Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

skkn mối nguy và biện pháp phòng chống tai nạn trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.88 KB, 45 trang )

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đậu Thành Vinh
2. Ngày tháng năm sinh: 26/04/1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ:
5. Điện thoại: 0613 761 229 (CQ)/ 0613 964085 (NR):
6. Fax: E –mail:
7. ĐTDĐ; 0933326699.
8. Chức vụ: Hiệu trưởng.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sỹ
- Năm nhận bằng:2009
- Chuyên ngành đào tạo: Ngôn ngữ học.
- Hiện đang làm NCS năm thứ 4 tại trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh - chuyên ngành ngôn ngữ hoc.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lý giáo dục.
- Số năm có kinh nghiệm: 24 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần
đây:04
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Dầu Giây
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỐI NGUY VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
TRONG NHÀ TRƯỜNG


Người thực hiện: ĐẬU THÀNH VINH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 - 2014
Người thực hiện: Nguyễn Khánh Hòa
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: tiếng Anh 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Báo Công an Nhân dân ngày 16/11/2007 đưa tin: Một trẻ trường mầm
non đang ngủ trưa, trong cơn mơ, bé tự rớt khỏi giường ngất lịm, cú va chạm
với nền gạch khiến đứa trẻ bị chấn thương sọ não và tử vong ngay trên đường
đi cấp cứu; một trẻ mẫu giáo bị bỏng từ cổ xuống hết thân thể khi không may
va phải cô bảo mẫu đang bưng trên tay một nồi canh lớn; thầy trò Trường
THCS Phan Tây Hồ - TP.HCM chết lặng khi chứng kiến một học sinh đột tử
từ lúc nào ngay trong nhà vệ sinh của trường; những tiếng cười của học sinh
Trường THCS Hoàng Diệu - Thủ Đức đã hoàn toàn tắt lịm khi chứng kiến
một bạn học sinh nam chết đuối ngay trong bể bơi của trường,…
Những tin tức tương tự đều có thể tìm thấy trên nhiều tờ báo hiện nay ở
nước ta. Tai nạn, nhẹ thì để lại thương tích, nặng thì dẫn đến tử vong, ở đâu

cũng vậy, nhưng xảy ra ngay trong trường học thì thật đáng thương tâm. Tuổi
của các em phải là lứa tuổi được vui chơi, học hành, hồn nhiên, vô tư, không
tự dưng phải đón nhận những rủi ro như vậy. Năm 2011, khi đang là hiệu
trưởng của Trường THPT Dầu Giây có một sự việc xảy ra khiến tôi không
sao quên được: Một em học sinh lớp 10 vịn tay vào khung sắt cửa sổ, điện
giật; may mà cầu dao điện được ngắt kịp thời, không xảy ra tai nạn. Từ đó
đến nay tôi luôn suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ
khi ở trường. Đây là vấn đề phải được sự quan tâm hàng đầu của người hiệu
trưởng. Đành rằng, môi trường sống hiện nay đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ
khó lường đối với trẻ; tai nạn luôn rình rập, đe dọa, có thể xảy ra bất cứ lúc
nào và nguyên nhân trước hết thường là do trẻ bất cẩn, nhưng phải kể đến
nguyên nhân sâu xa chính là do người lớn vô trách nhiệm, thiếu ý thức phòng
ngừa.
Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những chủ trương,
chính sách, kế hoạch nhằm phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà
trường, đặc biệt là Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng chống tai
nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010 và các Thông tư, kế hoạch, văn bản chỉ
2
đạo của các Bộ, ngành. Những năm gần đây, phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động (với Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008) đang được sự
hoan nghênh, ủng hộ, góp sức của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể
trong xã hội và từ đó đến nay phong trào đã được triển khai rộng khắp trong
các trường học cả nước, bước đầu đạt được nhiều thành tựu phấn khởi. Nhiều
nội dung của phong trào này đang hướng đến rèn luyện những kỹ năng sống
cho học sinh, xây dựng một môi trường trường học an toàn.
Để góp thêm một giải pháp “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, để góp phần hạn chế và ngăn ngừa tai nạn, thương tích xảy ra trong
nhà trường, bản thân tôi nhận thấy thật cần thiết ghi lại những suy nghĩ và

