Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hải quan trong công tác thanh khoản đối với hàng gia công may mặc tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.99 KB, 28 trang )

Đề tài:
Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý Hải quan trong thanh khoản đối với
hàng gia công may mặc tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công
Hà Nội.
Chương 1.
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ – GIA CÔNG HÀ NỘI
1.1. Khái quát về hàng gia công may mặc tại Hà Nội.
1.1.1. Đặc điểm hàng gia công may mặc.
Gia công hàng may mặc Xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài là một
phương thức sản xuất hàng xuất khẩu; trong đó thương nhân đặt đặt hàng gia
công ở nước ngoài cung cấp máy móc phục vụ cho gia công may mặc ( như máy
khâu, máy cắt, máy in vải…), nguyên phụ liệu ( như vải, cúc, khóa, chỉ…) hay
bán thành phẩm theo mẫu sẵn và định mức có trước cho thương nhân Việt Nam
tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm may mặc theo yêu cầu bên đặt gia công.
Thương nhân Việt Nam thực hiện gia công hoàn thành sản phẩm, giao lại cho
bên đặt gia công nước ngoài và được nhận tiền công theo hợp đồng.
Hiện nay tại Hà Nội thực hiện gia công hàng may mặc Xuất khẩu thông qua
2 hình thức chủ yếu là : Gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm và gia công
mua nguyên liệu bán thành phẩm.
- Gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm: bên Việt Nam được thuê gia
công sản xuất hàng may mặc sẽ nhận các nguyên liệu và bán thành phẩm
( thuộc quyền sở hữu của bên thương nhân nươc ngoài đặt gia công); sản
xuất sau đó giao sản phẩm cho bên đặt và nhận tiền công.
- Gia cồng mua nguyên liệu bán thành phẩm: bên thương nhân nước ngoài
đặt gia công tại Việt Nam sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật phục
vụ quá trình gia công may mặc để bên thương nhân Việt Nam khi nhận
gia công sẽ tiến hành sản xuất và sau đó mua lại sản phẩm may mặc đó.
Từ đó có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của hàng gia công may mặc
Xuất khẩu như sau:


1
• Trong gia công Xuất khẩu hàng may mặc, hoạt động xuất khẩu hay nhập
khẩu đều gắn liền với hoạt động sản xuất.
• Trong quan hệ hợp đồng gia công ( được xác định trong hợp đồng gia
công), bên thương nhân Việt Nam nhận gia công hàng may mặc sẽ chịu
mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất sản phẩm may mặc theo đơn
đặt hàng từ bên thương nhân nước ngoài. Còn bên thương nhân nươc
ngoài đặt gia công hàng may mặc tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về
tính hợp pháp của quyền sở hữu công nghiệp đối với hàng gia công may
mặc của mình, như là mẫu mã quần áo.
• Gia công Xuất khẩu hàng may mặc là một hình thức xuất khẩu lao động
nhưng là lao động ( công sức bỏ ra thực hiện hoàn tất quá trình gia công
tạo sản phẩm may mặc ) được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá
chứ không phải là xuất khẩu lao động trực tiếp ra nước ngoài
1.1.2. Vai trò của gia công may mặc tại Hà Nội.
Tận dụng nguồn lao động dồi dào tại Hà Nội, tạo công ăn việc làm ổn định
cuộc sống người lao động:
Ngành gia công may mặc có nhiều công đoạn: đo, cắt gấp nếp nhãn, may
ráp các bộ phận, là ủi cần nhiều lao động thực hiện cho quá trình gia công sản
phẩm; mà hiện nay trên địa bàn Hà Nội có hơn 120 công ty, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này ( số liệu tính tới tháng 8/2013). Nên ngành gia công may
mặc đã tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động tại Hà Nội, thu hút
khoảng 30.000 lao động,góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, góp
phần ổn định trật tự an ninh xã hội.
Thu hút vốn, kĩ thuật công nghệ nước ngoài:
Tận dụng ưu điểm số lượng lao động dồi dào, chi phí cho hoạt động gia
công tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực giúp các doanh nghiệp
có lợi thế thu hút nhiều hợp đồng đặt gia công mặt hàng may mặc từ nước ngoài.
Trong quá trình đó còn thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ nước ngoài
vào.

Nâng cao trình độ sản xuất hàng may mặc, kích thích hoạt động xuất khẩu
hàng may mặc:
Khi thương nhân nước ngoài đặt gia công, có cung cấp nguyên liệu, vật tư,
máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình gia công sản xuất hàng may mặc , nhờ
vậy các cong ty, doanh ngiệp đã được tiếp thu những công nghệ quản lý và công
nghệ sản xuất hiện đại thông qua chuyển giao công nghệ Khi tiến hành gia công
2
may mặc xuất khẩu, công nhân lao động có cơ hội tiếp cận, học hỏi làm quen và
được đào tạo sử dụng công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề; ngày càng
chuyên môn hóa từng công đoạn, chi tiết sản phẩm. Ngoài ra nó còn kích thích
hoạt động xuất khẩu hàng gia công may mặc ngày càng mở rộng cả về quy mô và
chất lượng; tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến thức và kinh nghiệm trong việc
tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế và quản lý nền công nghiệp hiện đại.
Tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước:
Ngành sản xuất gia công hàng xuất khẩu gia công hàng may mặc tại hà Nội
1.1.3. Tình hình sản xuất hàng gia công may mặc được quản lý tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội.
Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ
trong lớn nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai
đoạn 2010-2012, nhưng các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam mới chỉ
dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thông dụng và chủ yếu theo phương
thức gia công.
Không nằm ngoài xu hướng, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các công ty,
doanh nghiệp ngành dệt may chủ yếu sản xuất sản phẩm theo phương thức gia
công, chủ yếu gia công xuất khẩu hàng may mặc.
Thống kê từ năm 2010 tới năm 2012 số lượng công ty doanh nghiệp thuộc quản
lý giám sát tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội tham
gia sản xuất hàng gia công may mặc ngày càng tăng nhưng với số lượng không
nhiều.
Năm 2010 2011 2012

Số lượng doanh
nghiệp
45 DN 48 DN 50 DN
3
8 tháng đầu năm 2013 có 23 doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng gia công
may mặc thuộc quản lý giám sát tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia
công Hà Nội. Từ năm 2010 đến năm 2011 có thêm 3 doanh nghiệp tham gia sản
xuất hàng gia công may mặc, từ năm 2011 tới năm 2012 có thêm 2 doanh nghiệp
tham gia sản xuất hàng gia công may mặc. dù số lượng tăng không nhiều nhưng
có thể thấy rằng ngành sản xuất hàng gia công may măc tại hà Nội quy mô ngày
càng tăng. Một số công ty đầu ngành sản xuất hàng gia công may mặc tại Hà Nội
như công ty TNHH Minh Trí – Thái Bình, Công ty liên doanh TNHH Flexcon
Việt Nam, Công ty may Thanh Trì, công ty may Chiến Thắng, công ty may xuất
khẩu Vĩnh Thịnh, công ty Đại Lộc Phát, Thái Dương.
Số lượng hợp đồng gia công hàng may mặc đăng kí tại cục Hải quan quản
lý hàng đầu tư gia công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hợp đồng gia công các loại.
Năm 2010 có 121hợp đồng gia công hàng may mặc đã đăng kí trong tổng 193
hợp đồng gia công đăng kí tại chi cục này. Năm 2011 có 94 hợp đồng gia công
hàng may mặc trong tổng 162 hợp đồng gia công đăng kí tại chi cục. Năm 2012
có 110 hợp đồng gia công hàng may mặc trong tổng 170 hợp đồng gia công đang
kí tại chi cục. 6 tháng đầu năm 2013 có 63 hợp đồng gia công hàng may mặc
trong tổng 162 hợp đồng gia công đăng kí tại Chi cục. Số lượng hợp đồng thực
hiện thấp hơn so với số lượng hợp đồng đã đăng kí tại Chia cục Hải quan quản
lý hàng Đầu tư – Gia công, nhưng tỷ lệ hợp đồng hàng gia công may mặc luôn
chiếm hơn nửa số hợp đồng gia công được quản lý tại Chi cục này.
Năm 2010 2011 2012
Tỷ lệ hợp đồng
gia công hàng
may mặc
62,69% 58,03% 53,45%

