LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tích
cực từ phía nhà trường, các cấp lãnh đạo và cán bộ tại Chi cục hải quan cửa khẩu
Hoành Mô. Em xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Thương
mại quốc tế trường Đại học Thương Mại. Cảm ơn các thầy cô giáo – các giảng viên của
trường – những người đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để giúp em hoàn
thành bài khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Cử nhân Nguyễn Vi Lê – người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chi cục hải quan cửa khẩu
Hoành Mô đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và
điều tra số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên chia sẻ, giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trịnh Vân Thiên Long
1
SVTH: Trịnh Vân Thiên Long GVHD: Nguyễn Vi Lê
MỤC LỤC
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế - ĐHTM
SVTH: Trịnh Vân Thiên Long GVHD: Nguyễn Vi Lê
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
1. DANH MỤC BẢNG
TÊN BẢNG TRANG
Bảng 3.1: Kết quả thu thuế XNK của chi cục trong giai đoạn 2010-2012 18
Bảng 3.2: Kết quả bắt giữ, xử lý gian lận thương mại trong các năm 2010-2012 19
Bảng 3.3: Thời gian tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai trung bình qua các năm
2010-2012
21
Bảng 3.4: Tỷ lệ sai sót trong xử lý hồ sơ của chi cục qua các năm 2010-2012 23
Bảng 3.5: Tỷ lệ DN vi phạm trong các năm 2010-2012 25
Bảng 3.6: Tỷ lệ phân luồng hồ sơ hàng nông sản XK 3 năm 2010-2012 27
Bảng 3.7: Tỷ lệ hồ sơ bị trả lại do sai phạm trong các năm 2010-2012 28
Bảng 3.8: Tỷ lệ DN có gian lận hồ sơ qua các năm 2010-2012 29
Bảng 3.9: Tỷ lệ phát hiện vi phạm trong kiểm tra thực tế hàng hóa qua các năm
2010-2012
31
Bảng 3.10: Kết quả công tác phúc tập hồ sơ mặt hàng nông sản tại Chi cục 33
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế - ĐHTM
SVTH: Trịnh Vân Thiên Long GVHD: Nguyễn Vi Lê
2. DANH MỤC HÌNH
TÊN HÌNH TRANG
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục
15
Hình 3.2: Cơ cấu trung bình mặt hàng nông sản XK 2010-2012
16
Hình 3.3: Biểu đồ tương quan kết quả thu thuế XNK trên chỉ tiêu trong các năm
2010 - 2012
18
Hình 3.4: Biểu đồ sự thay đổi thời gian giải quyết hồ sơ trung bình qua các năm
2010-2012
21
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ DN XK nông sản trên tổng số DN XK các năm 2010 -
2012
23
Hình 3.6: Quy trình tổng quát phân luồng hồ sơ hàng XK
26
Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ phân luồng hàng nông sản XK qua các năm 2010-2012
27
Hình 3.8: Sơ đồ quy trình kiểm tra thực tế hàng hóa
30
Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ số DN có sai phạm và số DN chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế XK qua các năm 2010-2012
32
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế - ĐHTM
SVTH: Trịnh Vân Thiên Long GVHD: Nguyễn Vi Lê
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
1 DN Doanh nghiệp
2 CK Cửa khẩu
3 XNK Xuất nhập khẩu
4 XK Xuất khẩu
5 HQĐT Hải quan điện tử
2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 C/O Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
2 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại quốc tế
3 ASEAN
Association of
Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế - ĐHTM
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu của mọi quốc
gia, mọi nền kinh tế. Nó đẩy nhanh tốc độ tang trưởng và phát triển kinh tế của các
nước hay các khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó và
đang thực hiện định hướng xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, hội nhập sâu
rộng trong khu vực và trên thế giới. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp kinh doanh quốc quốc tế của Việt nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng
