Sáng kiến kinh nghiệm
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực mang tính chính trị - xã hội sâu sắc. Mục tiêu
giáo dục của chúng ta không những nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất
lượng về chuyên môn, nghề nghiệp, mà trước hết là đào tạo lớp người "Kế tục sự
nghiệp cách mạng của cha ông, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội".
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì
dân, giáo dục nước ta là một quyền cơ bản của dân, quyền được học hành. Đó là
lợi ích công mà Nhà nước ta cũng như nhiều nhà nước văn minh trên thế giới, có
trách nhiệm củng cố và phát triển không ngừng.
Do đó, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng và quản lý
giáo dục. Đặc biệt đối với giáo dục phổ thông là cấp học cơ sở, là cấp hình thành
nhân cách công dân. Nhà nước phải bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ
hội học tập cho mọi người, quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng
xa. Không thể xem giáo dục là dịch vụ thương mại như các dịch vụ khác.
Chính vì thế mà Đảng và nhà nước đã tiến hành một cuộc cải cách giáo dục
cơ bản và toàn diện. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có
nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục toàn diện của
nước nhà.
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” là một
trong những hình thức đổi mới của bộ giáo dục nhằm xây dựng một môi trường
giáo dục vừa lành mạnh, phát triển và thân thiện. Điều đó đã được minh chứng
bằng các chỉ thị sau:
- Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào tạo
về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
- Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
Trường tiểu học được thành lập vào tháng 11/1996, tách ra từ
trường Phổ thông cơ sở Từ ngày thành lập cơ sở vật chất của Trường
bước đầu còn khó khăn thiếu thốn. Từ năm 2000 mới đầu tư xây dựng. Đặc biệt
khi triển khai thục hiện phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” thì trường được xây dựng đúng qui cách và có khá đầy đủ các thiết bị cơ bản
phục vụ cho công tác dạy và học. Cảnh quan sư phạm được tu bổ hàng năm. Chất
lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được phòng Giáo dục và
đào tạo đánh giá cao. Từ năm 2000 đến nay, Trường luôn đạt Trường tiên tiến
xuất sắc, được Liên đoàn Lao động tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
Người thực hiện :
1
Lời nói đầu
Lời nói đầu
Sáng kiến kinh nghiệm
Tuy nhiên, đối chiếu với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT, Trường tiểu
học thấy nhiều điểm còn đạt hiệu quả chưa cao.
Chính vì vậy, sau khi học tập quán triệt các văn bản nói trên của Ngành, tôi
đã chọn đề tài : Một số biện pháp thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong trường tiểu học để làm sáng kiến kinh nghiệm cho công tác
quản lý của mình.
2. Phạm vi đề tài :
Một số biện pháp thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong trường tiểu học là một biện pháp có tính khả thi nhằm thực hiện xuất
sắc phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo
dục & Đào tạo đã đề ra trong năm học 2008 - 2009.
Đây là một vấn đề tuy không còn mới lạ, nhưng để thực hiện được các nội
dung của phong trào đã đề ra không phải là một việc đơn giản, mà phải có một kế
hoạch thật sự hợp lý với đặc điểm của mỗi đơn vị trường học, phù hợp với mỗi
địa phương và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
Chính vì thế trong quá trình nghiên cứu tài liệu cũng như xây dựng nội dung đề
tài, bản thân tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi trường tiểu học.
Người thực hiện :
2
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
1. Nghiên cứu tình hình:
a. Tình tình chung của trường tiểu học :
Trường tiểu học , xã , Huyện , là
một đơn vị được đặt trên địa bàn xã , là một vị trí trung tâm thuận lợi
cho việc tập trung và tham gia học tập của học sinh.
- Về chi bộ : Trường đã có một chi bộ hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của
Đảng bộ xã Chi bộ luôn lấy cương lĩnh chính trị của Đảng làm nền
tảng then chốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Bám sát thực tế của nhà
trường và luôn đề ra những nghị quyết đúng đắn với đường lối của Đảng, sát thực
với điều kiện thực tế của đơn vị nhằm đưa nhà trường phát triển ngày một mãnh
mẽ. Đội ngũ lãnh đạo của chi bộ luôn năng động, sáng tạo trong công tác chỉ đạo,
lãnh đạo. Coi trong chất lượng học tập của học sinh, sự dạy dỗ của giáo viên và
việc nâng cao tay nghề. Trên tinh thần đó chi bộ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ và đã vinh dự được Tỉnh Đảng bộ tặng bằng khen là chi bộ trong
sạch, vững mạnh 7 năm liền.
