SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
VĂN PHÒNG SỞ
–––––––––––––
Mã số:
Giải pháp
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ,
GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Người thực hiện: NGUYỄN BỬU TÙNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN BỬU TÙNG
2. Ngày tháng năm sinh: 04/6/1960
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
5. Điện thoại: 061.3846866 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng
8. Đơn vị công tác: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 24 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Kinh nghiệm nghiên cứu và xử lý thông tin trong công tác tổng hợp.
Ứng dụng công nghệ thông tin thu thập, quản lý và khai thác thông tin trong
công tác hành chính văn phòng.
Thiết lập hồ sơ trong quá trình giải quyết công việc.
Tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh
đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2
Giải pháp
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỂ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ,
GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––––––––
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với vai trò là Thư ký Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai, từ năm 2005 tôi đã tham mưu với lãnh đạo Sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo
dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở cho việc xét công nhận danh hiệu
Chiến sĩ thi đua hàng năm cũng như để đánh giá làm cơ sở cho việc công nhận
danh hiệu Giáo viên dạy giỏi các cấp.
Cho đến nay, quy trình tổ chức thực hiện, nội dung, biểu mẫu về sáng kiến
kinh nghiệm chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hoặc quy định cụ thể.
Chính vì thế mà trong thời gian dài, phần nhiều các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
chưa có nề nếp tốt trong việc tổ chức nghiên cứu, viết, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng
kiến kinh nghiệm; phần lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên còn lúng túng trong việc
nghiên cứu, tổ chức thực hiện và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; chất lượng sáng
kiến kinh nghiệm chưa cao, các vấn đề bức thiết cần được đổi mới chưa có giải
pháp thay thế hiệu quả cao và khả năng áp dụng rộng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bản thân tôi đã nghiên cứu
tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo để từng bước đưa công tác viết, báo cáo, đánh giá,
xếp loại sáng kiến kinh nghiệm đi vào nề nếp và có chất lượng ngày càng tốt hơn.
Sau đây, tôi xin phép được trình bày “Giải pháp tăng cường công tác tổ chức thực
hiện để nâng cao chất lượng sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên các cơ sở giáo dục và đào tạo”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Nhận biết thế nào là sáng kiến kinh nghiệm?
Sáng kiến kinh nghiệm là cách gọi chung sáng kiến và cải tiến của mỗi cá
nhân với 02 mức độ:
- Sáng kiến là các giải pháp thay thế hoàn toàn mới của chính tác giả so với
các giải pháp đã có và đã được qua thực tế kiểm nghịệm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao, đảm bảo khoa học, đúng đắn, có hiệu quả, có khả năng phổ
biến áp dụng trong phạm vi hẹp của cơ quan, đơn vị, trường học hoặc hoặc phạm
vi rộng toàn ngành.
- Cải tiến là các giải pháp thay thế một phần của chính tác giả so với các
giải pháp đã có và đã được qua thực tế kiểm nghiệm trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao, đảm bảo khoa học, đúng đắn, có hiệu quả, có khả năng phổ
3
biến áp dụng trong phạm vi hẹp của cơ quan, đơn vị, trường học hoặc hoặc phạm
vi rộng toàn ngành.
Trường hợp các giải pháp thay thế do tác giả đưa ra, có thể là giải pháp mới
trong thời gian gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng được áp dụng
để giải quyết các hạn chế thực tế tại đơn vị của mình và giải pháp đó đã được tác
giả áp dụng, có tác động khắc phục được các hạn chế ở đơn vị mình cũng được
xem là một giải pháp cải tiến trong phạm vi hẹp ở đơn vị.
Nguyên nhân của các hạn chế trong việc tổ chức nghiên cứu, viết, báo
cáo, đánh giá, xếp loại kiến kinh nghiệm?
- Do phân cấp quản lý, mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện theo
quy định riêng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp huyện; yêu cầu về sáng
kiến kinh nghiệm để làm cơ sở xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua mỗi địa
phương có sự khác nhau.
- Lãnh đạo các cơ sở giáo dục chưa quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ chỉ đạo
của Sở Giáo dục và Đào tạo về Quy trình tổ chức nghiên cứu, viết, báo cáo, đánh giá, xếp
loại sáng kiến kinh nghiệm. Bỏ qua các khâu quan trọng:
+ Không xây dựng Kế hoạch đổi mới của nhà trường theo chỉ đạo của Bộ và
Sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Không theo dõi quá trình đăng ký, xây dựng đề cương/kế hoạch nghiên
cứu, tổ chức thực hiện các giải pháp thay thế của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
+ Không tổ chức xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên,
nhân viên một cách chặt chẽ.
- Phần lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên còn hạn chế về kỹ năng nghiên cứu,
viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm; thiếu sự đầu tư lâu dài dẫn đến một số trường
hợp sử dụng, sao chép tài liệu của người khác để viết sáng kiến kinh nghiệm của
mình và phần nhiều viết còn quá sơ sài, bố cục không rõ ràng, thiếu sự lôgic,
không làm rõ các nội dung theo yêu cầu cần có trong Quy định đánh giá, xếp loại.
Một số nguyên nhân có thể nhận định như sau:
+ Lãnh đạo nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn chưa quán triệt đầy đủ hoặc
quán triệt chưa đúng chủ trương của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc
nghiên cứu, viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm dẫn đến sức ép không cần thiết;
+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa hiểu được tinh thần, mục đích, ý nghĩa
của sáng kiến kinh nghiệm để có sự quan tâm thực sự đến công việc này;
+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa được tiếp cận và hiểu rõ một cách đầy
đủ yêu cầu của một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm theo hướng dẫn của Hội đồng
Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào
tạo chỉ đạo tăng cường công tác nghiên cứu, viết, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng
kiến kinh nghiệm tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Trong đó, tăng cường vai trò
của cán bộ lãnh đạo cơ sở giáo dục và đào tạo, vai trò của các Trưởng bộ phận và
4
của từng cá nhân trong quy trình tổ chức thực hiện, các biểu mẫu, hồ sơ với hình
thức và nội dung quy định.
Các giải pháp trình bày dưới đây đã được tôi tham mưu lãnh đạo Sở Giáo
dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện hàng năm từ năm
học 2005 – 2006 cho đến nay và cho phép tôi biên soạn tài liệu nội bộ ngành, triển
khai đến các cơ sở giáo dục và đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Hội
nghị chuyên đề về công tác thi đua và vấn đề sáng kiến nghiệm vào ngày
10/9/2013 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a) Giải pháp về thực hiện Quy trình tổ chức nghiên cứu, viết, báo cáo, đánh
giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm
- Mục đích, ý nghĩa của Quy trình tổ chức nghiên cứu, báo cáo, đánh giá,
xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
+ Nhằm đảm bảo quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo cơ quan,
đơn vị, trường học trong việc tổ chức nghiên cứu, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng
kiến kinh nghiệm.