4
Phần nào nhận thấy hàng gia công may mặc tại Hà Nội hoạt động sản xuất
với quy mô rộng về bề ngang trong ngành sản xuất hàng gia công nói chung
( luôn chiếm hơn 50% số hợp đồng gia công thực hiện) .Phần khác cho thấy tình
hình kinh doanh hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng gia công may
mặc tại Hà Nội ổn định, lượng hợp đồng thuê gia công hàng may mặc từ nước
ngoài tương đối đều, chủ yếu hợp đồng gia công hàng may mặc cho Hàn Quốc
( chiếm khoảng 45%), Trung Quốc ( chiếm khoảng 14%), Nhật bản ( 11%) và
một số nước khác như Italya, Mỹ, Đức, Anh…
Các doanh nghiệp chủ yếu gia công quần áo các loại, đa dạng về mẫu mã,
chất lượng, kể đến là một số mặt hàng được đặt gia công nhiều : áo dệt kim, áo
jacket, váy, áo phông, áo sơ mi, và một số loại khác như quần áo trẻ em, đồng
phục học sinh, áo bảo hộ, áo len…
Tuy vậy trị giá của hàng gia công may mặc lại nhỏ hơn rất nhiều so với
hàng gia công khác như gia công hàng cơ khí, thiết bị…trị giá hàng gia công may
mặc chỉ chiếm 7,11% trị giá hàng gia công ( theo số liệu thống kê từ các hồ sơ đã
thanh khoản vào 8 tháng đầu năm 2013)
1.2. Công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công may mặc
1.2.1. Những chi cục Hải quan quản lý hàng gia công may mặc.
Hiện nay trên cả nước có 4 Chi cục quản lý hàng Đầu tư – Gia công:
- Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội
- Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hải Phòng.
- Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Đà Nẵng.
- Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công thành phố Hồ Chí
Minh
1.2.2. Sự cần thiết của công tác quản lý Hải quan đối với hàng gia công
may mặc.
Nguyên tắc:
1.2.3. Cơ sở pháp lý áp dụng cho hàng gia công may mặc.
Tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm 2013 cơ quan Hải quan dựa trên căn

cứ pháp lý, thực hiện thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu hàng gia công may mặc
đã áp dụng các quy định cho hàng gia công sau:
- Luật Hải quan và luật Hải quan sửa đổi năm 2005 định về Hải quan.
5
- Luật thương mại số 36/2005/HQ11 ngày 14/06/2005 quy định về hoạt
động thương mại.
- Nghị định 154/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết mottj số điều
của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan.
- Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mau bán hàng hóa quốc tế với các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 quy định chi tiết thi hành
một số điều Luật thuế Xuất nhập khẩu.
- Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ tài chính hướng
đãn về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; Thuế xuất nhập
khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thông tư 117/2010/TT-BTC ngày 15/08/2011 của Bộ tài chính hướng
dẫn thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công cho nước ngoài.
- Quyết định 2344/QĐ_TCHQ ngày 25/10/2011 của Tổng cục Hải quan
V/v ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với hàng hóa
gia công cho thương nhân nước ngoài.
- Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số
điều của Luật Hải quan về thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu thương mại.
- Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục Hải
quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
- Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về ban hành quy trình
thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại.
1.3. Giới thiệu sơ bộ về Chi cục hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công
Hà Nội.

1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại Chi cục hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công
Hà Nội.
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công là đơn vị trực thuộc Cục
Hải quan thành phố Hà Nội, Chi cục chuyên theo dõi hàng gia công, nhập sản
xuất xuất khẩu; có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý Nhà nước
về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế
( thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế quản lý môi trường)
và thu khác ( khoản nộp vi phạm hành chính, gian lận…) đối với hàng hóa xuất
6
khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
* Các loại hình xuất nhập khẩu chủ yếu tại Chi cục:
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị để đầu tư tạo tài sản cố định.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu,
hàng kinh doanh nội địa.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu để gia công, chế xuất.
* Tổ chức bộ máy:
1.3.2. Tình hình công tác chung của chi cục hải quan quản lý hàng Đầu tư
– Gia công Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 8 năm 3013.
Năm 2010: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Đầu tư – Gia công thực
hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và
các vúng lân cận. Chi cục tập trung làm thủ tục Hải quan cho một số loại hình
như Xuất nhập khẩu, hàng Đầu tư, hàng Gia công, hàng nhập nguyên liệu sản
xuất hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu để kinh doanh.
Năm 2010 Chi cục tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính
và hiện đại hóa của ngành Hải quan. Trong năm, Chi cục đã triển khai thực hiện
7
Chỉ thị 02/CT-BTC ngày 4/08/2009 của Bộ tài chính về việc đẩy nhanh tiến độ
thực hiện cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan; hoàn thiện hệ
thống quản lý rủi ro, chuẩn hóa dữ liệu giữa Hải quan và Doanh nghiệp. Chi cục

còn triển khai ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình
Xuất nhập khẩu , Đầu tư, Gia công, Nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu,
Nhập khẩu để kinh doanh., phần mềm ứng ụng thu lệ phí hải quan; thực hiện khai
báo từ xa cho 100% doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan, 100% hợp đồng gia
công nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu được thanh khoản
trên máy. Đồng thời Chi cục phối hợp tốt với trung tâm dữ liệu Công nghệ thông
tin giải quyết những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Vào tháng 8/2010
Chi cục triển khai thực hiện Hải quan điện tử, tứng bước hoàn thiện, mở rộng
thực hiện cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi cục vẫn tiếp tục tập huấn, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mọi mặt cho cán bộ, công chức trong Chi
cục; xây dựng khối đoàn kết thống nhất, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thanh
tốt nhiệm vụ chính trị năm 2010.
Năm 2011: Chi cục tiếp tục thực hiện kế hoạch cải cách phát triển hiện đại
hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015. Chi cục chủ động triển khai đồng bộ trên tất
cả các mặt công tác, trong đó chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối
với cán bộ công chức, viên chức, ngoài ra thực hiện tốt các thông tư, nghị quyết
của Bộ tài chính; trong đó có Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 9/02/2011 về
việc triển khai thực hiện “ Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”. 30/08/2011 Chi
cục triển khai Hải quan điện tử đối với tất cả các doanh nghiệp và 100% số tờ
khai cho tất cả các loại hình Xuất nhập khẩu và tiếp tục khắc phục những lỗi
trong phần mềm Hải quan điện tử, Phần mềm quản lý hàng gia công, từng bước
hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu thông quan điện tử.
Năm 2012: Chi cục tiếp tục thực hiện kế hoạch cải cách phát triển hiện đại
hóa Hải quan giai đoạn 2011-2015, thực hiện tốt các thông tư, nghị quyết của Bộ
tài chính; trong đó có Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 9/02/2011 về việc triển
khai thực hiện “ Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”. Chi cục làm tốt công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, kỷ cương, kỷ luật hành chính khi thi
hành công vụ trong đoàn thể cán bộ công chức, tiếp tục xây dựng khối đoàn kết
thống nhất, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thanh tốt nhiệm vụ chính trị năm
2012. Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư- Gia công luôn đi đầu trong cải

cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan.
8
8 tháng đầu năm 2013: Chi cục triển khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử
theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của chính phủ quy định chi tiết
một số điều Luật Hải quan về thủ tục Hải quan điện tử đối với hàng hóa Xuất
nhập khẩu và Nhập khẩu thương mại; Thông tư 196/TT-BTC quy định Hải quan
điệnt ử đối với hàng hóa Xuất nhập khẩu thương mại, hiệu lực bắt đầu1/01/2013.
Chi cục đã chủ động triển khai đồng bộ các mạt công tác, đặc biệt tiếp tục triển
khai “ Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” đã đề ra từ năm 2011. Trong 8 tháng
đầu năm 2013, 100% doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan tại Chi cục thực hiện
Hải quan điện tử. Chi cục vẫn tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa
Hải quan, hoàn thành nhiệm vụ đề ra cho năm 2013.
1.4. Giới thiệu sơ lược về công tác thực hiện thanh khoản hợp đồng gia
công hang may mặc tại chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư Gia
công Hà Nội.
Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư- Gia công Hà Nội, tính tới năm
2012 công tác thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc đều do đội Quản
lý thuế tiếp nhận thực hiện thanh khoản.
Cho tới 24/5/2013 công tác thanh khoản này đã được chuyển giao sang cho
Đội Gia công tiếp nhận thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công. Đội Gia công
đã thực hiện tốt trách nhiệm được giao, quản lý chặt chẽ bước thanh khoản đối
với hàng gia công may mặc.
Và từ các năm tước tới năm 2010 việc thanh khoản hợp đồng gia công hàng
may mặc đều thực hiện bằng phương thức thủ công.
Tháng 8 năm 2010 Đội quản lý thuế bắt đầu thực hiện thanh khoản hợp đồng
gia công hàng may mặc bằng phương thức điện tử. Trog năm 2010 và 2011
lượng hợp đồng được thanh khoản theo cả 2 phương thức thủ công và phương
thức điện tử.
Kể từ ngày 30/08/2011-30/08/2013, 100% các hồ sơ thanh khoản hàng gia
công may mặc được thực hiện đồng loạt bằng phương thức điện tử; tạo thuận lợi

rất nhiều cho Doanh nghiệp việc nhanh chóng hoàn thành thủ tục thanh khoản,
thuận lợi cho việc Hải quan quản lý hồ sơ thanh khoản.
9
Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư-Gia công Hà Nội, để phục vụ cho
công tác thanh khoản, nhân viên Hải quan ngoài việc lưu trữ quản lý thông tin
của doanh ngiệp trên máy, còn có các sổ ghi chép đăng kí hợp đồng gia công, sổ
đôn đốc thanh khoản, sổ lưu giữ số điện thoại của các doanh nghiệp do Chi cục
quản lý… thuận tiện cho việc nhắc nhở doanh nghiệp thanh khoản đúng hạn
định.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẢI QUAN TRONG THANH
KHOẢN ĐỐI VỚI HÀNG GIA CÔNG MAY MẶC TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ - GIA CÔNG HÀ NỘI
2.2. Tình hình thông quan hàng gia công may mặc tại chi cục Hải quan
quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội.
Quy trình hoàn thiện thủ tục Hải quan thông quan cho hàng gia công may mặc :
Theo 5 bước ( theo quy định 3046 / QĐ – TCHQ):
- Tiếp nhận thông báo hợp đồng gia công hàng may mặc.
- Thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư gia công hàng may
mặc cho doanh nghiệp.
- Thủ tục tiếp nhận thông báo, điều chỉnh , kiểm tra định mức cho hàng
gia công may mặc từ doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục xuất khẩu sản phẩm hàng gia công may mặc.
- Thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc.
Sơ đồ thực hiện thủ tục Hải quan thông quan cho hàng gia công may mặc tại Đội
gia công
10
2.2. Quy trình thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công Hà Nội.
Nhân viên chuyên thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công (cụ thể với hàng

gia công may mặc) tại Chi cục theo dõi sát sao ngày đăng kí hợp đồng gia công
may mặc của các doanh nghiệp, căn cứ để xác định thời hạn thanh khoản của
từng hợp đồng. Đến hạn thanh khoản Nhân viên Hải quan thực hiện gọi điện
thoại nhắc nhở doanh nghiệp đến Chi cục hoàn tất thủ tục. Trường hợp doanh
nghiệp chấp hành đúng thời hạn đến thanh khoản sẽ đăng ký ngày đến làm thủ
tục thanh khoản hợp đồng gia công may mặc. Trường hợp doanh nghiệp không
chấp hành, không đăng ký thì nhân viên Hải quan thực hiện ghi chép vào sổ đôn
đốc thanh khoản ( tiện cho việc quản lý, xử lý khi doanh nghiệp vi phạm về chậm
thời hạn thanh khoản hợp đồng).
Trường hợp thường gặp đối với các doanh nghiệp gia công hàng may mặc là
mỗi hợp đồng gia công hàng may mặc đều được tách ra thành nhiều phụ lục để
thực hiện nhập nguyên liệu vật tư bổ sung nhiều lần, vào nhiều thời điểm khác
nhau. Vì vậy nhân viên hải quan tại Chi cục ghi chép cụ thể tại sổ đăng ký hợp
đồng gia công, ghi chép những bổ sung phụ lục này dưới số mà hợp đồng chính
đã đăng ký; căn cứ vào đó cũng xác định thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản (đối với
từng phụ lục hợp đồng gia công hàng may mặc) thực hiện như thời hạn nộp hồ sơ
thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc chính.
2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng hàng gia công may mặc.
Khi doanh nghiệp đến thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công, nhân viên Hải
quan tiếp nhận hồ sơ thanh khoản hàng gia công may mặc; xác định số lượng các
tờ khai, bảng biểu đủ số lượng theo quy định về bộ hồ sơ thanh khoản:
1- Phiếu giao nhận Hồ sơ thanh khoản.
2- Các bảng biểu theo mẫu quy định của Thông tư 117:
11
+ Bảng tổng hơp nguyên liệu , vật tư theo mẫu 01/TBNVL-GC/2011
( 1 bản chính)
+ Bảng tổng hơp sản phẩm gia công theo mẫu 01/TBNVL-GC/2011
( 1 bản chính)
+ Bảng kê tờ khai Xuất khẩu sản phẩm gia công đã làm xong thủ tục
Hải quan, đủ cơ sở xác định hàng hóa đã Xuất khẩu theo mẫu

