Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường thpt nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.97 KB, 28 trang )

Mục lục
Trang
1. Lý do chọn đề tài 3
1.1 Lý do về pháp lý 3
1.2 Lý do về lý luận 4
1.3 Lý do về thực tiễn 5
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu 6
2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị
2.1.1 Giới thiệu khái quát về địa phương 6
2.1.2 Giới thiệu khái quát về trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 6
2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT
Nguyễn Đình Chiểu 8
2.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8
2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8
2.2.3. Thực trạng về nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp 10
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 12
2.4 Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu 15
3. Kế hoạch dự kiến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu trong năm học 2014-2015 16
3.1. Biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp: 16
3.2. Kế hoạch dự kiến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên năm học
2014-2015 17
4. Hiệu quả đề tài 26
5. Kết luận và kiến nghị 26
5.1 Kết luận: 26
5.2 Kiến nghị: 27


5.3 Khả năng áp dụng 28
2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do về pháp lý
" Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển
nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài”. (Trích Chương 3 Điều 61 - Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam 2013).
" Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc." (Điều 2 -
Luật giáo dục năm 2005).
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết
ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu
biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề

hoặc đi vào cuộc sống lao động”. (Điều 27 Luật Giáo Dục 2005)
Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt
động giáo dục. (Trích điều 16 - Luật giáo dục năm 2005).
3
“Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học
các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ
nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ
năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,
tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các
hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”. (Trích
điều 26 - Điều lệ trường trung học)
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng GD&ĐT trong năm học.
Thực hiện hướng dẫn của Sở GD&ĐT Đồng Nai trong năm học.
1.2 Lý do về lý luận
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế thị trường
như ngày nay, đã tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
con người. Vì vậy, học sinh ngày nay phát triển nhanh hơn, có sự đòi hỏi cao hơn về
chất. Do đó, quá trình học tập và rèn luyện, các em phải mạnh dạn hơn và tư duy tốt
hơn, khéo léo,linh hoạt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của chính bản thân mình.
Chính vì vậy mà nhà trường cần nắm bắt được nhu cầu đó của các em để tổ chức tốt
các họat động giáo dục nhằm đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của các em.
Với nhiệm vụ dạy chữ và dạy người, nếu nhà trường chỉ thực hiện các họat

động dạy – học các môn văn hóa trên lớp thí việc dạy người sẽ không hòan thành. Như
vậy, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp không phải là họat động “bề nổi” mà nó giữ
một vị trí rất quan trọng trong họat động dạy người của nhà trường.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về văn
học, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục văn hoá,
4
các hoạt động giáo dục môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã
hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh(Điều 24 -
Điều lệ trường THPT). Như vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động
được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, là sự tiếp nối bổ sung hoạt động trên
lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu xã
hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một chương trình bắt buộc, là một bộ
phận trong quy trình giáo dục toàn diện học sinh trong chương trình chính khoá chứ
không phải là ngoại khoá.
Chúng ta biết rằng, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp là một phần không thể
thiếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Các em cần được tham
gia, trải nghiệm vào cuộc sống vận động, phong trào thi đua, họat động giáo dục trong
nhà trường. Từ đó, đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân, từng bước tích lũy thêm
kiến thức, kinh nghiệm sống và hòa nhập vào xã hội một cách dễ dàng.
1.3 Lý do về thực tiễn
Việc thực hiện quy định Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là đưa hoạt động giáo dục
ngòai giờ lên lớp thông qua các họat động ngòai giờ các môn học trên lớp, không
những ở cấp THPT mà còn ở các cấp học, đều này thể hiện quyết tâm đào tạo thế hệ
trẻ có đủ kiến thức, đủ kỹ năng đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực cho xã hội.Hoạt
động giáo dục ngòai giờ lên lớp còn giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện kỹ năng
sống, qua đó học sinh được thể hiện mình, phát huy năng lực của mình, thỏa sức sáng
tạo, tạo mối đoàn kết, vui chơi, giải trí góp phần tích cực vào việc hình thành nhân
cách học sinh.
Tuy nhiên, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay ở Các trường phổ

thông chưa được chú trọng và quan tâm sâu sát. Việc nhân thức về vị trí, tầm quan
trọng của hoạt động ngòai giờ lên lớp của một số bộ phân không nhỏ giáo viên, nhân
viên, cha mẹ học sinh, học sinh và tòan xã hội chưa đầy đủ, chưa đúng mức. Nội dung,
hình thức tổ chức các họat động ngoài giờ lên lớp còn sơ sài, rập khuôn, không có sự
sáng tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của họat động
ngoài giờ lên lớp.
Họat động ngoài giờ lên lớp của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu bước đầu
gặp rất nhiều khó khăn: khoảng 2/3 giáo viên tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm
trong tổ chức các họat động ngoài giờ lên lớp; học sinh có trình độ đầu vào rất thấp
5
nên không có ý thức học tập; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường chưa đáp
ứng yêu cầu của họat động ngoài giờ lên lớp. Nhưng bên cạnh đó cũng có những thuận
lợi: sự bố trí hợp lý các tiết hoạt động ngoài giờ của lãnh đạo nhà trường; giáo viên trẻ
nên rất năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi. Vì vậy, để hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp được phát huy theo đúng vai trò, vị trí của nó, nhà trường cần phải nghiên
cứu, nhằm đầu tư để họat động ngoài giờ lên lớp đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân cách
học sinh. Do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu về “công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng Nai
2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị
2.1.1 Giới thiệu khái quát về địa phương
Thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, Đồng Nai là trung tâm của huyện
Long Thành với diện tích 915 ha, dân số 22152 người.
Với một trung tâm phát triển của huyện Long Thành, cũng như của tỉnh Đồng
Nai, nhân dân trong thị trấn chủ yếu làm nghề kinh doanh, buôn bán. Đa số học sinh
thị trấn sống theo lối thích hưởng thụ, lười lao động vì đều kiện kinh tế gia đình khá
giả, phu huynh thì lo làm ăn nên thời gian quan tâm đến con em mình rất ít. Còn một
số ít học sinh nhà ở xa, cách trường trên 20 km, điều kiện gia đình khó khăn, đều này
ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