tang, các loại hình XNK ngày càng phong phú đa dạng. Để thích ứng và phát triển
trong dòng chảy mạnh mẽ của hội nhập, Hải quan cần phải đổi mới, hoàn thiện theo
hướng HĐH đảm vảo thực hiện thông suốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về HQ. Thủ tục
XNK đóng vai trò then chốt trong tạo thuận lợi cho thương mại và tạo tập môi trường
thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản và tiên quyết của HQ là phải thực hiện Kiểm
tra, giám sát HQ đối với hàng hóa XNK theo hợp đồng thương mại. Đồng thời, trước
áp lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm thiểu sự can thiệp từ phía Chính phủ
ngày càng tăng, HQ các nước cũng phải tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thương mại. Vậy bài toán đặt ra là làm sao có thể vừa kiểm tra, kiểm soát được tất cả
hàng hóa XNK vừa tao sự thông thoáng cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn
lực còn có hạn của nước ta? Để giải quyết vấn đề này, đã có rất nhiều cơ quan hải quan
trên thế giới, đặc việt là ở các nước đang phát triển thay đổi quy trình thủ tục hải quan,
chuyển từ quy trình quản lý toàn diện sang quy trình quản lý rủi ro, từ bỏ tư duy “gác
cửa” biên giới quốc gia sang tư duy kiểm soát, khẳng định vai trò trung tâm trong tiến
trình hiện đại hóa hải quan.
Ở nước ta, các chính sách pháp luật liên quan đến các quy trình thủ tục HQ cũng
thường xuyên thay đổi. Như thông tư 112/2005/TT-BTC được thay bằng thông tư
6
79/2009/TT-BTC; quyết định 874/TCHQ ban hành quy trình thủ tục hải quan đổi với
hàng hóa XNK được thay bằng quyết định 1171/TCHQ… Tuy nhiên, việc thiếu đồng
bộ và không sát thực tế của các chính sách này đã khiến cho việc thực thi tác nghiệp
hải quan gặp nhiều khó khan. Bên cạnh đó, trong 3 năm trờ lại đây, ngành HQ có một
sự thay đổi lớn, mang tính bản chất, đó là việc ứng dụng quy trình thủ tục Hải quan
điện tử tại nhiều đơn vị HQ trên cả nước. Đây là một sự thay đổi hết sức tích cực, đem
lại nhiều lợi ích cho HQ cũng như DN, góp phần nâng cao chất lượng cũng như kim
ngạch hàng hóa XNK của HQ. Tuy nhiên, việc thực hiện thiếu đồng bộ, nửa vời cùng
như sự thiếu hụt về nhân lực, công nghệ đang khiến công cuộc này vấp phải nhiều khó
khăn. Do đó, để đáp ứng một cách tốt nhất sự hiệu quả của Hải quan, góp phần vào sự
phát triển đi lên của nền kinh tế nước nhà, nhất thiết phải có những giải pháp để hoàn
thiện và thực hiện ngày một tốt hơn những quy trình, thủ tục hải quan hiện tại.
1.2 Xác lập và tuyên bố về đề tài
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, thể hiện ở việc nông nghiệp hay hàng
hóa nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề, hàng hóa ở nước ta. Trong
nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường khu vực và vươn ra thế giới thì nông
sản vẫn là một trong những mặt hàng chủ đạo, có thế mạnh và lợi thế so sánh của nước
ta so với các đối thủ cạnh tranh khác, đơn cử như mặt hàng lúa gạo hay cà phê. Và
cũng như những mặt hàng khác, cộng với những đặc thù riêng có của mình, hàng nông
sản cũng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xuất khẩu.
Những năm gần đây, ở trong nước nói chung hay tại trường Đại học Thương
mại nói riêng cũng đã có những nghiên cứu về việc hoàn thiện quy trình hải quan xuất
khẩu hàng nông sản. Tuy nhiên, với những sự thay đổi nhanh chóng của đường lối,
pháp luật hay sự cải tiến, hiện đại hóa của Hải quan cùng với tính cơ động của nền kinh
tế, ngày càng có nhiều vấn đề mới được đặt ra, trong đó có nhiều vấn đề mang tính cấp
thiết, cần một giải pháp hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài
khóa luận: “Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nông sản xuất khẩu tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô”.