công việc thực tế đã làm từ nhiều năm qua ở các trường mình đã công tác.
Đây là lý do tôi chọn đề tài “Mối nguy và các biện pháp phòng chống tai nạn
trong nhà trường”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phòng chống tai nạn, thương tích hiện nay đang được sự quan tâm rất
lớn của Đảng và Nhà nước ta, của các ngành, các cấp trong xã hội. Theo cứ
liệu chưa đầy đủ của chúng tôi, các tài liệu, công trình nghiên cứu hiện có về
vấn đề này bao gồm:
- Các văn bản chỉ thị, thông tư, kế hoạch,… của Đảng và Nhà nước ban
hành quy định về công tác bảo hộ lao động, công tác phòng chống tai nạn,
công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm,…
[x.Phụ lục].
- Các quy định của ngành giáo dục về công tác phòng chống tai nạn,
thương tích trong nhà trường [x.Phụ lục].
- Các trang web trên mạng internet, đặc biệt là website Phòng chống tai
nạn, thương tích của Bộ Y Tế, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo về vấn đề
này.
3
- Một số tài liệu, công trình khác như:
+ Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Tiêu chuẩn OHSAS, Viện
Tiêu chuẩn Anh).
+ Các tình huống quản lý giáo dục an toàn (Tài liệu SREM, quyển 2).
+ Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ
luật tích cực (Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo & Tổ chức
Cứu trợ Trẻ em - Thụy Điển).
+ Đánh giá rủi ro sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh thái, TS. Lê Thị
Hồng Trâm, Nxb KHKT,2009.
Nhìn chung, các tài liệu, công trình nghiên cứu nói trên đã đưa ra được
những cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phòng chống tai nạn, thương tích
trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội; phân tích thực trạng và nguyên

nhân của tai nạn, thương tích hiện nay. Trên cơ sở đó, đề ra nhiều biện pháp
phòng chống tai nạn, thương tích nói chung. Ngành giáo dục cũng đã có nhiều
văn bản chỉ đạo, nhiều chương trình hành động, kế hoạch thực hiện từ Trung
ương đến địa phương và ở các đơn vị trường học cơ sở. Tuy nhiên, có thể
khẳng định là chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tai nạn,
thương tích trong nhà trường và các biện pháp đề xuất phòng chống cũng
mang tính chung nhất, chưa cụ thể, phù hợp cho các điều kiện và hoạt động
thực tế ở nhà trường. Đây là một nhiệm vụ mà chúng tôi đã mạnh dạn đặt ra
khi lựa chọn đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng được đề tài nói đến là tất cả các yếu tố có khả năng gây ra tai
nạn trong nhà trường. Đó có thể là con người, đồ vật, động thực vật, các yếu
tố môi trường (đất, nước, thời tiết, không khí, ) và nhiều yếu tố khác tiềm
tàng nguy cơ xảy ra sự cố nguy hiểm cho con người.
Nhiệm vụ chủ yếu của đề tài là:
4
- Cung cấp một số khái niệm cơ bản, các quan điểm hiện nay trong việc
phòng chống tai nạn trong nhà trường.
- Chỉ ra các mối nguy, là nguyên nhân, là đầu mối có khả năng gây ra tai
nạn thương tích trong nhà trường.
- Đề nghị một số biện pháp cụ thể trong việc phòng chống tai nạn,
thương tích trong nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Ngoài những phương pháp cơ bản như: quan sát, so sánh, lập luận theo
kiểu diễn dịch, quy nạp,…một số phương pháp chủ yếu đề tài sử dụng như
sau:
- Phương pháp khảo sát, sưu tập: Để có được cái nhìn đầy đủ về các mối
nguy tiềm ẩn trong nhà trường, người viết bắt buộc phải sử dụng phương
pháp khảo sát và sưu tập. Đó là việc xem xét để tìm hiểu cụ thể khả năng
nguy cơ của các hiện tượng, sự việc, sự vật tồn tại trong các trường học.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các sự cố đã từng xảy ra ở các trường (sưu tập từ
nhiều nguồn), đây chính là những minh chứng xác thực nhất cho các luận
điểm nêu ra trong đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở các tư liệu có được, chúng
tôi tiến hành thống kê và phân loại các đối tượng nghiên cứu nhằm chỉ ra
được các đối tượng nổi trội và mối liên hệ giữa chúng. Mục đích của việc làm
này là để có thể phát hiện ra được những vấn đề thuộc về bản chất, số đông,
mang tính hệ thống đồng thời các kết luận đưa ra có thể mang tính khái quát,
là quy luật chung cho nhiều đối tượng.
- Phương pháp phân tích, miêu tả: đây là phương pháp chủ yếu dùng để
miêu tả, thuyết minh các sự việc, đặc biệt khi lý giải sự tiềm ẩn nguy hiểm
trong các sự vật, hiện tượng ở nhà trường hiện nay, giúp cho người đọc có thể
nhận thấy rõ nguy cơ và các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa.
5
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng kết hợp; có
khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử
dụng ưu tiên một phương pháp thích hợp.
Tư liệu đề tài sử dụng chủ yếu từ các nguồn sau:
- Kết quả thu thập, khảo sát từ một số trường học trên địa bàn tỉnh.
- Các số liệu, sự việc trên các báo trung ương và địa phương.
- Hồ sơ, tài liệu về tai nạn trong một số trường học do các công ty bảo
hiểm cung cấp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt nhận thức, người viết cố gắng cung cấp một cái nhìn đầy đủ,
toàn diện về những kiến thức cơ bản trong việc nhận diện các mối nguy, là
những nguy cơ tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn trong nhà trường; đồng thời
cho thấy các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác này.
Đây là cơ sở lý luận giúp cho người dạy, người học và những cá nhân, tổ chức
có liên quan ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mỗi người trong công tác phòng,
chống tai nạn, thương tích trong nhà trường.