Vài năm trở lại đây, rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn
huyện Long Thành, kinh tế phát triển nhanh, đời sống nâng cao, xu thế các em hoc
sinh chỉ muốn đi làm để kiếm tiền phục vụ nhu cầu ăn xài của cá nhân.
2.1.2 Giới thiệu khái quát về trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu được UBND tỉnh Đồng Nai quyết định
chuyển đổi loại hình trường bán công sang trường công lập từ năm học 2009 – 2010,
lúc đó trường chỉ có 12 giáo viên cơ hữu. Trường đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh trên địa bàn rất rộng, từ các phường TP Biên Hòa giáp với Long Thành và hai
huyện Long Thành, Nhơn Trạch.
Đến năm học 2013 – 2014 trường đã có: 28 lớp với tổng số học sinh 1068,
trường có 28 phòng học cấp 4 trở lên đáp ứng đủ phòng cho học sinh học tập, 01
phòng máy với 25 máy, 01 phòng công nghệ thông tin, 02 phòng thí nghiệm Lý, hóa
6
Đội ngũ: Tổng số công chức, viên chức 70: Ban giám hiệu: 03 người, giáo viên
59 người, nhân viên: 8 người. Trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn: không ( đang học
cao học 04). Giáo viên giỏi cấp tỉnh 5 người, nhiều cán bộ, giáo viên được công nhân
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 3 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
Tình hình học tập và rèn luyện học sinh: trong 3 năm học 2010-2011, 2011-
2012, 2012 – 2013 tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99%. Tỉ lệ đỗ đại học, cao đẳng
trên 30%.
Thuận lợi:
Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai các văn bản
quy định về họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã tạo cho nhà trường có hành lang
pháp lý thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động này.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan lãnh đạo địa phương về
công tác giáo dục của nhà trường, trong đó, có họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh có nhận thức đúng về vai trò, mục
tiêu, ý nghĩa của họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc giáo dục toàn diện
học sinh.
Họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường thực hiện đúng chương trình,

nội dung, kế hoạch theo quy định của Bộ GD&ĐT, của sở GD&ĐT Đồng Nai.Với đặc
điểm, tình hình, điều kiện của trường đã có những nội dung, hình thức hoạt động
tương đối phù hợp với đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT.Sự phối hợp
các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện các họat động giáo dục ngoài giờ
lên lớp đạt được những kết quả tương đối tốt.
Khó khăn:
Một bộ phận giáo viên, học sinh chưa hiểu đúng và đầy đủ vai trò, vị trí, ý
nghĩa của họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục và rèn luyện nhân
cách học sinh.
Nội dung và hình thức họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường còn
chưa phong phú và chưa hấp dẫn, nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa thu hút được
học sinh tham gia một cách tích cực. Nhiều mặt hoạt động có trường không tổ chức
thực hiện, từ đó làm cho họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa nghèo nàn về nội
dung, vừa thiếu tính toàn diện trong giáo dục học sinh.
7
Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng chưa sâu sát và chưa kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm kịp thời trong quá trình thực hiện; có trường còn giao khoán công tác này
cho các lực lượng khác như giao cho Đoàn thanh niên, cho giáo viên chủ nhiệm.
Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của các lực lượng trong nhà trường,
nhất là đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, trong khi công tác bồi
dưỡng nhận thức và năng lực cho đội ngũ này của Hiệu trưởng còn nhiều bất cập.
Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp
còn hạn hẹp và thiếu nhiều, tạo ra những cản trở nhất định cho công tác này.
2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng Nai.
2.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Giáo viên: Đa số giáo viên của trường chưa nhận thức được việc giáo dục
hình thành nhân cách học sinh là thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một phần
do áp lực từ cấp trên về việc nâng cao chất lượng chuyên môn của trường


Học sinh: Xu thế hiện nay, học sinh có thói quen thích hưởng thụ, lười lao
động, một bộ phân không nhỏ học sinh lười học không quan tâm đến các hoạt động
chung trong nhà trường.


Phụ huynh học sinh: Hầu hết phụ huynh chưa thật sự hiểu được ý nghĩa của
việc hình thành nhân cách học sinh là thông qua hoạt động giáo dục nghoài giờ lên
lớp. Một số phụ huynh lo làm ăn khôngquan tâm đến việc học hành của con em mình.
Một số thì chỉ quan tâm đến việc dạy chữ trên lớp, chỉ quan tâm đến việc con em của
minh thi đậu tốt nghiệp, đại học mà thôi.
2.2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu
trưởng

Ưu điểm:
Hiệu trưởng nắm vững các công văn, văn bản, qui định về hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của cấp trên.
Hiệu trưởng họp ban giám hiệu, liên tịch mở rộng phân công nhiệm và lập kế
hoạch giảng dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chung cho cả năm học.
Hiệu trưởng họp hội đồng sư phạm của trường thông qua kế hoạch hoạt động
ngoài giờ lên lớp trước hội đồng trường.
8

Nhược điểm:
Tuy hiệu trưởng có lập kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng kế
hoạch chưa mang tính sáng tạo, phù hợp với đặc thù của nhà trường mà chỉ rập khuôn
theo chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.