7
1.3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thủ tục hải quan và cơ sở pháp lý về thủ tục hải
quan cho hàng nông sản xuất khẩu
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy trình xuất khẩu hàng nông sản tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan
cho hàng nông sản xuất khẩu tại Chi cục.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho
hàng nông sản xuất khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu giới hạn về không gian, thời gian. Có phạm vi rõ ràng giúp
cho việc tìm hiểu số liệu, thống kê trở nên tập trung, có trọng điểm, từ đó đưa ra những
phân tích hợp lý, chính xác.
Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô
Về thời gian: Nghiên cứu thủ tục hải quan cho hàng nông sản xuất khẩu trong
giai đoạn 2009-2012
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu
1.6.1.1 Dữ liệu thứ cấp:
Sử dụng dữ liệu thu thập được từ các nguồn:
Báo cáo tổng kết công tác 2010, 2011, 2012 của Chi cục hải quan cửa khẩu
Hoành Mô
Báo cáo tổng hợp tờ khai đã đăng ký Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô các
năm 2010, 2011, 2012
Báo cáo thuế XNK các năm 2010, 2011, 2012 của chi cục
Báo, tạp chí nội bộ; các thông tin trên các báo Nhân dân, báo Lao động xã hội,
báo Quảng ninh có liên quan
Website: Tổng cục hải quan, Cục hải quan Quảng Ninh, baohaiquan.vn…
Các số liệu thu thập từ Tổ nghiệp vụ, Tổ tổng hợp
Các số liệu thu thập từ tham khảo một số cá nhân có liên quan
8
1.6.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp qua quan sát thực tế trong quá trình thực tập tại đơn vị;
phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu với đơn vị; tham khảo ý kiến
các chuyên gia về các nội dung xoay quanh quy trình hải quan đối với hàng nông sản
xuất khẩu tại Chi cục.
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp là các văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện thủ tục
hải quan: chọn lọc những thông tin cụ thể liên quan đến đề tài
Đối với số liệu cần có sự sắp xếp, thống kê, sử dụng các bảng biểu để thể hiện,
nhìn nhận quá trình phát triển và hướng giải quyết vấn đề
Đối với dữ liệu sơ cấp: cần thu thập thông tin một cách có trọng tâm, biết xác
định những thông tin cần thiết, có sự xác thực thông tin cẩn thận
1.7 Kết cấu khóa luận
Căn cứ vào nội dung đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng đến, kết cấu của bài
nghiên cứu gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luật về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nông sản
xuất khẩu
Chương 3: Thực trạng công tác xuất khẩu hàng nông sản tại Chi cục
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình xuất
khẩu hàng nông sản tại Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành mô.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU HOÀNH MÔ
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Thủ tục hải quan, quy trình thủ tục hải quan
Khái niệm Thủ tục Hải quan theo Công ước Kyoto:
Theo định nghĩa tại chương 2 Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa thủ
tục Hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi): “Thủ tục Hải quan là tất cả các hoạt động tác
nghiệp mà bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ Luật hải
quan”.
Khái niệm thủ tục Hải quan theo Pháp luật Việt Nam:
Theo quy định của Luật hải quan năm 2001, tại khoản 6, Điều 4 và Điều 16:
“Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai HQ và công chức HQ phải thực hiện
theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Khái niệm quy trình thủ tục Hải quan:
Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan
phải thực hiện để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền
Quy trình thủ tục HQ thường được ban hành kèm theo bởi một quyết định của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan)
2.1.2 Các khái niệm liên quan
Kiểm tra hải quan
Kiểm tra Hải quan là một khâu nghiệp vụ cơ bản trong quy trình thủ tục Hải
quan. Theo công ước Kyoto, Kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do Hải quan
áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ Pháp luật hải quan.