Về mặt thực tiễn, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phòng, chống
tai nạn, thương tích trong nhà trường hiện nay, những biện pháp mà chúng tôi
đề xuất, trong một chừng mực nào đó, sẽ có giá trị tham khảo cho các đơn vị
trường học. Người viết cũng hy vọng là những biện pháp này khi thực hiện sẽ
góp phần khắc phục tất cả các nguy cơ trong trường học, đem đến một môi
trường an toàn, thân thiện cho con trẻ.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có 37 trang
gồm các chương, phần như sau:
Phần Mở đầu (4 trang) trình bày lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu
vấn đề, đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, phương pháp nghiên
cứu và cấu trúc của đề tài.
6
Chương 1 (13 trang) trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề
tài. Đây là phần xác định các khái niệm có liên quan, những quan điểm chung
mang tính chỉ đạo và những vấn đề thực tiễn của công tác phòng chống tai
nạn, thương tích hiện nay trong nhà trường.
Chương 2 & 3 (16 trang) là phần trọng tâm của đề tài. Chương 2 đưa ra
một hệ thống các mối nguy tiềm ẩn trong nhà trường, giúp cho việc nhận diện
rõ những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn, thương tích. Chương 3 đề xuất những
biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện nhiều năm qua trong việc phòng chống
tai nạn, thương tích trong nhà trường.
Phần Kết luận (2 trang) đánh giá lại những gì đề tài đã thực hiện, nêu
lên một số bài học kinh nghiệm và mấy ý kiến đề xuất cho việc thực hiện
công tác này trong thời gian tới.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm
1.1.1. Mối nguy (hazard)

Mối nguy (hazard), theo Từ điển tiếng Việt là “cái có thể gây ra tai nạn
lớn” [4,tr.692]. Trong thuật ngữ của tiêu chuẩn OHSAS, đó là “nguồn, tình
trạng hay hành động, hay là kết hợp của chúng có khả năng gây tổn thương
hay bệnh tật cho người”.
Ví dụ: độ cao là một mối nguy có khả năng xảy ra té ngã, điện là một
mối nguy có khả năng xảy ra điện giật, thực phẩm là một mối nguy có thể gây
ngộ độc, sự va chạm là một mối nguy có khả năng xảy ra thương tích,…
1.1.2. Tai nạn (accident)
Tai nạn được định nghĩa là “việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn
cho con người” [4,tr.883]. Chính xác theo các nhà chuyên môn thì tai nạn là
một sự cố (incident) đã xảy ra gây nên thương tích, bịnh tật hay chết người.
Ví dụ: vấp ngã dẫn đến chấn thương, cháy nổ làm bỏng, chết người,…
Như vậy, nếu mối nguy là vật, việc, hiện tượng, con người,… nói chung
là nguồn tiềm ẩn các khả năng gây ra sự cố thì tai nạn là sự cố đã xảy ra rồi
và hậu quả của nó là đã đem đến rủi ro cho con người (theo nhiều mức độ
khác nhau). Xác định rõ quan hệ giữa mối nguy và tai nạn sẽ giúp ta nhận ra
vấn đề mấu chốt, đó là phải biết nhận diện mối nguy, đánh giá được rủi ro
và có các biện pháp tương ứng để phòng chống tai nạn xảy ra. Đây là nhiệm
vụ trọng tâm của đề tài mà chúng tôi sẽ trình bày trong các phần sau.
1.1.3. Phòng chống tai nạn
8
Đây là khái niệm được nhắc đến nhiều trong các tài liệu liên quan.
Phòng (phòng ngừa) là “phòng trước không để cho cái xấu, cái không hay nào
đó xảy ra”[4,tr.783]. Phòng chống là “phòng trước và sẵn sàng chống
lại”[4,tr.783].
Phòng chống tai nạn là việc thực hiện các hành động ngăn ngừa (sự cố
chưa xảy ra) hoặc khắc phục (sự cố đã xảy ra) để loại bỏ nguyên nhân xảy ra
tai nạn hoặc giảm thiểu tổn thất đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Ví dụ:
SỰ CỐ

