Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

skkkn hướng dẫn học sinh lớp 10 cân bằng dinh dưỡng để cơ thể phát triển toàn diện ( qua chương “ các thành phần hóa học của tế bào”)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 42 trang )

SKKN: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
: Nữ
Địa chỉ: D19D- Phường Quang Vinh- TP Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: ĐTDĐ:
Fax: E-mail:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP
Năm nhận bằng : 2003
Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 9
+ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐỌC BÀI- CHÉP BÀI CỦA GIÁO
VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC
+ PHỐI HỢP SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 10 CÂN BẰNG DINH DƯỠNG TRONG
BỮA ĂN HẰNG NGÀY.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
NHữNG VấN Đề DINH DƯỡNG LớN HIệN NAY
1 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10
CÂN BẰNG DINH DƯỠNG ĐỂ CƠ THỂ
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
(QUA CHƯƠNG “ CÁC THÀNH PHẦN


HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO”)
Người thực hiện: LÊ THỊ XUÂN LAM
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn: 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013- 2014
SKKN: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Xuân Lam
2. Ngày tháng năm sinh: 05/07/1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: D19D- Phường Quang Vinh- TP Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: ĐTDĐ:
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Sinh học
9. Đơn vị công tác: THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP
- Năm nhận bằng : 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh học
- Số năm có kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

+ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG ĐỌC BÀI- CHÉP BÀI
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC
+ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10
+ SỬ DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ĐỂ DẠY
BÀI “ NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN” CÓ HIỆU QUẢ
2 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 CÂN BẰNG DINH DƯỠNG ĐỂ CƠ THỂ
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN ( QUA CHƯƠNG “ CÁC THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA TẾ BÀO”)
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Về mặt dinh dưỡng, thế giới hiện nay đang sống ở hai thái cực trái ngược nhau
hoặc bên bờ vực thẳm của sự thiếu ǎn, hoặc bên bờ vực thẳm của sự thừa ǎn.
Theo ước tính của FAO sản lượng lương thực trên thế giới có đủ để đảm bảo
nhu cầu nǎng lượng cho toàn thể nhân loại. Nhưng vào những nǎm cuối của thập
kỷ 80 mới có 60% dân số thế giới được đảm bảo trên 2600 Kcal/người/ngày và vẫn
còn 11 quốc gia có mức ǎn quá thấp dưới 2000 Kcalo/người/ngày.
Tuy nhiên ở các nước công nghiệp phát triển lại đứng bên bờ vực thẳm của
sự thừa ǎn, nổi lên sự chênh lệch quá đáng so với các nước đang phát triển.
Hậu quả của thừa ǎn ngoài bệnh béo phì còn dẫn đến các bệnh tǎng huyết áp,
bệnh đái đường và các cơ quan bị nhiễm mỡ đặc biệt là bệnh thiểu nǎng tim, thiểu
nǎng hô hấp, thiểu nǎng thận.
Thực tế ở các nước đang phát triển hiện tượng thừa ǎn chủ yếu là thừa nǎng
lượng do protein và nhất là lỉpit, nhưng vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác đặc
biệt là các yếu tố vi chất dinh dưỡng.
Nước ta đang phấn đấu thoát khỏi tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng,
công việc không phải là dễ dàng sau nhiều nǎm chiến tranh. Song việc giải quyết
vấn đề dinh dưỡng ở nước ta không phải là việc phấn đấu đuổi kịp các nước về tiêu
thụ các thực phẩm từ thịt, bơ sữa, dầu mỡ và chất béo ǎn.

Nhiệm vụ của những người làm dinh dưỡng nước ta là xây dựng được bữa ǎn
cân đối hợp lý, giải quyết tốt vấn đề an toàn lương thực thực phẩm, sớm thanh toán
3 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
bệnh suy dinh dưỡng protein nǎng lượng và các bệnh có ý nghĩa cộng đồng liên
quan đến thiếu các yếu tố vi chất.
Đề án 641 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/4/2011 với mục tiêu
phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người
Việt Nam.
Trong Đề án này đề cập đến việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh
sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng. Qua đó nhằm
cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể
lực, tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam lứa tuổi trưởng thành.
Tại tỉnh Đồng Nai, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng đã được tỉnh
triển khai từ năm 1999, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, tỉ lệ trẻ em
bị suy dinh dưỡng giảm dần qua các năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi vẫn còn cao.Tuy nhiên tình trạng thừa cân ở cả người lớn và trẻ em và
một số bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia
tăng.
Ở tuổi đang học trường trung học phổ thông thì đây là độ tuổi đang phát triển
mạnh, nhu cầu năng lượng cần rất nhiều,có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn
diện về mặt thể chất sau này, nên chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời điểm này
là rất quan trọng.
Tại trường THPT Ngô Quyền là trường thuộc trung tâm thành phố Biên Hòa
nên đa số gia đình học sinh có đủ điều kiện để cung cấp đầy đủ về mặt dinh dưỡng.
Tuy nhiên do thời gian làm việc của phụ huynh và học tập của học sinh ngày càng
nhiều, chiếm hết thời gian trong ngày cộng với ý thức về dinh dưỡng chưa phù

