Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.57 KB, 36 trang )

“TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” – một áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi,
vốn được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta có câu:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Chúng ta tự hào mình là con cháu Lạc Hồng, cũng tự hào có một bề dày lịch sử,
sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Thế nên, từ xưa nhân dân ta đã
coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ, từ việc giáo dục thông qua các tác
phẩm văn học truyền miệng (Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), đến việc biên soạn
những bộ sử lớn (Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư…), hay biên soạn thành
những cuốn sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học. Những câu chuyện, cuốn
sách ấy đã góp phần tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc từ thời kì dựng nước, giữ
nước đến đổi mới đất nước. Điều này có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền
thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, đặc biệt là thế hệ trẻ
(trong đó có bộ phận rất lớn là học sinh, sinh viên).
Ngoài ra, các thế hệ học sinh còn được tiếp cận với những tri thức lịch sử thế giới,
giúp các em hiểu hơn về quan hệ của lịch sử Việt Nam với thế giới, giáo dục tinh thần
quốc tế cao đẹp.
Tuy nhiên để làm được công việc giáo dục học sinh thông qua các bài học lịch sử
lại không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì bộ môn lịch sử có đặc trưng là kiến thức
nhiều, hình ảnh ít, so với các bộ môn khác có thể nói là khô khan nên đa phần học
sinh không hào hứng với môn học này. Thêm vào đó, một số giáo viên gò ép, gây áp
lực với học sinh trong tiết học đã khiến học sinh có tâm lí chán nản, bỏ bê với môn
lịch sử. Điều này đã khiến cho việc giáo dục bằng lịch sử phản tác dụng.
Vấn đề đặt ra ở đây là với một môn học mà học sinh chưa ưa thích thì người giáo viên


phải làm gì để kích thích được lòng ham muốn học tập, ít nhất là không có tâm lí căng
thẳng, ngoảnh mặt với bộ môn này.
Là một giáo viên giảng dạy tại một trường THPT, qua nhiều năm công tác, tôi
đã suy nghĩ rất nhiều và luôn tìm cách tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo
cảm hứng và sự tích cực trong mỗi tiết học lịch sử đối với học sinh.
Đó chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài “TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ” làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
1
II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Ai cũng biết rằng tác dụng của môn lịch sử là giáo dục cho học sinh những tư
tưởng, tình cảm đúng đắn (tự hào, gìn giữ, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết khâm phục, kính trọng những anh
hùng dân tộc, người có công với tổ quốc ). Đó là những giá trị dễ bào mòn trong
cuộc sống hiện đại, nhưng lại là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở
cửa, hội nhập với thế giới hôm nay và mai sau. Lịch sử chính là ”cô giáo của cuộc
sống”.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra là nhận thức về lịch sử của thế
hệ trẻ còn rất hạn chế . Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả các kỳ thi tốt
nghiệp và đại học trong vài năm gần đây, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp và đại học năm
2011 với hàng ngàn điểm 0 cho môn Lịch sử.
Năm học 2013 - 2014, khi Bộ giáo dục và Đào tạo đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT với 4
môn thi, trong đó lịch sử là một môn tự chọn thì thực tế đã cho thấy môn Sử bị đa phần
học sinh né thi. Theo số liệu thống kê một số trường chỉ có một em đăng kí (Trong đó có
2 trường: Trường THPT Nam Đàn 1 – huyện Nam Đàn và Trường THPT Thái Lão -
huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An). Trường nhiều nhất cũng chỉ có khoảng hơn 20
học sinh dự thi. Đây chính là một sự thật đáng buồn gây ra những bức xúc, nỗi lo âu
đối với toàn xã hội. Để đưa ra một lí do chính xác cũng không phải là vấn đề đơn
giản. Tôi mạnh dạn góp ý kiến hai nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở phổ thông mặc dù đã đổi mới
trong mấy năm qua với việc giảm tải một số nội dung nhưng kiến thức vẫn còn nhiều,
có thể nói là ôm đồm. Kết cấu chương trình vẫn theo kiểu "đồng tâm kết hợp với
đường thẳng" từ bậc tiểu học đến bậc THPT. Vì vậy kiến thức được lặp đi lặp lại
trong sách giáo khoa làm cho người dạy và người học nhàm chán. Mặt khác, thời
lượng qui định giảng dạy sách giáo khoa Lịch sử chỉ có 1 đến 1,5 tiết/tuần như vậy là
quá ít ỏi, rất khó để môn học này có điều kiện khắc sâu, tổng hợp, phát triển tư duy
của học sinh chứ đừng nói đến chuyện tổ chức ngoại khóa lịch sử cho học sinh.
Thứ hai, giáo viên mặc dù được đào tạo cơ bản nhưng phần lớn vẫn sử dụng
phương pháp dạy học truyền thống đọc – chép (đặc biệt là thế hệ giáo viên lớn tuổi),
sự đầu tư giảng dạy bằng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn
chế. Mặt khác, ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn trang thiết
bị phục vụ dạy học lịch sử vẫn còn thiếu.
Trong hai lí do nêu trên, lí do thứ nhất có thể nói là khách quan, nguyên nhân thứ
hai có thể coi là chủ quan. Bởi vì người thầy từ xưa tới nay vẫn phải đảm nhiệm vai
trò chủ động trong bài giảng của mình. Nếu như học trò ngại học lịch sử vì nó dài
dòng, khó nhớ còn đổ lỗi là do khách quan. Nhưng học sinh chán học lịch sử, ngủ
trong giờ học hoặc sợ giờ học lịch sử thì trách nhiệm này thuộc về người giáo viên.
Bởi vì họ đã không đổi mới cách dạy, đã không khơi dậy tính tích cực và hứng thú
của học sinh đối với môn học của mình. Nói như ngôn ngữ của văn học là họ chưa
biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có”.
2
Một số chuyên gia cho rằng trước hết cần phải đổi mới cách kiểm tra và ra đề
thi. Vấn đề này tuy không mới, nhưng nó là yếu tố quyết định làm cho học sinh thích
thú học Lịch sử trong tương lai. Việc ra đề hiện nay chủ yếu theo dạng học thuộc bài
là chủ yếu, khó có thể phát huy được khả năng, sự tích cực của học sinh. Cho nên cần
phải đổi mới theo hướng ra đề thi phong phú, đa dạng, phát huy năng lực người học,
khả năng sáng tạo, vận dụng kiến thức, phát huy tính tự học, đánh giá quá trình người
học, đánh giá có sự tham gia của nhiều người và bảo đảm công bằng, chính xác.
Tuy nhiên, đó là phần điểm số, còn phần học, hiểu, vận dụng lại nằm ở vai trò

