Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo tiếp tục tại trung tâm gdtx tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.62 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIẾP TỤC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐỒNG NAI
Người thực hiện: LƯƠNG TRỌNG THÔNG
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LƯƠNG TRỌNG THÔNG
2. Ngày tháng năm sinh: 01.01.1962
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: K3/63A, đường Nguyễn Tri Phương, P. Bửu Hòa, TP. Biên Hòa.
5. Điện thoại: 3828813(CQ); 3850796(NR); ĐTDĐ: 0913939296
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó Giám đốc.
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Đại học
- Năm nhận bằng: 1993 (ĐHSP TP. Hồ Chí Minh)
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 27 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Biện pháp thực hiện chỉ thị 36/ CT.CT-UBT về việc nâng cao trình độ học


vấn cho người lao động tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai, 2010 (Đề tài
sáng kiến kinh nghiệm)
- Giải pháp nâng cao trình độ học vấn cho công nhân và người lao động tại
Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai, 2011 (Đề tài sáng kiến kinh nghiệm)
- Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai,
2013 (Đề tài sáng kiến kinh nghiệm).
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
TIẾP TỤC TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mặc dù quyết định 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
từ ngày 28/7/2008 nhưng cho đến nay việc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh
Đồng Nai (Trung tâm) thực hiện đầy đủ là không thể.
Trung tâm, đơn vị phối hợp mà tại điều 46 Luật Giáo dục 2005 quy định được
liên kết đào tạo với đơn vị chủ trì đào tạo là các trường Đại học (ĐH) không tránh
khỏi mâu thuẫn: lợi nhuận của trường đào tạo với chất lượng đào tạo mà người học
phải được thụ hưởng thông qua trách nhiệm của đơn vị liên kết đào tạo là Trung
tâm.
Nhiều trường đại học chỉ muốn tập trung liên kết đào tạo tại Trung tâm, đi lại
thuận tiện, thí sinh đông, khả năng thu học phí cao nhưng tình trạng trong thành phố
Biên Hòa nhiều trường tranh đua nhau tuyển sinh thì việc một mô hình giáo dục
nhằm tạo cơ hội học tập cho toàn xã hội, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội
học tập lên cao là vô cùng khó.
Lợi dụng những mâu thuẩn này và những quy định bất cập, nhiều trường liên
kết đào tạo không thực hiện đúng quy định, kế hoạch giảng dạy thường xuyên thay
đổi, buông lỏng quản lý và hồ sơ quản lý…
Trong phạm vi đề tài, tôi chọn “Tiếp tục chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo
tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai” để dần góp phần đưa công tác
này đi vào nền nếp từ một cơ sở liên kết, để người học được hưởng lợi từ chất

lượng đào đào tạo; giảm thiểu bức xúc từ xã hội như ở 743/SGD&-GDCN ngày
20/4/2007 mà lãnh đạo Sở GD&ĐT Đồng Nai đã lên tiếng: “Tuy nhiên cũng có một
số nơi chưa thực hiện đúng những quy định của Luật Giáo dục cũng như những
Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt động của trường … Những vi phạm như vậy đã làm
ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người học, uy tín của ngành và gây nên sự bất
bình trong xã hội”.
3
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12;
Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành ngày
02/01/2007 về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên. Ở khoản 2, điều 4, chương I: “Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp
đại học được phép liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh…”;
Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở mục b, khoản 2, điều 7, chương II: “Đối với
các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp
phải là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”;
Công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002 về
việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức giáo dục
không chính quy: “Giao Sở Giáo dục - Đào tạo làm đầu mối quản lý tất cả các hoạt
động đào tạo theo hình thức giáo dục không chính quy ”;
Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày
23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng,
đại học trên địa bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND
tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo ”;
Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội, ở

khoản 2, điều 4, chương I: “Giáo dục thường xuyên gồm vừa làm vừa học và đào
tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học
hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương
trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học”.
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Thực trạng, các lớp Đại học và THCN hiện có:
4
Trường
Đào
tạo,cấp
bằng
T
T
Ngành học Học tại
Trú
ng
tuyể
n
Năm
học
Hiệ
n
nay
Thực hiện
Chương
trình
ĐẠI HỌC
ĐH Đà
Lạt
1 QTKD K33 Trung tâm 98 09-14 73 Đã TN