hợp nên số học sinh đã và có nguy cơ thừa cân, béo phì ngày càng tăng, như:
+ Trong bữa ăn gia đình sử dụng nhiều thức ăn chiên, xào
+ Nhiều loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường
+ Sử dụng nhiều loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
+ Rau, củ, quả không nằm trong thực đơn mỗi bữa ăn.
+ Không có thời gian cho vận động do:
. Thời gian chủ yếu trong ngày là ngồi học.
. Đi học có người chở đi và về.
. Thời gian ăn uống không nhiều, không thoải mái.
4 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Một số gia đình không có thời gian chuẩn bị thức ăn cho con học sinh nên để
học sinh tự lựa chọn thức ăn theo ý thích trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh.
Kết quả học sinh sẽ chọn những loại thức ăn yêu thích của mình như chiên, nướng,
xào chứa rất nhiều lipit, thiếu nghiêm trọng các vi chất.
Bên cạnh đó một số học sinh đặc biệt là nữ lại có chế độ ăn kiêng ( để tránh
béo phì) không khoa học như:
+ Ăn rất ít ( cơm, thịt, cá,…)
+ Không sử dụng những sản phẩm có chứa lipit
+ Uống nước chanh, giấm nhiều.
+ Sử dụng các loại trà giảm cân,….
Dẫn tới cơ thể gầy, yếu, dễ bị nhiễm bệnh, trong giờ học tập và hoạt động ngoại
khóa trên trường đều không đủ sức khỏe.
Tất cả các hành động trên của học sinh đều ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và đặc
biệt là sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của cơ thể sau này.
Hướng dẫn học sinh có thể ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đã được các giáo
viên đặc biệt là giáo viên dạy môn sinh đề cập, tuy nhiên chưa được cụ thể vì thời
gian không nhiều và không có trong nội dung bài học dẫn tới không thể liên hệ
được.
Như vậy, để học sinh có thể tự lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống hợp lí,

khoa học phù hợp cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tôi đã hướng dẫn thêm
cho học sinh đặc biệt là khối 10 biết cách điều hòa dinh dưỡng ngay trong các bữa
ăn hằng ngày thông qua một số bài học trong chương trình Sinh học 10 – Ban cơ
bản.
5 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
A. Cơ sở lý luận:
1. Quan niệm về vai trò của dinh dưỡng:
Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói tới ǎn uống và cho ǎn uống là một
phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hypocrát (460-377) trước công
nguyên đã chỉ ra vai trò của ǎn để bảo vệ sức khỏe và khuyên phải chú ý tùy theo
tuổi tác, thời tiết, công việc mà nên ǎn nhiều hay ít, ǎn một lúc hay rải ra nhiều lần.
Hypocrat nhấn mạnh về vai trò ǎn trong điều trị, ông viết "Thức ǎn cho bệnh nhân
phải là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải có
dinh dưỡng", ông cũng nhận xét "hạn chế và ǎn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với
người mắc bệnh mãn tính".
Ở nước ta Tuệ Tĩnh thế kỉ thứ XIV trong sách "Nam dược thần hiệu" đã đề cập
nhiều đến tính chất chữa bệnh của thức ǎn và có những lời khuyên ǎn uống trong
một số bệnh và ông đã phân biệt ra thức ǎn hàn nhiệt.
Hải Thượng Lãn Ông một danh y Việt Nam thế kỉ XVIII cũng rất chú ý tới việc
ǎn uống của người bệnh, ông viết Có thuốc mà không có ǎn uống thì cũng đi đến
chỗ chết. Đối với người nghèo không những ông thǎm bệnh, cho thuốc không lấy
tiền mà còn trợ giúp cá gạo và thực phẩm cần thiết cho người bệnh.
2. Dinh dưỡng học : là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ ăn, các
thành phần sức khỏe và bệnh tật.
Các nhà dinh dưỡng là các chuyên gia y học đã được đào tạo chuyên môn cao.
Họ cũng là những bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên an toàn, có cơ sở khoa
học và chính xác về dinh dưỡng và cách can thiệp. Dinh dưỡng học giúp tăng hiểu
biết tại sao và như thế nào các vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sức khoẻ.

3. Khái niệm về dinh dưỡng:
6 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Theo Hán Việt tự điển, dinh dưỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn để nuôi
dưỡng thân thể.
Người Mỹ gọi là “Nutrition”.
Việc ăn uống (ẩm thực) là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu,cho đời
sống con người.Trong đó, đồ ăn (thực phẩm) đóng một vai trò căn bản, trong việc
cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thể. Đồ ăn (thực phẩm) được cấu tạo bởi
các chất bổ dưỡng (Nutrients), bao gồm những thành phần hóa học, để nuôi sống
cơ thể.
4. Chế độ cân bằng dinh dưỡng là gì?
Theo PGS-TS Trần Đình Toán thì cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để
cơ thể phát triển khỏe mạnh. Cơ thể cần dung nạp nhiều chất dinh dưỡng theo một
tỷ lệ thích hợp để sản sinh năng lượng và hoạt động một cách bình thường. Vì vậy
để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi người cần phải đảm bảo việc có
một khẩu phần ăn đa dạng các loại thực phẩm và đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết bao
gồm chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Từ buổi đầu của khoa học dinh dưỡng, các tác giả kinh điển như Voi,Saternikov
đã cho rằng tương quan hợp lý giữa P:L:G trong khẩu phần nên là 1:1:5 (nghĩa là
1g protein nên có1g lipit và 5g gluxit).
5. Dinh dưỡng với tuổi thanh thiếu niên
Tuổi 13 đến 15 được gọi là thiếu niên và từ 16 tuổi là bước vào tuổi thanh
niên. Đây là lứa tuổi song song với sự phát triển nhanh còn là giai đoạn hoạt động
nhiều. Lứa tuổi này trẻ em ăn rất nhiều, có trẻ “ăn không thấy no” vì nhu cầu nhiệt
lượng cao.
Nhu cầu dinh dưỡng không có gì khác lắm so với tuổi nhi đồng ở giai đoạn 7
– 12 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt ở từng trẻ còn phụ thuộc vào mức hoạt động của
từng trẻ và tình trạng phát triển sinh lý. Trong việc nuôi dưỡng cần đặc biệt các chú
ý sau:

a. Nhu cầu nhiệt lượng rất cao:
Lứa tuổi thiếu niên trẻ em ăn rất nhiều, có trẻ “ăn không thấy no” vì nhu cầu
nhiệt lượng cao. Trẻ hoạt động càng nhiều càng cần nhiệt lượng.
Trường hợp ăn uống không đủ nhiệt lượng thì trẻ sẽ “tự động giảm hoạt động” để
bù đắp sự thiếu hụt dành riêng cho sự phát triển.
Với lứa tuổi 13 – 15 khó phân biệt giữa nam và nữ. Gần như trẻ em gái cũng có
nhu cầu cao như nam, vì đây là lứa tuổi dậy thì và có sự phát triển tính dục sớm
hơn nam.
Cả nam và nữ hàng ngày cần ăn khẩu phần có nhiệt lượng từ 2200 – 2500 calo.
Đây là bữa ăn không kém người lớn.
7 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Nhu cầu nhiệt lượng cao, cần phải ăn, nên lứa tuổi thiếu niên rất “phàm ăn”, dễ
ăn, đó là một thuận lợi lớn cho việc nuôi dưỡng.
b. Cần chú ý đến protein:
Nhu cầu tuyệt đối về protein chỉ cần 60 – 80g/ngày trong bữa ăn, sẽ không
sợ thiếu protein. Tuy vậy, hợp lý nhất là lượng protein cần tăng theo tỷ lệ nhiệt.
Trong dinh dưỡng thanh thiếu niên, chú ý đến protein nếu được 14% năng lượng
do protein là tốt vì nhiều lẽ :
- Đây là giai đoạn phát triển các nội tiết tố về giới tính.
- Đây là giai đoạn tiếp xúc nhiều với ngoại cảnh với môi trường sống, protein rất
cần cho sức đề kháng của thanh thiếu niên.
- Nhiều nghiên cứu ở các nước nghèo cho thấy thanh thiếu niên phải lao động sớm,
ăn uống kém đặc biệt là thiếu protein sẽ rất dễ bị nhiễm lao.
Vitamin C rất cần cho vẻ đẹp của các thiếu nữ
c. Các chất dinh dưỡng khác đặc thù với lứa tuổi:
- Sắt (Fe) với con trai chỉ cần 12 – 18mg/ngày thì ở nữ giới cần đến >20 mg/ngày.
Vì lẽ dễ hiểu là các trẻ gái sau tuổi 12 có thể đã có kinh nguyệt.
- Iod cũng đặc biệt cần đủ vì ở lứa tuổi 12 đến thanh niên là tuổi dễ to tuyến giáp
trạng (bướu cổ). Cho nên ở vùng thiếu Iod việc cung cấp muối Iod cho thanh thiếu

niên là rất quan trọng.
- Vitamin A: ở tuổi thanh thiếu niên cần đủ vitamin A để duy trì mạnh mẽ sự phát
triển của cơ bắp. Thiếu vitamin A sức đề kháng của trẻ bị giảm trẻ sẽ dễ mắc bệnh,
sức khoẻ yếu.
- Vitamin D: Thiếu vitamin D có thể gây chứng loãng xương.
Để hỗ trợ cho việc đảm bảo nhu cầu vitamin A và D, trẻ cầm ăn chất béo có tỷ lệ
tốt (15 – 20%) trong bữa ăn và tăng cường sự luyện tập, tiếp xúc với ánh nắng.
- Vitamin C: Cần đảm bảo đều đặn và thường ngày qua việc ăn uống nhiều rau quả.
Nên ăn 300 – 500 g rau quả hàng ngày.
Tóm lại về dinh dưỡng lứa tuổi thanh thiếu niên:
Có thuận lợi, vì nhu cầu dinh dưỡng cao, trẻ đã lớn nên thường “dễ ăn”, dễ
châm chước chất lượng miễn là có ăn đủ để đáp ứng nhu cầu. Trong nuôi dưỡng
cần chú ý đặc điểm và cũng cần có sự giáo dục dinh dưỡng để hướng cho trẻ biết
ăn uống đúng với các nhu cầu.
Ngoài ăn uống thường xuyên, lứa tuổi thanh thiếu niên cần có sự tiếp xúc rộng
rãi với xã hội, nên trẻ còn dễ chấp nhận các loại “ăn uống ngoài các bữa ăn chính”,
đặc biệt là uống.
Nước uống có kèm bổ sung chất dinh dưỡng thường được trẻ ưa thích và đó
cũng là một nguồn dinh dưỡng đáng được chú ý.
8 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Mặt khác đây cũng là giai đoạn mà trẻ em có thể tạo nên các nếp quen xấu qua
việc nghiện ngập các loại thức uống. Nghiện rượu cũng là một vấn đề cần chú ý
đối với lứa tuổi này.
Với sự ăn uống của lứa tuổi thanh thiếu niên, nhiều khi thoát ly khỏi sự nuôi
dưỡng của gia đình, trẻ dễ tìm nhu cầu theo ý thích – cho nên công tác giáo dục
dinh dưỡng để trẻ biết ăn uống tốt trong thời kỳ này có vai trò tích cực nhất định.
6. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
Ăn uống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dinh dưỡng
là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng là bữa ăn có