của người giáo viên. Mỗi giáo viên có cách truyền đạt môn lịch sử khác nhau và mỗi
học sinh ở mỗi lứa tuổi cũng lại có cách tiếp cận khác nhau nên không thể áp dụng
một cách thức truyền đạt giống nhau. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng lịch sử là môn học
không cần sự sáng tạo. Nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện nay gần
như mang tính áp đặt là chính xác, khoa học nhất, giống như là chân lí để học sinh
khám phá. Muốn kích thích sự tìm tòi của học sinh, nên quan niệm sách giáo khoa là
tài liệu tham khảo, tập hợp các tư liệu được chắt lọc, học sinh có thể sử dụng để khám
phá, giải mã lịch sử. Từ thực tế trên, có rất nhiều giáo viên muốn được sáng tạo trong
cách dạy, nhưng họ lại bị chi phối bởi hình thức đánh giá giáo viên theo kiểu cũ (đặc
biệt trong các giờ kiểm tra, thao giảng). Mỗi tiết dạy của giáo viên được đánh giá theo
các tiêu chí sau: kết quả, phương pháp, thời gian, trình bày bảng, liên hệ, không khí
lớp học Do vậy, cả giáo viên và học sinh sẽ bị bó hẹp trong cách truyền đạt kiến
thức cũng như tiếp nhận kiến thức, làm giờ dạy nặng nề, không hứng thú. Nên chăng,
đánh giá giờ dạy của giáo viên phải dựa vào hiệu quả của giờ giảng thông qua kết quả
đạt được của học sinh. Cần làm cho giờ học lịch sử thành sân chơi tri thức đầy sáng
tạo.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu người giáo viên phải có những cách thức để lôi
lôi cuốn học sinh vào với bài giảng của mình, phát huy được tính chủ động tìm tòi,
tiếp cận của các em. Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết đòi hỏi phải có lòng
nhiệt huyết, thời gian và công sức rất lớn. Trong giáo dục nói chung, dạy học lịch sử
nói riêng, cần phải có sự đổi mới, sáng tạo để thu hút học sinh, làm cho học sinh tiếp
thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất. Người giáo viên phải biết cách kích thích sự
nỗ lực của người học, truyền cho họ ngọn lửa đam mê. Lịch sử là một môn khoa học,
tuy bề ngoài có vẻ nhàm chán, khô khan nhưng cũng không phải là không hứng thú.
Điều quan trọng là phải có phương pháp để mang lại sự hứng thú và tính chủ động
của người học. Phương pháp dạy học lịch sử rất đa dạng, sinh động, phong phú,
không thể thực hiện một cách công thức, khô cứng (đọc – chép) làm mất hứng thú học
tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh.
3
2. Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ thực tiễn dạy và học lịch sử hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm và chú trọng đổi mới cách dạy, cách học môn lịch sử. Trước tầm quan trọng
trên, để nhằm mục đích giảng dạy môn lịch sử tốt hơn nữa, và các em học sinh ngày
càng yêu thích môn lịch sử hơn nữa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
trong các trường phổ thông luôn là một vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và
toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở các trường phổ thông đã có sự
đầu tư rất lớn để thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh. Đó là việc tập huấn công nghệ thông tin trong các trường học, các hội thi công
nghệ thông tin, các đợt tập huấn về ứng dụng phương pháp dạy học mới
Thực tế cho thấy rằng, ở trường phổ thông đã có nhiều thầy giáo, cô giáo tâm huyết
với bộ môn lịch sử, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao
tính hấp dẫn của môn học và tính tích cực của học sinh. Thầy Thái ở trường THPT
Đoàn Kết – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (đã nghỉ hưu vài năm nay) là một ví dụ.
Cách dạy của thầy đã truyền lửa cho môn học, truyền nhiệt huyết đam mê lịch sử cho
học sinh bởi cách vào bài, cách kể chuyện, dẫn giải khá lôi cuốn và bàn tay nghệ sĩ
của thầy có thể vẽ nên những chân dung lịch sử ngay trên bảng mà không cần đến
những hình chú thích trong sách giáo khoa. Ngay cả giọng hát thuộc dạng Ô-pê-ra của
thầy cũng có thể cất nên những bài hát truyền thống rực lửa làm say lòng người. Rất
tiếc những người thầy như thế, được học sinh nhắc mãi khi đã ra trường lại rất ít, bản
thân thầy thì đã không còn đứng trên bục giảng.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, có nhiều học sinh đạt kết
quả cao và được tuyển thẳng vào trường đại học và cao đẳng, đi học nước ngoài theo
chuyên ngành. Ðó là công lao rất lớn của các thầy, cô giáo nhưng cũng không thể
không nói đến niềm hứng thú của học sinh đối với bộ môn này. Bởi vì nếu không yêu
thích chắc chắn các em sẽ không bao giờ tham gia, không thể ép buộc. Thực tế giảng
dạy của tôi cũng cho thấy việc tập hợp được một đội tuyển thi học sinh giỏi sử là rât
khó khăn vì các em rất ngại môn này do kiến thức nhiều, sự kiện và ngày tháng rất
khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Nếu không biết cách kích thích, tạo hứng thú cho các em thì
đừng bao giờ nghĩ tới việc lập đội tuyển. Nhằm tôn vinh những người dạy và học lịch

sử, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giải thưởng tại Văn Miếu
Quốc Tử Giám tháng 4 - 2012. Đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Nhưng tại sao phần
lớn học sinh vẫn không có hứng thú với môn này?
Muốn học sinh được khám phá môn học lịch sử một cách hứng thú và hiệu quả
cần phải mạnh dạn trao quyền cho giáo viên tự quyết định phương pháp giảng dạy
miễn sao tiết giảng đạt được hiệu quả mà lại phát huy được tính tích cực của học sinh.
Mỗi giáo viên có thể tự biến mình thành một "thực tiễn giáo dục" phong phú để học
sinh thông qua đó khám phá, giải mã, suy ngẫm về quá khứ. Khi đó học sinh sẽ rất
hứng thú vì bản thân họ đang đóng vai một "nhà sử học nhỏ" thay vì là một "cỗ máy"
ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, thời gian.
4
Những điều nói trên thực ra chỉ là lí thuyết. Thực tế cho thấy rằng hiện nay
phương pháp dạy sử đa phần chưa có đổi mới, chưa thể kích thích đam mê của học
sinh dành cho bộ môn này. Các tiết giảng của giáo viên hầu như vẫn mang tính chất
hỏi – đáp, đọc – chép mang tính chất truyền thống, ở đó người giáo viên vẫn giữ vai
trò trung tâm, giảng bài theo kiểu thao thao bất tuyệt. Các sự kiện lịch sử, hiện tượng
lịch sử, nhân vật lịch sử… không được trình bày một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm.
Học sinh ít có cơ hội được khám phá nội dung bài giảng. Người giáo viên, không biết
tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Do đó, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Thêm vào đó, các phương tiện hỗ trợ
cho việc dạy học lịch sử còn thiếu thốn nên việc dạy trên lớp của giáo viên, chủ yếu là
dạy chay, không có hình ảnh minh hoạ… hoặc nếu có thì cũng quá ít, chủ yếu là các
hình ảnh đã phổ biến. Do đó trong giờ học thường diễn ra buồn tẻ, không sinh động,
không tác động đến hứng thú học tập của các em.
Bên cạnh đó, có nhiều giáo viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng
những phương pháp dạy học mới nhằm mang lại những nét tươi mới cho môn lịch sử,
thậm chí một số giáo viên còn ngại đổi mới. Đổi mới phương pháp trước hết phải bắt đầu
từ việc đổi mới quan niệm dạy học. Quan niệm dạy học ngày nay không phải là lấy thầy
làm trung tâm như trước kia mà là lấy trò làm trung tâm. Người dạy học là người hướng
dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn làm được như vậy, phải phát huy

được năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các em. Tuy nhiên,
việc phát huy tính tích cực của học sinh hiện nay của nhiều giáo viên chưa tốt do chưa có
sự đổi mới phương pháp. Thường thì các giáo viên quan niệm đặt nhiều câu hỏi hoặc cho
học sinh ngồi thành từng nhóm thảo luận là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực. Kết quả là giờ học biến thành giờ hỏi – đáp thông thường mang tính chất
căng thẳng, khô khan, thậm chí biến thành cơ hội để học sinh ngồi nói chuyện với nhau.
Mặt khác, một số giáo viên vùng xa xôi tuy nhận thức được vấn đề đổi mới phương
pháp dạy học nói chung, nhưng trình độ nhận thức của học sinh lại quá kém nên dù
được nhà trường trang bị phương tiện để đổi mới nhưng cũng không muốn thực hiện vì
ngại tốn thời gian, tốn công sức mà không biết học sinh có tiếp thu nổi và có thay đổi
được kết quả học tập hay không. Do vậy, trong vấn đề này lại cần phải có sự nhiệt tình
của giáo viên
Còn phải kể đến trường hợp ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, không
ít giáo viên không có điều kiện được cập nhật thông tin khoa học nói chung, đổi mới
phương pháp dạy học nói riêng và không sử dụng thành thạo vi tính nên chưa nhận
thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thậm chí
có biết cũng không thể làm, ngại làm, hoặc không có điều kiện để thực hiện. Bởi thế,
trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu, trò thu động ghi chép còn khá phổ biến
khiến cho việc đọc – chép diễn ra tràn lan, học sinh mất hứng thú học tập.
Hiện nay sách giáo khoa lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới, kiến
thức được giảm tải đáng kể. Nội dung trong sách giáo khoa ngắn gọn hơn, tăng kênh
hình để làm sinh động bài học, phát huy tính tích cực của học sinh và giúp giáo viên
có thêm thời gian để mở rộng kiến thức cho học sinh.
5
Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng sách giáo khoa cải cách ở trường phổ thông lại cho thấy
phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài
viết trong sách ngắn gọn, yêu cầu gợi mở, tăng phẩn mở rộng kiến thức thì nhiều giáo
viên lại không có độ sâu kiến thức để theo kịp yêu cầu. Rốt cục, việc giảm tải chỉ giúp
giáo viên nhẹ nhàng hơn và dành nhiều thời gian cho việc dò bài. Bên cạnh đó, kênh
hình nhưng nhiều giáo viên chưa hiểu hết nội dung kênh hình nên hiệu quả sử dụng