+ Xác định rõ thời gian, nhiệm vụ, yêu cầu công việc của quá trình nghiên
cứu, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của mỗi cá nhân và tập thể.
+ Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự đầu tư lâu dài, có sự chuẩn bị
chu đáo để đảm bảo chất lượng báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tránh được những
sai phạm quy định.
- Quy trình tổ chức nghiên cứu, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh
nghiệm như sau:
* Lưu đồ Quy trình
Một số từ viết tắt:
- CQ: Cơ quan, đơn vị, trường học
- BP: Các bộ phận Tổ, Phòng, Ban, Khoa
- CB-GV-NV: Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
Xem lưu đồ Quy trình tổ chức nghiên cứu, báo cáo, đánh giá, xếp loại sáng
kiến kinh nghiệm ở trang sau.
5
Bước Thời gian Trách
nhiệm
Công việc Hồ sơ, tài liệu
kèm theo
1 Tuần đầu
năm học
Lãnh đạo
CQ
Lập kế hoạch đổi mới của CQ Kế hoạch của CQ
2 Tuần thứ 2
của năm học
Lãnh đạo
BP
Phổ biến kế hoạch của CQ, xây dựng Kế
hoạch của BP
Kế hoạch của BP
3 Trước ngày
15/9
CB-GV-
NV
Lập đề cương/kế hoạch nghiên cứu
SKKN
Đề cương hoặc
Kế hoạch
4 Trước ngày
20/9
Lãnh đạo
BP
Duyệt đề cương/kế hoạch nghiên cứu
SKKN
Đề cương hoặc
Kế hoạch
5 Trước ngày
25/9
CB-GV-
NV
Đăng ký tên đề tài SKKN Đề cương hoặc
Kế hoạch
6 Trước ngày
30/9
Lãnh đạo
BP
Lập Danh sách đăng ký tên đề tài SKKN
của CB-GV-NV
Danh sách theo
mẫu
7 Trước ngày
15/10
Lãnh đạo
CQ
Lập Danh sách đăng ký tên đề tài SKKN
của CB-GV-NV gửi Hội đồng Khoa học
Sở GD&ĐT
Danh sách theo
mẫu
8 Trước ngày
30/4
CB-GV-
NV
Thực hiện các thiết kế giải pháp thay thế
trong SKKN đã xác định
Các minh chứng
trong quá trình
thực hiện nghiên
cứu
Lãnh đạo
BP
Theo dõi, kiểm tra quá trình nghiên cứu
của CB-GV-NV
Các minh chứng
trong quá trình
theo dõi, kiểm tra
nghiên cứu
9 Trước ngày
10/5
CB-GV-
NV
Hoàn thành Báo cáo SKKN Báo cáo SKKN
theo mẫu quy
định của Hội
đồng Khoa học
Sở GD&ĐT
10 Trước ngày
20/5
Lãnh đạo
BP
Tất cả CB-
GV-NV
trong BP
Xét duyệt, đánh giá, xếp loại SKKN Quy định thẩm
định, đánh giá,
công nhận SKKN
Biên bản họp xét
duyệt SKKN
11 Trước ngày
31/5
Lãnh đạo
CQ
Gửi Hồ sơ đề nghị xét công nhận SKKN
của CB-GV-NV về Hội đồng Khoa học
Sở GD&ĐT
Hồ sơ theo quy
định của Hội
đồng Khoa học
Sở GD&ĐT
* Diễn giải lưu đồ quy trình
Bước 1: Trong tuần lễ đầu năm học, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trường học
(sau đây gọi chung là cơ quan) lập Kế hoạch đổi mới trong năm học theo chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Mỗi đơn vị, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
có một sáng kiến”. Qua đó, định hướng giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên chọn lựa
đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm phù hợp, đáp ứng được các vấn đế bức
thiết cần được nghiên cứu để đổi mới.
6
Bước 2: Trong tuần thứ 2 của năm học, lãnh đạo các Tổ, Phòng, Ban, Khoa
(sau đây gọi chung là bộ phận) sinh hoạt với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong bộ
phận để quán triệt Kế hoạch đổi mới của cơ quan; xây dựng Kế hoạch của bộ phận;
tiếp tục quán triệt, hướng dẫn nghiên cứu, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm theo quy
định và theo quy trình.
Bước 3: Trước ngày 15/9, cán bộ, giáo viên, nhân viên có đăng ký thi đua
với danh hiệu Chiến sĩ thi đua hoặc có tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi tiến
hành lập đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
Bước 4: Trước ngày 20/9, lãnh đạo bộ phận tiến hành duyệt đề cương hoặc
kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân.
Bước 5: Trước ngày 25/9, sau khi được duyệt đề cương hoặc kế hoạch
nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, cán bộ, giáo viên, nhân viên tiến hành đăng ký
tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi các nhân có thể đăng từ 01 đến 02 tên đề tài
để nghiên cứu (mỗi đề tài phải có đủ đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu), đến khi
kết thúc nghiên cứu có thể chọn 01 đề tài có chất lượng tốt hơn để viết báo cáo.
Bước 6: Trước ngày 30/9, lãnh đạo bộ phận lập danh sách cán bộ, giáo viên,
nhân viên đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm, trình với lãnh đạo cơ quan.
Bước 7: Trước ngày 15/10, lãnh đạo cơ quan lập danh sách đăng ký sáng
kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên gửi Hội đồng Khoa học Sở
GD&ĐT. Trường hợp, cán bộ, giáo viên, nhân viên có thay đổi tên đề tài sáng kiến
kinh nghiệm, lãnh đạo cơ quan lập Tờ trình gửi Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT
trước khi kết thúc học kỳ I.
Bước 8: Sau khi đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu được duyệt, cán bộ,
giáo viên, nhân viên tiến hành công việc thực tế để thực hiện các giải pháp thay thế
đã được xác định; trong quá trình thực hiện, thu thập đầy đủ dữ liệu chứng cứ có
liên quan. Lãnh đạo bộ phận có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, yêu cầu các cá nhân
báo cáo tiến trình tổ chức nghiên cứu tại các cuộc họp bộ phận định kỳ; thu thập
đầy đủ dữ liệu, bằng chứng để có cơ sở đánh giá, xét duyệt vào cuối năm học.
Bước 9: Trước ngày 10/5, cán bộ, giáo viên, nhân viên hoàn thành Báo cáo
sáng kiến kinh nghiệm trên cơ sở đo lường, phân tích, đánh giá các dữ liệu thu thập
được từ thực tế.