đủ các thành phần dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng.
a. Protein (chất đạm)
Trung bình, một người mỗi ngày cần 118g protein.
Ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, nhu cầu protein sẽ cao hơn. Protein
được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin, là nguyên vật liệu xây dựng và
tái tạo các tổ chức trong cơ thể, thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời nó cũng là thành phần của các men và
các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Protein còn tham gia vào các hoạt động sinh lý của cơ thể như tham gia tiêu
hóa thức ăn, vận chuyển ôxy, hoạt động của tim, hoạt động của não bộ Chất đạm
có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật như cá, thịt, trứng, sữa và từ nguồn
thực vật như các loại đậu, đặc biệt là đậu tương, lạc, vừng
b. Glucid (chất bột)
Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, có vai trò chuyển hóa
quan trọng.
9 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Nguồn thực phẩm chứa nhiều glucid nhất là các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu.
Nguồn glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng với các vitamin nhóm B vì
vậy các loại đường ngọt, gạo xay trắng quá dễ thiếu vitamin B1.
c. Lipid (chất béo)
Chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin đặc biệt là các vitamin tan trong dầu
như vitamin A, D, E, K và đóng vai trò vào quá trình làm đông máu tự nhiên.
Lipid cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chỉ cần 15-25g
lipid/ngày là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Nguồn cung cấp chất béo cho cơ
thể là mỡ động vật và dầu thực vật.
Nếu trong mỡ động vật (trừ cá) có nhiều cholesterol thường ứ đọng gây xơ
cứng thành mạch máu thì trong dầu thực vật lại có nhiều acid béo không no, có khả
năng chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch.
d. Cellulose (chất xơ)

Mặc dù cơ thể không thể hấp thu chất xơ, nhưng những ai ăn nhiều chất xơ sẽ
ít bị béo phì, ít bị bệnh tim, phòng táo bón. Các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra
khỏi đường tiêu hóa.
Tuy vậy cũng không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp
thu các dưỡng chất cần thiết.
e. Vitamin
Vitamin là chất hữu cơ cần thiết và tuy số lượng ít nhưng chúng bắt buộc phải có
trong thức ăn.
Vitamin A: Vitamin A giúp bảo vệ mắt và các bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A da sẽ
khô, tăng sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai. Vitamin A còn có vai trò
khá rõ rệt với miễn dịch thể và miễn dịch tế bào.
10 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Vitamin D3: Giúp cho việc chuyển hóa chất glucid thành năng lượng, đóng góp
vào sự phát triển của xương, giúp cho cơ thể phát triển bình thường, ăn ngon
miệng và không bị bệnh tê phù.
Dầu cá thu là nguồn vitamin D tốt nhất, sau đó là gan động vật, trứng, bơ
Nhóm vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, vai trò của folat và pyridoxin đáng
chú ý hơn cả. Nếu thiếu các chất trên sẽ làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia
vào cơ chế miễn dịch.
Vitamin C: Trong cơ thể, vitamin C tham gia vào các phản ứng ôxy hóa khử, đó là
các yếu tố cần thiết cho tổng hợp colagen là chất gian bào ở thành mạch, mô liên
kết, xương, răng.
Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong cơ thể không bị ôxy hóa. Là chất chống ôxy hóa
(anti - oxydant) chủ yếu chống lại các gốc tự do.
Các chất khoáng và vi khoáng:
Nếu chúng ta ăn uống thiếu chất khoáng sẽ sinh nhiều bệnh như thiếu máu
(thiếu sắt), bị bướu cổ (thiếu iốt), thiểu sản men răng (thiếu fluor), còi xương ở trẻ
em, xốp xương ở người lớn (thiếu canxi)
Bên cạnh đó yếu tố vi lượng còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Do đó

yếu tố vi lượng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Lời khuyên chung của các nhà dinh dưỡng và y tế về sự ăn uống là chúng ta nên:
1.Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác
không có.
Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D.
Sữa bò có nhiều đạm nhưng rất ít sắt và không có chất xơ.
Thịt động vật có vú nhiều đạm nhưng ít calci.
Trứng không có vitamin C và có rất ít calci vì hầu hết nằm ở vỏ trứng.
11 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Như vậy cần có chế độ ăn đa dạng mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
2. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh tăng cân quá mức, chỉ nên
ăn đủ số năng lượng mà cơ thể cần;
3. Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: lượng cholesterol ăn vào mỗi
ngày không quá 300mg; chất béo động vật bão hòa không quá 10% tồng số năng
lượng được cung cấp mỗi ngày. Nên dùng dầu thực vật với chất béo chưa bão hòa.
Mức tiêu thụ chất béo nói chung không nên quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.
4. Giảm thịt động vật có nhiều mỡ hoặc loại bỏ bớt mỡ khi ăn thịt; ăn nhiều cá.
Việc ăn thịt tự nó không có hại cho người khỏe mạnh, nhưng ăn nhiều thịt thường
kèm theo nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.
5. Dùng sữa đã gạn bớt chất béo, nhất là ở người tuổi cao.
6. Ăn thêm thực phẩm có chất xơ và tinh bột.
7. Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường,
bệnh tim như nhiều người lầm tưởng, nhưng vì có nhiều năng lượng cho nên dễ
dẫn tới béo phì.
8. Giới hạn muối không quá 2500 mg mỗi ngày.
9. Hạn chế rượu, bia. Nếu không thể bỏ hẳn thì không nên uống quá 350 ml bia
hoặc 150 ml rượu vang, hai lần một ngày. Nếu là rượu mạnh thì không quá 50ml.
Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sai.