chưa cao.
Ngoài ra, ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên mới chỉ tập
trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các bài học tại thực địa, ở nhà bảo tàng,
di tích lịch sử và các hoạt động ngoại khoá vì nhiều lý do (kinh phí, quỹ thời gian, sự
quan tâm của các cấp quản lý…). Điều này đã làm cho việc dạy học lịch sử vẫn còn
đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn.
Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra những cách thức hữu hiệu
để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử. Dưới đây là
những việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
Theo tôi, đây là một phương pháp dạy học mới có khả năng tạo hứng thú cao
trong một tiết học lịch sử đối với học sinh. Thế hệ chúng tôi trước đây ngồi ở ghế
trường phổ thông (mặc dù là thế hệ 8X) nhưng vẫn chưa một lần được biết đến máy
chiếu trong giờ học lịch sử của mình. Các thầy cô lúc bấy giờ, dù là giáo viên trẻ mới
ra trường cũng chưa biết sử dụng công nghệ thông tin. Các tiết học đa số diễn ra buồn
tẻ, có vài giáo viên cố gắng thay đổi không khí bằng vài câu nói gây cười. Học sinh
không thiết tha với việc học bộ môn này. Đó là một thiệt thòi lớn đối với người học.
Bởi vì lịch sử là những gì đã trải qua nhưng không phải tất cả đều không được ghi
nhận lại. Chúng tôi muốn được chứng kiến tận mắt (dù chỉ là qua phim tư liệu) về
những năm tháng hào hùng đã qua nhưng khao khát đó gần như là vô vọng.
Bây giờ, với đam mê dành cho bộ môn lịch sử, đi theo con đường không mấy ai muốn
chọn này tất nhiên bản thân tôi phải đổi mới bằng việc tiếp cận với công nghệ thông
tin, vừa phục vụ cho bản thân, vừa góp phần giúp học sinh đỡ thiệt thòi hơn, có cái
nhìn thực tế, chính xác về lịch sử.
Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt thì việc đổi mới
phương pháp dạy học bằng cách sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Giới trẻ,
trong đó có học sinh, sinh viên hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với thế giới thông
qua các trang báo điện tử, website, yahoo, mail, blog, facebook nên tiếp thu được rất
nhiều kiến thức bên ngoài. Từ đó quen với những cách thức tiếp xúc bằng công nghệ

thông tin. Việc giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy lịch sử vẫn dạy học theo lối “cổ
truyền” tức là đọc – chép sẽ khiến cho học sinh mất hứng thú với bộ môn này.
Và nếu nói không quá, phương pháp đó sẽ “giết chết” môn lịch sử trong tương lai.
Không ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử cũng sẽ dẫn đến sự “lạc
hậu” của bộ môn này và việc bị học sinh “đào thải” là điều khó tránh khỏi.
Vậy, phải ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào trong tiết giảng cho hợp lí?
6
Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết
trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng
tham dự hội nghị, hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng công
nghệ thông tin cần đảm bảo không những tính khoa học (nội dung bài học), mà phải
đặt mạnh tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí
học sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc
dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng công
nghệ thông tin để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về
các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà
còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các phương pháp
dạy học tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình
chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa.
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương pháp
dạy học trong nhà trường chúng ta hiện nay. Trong đó, việc giảng bằng các trang trình
chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên các trường phổ thông thực hiện. Đương
nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng
máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ
năng thích hợp cho công việc.
Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint
thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin
cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài
giảng với bảng viết thông thường. Không nên tầm thường hoá việc dạy bằng
PowerPoint để chạy theo số lượng và yêu cầu. Nhiều giáo viên quan niệm trang trình

chiếu chẳng qua là thay bảng đen nên họ cứ thoải mái soạn thảo bài giảng rồi cho
chiếu chữ trên máy tính. Làm như vậy đỡ mỏi tay lại đỡ mỏi miệng. Như vậy, vô tình
công nghệ thông tin đã tiếp tay cho một số bộ phận giáo viên “lười biếng”, làm cho
học sinh có cách nhìn sai lệch về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giảng
như vậy thực ra chỉ thay viết tay bằng gõ bàn phím. Hình thức thì thay đổi nhưng nội
dung vẫn như vậy, giống như “bình cũ, rượu mới” mà thôi.
Cũng cần tránh việc lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm
người học bị phân tán sự chú ý. Một số giáo viên lạm dụng sự am hiểu về công nghệ
thông tin nên tìm mọi cách để “phô bày” trong bài giảng cho học sinh “tít mắt” vì cái
tài của mình. Kết quả cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận
được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung.
Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất
là: hiệu quả giờ học. Muốn được như thế, giáo viên phải biết chọn lựa nên đem cái gì
vào bài giảng để trình chiếu. Trong một bài giảng lịch sử bằng công nghệ thông tin ,
giáo viên có thể đưa hình ảnh, lược đồ, bản đồ, phim tư liệu,… để trình chiếu cho học
sinh nhưng phải biết lọc ra những cái cần thiết nhất, có tầm ảnh hưởng nhất đối với
bài giảng, với học sinh. Bởi vì, hình ảnh và tư liệu lịch sử rất là nhiều.
7
Nếu không chọn lọc sẽ dẫn tới hai hệ quả: hoặc không đủ thời lượng tiết dạy (cháy
giáo án), hoặc sẽ làm “loãng” bài giảng khiến học sinh không nắm được kiến thức và
ý nghĩa của việc trình chiếu.
Ví dụ, ở tiết 2, bài 20, SGK 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954) có rất nhiều hình ảnh, lược đồ, phim tư liệu như:
- Hình ảnh tướng Nava
- Hình ảnh tướng Đờ Cát
- Hình ảnh Võ Nguyên Giáp
- Hình ảnh Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ
- Hình ảnh Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954
- Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – xuân 1953-1954
- Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

- Phim tư liệu về kế hoạch Na va
- Phim tư liệu về các cuộc tấn công của ta trong Đông – xuân 1953-1954
- Phim tư liệu về chở hàng lên Điện Biên Phủ
- Phim tư liệu kéo pháo vào trận địa
- Phim tư liệu về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Với thời lượng hai tiết dạy (90 phút) mà dung lượng kiến thức lại khá dài, giáo viên
chỉ nên đưa Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, hình ảnh Võ Nguyên Giáp
vạch kế hoạch tấn công, hình ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ, kí hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đối với phim tư liệu nên dùng phần mềm cắt ra từng đoạn phim ngắn (chừng 5-7 phút
cho mỗi đoạn), chọn lọc những đoạn phim có tác dụng giáo dục nhất như: chở hàng,
kéo pháo vào trận địa, tấn công hầm Đờ Cát.
Việc trình chiếu, như đã nói ở trên cũng không nên lạm dụng chiếu chữ thông qua
hiệu ứng PowerPoint. Theo tôi, cách giảng thiết thực nhất là kết hợp giữa viết bảng và
trình chiếu. Tức là kiến thức học sinh cần nắm thì giáo viên vẫn ghi bảng theo cách
truyền thống, còn khi nào cần sử dụng lược đồ, tư liệu thì giáo viên sẽ trình chiếu trên
màn hình cho học sinh dễ quan sát và tiếp cận. Ứng dụng công nghệ thông tin không
nhất thiết là phải trình chiếu tất cả trên màn hình. Làm như vậy nhiều khi mất đi tính
nhân văn và nét đẹp của người giáo viên trên bục giảng.
Cách ứng dụng công nghệ thông tin như trên vào bài giảng lịch sử chắc chắn sẽ
tạo ra được một không khí mới trong lớp học. Nó kích thích hứng thú của học sinh,
khiến học sinh gần gũi và dễ tiếp cận hơn với bộ môn này. Từ đó, rõ ràng hiệu quả
của giờ học sẽ tăng lên rất nhiều. Lịch sử đâu phải lúc nào cũng khô khan, cũng cứng
ngắc như cục đá. Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách “hiện đại hóa” giờ học
lịch sử. Cho nên đây chính là biện pháp hàng đầu của tôi.
2. Sử dụng câu hỏi gợi mở
Đối với môn lịch sử, bề ngoài là những sự kiện, ngày tháng khô khan, có vẻ
như không thể phát huy tư duy của học sinh. Tuy nhiên, nếu nhìn phiếm diện như vậy
thì sẽ là một sai lầm rất lớn. Lịch sử tuy không trừu tượng như môn văn, khó giải như
môn Toán nhưng nếu biết cách đặt câu hỏi thì nó cũng khá hấp dẫn, kích thích được
hứng thú và khả năng tìm hiểu của học sinh.

8
Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi là một vấn đề không hề đơn giản, vì việc đặt câu hỏi của
giáo viên vừa thể hiện kiến thức sâu rộng, vừa là kinh nghiệm giảng dạy, vừa là nghệ
thuật.
Thực tế giảng dạy cùng một số đồng nghiệp cũng như tham dự các lớp tập huấn
do Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai tổ chức, tôi nhận thấy rằng có một số giáo viên sử
dụng những câu hỏi rất thông thường, không có gì mang tính trí tuệ thì làm sao có thể
kích thích được tư duy của học sinh. Ngược lại một số giáo viên với tâm huyết và
kinh nghiệm đã biết vận dụng những câu hỏi gợi mở tài tình để tạo nên không khí mới
tích cực cho tiết học.
Ví dụ: Ở bài 3, SGK Lịch sử 10 (Các quốc gia cổ đại phương Đông), khi nói về
thành tựu Toán học của các quốc gia này, một số giáo viên chỉ hỏi qua loa:
- Em hãy nêu các thành tựu về Toán học của các quốc gia cổ phương Đông?
Câu hỏi này giống như hỏi cho có hỏi, yêu cầu học sinh đọc lại sách giáo khoa. Thầy
và trò vận hành như một cỗ máy, trơn tru và chính xác tuyệt đối. Người hỏi không
phải băn khoăn tới việc giải thích, người trả lời cũng không sợ sai, sợ quê. Nhưng tiết
học như vậy thì lấy đâu ra niềm hứng khởi.
Để kích thích học sinh về ngọn nguồn của vấn đề cần có những câu hỏi tư duy kiểu
như:
- Tại sao người Ai Cập giỏi hình học còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học?
Học sinh sẽ phải liên hệ tới những kiến thức đã học ở các mục trước, đặc biệt là lĩnh
vực kinh tế, kiến trúc thì mới có thể lí giải được rằng: Người Ai Cập xây dựng nhiều
công trình kiến trúc, đặc biệt là Kim tự tháp nên phải nghĩ ra các phép toán hình học,
còn người Lưỡng Hà kiếm sống chủ yếu bằng buôn bán nên phải nghĩ ra phép tính
toán.
Hay như bài 16, SGK Lịch sử 12 (Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám 1939-1945), khi nói về việc Nhật nhảy vào Đông Dương nhưng
không lật đổ Pháp mà cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân ta, một số giáo viên đặt câu
hỏi đơn giản:
- Sau khi kéo quân vào Đông Dương, Nhật đã làm gì với quân Pháp?