Còn theo luật HQ Việt Nam, kiểm tra Hải quan được hiểu là việc kiểm tra hồ sơ
Hải quan (gồm tờ khai và các chứng từ liên quan) và kiểm tra thực tế hàng hóa,
phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
10
Giám sát Hải quan
Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên
trạng của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý Hải quan.
Thông quan hàng hóa
Theo quy định trong Luật hải quan Việt Nam: “Thông quan là việc cơ quan hải
quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất
cảnh, nhập cảnh” (Điều 4 khoản 11)
Tuy nhiên, trong Công ước Kyoto sửa đổi, khái niệm thông quan Hải quan rộng
hơn: “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để cho phép hàng hóa được
đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu, được đặt dưới một chế độ quản
lý Hải quan khác”.
Người khai hải quan
Là người thực hiện hành vi khai báo hải quan, bao gồm chủ hàng hóa, chủ
phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.
Công chức hải quan:
Là người được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo pháp luật cán bộ công chức
Phân luồng hồ sơ:
Là việc Hồ sơ hải quan được phân làm ba luồng xác định hình thức kiểm tra
Luồng xanh: Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết Hồ sơ hải quan, thuế, giá
Luồng đỏ: ngoài việc kiểm tra chi tiết hồ sơ Hải quan còn phải thực hiện kiểm
tra thực tế hàng hóa có thể là 5%, 10% hoặc toàn bộ lô hàng
Hải quan điện tử
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương
tiện điện tử trên cơ sở hệ thống quản lý dữ liệu tập trung của Hải quan
Nguyên tắc phân luồng trong hải quan điện tử
Khi nhận được thông tin khai hải quan điện tử của DN, trên cơ sở phân tích
thông tin và các tiêu chí kiểm tra theo quy định, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm
11
tra và chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử hoặc thông báo từ chối chấp nhận có
nêu rõ lý do thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
Trường hợp chấp nhận thông tin khai điện tử thì cấp số tờ khai hải quan điện tử
và phân luồng theo một trong các hình thức sau:
Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (Luồng
Xanh);
Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
(Luồng Vàng);
Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa
trước khi thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ).
Cơ quan Hải quan gửi Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử
cho DN.
Nguyên tắc phân luồng
Cơ quan Hải quan chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện
tử (luồng Xanh) đối với các trường hợp sau:
Đối với hàng xuất khẩu nếu có đủ một trong các điều kiện sau:
Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu);
Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp văn bản cho phép cho cơ
quan Hải quan.
Hàng hóa của các DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan nếu có đủ 2
điều kiện sau:
Hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, danh mục XNK có điều kiện
hoặc phải giám định, phân tích phân loại; hàng hóa thuộc danh mục nhưng
đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan theo quy định.
Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
12
Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa
(luồng Vàng) đối với các trường hợp sau:
Hàng hóa thuộc danh mục cấm XNK, danh mục hàng hóa XNK có điều kiện,
hàng hóa phải giám định phân tích phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép
cho cơ quan Hải quan;
Hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế ngay;
Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh nhưng phát hiện có nghi vấn về hồ
sơ hải quan.
Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước
khi thông quan hàng hóa (Luồng Đỏ) đối với các trường hợp sau:
Hàng hóa XNK của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan;
Hàng hóa không thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng trên đây, căn cứ
vào kết quả thu thập, phân tích thông tin quản lý rủi ro từ cơ sở dữ liệu, từ trinh
sát hải quan, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có
khả năng vi phạm pháp luật về hải quan phải kiểm tra thực tế;
Hàng hóa thuộc diện phân vào luồng Xanh, luồng Vàng nhưng phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan điện tử ra
quyết định chuyển luồng thích hợp.
2.1.3 Khái niệm, đặc điểm hàng nông sản
Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm có
nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật
sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật
Nông sản là một mặt hàng có tính đặc thù khá cao. Quá trình sản xuất, thu hoạch,
buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi
13
dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào
những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán
thường cao. Chính vì vậy, đối với mối doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản,
việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài) từ đó
đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua dự trữ để đáp ứng những đơn đặt
hàng vào lúc trái vụ là thực sự cần thiết. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng
vào lúc trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn
rất nhiều. Ngoài ra do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoach hàng
nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Với đặc tính này buộc doanh
nghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thực hiện
công tác thu mua có hiệu quả.
Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu, thời tiết. Nếu năm nào,
khu vực nào có mưa thuận gió hoà, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, hàng nông
sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ. Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí
hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì hàng nông sản sẽ
khan hiếm và có chất lượng không cao, gía cao. Căn cứ vào đặc tính này các doanh
nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình. Chẳng hạn: Khu vực thị trường nào
có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp, là đối thủ cạnh
tranh của doanh nghiệp có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường
xuyên thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa hàng nông sản. Doanh nghiệp phải tận dụng ngay
cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của
người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan
tâm. Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu
được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn toàn thực
phẩm, kiểm dịch, xuất xứ Vì vậy để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc
doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra.
Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả
hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông sản
14
không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo
quản và chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo
quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất
dễ ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
phải quan tâm tới điều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy định trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh.
2.2 Vai trò của thủ tục hải quan xuất khẩu
Quy trình thủ tục hải quan luôn đóng vài trò then chốt trong tiến trình toàn cầu
hóa và thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của thủ tục hải quan xuất khẩu thể hiện ở
một số điểm như sau:
Thực hiện chức năng thu thuế Hải quan và các loại thuế khác trên hàng xuất
khẩu, đóng góp một nguồn thu không nhỏ vào Ngân sách quốc gia
Cung cấp nguồn dữ liệu chính xác và kịp thời cho nguồn dữ liệu thương mại
quốc gia, là cơ sở tạo dựng nên dữ liệu thống kê thương mại quốc gia
Đảm bảo áp dụng nhất quán về thuế đối với các DN, ngăn chặn bóp méo kinh
tế. Đảm bảo hàng hóa xuất khẩu không bị phân loại sai, khai tăng hoặc giảm giá
trị hóa đơn hoặc áp dụng mực thuế ưu đãi theo xuất xứ hoặc theo các căn cứ
khác. Bảo đảm áp dụng công bằng các ưu đãi thế cho DN, bảo vệ lợi ích thương
mại của chủ sở hữu thương hiệu và bản quyền.
Tạo sự thông thoáng, kích thích hàng xuất khẩu, tạo tiền đề cho việc phát triển,
vươn ra khu vực và thế giới của các doanh nghiệp, góp phần cho quá trình phát
triển kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, duy trì sự cân đối giữa việc tạo thuận
lợi thương mại và thi hành pháp luật trong thu thuế và bảo vệ xã hội.
2.3 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nông sản xuất khẩu thương mại
Trình tự thực hiện:
15
2.3.1 Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ
khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra
thực tế hàng hoá
Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư
số 79/2009/TT-BTC.
Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính
sách mặt hàng):
Công chức hải quan sẽ vào chương trình quản lý thông tin vi phạm Vicum để
xem thông tin vi phạm của DN, xác định DN có vi phạm ân hạn thuế không. Để
biết chi tiết lý do DN không được ân hạn thuế thì công chức tiếp nhận còn phải
tra cứu trên mạng NET OFFICE tại trang WEB RISKMAN.
Vào chương trình kế toán KT559 để tra cứu danh sách tờ khai nợ thuế, kiểm tra
xem DN có bị cưỡng chế làm thủ tục hay không
Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự
động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
Nếu đủ điều kiện được phép đăng ký tờ khai thì công chức tiếp nhận sẽ tiến hành
nhập các thông tin trên tờ khai vào Chương trình quản lý tờ khai SLXNK.
Hệ thống máy tính chấp nhận thông tin và được tự động xử lý theo Chương trình
quản lý rủi ro RISKMAN và đưa ra lệnh hình thức. Nếu hồ sơ thuộc luồng xanh thì
công chức tiếp nhận phải vào Chương trình kế toán quản lý KT559 để cập nhật số thuế
của lô hàng và in Chứng từ số thuế phải nộp của DN.