Thực trạng công tác tổ chức các lực lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp của
hiệu trưởng

Ưu điểm:
Hiệu trưởng đã tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong
công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm:
Phó hiệu trưởng chuyên môn, đại diện đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn.
Hiệu trưởng đã lựa chọn giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp cụ thể, phù hợp với
năng lực và đặc thù từng lớp.
Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh
trong công tác xã hội hóa giáo dục và công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua
việc chấp hành nội qui nhà trường và hổ trợ kinh phí cho các hoạt động giáo dục
chung của nhà trường.

Nhược điểm:
Hiệu trưởng có thành lập ban chỉ đạo nhưng chưa phân công cụ thể trách nhiệm
cho từng thành viên trong ban chỉ đạo và chưa phù hợp với năng lực của từng thành
viên dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các thành viên.
Tuy thành viên ban chỉ đạo là thành phần chủ chốt của nhà trường nhưng thật
sự chưa tận tâm và thiếu kỹ năng trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Khi hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm chỉ chú ý đến việc giáo dục về
chuyên môn và đạo đức là phần nhiều nhưng lại chưa hài hòa trong công tác hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Thực trạng công tác chỉ đạo các lực lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp của
hiệu trưởng

Ưu điểm:

Hiệu trưởng chỉ đạo cho ban chỉ đạo họa động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ
chức bồi dưỡng năng cao nhận thức và kỹ năng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về
9
vai trò và trách nhiệm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự phát triển và
hình thành nhân cách học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chính trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo
viên chủ nhiệm xây dựng cho mình một kế hoạch củ thể phù hợp với thực tế của lớp
mình và đúng với mục tiêu đề ra của giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt kỹ và thuần thục các nội dung hoạt động
ngàoi giờ lên lớp, luôn nhắc nhở, động viên các em tham gia, phải sáng tạo, đổi mới
trong công tác tổ chức tiết giảng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau mỗi chủ đề cần trao
đổi, rút kinh nghiệm, tư vấn thúc đẩy các em cho những chủ đề tiếp theo.

Nhược điểm:
Do các thành viên trong ban chỉ đạo kiêm nhiệm nhiều công tác khác, một số
thành viên xem nhẹ công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp, chủ yếu khoán trắng cho
giáo viên chủ nhiệm tự quyết định nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
Một số giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
mà giao cho lớp tự quản dẫn đến hoạt động nhàm chán, không thu hút học sinh tham
gia.

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của hiệu trưởng

Ưu điểm:
Hiệu trưởng phân công ban chỉ đạo cho theo dõi, kiểm tra việc giảng dạy hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong đó phó hiệu trưởng chuyên môn chịu trách
nhiệm chính.


Nhược điểm:
Ban chỉ đạo chưa phân công cụ thể từng thành viên theo dõi sâu sát, thiếu sự
đôn đốc, sự đùn đẩy giữa các thành viên trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó chưa phát hiện kịp thời những sai sót, chưa khen
thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Việc khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp
như vậy chưa thật sự dân chủ.
2.2.3. Thực trạng về nội dung và biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
10
Ưu điểm:
Với đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hàng năm Hiệu trưởng họp ban
giám hiệu phân công phó hiệu trưởng chuyên môn lên kế họach giảng dạy họat động
giáo dục ngoài giờ lên lớp 3 khối cho toàn năm học.
Phối hợp Đoàn thanh niên hổ trợ các giáo viên chủ nhiệm trong công tác tổ
chức các họat động ngọai khóa.
Hiệu trưởng thông qua kế họach họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường
họp hội đồng sư phạm nhà trường vào đầu năm học.
Sự phối hợp với các lực lượng trong và ngòai nhà trường được hiệu trưởng thực
hiện rất tốt. Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể các họat động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu hòan cảnh, tâm tư, nguyện vọng của học sinh
thông qua phụ huynh, thông qua mẫu lí lịch đầu năm của học sinh.
Hiệu trưởng đã phát huy vai trò của phụ huynh trong công tác xã hội hóa giáo
dục, họp phụ huynh đầu năm để thống nhất chung phương hướng họat động giáo dục
cho học sinh, nhà trường cũng thông báo kết quả học tập của tất cả các học sinh thông
qua tin nhắn, mỗi tháng phụ huynh nhận được một tin nhắn kết quả học tập cả tháng,
hằng ngày nhận một tin nhắn chuyên cần của học sinh.
Thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo cho
giáo viên nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và vai trò của các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, các tiết họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức cùng một

thời điểm là vào thứ bảy tuần thứ ba của tháng. Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai
trò chính trong công tác họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phải phối hợp với đoàn
thanh niên, giáo viên bộ môn thực hiện đúng mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra
đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm luôn động viên nhắc nhở các em học sinh tham gia vào
các họat động tập thể, thông qua buổi sinh họat chủ nhiệm cần trao đổi, phát huy
những tích cực, điểm mạnh và tuyên dương các em, khắc phục những tồn tại của các
em.
Hiệu trưởng giao cho phó hiệu trưởng chuyên môn theo dõi việc giảng dạy các
họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Luôn động viên nhắc nhỡ các giáo viên thực
hiện đúng với kế họach đã đề ra. Kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, phát huy và chia
sẽ những tích cực giữa các giáo viên trong nhà trường.