Bước 10: Trước ngày 20/5, lãnh đạo bộ phận tổ chức đánh giá, xếp loại sáng
kiến kinh nghiệm của các cá nhân với sự tham gia đầy đủ của cán bộ, giáo viên,
nhân viên có liên quan; đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm dựa theo Quy
định của Sở GD&ĐT; lập biên bản họp xét sáng kiến kinh nghiệm theo mẫu. Hoàn
thành tất cả hồ sơ liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm của mỗi cá nhân gửi lãnh
đạo cơ quan xem xét phê duyệt.
Bước 11: Trước ngày 31/5, lãnh đạo cơ quan hoàn tất Hồ sơ đề nghị xét
công nhận sáng kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định gửi về
Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT; các file soạn thảo sáng kiến nghiệm, các sản
phẩm ứng dụng phần mềm tin học, phim ảnh của mỗi cá nhân phải gửi đầy đủ kèm
theo hồ sơ. Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, Hiệu trưởng ra Quyết định
7
thành lập Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp trường, xét duyệt, xếp loại sáng kiến
kinh nghiệm, báo cáo kết quả cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Sở Giáo dục
và Đào tạo; không gửi hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm cho Hội
đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian thực hiện từ bước 1 đến bước 6 có thể thay đổi tùy theo tình hình
hoạt động của cơ quan.
Quy trình này do tôi đúc rút được trong quá trình giúp lãnh đạo Sở Giáo
dục và Đào tạo chỉ đạo về công tác sáng kiến kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục
và đào tạo trong nhiều năm qua. Quy trình đã được lãnh đạo Sở cho phép tôi triển
khai chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tại
Hội nghị chuyên đề về công tác thi đua và vấn đề sáng kiến nghiệm vào ngày
10/9/2013 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai và đã được các cơ sở giáo
dục và đào tạo triển khai thực hiện từ năm học 2013 – 2014.
b) Chọn lựa đề tài sáng kiến kinh nghiệm như thế nào để nghiên cứu có hiệu
quả, thiết thực?
Tùy theo tình hình thực tế trong quá trình công tác, dạy học, chọn lựa đề tài
sáng kiến kinh nghiệm sao cho phù hợp với công việc đang đảm nhiệm để có điều
kiện nghiên cứu thực trạng áp dụng những giải pháp đã có, nhận biết các giải pháp
đó đang còn khiếm khuyết, hoặc đã lỗi thời, chưa có hoặc không còn tác động đảm
bảo hiệu quả, chất lượng công việc, bức thiết cần được thay thế bằng một giải pháp
mới hoặc thay thế một phần giải pháp đã có theo định tính chủ quan của mình
nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nên hướng vào những vấn đề đang còn khó
khăn, hạn chế trong quá trình làm việc để có giải pháp khắc phục; trước là để cho
bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sau là để nhân rộng phổ biến áp dụng
trong đơn vị và toàn ngành.
Nhằm tránh áp lực đầu tư nghiên cứu, tổ chức thực hiện, trong một sáng
kiến kinh nghiệm không yêu cầu phải đưa ra nhiều vấn đề cần có giải pháp thay
thế. Với một vấn đề và một giải pháp thay thế có tác động làm thay đổi hiện trạng,
nâng cao hiệu quả công việc được giao cũng được xem một sáng kiến kinh
nghiệm. Nếu cùng một vấn đề, năm học trước đã đưa ra giải pháp thay thế một
phần có hiệu quả, năm nay với vấn đề đó, có thể đưa thêm giải pháp thay thế cho
một phần khác mà theo định tính chủ quan sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cũng là
sáng kiến kinh nghiệm; với trường hợp này, cần lưu ý không sử dụng lại sáng kiến
kinh nghiệm cũ của mình đã được đánh giá, công nhận, điền thêm giải pháp mới
làm cho người đọc có thể cho là sao chép lại sáng kiến kinh nghiệm cũ.
Kinh nghiệm này được tôi đúc rút, tổng hợp từ ý kiến của Giám khảo trong
Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo các năm qua và đã được
lãnh đạo Sở nhất trí đưa vào văn bản chỉ đạo hàng năm về công tác sáng kiến kinh
nghiệm tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.
c) Vì sao phải xây dựng đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm? Cách thức xây dựng như thế nào? Nội dung ra sao?
8
- Mục đích xây dựng đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm:
+ Nhằm xác định các yêu cầu công việc, làm cơ sở để tổ chức nghiên cứu,
thu thập dữ liệu, đo lường, phân tích đúng hướng, đúng trọng tâm.
+ Làm cơ sở cho lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo bộ phận theo dõi, kiểm tra quá
trình tổ chức nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm; từ đó có định hướng cho việc chỉ
đạo, quản lý các hoạt động.
+ Lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn và yêu
cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên phải xây dựng đề cương hoặc kế hoạch nghiên
cứu sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học, theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo việc
thực hiện nghiên cứu theo đề cương hoặc kế hoạch đã được phê duyệt.
- Hình thức và nội dung một bản đề cương hoặc kế hoạch nghiên cứu sáng
kiến kinh nghiệm như sau:
ĐỀ CƯƠNG/KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU, BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
–––––––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ………………………………………………….
Lĩnh vực nghiên cứu (quản lý nhà trường, đoàn thể, chuyên môn, tài chính, tài sản, thi
đua; phương pháp dạy học; phương pháp giáo dục học sinh,…)
Họ và tên người nghiên cứu: …………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………
Bước Nhiệm vụ
Công việc Yêu cầu hồ sơ, tài liệu kèm
theo
1
Trước
ngày
15/9
Điều tra hiện
trạng
a) Mô tả các giải pháp đã có cần
nghiên cứu
b) Liệt kê các nguyên nhân gây ra các hạn
chế của giải pháp đã có
c) Lựa chọn một hoặc hai nguyên
nhân muốn thay đổi
- Các tài liệu về các giải
pháp đã có: ……
- Các hồ sơ thực trạng của giải
pháp đã có: …
- Các báo cáo đánh giá của
Tổ, đơn vị,…
2
Trước
ngày
15/9
Đưa ra giải
pháp thay thế
a) Tìm hiểu lịch sử vấn đề (xem vấn
đề nghiên cứu đã được giải quyết ở
một nơi khác hoặc đã có giải pháp
tương tự liên quan đến vấn đề chưa)
b) Đưa ra giải pháp thay thế để giải
quyết vấn đề
c) Mô tả quy trình và khung thời gian
thực hiện giải pháp thay thế
- Thiết lập Bảng thu thập,
đánh giá, phân tích thông tin
- Lập Bảng mô tả giải pháp
thay thế
- Lập Bảng Quy trình và
thời gian biểu thực hiện
3
Trước
ngày
15/9
Vấn đề nghiên
cứu
Xây dựng các vấn đề nghiên cứu và
dự ước kết quả đạt được
Lập Bảng thống kê
4 Thiết kế các a) Xác định giải pháp tác động đến đối Lập Bảng thiết kế các giải
9
Bước Nhiệm vụ
Công việc Yêu cầu hồ sơ, tài liệu kèm
theo
Trước
ngày
15/9
giải pháp tượng nào?