Đối với các lô hàng phải xác định giá trị tính thuế (có tờ khai trị giá) công chức
tiếp nhận phải cập nhật các thông tin tại tờ khai trị giá vào Hệ thống dữ liệu thông tin
giá tính thuế GTT22
Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan
Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản
2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được
lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
16
Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được
miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng
hoá sang Bước 2.
2.3.2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra
thực tế:
Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời
điểm kiểm tra thực tế hàng hoá
Kiểm tra thực tế hàng hóa
Nhập kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào chương trình quản lý tờ khai SLXNK
Nhập thông tin chi tiết hàng hóa (với những tờ khai có tờ khai trị giá) vào chương
trình GTT22
Đối với những lô hàng có kết quả kiểm tra sai lệch với khai báo tại tờ khai thì
công chức kiểm hóa vào chương trình quản lý tờ khai SLXNK để tra cứu thông tin mặt
hàng của DN là xuất khẩu lần đầu hay nhiều lần để xem xét xử lý vi phạm
Đối với các trường hợp có vi phạm bị xử lý, cập nhật vi phạm vào chương trình
quản lý thông tin vi phạm Vicum.
Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra
Xử lý kết quả kiểm tra
Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
2.3.3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ
khai cho người khai hải quan.
2.3.4: Phúc tập hồ sơ
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
Thành phần hồ sơ:
Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều
6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác): nộp 01
bản sao;
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
17
Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các
chứng từ sau:
Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại
hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;
Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy
định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi
xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo
dõi trừ lùi;
Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính;
Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy
tờ nêu trên, phải có thêm:
Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng
ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo
hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình
bản chính để đối chiếu và trừ lùi;
Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp
hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá
không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng
thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định
giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với
trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối
chiếu;
Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;
Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết: tối đa 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Hải quan
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
18
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK;
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan.
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại.
Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải
quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế
19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HOÀNH
MÔ
3.1 Giới thiệu về chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô
Tên đơn vị: Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô – Trực thuộc Cục hải quan Quảng
Ninh
Địa chỉ: Xã Hoành Mô – Huyện Bình Liêu – Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333 757 282
Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô được thành lập tháng 11 năm 1991 sau
khi quan hệ giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hóa và ký Hiệp
định thương mại, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa hai
nước. Ngày 11/4/2012, Cửa khẩu Hoành Mô được nâng cấp từ cửa khẩu phụ lên cửa
khẩu chính theo Quyết định 417/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
Chức năng: Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hang hóa
xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoành Mô theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ và thủ tục hải quan; chế độ kiểm tra,
kiểm soát, giám sát về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
Thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; áp dụng các
biện pháp bảo đảm thu đúng, thu đủ, nộp ngân sách kịp thời theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu trong phạm vị quyền hạn được giao
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục hải quan Quảng Ninh giao phó
20
Cơ cấu tổ chức:
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục
Nguồn: tác giả tổng hợp
Cơ cấu tổ chức của Chi cục theo mô hình Trực tuyến – chức năng với 21 cán bộ
nhân viên được chia thành 5 tổ đội công tác với các nhiệm vụ được phân chia rõ ràng
đảm bảo hiệu quả và không chồng chéo trong quá trình hoạt động.