TAI NẠN CÓ THỂ
XẢY RA
HÀNH ĐỘNG
PHÒNG
HÀNH ĐỘNG
CHỐNG
Cháy
Thiệt hại tài sản,
thương tật, chết
người,
Tuyên truyền, giáo
dục, trang bị các
phương tiện chữa
cháy,
Dập lửa, cứu
người, cứu tài
sản,
Chập
điện
Cháy nhà xưởng,
điện giật gây thương
tật, chết người,
Tuyên truyền, giáo
dục, thiết kế hệ thống
điện an toàn,
Ngắt nguồn điện,
cứu người,

1.2. Những quan điểm về phòng chống tai nạn trong nhà trường
Công tác phòng chống tai nạn, thương tích là vấn đề của cả cộng đồng,

trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,… trong
mọi lĩnh vực, ngành nghề. Ngày 27/12/2001 tại công văn số 197/2001/QĐ-
TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống
tai nạn, thương tích giai đoạn 2010 - 2015, trong đó xác định rõ mục tiêu, giải
pháp và trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức, Bộ, ngành từ Trung
ương đến địa phương. Mục tiêu chung được xác định là:
“Từng bước hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà
trường, nơi công cộng nhằm đạt hiệu quả tích cực trong việc bảo đảm an
toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước, hạnh phúc của nhân dân, góp phần
bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội”.
9
Riêng đối với ngành giáo dục, tại công văn cũng đã xác định rõ trách
nhiệm: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
thực hiện chương trình sức khoẻ học đường, trong đó có nội dung phòng,
chống tai nạn, thương tích; xây dựng nhà trường an toàn, biên soạn tài liệu
giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trong nhà trường”.
Thực hiện quyết định nói trên, hàng loạt các văn bản của các Bộ, ngành
trung ương cũng được ban hành sau đó nhằm quy định cụ thể nhiệm vụ phòng
chống tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn lao động,… Có thể kể ra một vài
văn bản quy định liên quan đến công tác này trong trường học như sau:
- Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT-BGD&ĐT-BCA ngày 22/3/2002
của liên Bộ GD&ĐT-Công an về công tác bảo vệ an ninh – trật tự trong
trường học và cơ sở giáo dục.
- Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 20/11/2003 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn, thương tích trong
các cơ sở giáo dục.
- Quyết định số 4455/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ban hành quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn,

thương tích trong trường phổ thông.
- Quyết định số 17/2008/QĐ-BYT ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế về việc phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tai nạn, thương
tích tại cộng đồng đến năm 2010.
- Công văn số 4125/BGDĐT-CTHSSV ngày 20/5/2009 của Bộ GD&ĐT
về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích cho học sinh,
sinh viên.
10
Nội dung các văn bản đều hướng đến:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Xác định rõ phòng, chống tai nạn, thương tích là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược kinh tế - xã hội và phải được cụ thể hoá
thành kế hoạch, chương trình hành động của cơ quan, tổ chức.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục về phòng chống tai nạn, thương
tích.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao trách nhiệm của các
cấp quản lý trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích.
- Thực hiện các biện pháp kiên quyết, kịp thời để từng bước hạn chế
những tai nạn, thương tích, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng.
- Xây dựng các quy định về phòng, chống tai nạn, thương tích, bảo đảm
trật tự, an ninh, an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý để mọi người thực hiện.
Thực hiện quyết định của Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã
chủ động và phối hợp với nhiều cơ quan bộ, ngành, đoàn thể để xây dựng các
chương trình kế hoạch và hướng dẫn các tỉnh, thành, các sở giáo dục - đào tạo
có kế hoạch thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trong nhà trường. Tại
văn bản số 4178/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã lưu ý
các trường:
- Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức ở địa