b) Tác động bằng cách nào?
c) Thu thập những bằng chứng nào?
d) Sử dụng những công cụ đo lường
nào?
pháp
5
Sau khi
duyệt
ĐC/KH
đến
trước
ngày
30/4
Thực hiện
thiết kế các
giải pháp đã
được lập
a) Thử nghiệm giải pháp thay thế ở
một nhóm đối tượng hoặc ở một số
quy trình công việc
b) Theo dõi, ghi nhận kết quả của giải
pháp thay thế đã triển khai áp dụng
c) Báo cáo với Tổ về tiến trình thực
hiện; xin ý kiến góp ý
- Các bài tập, bài giảng, các
sản phẩm phải thu được
- Các Phiếu khảo sát, thăm
dò, lấy ý kiến,…
6
Trước
ngày
10/5
Phân tích dữ
liệu
Đối chứng các dữ liệu thu được qua
thực hiện giải pháp thay thế với dữ
liệu thu được từ giải pháp đã có
Lập các bảng thống kê, biểu
đồ so sánh.
7
Trước
ngày
10/5
Đánh giá kết
quả
- Xem xét kết quả có đạt được như đã
dự kiến ở bước 3
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp để khẳng
định hiệu quả và khả năng áp dụng
qua thực tế áp dụng
Lập bảng thống kê so sánh
8
Trước
ngày
10/5
Hoàn thành
sáng kiến kinh
nghiệm
Viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm Theo mẫu của Hội đồng
Khoa học Sở GD&ĐT đã
ban hành
9
Trước
ngày
20/5
Báo cáo kết
quả
- Tác giả báo cáo trước tập thể CB-
GV-NV trong Tổ
- Các thành viên trong Tổ nhận xét,
đánh giá, xếp loại
- Bản SKKN của tác giả
- Biên bản xét duyệt SKKN
của Tổ
NGƯỜI DUYỆT ĐỀ CƯƠNG
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI NGHIÊN CỨU
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)
Hình thức và nội dung đề cương hoặc Kế hoạch nghiên cứu, báo cáo sáng
kiến kinh nghiệm nêu trên được tôi đúc rút từ kinh nghiệm bản thân trong quá
trình nghiên cứu, viết, báo cáo sáng kinh nghiệm trong những năm qua và có tìm
hiểu thực tế tại một số cơ sở giáo dục, đồng thời tham khảo tài liệu Nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai vào
năm 2009. Hình thức và nội dung đề cương hoặc Kế hoạch nghiên cứu, báo cáo
sáng kiến kinh nghiệm này đã được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép tôi
triển khai chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo
tại Hội nghị chuyên đề về công tác thi đua và vấn đề sáng kiến nghiệm vào ngày
10/9/2013 tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai và đã được các cơ sở giáo
dục và đào tạo triển khai thực hiện từ năm học 2013 – 2014.
10
d) Hình thức và nội dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm như thế nào?
Bố cục ra sao? Cách trình bày các vấn đề cốt lõi? Cách làm rõ 03 yêu cầu: Tính
mới; tính hiệu quả và khả năng áp dụng?
- Mục đích của việc thực hiện đúng hình thức và nội dung một báo cáo sáng
kiến kinh nghiệm:
+ Thể hiện tính khoa học, đảm bảo bố cục hợp lý, lôgic, chặt chẽ, đầy đủ các
yêu cầu cơ bản để người đọc dễ hiểu, dễ áp dụng.
+ Hình thức và nội dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trình bày theo bố
cục, nội dung Quy định thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến kinh nghiệm để thuận
tiện cho việc đánh giá, xếp loại, không bỏ sót nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
+ Lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn và yêu
cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thực hiện đúng quy định về hình thức và nội
dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
- Hình thức và nội dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm như sau:
11
12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị………… ……….
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………
(Ghi đầy đủ tên gọi giải pháp SKKN)
Người thực hiện: …………………………
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các file phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học:
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nam, nữ:
4. Địa chỉ:
5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ:
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn,
giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):
9. Đơn vị công tác:
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:
- Năm nhận bằng:
- Chuyên ngành đào tạo:
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm:
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
13
BM02-LLKHSKKN
Tên SKKN (VIẾT IN HOA ĐẬM)…………………………………
(Viết ngắn gọn trong khoảng 20 từ,
thể hiện được nội dung, đối tượng và giải pháp thực hiện)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trình bày thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến các vấn đề
liên quan với đề tài của tác giả. Qua đó, giải thích rõ tính cấp thiết đối với những giải pháp cần
được thay thế (thực trạng, nhu cầu đổi mới về mặt lý luận và thực tiễn trong giáo dục và đào
tạo).
Tác giả trình bày ngắn gọn (tối đa trong 01 trang giấy A4), đầy đủ các vấn đề có liên
quan trực tiếp với tên đề tài.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Từ vấn đề chung đã được nêu tại phần Lý do chọn đề tài, ở phần Cơ sở lý luận và thực
tiễn, tác giả:
- Trình bày tóm tắt các quan điểm, những việc đã làm của các nhà khoa học, các nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục, các giải pháp đã có của tác giả hoặc của người khác về những vấn đề có liên
quan đến đề tài đang viết của tác giả (các tài liệu, giải pháp mà tác giả viện dẫn của người khác trong toàn
bộ báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của mình phải có cước chú tài liệu trích dẫn: Tài liệu nào? Của ai?).
- Từ nội dung trên, nêu tóm tắt hạn chế của các giải pháp đã có trong thực tế tại đơn vị,
địa phương mà tác giả đang nghiên cứu. Từ đó, tác giả xác định cần phải có giải pháp thay đổi
hoàn toàn (sáng kiến) hoặc thay thế một phần (cải tiến) giải pháp đã có dựa trên các quan điểm
nghiên cứu khoa học và thực tiễn của bản thân người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với mục
đích để có sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục học sinh (đối với giáo
viên mầm non và phổ thông), để có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (đối với giáo viên các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp), để có sáng kiến cải tiến nâng cao hiệu quả công tác (đối với công chức, viên
chức, người lao động).
Các giải pháp thay thế do tác giả đưa ra, có thể là giải pháp mới áp dụng gần đây ở đơn vị khác
nhưng chưa từng được áp dụng để giải quyết các hạn chế thực tế tại đơn vị của mình và giải pháp mà tác
giả thực hiện đã có tác động khắc phục được các hạn chế ở đơn vị mình cũng được xem là một giải pháp
cải tiến trong phạm vi hẹp.