Chế độ dinh dưỡng sai có nguy cơ đưa tới một số bệnh tật. Sai có thể là quá
dư, quá thiếu hoặc không cân đối.
Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm phát triển, trí nhớ kém, sức đề kháng với
bệnh tật giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới giảm tuổi thọ.
Dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh kinh niên, như bệnh tim, ung thư,
cao huyết áp, tai biến động mạch não, tiểu đường. Ngoài ra còn có thể mắc phải
những bệnh khác như xơ gan, viêm túi ruột hoặc tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều
rượu.
Dinh dưỡng sai mà lại thiếu vận động cơ thể còn đưa tới nhiều ảnh hưởng
không tốt khác cho sức khỏe.
Dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho
các thế hệ sau.
7. Bữa ăn hợp lí đảm bảo nhu cầu năng lượng mỗi ngày:
12 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Các chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo nên cơ thể không phải là vật liệu cố
định mà luôn được thay thế và đổi mới. Thành phần cấu tạo của một người nặng
trung bình 50 kg bao gồm khoảng:
- 32 kg nước
- 11 kg đạm
- 4 kg chất béo (lipit)
- 2,5 kg chất khoáng
- 0,3-0,5 kg gluxit
Nhờ có chất đồng vị phóng xạ, đến nay người ta đã xác định là một nửa chất
protein của cơ thể được đổi mới trong vòng 80 ngày. Protein ở gan, ở máu đổi mới
còn nhanh hơn, một nửa đổi mới trong vòng 10 ngày.
Trong một đời người, chất protein có thể đổi mới tới 200 lần. Ngoài nhu cầu
ǎn để phát triển cơ thể khi còn trẻ , để đổi mới cơ thể trong suốt đời người, người ta
còn phải ǎn để đảm bảo nǎng lượng cho duy trì các hoạt động của cơ quan và lao
động. Nǎng lượng tiêu hao của cơ thể được cung cấp bởi thức ǎn. Thức ǎn ǎn vào

được chuyển hóa thành dạng hóa nǎng sau đó được chuyển thành nhiệt nǎng để
duy trì thân nhiệt , thành cơ nǎng để đảm bảo hoạt động và lao động, thành điện
nǎng để duy trì luồng điện sinh vật. Tất cả các loại nǎng lượng nay cuối cùng đều
chuyển thành nhiệt nǎng tỏa ra ngoài cơ thể. Cho nên người ta chỉ cần đo nhiệt
nǎng (gọi quen là nhiệt lượng) là đã biết được mức tiêu hao nǎng lượng của cơ thể.
Có thể đánh giá mức ǎn có đủ hay không bằng cách theo dõi cân, đatm bảo cho
mình có một cân nặng lý tưởng, người không quá gầy cũng không quá béo. Có thể
dùng công thức sau đây để tính toán cân nặng lý tưởng:
P = 50 + 0,75 ( T - 150 )
Trong đó: P là trọng lượng lý tường tính bằng kg
T là chiều cao tính bằng cm.
Ví dụ: Một người cao 160 cm, thì cân nặng lý tưởng là:
13 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
50 + 0,75 ( 160 - 150 ) = 57,5 kg.
Một người cao 170 cm thì cân nặng lý tưởng là:
50 + 0,75 ( 170 -150 ) = 65 kg.
Có thể tính nhanh bằng cách lấy chiều cao trừ đi 105 đối với người trẻ tuổi và 110
đối với người có tuổi.
Nếu sau một thời gian lao động và ǎn uống ở một mức nhất định mà cân vẫn đứng,
có nghĩa là mức ǎn đã phù hợp với mức lao động.
14 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
B. Thực tiễn:
Để học sinh có thể cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể có thể phát triển toàn diện
về mặt thể chất được nhiều giáo viên của nhiều bộ môn khác nhau đề cập tới trong
bài giảng của mình. Tuy nhiên ở các môn khác nội dung không đủ, không cụ thể
nên học sinh chỉ nhận biết một cách tổng quát, chưa giải quyết được vấn đề.
Môn Sinh học là môn đề cập tới vấn đề nhiều nhất, đặc biệt là chương trình
Sinh lớp 10, phần các “thành phần hóa học của tế bào” nội dung đề cập rất nhiều,

có thể liên hệ thực tế cho học sinh đầy đủ nhất. Nên đối tượng áp dụng ở đây là
học sinh lớp 10 .
Giải pháp tôi đưa ra là giải pháp thay thế một phần các giải pháp mà nhiều giáo
viên khác đã áp dụng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Không những để tạo hứng thú học tập môn Sinh học và tạo niềm say mê học tập
ở các em, người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ vị trí, vai trò của môn học
này, đồng thời gieo vào các em cảm xúc tốt đẹp và tâm lí thích học tập môn Sinh
học.
Bản chất của học sinh là rất ham học hỏi, tò mò về những cái mới mẽ, nhất là
những hiện tượng, sự việc có liên quan đến bản thân. Do đó khi dạy về các ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mình thì học sinh sẽ rất chú tâm
nghe và theo dõi
Học sinh luôn hướng tới cái đẹp của cuộc sống và luôn muốn mình trở thành
một con người hoàn thiện sau này.
Để giúp học sinh có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất tôi hướng dẫn học
sinh khối 10 cân bằng sinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày thông qua các bài
học trong chương “ Các thành phần hóa học của tế bào” sinh học 10 ban cơ bản.
15 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
CÁC BÀI HỌC ÁP DỤNG:
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được các thành phần hoá học của tế bào
- Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố
đại lượng và nguyên tố vi lượng.
- Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào.
- Hiểu được vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với cơ thể.
2. Kĩ năng:

- Phân tích hình vẽ, tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, hoạt động cá nhân.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe thông qua dinh dưỡng, nước.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên: rừng, cây xanh, nguồn nước sạch.
- Cần cung cấp đầy đủ nước, các nguyên tố đa lượng và vi lượng cho cơ thể trong
các bữa ăn hằng ngày.
II. Phương tiện dạy học:
Hình trong SGK
Thông tin bổ sung về các nguyên tố khoáng.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Giảng bài mới:
Hoạt động của Gv và HS Nội dung
GV: Tại sao mỗi ngày cần phải ăn đủ 3
bữa? Trong mỗi bữa ăn phải ăn đủ loại
thức ăn?
GV: Bữa ăn phải đảm bảo những điều
kiện nào?
HS: Đủ số lượng ( bao nhiêu chén cơm,
hủ tiếu, mì,…) và đủ chất lượng ( thức ăn
phải có đủ thịt, cá, rau,…)
GV: Vì sao cần phải đảm bảo nguyên tắc
trên?
HS: Cung cấp đủ nguyên tố đại lượng và
nguyên tố vi lượng cho tế bào.
Người ta chia các nguyên tố hoá học
thành 2 nhóm cơ bản:
1. Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng
16 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
GV: Nguyên tố đại lượng là nguyên tố

nào và có vai trò gì?
HS: trả lời như SGK
GV: tại sao cần cung cấp đủ Fe, đặc biệt
đối với nữ ?
HS: Fe bị mất đi trong quá trình kinh
nguyệt, nên thiếu sắt dẫn tới thiếu máu.
GV: Nguyên tố vi lượng là nguyên tố
nào ? Có vai trò gì? Và có trong những
loại thực phẩm nào?
HS: trả lời như SGK
GV Bổ sung vai trò của nguyên tố vi
lượng:
+ Khi thiếu iốt tuyến giáp trạng tǎng hoạt
động, cố gắng bù trừ lượng thiếu và tuyến
giáp phì đại tạo nên bướu cổ.
+ Nhu cầu sắt ở lứa tuổi trưởng thành tǎng
lên nhiều do cơ thể phát triển nhiều tổ
chức mới - mỗi ngày lượng sắt mất đi ở
người trưởng thành vào khoảng 1 mg ở
nam và 0,8 mg ở nữ nhưng ở nữ lại có
lượng sắt mất thêm theo kinh nguyệt vào
khoảng 2 mg/ ngày.
Sắt ở thịt được hấp thu khoảng 30%, đậu
tương 20%, cá 15%, các thức ǎn thực vật
như ngũ cốc, rau và đậu đỗ (trừ đậu
tương) chỉ hấp thu khoảng 10%. Vitamin
C hỗ trợ hấp thu sắt còn các phytat,
photphat cản trở sự hấp thu sắt.
Nguồn sắt trong thức ǎn: sắt có nhiều
trong các thức ǎn nguồn gốc động vật,

các hạt họ đậu nhất là đậu tương. Các
loại rau quả cũng là nguồn sắt quan
trọng trong bữa ǎn.
+ Trong cơ thể canxi chiếm vị trí đặc biệt.
Canxi chiếm 1/3 khối lượng chất khoáng

0,01% khối lượng chất khô, chiếm
khối lượng lớn trong tế bào):
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào,
các hợp chất hữu cơ như: Protein,
Lipit, Cacbohidrat, axitnucleic.
- Điều tiết quá trình trao đổi chất
trong tế bào. Bao gồm các
nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg
2. Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng
<0,01% khối lượng chất khô):
- Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào
nhưng có vai trò quan trọng đối với
sự sống vì cấu tạo enzim, các hooc
mon, điều tiết quá trình trao đổi chất
trong tế bào.
- Bao gồm các nguyên tố : Cu, Fe,
Mn, Co, Zn
Thực phẩm chứa Fe
17 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
trong cơ thể và 98% canxi nằm ở xương
và rǎng
Trong 100g sữa bò có 120 mg canxi, trong
100g lương thực ( gạo, ngô, bột mì ) chỉ

