 23


Các lĩnh vực cơng tác: Các nhà máy xí nghiệp cơ khí sản xuất chế tạo; Các nhà

máy xí nghiệp thuộc các công ty xây lắp máy, công ty xây dựng , thủy lợi; Các cơng
ty, xí nghiệp chế tạo, lắp đặt thiết bị nâng chuyển và thang máy; Các nhà máy chế
biến vật liệu xây dựng , thực phẩm, phân bón, cơ khí nơng nghiệp; Trạm trộn bêtơng;
Các cảng sơng, cảng biển; Các cơng ty khai thác dầu khí, vật liệu, các khu mỏ đá.
9.Kỹ thuật Dệt May
Cung cấp các kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực Dệt May trên cơ sở
liên ngành bao gồm cơ khí, hóa học và quản lý cơng nghiệp
Một số mơn học chuyên ngành như vật liệu dệt, vải kỹ thuật và khơng dệt, kỹ
thuật chế biến sợi hóa học, cơng nghệ và thiết bị kéo sợi, công nghệ và thiết bị dệt
thoi, công nghệ và thiết bị dệt kim, công nghệ và thiết bị nhuộm và hồn tất vải, cơng
nghệ và thiết bị may và thiết kế thời trang. Ngoài ra SV cịn phải trải qua các đợt thực
tập ở cơng ty, xí nghiệp.
Sau khi ra trường có khả năng:
Thiết kế mặt hàng sản xuất thích hợp với thị trường địi hỏi; điều hành tốt dây
chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị;
nghiên cứu khai thác cơng nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt May.
Các lĩnh vực công tác: các cơng ty, xí nghiệp sản xuất ngành Dệt May của Trung
ương, Thành phố, của tư nhân, của nước ngoài tại các khu chế xuất; các phịng đại
diện các cơng ty bán thiết bị, nguyên vật liệu về dệt may của nước ngoài đặt tại Việt
Nam; nhu cầu ngoài sản xuất về kỹ sư Dệt May hiện nay rất lớn nhưng tốc độ đào tạo
vẫn còn chưa đáp ứng đủ.
10.Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp
Cung cấp các kiến thức chuyên mơn về thiết kế sản phẩm trong SX/DV, bố trí
mặt bằng sản xuất, dự báo & Hoạch định sản xuất, điều độ sản xuất, quản lý Vật tư –
Tồn kho, quản lý dự án, kiểm soát và Quản lý chất lượng, quản lý bảo trì các HTCN,
nghiên cứu - tổ chức lao động, hệ thống SX tích hợp, hệ thống SX linh hoạt …
Sau khi ra trường có khả năng:
Xác định phương pháp tối ưu nhằm phối hợp nhân sự, máy móc, vật tư, thơng
tin, năng lượng để chế tạo sản phẩm /dịch vụ hiệu quả nhất; áp dụng các phương pháp
toán ứng dụng vào thực tế sản xuất tạo ra sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, giá thành

thấp; quan sát, phân tích, tổng hợp và thiết kế các hệ thống công nghiệp theo cách tiếp
cận hệ thống.
Các lĩnh vực công tác: Các cơ quan, nhà máy, công ty, phịng thí nghiệm, văn
phịng, viện nghiên cứu như: các xí nghiệp may, dệt; các nhà máy liên doanh lắp ráp
thiết bị điện tử, xe hơi; các cơng ty có vốn 100% nước ngồi; các cơng ty liên doanh,
các khu Cơng nghiệp, các cơng ty Thương mại, các Văn phịng Đại diện; các cơng ty
Xây dựng, Cơ khí, Sản xuất hàng tiêu dùng . . . với các công việc:Quản lý sản xuất,
điều hành sản xuất- Điều độ sản sản xuất/ dịch vụ, kiểm soát & Quản lý chất lượng,
quản lý vật tư tồn kho, các chuyên gia tư vấn cơng nghệ, sản xuất, các vị trí trợ giúp
giám đốc ra quyết định.
Trang 24


Với sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập với thế giới hiện nay, các xí
nghiệp nhà máy, cơng ty ngày càng có nhu cầu kỹ sư ngành này để hỗ trợ trong việc
hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
11.Kỹ sư Công Nghệ Thực Phẩm
Được xác định là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn trong kế hoạch
kinh tế xã hội của nước ta. Các lĩnh vực được quan tâm là chế biến và bảo quản, nâng
cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Đổi mới công nghệ chế biến trà, cà phê. Gia tăng
số lượng cơ sở đông lạnh và chế biến thủy hải sản. Hiện đại hóa và phát triển cơng
nghệ chế biến thịt cá, sữa, đồ hộp, rau quả, nước giải khác, rượu bia,…
12.Kỹ sư Công Nghệ Sinh Học
Các kỹ sư ngành Công nghệ sinh học được trang bị sâu về kiến thức sinh học,
thành thạo các kỹ thuật gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ
Protein, enzym và công nghệ sinh học môi trường.
Ngành công nghệ sinh học được coi là ngành mũi nhọn của thế kỷ 21. Ngành này
dần trở thành nền sản xuất công nghiệp mang lại lợi nhuận cao nhất và làm thay đổi
nhiều mặt trong xã hội loài người. Sau khi học xong, kỹ sư ngành công nghệ sinh học
sẽ làm việc tại các nhà máy sản xuất các sản phẩm sinh học như các nhà máy chế biến

thực phẩm, các nhà máy sản xuất các sản phẩm lên men, các nhà máy sản xuất các
chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, vitamin, axit amin và các nhà máy có ứng
dụng sản phẩm công nghệ sinh học như mỹ phẩm, dệt, giấy, thuộc da, các cơ sở khoa
học như các viện nghiên cứu công nghệ sinh học hay các cơ sở quản lý khoa học như
sở Khoa học công nghệ, môi trường, các cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường .
13.Ngành kỹ thuật xây dựng
Đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng vững vàng để
thực hiện nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực xây dựng cơng trình như hình
thành, xây dựng và quản lý các dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát và tổ chức thi cơng
các cơng trình dân dụng, và cơng nghiệp, cơng trình giao thơng, cơng trình thủy.
Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc:
Tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, đặc biệt với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi và các khu cơng nghiệp.
Trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế, cơ sở nghiên cứu, các trường Đại
học, Cao đẳng và các cơ sở thiết kế - quản lý.
Có khả năng khảo sát, thiết kế, tổ chức thi công và quản lý các dự án về cơng trình
xây dựng dân dụng – công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
14.Địa kỹ thuật
Là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật
liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Chủ đề này liên hệ mật thiết với cơ học đất,
ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất,
sự thấm nước, độ nghiêng, dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất, mấu neo trong
Trang 25


×