Câu hỏi này thực ra quá đơn giản đối với học sinh, nó không có tác dụng đào sâu suy
nghĩ mà ngược lại làm đơn giản hóa suy nghĩ của các em, khiến môn học trở nên
nhàm chán, không có gì phải khám phá. Chỉ cần các em đọc sách giáo khoa là có thể
trả lời câu hỏi này. Đó là Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp, dùng nó để vơ vét,
bóc lột, và đàn áp cách mạng Việt Nam.
Đối với vấn đề này, một số giáo viên có kinh nghiệm và sâu sắc về kiến thức lịch sử
sẽ đặt câu hỏi:
- Tại sao Nhật lại không thủ tiêu quân Pháp để độc chiếm Đông Dương?
Để trả lời được câu hỏi này yêu cầu học sinh phải có óc nhìn nhận, phân tích, đánh giá
vấn đề từ thực tế của Nhật khi vào Đông Dương. Thứ nhất, Nhật mới vào Đông
Dương, chưa hiểu gì, trong khi đó Pháp lại am hiểu sâu sắc qua thời gian dài cai trị ở
nước ta. Do đó, giữ Pháp lại sẽ dễ dàng vơ vét, bóc lột hơn.
9
Thứ hai, Nhật sẽ phải đối mặt với một dân tộc anh hùng, kiên cường bất khuất trong
khi đó lực lượng của chúng lại khá mỏng. Nên giữ Pháp lại để có thêm lực lượng đàn
áp cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp nhất thời. Về lâu dài, sớm
muộn Nhật cũng sẽ tiêu diệt Pháp vì “hai con hổ sẽ không cùng chung miếng mồi béo
bở được”.
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động
trong học tập của học sinh không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên đặt câu hỏi như thế
nào để phát huy trí thông minh, tính tích cực trong học tập của học sinh thì không
phải giáo viên nào cũng làm hoặc có thực hiện chưa hẳn đã làm tốt. Muốn làm tốt
vấn đề này giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn giáo án, nghiên
cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các đề thi …Bên cạnh đó cũng cần chú ý
hệ thống câu hỏi đặt ra phải hướng vào trọng tâm, chính xác, rõ ràng, phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Có làm được như vậy thì câu hỏi mới phát huy tác dụng phát
triển tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, làm tăng hiệu quả của
giờ dạy lịch sử.
3. Sử dụng tư liệu trong tiết dạy lịch sử
Việc học lịch sử trong những năm gần đây của học sinh đang gióng lên một hồi

chuông đáng báo động vì hiện nay rất nhiều học sinh ở trường phổ thông không còn
ham thích học tập bộ môn lịch sử. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
nhưng nguyên nhân chính là do số lượng tiết dạy quá ít (1-1,5 tiết/ tuần), trong khi đó
số lượng kiến thức lại khá nhiều. Do đó, nhiều giáo viên lên lớp đã quá chú trọng đến
việc “nhồi nhét” kiến thức vào đầu học sinh làm cho các em nhàm chán vì phải nhớ
qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan. Có nhiều học
sinh coi giờ học lịch sử là giờ bị “tra tấn”, thậm chí ghét luôn cả giáo viên lịch sử.
Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là một sự thật không phải bàn cãi.
Thế nhưng, việc học sinh thờ ơ với bộ môn này chưa hẳn do đặc thù của bộ môn
(học thuộc lòng, khó nhớ, khó thuộc) mà một phần là do giáo viên chưa biết cách
khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Nhiều học sinh đã thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ
về cách dạy lịch sử của một số giáo viên. Đó là việc dạy theo lối đọc – chép, truyền
thụ lại kiến thức trong sách giáo khoa hoàn toàn. Theo các em thì dạy như thế thì chỉ
cần đọc sách giáo khoa là đủ. Điều này dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn
nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác. Nên nhớ rằng
kết cấu một bài giảng lịch sử nói riêng và bài giảng nói chung còn có phần mở rộng
kiến thức. Đặc biệt, phần mở rộng kiến thức của bộ môn lịch sử là vô cùng quan trọng
vì nó có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh. Học sinh cần được mở rộng
thêm về kiến thức để hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử.
Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức và sự am hiểu sâu rộng về lịch sử
để có thể truyển thụ đến học sinh những kiến thức lịch sử bên ngoài liên quan tới nội
dung bài học (đó là tư liệu viết lịch sử). Trong giờ học lịch sử theo tôi quan sát, học
sinh thường thích nghe hơn thích viết nên sẽ là rất hữu dụng nếu mỗi tiết học giáo
viên đều lồng vào những kiến thức khác ngoài sách giáo khoa.
10
Ví dụ, khi giảng mục 1, bài 5, SGK Lịch sử 10 (Trung Quốc thời Tần, Hán), kiến
thức trong sách chỉ nói về công lao của ông trong việc thống nhất đất nước, xây dựng
chính quyền phong kiến vững mạnh. Nhưng để học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật Tần
Thủy Hoàng, tôi trích dẫn thêm nguồn tư liệu bên ngoài để học sinh biết được Tần
Thủy Hoàng còn là ông vua tàn ác, bạo ngược. Chính vì thế mà nhân dân đã oán hận

nổi dậy khiến triều Tần suy vong:
“Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị
vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã
thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung
ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế. Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu
thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông
cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.
Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn
bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất
Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.
Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoàng chính sách độc tôn duy trì chính là
sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách
độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội
cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc,
muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những
quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sách đốt
kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính
trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người
được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần
dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Quá
trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản
của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung,
tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa
phận tỉnh Thiểm Tây. Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng
mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra
ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục
đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng."

Hay khi giảng mục 2, phần II, bài 20, SGK Lịch sử 12 (Cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp kết thúc), trước khi nói về diễn biến chiến dịch Điện Biên
Phủ, tôi trích dẫn một đoạn tư liệu nói về việc quân ta kéo pháo vào mặt trận để học
sinh hiểu rõ hơn những khó nhọc, thậm chí là hi sinh của quân ta cho thắng lợi cuối
cùng:
11
“Pháo đã kéo từ Trung Quốc về, kéo được vào trận địa thì bí mật là yếu tố ưu tiên
hàng đầu. Để đảm bảo bí mật, phải kéo pháo xuyên rừng, qua sông, qua suối, kéo cả
ngày, cả đêm. Mỗi tiểu đoàn nhận 12 khẩu pháo cao xạ 37 ly và 12 khẩu 12 ly 7.
Những khu vực nào rậm rạp, ban ngày địch không phát hiện được, thì anh em tiến
hành kéo pháo, còn lại gần như hoàn toàn kéo vào ban đêm khi đã tiến gần đến trận
địa. Chỉ huy phân chia đơn vị thành 3 tốp, mỗi tốp khoảng 30 người, thay nhau kéo
pháo. Lúc kéo, hai tay nắm chặt dây tời, chân dạng ra thật chắc, khi người chỉ huy hô
“Hai, ba nào!” thì tất cả gồng sức lên mà kéo và hễ bánh pháo nhích được tí nào thì
hai đồng chí pháo thủ liền nhích thanh gỗ chèn lên theo, không cho pháo tụt trở lại.
Những nơi dốc đứng, có chỗ dốc đến 70 độ, mọi người phải buộc tời trên đỉnh dốc, ra
sức quay tời quấn vào những gốc cây to, những người ở bên dưới thì cố hết sức đẩy
lên từng tí một. Đi đến đâu, đơn vị phải cho trinh sát đi trước, dò xét mìn, gián điệp
biệt kích, xem có bị theo dõi không, lúc đó mới kéo pháo.
Ban đêm không được soi đèn, mọi người nảy ra sáng kiến, đó là cho 2 đồng chí mặc 2
mảnh vải dù trắng, màu dễ nhận biết trong bóng tối, đi trước làm “cột mốc” cho đoàn
kéo pháo qua. Cứ như thế, pháo cùng người băng rừng, vượt núi. Qua bãi lầy, các
chiến sĩ phải vác đá lấp đường, chặt cây rừng rải lên, đường hẹp thì kè ra đủ rộng cho
pháo qua. Thời gian đó, mỗi người được phát một đôi giày vải nhưng đường lội lầy,
lại dùng giày ghì dây kéo pháo, nên chỉ đi được vài ngày là hỏng, mọi người chân trần
kéo pháo suốt chiến dịch. Kéo pháo ban đêm, vướng cây cối, đá nhọn, chân tay người
nào cũng rách tướp thịt da. Mất tổng cộng 9 ngày kéo pháo cho khoảng cách hơn 10
cây số. Không có đường, chỉ bằng sức người, chúng ta đã đưa pháo vào chiếm lĩnh
trận địa, ngay sát đồi Độc Lập, chỉ cách có 400m mà địch vẫn không hay biết.
Ngày 25/1/1954, trận địa đã xong, mọi người đều phấn khởi, chuẩn bị tinh thần giết

