Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG tác THI ĐUA KHEN THƯỞNG ở TRƯỜNG THPT NAM hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.47 KB, 11 trang )

Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG,
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
Ở TRƯỜNG THPT NAM HÀ
Người thực hiện: HÀ UYÊN THY
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Lĩnh vực khác: Thi đua - Khen thưởng 

Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hà Uyên Thy
2. Ngày tháng năm sinh: 28/10/1977
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: A1/132c Bùi Hữu Nghĩa - Tân Vạn - Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613959365 (CQ)/ 0618851344 (NR); ĐTDĐ: 0918177842
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Năm học 2007-2008: Sử dụng tài liệu văn học trong một tiết học lịch sử
2. Năm học 2008-2009: Một số nội dung và phương pháp sử dụng hình ảnh và
lược đồ trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12
3. Năm học 2010-2011: Một số biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong
giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông
4. Năm học 2012-2013: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử
của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12
THPT.
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 2
BM02-LLKHSKKN
MỤC LỤC
Trang
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 3
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 7
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 3
Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG Ở
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình triển khai thực hiện và kiểm tra công tác Thi đua - Khen
thưởng ở một số đơn vị cơ sở, bên cạnh các mặt đã làm được vẫn còn một số nơi
chưa đánh giá đúng vai trò của công tác Thi đua - Khen thưởng. Vì vậy, để đánh
giá đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của công tác Thi đua - Khen
thưởng trong lĩnh vực giáo dục nói chung, ở trường THPT Nam Hà nói riêng tôi đã
chọn đề tài này.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc
tế bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, và với
mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề
phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó
giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực
con người.
Nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhân lực đem tài năng, sức lực, trí tuệ
cống hiến cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 11/6/1948, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Thi đua - Khen thưởng là động lực
phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu
nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày".
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để chỉ đạo, quản lý hoạt động Thi đua -
Khen thưởng như: Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 4
đổi mới và tiếp tục đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng; Chỉ thị số 34/CT-TW
ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 725/CT-
TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi
đua yêu nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Luật Thi đua - Khen thưởng ngày
26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng

ngày 14/6/2005 được cụ thể hóa trong Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua -
Khen thưởng, Luật bổ sung một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và các
văn bản hướng dẫn thực hiện khác.
Quán triệt các văn bản nêu trên, phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức
rộng rãi trong ngành giáo dục, bám sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của hoạt
động giáo dục nói chung. Đồng thời từng bước đổi mới nội dung, hình thức Thi
đua - Khen thưởng.
Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn
được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là
nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân
tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có
vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng
trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong nhà trường, giáo viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn lực quan
trọng nhất, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề nghiệp rõ nét và các
chi phí cho đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản chi tiêu. Kết quả là việc
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 5
quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường có thể trở thành nhân
tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư.
Đánh giá các hoạt động giáo dục, hay nói hẹp hơn là đánh giá kết quả của
việc quản lý, dạy và học là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả
các giáo viên, của học sinh, cũng như của toàn xã hội.
Một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục mặc dù hiểu rõ tầm
quan trọng của công tác đánh giá, nhưng thường không coi trọng đầu tư đúng mức

cho công tác này. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu
cho mỗi danh hiệu thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn
chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá, đôi lúc dẫn đến sự xung đột trong quá
trình bình xét các danh hiệu thi đua.
Chúng ta biết rằng xung đột nảy sinh trong công việc là điều thường xảy ra.
Những con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau
luôn dễ dẫn đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến ganh ghét lẫn nhau.
Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển. Nếu biết giải quyết
chúng một cách khoa học thì đó là một trong những động lực mang tính đột phá
cho công việc của nhà trường.
Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong công việc là điều không hề
đơn giản, nó đòi hỏi chúng ta phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy
sinh xung đột và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
Nếu xung đột, nhất là trong vấn đề đánh giá Thi đua - Khen thưởng, không
được giải quyết một cách có khoa học và hiệu quả, chúng có thể gây nên những
hậu quả khôn lường. Xung đột này có thể nhanh chóng dẫn đến sự ganh ghét cá
nhân. Công việc của nhà trường có thể bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và dễ kết thúc
bằng việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này rất không có lợi cho nhà
trường trong quá trình xây dựng và phát triển.
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 6
Ở trường THPT Nam Hà, trong những năm qua, Chi ủy, Ban giám hiệu
trường đã xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ quản lý đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.
Do đó nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên trong đó đặc biệt là vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ; song vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đạt được yêu cầu mong muốn.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là đoàn kết, thi đua là yêu nước, yêu
nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Việc
phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt
đã được quan tâm. Qua các phong trào thi đua yêu nước, đã có những bài học kinh