Nhược điểm:
11
Tuy đã xây dựng kế họach họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ đầu năm học
nhưng hầu hết những kế họach của tất cả các giáo viên đều giống nhau về nội dung,
giáo án mang tính chất đối phó nên chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh
của từng lớp.
Về công tác tổ chức họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại lớp còn nhiều bất
cập. Khá nhiều giáo viên không thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp mà giao cho lớp
tự quản, học sinh tự sinh họat văn nghệ, vui chơi, nói chuyện. Rất ít lớp tổ chức
nghiêm túc nhưng vẫn chưa phát huy hết tính tích cực, sáng tạo, năng động của học
sinh.
Ban chỉ đạo họat động ngoài giớ lên lớp còn chưa phối hợp nhịp nhàng với giáo
viên chủ nhiệm, đôi lúc còn xem nhẹ công tác bồi dưỡng công tác tổ chức cho giáo
viên chủ nhiệm, chủ yếu giao cho giáo viên tự tổ chức theo từng nội dung, hình thức
của lớp mình.
Do công tác chuyên môn khá bận rộn nên phó hiệu trưởng chuyên môn chưa
sâu sát vào việc chỉ đạo, thiếu đôn đốc kịp thời, chưa kịp phát hiện những sai sót, đồng
thời chưa thực hiện tốt công tác khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình.

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long
Thành, Đồng Nai.
Điểm mạnh:
Được sự quan tâm đặc biệt của chi bộ nhà trường, hàng năm hiệu trưởng trực
tiếp hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế họach họat động ngòai giờ lên lớp.
Đại đa số giáo viên tuổi còn trẻ nên rất năng động, thành thạo công nghệ thông
tin, dễ gần gủi với học sinh và dễ nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của các em học
sinh.
Phó hiệu trưởng chuyên môn có lập kế họach cụ thể từng tháng trong suốt năm
học, có sự phối hợp tốt giữa các tổ chuyện môn.
Phối kết hợp giữa ban giám hiệu với đòan thanh niên, tổ chuyên môn trong
công tác tổ chức các họat động ngòai giờ lên lớp, ngọai khóa, thể dục thể thao, văn
nghệ
Đa số học sinh sống trên địa bàn thị trấn nên các em cũng rất năng động, sáng
tạo, thành thạo công nghệ thông tin.
12

Điểm yếu:
Tuy hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch họat động giáo dục ngoài
giờ lên lớp nhưng đa số giáo viên còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, một số giáo viên thì
rập khuôn không sáng tạo, không vận dụng vào cụ thể của từng lớp và tình hình thực
tế của nhà trường.
Nhận thức một số bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm, học sinh về tác
dụng của họat động ngòai giờ lên lớp chưa cao, thiếu cáo kỹ năng tổ chức, quản lý các
họat động ngòai giớ lên lớp.
Đòan thanh niên chưa thật sự phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm trong các
họat động chung của nhà trường.
Xu hướng học sinh hiện nay lười lao động, thích được cung phục và hưởng thụ
nên chưa phát huy hết năng lực của từng cá nhân, không chịu rèn luyện kỹ năng sống,

đạo đức. phẩm chất thể lực thông qua các hoạt động ngòai giờ lên lớp.
Các giáo viên chưa chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, chưa tăng cường
công tác giao lưu với các trường bạn, cựu học sinh.
Cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy của trường đã xuống cấp, và lỗi thời nên
không đáp ứng được trong việc giảng dạy họat động ngòai giờ trong hòan cảnh đổi
mới như hiện nay.
Ban giám hiệu chưa thường xuyên kiểm tra, chưa thường xuyên dự giờ, chưa
đánh giá chặt chẽ, đầy đủ việc giảng dạy họat động ngòai giờ lên lớp.

Cơ hội:
Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ lãnh đạo sở GD&ĐT Đồng
Nai về các văn bản, quy định, chương trình họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ngay
từ đầu năm học.
Sự hổ trợ tích cực từ chính quyền địa phương, ban đại diện cha me học sinh,
huyện Đòan Long Thành về các họat động ngọai khóa như: tham gia các lễ phát động
an tòan giao thông, ngày thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên, Tháng thanh niên,
Ngày trái đất….
Với sự phát triển khoa học công nghệ, internet như hiện nay cũng tác động đến
giáo viên, học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận các công nghệ hiện đại, các tài nguyên trên
mạng và cũng hổ trợ rất tốt đến công tác tổ chức các tiết dạy hoạt động ngòai giờ lên
lớp.
13
Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của thị trấn Long Thành về
kinh tế, xã hội nên đòi hỏi nguồn nhân lực có trí thức, năng động, sáng tạo mới thích
nghi được, đều này của kích thích người dạy và người học phải nổ lực thật nhiều để
tồn tại trong môi trường năng động trong thời đại nền kinh tế thị trường.