2 Luật K33 Trung tâm 236 09-14 138 HK9
3 Luật K35 Trung tâm 101 11-15 84
HK5
4 Luật K36 Trung tâm 78 12-16 77
HK4
5 Luật K37 Trung tâm 83 13-17 69
HK2
6 Luật K38 Trung tâm 109 14-18 109
HK1
ĐH
Kinh tế -
Luật
TP.
HCM
7 KT-Kiểm toán K1 Trung tâm 68 08-13 62 Đã TN
8 Luật DS K1 Trung tâm 153 08-13 150 Đã TN
9 LuậtKD(Bằng 2) Trung tâm 144 13-16 109 HK2
ĐHSP
TP.HCM
10 Chính trị K10 Trung tâm 121 10-13 84 Đã TN
11 Anh văn K1 Trung tâm 91 09-13 43 Đã TN
ĐH
Nông-
Lâm
TP.
HCM
12 Nông học K2 Trung tâm 74 09-13 58 Đã TN
13 Nông học K3 Xuân Lộc 60
11-15
50

HK5
14 Chăn nuôi K3 Xuân Lộc 59
11-15
45
HK5
15
Chăn nuôi K2
Trung tâm 64 09-13 54 Đã TN
ĐH
Tây
Nguyên
16 BS Thú y K1 Định Quán 70 07-13 62 Đã TN
17 BS Thú y K1 Biên Hòa 88 07-13 72 Đã TN
18 BS Thú Y K2 Định Quán 83
11-16
70
HK4
ĐH
Trà Vinh
19 Luật học K1 Long Khánh 114 12 – 16 89 HK3
ĐH Lao 20 Công tác xã hội Trung tâm 87 13 - 17 77 HK1
5
động –

hội,CSII
K1
CỘNG 20 2171 1721
TRUNG CẤP
Trung
cấp

Phương
Nam
1 TC Dược K1 Xuân Lộc 83 12 - 14 69 HK4
CỘNG 1 83 69
2.2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.2.1 Tính pháp lý trong liên kết đào tạo:
Về địa điểm đặt lớp, theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở mục b, khoản 2, điều 7,
chương II: “Đối với các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học,
địa điểm đặt lớp phải là các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”.
Trong khi đó, hiện có 07 lớp đặt ngoài Trung tâm. Nhu cầu người học ở những nơi
đó là có thực mà cự ly đến Trung tâm thì quá xa, 07 lớp này việc học tại Trung tâm
là không thể. Để giải quyết mâu thuẩn này, Trung tâm có yêu cầu các cơ sở đặt lớp
tham mưu UBND các huyện, TX. có công văn đề nghị mở lớp, việc làm này cũng
rất mơ hồ vì xem qua các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì không tìm thấy
sự chính danh nào cho việc ký “trung gian”, vì thế Trung tâm ký hồ sơ pháp lý với
trường ĐH, THCN rồi ký thuê mướn cơ sở vật chất ở các TTGDTX và TTDN ở các
huyện, TX để đặt các lớp này, giải pháp này cũng chỉ là “lách luật”.
Về quy trình tuyển sinh,

Nội dung (A): Là khâu quyết định trong toàn bộ quy trình này, thường là tìm hiểu
các Sở, ban ngành trong tỉnh. Đặc biệt các lớp ngân sách do tỉnh cấp. Quan hệ với
Sở Nội vụ, vì ở đây có nhiều nguồn được đào tạo từ ngân sách. Tuy nhiên, theo
công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002 về việc
Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức giáo dục
không chính quy: “Giao Sở Giáo dục - Đào tạo làm đầu mối quản lý tất cả các hoạt
6
Điều tra nhu
cầu người học,

