Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu ở trường thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.14 KB, 11 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN ĐÁ CẦU Ở TRƯỜNG THPT”
Người thực hiện: Châu Lê Quang Bình
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục thể chất 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013-2014
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Châu Lê Quang Bình
2. Ngày tháng năm sinh: 01/11/1982
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: K1/59, Tân Mỹ - Bửu Hòa - BH - ĐN
5. Điện thoại: 0613.850611 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0902.006501
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên


8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn,
giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): không
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học
- Năm nhận bằng: 2006
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục – QPAN
Số năm có kinh nghiệm: 8 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Kỹ thuật phát cầu trong môn đá cầu
2. Phương pháp học tốt kỹ thuật chuyền bóng thấp tay ( bóng
chuyền )

Trang 2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Tên SKKN : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC TỐT MÔN ĐÁ
CẦU Ở TRƯỜNG THPT
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Giáo dục thể chất là một môn thể dục không thể thiếu ở các trường THPT hiện nay
vì môn thể dục là biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học
sinh. Ngoài ra, giáo dục thể chất còn cải tạo giống nòi, đẩy mạnh sự phát triển toàn
diện và cân đối cơ thể tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động cho học sinh.
Đá cầu là môn thể thao đã được áp dụng gần đây tại các trường THPT thông qua
môn học đã bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, kiên cường, có ý thức
tổ chức, kỹ luật, đoàn kết, tương trợ với nhau. Ngoài ra, còn xây dựng được thói
quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và đồng thời làm cho không khí trong lớp học
càng thêm vui tươi, lành mạnh và sôi nổi trong học tập. Đá cầu còn giúp cho người
học nâng cao thể lực, tạo sự khéo léo chính xác có phản ứng nhanh, có sự tập trung

cao về tinh thần.
Ngoài ra, đá cầu còn giúp giải quyết về việc chăm sóc sức khỏe và có ý thức tổ
chức rèn luyện tập thể hợp lí thuờng xuyên liên tục và còn phù hợp cho các lứa tuổi
từ 13 tuổi-18 tuổi.
Môn đá cầu xuất hiện vào năm 207-906 và được phát triển qua các thời kì nhà Hán
và nhà Tống. Qua từng giai đoạn đá cầu đã phát triển với trình độ kỹ thuật cao như:
chiến thuật và thể lực và được nhiều người yêu thích chơi cho đến ngày nay.
Trong những năm gần đây, môn đá cầu ở việt nam được Đảng và Nhà Nước quan
tâm nên đã tham dự nhiều giải thi đấu lớn trong và ngoài nước và đã giành được
nhiều thứ hạng cao cho nên đá cầu đã phát triển mạnh ở tầm thế giới nói chung và
tầm khu vực Châu Á nói riêng.
Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định đưa nội dung môn đá cầu là môn
chính thức để học và luyện tập nhằm tạo được cho học sinh ở các trường THPT có
sân chơi tập thể có tính kỹ luật, đoàn kết cao nhằm tăng cường sức khỏe, nhanh nhẹn
Trang 3
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
và hứng thú trong tập luyện nhằm thực hiện mục đích chung của Đảng và Nhà Nước
đó là phục vụ cho việc học tập ở các môn khác tốt hơn và có tinh thần giữ gìn sức
khỏe để phục vụ bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm tôi dạy ở trường THPT tôi đã từng dạy môn đá cầu theo tôi được
biết môn đá cầu này đã được áp dụng dạy học sinh THCS nên tôi cũng rất thuận lợi
khi triển khai nội dung môn đá cầu giai đoạn đầu các em rất hứng thú luyện tập và
thi đấu hoặc tổ chức các trò chơi về đá cầu các em đều rất thích, nhiệt tình hăng say
tập luyện và chơi môn đá cầu. Nhưng trong một số em đã biết chơi đá cầu thì vẫn
còn một số ít em thì rất ngần ngại khi học môn này do môn đá cầu đòi hỏi người học
phải biết vận dụng khéo léo đón được quả cầu, tiếp xúc quả cầu và đưa quả cầu đi
đúng hướng nên phần lớn là các học sinh đó có thể trạng to lớn hay bị cận hoặc chưa
từng biết đến môn đá cầu.
Vì vậy, nay tôi xin đưa ra “ một số phương pháp giúp học tốt môn đá cầu ở các
trường THPT ” từ đó để các học sinh có thể tự rèn luyện thể chất và tạo ra những trò