3.2 Tổng quan tình hình hoạt động của Chi cục
3.2.1 Công tác giảm sát quản lý hàng nông sản xuất khẩu
Các mặt hàng nông sản XK chủ yếu tại chi cục:
Rau quả: 39%
Sắn và các sản phẩm từ sắn: 15%
Hồi, quế: 25%
Lạc nhân: 14%
Một số sản phẩm khác: Hạt điều, chè 7%
Hình 3.2: Cơ cấu trung bình mặt hàng nông sản XK 2010-2012 (đ/v tính: %)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tờ khai đã đăng ký
Trong giai đoạn 3 năm kể từ 2010 đến 2012, kim ngạch XK nông sản tại chi cục
có nhiều biến động, nhất là vào quý IV năm 2011 và trong năm 2012 kim ngạch XNK
có sự giảm sút do tuyến đường 18C nối Bình Liêu – Tiên Yên với các tuyến đường trục
chính đang trong quá trình sửa chữa toàn diện cộng với thời tiết mưa, đường trơn, các
21
Tổ đội thủ tục
Tổ quản lý thuế
Chi cục phó
Đội tổng hợp
Chi cục trưởng
Đội nghiệp vụ
Đội chống buôn lậu và
GLTM
Chi cục phó
container chở hàng thường gây ra tắc đường hoặc xảy ra tai nạn, các chủ hàng phải
chuyển sang XK qua một số cửa khẩu khác như Bắc Phong Sinh. Cùng với đó là một
số lý do chủ quan nên thời gian này kim ngạch xuống mức khá thấp, nhưng nói chung
giá trị trung bình năm đạt được đều ở mức tốt, phù hợp với tiềm lực cũng như các yếu
tố tác động liên quan. Trong đó kim ngạch đạt mức cao nhất ở năm 2011 với hơn 1,1 tỷ
VND, tăng 180% so với cùng kỳ năm 2010, sau đó giảm xuống còn khoảng 75% vào
năm 2012
3.2.2 Công tác thu thuế XNK
Công tác tổ chức, quản lý thu thuế XNK trên địa bàn quản lý của Chi cục luôn
tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; thực hiện nghiêm túc các quy trình, nguyên
tắc, chế độ kiểm toán; thực hiện thu đúng, thu đủ, nộp tiền vào kho bạc Nhà nước đúng
quy định, đồng thời triển khai thực hiện tốt việc phối hợp giữa Hải quan – Kho bạc –
Ngân hàng trong việc thu thuế XNK tại Chi cục.
Bảng 3.1: Kết quả thu thuế XNK của chi cục trong giai đoạn 2010-2012
Năm
Số thuế thu được (tỷ
đồng)
Chỉ tiêu (tỷ đồng)
Kết quả đạt được so với kế
hoạch
2010 27,4 25 109,6%
2011 22,9 20 114,5%
2012 15,5 15 103,3 %
Hình 3.3: Biểu đồ tương quan kết quả thu thuế XNK trên chỉ tiêu trong các năm
2010 – 2012 (đ/v tính: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Chi cục hải quan CK Hoành Mô
Qua biểu đồ, ta thấy số thuế XNK thu nộp ngân sách của chi cục có sự giảm khá
đều qua các năm. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố
khách quan, thể hiện ở việc kết quả thu thuế XNK vẫn vượt hơn chỉ tiêu mà Cục giao.
22
3.2.3 Công tác điều tra chống gian lận thương mại và xử lý vi phạm
Đối với ngành hải quan nói chung cũng như chi cục hải quan cửa khẩu Hoành
Mô nói riêng, mặt trân chống gian lận và buôn lậu thương mại thường xuyên tồn tại
nhiều vấn đề cần giải quyết. Với chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô thì đây cũng
được coi là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong kế hoạch hoạt động công tác hàng
năm. Mặt hàng nông sản cũng là một mặt hàng mà các DN thường xuyên có gian lận,
vi phạm, như gian lận về chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận xuất xứ hàng hóa
hay gian lận về thuế…
Trong giai đoạn 2010-2012, số vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý có xu hướng
giảm, do một số nguyên nhân như nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản xuất sút giảm
cùng với việc tuyến đường 18C dẫn tới cửa khẩu đang trong quá trình sửa chữa, khó
khăn trong việc vận chuyển.