Thách thức:
Sự bùng nổ mạng internet tòan cầu đã mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng mạng
lại nhiều bất cập như: các trang web không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển

nhân cách của học sinh.
Do sự đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới giáo dục trong vài năm gần đây nên
việc sử dụng trang thiệt bị phục vụ cho công tác giảng dạy họat động ngòai giờ lên lớp
bị lỗi thời không còn khả năng đáp ứng được. Đồng thời sự đổi mới giáo dục dẫn đến
một bộ phận không nhỏ giáo viên lớn tuổi không chịu thay đổi để thích nghi với môi
trường mới.
Không ít phụ huynh chưa tạo đều kiện cho con em của mình tham gia các hoạt
động ngọai khóa, không quan tâm đến việc học của các em. Một số học sinh ngòai giờ
học phải phụ giúp gia đình nên rất hạn chế tham gia các hoạt động ngọai khóa.
Nguyên nhân của thực trạng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp:
Với quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm tổ
chức 2 tiết họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, nhưng trên thực tế việc chấp hành chỉ
mang tính hình thức, kế họach và giáo án đầy đủ, rõ ràng, phương án họat động rất cụ
thể nhưng quá trình thực hiện lại diễn ra không theo kế họach hay giáo án. Thường các
tiết họat động ngòai giờ chi cho các em học sinh tự tổ chức các trò chơi, văn nghệ mà
các em ưa thích hoặc cho các em ngồi chơi.
Do mất rất nhiều thời gian cho chuyên môn của mình nên giáo viên không có
thời gian tìm tòi tài nguyên, đầu tư cho tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp nên khi tổ
chức chưa thật sự thu hút được các em học sinh tham gia nhiệt tình mà chỉ gượng ép.
Do phụ huynh các em học sinh chưa thật sự quan tâm đến công tác dạy người
thông qua các họat động ngòai giờ mà chỉ quan tâm đến việc dạy chữ trên lớp.
Giáo viên xây dựng kế họach còn chung chung, không cụ thể vào đặc thù của
từng lớp, chưa thật sự phối hợp với Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn.
14
Ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha me học sinh chưa chú trong đến
công tác khen thưởng cho các em học sinh có thành tích tốt trong các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các họat động ngoại khóa.
2.4 Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng Nai.
Với vai trò một nhà quản lý, bản thân tôi nhận thấy muốn đổi mới hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Ngoài việc người quản lý phải hiểu rõ tầm
quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì người giáo viên chủ nhiệm của
phải nắm bắt được việc hình thành nhân cách học sinh không chỉ là kiến thức từ các
môn học lý thuyết mà còn từ các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường.
Thông qua tình huống trên và qua thời gian học tập bồi dưỡng ở trường Cán Bộ
Quản Lý TP. Hồ Chí Minh với kinh nghiệm của bản thân qua 13 năm công tác giảng
dạy và 01 năm thực tiễn làm quản lý tại trường Nguyễn Đình Chiểu tôi rút ra một số
kinh nghiệm như sau:
Người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp trong nhà trường một cách cụ thể, có phân công các thành viên kiểm tra
trong ban chỉ đạo rõ ràng.
Phải xem trọng công tác bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng tư vấn, thúc đẩy cho ban chỉ đạo, cho các giáo viên để cho giáo viên có niềm
tin, lòng nhiệt huyết tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường.
Phân công đúng người, đúng việc, đúng lúc và phải luôn tin tưởng khi giao việc
cho cấp dưới nhưng phải thường xuyên kiểm tra nhằm đánh giá, tư vấn thúc đẩy kịp
thời giúp giáo viên thực hiện kế hoạch hoạt động ngoài giờ một cách linh hoạt và sáng
tạo.
Hiệu trưởng phải kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của giáo viên để
khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Phải biết tham mưu, đề nghị cấp trên tạo điều kiện về trang thiết bị , cơ sở vật
chất để phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời phải tạo mối quan hệ tốt với lực lượng
bên ngoài nhằm vận động sự hổ trợ kinh phí từ phụ huynh, các nhà mạnh thường quân,
cựu học sinh
15
Tăng cường công tác giao lưu giữa các đơn vị bạn, đơn vị lực lượng vũ trang về
văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm học hỏi kinh nghiệm về quản lý hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất

chính trị, năng lực quản lý và phải luôn là tấm gương sáng cho toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh noi theo.
3. Kế hoạch dự kiến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng Nai trong năm học 2014-
2015.
3.1. Biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp:
Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế họach:
Đầu năm học hiệu trưởng phải trao đổi và thống nhất với hội đồng sư phạm nhà
trường, phối hợp với lực lượng ngòai nhà trường xây dựng kế họach họat động ngoài
giờ lên lớp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, phù hợp với địa
phương, phải đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, không bị trùng lặp, chồng chéo làm
ảnh hưởng đến các họat động khác của nhà trường. Khi xây dựng kế họach cần đảm
bảo có sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong và ngòai nhà trường, tạo
được sự đồng thuận cao của tập thể sư phạm. Các họat động phải phong phú, đa dạng
như trong cuộc sống, như thế mới mang lại hiệu quả cao trong họat động ngòai giờ lên
lớp.