có khoảng 30 mg canxi. Trong thịt các
loại chỉ có từ 10-20 mg canxi nhưng trong
các loại rau đậu đều có trên 60 mg, đặc
biệt đậu tương có 165 mg và vừng 1200
mg. Những loại rau có trên 100 mg canxi
trong 100 g rau gồm rau muống, mùng tơi
rau rền, rau đay, rau ngót. Các loại thủy
sản thường có nhiều canxi, xương cá cũng
là một canxi tốt nếu ǎn kho nhừ.
+ VITAMIN
Nhiều vitamin hình thành nên các men
cần thiết cho quá trình chuyển hóa vật
chất trong cơ thể. Phần lớn các vitamin
phải đưa từ thức ǎn vào cơ thể. Người ta
chia các vitamin thành 2 nhóm:
- Nhóm vitamin tan trong chất béo: Là
vitamin A,D,E,K thường đi kèm với chất
béo của thức ǎn. Một khẩu phần có hàm
lượng lipit thấp thường ít các vitamin này
hoặc cơ thể kém sử dụng các vitamin này.
- Nhóm vitamin tan trong nước: Bao gồm
vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin P,
vitamin U. Cơ thể dễ dàng được thỏa mãn
nhu cầu các vitamin này khi dùng thức ǎn
tươi.
1. Vitamin A.
Ở thực phẩm thực vật, vitamin A tồn tại
dưới dạng provitamin A.
Khi thiếu vitamin A, da và niêm mạc khô,
sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm

nhiễm. Đó là các biểu hiện khô mắt, khô
giác mạc.
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với
18 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
chức phận thị giác. Khi mắt nghỉ,
vitamin A dần dần được phục hồi từ
retinen nhưng không hoàn toàn. Do việc
bổ sung vitamin A thường xuyên từ thức
ǎn là cần thiết.
2. Vitamin D.
Vai trò chính của vitamin D là tǎng hấp
thu canxi và photpho ở ruột non. vitamin
D là yếu tố chống còi xương và kích
thích sự tǎng trưởng của cơ thể.
3. Vitamin B1 ( tiamin ).
khi thiếu vitamin Bi gây ra hàng loạt các
rối loạn có liên quan tới các rối loạn dẫn
truyền thần kinh như tê bì, táo bón, hồi
hộp, không ngon miệng. Đó là các dấu
hiệu của bệnh Beriberi.
Vitamin B có trong các hạt ngũ cốc, rau,
đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan, thận.
4. Vitamin B2 (Riboflavin).
Vitamin B2 cần cho chuyển hóa protein,
khi thiếu một phần các axit min của thức
ǎn không được sứ dụng và ra theo nước
tiểu.
Vì vậy khi thiếu protein thường xuất hiện
triệu chứng thiếu vitamin B2.

Ngoài ra vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả
nǎng cảm thụ ánh sáng của mắt nhất là đối
với sự nhìn màu. Khi thiếu vitamin B2 sẽ
có tổn thương ở giác mạc và nhân mắt.
Riboflavin có nhiều trong các lá xanh, đậu
đỗ, phủ tạng của động vật
5. Vitamin PP ( Nia xin, axit nieotinic).
Thiếu nia xin và tryptophan là nguyên
nhân của bệnh Pellagra. Các biểu hiện
chính của bệnh là viêm da nhất là vùng
da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, viêm
niêm mạc, ỉa chảy, có các rối loạn về
19 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
tinh thần.
Thịt gia cầm, bò, lợn nhất là phủ tạng
chứa nhiều vitamin PP. Lớp ngoài của các
hạt gạo, ngô, mì, đậu lạc vừng rất giàu
vitamin PP.
6. Vitamin C ( axit ascorbie) .
Vitamin C kích thích tạo colagen của mô
kiên kết, sụn, xương, rǎng, mạch máu. Vì
thế khi thiếu vitamin C, các triệu chứng
thường biểu hiện ở các tổ chức liên kết
và xương (xuất huyết dưới da, chảy máu
chân rǎng, đau mỏi xương khớp).
vai trò của vitamin C như kích thích sự
phát triển ở trẻ em, phục hồi sức khỏe, vết
thương mau lành, tǎng sức bền mao mạch,
tǎng khả nǎng lao động, sự dẻo dai và

tǎng sức kháng nhiễm.
Trong tự nhiên, vitamin C có nhiều trong
rau quả nhưng hàm lượng của chúng giảm
thường xuyên do các yếu tố nội tại của
thực phẩm và các yếu tố vật lý khác như
ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa
và các ion kim loại ( Fe, Cu).
Vitamin C rất dễ tan trong nước, do đó
trong quá trình chế biến cần lưu ý để tránh
sự hao hụt không cần thiết và tận dụng
các phần nước của thức ǎn.
GV: Cần ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là
trẻ em.
GV: Có nên bổ sung các loại vitamin ở
dạng thuốc không?
HS: Trong trường hợp có chỉ định của bác
sĩ, ngoài ra không được tự ý bổ sung
vitamin ở dạng thuốc vì mặc dù không thể
thiếu trong các quá trình trao đổi chất của
cơ thể nhưng vitamin chỉ cần một lượng rất
nhỏ, nêu dư thừa có thể có tác dụng ngược
20 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
lại.
GV: Tại sao ta luôn có cảm giác khác
nước?
GV: Nước có vai trò gì đối với tế bào và cơ
thể?
GV: tại sao con người có thể chịu đựng đói
ăn trong vài tháng, nhưng thiếu nước

trong dăm ba ngày là đã có nhiều nguy
cơ tử vong?
GV bổ sung:
Chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ
thể, nước phân phối ở khắp nơi như
máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương
khớp
Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước
qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Khi
làm việc, vận động cơ thể sẽ mất thêm
nước. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể
bình thường, cần phải uống nước để thay
thế phần mất đi. Nhu cầu nước của mỗi
người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ
thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc,
thời tiết
Vai trò của nước trong cơ thể : ( thông tin y
học- thuocthang.vn)
Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong
cơ thể, dưới đây là vài thống kê:
- Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể
- Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi
tất cả tế bào.
- Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng
lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.
- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ
tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
- Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể,
tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm.

- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng,
21 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho
khớp cử động trơn tru.
- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng,
tránh dị ứng, ho khan.
- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động
mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến
tim và não.
- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn
truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho
các chức năng và các phản ứng sinh hóa
của cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo của các bộ phận
quan trọng: não chứa 85% nước, xương
22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử
95%, răng 10%
Gv: Đối với con người, khi bị sốt cao hoặc
tiêu chảy cơ thể sẽ bị mất nước, da khô nên
phải bù nước kịp thời, nếu để mất nước
trong thời gian dài cũng dẫn tới tử vong.
GV: Uống nước vào thời điểm nào là hợp
lí?
GV bổ sung: Thường thường nên uống một
ly nước lạnh ngay khi thức dậy để động
viên tế bào cơ thể rồi uống trước bữa điểm
tâm; lúc 10 giờ sáng; trước khi ăn trưa; lúc
4 giờ chiều; trước khi ăn tối; lúc 9 giờ và
trước khi đi ngủ. Khi rất khát, chẳng nên

nốc một hơi hết ly nước. Mà nên từ từ uống
từng ngụm một để cho nước có thì giờ thấm
qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các
mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một
cơ thể bị thiếu nước.
22 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Vai trò của nước :
- Là thành phần chủ yếu trong mọi
cơ thể sống.
- Là dung môi hoà tan các chất, là
môi trường phản ứng, tham gia các
phản ứng sinh hóa
V. Củng cố:
Trả lời câu hỏi trong SGK
VI. Dặn dò:
Đọc bài cacbohydrat và lipit
23 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
Bài 4: CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit
- Kể được các vai trò sinh học của cacbohiđrat, lipit trong tế bào.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được một số thành phần hoá học của tế bào.
- Rèn luyện tư duy khái quát trừu tượng.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng về vai trò sinh học của cacbohiđrat, lipit để có ý thức chăm
sóc sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.

- Cung cấp thức ăn cho cơ thể một cách hợp lí.
1. Phương tiện dạy học:
Hình trong SGK
2. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Sự khác nhau của nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng?
- Nêu một số thực phẩm chứa nguyên tố đa lượng và vi lượng?
- Vai trò của nước đối với tế bào? Mỗi ngày một người cần cung cấp cho cơ
thể bao nhiều nước và nên cung cấp vào thời gian nào là tốt nhât?
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của Gv và HS Nội dung
Gv: Cho biết chức năng của cacbohidrat?
GV: Vì sao khi hạ đường huyết ( đói) người ta
thường cho uống nước đường thay vì ăn những
loại thức ăn khác?
GV: Tại sao trong bữa ăn hằng ngày phải cung
cấp đủ lượng tinh bột cho cơ thể?
HS trả lời giống SGK
GV: cần cung cấp cacbohydrat bằng những thực
I. Cacbohidrat
1. Chức năng :
+ Là nguồn năng lượng dự trữ
cho tế bào và cho cơ thể.
Cacbohidrat liên kết với prôtêin
tạo nên các phân tử glicôprôtêin
là những bộ phận cấu tạo nên
các thành phần khác nhau của tế
24 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN
SKKN: 2013 - 2014
phẩm nào trong bữa ăn?

HS: Chủ yếu là cơm, hoặc bánh mì,….
Gv bổ sung:
Vai trò dinh dưỡng của gluxit.
Đối với người vai trò chính của gluxit là sinh
nǎng lượng. Hơn một nửa nǎng lượng của
khẩu phần do gluxit cung cấp, 1g gluxit khi
đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal. Ở gan,
glucoza được tổng hợp thành glycogen. Gluxit
ǎn vào trước hết chuyển thành nǎng lượng,
số dư một phần chuyển thành glycogen và
một phần thành mỡ dự trữ.
ở mức độ nhất định, gluxit tham gia tạo hình
như một thành phần của tế bào và mô. Trong
cơ thể luôn luôn xẩy ra quá trình phân giải
gluxit để tạo nǎng lượng nhưng hàm lượng
gluxit máu luôn luôn ở mức 80-120 mg%.
Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy
protein đến mức tối thiểu. Ngược lại khi lao
động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ
sẽ làm tǎng phân hủy protein. Ăn uống quá
nhiều gluxit thừa sẽ chuyển thành lipit và đến
mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng béo
phệ.
GV: Tại sao trẻ em ăn nhiều bánh kẹo ngọt
trước bữa ăn thường không ăn cơm được nữa?
HS: Có cảm giác đã no. Do gluxit trong kẹo
được phân giải nhanh chóng cung cấp năng
lượng cho cơ thể.
GV bổ sung thêm:
Gluxit tinh chế và gluxit bảo vệ.

Là những thực phẩm giàu gluxit đã thông qua
nhiều mức chế biến làm sạch, đã mất tối đa
các chất kèm theo gluxit trong thực phẩm.
Mức tinh chế càng cao, lượng mất các thành
phần cấu tạo càng lớn, chất xơ bị loại trừ càng
nhiều, hàm lượng gluxit càng tǎng và thực
bào.
Gluxit chủ yếu cung cấp cho cơ
thể của người Việt nam là gạo
( cơm)
Gluxit tinh chế:
25 GV: LÊ THỊ XUÂN LAM – Trường THPT NGÔ QUYỀN

×