Bảng 3.2: Kết quả bắt giữ, xử lý gian lận thương mại trong các năm 2010-2012
Năm Số vụ bắt giữ Thu nộp, xử phạt Đạt chỉ tiêu
2010 9 299,8 triệu VNĐ 126%
2011 11 311,06 triệu VNĐ 144%
2012 5 148 triệu VNĐ 107%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Chi cục hải quan CK Hoành Mô
Số vụ vi phạm bị bắt giữ và xử lý qua 3 năm 2010-2012 luôn vượt hơn chỉ tiêu
được Cục giao phó. Theo thống kê, có khoảng trung bình 90% số vụ vi phạm bị phát
hiện trên tổng số các đơn hàng XK nông sản qua cửa khẩu. Những trường hợp còn lại
có trường hợp là do các kẽ hở của pháp luật hoặc là do những thủ đoạn ngày càng tinh
vi, qua mặt được các cơ quan chức năng. Đây cũng là một vấn đề mà Chi cục luôn luôn
phải cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
23
3.3 Thực trạng quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng nông sản của các
doanh nghiệp tại Chi cục hải quan cửa khẩu Hoành Mô
3.3.1 Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm
tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Đây là bước đầu tiên mà công chức hải quan phải tiến hành khi thực hiện quy
trình thủ tục hải quan cho một lô nông sản xuất khẩu. Do đó bước này có ý nghĩa quan
trọng, quyết định đến chất lượng cũng như kết quả của các bước kế tiếp.
3.3.1.1 Tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện
đăng ký tờ khai
Khi người xuất khẩu (người khai hải quan) đăng ký mở tờ khai hải quan nhập
khẩu thì trước tiên công chức hải quan sẽ nhập mã số thuế DN và kiểm tra điều kiện tờ
khai
Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11
Thông tư số 79/2009/TT-BTC
Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm,
chính sách mặt hàng):
Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự
động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ
Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan
Từ đầu năm 2011 trở về trước, thời gian cho việc tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập
mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai là khá lâu, trung bình thời gian kể từ khi
tiếp nhận hồ sơ đến lúc đăng ký tờ khai xong cho DN vào khoảng 60-90 phút. Điều này
ảnh hưởng khá lớn đến mặt hàng nông sản XK do các tính chất đặc thù của mặt hàng
này. Hoặc vào một số thời điểm cao điểm về XK hàng năm thì sự chậm trễ này gây khá
nhiều phiền hà, thậm chí thiệt hại về kinh tế cho DN. Tuy nhiên, kể từ sau quý 1 năm
2011, khoảng thời gian này đã có sự giảm đi rõ rệt, thể hiện qua số liệu sau đây:
24
Bảng 3.3: Thời gian tiếp nhận hồ sơ, đăng ký tờ khai trung bình qua các năm 2010-
2012
Năm Thời gian trung bình
2010 78 phút
2011 37 phút
2012 26 phút
Hình 3.4: Biểu đồ sự thay đổi thời gian giải quyết hồ sơ trung bình qua các năm
2010-2012 (đ/v tính: phút)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy thời gian trung bình giảm mạnh trong giai đoạn 2010-
2011 và vẫn tiếp tục giảm nhưng với tốc độ nhỏ hơn trong giai đoạn 2011-2012. Kết
quả trên có được do một số nguyên nhân:
Thứ nhất là do tác động của “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” do Tổng cục
trưởng Tổng cục hải quan ban hành ngày 09/02/2011 theo Quyết định số
225/QĐ-TCHQ. Theo đó “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” thể hiện sự cam kết
của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp
ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại,
đầu tư và du lịch quốc tế.
“Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” gồm 4 phần:
Phương châm hành động
Cam kết của Hải quan Việt Nam
Mong đợi từ phía khách hàng
Liên hệ, phản hồi
Quyết định số 225/QĐ-TCHQ quy định: Chậm nhất 30 phút kể từ khi tiếp nhận
tờ khai, công chức Hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai
(trừ những tờ khai phức tạp, có trên 10 mục mặt hàng); hoặc phải trả lời bằng Phiếu
yêu cầu nghiệp vụ đối với trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hoặc có yêu
cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
Sau khi tuyên ngôn được ban hành, ngay lập tức thấy được hiệu quả của nó thể
hiện trên sự thay đổi trong thời gian tiếp nhận và đăng ký tờ khai:
25