giặc, thì bất ngờ ngay ngày hôm sau nhận được lệnh kéo phao ra tập kết tại địa điểm
cũ, thay đổi cách đánh từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc.
Kéo pháo vào đã vô cùng gian khổ nhưng phải kéo ra còn gian khổ gấp bội. Thậm chí
có cả những hy sinh mất mát, đó là trường hợp của chiến sĩ Tô Vĩnh Diện.
Lúc kéo ra gần đến địa điểm tập kết Nà Nhạn, quân địch ở cánh đồng Mường Thanh
bắn đạn pháo vãi ra như mưa. Địch bắn một cách hú họa, chứ không phải do phát hiện
ra các đoàn kéo pháo. Chúng chỉ biết quân ta đang tập kết lên Điện Biên nên bắn hàng
ngày, hàng đêm, một lần bắn hàng trăm quả đạn pháo, mang tính cầu may.Mặc pháo
địch nổ rền, hàng trăm người vẫn níu trên dây cáp dài, ai cũng máu rớm bàn tay, cố
giữ để pháo từ từ lăn xuống.
Cứ mỗi bậc, lại có hai người hai bên, vừa lái càng vừa sẵn sàng đặt chèn để hãm pháo
dừng khi có lệnh nghỉ hay có sự cố. Lúc kéo ra đến một con dốc, thường gọi là dốc
Chuối, thì một quả đạn nổ ngay gần đó, mảnh đạn văng trúng và cắt phăng dây tời,
khẩu pháo đang thả dây xuống dốc mất thăng bằng quay ngang. Đường rất hẹp, chênh
vênh, nếu không có quyết định nhanh, tức thời, thì khẩu pháo sẽ rơi xuống vực thẳm
mấy chục mét, tan nát hết. Lúc đó, khẩu pháo còn quý hơn cả bản thân mình. Chiến sĩ
Tô Vĩnh Diện tức khắc cầm vào càng pháo để lái, cố gắng đưa pháo trở lại thăng
bằng nhưng không được.
12
Anh Diện quyết định rất nhanh, lao cả thân mình vào bánh xe, khẩu pháo quay ngang
sườn đèo, càng pháo đâm vào vách một hốc núi. Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh
Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng được một câu hỏi: “Pháo có sao
không hả các đồng chí?”.
Như vậy, tư liệu lịch sử ngoài sách giáo khoa chính là một trong những chiếc chìa
khóa “mở cửa” cho học sinh bước vào thế giới lịch sử đầy thú vị, cảm động và đáng
khâm phục nữa. Nó khác hẳn với thế giới lịch sử chỉ toàn số và năm, những nhân vật
nổi tiếng và ít tên tuổi, một thế giới “khô khan” và nhàm chán. Nhìn những ánh mắt
say sưa của học sinh trong những tiết dạy lịch sử mới hiểu rõ được tác dụng của việc
mở rộng kiến thức là to lớn nhường nào. Điều này cũng cần đến năng lực của người
giáo viên đứng lớp, biết gom kiến thức để mở rộng tư liệu, biết chọn tư liệu cần thiết

để đưa vào bài giảng. Thậm chí còn phải biết tóm lược tư liệu trình bày trong tiết học,
biết bổ sung tư liệu nhờ tự học, tự tìm hiểu. Chắc chắn rằng với những tiết học như
thế, học sinh sẽ hứng thú hơn với bộ môn lịch sử và điều đó sẽ góp phần cải thiện chất
lượng của bộ môn này.
4. Tổ chức trò chơi về lịch sử
Có rất nhiều cách để học sinh tiếp cận về lịch sử. Sách giáo khoa là con đường
chủ yếu nhưng kiến thức lịch sử thì rất rộng. Học sinh muốn khám phá nhiều hơn,
muốn biết mình tiếp thu được những gì từ bài học thì cần có những biện pháp mới vừa
đánh giá được tri thức, vừa kích thích sự tìm tòi khám phá của các em. Việc tổ chức
các trò chơi về lịch sử là một ví dụ. Qui định về số tiết môn lịch sử ở trường THPT là
rất ít (1-1,5 tiết/tuần), dạy sao cho hết bài đã là việc không đơn giản, nói gì đến việc tổ
chức trò chơi. Vậy, tiến hành trò chơi vào thời gian nào. Điều này đòi hỏi có sự nhiệt
huyết của cả thầy lẫn trò có thể sắp xếp thời gian ngoài giờ lên lớp.
Trong quá trình công tác, để phát huy hơn nữa hiệu quả và hứng thú của học
sinh với môn lịch sử, tôi đã lồng ghép kiến thức lịch sử thông qua các tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp, thậm chí dùng một số tiết ôn tập ít ỏi để thực hiện các trò chơi về
nội dung ôn tập đó.
Trò chơi về lịch sử thì rất là nhiều. Bạn có thể áp dụng theo các trò chơi trên truyền
hình như Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Ai là ai…Vấn đề
nằm ở chỗ người tổ chức trò chơi phải có sự sáng tạo, phải đầu tư thời gian cho việc
tổ chức trò chơi, từ hệ thống câu hỏi, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, phần thưởng, dẫn
chương trình, cách thức tiến hành…Dưới đây là ví dụ về một số trò chơi:
Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 12 có nội dung
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tôi lồng ghép lịch sử bằng cách
mô phỏng trò chơi AI LÀ TRIỆU PHÚ với các câu hỏi theo các mức độ như sau:
1. Nhà nước xuất hiện đầu tiên của nước ta gọi là gì?
A. Văn Lang B. Vạn Xuân C. Đại Cồ Việt D. Đại Ngu
2. Thành Cổ Loa được xây dựng thời kì trị vì của vua nào?
A. Lí Bí B. An Dương Vương C. Lê Lợi D. Ngô Quyền
13

3. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đầu tiên của nước ta thời Hùng Vương chống
quân xâm lược nào?
A. Hán B. Tần C. Tống D. Thanh
4. “Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên”
Đó là câu thơ nói về ai?
A. Bà Triệu B. Hồ Xuân Hương C. Bà Trưng D. Bùi Thị Xuân
5. Ai là người kết thúc ngàn năm đô hộ của chế độ phong kiến phương Bắc ở Việt
Nam?
A. Bà Trưng B. Lê Lợi C. Ngô Quyền D. Lê Hoàn
6. Kinh thành Thăng Long được đặt tên và xuất hiện vào thời vua nào?
A. Lý Công Uẩn B. Lí Bí C. Quang Trung D. Gia Long
7. Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện nói về anh hùng nào?
A. Nguyễn Huệ B. Lê Lợi C. Trần Quốc Tuấn D. Ngô Quyền
8. Sự kiện nào được coi là đánh dấu việc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối
của cách mạng Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương Lê nin
B. Cuốn sách Đường kách mệnh được xuất bản
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
D. Nguyễn Ái Quốc thông qua chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt
9. Vị tướng có công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ là ai?
A. Hồ Chí Minh B. Võ Nguyên Giáp
C. Phạm Văn Đồng D. Võ Văn Kiệt
10. Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là ngày nào?
A. 15-8-1945 B. 7-5-1954 C . 30-4-1975 D. 2-5-1975
Thể lệ chơi cũng giống chương trình AI LÀ TRIỆU PHÚ, có quyền trợ giúp
(50/50, hỏi ý kiến khán giả, gọi điện, tổ tư vấn tại chỗ), nhưng khác là trò chơi gồm
10 câu hỏi: trả lời đúng một câu 10 ngàn, 2 câu 20 ngàn…, 10 câu là 100 ngàn. Kinh
phí do các lớp ủng hộ hoặc xin từ nhà trường. Người thi sẽ được chọn ra từ những
ứng viên đã đăng kí trước của các lớp. Sau khi người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi,
ai trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được ngồi “ghế nóng”.

Trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 2 với chủ đề Thanh niên
với lí tưởng cách mạng, tôi thực hiện trò chơi AI LÀ AI?
Trò chơi này không đơn giản, người thực hiện chính là học sinh, giáo viên chỉ là
người dẫn chương trình. Vì vậy, phải giao kế hoạch thực hiện đến từng lớp để các em
chuẩn bị. Ví dụ: muốn đóng nhân vật nào đó để học sinh khác đoán, người diễn viên
cần phải nghiên cứu về phục trang, hành động, câu nói của nhân vật đó khi còn sống.
Nên phải có sự chuẩn bị kĩ càng.
Thực tế trò chơi, ví dụ khi học sinh đoán về Hồ Chí Minh, diễn viên phải mặc áo
nâu sờn, đi dép cao su, râu dài, hút thuốc, nói giọng Nghệ. Nếu khán giả phía dưới
đoán không ra thì diễn viên phải đọc vài câu nói nổi tiếng của Bác như: “Tôi nói,
đồng bào nghe rõ không?” hay: “Chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn
tới”…
14
Hoặc đóng vai Tô Vĩnh Diện, để khán giả phía dưới đoán chính xác ngoài nhân vật
chính cần có sự hỗ trợ của các nhân vật khác, đó là những chiến sĩ kéo pháo chung, tất
nhiên là phải có pháo, dây kéo (mô phỏng). Ngoài ra phải bật bài hát “Hò kéo pháo”
(hoặc tốp ca hát trực tiếp), phải làm một con dốc giả. Khi đó nhân vật chính sẽ nằm
xuống chèn khẩu pháo đang lăn xuống dốc. Khán giả phía dưới sẽ dễ dàng đoán ra liệt
sĩ ấy là Tô Vĩnh Diện.
Với tiết học ôn tập, tôi mạnh dạn áp dụng trò chơi ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH
OLYMPIA. Bốn ứng viên sẽ là những học sinh có điểm cao nhất bộ môn Sử do tôi
dạy ở lớp đó. Họ sẽ ngồi vào một bàn dành riêng phía trên, quay ngược xuống dưới.
Học sinh phía dưới là khán giả nhưng cũng được trả lời câu hỏi dành cho khán giả,
cũng nhờ các bạn phía trên trả lời mà biết thêm, nắm vững thêm kiến thức.
Ví dụ: bài 12, SGK Lịch sử 10 (Ôn tập Lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ đại và trung
đại).
Phần 1: Khởi động (Tương ứng với mục 1: Xã hội nguyên thủy).
Tôi có thể đưa ra những câu hỏi như:
- Chặng đầu tiên của quá trình hình thành loài người là gì?
- Người tối cổ xuất hiện thời gian nào?

- Người tinh khôn xuất hiện thời gian nào?
- Thị tộc là gì?
- Bộ lạc là gì?
- Phát minh quan trọng nhất của con người thời nguyên thủy là gì?
Phần 2: Vượt chướng ngại vật (Tương ứng với mục 2: Xã hội cổ đại)
Dựa vào những kiến thức của chương II tôi lập một ô chữ để học sinh khám phá. Từ
hàng dọc là XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
X 1
N Ô N G D Â N C Ô N G X Ã 2
L Ư Ỡ N G H À 3
T R Ì N H Đ Ộ T U Y Ệ T M Ĩ 4
K I M T Ự T H Á P 5
V U A C H U Y Ê N C H Ế 6
K H Ó 7
N Ô N G N G H I Ệ P 8
S Ô N G N I N 9
L A M Ã 1
0
H I L Ạ P 11
C H Ữ V I Ế T 12
N G Ư Ờ I S Ả N X U Ấ T C H Í N H 13
15
L Ị C H P H Á P 14
Để giải ô chữ này đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức đã học của chương để
giải các ô chữ hàng ngang (14 ô). Các câu hỏi gợi ý như sau:
1. Số 10 trong Toán học La Mã được kí hiệu bằng chữ cái in hoa nào?
2. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là ai?
3. Quốc gia nằm giữa hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát thời cổ đại là quốc gia
nào?
4. Tượng và đền đài ở Hi Lạp cổ đại được đánh giá là đạt tới …?

5. Công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ai Cập cổ đại là gì?
6. Đứng đầu xã hội cổ đại phương Đông là ai?
7. Việc xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại được đánh giá là rất…?
8. Hoạt động kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
9. Xã hội có giai cấp xuất hiện ở lưu vực sông nào của Ai Cập?
10. Chữ số ta hay dùng để đánh số thứ tự các đề mục hiện nay là thành tựu văn hóa
của quốc gia cổ phương Tây nào?
11. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc của quốc gia cổ phương Tây nào?
12. Đây là một phát minh lớn của loài người do nhu cầu ghi chép và lưu trữ những
gì đã diễn ra.
13. Nô lệ có vai trò như thế nào trong xã hội cổ đại phương Tây?
14. Cùng với Thiên văn học, đây là một thành tựu văn hóa xuất hiện sớm nhất ở
phương Đông do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Phần 3: Tăng tốc (Tương ứng với mục 3: Xã hội phong kiến – trung đại)
Dựa vào những kiến thức của chương III, IV, V, VI tôi đặt ra một số câu hỏi mức độ
khó với những câu hỏi gợi mở từ từ:
1. Đây là một vị hoàng đế đầy quyền lực thời phong kiến ở Trung Quốc?
Với câu hỏi này nếu học sinh chưa trả lời được, tôi đưa ra một số gợi ý khác:
- Ông là một vi vua rất tàn ác
- Ông là người cho xây dựng Vạn lí trường thành
- Ông là người thống nhất Trung Quốc, mở ra thời đại phong kiến
- Là người lập nên triều đại Tần ở Trung Quốc
Đáp án: Tần Thủy Hoàng
2. Đây là một tôn giáo lớn ở Ấn Độ.
Câu hỏi gợi mở:
- Do Sa-ky-a Mu-ni sáng lập nên
- Chùa hang là kiến trúc độc đáo của tôn giáo này
- Tôn giáo này có 5 điều cấm kị (ngũ giới): cấm ăn thịt, nói dối, uống rượu, trộm
cắp, tà dâm
- Người sáng lập tôn giáo này còn gọi là Phật

Đáp án: Đạo Phật
16
3. Đây là một vương quốc cường thịnh ở Đông Nam Á thời phong kiến.
Gợi ý:
- Được coi là ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á
- Nằm trên bán đảo Đông Dương
- Từng gọi là quốc gia Chân Lạp
- Ăng-co là kinh đô của quốc gia này
Đáp án: Cam-pu-chia
4. Đây là một phong trào khởi xướng ở Tây Âu thời trung đại.
Một số gợi ý:
- Bắt đầu từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- Có sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật
- Do bế tắc về con đường buôn bán với phương Đông
- Những người có công lớn trong phong trào này là: Đi-a-xơ, Va-xcô Đơ-ga-ma,
Cô-lôm-bô, Ma-gien-lan
Đáp án: Phát kiến địa lí
Phần 4: Về đích (Tổng hợp kiến thức ba phần lịch sử thế giới nguyên thủy, cổ
đại, trung đại)
Ví dụ:
1. Con người đã phát minh ra lửa như thế nào?
2. Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là gì?
3. Tại sao có sự xuất hiện tư hữu?
4. Nguyên tắc “vàng” của xã hội nguyên thủy là gì?
5. Tại sao có sự xuất hiện của gia đình phụ hệ?
6. Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại xuất hiện sớm ở lưu vực các con sông
thuộc châu Á và châu Phi?
7. Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ phương Tây biểu hiện như thế nào?
8. Tại sao những hiểu biết của con người đến thời Hi Lạp và Rô-ma mới được coi
là khoa học?

9. Tại sao nói chế độ phong kiến ở Trung Quốc thịnh trị nhất dưới thời Đường?
10. Tôn giáo ở Ấn Độ truyền bá tới Đông Nam Á thông qua con đường nào?
11. Nền kinh tế lãnh địa phong kiến mang tính chất gì?
12. Các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu hậu kì trung đại mang lại những hệ quả tích
cực gì?
Với một tiết ôn tập kiểu trò chơi như thế này dám chắc hiệu quả của nó sẽ cao
hơn gấp nhiều lần so với tiết ôn tập bình thường kiểu “nói lại” kiến thức theo cách hệ
thống hóa. Học sinh vừa được thể hiện kiến thức, vừa được tham gia vào một bầu
không khí sôi nổi, vừa củng cố và biết thêm được những tri thức mới về lịch sử.
Tóm lại việc ứng dụng các trò chơi về lịch sử là một biện pháp, một hướng đi
nhằm mang lại những tín hiệu tích cực cho bộ môn này. Việc tổ chức các trò chơi kết
hợp với quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ thúc đẩy tính tích cực, chủ động,
17
tự giác tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến bài học, bài dạy của giáo viên đối với
học sinh.
Qua những hoạt động đó góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và rèn luyện kỹ năng
tập hợp, phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề,…của học sinh. Việc tổ chức các trò
chơi lịch sử còn là nơi để học sinh bày tỏ quan điểm, nhận thức tình cảm của mình về
các vấn đề mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể đánh giá được việc
lĩnh hội bài giảng, khả năng tiếp thu của học sinh, tính tích cực, chủ động của các em.
Ngoài ra, qua việc tổ chức trò chơi lịch sử có thưởng, tuy là không lớn nhưng cũng là
niềm vui, sự hãnh diện đối với mỗi học sinh. Nó kích thích một phong trào tìm hiểu
lịch sử trong cộng đồng học sinh, làm cho bộ môn Lịch sử trở thành môn học được ưa
thích, không khô khan, nhàm chán. Mà khi đã đam mê, tìm hiểu sâu sắc về lịch sử sẽ
góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh, khiến quá khứ nói chung, lịch sử
dân tộc nói riêng luôn là một phần trong máu thịt của các em.
5. Sử dụng kiến thức văn học trong dạy học lịch sử
Chúng ta đều biết vai trò quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc hình thành
và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nhưng kiến thức lịch sử lại thường
khô khan, khó nhớ. Trong khi đó, văn học với những vần điệu cùng sự thi vị hóa lại