09/TBNVL-GC/2011 ( 1 bản chính)
+ Bảng tổng hợp Nguyên liệu xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang
hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công
theo mẫu 03/TBNVL-GC/2011 ( 1 bản chính)
+ Bảng tổng hợp Nguyên liệu, vật tư do bân nhận gia công cung ứng
theo mẫu 04/TBNVL-GC/2011 ( 1 bản chính và chuẩn bị hóa đơn mua
hàng, chứng từ thanh toán- bản soa y bản chính để Hải quan đối chiếu).
+ Bảng tổng hợp Nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành
phẩm Xuất khẩu theo mẫu 05/TBNVL-GC/2011 ( 1 bản chính)
+ Bảng thanh khoản hợp đồng gia công thao mẫu 06/TBNVL-
GC/2011 ( 2 bản chính), nêu rõ đề xuất, biện pháp xử lý Nguyên vật
liệu dư thừa sau thanh khoản.
3- Công văn giải trình và xin thanh khoản hợp đồng gia công.
4- Bảng kê tờ khai Xuất khẩu, Nhập khẩu.
5- Tờ khai Xuất khẩu 1 bản chính, bản sao tờ khai xuất kèm theo Bill đóng
dấu sao y bản chính ( Nếu đóng chung Bill thì đề nghị photo sao y thêm
tờ khai đồng ý kèm theo)
6- Tờ khai Nhập khẩu 1 bản chính.
7- Định mức bản gốc ( rút định mức gốc trên Đội quản lý thuế)
8- Hợp đồng 1 bản gốc.
9- Biên bản xử lý vi phạm hành chính, quyết định xử phạt Vi phạm hành
chính và biên lai nộp tiền bản sao y ( trong trường hợp không nộp Hồ sơ
thanh khoản dung quy định) 1 bản sao, 1 bản chính.
Khi doanh nghiệp xuất trình, giao nộp bộ hồ sơ thanh khoản, nhân viên Hải
quan tiếp nhận và thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ
sơ. Cụ thể của công việc được nhân viên Hải quan thực hiện trên Phiếu giao
nhận hồ sơ thanh khoản (mẫu 07/PGNHSTK-GC/2011): đánh dấu vào các
cột Có Không tương ứng với các chứng từ kèm trong bộ hồ sơ, ghi chú thêm
các chứng từ đi kèm cần thiết có thể có đối với từng hợp đồng gia công hàng
may mặc như : hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải…; sau khi

12
kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì công chức Hải quan mới
ký tên, đóng dấu vào Phiếu giao nhận. ( Nếu bộ hồ sơ không đầy đủ, chưa
hợp lệ sẽ trao trả lại cho doanh nghiệp kèm Phiếu yêu cầu bổ sung còn thiếu
hoặc thay thế các chứng từ không hợp lệ; đồng thơi nhân viên Hải quan sẽ
ghi nợ chứng từ vào sổ đăng ký hồ sơ thanh khoản để tiện theo dõi, kiểm tra,
nhắc nhở).
Cuối cùng Nhân viên Hải quan thực hiện phân loại hồ sơ thanh khoản
hàng gia công may mặc theo Phiếu phân loại hồ sơ thanh khoản hàng gia
công ( mẫu 08/PLHSTK-GC/2011): xác định doanh nghiệp có chấp hành tốt
pháp luật Hải quan hay không, nội dung các chứng từ trong hồ sơ đã chính
xác chưa, từ đó phân loại hồ sơ thanh khoản này thuộc diện kiểm tra chi tiết
hay kiểm tra sơ bộ.
2.2.2. Đối chiếu, kiểm tra hồ sơ thanh khoản hợp đồng hàng gia công may
mặc.
Tại chi cục Nhân viên hải quan áp dụng 2 phương pháp kiểm tra đối chiếu là
kiểm tra đối chiếu sơ bộ và kiểm tra đối chiếu chi tiết.
- Kiểm tra sơ bộ hồ sơ thanh khoản hàng gia công may mặc:
Cụ thể với trường hợp kiểm tra đối chiếu sơ bộ hồ sơ thanh khoản hợp đồng hàng
gia công may mặc: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng hàng gia
công may mặc từ doanh nghiệp, nhân viên Hải quan sẽ xác định doanh nghiệp
chấp hành tốt pháp luật về Hải quan ( không bị xử lý về hành vi buôn lậu, gian
lận, trốn thuế, nợ thuế…); không còn hợp đồng hay phụ lục hợp đồng gia công
quá hạn còn tồn đọng chưa thanh khoản. Khi kiểm tra đối chiếu thì đối chiếu
bảng thanh khoản mẫu 06/HSTK-GC/2011, mẫu 07/HSTK-GC/2011, mẫu
08/SPHC-GC/2011 do thương nhân nộp với bảng thanh khoản tương ứng trên
máy quản lý tại Chi cục ( cá bảng thanh khoản được lưu giữ trên máy khi thực
hiện Hải quan điện tử).
Kết quả kiểm tra đối chiếu sơ bộ: trường hợp bộ hồ sơ thanh khaonr hàng gia
công may mặc của doanh nghiệp phù hợp thì nhân viên Hải quan xác nhận vào

bảng thanh khoản: “ Đã kiểm tra, đối chiếu sơ bộ theo phiếu phân loại số…” ( số
… là theo số của hợp đồng đã dăng kí???). Trường hợp sau kiểm tra đối chiếu,
nhân viên hải quan phát hiện có dấu hiệu nghi vấn ( như sai số liệu trong chứng
từ…) sẽ đề xuất với lãnh đạo Chi cục xem xét để chuyển bộ hồ sơ thanh khoản
này sang diện kiểm tra chi tiết. Lý do nghi vấn được ghi rõ vào điểm 3 Phiếu
phân loại hồ sơ thanh khoản ( mẫu 08/PLHSTK-GC/2011).
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản hàng gia công may mặc:
13
Nhân viên hải quan tại Chi cục thực hiện kiểm tra chi tiết các bộ hồ sơ thanh
khoản khi bộ hồ sơ có dấu nghi vấn trong qua trình kiểm tra sơ bộ, hay bộ hồ sơ
thanh khoản hàng gia công may mặc của doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp
luật về Hải quan, hay bộ hồ sơ thuộc diện kiểm tra xác suất 05%.
Hiện nay, tại Chi cục đã thực hiện thủ tục Hải quan điện tử nên thanh khoản các
hợp đồng gia công hàng may mặc thực hiện bằng máy. Cụ thể nội dung kiểm tra
chi tiết sẽ thực hiện như sau:
Xác định hàng gia công may mặc đã thực xuất khẩu. Trường hợp hàng này được
xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển ( hàng gia công may mặc tại Hà Nội xuất
sang Hàn Quốc thường đi qua cảng Hải Phòng) , nhân viên Hải quan sẽ căn cứ
vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục Hải quan và vận đơn xếp
hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Trường hợp hàng gia công may mặc xuất
khẩu qua cửa khẩu đường bộ ( như đối với các hợp đồng gia công, hàng xuất
sang Trung Quốc); nhân viên Hải quan sẽ căn cứ vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu
đã làm xong thủ tục Hải quan và có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất là “
Hàng hóa dã xuất khẩu” kèm dấu và chữ ký xác nhận.
Sauk hi đã xác nhận là hàng gia công may mặc đã thực xuất, Nhân viên Hải quan
tiếp tục đối chiếu chi tiết số liệu trên hồ sơ thanh khoản của thương nhân với số
liệu thanh khoản trên máy tính của nhân viên Hải quan tại chi cục.
Kết thúc kiểm tra,viên Hải quan đối chiếu thanh khoản xác nhận hoàn thành
công việc đối chiếu vào Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/HSTK-
GC); Bảng thanh khoản máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất (mẫu 07/HSTK-