- Về đội ngũ giáo viên : Đây là một lực lượng quan trọng khẳng định cho kết
quả đào tạo học sinh luôn được nhà trường chủ động quan tâm. Do đó nhà trường
đào tạo được một đội ngũ giáo viên khoẻ, nhiệt tình, năng động tậm tâm với nghề
nghiệp và có trình độ chuyên môn nghiệp cụ cao. lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh làm nền tảng học tập cho bản thân và giáo dục cho học sinh. Đặc biệt số
giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên dạy giỏi cấp huyện và giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh rất cao. Trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh chất lượng dạy học, nhà
trường đã chủ động truyển chọn giáo viên các bộ môn năng khiếu như giáo viên
thể dục, giáo viên mỹ thuật, giáo viên âm nhạc, giáo viên ngoại ngữ và giáo viên
tin học. Trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã đưa công nghệ thông tin vào
trong công tác giảng dạy một cách chủ động giúp cho học sinh được tiếp cận với
những bài học phong phú hơn, dễ hiểu hơn. Về trình độ tin học hiện nay Nhà
trường đã triển khai cho giáo viên soạn bài trên máy vi tính, dạy giáo án điện tử
đáp ứng tốt những yêu cầu dạy học hiện nay của ngành giáo dục. Do đó chất
lượng học tập của học sinh trong những năm gần đây đã được khẳng định. Tỷ lệ
học sinh giỏi, khá ngày một tăng lên, học sinh yếu kém đã giảm đáng kể.
- Về tổ chức Công Đoàn : đã xây dựng được những chương trình hành động cụ
thể, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, luôn bám sát đến đời sống
của Cán bộ giáo viên, Công nhân viên trong nhà trường. Xây dựng khối đại đoàn
kết nội bộ, kịp thời giúp đỡ và tạo điều kiện cho Cán bộ giáo viên hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng là tổ ấm tình thương của tập thể giáo viên.
nhiều năm liền, Công đoàn đạt danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc cấp
huyện. được liên đoàn lao động tỉnh tặng nhiều bằng khen
Người thực hiện :
3
Sáng kiến kinh nghiệm
- Về tổ chức đoàn thành niên: Tuy là một đơn vị giáo dục với số lượng đoàn
viên không nhiều nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của chi bộ cũng như
lãnh đạo nhà trường, chi đoàn đã luôn sáng tạo, đổi mới trong mọi hoạt động. Đề
ra những kế hoạch hành động sát thực, cụ thể với chủ điểm, tạo động lực thúc đẩy
trong đoàn viên giáo viên. Xây dựng tốt khối đoàn kết, thúc đẩy đoàn viên học hỏi
nâng cao chất lượng giảng dạy, lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng
cho hành động của Đoàn, xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng.
- Về tổ chức Đội thiếu niên : Đây là một tổ chức nòng cốt trong việc giáo dục
đạo đức góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Dưới sự quan tâm chỉ đạo của
lãnh đạo nhà trường, của Chi đoàn trường, tổ chức Đội đã khẳng định vị thế của
mình. Luôn đề những chương trình hoạt động đúng với kế hoạch cấp trên, sát thực
với hoàn cảnh thực tế của học sinh, thu hút được toàn thể học sinh tham gia rèn
luyện và học tập một cách tự giác, sôi nổi. Tạo được những sân chơi lành mạnh bổ
ích về kiến thức văn hoá, xã hội, thể dục thể thao cho học sinh, tổ chức thành công
nhiều hội thi có ý nghĩa, tham gia các phong trào cấp huyện, cấp tỉnh đạt giải cao.
Xây dựng tình đoàn kết tập thể biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt
khó học tốt.
2. Trình bày thực trạng tình hình:
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Ngành : Chỉ thị 40/2008/CT-
BGDĐT ; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7.2008 của Bộ Giáo dục Đào
tạo; về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn
2008 – 2013, Trường Tiểu học quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tham gia phong trào này ngay từ
năm học 2008 – 2009. Dưới đây là các biện pháp đã thực hiện:
Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám theo 2 mục tiêu, 5 yêu
cầu và 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Việc khảo sát này giúp cho Trường thấy rõ tình hình, điều kiện của mình khi
tham gia phong trào. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp Trường đề ra kế hoạch xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (THTT-HSTC). Trường cũng tổ
chức phát phiếu khảo sát đến toàn bộ giáo viên và 256 học sinh các lớp 4, 5 để
tìm hiểu thêm về mối quan hệ thầy – thầy, trò – trò và thầy – trò hiện nay. Việc tổ
chức khảo sát giáo viên và học sinh giúp Trường xây dựng các quy tắc ứng xử
thân thiện đối với thầy và trò.
Sau khi thành lập Ban chỉ đạo, ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng THTT-
HSTC, trường đã tổ chức 3 cuộc họp để tuyên truyền và đặt yêu cầu phối hợp
thực hiện :
a) Cuộc họp với lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể như : Công đoàn, Đoàn
Thanh niên, Đội thiếu niên và Ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường.
ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ
BẤM VÀO ĐÂY:
/>Người thực hiện :
4