chơi giải trí trong các buổi ra chơi hay các giải do nhà trường tổ chức hàng năm về
môn đá cầu.
II/CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung môn đá cầu là môn chính thức
trong trường THPT cho nên môn đá cầu rất được nhiều giáo viên ở các trường
THPT quan tâm để nghiên cứu, soạn một bài giáo án thật sinh động và hứng thú, để
cho các em học sinh yêu thích môn đá cầu. Ngoài giờ học trên lớp thì học sinh có
thể tự luyện tập ở nhà. Điển hình như tôi đã đọc qua bài sáng kiến kinh nghiệm của
một giáo viên dạy tại trường THPT Sông Rây, thầy đã đưa ra một bài sáng kiến của
mình trong quá trình dạy môn đá cầu đó là “phương pháp gây hứng thú môn đá cầu
ở trường THPT” của thầy. Kết quả là thầy đã được sự quan tâm từ cấp lãnh đạo, ban
giám hiệu, đồng nghiệp và nhất là học sinh ở trường thầy đều ủng hộ đề tài của thầy.
Từ đó, đã thu hút được nhiều thầy cô và các em học sinh cùng tham gia tập luyện
môn đá cầu này.
Trang 4
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Khi tôi áp dụng và thử nghiệm bài đá cầu của giáo viên này tại trường của tôi thì
tôi thấy có những em đã được học môn đá cầu ở trường THCS rồi thì mới có thể tiếp
thu và vận dụng vào các trò chơi về môn đá cầu, nhưng còn một số ít thì do thể trạng
quá to hoặc mắt bị cận hay chưa từng học môn đá cầu thì tiếp thu rất chậm và không
hứng thú, yêu thích môn đá cầu này.
Vì môn đá cầu là môn đòi hỏi người học và luyện tập phải nhanh nhẹn, có kỹ năng,
có tính kiên nhẫn, có tính đoàn kết cao, có kỹ luật và phải có lòng đam mê. Mà do
chương trình học hiện nay quá nhiều nên các em ít có thời gian luyện tập ở nhà nên
khi lên lớp các em không theo kịp bạn bè vì mình không biết tâng cầu nên thụ động
và chán nãn.
Qua lần kiểm tra trước khi thực hiện đề tài
Năm học Lớp Sỉ số
Trước khi thực hiện đề tài
Ghi chú

Đạt(%) Không
đạt(%)
2012-2013
10C1 45 35(78%) 10(22%)
10C2 44 20(45.5%) 24(54.5%)
10C3 44 37(84%) 7(16%)
10C4 45 30(67%) 15(33%)
10C5 43 22(51%) 21(49%)
Khi tôi kiểm tra lần thứ nhất ở 5 lớp tôi dạy cho thấy tỷ lệ phần trăm không đạt còn
rất cao. Vì thế, tôi xin đưa ra một sột số phương pháp giúp học sinh học tốt môn đá
cầu ở các trường THPT hiện nay:
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP :
Giải pháp: Hiện nay, học sinh trường THPT rất yêu thích môn đá cầu vì môn đá
cầu cũng đã được đưa vào giảng dạy ở THCS nên khi lên lớp 10 các em có điều kiện
luyện tập và chơi lại môn đá cầu nhưng trong đó cũng có một số em thì rất sợ môn
này với lí do là thân thể các em to lớn, mắt cận hoặc chưa từng học môn đá cầu ở
Trang 5
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
cấp 2. Vì vậy, nay tôi đưa ra một giải pháp giúp các em này tiếp cận và chơi được
môn đá cầu với các bạn cùng trang lứa hay những bạn lớn hơn đó là:
Tôi chuẩn bị 10 quả cầu và 10 quả cầu này được treo lên cao bằng 1 sợi chỉ chiều
cao là 2,5m – 3m và quả cầu được treo ngay trước đầu gối người học và khoảng
cách của những quả cầu là 3m để cho người học không va chạm nhau lúc học.
Cách thực hiện tôi yêu cầu 10 em đầu tiên tâng cầu bằng lòng bàn chân trong
khoảng 10 phút, chú ý tâng cầu liên tục và càng nhiều càng tốt. Cứ như vậy, từng
đợt lên tâng cầu.
Tiếp theo tôi đổi nội dung không tâng cầu bằng lòng bàn chân mà tâng cầu bằng
mu bàn chân chính diện thời gian cũng là 10 phút và tâng liên tục, sau đó đổi đợt
khác lên luyện tập.
Nội dung cuối là phát cầu, quả cầu cũng treo như ban đầu và người học đứng trước