GC/2011); Bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng
chung với sản phẩm gia công xuất khẩu (mẫu 08/SPHC-GC/2011)
Tại bảng thanh khoản hợp đồng gia công mẫu 06/HSTK-GC, sau khi hoàn thành
việc đối chiếu thanh khoản, nếu không phát hiện có gì sai sót và thương nhân
thực hiện xong việc xử lý nguyên liệu dư thừa, phế phẩm, máy móc, thiết bị
mượn (nếu có) theo yêu cầu của Hải quan, thì đơn vị Hải quan theo dõi hợp đồng
gia công xác nhận hợp đồng/phụ kiện hợp đồng đã hoàn thành thủ tục thanh
khoản lên cả 2 bản thanh khoản, trả cho thương nhân 01 bản.
Tại bảng thanh khoản máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất (mẫu 07/HSTK-
GC/2011).
Tại Bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung với
sản phẩm gia công xuất khẩu (mẫu 08/SPHC-GC/2011)
- Xử lý kết quả kiểm tra:
Kết thúc kiểm tra, kết quả thanh khoản hàng gia công may mặc xuất khẩu theo
từng sezi với số lượng đúng, phù hợp với giải trình khi thông báo định mức bình
quân; nếu hợp đồng hay phụ lục hợp đồng gia công còn nguyên vật liệu dư thừa,
14
phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê mượn trực tiếp phục vụ gia công thì
thực hiện bước xử lý đối với nguyên liệu vật tư… này. Nếu không có thì nhân
viên Hải quan thực hiện bước xác nhận hoàn thành thủ tục thanh khoản hợp đồng
hàng gia công may mặc.
2.2.3. Xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập,
phế liệu, phế phẩm, phế thải của hợp đồng gia công hàng may mặc.
Căn cứ để nhân viên hải quan xác định lượng nguyên vật liệu dư thừa sau quá
trình gia công sản xuất hàng may mặc: lượng nguyên liệu thực nhập chênh lệch
so với lượng nguyên liệu trong sản phẩm gia công hoàn chỉnh đã thực xuất. Tại
đây, nhân viên Hải quan căn cứ cụ thể vào Bảng thanh khoản hợp đồng gia công
mẫu 06: với từng mã nguyên liệu, vật tư tại cột 2 và cột 3, xác định tổng lượng
Nhập khẩu ở cột 5 chênh lệch với tổng lượng xuất khẩu tại cột 7 xác định được
nguyên vật liệu, vật tư dư thừa tại cột 8.

VD: với nguyên liệu cúc với tổng lượng nhập khẩu là 5698 chiếc, tổng lượng
xuất khẩu là 5692,5 chiếc nên dư thừa 5,5 chiếc.
Ngoài ra còn căn cứ chi tiết vào bảng phụ lục Nguyên phụ liệu xin tiêu hủy của
doanh nghiệp xác định nguyên vật liệu dư thùa tương ứng tại bảng 06 và bổ sung
thêm đơn giá, thành tiền của lượng nguyên vật liệu dư thừa này.
VD: với lượng cúc dư thừa đã xác định 5,5 chiếc có đơn giá 0,33 USD/ chiếc
thành tiền là 0,165 USD.
Căn cứ để nhân viên Hải quan xác định cách thức xử lý nguyên liệu vật tư, phế
phẩm, phế liệu, phế thải của hợp đồng gia công hàng may mặc là dựa vào tập hồ
sơ đề xuất của doanh nghiệp tại Công văn xin hủy nguyên phụ liệu theo từng hợp
đồng gia công hàng may mặc của doanh nghiệp; căn cứ vào bản thỏa thuận của
bên đặt gia công với doanh nghiệp Việt Nam về xử lý thiết bị vật tư khi biếu
tặng. Nhân viên hải quan tại chi cục căn cứ vào sự thỏa thuận trong hợp đồng gia
công và quy định của pháp luật, ghi ý kiến xử lý vào văn bản giải trình.
a. Bán tại thì trường Việt Nam: ( theo phương thức XNK tại chỗ)
a.1. Sản phẩm gia công hàng may mặc nhập tại chỗ để làm nguyên liệu
sản xuất.
( Hàng may mặc gia công đã thành sản phẩm hoàn chỉnh chỉ phục vụ cho quá
trình tiêu thụ sản phẩm cho người tiêu dung nên không có trường hợp sản phẩm
này nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác trong nước.)
a.2. Sản phẩm gia công hàng may mặc hoàn chỉnh nhập tại chỗ để kinh
doanh trong nước.
Hải quan tại Chi cục tiếp nhận hồ sơ Hải quan nhập khẩu tại chỗ cho mặt
hàng gia may mặc của doanh nghiệp đối chiếu số lượng, loại chứng từ bao gồm:
- Tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ ( Phụ lục IV thông tư 194/2010/TT-
BTC) doanh nghiệp nộp cho Hải quan 4 bản chính.???
15
- Hợp đồng gia công hàng may mặc có chỉ định giao hàng tại Việt Nam ( đối với
thương nhân thuê gia công), hợp đồng gia công hàng may mặc có chỉ định nhận
hàng tại Việt Nam ( đối với thương nhân Việt Nam nhập khẩu) doanh nghiệp nộp

1 bản sao cho Hải quan.
- Hóa đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp bên nước ngài đặt gia công lập ( liên
giao khách hàng) nộp 1 bản sao.
- giấy tờ khác??????? Theo loại hình nhập khẩu????
Tại Chi cục nhân viên Hải quan thực hiện các thủ tục Hải quan nhập khẩu sản
phẩm gia công hàng may mặc hoàn chỉnh tiêu thụ nội địa cho doanh nghiệp:
• “ tiếp nhận, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra với
từng loại hình, kiểm tra tính thuế ( đối với hàng có thuế) theo quy định
hiện hành đối với hàng nhập khẩu. niêm phong mẫu hàng giao cho
doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu
cầu??? ”
• Tiến hành kiểm tra hàng hóa đối với trường hợp kiểm tra( phụ thuộc vào
mặt hàng hay khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm)???
• Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan, nhân viên Hải quan ký tên, đóng dấu
vào cả 4 tờ khai
• Lưu 1 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh
nghiệp nhập khẩu 3 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.
• Nhân viên Hải quan có văn bản thông báo ( maauxx 05-
TBXNKTC/2010 Phụ lục III thông tư 194) cho cơ quan quản lý thuế
quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặc
thông báo gửi qua mạng máy tính ( Chi cục Hải quan và cơ quan thuế đã
nối mạng???)
Nhân viên Hải quan thực hiện các thủ tục Hải quan Xuất khẩu tại chỗ sản phẩm
gia công hàng may mặc hoàn chỉnh tiêu thụ nội địa cho doanh nghiệp:
• Tiếp nhận hồ sơ hải quan Xuất khẩu tại chỗ
• Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng
laoij hình xuất khẩu, kiểm tra tính thuế.
• Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu vào tờ khai Hải
quan.
• Lưu 1 tờ khai cũng cá chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 1 tờ

khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
*** đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa
thì làm thủ tục Hải quan ko như điều này??? Thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ tài Chính***???
16
a.3. Thương nhân nhận gia công hàng may mặc cũng đồng thời là thương
nhân nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công. Nhân viên Hải quan tại
Chi cục sẽ thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận hoàn thành cả
thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu tại chỗ sản phẩm hàng may
mặc gia công cho thương nhân Việt Nam nhận gia công.
a.4. Sản phẩm gia công hàng may mặc dùng để thanh toán tiền gia công(
Tại Chi cục tiếp nhận, hàng gia công may mặc chưa có hợp đồng nào xử
lý trong trường hợp này).
b. Xuất khẩu trả nguyên liệu vật tư ra nước ngoài. ( như đối với lô hàng XK
thương mại).
Thủ tục hải quan xuất khẩu trả ra nước ngoài theo chỉ định của bên thuê gia công
thực hiện như đối với lô hàng xuất khẩu thương mại. Khi làm thủ tục hải quan,
công chức Hải quan kiểm tra thực tế lô hàng, đối chiếu nguyên liệu xuất trả nước
ngoài với mẫu lưu nguyên liệu được lấy khi nhập khẩu (trường hợp có lấy mẫu);
đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm nhập
với máy móc, thiết bị xuất trả.
c. Chuyển nguyên liệu vật tư dư thừa sang hợp đồng gia công khác ( tương tự
như giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp)
Thực hiện như thủ tục hải quan giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp hướng
dẫn tại khoản X, mục II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm các công
việc sau:
a) Việc làm thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị
thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác được thực hiện sau khi Lãnh đạo Chi
cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công xác nhận vào văn bản đề nghị của doanh
nghiệp khi thanh khoản hợp đồng gia công.

b) Trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê,
mượn sang hợp đồng gia công do doanh nghiệp khác thực hiện:
b1. Bên nhận: xuất trình nguyên liệu nhận từ hợp đồng khác sang và mẫu lưu
lấy khi nhập khẩu để Hải quan bên nhận đối chiếu.
b2. Hải quan bên nhận: đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu với
nguyên liệu chuyển giao, nếu phù hợp thì tiến hành lấy mẫu mới cho hợp đồng
nhận nguyên liệu (việc đối chiếu mẫu và lấy mẫu mới thực hiện tại doanh
nghiệp). Trong quá trình đối chiếu mẫu, nếu phát hiện có dấu hiệu giao nhận
khống hoặc giao thiếu hàng hoá so với khai trên tờ khai chuyển tiếp thì kiểm tra
toàn bộ lô hàng và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
b3. Đối với máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu không lấy được
mẫu lưu, Hải quan bên nhận thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá khi có dấu hiệu
doanh nghiệp giao nhận khống, giao nhận thiếu hàng hoá so với khai trên tờ khai
chuyển tiếp. Lãnh đạo Chi cục Hải quan bên nhận quyết định trường hợp phải
kiểm tra.
17
c) Trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê,
mượn từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác do cùng một doanh
nghiệp thực hiện:
c1. Khi làm thủ tục hải quan chuyển nguyên liệu dư thừa từ hợp đồng gia
công này sang hợp đồng gia công khác, doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên
liệu của hợp đồng gia công giao;
c2. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công chuyển mẫu nguyên liệu
này sang làm mẫu cho hợp đồng gia công mới bằng cách: lập phiếu lấy mẫu mới,
chuyển mẫu nguyên liệu sang và niêm phong cùng phiếu lấy mẫu này.
c3. Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công kiểm tra tại doanh nghiệp
khi có dấu hiệu chuyển hàng hoá khai trên tờ khai hải quan là không trung thực.
d) Không được chuyển nguyên liệu, vật tư sang hợp đồng gia công khác
trong các trường hợp sau:
d1. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhưng không thực hiện hợp

đồng gia công mà đề nghị chuyển toàn bộ nguyên liệu, vật tư này cho doanh
nghiệp khác;
d2. Doanh nghiệp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công trước nhưng
không đưa vào gia công mà tiếp tục đề nghị chuyển sang hợp đồng gia công khác
d. Biếu tặng tại Việt Nam
Hồ sơ hải quan gồm:
a) Tờ khai hải quan (sử dụng tờ khai hàng hoá phi mậu dịch): trên tờ khai
phải ghi rõ "hàng thuộc hợp đồng gia công số ngày tháng năm Doanh
nghiệp nhận gia công ": nộp 02 bản chính.
b) Văn bản biếu, tặng của bên đặt gia công: nộp 01 bản chính;
c) Văn bản chấp thuận của Bộ Công thương nếu hàng biếu, tặng thuộc Danh
mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương hoặc văn bản cho
phép của cơ quan chuyên ngành nếu hàng nhập khẩu phải có giấy phép của cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành: nộp 01 bản chính.
Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với hàng
biếu, tặng. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sao 02 bản tờ
khai, 01 bản lưu cùng hợp đồng gia công, 01 bản giao cho doanh nghiệp nhận gia
công (nếu người được biếu tặng không phải là người nhận gia công).
e. Tiêu hủy tại Việt Nam.
a) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm được tiến hành trong quá trình thực hiện
hoặc sau khi kết thúc hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng gia công và áp dụng cho
cả sản phẩm gia công khi bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam.
b) Thủ tục hải quan giám sát việc tiêu huỷ:
18
• Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị thuê
mượn, sản phẩm gia công hàng may mặc không xuất trả được do bên đặt
gia công từ bỏ.
Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm được thực hiện trong quá trình thực hiện hoặc
sau khi kết thúc phụ lục hay hợp đồng gia công hàng may mặc.
- Thủ tục Hải quan giám sát việc tiêu hủy:

Hải quan xác nhận văn bản của Doanh nghiệp gửi lên về thời điểm, địa điểm tiêu
hủy nguyên liệu phế phẩm trong quá trình gia công hàng may mặc, đồng thời
xem xét văn bản thỏa thuận của bên đặt gia công xác nhận việc tiêu hủy nguyên
liệu, phế phẩm dư thừa tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhân viên Hải quan xác nhận
giấy cấp phép, chứng nhận của Cục quản lý môi trường cho phép doanh nghiệp
xử lý tiêu hủy nguyên liệu, phế phẩm dư thừa – 1 bản sao. ( Trong trường hợp
Doanh nghiệp này thuê 1 doanh nghiệp khác xử lý nguyên liệu , phế phẩm dư
thừa thì doanh nghiệp cung cấp hợp đồng tiêu hủy – 1 bản chính và doanh nghiệp
được thuê lại này được sự cấp phép của Cục quản lý môi trường cho phép thực
hiện việc tiêu hủy – 1 bản sao).
Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công sẽ cử 2 nhân nhân viên Hải
quan đi giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu phế phẩm trong quá trình gia công
hàng may mặc này.
Sau khi doanh nghiệp kết thúc việc tiêu hủy, hải quan ký đóng dấu xác nhận việc
hoàn thành tiêu hủy tại biên bản xác nhận hoàn thành tiêu hủy nguyên liệu, phế
phẩm dư thừa, xác nhận chữ kí, đóng dấu của thương nhân có nguyên vật liệu
tiêu hủy.
f. Trường hợp nguyên liệu vật tư dư thừa; máy móc thiết bị thuê mượn; sản
phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ.
Thương nhân nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế tiêu thụ nội địa với
nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị thuê mượn, sản phẩm gia công
không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ hoặc làm thủ tục tiêu hủy như
trường hợp e. Tiêu hủy tại Việt Nam ở trên.
2.2.4. Kê khai tính thuế cho hợp đồng gia công hàng may mặc:
- Thủ tục miễn thuế cho hàng gia công may mặc.
- Xác định thuế tiêu thụ nội địa cho hàng gia công may mặc.
- chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với hàng biếu, tặng.
- Thương nhân nhận gia công chịu trách nhiệm nộp thuế tiêu thụ nội địa
với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc thiết bị thuê mượn, sản phẩm
gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ .Căn cứ tính