Chú ý, đoạn cuối của phần này phải có câu, chữ xác định rõ các giải pháp của tác giả
đưa ra là giải pháp thay thế hoàn toàn mới hoặc là giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có;
hoặc giải pháp này đã được áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng tại đơn vị mình mà
tác giả đã thực hiện và có hiệu quả.
Tác giả trình bày ngắn gọn (tối đa trong khoảng 02 trang A4), chỉ trình bày các vấn đề
có liên quan trực tiếp với tên đề tài.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ những vấn đề được nêu tại phần Cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả lần lượt trình bày
việc tổ chức thực hiện các giải pháp của tác giả đưa ra để thay thế hoàn toàn, hoặc thay thế một
phần các giải pháp đã có. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm có thể chỉ có 01 giải pháp hoặc nhiều giải
pháp và các giải pháp này phải thể hiện đúng với tên của đề tài.
1. Giải pháp 1 (nêu tóm tắt giải pháp): …………………….…………….
- Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp của tác giả đưa ra (nêu rõ phạm vi, đối
tượng được tác động trong giải pháp này; công việc cụ thể, thời gian thực hiện giải pháp).
14
BM03-TMSKKN
- Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp mà tác giả đã
thưc hiện (giới thiệu khái quát về cách thức thực hiện Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý
kiến; các bài tập, các bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm phần mềm và
các sản phẩm khác thu được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm,… Các biểu mẫu, các
bài tập, bài giảng, các phim ảnh, sản phẩm kèm vào phần phụ lục).
- Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
2. Giải pháp 2 (nêu tóm tắt giải pháp): …………………….…………….
a) Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp của tác giả đưa ra ………
b) Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp mà tác giả đã
thưc hiện …………….
c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
3. Giải pháp n (nêu tóm tắt giải pháp): …………………….…………….
a) Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp của tác giả đưa ra ………….
b) Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp mà tác giả đã
thưc hiện …………………….
c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Đây là phần nội dung chủ yếu của đề tài SKKN, không giới hạn số trang. Tác giả phải
trình bày cụ thể, chi tiết để chứng tỏ đề tài thực sự đã được tác giả tổ chức thực hiện tại đơn vị,
địa phuơng nơi công tác, có kiểm chứng qua thực tế.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ nội dung phần Tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trên, tác giả trình tóm tắt từng
giải pháp về hiệu quả đạt được.
- Trình bày những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào
dạy học, giáo dục học sinh và quản lý giáo dục tại đơn vị hoặc trong toàn ngành như cải thiện
điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng công việc; góp phần giải quyết những vấn đề của thực
tiễn, đóng góp vào việc phát triển giáo dục – đào tạo, phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo,
nghiên cứu khoa học tại đơn vị hoặc trong toàn ngành.
- Trình bày số liệu thống kê, biểu đồ, phân tích so sánh kết quả đạt được so với trước
khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
Tác giả trình bày ngắn gọn, đầy đủ các vấn đề có liên quan trực tiếp với tên đề tài trong
khoảng tối đa 01 trang giấy A4.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Dựa trên các kết quả ở phần Tổ chức thực hiện các giải pháp và phần Hiệu quả của đề
tài, tác giả có thể đưa ra các khuyến nghị có thể thực hiện trong tương lai tại đơn vị hoặc trong
toàn ngành.
Xác định đề tài có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại đơn vị hoặc đã phổ biến
áp dụng trong ngành Giáo dục hoặc có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng đạt hiệu quả. Trên
cơ sở đó, đề xuất:
- Đưa ra các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của đơn vị hoặc
của ngành Giáo dục.
15
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào hoạt động giáo dục.
Tác giả trình bày ngắn gọn, đầy đủ các vấn đề có liên quan trực tiếp với tên đề tài trong
khoảng tối đa 01 trang giấy A4.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi tên tài liệu tham khảo và tên tác giả đã được sử dụng trích dẫn trong sáng kiến kinh
nghiệm.
1. Tên tài liệu - Tác giả - Nhà xuất bản - Năm xuất bản hoặc địa chỉ Website
2.
VII. PHỤ LỤC
Đính kèm các biểu mẫu Phiếu khảo sát, Phiếu thăm dò, Phiếu lấy ý kiến; các bài tập, các
bài giảng trong quá trình thực nghiệm; phim, ảnh, sản phẩm phần mềm và các sản phẩm khác thu
được từ quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm,…
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Hình thức và nội dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nêu trên là cả
quá trình bản thân tôi đã nghiên cứu xây dựng, cải tiến để tham mưu lãnh đạo Sở
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục và đào
tạo. Hình thức và nội dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm nêu trên, tôi có
tham khảo ý kiến của các phòng chuyên môn Sở, ý kiến của các thành viên Hội
đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo.
e)Đánh giá, công nhận sáng kiến kinh nghiệm là một khâu vô cùng quan
trọng trong quy trình. Phải tiến hành đánh giá, xếp loại như thế nào để đảm bảo
chất lượng sáng kiến kinh nghiệm?
Các bộ phận, các Hội đồng chuyên môn, Hội đồng khoa học, sáng kiến các
cấp tổ chức đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm dựa theo Quy định do Sở
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quy định cụ thể như sau:
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––––––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
QUY ĐỊNH
Thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi trong
Giáo dục và Đào tạo và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 794/QĐ-SGDĐT
ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai)
–––––––––––––––––––––––––––––
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định này được áp dụng cho Hội đồng khoa học, sáng kiến ngành Giáo dục và Đào
tạo cấp huyện, cấp tỉnh, Hội đồng chuyên môn các cơ sở giáo dục, Hội đồng khoa học các cơ sở
16
đào tạo để thẩm định, đánh giá công nhận sáng kiến, cải tiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy,
công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo làm cơ sở xét công nhận
danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và áp dụng đánh giá, cho điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm
hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm
theo) của giáo viên trong các kỳ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học, ngành học từ cấp trường
đến cấp tỉnh.
2. Sáng kiến, cải tiến, đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo), báo cáo nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng bao gồm: sáng kiến, cải tiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác
hoặc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo của cá nhân giáo viên trực tiếp
giảng dạy, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các cơ sở giáo
dục khác do Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn diện.
3. Sáng kiến, cải tiến, đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo), báo cáo nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng sau đây được gọi chung là sáng kiến kinh nghiệm.