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế họach:
Hiệu trưởng phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp,
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. Phải quán triệt rõ ràng
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, phải tập huấn nhằm trang bị
một số kỹ năng cần thiết trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp
để từng thành viên tham gia đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng phải thống nhất với tất cả giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các
họat động ngòai giờ lên lớp theo đúng như kế hoạch đã đề ra, phối hợp chặt chẽ và
thường xuyên với phụ huynh học sinh, đòan thanh niên để tổ chức được nhiều hình
thức họat động ngòai giờ lên lớp nhằm thu hút được nhiều học sinh tham gia.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế họach:

16
Ban chỉ đạo họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, hiệu trưởng phải là trưởng
ban, các phó hiệu trưởng làm phó ban, bí thư đòan, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng
chuyên môn làm thành viên. Hàng tháng phải họp giao ban nhằm nắm bắt được tình
hình họat động ngoài giờ trong tháng và phân công công việc phù hợp cho từng thành
viên.
Ban chỉ đạo thường xuyên tập huấn, cập nhật những thay đổi về công tác ngòai
giờ lên lớp đến từng giáo viên, hướng dẫn cụ thể việc soạn giáo án ngòai giờ lên lớp.
Chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng với ban đại diện cha mẹ học sinh, đòan thể trong
nhà trường, thường xuyên giao lưu kết nghĩa với các đơn vị công an, quân đội, phối
hợp với huyện đòan tổ chức các buổi dã ngọai ngòai trời.
Chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các tiết giáo dục ngòai giờ lên
lớp thông qua các buổi họp chủ nhiệm đầu tuần, tuyên truyền đến các học sinh thông
qua giờ chào cờ đầu tuần các hoạt động ngòai giờ, định hướng những hoạt động tiếp
theo.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn việc lồng ghép các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp vào chuyên môn của từng giáo viên cụ thể và đồng bộ.

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá:
Xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm tra các họat động giáo dục ngòai giờ lên
lớp, sử dụng phương pháp kiểm tra thường xuyên, dự giờ đột xuất các tiết dạy ngoài
giờ lên lớp.
Ban chỉ đạo xác định nội dung kiểm tra, cách thức kiểm tra phù hợp nhằm đánh
giá, so sánh với mục tiêu của kế hoạch đề ra đầu năm và kế họach từng tiết dạy, từng
họat động cụ thể của giáo viên và học sinh.
Kiểm tra, đánh giá kết quả họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh
thông qua việc nhận thức của học sinh sau mỗi học kì. Hiệu trưởng tổ chức họp để
tổng hợp kết quả đánh giá nhằm đưa ra phương án kịp thời và điều chỉnh họat động
sau khi kiểm tra.
3.2. Kế hoạch dự kiến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên năm học

2014-2015.
17
Số
TT
Tên công
việc / Nội
dung công
việc
Kết quả / mục tiêu
cần đạt
Người / đơn
vị thực hiện
Người /
đơn vị
phối
hợp
thực
hiện
Điều kiện thực
hiện
Cách thức thực
hiện
Những khó khăn, rủi ro và biện
pháp khắc phục
1 Họp đánh
giá hoạt
động ngoài
giờ lên lớp
năm học
2013-

2014, thảo
luận xây
dựng kế
hoạch và
thành lập
ban chỉ
đạo họat
động giáo
Bản kế họach của
họat động. Phân
công giáo viên chủ
nhiệm.
Kế hoạch kiểm tra,
đánh giá và kết quả
của việc kiểm tra
và đánh giá
Hiệu trưởng,
phó hiệu
trưởng, đại
diện đòan
thể, giáo viên
chủ nhiệm có
năng lực phù
hợp với công
việc, giáo
viên chủ
nhiệm.
Ban đại
diện
cha mẹ

Phòng họp chi
bộ khi họp ban
chỉ đạo, phòng
họp hội đồng
khi xây dựng
kế họach họat
động giáo dục
ngòai giờ lên
lớp.
Hiệu trưởng
chủ trì cuộc
họp, các thành
viên xây dựng
và góp ý kiến
nhằm hòan
thành bản kế
họach chung.
Kế họach được thảo luận nên có
thể khó thống nhất chung.
Giáo viên có năng lực thì kiêm
nhiệm nhiều chức vụ nên gặp khó
khăn khi thành lập ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo nên đưa ra kế hoạch
chung rồi mới thảo luận nhằm
tránh sự chồng chéo và hạn chế
thời gian của cuộc họp.
Phải điều chỉnh công việc phù hợp
với năng lực của giáo viên được
phân công.
18

dục ngòai
giờ lên
lớp.
2 Thành lập
ban chỉ
đạo họat
động giáo
dục ngòai
giờ lên
lớp.
Tổ chức, điều
hành, kiểm tra đánh
giá các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
Hiệu trưởng,
phó hiệu
trưởng, đại
diện đoàn
thể, các tổ
trưởng.
Hiệu trưởng ra
quyết định
thành lập ban
chỉ đạo hoạt
động giáo dục
ngoài giờ lên
lớp.
Do các thành viên trong ban chỉ
đạo kiêm nhiệm nhiều công việc
nên rất khó tập trung vào công tác

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
Điều chỉnh phù hợp với từng
thành viên vào từng công việc hợp

3 Xây dựng
kế họach
họat động
ngoài giờ
chung cho
toàn
trường
Đòan thanh niên
xây dựng kế hoạch
theo từng tháng,
giáo viên chủ
nhiệm xây dựng kế
hoạch của lớp mình
theo chủ đề của
từng tháng
Phó hiệu
trưởng
chuyên môn,
đòan thanh
niên, giáo
viên chủ
nhiệm.
Đại
diện
đòan

thanh
niên.
Ban đại
diện
cha mẹ
Căn cứ vào
mục tiêu chung
của trường,
dựa vào tình
hình cụ thể
từng lớp để lên
dự thảo kê
hoạch
Theo kế họach
của nhà trường
và phải khớp
thời gian của
kế họach năm
học.
Do mỗi giáo viên căn cứ vào kế
họach chung nhà trường và tự xây
dựng kế hoạch cụ thề từng lớp nên
khó trùng khớp với thời gian do
ban chỉ đạo qui định.
Phải điều chỉnh thời gian xây
dựng kế họach phù hợp với kế
họach của nhà trường và của cấp
19
của lớp trên.
4 Phân công