phương để đảm bảo học sinh được “an toàn đến trường”.
- Chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền
nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ các hành vi đối xử không
thân thiện trong các cơ sở giáo dục.
- Phát huy hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, tạo một bước chuyển biến rõ rệt của các trường
11
trong việc xây dựng, cải tạo cảnh quan, nhà vệ sinh để thực sự đạt tiêu
chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn.
Để thực hiện vấn đề này, hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
cũng hướng dẫn các đơn vị trường học trong tỉnh triển khai kế hoạch phòng
chống tai nạn, thương tích và xây dựng nhà trường an toàn. Công văn số
1889/SGD&ĐT-CTHSSV ngày 03/09/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo
Đồng Nai cũng đã quy định rõ các tiêu chuẩn nhà trường an toàn, đó là:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm cho công tác phòng chống tai nạn
thương tích và xây dựng nhà trường an toàn.
- Cán bộ, giáo viên và nhân viên được tuyên truyền, hướng dẫn về
công tác phòng chống tai nạn thương tích.
- Trong năm không có trường hợp bị tai nạn thương tích dẫn đến chết
người tại đơn vị.
- Trên 80% nguy cơ gây tai nạn thương tích trong đơn vị cần được cải
tạo lại hoặc loại bỏ nhằm xây dựng được môi trường sinh hoạt, học tập an
toàn cho học sinh.
- Trên 60% tập thể nhận thức được nguy cơ và tham gia tích cực việc
phòng chống tai nạn thương tích.
- Tổ chức được hệ thống mạng lưới báo cáo, giám sát, ghi chép, phân
tích được trên 80% số trường hợp tai nạn thương tích.
- Chuẩn bị tốt tủ thuốc và các vật dụng phục vụ công tác sơ, cấp cứu
ban đầu.
- Giảm các vụ tai nạn thương tích so với năm trước.

Công văn cũng hướng dẫn các nội dung xây dựng nhà trường an toàn,
cụ thể là hướng dẫn phòng chống tai nạn, thương tích trong các lĩnh vực:
- Phòng ngừa tai nạn giao thông
- Phòng ngã
- Phòng ngừa bạo lực trong trường học
- Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc và các chất gây nghiện
12
- Phòng ngừa đuối nước
- Phòng ngừa điện giật
- Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
- Thực hiện tốt các biện pháp sơ cấp cứu
Như vậy, quan điểm của xã hội ta hiện nay là trong tất cả các ngành, các
cấp, các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là ở trường học phải chú trọng đến công
tác phòng chống tai nạn, thương tích, xây dựng đơn vị an toàn. Nhiều hội
nghị, hội thảo, hội thao, diễn tập cũng đã được tổ chức ở các ngành, các cấp
nhằm tập huấn, đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các yêu cầu trong tình
hình mới.
1.3. Thực trạng công tác phòng chống tai nạn trường học hiện nay
Theo thống kê của UNICEF, trên thế giới mỗi năm có khoảng 830.000
trẻ tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với khoảng 2.000 trẻ
em/ngày. Trong khi đó, riêng ở Việt Nam, năm 2007 đã có 7.894 trẻ em và
người chưa thành niên dưới 19 tuổi tử vong do tai nạn thương tích, tương
đương với hơn 21 em/ngày. Nguyên nhân chính dẫn tới tử vong do tai nạn
thương tích là: chết đuối nước, tai nạn giao thông đường bộ, ngộ độc, bỏng
nước sôi, điện giật, ngã và phần lớn nguyên nhân để xảy ra những tai nạn
thương tâm này là do thiếu sự chăm sóc của gia đình hoặc do người lớn thiếu
ý thức bảo vệ an toàn cho trẻ. Đây là nhận định được đưa ra tại buổi Lễ công
bố báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam
do Bộ LĐ-TB&XH và tổ chức UNICEF phối hợp thực hiện tại Hà Nội ngày
15/4/2010.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng và Môi trường về tình hình tai nạn
thương tích trên 59 tỉnh, thành phố nước ta trong năm 2009 như sau:
Nội dung
Mắc Chết
Số lượng % Số lượng %
Tổng số
1.121.113 100 7.799 100
Trên đường đi
495.099 44,16 5.158 66,14
Tại nhà
283.676 25,30 1.078 13,82
13
Trường học
35.904
3,20 258 3,31
Nơi làm việc
108.844 9,71 417 5,35
Nơi công cộng
97.006 8,65 322 4,13
Khác
100.584 8,97 566 7,26
Năm 2010 ngành giáo dục lại tiếp tục chứng kiến nhiều tai nạn ngay
trong nhà trường. Đặc biệt, không ít vụ dẫn đến những cái chết thương tâm
hoặc làm cho học sinh bị thương tích nghiêm trọng.
Ngày 1/3/2010, Nguyễn Thành Hưng, học sinh lớp 9B, Trường THCS
Đại Thành (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã bị tử nạn khi tham gia buổi lao động
của trường. Hoàn cảnh của gia đình học sinh xấu số này thật éo le: Hưng
không có bố, mẹ đã ngoài 40 tuổi và là con trai duy nhất. Nguyên nhân cái
chết là do việc phá dỡ một bức tường ngăn giữa hai trường cấp I và cấp II khi
nhà trường chuẩn bị xây dựng 8 phòng học mới. Mặc dù bức tường chỉ còn lại