(A)
tuyển sinh
(C)
Hồ sơ pháp lý
(B)
động đào tạo theo hình thức giáo dục không chính quy ”. và công văn
5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn
chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh:
“Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động liên
kết đào tạo ” thì trên địa bàn thường xuyên xãy ra tình trạng không tuân thủ quy
định này nên rất khó khăn cho Trung tâm trong việc tuyển sinh, vì do không hợp
nhất được đầu mối cho nên việc “tranh giành” tuyển sinh gây ra bất ổn cho người
học. Ví dụ, cùng một ngành học trong một thời điểm có đến 4 trường thông báo
chiêu sinh, gây ra mổi nơi chỉ được vài chục người ghi danh và rồi 4 trường đều
không mở lớp được. Nếu như có sự điều phối chặt chẽ từ 2 công văn này thì việc
mở lớp ở 1 trường là chắc chắn. Vì vậy, Trung tâm chỉ còn ký kết với những trường
truyền thống, khi đã chiêu sinh ở Trung tâm thì không chiêu sinh với cơ sở GD ở
trong khu vực Trung tâm.
Về hồ sơ pháp lý, Trung tâm bảo đảm yêu cầu:
- Tờ trình đăng ký liên kết đào tạo.
- Các điều kiện bảo đảm quy định về đăng ký liên kết đào tạo.
- Các điều kiện (ban đầu) bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chủ quản.
- Thực hiền quy trình đăng ký liên kết đào tạo.
Theo quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Khó khăn nhất là công văn đề nghị của UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ ngành có nhu cầu đào tạo. Cho nên
Trung tâm thường dùng công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành
ngày 14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo

hình thức giáo dục không chính quy: “Giao Sở Giáo dục - Đào tạo làm đầu mối
quản lý tất cả các hoạt động đào tạo theo hình thức giáo dục không chính quy ”
cho các lớp ngoài ngân sách.
Về tổ chức tuyển sinh:
- Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các
phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ
7
phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như: ngành nghề, thời gian, hình
thức, các phí (nếu có);
- Tổ chức tuyển sinh theo các quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối
với từng trình độ đào tạo.
Từ cơ sở thông tin trên và thực tế, Trung tâm quan tâm những vấn đề sau:
- Cơ sở pháp lý trong việc mở lớp.
- Năng lực của trường đào tạo.
- Năng lực của Trung tâm.
- Hồ sơ quản lý sinh viên.
- Công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm.
+ Năng lực của trường đào tạo, Trung tâm đang liên kết với các trường ĐH,
trường ĐH Đà Lạt lượng GV có học vị cao còn ít; do liên kết rộng khắp nên vẫn
còn tình trạng “mời giảng”, đặc biệt là khoa Luật – việc mời giảng chắc chắn sẽ ảnh
hưởng chất lượng đào tạo vì không gắn liền hoạt động chuyên môn, nghiên cứu
khoa học tại trường, rất may số lượng này còn ít. Trường ĐH Tây Nguyên, do nằm
xa địa bàn đào tạo lại đào tạo ngành Thú y nên SV không tiếp cận được nhiều với
thực hành thí nghiệm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Trường ĐH
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, do có 2 lớp ở Xuân Lộc mà Trường thì yêu cầu SV
phải đến trường vào giờ thí nghiệm, rất tốt cho chất lượng đào tạo nhưng khó khăn
về vấn đề đi lại. Đây là Trường có chất lượng đào tạo tốt nhất. Mới đây Trung tâm
liên kết với trường ĐH Kinh tế Luật TP. Hồ Chí Minh, đây là trường có triển vọng
vì chuyên nghiệp trong điều hành và chất lượng đào tạo. Các trường còn lại, do đặc
thù của ngành đào tạo nên việc học tại Trung tâm là thuận lợi.

Trung tâm cố gắng giải quyết các mâu thuẫn trên: ĐH Tây Nguyên sẽ phải thuê
phòng thí nghiệm nơi gần nhất để giải quyết chất lượng đào tạo. ĐH Đà Lạt phải
cung cấp lý lịch khoa học của giáo viên mời giảng và có sự thống nhất với Trung
tâm.
+ Năng lực của Trung tâm:
- Phối hợp với đơn vị chủ thể (ĐVCT) để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ
sở vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cho hoạt động dạy học; bố trí ăn
ở thuận tiện cho người dạy.
- Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học
đối với các lớp liên kết đặt tại Trung tâm và phản ảnh kịp thời với ĐVCT những
biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
- Phối hợp với ĐVCT để thực hiện chế độ chính sách đối với người học như
các lớp Nông học và Chăn nuôi, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Lớp Văn thư lưu
trữ-QTVP, Trường ĐH KHXH & Nhân văn TP. HCM; lớp Kế toán-KT và Luật dân
8
sự của Trường ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM), quản lý người học trong suốt quá trình
đào tạo theo quy chế hiện hành, các lớp này mới tốt nghiệp.
- Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung
quanh.
- Minh bạch học phí và các khoản thu (có thông báo của lãnh đạo ĐVCT)
- Phân công giáo viên phụ trách các lớp, có chế độ báo cáo định kỳ.
+ Hồ sơ quản lý sinh viên:
Hồ sơ được bảo quản và lưu giữ tại Trung tâm, gồm có:
- Các văn bản giao nhiệm vụ của cơ quan quản lý có liên quan đến liên kết đào
tạo khoá học.
- Hồ sơ quản lý khóa đào tạo: Kế hoạch giảng dạy; Sổ lên lớp hàng ngày; Sổ
đăng ký học sinh, sinh viên (tập lý lịch trích ngang có dán ảnh của học sinh, sinh
viên).
- Các loại hồ sơ thi, kiểm tra học phần, tốt nghiệp.
+ Công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo của Trung tâm:

- Công tác quản lý: Phòng Giáo vụ phân công lịch học dựa trên phòng học
hiện có – lịch học từng Khoa/Trường mà trực tiếp là Giáo viên phụ trách các lớp đã
được phân công cung cấp kịp thời kế hoạch giảng dạy cho SV. Đây là khâu quan
trọng trong điều kiện thực tại của Trung tâm.
- Công tác kiểm tra: “nhiều môn học không dạy đủ số tiết quy định”, đó là kết
luận mà Thanh tra Bộ khi kiểm tra lớp K25 Kinh tế ngoại thương vào năm 2009 tại
Trung tâm. Từ đó, chúng tôi nhận thức không được buông lỏng khâu này. Giáo viên
phụ trách chịu trách nhiệm việc dạy đủ số tiết bằng cách kết luận trước khi trình
lãnh đạo Trung tâm xác nhận vào lịch giảng; việc dạy dồn phải được lãnh đạo
Trung tâm đồng ý nếu thật hợp lý.
- Công tác báo cáo: Giáo viên phụ trách các lớp báo cáo định kỳ tăng giảm số
lượng SV, hoạt động dạy – học từng lớp. Việc báo cáo từ Trung tâm lên Phòng
GDCN, sở GDĐT không kịp thời.
9
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Hồ sơ mở lớp: Dựa vào các văn bản pháp lý, khi Trung tâm cần mở lớp
đều xin phép cơ quan hữu quan nhằm tránh những rũi ro về sau mà đặc biệt người
học sẽ gánh chịu.
- Kiểm soát được quá trình đào tạo và định hướng được việc phát triển
ngành học.
- Đơn vị chủ trì và đơn vị hỗ trợ phối hợp bình đẳng.
- Giảm thiểu bức xúc từ người học và xã hội vì quá trình đào tạo được minh
bạch.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Việc liên kết đào tạo hiện nay cần phải thực hiện nghiêm túc: Luật Giáo dục
hiện hành; 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày
28/7/2008 và 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002; Công
văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 về việc
Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa
bàn tỉnh: “Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt

động liên kết đào tạo ”. Tuy nhiên, 42/2008/QĐBGDĐT cần phải được điều chỉnh
vì lắm rườm rà, khó thực hiện.
Về hồ sơ mở lớp, phải có “công văn đề nghị của UBND tỉnh (thành phố) trực
thuộc trung ương hoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo” gửi đơn vị chủ trì đào tạo.
Xem ra rất khó thực hiện. Chỉ cần công văn của Trung tâm xin mở lớp gửi Sở
GD&ĐT như tinh thần công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày
14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình
thức giáo dục không chính quy.
Cần có hành lang pháp lý cho việc Trung tâm được bảo trợ pháp lý mở lớp ở
các huyện và TX. Long Khánh, tạo điều kiện cho người học ở xa Trung tâm.

10

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14.7.2005 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12.
2. Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành ngày
02/01/2007
3. 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008
4. 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002.
5. 62/2008/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25/11/2008
6. 15/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 09/04/2011
7. 743/SGD&ĐT-GDCN do Sở GD&ĐT Đồng Nai ban hành ngày 20/04/2007
8. Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011
NGƯỜI THỰC HIỆN
11
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX TỈNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 30 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 -2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo tại
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai
Họ và tên tác giả: LƯƠNG TRỌNG THÔNG Chức vụ: Phó Giám đốc
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:

Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Cá nhân viết SKKN cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác
hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận SKKN này đã được tổ
chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dungSKKN cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản SKKN.
12
BM04-NXĐGSKKN
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
13

×