giáo viên
chủ nhiệm
lớp
Kiện tòan được
giáo viên chủ
nhiệm thích hợp
với năng lực, sở
trường của từng
giáo viên phù hợp
với đặc thù của
từng lớp học
Hiệu trưởng,
các phó hiệu
trưởng
Toàn thể giáo
viên được phân
công làm chủ
nhiệm
Căn cứ vào
kinh nghiệm,
năng lực của
từng giáo viên
qua các năm
học và sự khảo
sát học sinh
đầu năm
Có thể phân công còn chưa thích
hợp đối với các giáo viên mới ra
trường.
Điều chỉnh cho thích hợp.

5 Kiểm tra
cơ sở vật
chất, trang
thiết bị
phục phụ
giảng dạy
họat động
giáo dục
ngòai giờ
lên lớp
Đảm bảo được hệ
thống các phòng
học, hội trường, sân
chơi, hệ thống âm
thanh phục vụ cho
họat động.
Phó hiệu
trưởng cơ sở
vật chất,
Đoàn thanh
niên, thanh
tra nhân dân
Tòan bộ cơ sở
vật chất của
nhà trường
Thành lập các
nhóm kiểm tra
cơ sở vật chất,
thiết bị của
nhà trường

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được
với chương trình đổi mới về giáo
dục.
Kiến nghị cấp trên hổ trợ hoặc cấp
mới các thiến bị cho phù hợp với
chương trình mới.
6 Tập huấn Giáo viên chủ Phó hiệu Hội trường, Tập huần các Một số giáo viên còn rất hạn chế
20
bồi dưỡng
nâng cao
nhận thức
và kỹ năng
cho giáo
viên về về
công tác
giảng dạy
họat động
giáo dục
ngòai giờ
lên lớp
nhiệm nắm bắc
được mục đích của
hoạt động này và
những kỹ năng cơ
bản cần thiết về
việc tổ chức họat
động giáo dục
ngòai giờ lên lớp là
góp phần hình
thành nhân cách

học sinh.
trưởng
chuyên môn,
đòan thanh
niên, các giáo
viên có năng
lực về công
tác hoạt động
ngòai giờ lên
lớp
sân bãi kỹ năng tổ
chức, các tham
luận về giảng
dạy của các
giáo viên có
kinh nghiệm
về tổ chức
giáo dục ngòai
giờ lên lớp.
Mời chuyên
viên của Sở
GD&ĐT về
tập huấn
về kỹ năng tổ chức và chưa nắm
rõ mục đích của việc tổ chức họat
động ngòai giờ lên lớp.
Tuyên truyền sâu, rộng về lợi ích
của việc tổ chức họat động giáo
dục ngòai giờ lên lớp, nhân rộng
các giáo viên điể hình trong việc

tổ chức họat động giáo dục ngòai
giờ lên lớp của lớp mình
7 Chỉ đạo
giáo viên
chủ nhiệm
hòan thành
kế họach
thực hiện
tiết giảng
Có được bản kế
họach chi tiết về
họat động ngòai giờ
từng lớp theo đúng
qui định chung của
nhà trường
Phó hiệu
trưởng
chuyên môn,
giáo viên chủ
nhiệm
Thông qua bản
kế họach của
giáo viên xây
dựng bài giảng
của họat động
ngòai giờ lên
lớp
Kỹ năng lập bản kế họach của
giáo viên còn hạn chế, đôi lúc việc
xây dựng kế họach còn chậm so

với thời gian chung của trường.
Tăng cường các giáo viên có kinh
nghiệm hổ trợ, chia sẽ cho các
giáo viên còn trẻ, chưa có kinh
21
họat động
ngòai giờ
lên lớp cụ
thể của
từng lớp
nghiệm thực tế
8 Chỉ đạo
đoàn
trường tổ
chức các
hoạt động
GDNGLL
cho học
sinh toàn
trường
Có được bản kế
họach chi tiết về
họat động ngòai giờ
từng khối lớp theo
đúng qui định
chung của nhà
trường
Ban chấp
hành đoàn
thanh niên,

giáo viên chủ
nhiệm.
Đoàn thanh
niên tổ chức
hoạt động
ngoài giờ lên
lớp theo chủ
đề, chủ điểm
từng tháng
chung cho cả
trường.
Các thanh viên trong ban chấp
hành đoàn còn đảm nhiệm việc
giảng dạy trên lớp, tổ chức các
hoạt động còn chồng chéo với các
hoạt động khác của nhà trường.
Phân công hợp lý cho các thành
viên. Rà soát các hoạt động của
nhà trường nhằm bố trí thời gian
phù hợp cho hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
9 Xây dựng
kế họach
phối hợp
các lực
lượng
Thống nhất chung
về kế họach tổ chức
họat động ngòai giờ
lên lớp về mục