dễ đi vào lòng người.
Thực ra, bộ môn lịch sử có quan hệ rất mật thiết với văn học. Văn học bắt nguồn
từ cuộc sống, mà lịch sử chính là cuộc sống đã qua. Có rất nhiều tác phẩm văn học lấy
cảm hứng từ lịch sử, ca ngợi những vị anh hùng, những chiến sĩ, người dân đã hi sinh
vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hoặc ca ngợi những sự kiện trọng đại của đất nước…Như
vậy, chính văn học cũng đã góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh và
truyền tải kiến thức lịch sử một cách dễ nhớ, dễ thuộc.
Bởi vậy, qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một kinh nghiệm rằng: khi áp dụng kiến
thức văn học vào việc giảng dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp
thu bài. Những tiết học có lồng ghép kiến thức văn học trở nên sinh động hẳn. Học
sinh chăm chú lắng nghe và thể hiện sự hứng thú với bài học. Có nhiều học sinh sau
tiết học đã tìm những đoạn trích dẫn ấy để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã
để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền và chắc chắn những sự kiện trong bài
học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu sắc hơn. Qua việc thử nghiệm hai cách
dạy ở hai lớp cùng một tiết học: một lớp giảng dạy không vận dụng kiến thức thơ văn,
một lớp có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy, tôi thấy chất lượng hai tiết
dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác
nhau. Dưới đây là một số trích dẫn cụ thể:
Đối với thể loại thơ:
Ví dụ, ở bài 13, SGK Lịch sử 12, khi trình bày về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc,
giáo viên có thể trích dẫn đoạn thơ đầu trong bài “Người đi tìm hình của nước” của
Chế Lan Viên, một đoạn thơ thể hiện đầy xúc động và chân thật về quá trình Người ra
đi tìm đường cứu nước:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
18
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa…
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin”
Là một người con của dân tộc, chắc chắn không ai không xúc động, hoặc nghẹ ngào
rơi lệ bởi những dòng thơ chất chứa nước mắt, vừa thương, vừa cảm động khâm phục
tấm lòng người lãnh tụ. Chỉ có những dòng thơ như thế mới gây ấn tượng mạnh với
học sinh, tạo nên cảm xúc dâng trào, chân thật và khiến các em khắc sâu những đóng
góp to lớn của Người đối với dân tộc.
Hoặc khi trình bày về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (bài 20, SGK Lịch sử 12), giáo viên có thể
trích dẫn đoạn thơ sau trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo

Nát thân, nhắm mắt, còn ôm
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
19
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh
Hỡi các chị, các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng ”
Đoạn thơ trên có tác động rất lớn tới tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp các em
hình dung được những tháng ngày gian khổ, quyết tâm và sự hi sinh của quân và dân
ta cho thắng lợi cuối cùng. Qua đó giáo dục lòng tự hào dân tộc, sự khâm phục và biết
ơn thế hệ đi trước đã hi sinh cho các em có được ngày mai tươi sáng.
Hay ở bài 21, SGK Lịch sử 12, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn thơ của Tố Hữu
để học sinh thấy được tội ác và căm thù chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật
10/59 của Mĩ - Diệm:
“Có những ông già chúng khảo tra
Chẳng khai nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh không chịu nhục
Lấy vồ nó đập vọt thai ra”
Ở bài 22, SGK Lịch sử 12, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn thơ của Tố Hữu
để thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Bắc trong việc chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mĩ:

“Chúng muốn biến ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngat giữa đầm….
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”
Đối với văn học, giáo viên có thể trích dẫn một số tác phẩm liên quan đến lịch
sử. Ví dụ, khi giảng về bài 21, SGK Lịch sử 10, giáo viên có thể liên hệ tác phẩm
Thượng kinh kí sự vào Trịnh Phủ để thấy được cảnh loạn lạc do nạn kiêu binh, sự
lộng hành của họ Trịnh, cảnh đau khổ khi đất nước bị chia cắt, chiến tranh…
Hay khi giảng phần phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX, tôi liên hệ truyện ngắn “Thuốc” hay “AQ chính truyện” của
Lỗ Tấn để học sinh thấy được chính sách thâm độc của bọn đế quốc (lừa bịp, mị dân):
AQ (AQ chính truyện) thì luôn bị ru ngủ bởi “phép thắng lợi tinh thần” khi bị người
khác bắt nạt (tự cho mình là con sâu), hay nhân dân Trung Quốc tin rằng bánh bao
tẩm máu cộng sản có thể chữa được bệnh ho lao (Thuốc).
Hoặc để nói về nạn đói năm 1945 (bài 16, SGK Lịch sử 12), giáo viên có thể liên
hệ đến tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, Một bữa no của Nam Cao để học sinh thấy
20
được không khí tang tóc của những ngày Nhật – Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta, qua
đó nảy sinh lòng căm thù giặc.
Nói tóm lại, thơ văn với ưu thế của nó: dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người,…
sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử.
Thông qua đó góp phần giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm. Có rất nhiều tác
phẩm văn học có thể đưa ra để minh họa cho tác dụng của văn học đối với bài giảng
lịch sử nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ xin trích dẫn ra những
ví dụ tiêu biểu như trên. Tất nhiên, việc sử dụng kiến thức văn học trong tiết dạy cũng
phải có phương pháp hợp lí nếu không sẽ dẫn tới “loãng” kiến thức hoặc xa rời bài
giảng. Bởi vậy, yêu cầu người giáo viên phải chọn lọc tư liệu để đưa vào tiết dạy sao
cho có hiệu quả nhất, không nên sự dụng tràn lan kiến thức văn học trong một tiết dạy

chỉ có 45 phút. Bên cạnh đó, những kiến thức văn học đưa vào cần tìm hiểu rõ ràng
nguồn gốc, xuất xứ (tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản…). Một vấn đề cần lưu ý khác là
khi đọc thơ văn, giáo viên phải đọc diễn cảm, có hồn nếu không kiến thức đưa vào
nhiều khi sẽ phản tác dụng vì giọng đọc của giáo viên khiến học sinh mất hứng thú.
6. Tổ chức thực tế lịch sử (tham quan)
Có câu: “Học đi đôi với hành” hay “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Môn
lịch sử có một đặc trưng khác với bộ môn khác là không có phần thực hành. Tuy
nhiên cái thú vị của nó lại nằm ở chỗ đi thực tế. Bởi vì lịch sử là những gì đã diễn ra
nhưng không phải không được ghi lại, lưu giữ lại.
Những hiện vật lịch sử, cuốn phim, di tích…chính là minh chứng sống động và chân
thực của lịch sử. Sẽ là rất tuyệt vời nếu học sinh “học” mà được đi đôi với “hành”.
Mặc dù trong phân phối chương trình không có tiết nào dành cho thực tế lịch sử, song
cũng không phải là không thể không tiến hành thực tế lịch sử được. Điều này đòi hỏi
phải có kinh phí, nguồn kinh phí có thể xin từ Nhà trường, Mạnh Thường Quân, phụ
huynh học sinh. Có tiến hành được hay không là “nghệ thuật” của giáo viên. Tuy
nhiên, nếu đã có niềm đam mê, hững thú thì không gì là không thể. Cái bất lợi của
học sinh nơi tôi dạy học là địa bàn quá xa so với những điểm tham quan nổi tiếng như
chùa Một Cột, đền Hùng, kinh thành Huế, thành nhà Hồ…Vì vậy không thể nào tổ
chức những chuyến thực tế bổ ích, gắn liền với những kiến thức chủ yếu học sinh đã
được tiếp nhận qua các bài giảng của tôi. Dù thế, tuy ở Đồng Nai không có những di
tích lịch sử hay Bảo tàng lớn nhưng cũng có những di tích lịch sử quốc gia. Nên giáo
viên có thể dẫn học sinh tham quan với sự ủng hộ của phụ huynh và nhà trường.
Những điểm giáo viên chúng tôi đưa học sinh đến có thể kể đến Tượng đài chiến
thắng La Ngà (Phú Ngọc – Định Quán – Đồng Nai). Di tích chiến thắng La Ngà được
Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 235/VH-QĐ
ngày 12-12-1986. Tất nhiên, đến với chuyến tham quan này, giáo viên phải là người
hướng dẫn viên chính, thuyết trình cho học sinh về chiến thắng, qua đó giáo dục tình
cảm cho học sinh: “Chiến thắng La Ngà diễn ra vào đầu năm 1948. Lúc này, tình
hình chiến trường chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ có nhiều diễn biến phức tạp.
Nhận được nguồn tin tháng 3-1948 sẽ có một đoàn xe chở các sĩ quan Pháp từ Sài