hơn 1m, cao 1,5m nhưng khi 5 học sinh nam tham gia đẩy thì lực đẩy không
đều khiến cho bức tường đổ ngược lại phía các em.
Một cái chết hết sức thương tâm là của bé trai 3 tuổi Phan Quốc Cường
(xã Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng - Hà Nội) ngay trong ngày đầu đi học
hồi tháng 9/2010. Bé là con trai duy nhất trong nhà. Buổi sáng định mệnh 7/9,
bé Cường được bà nội đưa đến lớp và được hai cô giáo ra đón. Do trường
chưa có nhà ăn, lại sốt ruột vì cháu ngày đầu đi học nên mới 9 giờ, bà nội đã
ra trường đón bé. Nhưng thật đau đớn, khi ra đón cháu, bà chỉ còn được nhận
một thi thể lạnh ngắt. Bé Cường đã bị chết đuối ở ao đình làng cạnh trường.
Ngày 23/11, một tai nạn thương tâm cũng đã cướp đi sinh mạng của
cháu bé 5 tuổi Đàng Ca Xít (Ninh Phước- Ninh Thuận) khi bé theo anh, chị
đến trường tiểu học Vĩnh Thuận chơi và sảy chân ngã xuống hố bể phốt đang
xây dở. Công trình không có biển cảnh báo, không có rào chắn bảo vệ.
Mới đây nhất là ngày 21/2, hai học sinh Hoàng Anh và Đại, lớp 3E,
Trường Tiểu học Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội đã bị rơi xuống từ tầng 3
của toà nhà mới xây trong trường. Vụ tai nạn khiến một em bị thương nặng,
gãy xương đùi phải và hiện đang phải nẹp định vị.
14
Những tai nạn tương tự cũng đã xảy ra trong các trường học trên nhiều
tỉnh, thành cả nước.
Ở Đồng Nai, việc triển khai công tác phòng chống tai nạn, thương tích
trong trường học thời gian qua bước đầu đã mang lại một số kết quả đáng
khích lệ, giảm được các nguy cơ gây tai nạn cho học sinh và đưa hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích tại các đơn vị cơ sở đi vào nề nếp. Tuy nhiên
số học sinh bị tai nạn vẫn còn xảy ra không ít. Trong những ngày gần đây, lại
nổi lên mấy trường hợp tai nạn giao thông dẫn đến tử vong của một học sinh
THPT Nguyễn Trãi, hai học sinh THPT Bàu Hàm v.v. Về mặt khách quan mà
nói hệ thống giao thông đô thị, cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại cho học sinh
còn nhiều yếu kém, điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tai nạn. Nhưng chủ quan phải thừa nhận là một bộ phận học sinh chưa có ý

thức, chưa được giáo dục đầy đủ ý thức phòng chống tai nạn, thương tích.
Điều này phản ảnh thực tế công tác phòng chống tai nạn thương tích trong các
trường học còn nhiều bất cập, chưa thực hiện tới nơi, tới chốn.
Phân tích bảng thống kê năm 2009 của Cục Y tế Dự phòng và Môi
trường về tình hình tai nạn thương tích trên 59 tỉnh, thành phố nước ta cho
thấy số lượng tai nạn (3,20%) và tử vong (3,31%) trong nhà trường là ít nhất
so với các khu vực khác; nhưng tỷ lệ tử vong trên tổng số tai nạn là khá lớn,
chỉ đứng sau số tai nạn xảy ra trên đường đi, cụ thể như sau:
Tổng số tai nạn Số tử vong Tỷ lệ %
Trên đường đi
495.099 5.158 1,04
Tại nhà
283.676 1.078 0,38
Trường học
35.904 258 0,72
Nơi làm việc
108.844 417 0,38
Nơi công cộng
97.006 322 0,33
Khác
100.584 566 0,56
Con số 0,72 % này cho thấy:
- Mức độ nghiêm trọng của các tai nạn xảy ra trong nhà trường.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tai nạn, thương tích trong
nhà trường còn yếu kém.
15
- Kỹ thuật và các phương tiện, thiết bị sơ cấp cứu ban đầu khi xử lý sự cố
xảy ra là kém hiệu quả.
Dưới đây là một số hình ảnh về tai nạn, thương tích và công tác phòng
chống tai nạn, thương tích trong nhà trường.