4. Yêu cầu sáng kiến kinh nghiệm đối với các đối tượng như sau:
a) Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Là sáng kiến, cải tiến để nâng cao chất lượng
giảng dạy hoặc giáo dục học sinh được áp dụng thực tiễn trong đơn vị hoặc toàn ngành; sáng kiến,
cải tiến của giáo viên mầm non có thể là đồ dùng, đồ chơi (kèm theo bản thuyết minh).
b) Đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan đơn vị: Là sáng kiến, cải
tiến được áp dụng thực tiễn để cải cách thủ tục hành chính, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
công tác của cơ quan, đơn vị.
5. Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trực tiếp giảng dạy, công chức, viên chức, người
lao động không phải là nghiên cứu khoa học, mà là các giải pháp do tác giả đưa ra đã qua thực tế
kiểm nghiệm nên phải có nội dung phù hợp với công việc thực tế được giao đảm nhiệm.
6. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm phải được 02 giám khảo chấm điểm độc lập và tính điểm
bình quân của 02 giám khảo để làm kết quả đánh giá, cho điểm, xếp loại.
7. Quy định này không áp dụng để thẩm định, đánh giá, xếp loại các đề tài nghiên cứu
khoa học (trừ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để xét thi đua và Hội thi giáo viên
dạy giỏi), các khoá luận, luận văn, luận án. Các trường hợp là khoá luận, luận văn, luận án, tác
giả có thể trích nội dung chuyển thành báo cáo sáng kiến kinh nghiệm theo mẫu do Hội đồng
Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
8. Không yêu cầu Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải trình bày theo đúng
mẫu Sáng kiến kinh nghiệm do Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Khi thẩm định,
đánh giá, xếp loại Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Giám khảo xem xét nội dung báo
cáo của tác giả, so sánh với Quy định này để cho điểm, xếp loại theo 03 yêu cầu tính mới, hiệu quả và
khả năng áp dụng được nêu dưới đây.
II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1. Sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là cách gọi chung sáng kiến và cải tiến của mỗi cá nhân với 02
mức độ:
- Sáng kiến là các giải pháp thay thế hoàn toàn mới của chính tác giả so với các giải
pháp đã có và đã được qua thực tế kiểm nghịệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao,
đảm bảo khoa học, đúng đắn, có hiệu quả, có khả năng phổ biến áp dụng trong phạm vi hẹp của
cơ quan, đơn vị, trường học hoặc phạm vi rộng toàn ngành.
- Cải tiến là các giải pháp thay thế một phần của chính tác giả so với các giải pháp đã có
và đã được qua thực tế kiểm nghịệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo
17
khoa học, đúng đắn, có hiệu quả, có khả năng phổ biến áp dụng trong phạm vi hẹp của cơ quan,
đơn vị, trường học hoặc hoặc phạm vi rộng toàn ngành.
Trường hợp các giải pháp thay thế do tác giả đưa ra, có thể là giải pháp mới trong thời
gian gần đây đã được áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng được áp dụng để giải quyết các
hạn chế thực tế tại đơn vị của mình và giải pháp đó đã được tác giả áp dụng, có tác động khắc
phục được các hạn chế ở đơn vị mình cũng được xem là một giải pháp cải tiến trong phạm vi hẹp
ở đơn vị.
Mỗi cá nhân phải có 01 sáng kiến kinh nghiệm riêng.
2. Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là kết quả nghiên cứu của một cá nhân hay một
nhóm giáo viên để tìm kiếm các giải pháp/tác động nhằm thay đổi những hạn chế, yếu kém của hiện
trạng giáo dục (trong phạp vi hẹp, môn học, lớp học, trường học…).
3. Tính mới
- Đối với sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực phương pháp dạy học, phải có những giải
pháp thay thế hoàn toàn mới hoặc thay thế một phần giải pháp đã có trong phương pháp dạy học,
sáng tạo hoặc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học; đảm bảo tính khoa học, đúng đắn.
- Đối với sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực giáo dục học sinh, học viên, phải có những
giải pháp thay thế hoàn toàn mới hoặc thay thế một phần giải pháp đã có trong việc tổ chức các
hoạt động, sử dụng phương tiện và thiết bị để giáo dục học sinh; đảm bảo tính khoa học, đúng
đắn.
- Đối với sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục, phải có những giải pháp
thay thế hoàn toàn mới hoặc thay thế một phần giải pháp đã có trong việc tổ chức quản lý giáo
dục, sử dụng phương tiện và thiết bị giáo dục để quản lý giáo dục; đảm bảo tính khoa học, đúng
đắn.
- Đối với sáng kiến kinh nghiệm để cải tiến nâng cao hiệu quả công tác trong công việc
được giao của công chức, viên chức, người lao động, phải có những giải pháp thay thế hoàn toàn
mới hoặc thay thế một phần giải pháp đã có trong việc tổ chức thực hiện các quy trình công việc,
áp dụng công nghệ mới vào công việc để cải cách thủ tục hành chính, tăng năng suất lao động,
tăng hiệu quả công tác của cơ quan, đơn vị, trường học; đảm bảo tính khoa học, đúng đắn.
4. Hiệu quả
a) Là những lợi ích trực tiếp thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đó vào dạy học,
giáo dục học sinh, quản lý giáo dục và các công việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
b) Thể hiện dưới dạng cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng công việc; góp
phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đóng góp vào việc phát triển giáo dục và đào tạo,
phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục.
5. Khả năng áp dụng
a) Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách về
giáo dục và đào tạo.
b) Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào hoạt động giáo dục và đào tạo.
c) Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng hơn.
III. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI VÀ CÔNG NHẬN
1. Quy định về điểm
18
Tổng số điểm là 20. Trong đó, Tính mới: 06 điểm; Hiệu quả: 08 điểm; Khả năng áp
dụng: 06 điểm.
a) Tính mới (06 điểm)
Chỉ cho điểm 01 trong 04 mức độ giải pháp thay thế đạt được dưới đây:
(1) Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp đã có: 0,0 điểm.
(2) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng
giải pháp đã có trong thời gian gần đây tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế
của đơn vị: Từ >0 đến <4 điểm.
(3) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ khá: Từ 4 đến <5 điểm
(4) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp thay thế hoàn
toàn mới so với giải pháp đã có: 5 - 6 điểm.
b) Hiệu quả (08 điểm)
Chỉ cho điểm 01 trong 05 mức độ giải pháp thay thế đạt được dưới đây:
(1) Không có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế
giải pháp đã có hoặc là giải pháp đã có trong thời gian gần đây lần đầu tiên được áp dụng tại đơn
vị: 0,0 điểm.
(2) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có tại đơn vị hoặc là giải pháp đã có trong thời gian gần đây lần đầu tiên được áp
dụng tại đơn vị; được thủ trưởng đơn vị đánh giá công nhận, tùy theo mức độ cho từ 1 đến <5
điểm.
(3) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có tại đơn vị; được thủ trưởng đơn vị đánh giá công nhận, tùy theo mức độ
cho từ 5 đến <7 điểm.