đích, ý nghĩa, nội
Phó hiệu
trưởng
chuyên môn,
đòan thanh
niên, giáo
Phụ
huynh,
huyện
đòan,
các ban
Địa điểm và
đối tượng liên
quan
Căn cứ vào kế
họach nhà
trường, kế
họach đòan
thanh niên, kế
Do phối hợp nhiều lực lượng nên
sẽ gặp các họat động khác xen kẻ,
chồng chéo.
Kế họach của cấp trên có liên
quan đến họat động ngòai giờ lên
22
trong và
ngòai nhà
trường về
họat động
chung của

nhà
trường
dung, hình thức,
lực lượng, thời
gian, địa điểm tổ
chức
viên chủ
nhiệm.
ngành
đoàn
thể của
huyện.
họach của giáo
viên chủ
nhiệm và phối
hợp với các
lực lượng bên
ngòai nhà
trường
lớp của nhà trường nhưng lại ảnh
hưởng tới chuyên môn của nhà
trường.
Điều chỉnh lại kế họach của nhà
trừơng khi cần thiết
Cần phối hợp với các lực lượng
bên ngòai khi lập kế hoạch ngoài
giờ lên lớp của nhà trường
10 Hiệu
trưởng chỉ
đạo giáo

viên chủ
nhiệm
thực hiện
kế họach
họat động
ngòai giờ
lên lớp
Thực hiện được
mục tiêu của kế
hoạch là rèn luyện
kỹ năng sống, hòan
thiện nhân cách của
học sinh.
Phó hiệu
trưởng
chuyên môn,
đòan thanh
niên, giáo
viên chủ
nhiệm.
Lực
lượng
bên
ngòai
nhà
trường
Phòng học, sân
chơi, các danh
lam thắng
cảnh, di tích …

của địa phương
Giáo viên chủ
nhiệm, đòan
thanh niên tổ
chức họat
động ngòai giờ
lên lớp theo
chủ đề đã đưa
ra.
Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy,
kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu
của họat động ngòai giờ lên lớp.
Còn một số ít giáo viên chủ nhiệm
chưa có tâm huyết trong việc tổ
chức họat động ngòai giờ lên lớp
do hòan cảnh khó khăn. Một vài
giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ
năng tổ chức dẫn đến việc học
sinh không tham gia, gây mất trật
tự.
Một bộ phận không nhỏ học sinh
23
thụ động, không tham gia tích cực
vào họat động.
Huy động các nguồn lực tự bên
ngòai nhà trường.
Khích lệ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho giáo viên.
Cần tổ chức những họat động sôi
nổi, gần gủi với cuộc sống nhằm

thu hút sự tham gia của các em.
11 Tổ chức
kiểm tra
giáo viên
chủ nhiệm
việc thực
hiện giảng
dạy họat
động ngòai
giờ lên lớp
ở lớp học.
Kết quả đặt ra là
bao nhiêu học sinh
lĩnh hội được gì sau
tiết giảng
Ban chỉ đạo
thành lập
nhóm kiểm
tra
Tại lớp học Dùng phiếu
điều tra thông
qua học sinh,
dự giờ giáo
viên và đánh
giá tại lớp
Thông qua kiểm tra để nắm bắt
kịp thời các giáo viên tổ chức
chưa tốt, các học sinh lười tham
gia nhằm động viên, tư vấn cho
giáo viên, khích lệ học sinh, tập

thể lớp học tự giác, nâng cao tinh
thần , tham gia tích cực vào các
giờ họat động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
12 Tổng kết, Ban chỉ đạo đánh Ban chỉ đạo, Đại Hội trường Tổ chức cuộc Kinh phí khen thưởng cho hoạt
24
khen
thưởng và
rút kinh
nghiệm
giá được tòan bộ
họat động, khen
thưởng các giáo
viên, học sinh, tập
thể làm tốt, động
viên, khích lệ các
giáo viên, tập thể
chưa tốt, rút kinh
nghiệm năm tới
các giáo viên
chủ nhiệm
diện
cha mẹ
học
sinh
họp thông qua
đó nhận xét,
đánh giá lại
họat động và
khen thưởng

động còn thiếu.
Vận động các nguồn lực hổ trợ,
nhất là nguồn lực từ phụ huynh
học sinh.
25
4. Hiệu quả đề tài:
Qua 10 năm làm công tác Đoàn và đảm nhiệm việc quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trường tại trường THPT Phước Thiền. Bản thân cũng đã được tập
huấn 3 năm liền về công tác tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm 2006,
2007, 2008 của Sở GDĐT Đồng Nai. Với 03 năm giảng dạy và 01 năm làm công tác
quản lý tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá
trình giáo dục toàn diện trong nhà trường THPT là con đường quan trọng để hình
thành và phát triển nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đáp ứng với việc xây dựng con người mới phù hợp với xu thế phát triển chung
của thời đại. Đây là hoạt động gắn kết nhà trường với cuộc sống xã hội hướng cho học
sinh tạo lập năng lực thích ứng cao, hình thành kỹ năng sống, rèn luyện kỹ năng mềm
trong xử lý tình huống để chuẩn bị bước vào cuộc sống đầy biến động. Quản lý các
hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường THPT là một công việc khó khăn và
vất vả. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp nói riêng người cán bộ quản lý cần phải sử dụng rất nhiều các biện
pháp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng
Nai tôi đã đúc kết được: Nếu muốn phát triển toàn diện của học sinh thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì việc đầu tiên phải làm tốt công tác quản lý hoạt
động đó.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận:

Những vấn đề về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, các hoạt
động nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng được nhìn nhận một
cách cụ thể, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Về
thực tiễn: Đặc điểm tình hình và thực trạng kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long Thành, Đồng Nai còn nhiều vấn đề.
Nhận thức của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn về mục tiêu,
nhiệm vụ, tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự phát triển toàn
26

×