16
Hình 1: Minh Quốc,
15 tuổi, học sinh lớp 9B Trường THCS Lê Văn
Tám, xã An Hòa, huyện Tuy An, Phú Yên bị bỏng nặng khắp mặt và
ngực trong lúc đang tiến hành thí nghiệm môn hóa ngày 12.2.2006.
Hình 2: Bàn tay của Lưu Chí Hảo, h
ọc sinh lớp 8A Trường THCS xã
Đức Bình Tây, Phú Yên sau một vụ nổ hóa chất trong thí nghiệm.
17
Hình 4: Lan can tầng 3 nơi Hoàng Anh và Đại, Trường TH
Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội đã bị rơi xuống
Hình 3: Phạm Minh Thống, học sinh trường THPT
Nha Mâm, Đồng Tháp bị thương sau môt vụ ẩu đả.
18
Hình 6: Ao đình làng bên hông trường, nơi bé Phan Quốc
Cường, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội chết đuối.
Hình 7: 3 cột bê tông cũ, xây trên nền gạch, không có móng cột của
trường Tiểu học Chính Nghĩa, phường Tiên Cát, TP Việt Trì (tỉnh Phú
Thọ), khiến em Nguyễn Ngọc Thắng, học sinh lớp 3B bị chấn thương
phần hộp sọ, đã tử vong sau đó tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
19
Hình 8: Bỏng là tai nạn rất dễ xảy ra ở các em tuổi học đường
Hình 9: Hội nghị tư vấn về xây dựng chương trình phòng
chống tai nạn thương tích trẻ em ngày 29/6/2010 tại Hà Nội
Công tác phòng chống tai nạn, thương tích hiện nay đang đặt ra thách thức
khá lớn cho các nhà quản lý trường học. Cần phải biết nhận diện, dự đoán, dự
phòng các mối nguy đang hiện hữu trong nhà trường để từ đó có những giải
pháp tích cực nhằm hạn chế, ngăn ngừa tất cả những tổn thất do tai nạn có thể
gây ra.
1.4. Tiểu kết

Sau khi đưa ra một số khái niệm liên quan đến đề tài, chương 1 đã nêu
lên các quan điểm và thực trạng công tác phòng chống tai nạn, thương tích
nói chung và phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường nói riêng.
Mục đích của chương là cho thấy tầm quan trọng, tính bức thiết của công tác
phòng chống tai nạn, thương tích trong nhà trường; từ đó, xác định các mối
nguy tiềm ẩn trong trường học và có các biện pháp phòng, chống tích cực.
20
Hình 10: Hội thảo quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
đến năm 2020 tại Hà Nội, tháng 12/2009
Chương 2
NHẬN DIỆN MỐI NGUY TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1. Khái niệm
Nhận diện mối nguy (risk) là quá trình nhận biết một mối nguy tồn tại
và xác định tính chất của nó. Đó có thể là một mối nguy hiển hiện, có thể
nhận thấy và dự đoán được hậu quả của nó; nhưng cũng có thể là mối nguy
tiềm ẩn, không thể lường trước được.
21
Trong thực tế, việc nhận diện mối nguy thường được dựa vào một số
dấu hiệu sau:
- Đối chiếu với các yêu cầu của chuẩn: Một sản phẩm, một công việc,
một hoạt động nếu không phù hợp với chuẩn đều có khả năng xảy ra rủi ro,
tổn thất. Ví dụ: độ chịu lực của mũ bảo hiểm, nồng độ bụi cho phép trong
không khí,…
- Đối chiếu với các quy định pháp lý: Nhiều sản phẩm, hoạt động có
nguy cơ rủi ro cao thường được chế định bằng các quy định nghiêm ngặt bởi
các cơ quan chức năng. Ví dụ: các quy định về quản lý hóa chất, quy định về
đăng kiểm thiết bị,…
- Căn cứ vào bản chất công việc: công việc phức tạp/đơn giản, huy động
lực lượng nhiều/ít, diễn ra ngoài trời/trong nhà,… luôn chứa đựng các nguy
cơ cao/thấp khác nhau.