Gòn lên Đà Lạt dự hội nghị quân chính, tỉnh ủy Biên Hòa và Ban chỉ huy Chi đội 10
21
Biên Hòa quyết định sẽ chặn đánh đoàn xe trên nhằm phá tan luận điệu xuyên tạc của
địch về cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Việc chuẩn bị được tiến hành khẩn trương, đoạn đường từ cầu La Ngà đến Định Quán
được chọn làm mặt trận tiêu diệt địch. Đúng theo kế hoạch, 15 giờ ngày 1-3-1948,
đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Trong gần 1 giờ chiến đấu, Chi đội 10
Biên Hòa và Đại đội liên quân 17 đã tiêu diệt được 59 xe các loại, 150 lính và 25 sĩ
quan Pháp, trong đó có Đại tá Patruit, Tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông
Dương; Đại tá Sérigné, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 13 quân lê dương Pháp Ngay khi
kết thúc trận đánh, ta đã tiến hành giáo dục, giải thích rõ tính chất cuộc kháng chiến
cho tù binh và những người Pháp dân sự, chăm sóc cho thương binh, cung cấp lương
thực và thả họ vào sáng hôm sau. Trận đánh đã gây tiếng vang lớn trong nước và quốc
tế, buộc Đại tá Thalès, chỉ huy trưởng khu vực Đồng Nai thượng phải tự sát ”Để kỷ
niệm sự kiện lịch sử quan trọng này, năm 1998 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Đồng Nai đã xây dựng một tượng đài chiến thắng ngay tại cao điểm 100, nơi diễn ra
trận giao tranh ác liệt nhất giữa ta và địch; tượng cao 15,5m, đặt trên bục 2,5m trong
khuôn viên rộng hơn 5 hecta. Tượng đài sừng sững, hiên ngang hắt bóng xuống dòng
sông tĩnh lặng trong cuộc sống êm ả của làng cá bè La Ngà hôm nay. Tượng đài La
Ngà như một biểu tượng tình cảm thiêng liêng của đất nước khắc ghi công lao to lớn
của chiến sĩ đồng bào đã hy sinh góp phần làm nên chiến công vang dội “Chiến thắng
La Ngà”. Một mốc son chói lọi của lịch sử đấu tranh dân tộc.
22

(Tượng đài chiến thắng La Ngà – Phú Ngọc – Định Quán – Đồng Nai)
Chiến thắng La Ngà tuy không được nhắc đến trong chương trình lịch sử 12 nhưng nó
có liên quan tới những kiến thức của bài 18, SGK Lịch sử 12, đặc biệt là phần nói về
chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. Chiến thắng này chính là sự phối hợp với chiến
thắng Việt Bắc, buộc địch phải chuyển từ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh sang
đánh lâu dài với ta.

Qua chuyến đi thực tế này giáo viên không chỉ cung cấp thêm những kiến thức lịch sử
liên quan tới sách giáo khoa mà còn giúp cho học sinh thấy được những đóng góp to
lớn của quê hương cho đất nước, tự hào về mảnh đất mình sinh sống; tự hào và biết
ơn những người con của Đồng Nai đã ngã xuống cho các em có được cuộc sống đầy
đủ, bình yên như ngày hôm nay. Trận đánh lịch sử năm xưa vẫn mãi mãi là bài hùng
ca vang vọng, thúc giục các thế hệ đi sau tiếp bước cha anh trên con đường đổi mới
và hội nhập.
Liên quan đến kiến thức trong SGK Lịch sử 10, bài 21 (Những biến đổi của nhà
nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII), tôi tổ chức cho học sinh tham quan đền
thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn có tên gọi là đình Bình
Kính, tồn tại hơn ba thế kỷ ở vùng đất Cù lao Phố, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.
Đình tọa lạc trên diện tích đất rộng, đường Đặng Đại Độ, bên tả của nhánh sông ôm
23
trọn Cù lao Phố, dưới chân cầu Ghềnh, mặt tiền nhìn về hướng Đồng Nai, phía Tây
Nam.
Nguyên thủy của di tích là đình thờ thành hoàng bổn cảnh của người dân làng Bình
Kính. Kiến trúc ban đầu của đền không còn lưu giữ được do sự hủy hoại của tự nhiên.
Năm 1851, đền được xây lại và cách vị trí cũ khoảng 400 mét. Di tích trải qua nhiều
lần trùng tu, kiến trúc hiện tồn theo dạng chữ Đinh “J”. Chánh điện hình vuông, tường
gạch, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói. Hàng cột hành lang mặt trước đắp trang trí hình
ảnh những con rồng cuộn, đối chầu với nhau. Nội điện có ba hàng cột gỗ lớn treo
những liễn đối và các hoành phi, bao lam gỗ được chạm trổ tinh tế các đề tài dân gian.
Các hoành phi thể hiện dưới dạng đại tự chữ Hán, liễn đối được trang trí hoa văn sơn
son thếp vàng.
Từ ngoài vào theo lối chính có ba cửa. Hai bên cửa có khắc chìm hàng chữ Hán với
nội dung nói về đền thờ Bình Kính, công lao của Nguyễn Hữu Cảnh với vùng đất
Biên Hòa - Đồng Nai. Đối tượng thờ chính là Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Gian giữa chánh điện thờ thần, hai bên thờ tả ban, hữu ban liệt vị. Một góc bên bàn
thờ có tủ kiếng giữ bộ áo mão tương truyền là của Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh thuở
sinh thời.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một trong số ít những di tích ở Biên Hòa còn lưu giữ
được sắc thần, trong đó ghi rõ tên họ, chức tước vinh hiển, thứ bậc Thượng đẳng thần
của vua ban phong cho Nguyễn Hữu Cảnh. Hằng năm, tại đình tổ chức lễ hội vào
ngày 16,17 tháng 5 và ngày 11 tháng 11 (âm lịch) để tưởng nhớ công lao, đức trọng
của vị khai quốc công thần, có công lớn với cả xứ Nam Bộ.
Tất nhiên, khi dẫn học sinh tham quan di tích này tôi phải thuyết trình cho các em biết
về Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700): “Đó là một vị tướng quốc, một bậc công thần
đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725 ).
Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm Canh Dần (1650) tại vùng đất nay thuộc huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình.
Lớn lên trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hữu Cảnh chuyên tâm luyện
tập võ nghệ để có thể theo cha đi chinh chiến. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng ông đã lập
được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai cơ (một
chức võ quan thuộc bậc cao) vào lúc tuổi độ đôi mươi.
Năm 1681, cha ông mất, ông cùng Nguyễn Hữu Hào - anh ruột của ông, nối nghiệp
cha. Trong công việc và trong quan hệ xử thế, Nguyễn Hữu Cảnh rất cẩn trọng nên
được lòng mọi người. Năm 1692, tình hình biên giới Việt Chiêm căng thẳng. Vua
Chiêm là Bà Tranh đem quân đánh Diên Ninh (Phú Yên). Chúa Nguyễn Phúc Chu sai
Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đánh dẹp. Vùng đất mới được đặt tên là trấn Thuận
Thành và vị quan Trấn thủ đầu tiên vùng này là Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh.
Sau khi bình định trấn Thuận Thành, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức ngay cho nhân
dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống và thiết lập trật tự xã hội, khiến trấn Thuận Thành
24
ngày càng vững vàng phát triển.
(Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa – Đồng Nai)
Đầu xuân Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm
Thống suất vào Nam kinh lược và thiết lập bộ công quyền, đặt nền pháp trị và xác
định cương thổ quốc gia.
Theo đường biển, quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến cù lao
Phố (một cảng sầm uất nhất miền Nam bấy giờ). Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh thanh tra

vùng đất Sài Gòn và đặt hai đơn vị hành chính đầu tiên tại Nam Bộ là huyện Phước
Long và huyện Tân Bình, dưới quyền của phủ Gia Định. Nguyễn Hữu Cảnh cất đặt
các bộ phận trông coi mọi việc như Ký lục (trông coi về hành chính, thuế khóa), Lưu
thủ (trông coi về quân sự) và Cai bộ (trông coi về tư pháp). Giúp việc cho các quan là
các Xá ty và một số đơn vị vũ trang. Đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp
họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh
Hương (Phiên Trấn). Ông cho chiêu mộ nhân dân đi khẩn hoang lập ấp. Như vậy,
biên giới nước ta đã mở rộng đến vùng này. Năm 1700 Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân
tiến xuống vùng biên giới Tây Nam ngày nay.
Nhờ uy danh, Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng giải quyết tình hình bất an của
vùng này. Nhưng sau đó, do bị bệnh nặng, Nguyễn Hữu Cảnh qua đời - lúc ấy ông
mới tròn 50 tuổi.”
25

×