(4) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo dục và
Đào tạo đánh giá công nhận, tùy theo mức độ cho từ 5 đến <7 điểm.
(5) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo
dục và Đào tạo đánh giá công nhận, tùy theo mức độ cho 7 - 8 điểm.
c) Khả năng áp dụng (06 điểm)
Chỉ cho điểm 01 trong 03 mức độ giải pháp thay thế đạt được dưới đây:
(1) Mỗi nội dung ở Khoản 5 – Mục II của Quy định này, có khả năng áp dụng riêng cho
Tổ/Phòng/Ban, cho tối đa 1,0 điểm mỗi nội dung.
(2) Mỗi nội dung ở Khoản 5 – Mục II của Quy định này, có khả năng áp dụng riêng cho
cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo cho tối đa 1,5 điểm mỗi nội dung.
(3) Mỗi nội dung ở Khoản 5 – Mục II của Quy định này, có khả năng áp dụng trong toàn
ngành, cho tối đa 2,0 điểm mỗi nội dung.
Cho điểm làm tròn đến 0,25 điểm ở điểm thành phần, điểm tổng cộng của mỗi giám khảo
và điểm bình quân của 02 giám khảo.
2. Quy định về xếp loại và công nhận sáng kiến kinh nghiệm
a) Quy định xếp loại
- Loại Xuất sắc: Tổng số điểm đạt từ 17,0 điểm trở lên. Trong đó, Tính mới, Hiệu quả và
Khả năng áp dụng phải đạt từ 5,0 điểm trở lên.
19
- Loại Khá: Tổng số điểm đạt từ 13,0 đến dưới 17,0 điểm. Trong đó, Tính mới, Hiệu quả
và Khả năng áp dụng phải đạt từ 4,0 điểm trở lên.
- Loại Đạt: Tổng số điểm đạt từ 10,0 đến dưới 13,0 điểm. Trong đó, Tính mới, Hiệu quả
và Khả năng áp dụng phải đạt từ 3,0 điểm trở lên.
- Không xếp loại: Tổng số điểm đạt dưới 10,0 điểm hoặc 01 trong 03 yêu cầu: Tính mới,
Hiệu quả và Khả năng áp dụng đạt dưới 3,0 điểm.
b) Quy định công nhận sáng kiến kinh nghiệm của Hội đồng khoa học, sáng kiến
- Sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại Đạt, Khá và Xuất sắc là sáng kiến được Hội đồng
khoa học, sáng kiến công nhận.
- Sáng kiến kinh nghiệm Không xếp loại là sáng kiến không được Hội đồng khoa học,
sáng kiến công nhận.
3. Quy định quy đổi điểm số và giá trị sử dụng kết quả thẩm định, đánh giá sáng
kiến kinh nghiệm
a) Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường
xuyên: Chấm điểm theo Quy định này và quy đổi thành ½ điểm tổng cộng của sáng kiến kinh
nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên đã được đánh giá,
cho điểm để tính theo thang điểm 10, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả hội thi.
b) Trường hợp các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm
ứng dụng đã được Hội đồng khoa học, sáng kiến đồng cấp với cơ quan tổ chức Hội thi giáo viên
dạy giỏi đánh giá xếp loại thì sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại đó chuyển sang đánh giá theo
thang điểm 10 theo quy định của Trưởng ban tổ chức Hội thi.
c) Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã
được Ban Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cùng cấp với Hội đồng khoa học, sáng kiến đánh
giá, cho điểm, xếp loại sẽ được sử dụng kết quả đó để làm cơ sở xét công nhận danh hiệu Chiến
sĩ thi đua (Hội đồng khoa học, sáng kiến không phải đánh giá lại).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai Quy định này đến các cở giáo dục mầm non và
phổ thông trực thuộc để áp dụng khi tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, để áp dụng
đánh giá sáng kiến kinh nghiệm đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua; triển khai áp dụng
Quy định này khi tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trường hợp, Phòng Giáo dục và
Đào tạo được phép thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến của ngành cấp huyện thì cũng áp
dụng Quy định này để tổ chức thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải tiến, giải pháp công
tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo), báo cáo nghiên cứu
khoa học sư phạm ứng dụng để làm cơ sở xét đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
2. Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp
học trung học phổ thông); các trung tâm giáo dục thường xuyên; các cơ sở giáo dục khác trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng Quy định này khi tổ chức Hội thi giáo viên dạy
giỏi cấp trường (cấp cơ sở) và áp dụng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm đề nghị công nhận danh
hiệu Chiến sĩ thi đua; các trường trung cấp chuyên nghiệp áp dụng quy định này để thẩm định,
đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân có đăng ký danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
3. Phòng Giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục tiểu học, Phòng Giáo dục trung học, Phòng
Giáo dục thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng Quy định này khi tổ chức
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
4. Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai áp dụng Quy định này khi tổ
chức thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải tiến, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ
dùng, đồ chơi (có thuyết minh kèm theo), báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để làm
cơ sở xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
20
Trong quá trình triển khai thực hiện quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có
sự thay đổi quy định của cơ quan có thẩm quyền, Thư ký Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và
Đào tạo và lãnh đạo các phòng chuyên môn Sở phối hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp thực tế và đúng quy định./.
Quy định trên do tôi nghiên cứu xây dựng và cải tiến để tham mưu lãnh đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai áp dụng kể từ năm học 2005 – 2006
cho đến nay. Quy định này đã được sự góp ý của các phòng, ban Sở, các Phòng
Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo và các thành viên của Hội
đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo. Hiện đang được áp dụng tại
các trường mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục
thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm dựa trên ý kiến tập thể của cán bộ, giáo
viên, nhân viên có liên quan trong cơ quan, trong bộ phận. Lập Biên bản họp xét
duyệt sáng kiến kinh nghiệm theo mẫu dưới đây:
Tên đơn vị ……………………
Tổ …………………………………
––––––––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––––––––––
…………………, ngày tháng năm
BIÊN BẢN
Họp xét duyệt, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm năm học ……………….
Tổ (Phòng, Ban, Khoa) ……………………………
––––––––––––––––––––––––––––
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
………………………………………… ………………………………………………………….
II. THÀNH PHẦN
………………………………………… ………………………………………………………….
III. CHỦ TỌA
……………………… ………………………………………………………………………….
IV. THƯ KÝ
…………………………… ……………………………………………………………………….
V. NỘI DUNG CUỘC HỌP
Chủ tọa cuộc họp thông qua Chương trình cuộc họp; thông qua Quy định thẩm định,
đánh giá, công nhận sáng kiến kinh nghiệm; thông qua danh sách cá nhân và tên sáng kiến kinh
nghiệm được đưa ra thẩm định.