- Căn cứ vào những chỉ dẫn lý thuyết đã được tổng kết từ các nhà lý
luận, học thuật, quản trị.
- Căn cứ vào những kinh nghiệm thu thập được trên hiện trường.
Một cách khác để nhận diện mối nguy và dự đoán rủi ro là căn cứ vào
nguyên nhân của chúng. Có mấy nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro là:
- Con người: có thể xảy ra gây cấn, phá hoại,…
- Vật tư, thiết bị: có thể không phù hợp, gây cháy, nổ, phóng xạ,…
- Hệ thống: hỏng hóc khi vận hành, phá hủy hàng loạt,…
- Môi trường: thiếu ánh sáng, nhiệt độ, đầy khí bẩn, khói bụi,…
2.2. Phân loại những mối nguy trong nhà trường
Những mối nguy có thể được phân loại vào các nhóm sau:
22
2.2.1. Mối nguy vật lý
Trong trường học, các mối nguy vật lý có thể được xác định như:
- Tiếng ồn: trường học gần chợ, gần đường, gần các nhà máy, xí nghiệp
hoặc đang trong giai đoạn thi công, sửa chữa,…
- Nhiệt độ cao: trường học thuộc vùng nhiệt đới, trong thành phố, trong
cụm khu công nghiệp, vào mùa nắng nóng, không có cây bóng mát,…
- Vị trí cao/thấp: các vật dụng trên cao, các hầm, hố,… trong nhà
trường đều có nguy cơ xảy ra rủi ro.
- Điện: hệ thống điện xuống cấp hoặc quá tải, dụng cụ điện không an
toàn,…
- Các vật bén, nhọn, nhám,… có thể gây nguy cơ khi rơi, va, đập,…
- Bức xạ từ các máy móc điện tử sử dụng trong nhà trường.
2.2.2. Mối nguy hóa học
Các mối nguy hóa học có trong nhà trường hầu hết là các hóa chất có
trong phòng thí nghiệm, thường là:


PHYSICAL

CHEMICAL BIOLOGYCAL ERGORNOMIC

23



- Chất gây nổ
- Chất lỏng cháy
- Chất ăn mòn
- Chất oxy hóa vật liệu
- Chất độc, chất sinh ung thư
- Các loại khí
2.2.3. Mối nguy sinh học
Mối nguy sinh học thường có mặt ở khắp nơi trong môi trường, đó là:
- Chất thải sinh học: máu, chất thải,… của người hay động vật có bệnh.
- Virus, vi khuẩn từ các chất hữu cơ phân hủy hoặc có trong không khí.
- Ký sinh trùng, côn trùng: nhện, rắn, muỗi, bò cạp,…
- Các loại cây có chất độc hại trồng trong trường.
2.2.4. Mối nguy thể chất
Mối nguy gây ra do các yếu tố ảnh hưởng lên sự mệt mỏi của cơ bắp,
của giác quan hay trí não, nói chung là thể chất và tinh thần của con người,
như là:
- Thiếu ánh sáng
- Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và ẩm độ
- Mức độ công việc hoặc nặng nề, hoặc đơn điệu
- Các mối quan hệ căng thẳng, không thân thiện
- Tác dụng phụ của thuốc trong khi làm việc
- Kém động viên tinh thần
- Thể chất yếu kém, suy kiệt
2.3. Đánh giá rủi ro từ những mối nguy trong nhà trường

24
Đánh giá rủi ro là quá trình ước lượng rủi ro gây ra từ các mối nguy để
từ đó có các biện pháp kiểm soát thích hợp. Dựa vào các mối nguy đã nhận
diện, người ta dự đoán các khả năng và mức độ rủi ro có thể xảy ra.
Một số rủi ro, tai nạn thường xảy ra trong trường học là:
- Té ngã do nhiều nguyên nhân: sân trường, lớp học không bằng phẳng,
trơn trợt; cửa sổ, hành lang không có lan can hoặc lan can quá thấp; cầu thang
không có tay vịn hoặc tay vịn quá thấp; bàn ghế cũ, không chắc chắn,…
- Bỏng: bình nước lọc nóng lạnh hỏng, thức ăn lỏng, nước sôi, ở căn
tin; các hóa chất trong phòng thí nghiệm,…
- Điện giật: hệ thống điện, dụng cụ điện,… không an toàn.
- Đuối nước: ao, hồ, giếng, bể nước trong khuôn viên trường không có
nắp đậy che chắn, rào cản,…
- Ngộ độc thức ăn, nước uống; trúng độc do côn trùng, cây cỏ, các loại
hóa chất bôi, xịt,…
- Bị va, đập do các vật dụng rơi, đổ.
- Bạo lực trong học đường: thương tích do học sinh đánh lộn hoặc bị
trừng phạt; sự căng thẳng, ức chế tinh thần do bị la rầy, trừng phạt,…
Tất cả những rủi ro nói trên đều có thể để lại hậu quả đó là sự tổn thất
về tài sản, thiệt hại tính mạng, hoặc giảm sút chất lượng so với yêu cầu.
Người ta thường đánh giá mức độ các rủi ro theo thang độ sau:
25

×