nghiệm quý báu được rút ra, nhận thức của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường về vị
trí, vai trò công tác Thi đua - Khen thưởng cũng như công tác phối hợp giữa cấp
ủy, nhà trường và các tổ chức đoàn thể như Công đoàn và Đoàn thanh niên được
nâng lên một bước.
Bên cạnh mặt tích cực đạt được, trên thực tế công tác Thi đua - Khen thưởng
của nhà trường vẫn còn bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế và chưa thật sự trở thành
động lực mạnh mẽ cổ vũ, động viên cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc và
cống hiến. Một số lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đúng mức công tác Thi đua
- Khen thưởng, còn mang tính hình thức; công tác tuyên truyền, nhân điển hình
tiên tiến, việc bình xét Thi đua - Khen thưởng chưa bám sát quy định pháp luật về
sáng kiến, quy trình thủ tục, hồ sơ khen thưởng chưa đúng quy định, còn có hiện
tượng bình xét luân phiên nhau…
Để việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Thi đua - Khen thưởng, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước, trường
THPT Nam Hà phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức công tác Thi đua - Khen thưởng bảo
đảm phù hợp và sát thực tiễn; nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu phải cụ thể,
thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân; việc đăng ký thi
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 7
đua và tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên phải được làm thường xuyên; cá
nhân và các tổ chuyên môn nào không đăng ký thi đua đầu năm, Ban Thi đua -
Khen thưởng tổng hợp và sẽ không xét danh hiệu thi đua vào cuối năm.
- Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng cá nhân, tập
thể điển hình tiên tiến: các tổ chuyên môn thực hiện bình xét, chấm điểm thi đua
định kỳ hàng tháng dựa trên quá trình giảng dạy, tham gia phong trào, các buổi hội
họp định kì và sổ theo dõi giờ lên lớp của giám thị đối với cán bộ, giáo viên; báo
cáo Ban Thi đua - Khen thưởng những gương người tốt, việc tốt, các tập thể điển
hình tiên tiến để tổng hợp, lựa chọn và tổ chức tuyên truyền, nêu gương tại các
buổi họp hoặc dưới sân cờ để tạo sự lan tỏa tích cực trong thầy cô giáo và học sinh.
- Cần nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, ban giám hiệu

nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác Thi đua - Khen thưởng.
Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về Thi
đua - Khen thưởng, cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực tổ
chức phong trào thi đua để hướng mọi người trong nhà trường phấn đấu đạt mục
tiêu đề ra.
- Công tác Thi đua - Khen thưởng phải bảo đảm công bằng, kịp thời, đánh giá
đúng mức sự nỗ lực, thành tích đạt được.Việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là
động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó
hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời
những tổ chuyên môn, cá nhân có tinh thần sáng tạo, vượt khó để hoàn thành
nhiệm vụ.
Việc khen thưởng đem lại giá trị tinh thần vì đó là sự tôn vinh. Mà đã là tôn
vinh thì phải có sự thừa nhận khách quan. Nếu không công bằng, khách quan thì
Thi đua - Khen thưởng sẽ phản tác dụng. Do vậy, việc khen thưởng phải đảm bảo
công bằng: đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích trọng tâm của thi đua để
kịp thời động viên tập thể và cá nhân tốt nỗ lực hơn nữa, đồng thời có tác dụng
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 8
khuyến khích những cá nhân chưa tốt, tập thể chưa tốt cố gắng phấn đấu hơn, tránh
tình trạng cào bằng làm triệt tiêu sự nỗ lực phấn đấu liên tục của các tập thể và cá
nhân trong nhà trường.
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc kết qua quá trình
làm công tác Thi đua - Khen thưởng tại trường THPT Nam Hà. Do khả năng còn
nhiều hạn chế nên vẫn còn những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý
đồng nghiệp để việc đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng đạt hiệu quả và góp
phần vào công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội,1990.
2. Luật giáo dục - NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

3. GS-TS Nguyễn Duy Quý - Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực, tạo
nguôn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước. Tạp chí Cộng
sản số 19, tháng 10/1998.
4. Luật thi đua khen thưởng và một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật thi đua
khen thưởng năm 2013 của Quốc hội.
5. Quyết định số 03/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 9/01/2013 về quy
chế thi đua khen thưởng.
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 9
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NAM HÀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA - KHEN THƯỞNG Ở
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
Họ và tên tác giả: Hà Uyên Thy Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
Đơn vị:
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 
Người thực hiện
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 10
BM04-NXĐGSKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên) dấu)
Người thực hiện: Hà Uyên Thy Trang 11

×