19
thuế được xác định tại thời điểm chuyển đỏi mục đích sử dụng theo
quy định tại thông tư 194/2010/TT-BTC
- Kê khai tính thuế GTGT cho hàng gia công may mặc.
=>Hải quan thông báo thuế tới Doanh nghiệp về nộp thuế GTGT
2.2.5. Xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan:
a) Sau khi thương nhân đã hoàn thành Giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế
liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn trực tiếp phục vụ gia công nêu
trên, công chức hải quan xác nhận vào ô “ý kiến của Hải quan” trên 02 bản của
Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/HSTK-GC/2011-Phụ lục II); Bảng
thanh khoản máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất (mẫu 07/HSTK-GC/2011-Phụ
lục II); Bảng thống kê sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung
với sản phẩm gia công xuất khẩu (mẫu 08/SPHC-GC/2011-Phụ lục II) ban hành
kèm theo Thông tư số 117/2011/TT-BTC.
Xác nhận phải ghi rõ: nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn
(nếu có) đã chuyển sang hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nào, theo tờ khai
nào hoặc đã tái xuất/tiêu thụ nội địa, biếu tặng theo tờ khai nào, phế liệu, phế
phẩm đã tiêu thụ nội địa/biếu tặng/tái xuất theo tờ khai nào hoặc đã tiêu hủy theo
biên bản nào.
b) Ký, đóng dấu hoàn thành thủ tục thanh khoản:
Lãnh đạo Chi cục sau khi đã kiểm tra kết quả thanh khoản của công chức hải
quan, ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu lên Bảng thanh khoản hợp đồng gia
công (mẫu 06/HSTK-GC/2011-Phụ lục II); Bảng thanh khoản máy móc, thiết bị
tạm nhập-tái xuất (mẫu 07/HSTK-GC/2011-Phụ lục II); Bảng thống kê sản phẩm
hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất khẩu
(mẫu 08/SPHC-GC/2011-Phụ lục II) ban hành kèm theo Thông tư số
117/2011/TT-BTC.
c) Trả thương nhân 01 bản Bảng thanh khoản hợp đồng gia công, 01 bản Bảng
thanh khoản máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, 01 bản Bảng thống kê sản
phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công xuất

khẩu và các chứng từ thương nhân xuất trình; lưu 01 bản còn lại của các bảng
trên và chứng từ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan. Hồ sơ thanh khoản hợp
đồng gia công được phúc tập và lưu trữ theo đúng quy định hiện hành.
2.2.6. Gia hạn nộp hồ sơ thanh khoản:
- Lý do gia hạn,
=>> Hải quan tiếp nhận đơn xin gia hạn, gửi thông báo chấp nhận ????
2.2.7. Thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc trong một số trường
hợp đặc biệt khác
2.3. Giải quyết các trường hợp vi phạm trong khâu làm thủ tục thanh
khoản hợp đồng hàng gia công may mặc tại Chi cục Hải quan quản
lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội
20
2.3.1. Các vi phạm trong khâu làm thủ tục thanh khoản của doanh nghiệp.
Trong quá trình tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản đối với hàng gia công may
mặc, Hải quan tại chi cục phát hiện rất nhiều lỗi, vi phạm của Doanh nghiệp. Một
số lỗi, vi phạm thường gặp:
a. Hồ sơ không đầy đủ, chứng từ sai, gian lận định mức.
Trong quá trình kiểm tra số lượng của bộ hồ sơ thanh khoản, nhân viên Hỉa quan
căn cứ nội dung hợp đồng gia công của doanh nghiệp, căn cứ việc tiêu hủy
nguyên liệu vật tư, máy móc dư thùa sau gia công…nhận thấy doanh nghiệp vẫn
còn mắc lỗi về thiếu các chứng từ phù hợp cho từng hợp đồng, hay trong quá
trình làm thủ tục Hải quan, doanh nghiệp làm thất lạc chứng từ, công văn chưa rõ
rang, bảng biểu chưa khớp.
Ví dụ như: Thiếu các phụ lục, đối với hợp đồng có nguyên liệu vật tư dư thừa
tiêu hủy tại Việt Nam không có bản thỏa thận từ bên đặt gia công, hay thiếu văn
bản đề xuất việc tiêu hủy nguyên liệu vật tư dư thùa sau gia công của doanh
nghiệp…
Trong quá trình kiểm tra nội dung các chứng từ, doanh nghiệp vẫn có trường hợp
còn áp dụng những văn bản quy định hướng dẫn cũ, dẫn đến nội dung chứng từ
chưa phù hợp. Tình trạng khai khống chứng từ, các chữ kí trong các bản phụ lục

hợp đồng không đồng nhất vẫn còn.
Ngoài ra, trường hợp hay gặp là doanh nghiệp gian kê khai sai hoặc gian lận định
mức. Hải quan tại chi cục căn cứ định mức của các hợp đồng trước hay các hợp
đồng gia công của cá doanh nghiệp đối với những hàng may mặc tương tự phát
hiện doanh nghiệp cos tình kê khai định mức tăng, nhập nhiều nguyên liệu vật tư
về nhưng không sản xuất hết. Ngoài ra hải quan căn cứ vào bản kê khai định mức
của doanh nghiệp sau sản xuất gia công thấy nguyên liệu bị âm quá nhiều ( vượt
quá 5% cho phép) mà doanh nghiệp không giải trình được nguyên nhân.
b. Khai nộp thuế sai loại hình: Nhập khẩu theo hình thức gia công, thanh
khoản xin nộp thuế tiêu thụ nội địa.
Về việc kê khai nộp thuế sai loại hình : Doanh nghiệp gia công hàng may mặc
nhập rất nhiều nguyên liệu về, nhưng sau quá trình gia công lượng nguyên liệu
dư thừa rất nhiều (doanh nghiệp kê khai định mức ban đầu lớn, trong quá trình
sản xuất xin thay đổi định mức giảm xuống). Sauk hi dư thừa không xuất trả hay
chuyển sang hợp đồng gia công tiếp theo mà lại xin chuyển mục đích sử dụng,
xin nộp thuế tiêu thụ nội địa với mức thuế thấp hơn so với mức thuế khi nhập
khẩu trực tiếp nhằm nách luật đi đường vòng để chuộc lợi. Căn cứ vào sự bất hợp
lý và quá trình kiểm tra thực tế, doanh nghiệp không giải trình nguyên do hợp lý,
21
Hải quan xác nhận được nhiều vụ việc vi phạm khai thuế sai loại hình trong quá
trình gia công hàng may mặc.
c. Quá thời hạn thanh khoản, chậm nộp hồ sơ thanh khoản, chậm nộp thuế,
tồn đọng thuế
Nhân viên Hải quan căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 132
Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính xác nhận thời
hạn nộp hồ sơ thanh khoản là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ
khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế hoặc kể từ ngày đăng ký tờ
khai hải quan xuất khẩu. Trong quá trình giám sát, Hải quan căn cứ trên sổ ghi
chép đăng kí hợp đồng, sổ đăng kí hồ sơ thanh khoản xác định doanh nghiệp quá
thời hạn 45 ngày nêu trên Doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì tiến

hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với Doanh nghiệp
vi phạm. vì nhiều lý do: quên, không kịp bổ sung chứng từ thiếu, chây ỳ không
chịu thanh khoản hợp đồng…
Trong quá trình Hải quan giám sát, thực hiện thanh khoản, sau khi thông báo
thuế phải nộp với doanh nghiệp, vẫn còn tình trạng rất nhiều doanh nghiệp chậm
nộp thuế , dẫn đến tồn đọng thuế
• Các trường hợp hồ sơ thanh khoản tồn đọng chưa thanh khoản được:
Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công xác định rõ nguyên nhân Hồ
sơ thanh khoản còn tồn đọng:
+ Doanh nghiệp gia công hàng may mặc bị phá sản, công ty đã giải thể
nên không có người đứng ra thực hiện thanh khoản các hợp đồng gia công
hàng may mặc chưa được thanh khoản.
+ Doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích không tìm thấy địa chỉ hoạt động của
doanh nghiệp trên địa bàn: các doanh nghiệp sau nhập nguyên liệu vật tư hàng
gia công may mặc với lượng lớn nhưng sau quá hạn không thấy sản phẩm xuất
đi, Hải quan kiểm tra và không thấy còn hoạt động trên địa bàn
+ Chây ì không chịu thanh khoản hợp đồng: doanh nghiệp mất chứng từ
không bổ sung được nên không chịu đi thanh khoản hợp đồng hàng gia
công may mặc.
+ Doanh nghiệp bị khởi tố: giám đốc của doanh nghiệp gia công hàng
may mặc bị khởi tố vì vi phạm pháp luật, doanh nghiệp không có người đại diện
hay người được ủy quyền théo pháp lý nên không thể thanh khoản được cá hợp
đồng gia công tồn đọng.
2.3.2. Xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm trong khâu thanh khoản
hợp đồng gia công hàng may mặc tại chi cục.
Đối với các trường hợp Hồ sơ thiếu hay bị sai, Hải quan yêu cầu doanh
nghiệp hướng dẫn chỉnh sửa những lỗi sai trong chứng từ, yêu cầu doanh nghiệp
bổ sung hoàn chỉnh để hoàn thành thử tục thanh khoản.
Để tránh cho doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ thanh khoản, nhân viên Hải
quan căn cứ sổ đăng ký thanh khaonr, xác định ngày đến hạn thanh khoản sẽ gọi

22
ddienj ( theo sổ ghi chép số điện thaoij liên lạc với doanh nghiệp) thông báo đến
hạn cho doanh nghiệp đến thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc. sau
quá hạn không thấy doanh nghiệp đến thanh khaonr hợp đồng gia công hàng may
mặc, Hải quan sẽ thực hiện gửi giấy mời lần 1, sau nữa không thấy sẽ gửi giấy
mời lần 2. Sau gửi giấy mời lần 2 mà vẫn không thấy doanh nghiệp tới chi cụ Hải
quan thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc, Hải quan sẽ gửi công văn
tới công an, chính quyền sở tại quản lý doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp
còn hoạt động trên địa bàn hay không. Yêu cầu các cơ quan này hỗ trợ trong việc
đôn đốc, cưỡng chế Doanh nghiệp đến hoàn thanh thủ tục thanh khoản hợp đồng
gia công hàng may mặc.
Khi doanh nghiệp vi phạm quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản, Hải quan sẽ
tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi chậm nộp hồ sơ thanh khoản bị
xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày
07/06/2007 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-
CP ngày 18/02/2009)
Các trường hợp vi phạm khác như gian lận định mức, kê khai sai loại
hình hay chậm nộp thuế cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (xử phạt như thế
nào???)
Việc xử phạt sẽ căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể, thời điểm thực hiện hành vi
vi phạm, tình tiết tăng năng, giảm nhẹ để xác định mức phạt.
Hải quan tiến hành xử phạt vi phạm hành chính:
Các chứng từ trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính:
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Biên lai thu tiền phạt.
- Báo cáo tổng hợp.
- Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Báo cáo đề xuất.
- Tờ khai Hải quan.
- Giấy giới thiệu.

- Phiếu tra cứu thông tin.
2.4. Tình hình thanh khoản hàng gia công may mặc tại Chi cục Hải
quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội
23
2.4.1. Cơ cấu ngành gia công tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư –
Gia công Hà Nội
2010 2011 2012 8 tháng đầu
năm 2013
Ngành dệt
may
62,69% 58,03%
53,45% 50,46%
Ngành thủ
công mỹ nghệ
11,56% 13,25% 12,75% 14,24%
Ngành giầy
da
16,42% 16,05% 18, 05% 20,05%
Ngành khác 9,33% 12,67% 15,75% 15,25%
Tổng 100% 100% 100% 100%
2.4.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gia công tại Chi cục Hải quan quản lý
hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội
2010 2011 2012 8 tháng đầu
năm 2013
Kim ngạch
xuất khẩu sản
phẩm gia
công may
mặc
55.456.358

USD
52.385.014
USD
54.958.362
USD
34.477.302
USD
Tổng kim
ngạch xuất
khẩu hàng gia
công
332.073.999
USD
344.638.250
USD
384.324.206
USD
289.725.234
USD
Năm 2010 chiếm 16,7%
Năm 2011 chiếm 15,2%
Năm 2012 chiếm 14,3%
8 tháng đầu năm 2013 chiếm 11,9%
Mặc dù hàng gia công may mặc chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngàng gia công
quản lý tại Chi cục quản lý hàng Đẩu tư – Gia công nhưng kim ngạch của ngành
này đạt giá trị thấp chiếm tầm 12% đến 17% ( từ năm 2010 đến 8 tháng đầu năm
2013) Như năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng gia công 384.324.206 USD
kim ngạch xuất khẩu hàng gia công may mặc đạt 54.958.362 USD
2.4.3. Trị giá hợp đồng hàng gia công may mặc đã thanh khoản tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hà Nội

Năm Tổng trị giá gia
công của các hợp
đồng gia công
Số lượng sản
phẩm hàng may
mặc đã gia công
Giá gia công trung
bình trên 1 sản
phẩm ( USD)
24
hàng may mặc đã
thanh khoản
( USD)
xuất khẩu
2010 340.219 1.726.000 0.197
2011 401.360 1.982.000 0.198
2012 206.139 1.025.000 0.201
8 tháng đầu năm
2013
173.056 824.000 0.210
2.4.4. Số lượng hồ sơ thanh khoản hàng gia công may mặc( chưa tính lượng
hồ sơ tồn đọng không thanh khoản được từ các năm liền kề trước đó)
Năm
Hợp đồng gia
công hàng may
mặc đến hạn
thanh khoản
Hợp đồng gia
công hàng may
mặc đã thanh

khoản
Hợp đồng gia
công hàng may
mặc chưa thanh
khoản
2010 120 112 8
2011 126 121 5
2012 97 94 3
8 tháng đầu năm
2013
55 53 2
2.4.5. Số hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công hàng may mặc còn tồn đọng
tính đến tháng 8 năm 2013( các hợp đồng tồn đọng tính từ năm 2003):
Số lượng
doanh nghiệp
Số lượng hợp
đồng
Tổng giá trị
hợp đồng
( USD)
Ấn định thuế
truy thu
( VNĐ)
Doanh nghiệp
phá sản
2 2 946.268.462
Doanh nghiệp
bỏ trốn mất
tích
11 11 2.693.147.305

Doanh nghiệp
bị khởi tố
1 1 0
Doanh nghiệp
chây ì không
chịu thanh
2 2 723.514.061
25

×