quả cầu tay thuận cầm quả cầu tung quả cầu lên cao phía bên chân thuận. Lúc này,
người học đón quả cầu rơi đúng điểm để ra chân phát cầu bằng lòng bàn chân hay
mu bàn chân tùy theo ý định người học và sử dụng một lực vừa đủ mạnh để đưa quả
cầu đi về phía trước và lên cao. Nội dung này người học luyện tập 10 phút, sau đó
đổi đợt tiếp theo lên tập.
Giải pháp này rất hữu hiệu để giúp cho những em còn yếu sẽ tập luyện tốt hơn vì
giải pháp này khi luyện tập học sinh không cần tốn thời gian nhiều để nhặt nhiều lần
quả cầu bị rơi xuống đất. Ngoài ra, còn giúp cho học sinh thích thú và hưng phấn
nhiều hơn trong quá trình luyện tập các nội dung mà thầy yêu cầu.
Trong quá trình áp dụng giải pháp này trong 1 tiết học nhìn chung các em còn yếu
rất vui và phấn khởi khi mình đã thực hiện đươc các nội dung thầy yêu cầu mà từ
bấy lâu mình không tự thực hiện được. Như chúng ta đã biết, môn đá cầu này muốn
thực hiện được người học cần phải có kỹ thuật, khéo léo, vận dụng và tiếp xúc quả
cầu và đưa quả cầu đi đúng hướng cho nên tôi đã đưa ra một giải pháp trên để giúp
ích cho những học sinh yếu có thể tự mình học và luyện tập môn đá cầu này mục
Trang 6
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
đích để nhằm cho những em còn yếu trên nâng cao kỹ thuật tâng cầu như lòng bàn
chân, mu bàn chân và kỹ thuật phát cầu. Từng giải pháp trên khi các em đã thành
thạo kỹ thuật thì các em có thể tự bỏ sợi chỉ buộc quả cầu ra để các em tự luyện tập
hay chơi đá cầu cùng với các bạn hoặc cùng các bạn thi đấu.
Khi tôi dạy môn đá cầu ban đầu tôi rất lo lắng vì các em có yêu thích môn đá cầu
này hay không? vì môn đá cầu này đòi hỏi người học phải có kỹ thuật và sự khéo léo
nhanh nhẹn và tiếp xúc cầu chính xác cho nên sau khi dạy tiết đầu thì tôi thấy rất vui
vì môn này các em đều đã được học ở cấp 2 rồi phần lớn các em đều biết kỹ thuật
tâng cầu và chơi đá cầu cùng với các bạn còn riêng những em còn yếu do cơ thể quá
mập hay bị cận hoặc chưa từng học tôi đã tách ra để dạy theo phương pháp tôi vừa
nêu trên.
Sau khi tôi tách những em học yếu trên để luyện tập theo giải pháp của tôi thì hiệu
quả thật bất ngờ các em hăng say luyện tập và đa số các em đều rất vui, hào hứng