1. Nội dung xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm môn/lĩnh vực …… …… của
………… ………………… với tên đề tài ………………………………………
……………………………………………………………………………………….
a) Tính mới: (Đánh dấu X vào 01 trong 04 ô có mức độ giải pháp thay thế đạt được
dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp đã có
21
(2) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng
giải pháp đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị
(3) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ khá
(4) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp thay thế hoàn
toàn mới so với giải pháp đã có
b) Hiệu quả: (Đánh dấu X vào 01 trong 05 ô có mức độ giải pháp thay thế đạt được
dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Không có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế
giải pháp đã có hoặc là giải pháp đã có trong thời gian gần đây lần đầu tiên được áp dụng tại đơn
vị
(2) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có tại đơn vị hoặc là giải pháp đã có trong thời gian gần đây lần đầu tiên được áp
dụng tại đơn vị
(3) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có tại đơn vị
(4) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo dục và
Đào tạo đánh giá công nhận
(5) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo
dục và Đào tạo đánh giá công nhận
c) Khả năng áp dụng: (Đánh dấu X vào 01 trong 03 ô ở mỗi yêu cầu giải pháp thay thế
đạt được dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
(2) Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
(3) Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
d) Nhận xét về hình thức, bố cục, diễn đạt sáng kiến kinh nghiệm (trong đó, xác định rõ
tác giả có tổ chức thực hiện qua thực tế tại đơn vị theo quy trình quy định hay không)
……………………………………………… …………………………………………………….
……………………………………………… …………………………………………………….
đ) Tình trạng sử dụng sao chép tài liệu, giải pháp của người khác không cước chú nguồn
tài liệu, hoặc sử dụng, sao chép lại SKKN cũ của chính tác giả
Không sao chép Sao chép hoàn toàn
Sao chép một phần lớn Sao chép một phần nhỏ
e) Kết quả đánh giá
- Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
- Đề nghị gửi Hội đồng cấp trên thẩm định
22
- Không đề nghị gửi Hội đồng cấp trên thẩm định
2. Nội dung xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm môn/lĩnh vực …… …… của
………… ………………… với tên đề tài ……………………………… ………
……………………………………………………………………………………….
a) Tính mới: (Đánh dấu X vào 01 trong 04 ô có mức độ giải pháp thay thế đạt được
dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp đã có
(2) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng
giải pháp mới đã có trong thời gian gần đây tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực
tế của đơn vị
(3) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ khá
(4) Chỉ thay thế một phần giải pháp đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp thay thế hoàn
toàn mới so với giải pháp đã có
b) Hiệu quả: (Đánh dấu X vào 01 trong 05 ô có mức độ giải pháp thay thế đạt được
dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Không có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế
giải pháp đã có hoặc là giải pháp đã có lần đầu tiên được áp dụng tại đơn vị
(2) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có tại đơn vị hoặc là giải pháp đã có lần đầu tiên được áp dụng tại đơn vị
(3) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có tại đơn vị
(4) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế một phần
giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo dục và
Đào tạo đánh giá công nhận
(5) Có minh chứng thực tế để thấy được hiệu quả giải pháp của tác giả thay thế hoàn
toàn mới giải pháp đã có trong toàn ngành; được các Hội đồng chuyên môn Phòng hoặc Sở Giáo
dục và Đào tạo đánh giá công nhận
c) Khả năng áp dụng: (Đánh dấu X vào 01 trong 03 ô ở mỗi yêu cầu giải pháp thay thế
đạt được dưới đây; giữ lại nội dung được đánh dấu X, xóa các nội dung không đánh dấu X)
(1) Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
(2) Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
(3) Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
d) Nhận xét về hình thức, bố cục, diễn đạt sáng kiến kinh nghiệm (trong đó, xác định rõ
tác giả có tổ chức thực hiện qua thực tế tại đơn vị theo quy trình quy định hay không)
…………………………………………… ……………………………………………………….
…………………………………………………… ……………………………………………….
đ) Tình trạng sử dụng sao chép tài liệu, giải pháp của người khác không cước chú nguồn
tài liệu, hoặc sử dụng, sao chép lại SKKN cũ của chính tác giả
23
Không sao chép Sao chép hoàn toàn
Sao chép một phần lớn Sao chép một phần nhỏ
f) Kết quả đánh giá
- Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
- Đề nghị gửi Hội đồng cấp trên thẩm định
- Không đề nghị gửi Hội đồng cấp trên thẩm định
………………………………
VI. KẾT LUẬN CỦA CHỦ TỌA CUỘC HỌP
1. Chủ tọa nhận xét chung về tình hình tổ chức nghiên cứu, báo cáo, đánh giá xếp loại
sáng kiến kinh nghiệm của Tổ, Phòng, Ban trong năm học
……………………………………………………………………………………….
2. Chủ tọa thông qua danh sách đề nghị các cá nhân có sáng kiến kinh nghiệm gửi Hồi
đồng cấp trên thẩm định, công nhận
……………………………………………………………………………………….
Thư ký thông qua biên bản cuộc họp.
Biên bản kết thúc lúc …… giờ ……, ngày …………
Biên bản lập thành 03 bản (01 bản lưu ở Tổ, Phòng, Ban; 01 bản gửi Hội đồng cơ quan;
01 bản gửi Hội đồng cấp trên)./.
THƯ KÝ
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)
CHỦ TỌA
(Ký tên và ghi rõ họ, tên)
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, họ và tên, đóng dấu đơn vị)
Xuất phát từ tình hình thực tế, các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức đánh
giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm sơ sài, hoặc không đánh giá thông qua ý kiến
của tập thể, chỉ do Tổ trưởng và lãnh đạo đơn vị xác nhận dẫn đến sáng kiến kinh
nghiệm không đạt chất lượng, có trường hợp sao chép lại tài liệu của người khác,
tôi đã tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo lập biên bản
với hình thức và nội dung như trên kể từ năm học 2012 – 2013 để đảm bảo việc
đánh giá theo đúng Quy định của Sở, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân và
tập thể một cách nghiêm túc.
Các bộ phận ở đơn vị cơ sở không đánh giá, công nhận sáng kiến kinh
nghiệm nếu tác giả không đăng ký từ đầu năm học, không có đề cương, kế hoạch,
không tổ chức nghiên cứu thực tế, không báo cáo tiến độ quá trình thực hiện;
không đánh giá, công nhận nếu không thực hiện đúng quy định hình thức và nội
dung một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện đầy đủ yêu cầu nội dung Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh
nghiệm theo mẫu dưới đây:
24
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
, ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Họ và tên tác giả: Chức vụ:
Đơn vị:
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này
đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác
giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
25
BM04-NXĐGSKKN