học các nội dung thầy đưa ra và đạt kết quả tốt là các em tâng quả cầu đều và tâng
được từ 5-7 quả liên tục.
Qua tiết học, tôi yêu cầu những em học yếu trên về nhà tự luyện tập theo giải pháp
của thầy đưa ra sau đó thầy sẽ kiểm tra lại.
Đợt kiểm tra các em học sinh yếu được tiến hành tôi đưa ra ba bài kiểm tra:
Bài kiểm tra thứ nhất: Từng em tự cầm 1 quả cầu và tâng liên tục bằng lòng bàn
chân, nam 10 quả và nữ 5 quả. Kết quả là các em tâng cầu bằng lòng bàn chân đều
đạt.
Bài kiểm tra thứ hai: Từng em thực hiện tâng cầu bằng mu chính diện liên tục, nam
10 quả và nữ 5 quả. Nội dung này các em đều thực hiện tốt và đạt yêu cầu.
Bài kiểm tra thứ ba: Yêu cầu từng em cầm quả cầu đứng cuối sân phát cầu bằng
lòng bàn chân hay mu bàn chân qua lưới vào sân bên kia. Nội dung phát cầu các em
học sinh đa số đều thực hiện tốt.
Trang 7
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Qua 3 lần kiểm tra học sinh đều thực hiện tốt và đạt yêu cầu cho thấy: khi tôi đưa
ra giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao cho những em còn yếu về môn đá cầu. Từ
đó những em này cò thể vận dụng được những trò chơi về môn đá cầu cùng với các
bạn cùng trang lứa để nhằm tạo sự yêu thích và hứng thú nhiều hơn nữa trong môn
đá cầu.
Ngoài ra, môn đá cầu còn giúp cho người học tăng cường sức khỏe, tạo sự khéo
léo nhanh nhẹn trong cuộc sống và có tinh thần tập thể, đoàn kết cao để phục vụ cho
việc học hành và sinh hoạt sau này.
IV/HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau khi thực hiện các tổ chức và giải pháp nêu trên thì môn đá cầu đã không còn là
sự khó khăn đối với những em thường có cơ thể to lớn hay béo phì hoặc bị cận thì
bây giờ giải pháp của tôi đã mang lại cho các em có sự hứng thú và yêu thích nhiều
hơn bằng cách là các em tự học và luyện tập những giờ học của tôi hay tự luyện tập
ở nhà. Kết quả cụ thể qua những bài kiểm tra trên lớp như sau:
Kết quả sau khi đưa ra giải pháp về kỹ thuật đá cầu:

Trước khi thực hiện đề tài
Đạt(%) Không
đạt(%)
2012-2013
10C1 45 45(100%)
10C2 44 44(100%)
10C3 44 44(100%)
10C4 45 45(100%)
10C5 43 43(100%)
Qua bài kiểm tra cho chúng ta thấy các em có sự tiến bộ trong kỹ thuật đá cầu khi
các em thực hiện giải pháp của tôi.
V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :
Trang 8
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Sau khi thực hiện giải pháp của tôi hiệu quả đạt được cho thấy những học sinh yếu
có thể tự luyện tập và chơi môn đá cầu đều đạt kết quả tốt. Như vậy, tôi xin đưa ra
đề xuất của tôi cho những em học sinh còn yếu về môn đá cầu thì tự buộc quả cầu
bằng một sợi chỉ và được treo lên cao để những em học sinh yếu đó tự tập luyện các
kỹ thuật mà thầy yêu cầu như ( tâng cầu bằng lòng bàn chân, tâng cầu bằng mu
chính diện và phát cầu bằng mu chính diện hoặc lòng bàn chân).
Yêu cầu các trường cần tổ chức nhiều các giải phong trào trong trường học như thi
đấu về môn đá cầu để giúp các em cọ sát nhiều hơn nhằm giúp các em nắm rõ về
luật thi đấu trong môn đá cầu và còn giúp các em nâng cao kỹ thuật – chiến thuật thi
đấu.
Ngoài ra, các trường cần tạo ra nhiều sân chơi về môn đá cầu cho các em khi giờ ra
chơi các em có thể tự giải trí bằng cách chơi chuyền cầu với nhau hay thi tâng cầu
với nhau nhằm rèn luyện cho các em có nền tảng sức khỏe và khả năng di chuyển
khéo léo trong môn đá cầu.
VI/TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giảng dạy và huấn luyện đá cầu ( NXB TDTT năm 2001 ).

2.Giáo trình đá cầu do ĐHSP thể dục Hà Tây ( NXB thể thao Hà Nội năm 2004 ).
3.Luật đá cầu ( NXB Hà Nội năm 2008 ).
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Châu Lê Quang Bình
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị:Trường THPT Nam Hà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trang 9
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
Nam Hà, ngày 01 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU Ở
TRƯỜNG THPT”
Họ và tên tác giả: Châu Lê Quang Bình Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,

nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người
khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ

họ tên và đóng dấu)
Trang 10
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm GV: Châu Lê Quang Bình
Trang 11

×