Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.01 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Tên SKKN: DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY
MÔN TIN HỌC LỚP 11
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với trường THPT, vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học là một
vấn đề cấp thiết hàng đầu. Ở trường THPT Phước Thiền trong một vài năm gần
đây chất lượng học tập của học sinh ở môn Tin học nói chung và riêng với môn
tin học lớp 11 chưa thật sự được tốt. Học sinh ở khối 11 đa số học sinh cho rằng
kiến thức tin học 11 là rất khó.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng về việc học tập môn Tin học trong trường
tôi như đã nêu ở trên có nhiều nguyên nhân nhưng tôi thấy có 2 nguyên nhân cơ
bản dẫn đến kết quả học tập môn Tin học chưa được tốt :
1) Về phía học sinh (người học):
- Một bộ phận học sinh chưa xác định động cơ học tập của, dẫn đến chưa
nỗ lực phấn đấu.
- Học sinh thụ động trong quá trình học tập, chưa có phương pháp học tập.
2) Về phía giáo viên - nhà trường
- Điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy chưa đầy đủ.
- Máy tính đã sử dụng qua nhiều năm chưa đáp ứng được nhu cầu học tập
đặc trưng của bộ môn.
Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân như đã nêu ở trên tôi thấy muốn
nâng cao chất lượng học tập môn Tin học 11 là người giáo viên đứng lớp giảng
dạy cần phải làm cho học sinh của mình xác định đúng động cơ học tập bộ môn.
Giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học để gây hứng thú, phát huy tối
đa tính tích cực cho học sinh trong quá trình học tập. Trên cơ sở đã phân tích
thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn Tin học lớp 11 chưa
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
được tốt, vì vậy tôi chọn chuyên đề “Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực


học tập của học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Tin học lớp 11”.
Mục đích nghiên cứu của tôi khi trình bày vấn đề này là tôi sẽ đưa ra một số
biện pháp dựa trên cơ sở những phương pháp dạy học tích cực để nhằm nâng
cao hiệu quả của một số giờ học Tin học 11 nói chung và áp dụng những biện
pháp đó trong 2 bài dạy cụ thể là Bài 12 “ Kiểu xâu”, bài tập và thực hành 5
(Thực hành về dữ liệu kiểu xâu). Hai bài này trong chương IV “Kiểu dữ liệu
có cấu trúc”. Sau khi áp dụng những biện pháp này tôi hy vọng học sinh sẽ hứng
thú học tập hơn, sẽ tích cực tham gia vào quá trình học tập hơn và từ đó sẽ nâng
cao hiệu quả của các giờ dạy học Tin học 11.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Cho đến nay trong một vài công trình nghiên cứu, lí luận dạy học nói chung
của không ít giáo viên vẫn khá nhiều khuynh hướng thiên lệch trong tổ chức
hoạt động dạy và học hoặc thiên về công việc của giáo viên trên các bài giảng
mà coi nhẹ việc tư duy, tích cực của học sinh. Để nâng cao hiệu quả của giờ học
từ đó nâng cao chất lượng của môn học đòi hỏi người thầy trong thời đại mới
hiện nay phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng
phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác
chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ
năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong
thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập, tự hình thành hiểu biết,
năng lực và phẩm chất. Sau đây tôi xin trình bày những đặc trưng của phương
pháp dạy học tích cực:
a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
"dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, chứ không phải thụ động tiếp thu
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
những tri thức đó được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của

đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải
quyết vấn đề đặt ra, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được
phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không theo những khuôn mâu sẵn
có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi học sinh, kết quả
học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt
hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập
thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường
phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có
sự hướng dẫn của giáo viên.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng
đều thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về
cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế
thành một chuỗi công tác độc lập.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ,
lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác
trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất
là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối
hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo
nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành
viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương
trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các
thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò .

Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà cũng đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không
thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng, mà phải khuyến
khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không cũng là
một công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời
hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
Trong trường THPT hiện nay đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã
được áp dụng, những phương pháp dạy học đó là: phương pháp vấn đáp, phương
pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng
vai, phương pháp động não…. Để lựa chọn phương pháp dạy học tích cực áp
dụng vào bài dạy của mình giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của
bài học, vào đặc điểm kiến thức của bài, kiểu bài và dựa vào khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
Xuất phát từ thực trạng chất lượng học tập môn tin học lớp 11 chưa cao, hiệu
quả của giờ học lí thuyết Tin học lớp 11 còn thấp. Trong những lớp học của khối
11 còn có nhiều học sinh phàn nàn kiến thức môn tin học khó học, khó tiếp thu,
không ít học sinh có tư tưởng chán học bộ môn. Từ thực trạng đó, là một giáo
viên giảng dạy tin học khối 11 tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào nâng cao
hiệu quả của giờ học Tin học 11, làm cách nào để học sinh hứng thú học tập bộ
môn hơn.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng để phát huy tính tích
cực của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Song do đặc thù kiến thức

tin học lớp 11 chúng ta phải dạy cho học sinh kiến thức về lập trình và ngôn ngữ
lập trình, đây là phần kiến thức khó dạy đối với giáo viên và cũng là phần kiến
thức khó học đối với học sinh. Vì vậy với mỗi một giáo viên dạy tin học ở lớp
11 khi tiếp nhận giảng dạy ở một lớp nào thì ngay ở những tiết dạy đầu tiên
chúng ta cần nắm vững trình độ nhận thức của học sinh có thể phân loại thành
mấy mức khác nhau để từ đó với ta lựa chọn phương pháp dạy học tích cực cho
phù hợp. Ở mỗi tiết học tùy vào đặc điểm kiến thức của bài học, trình độ nhận
thức của học sinh chúng ta phải biết vận dụng một cách linh hoạt phương pháp
dạy học cổ truyền với phương pháp dạy học tích cực, khai thác tối đa các thiết bị
phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tiếp thu kiến thức
của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng của mỗi bài dạy.
Qua thời gian giảng dạy một số năm và nghiên cứu chương trình, SGK tin học
lớp 11, tôi thấy trong chương trình lớp 11 có 3 loại kiểu bài thường gặp đó là:
bài học kiến thức lí thuyết, bài tập và thực hành (trên phòng máy) và bài tập trên
lớp. Ở mỗi loại bài dạy này tôi xin trình bày một số cách làm để phát huy tính
tích cực học tập của học sinh như sau:
1. Với bài học kiến thức lí thuyết:
Ở loại bài học này kiến thức cũng thường được chia thành 2 mảng kiến thức
rõ ràng:
- Phần 1 là kiến thức về các khái niệm của ngôn ngữ lập trình, các thao tác, các
phép toán, các cấu trúc lệnh
- Phần 2 là các ví dụ về cách viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình có sử
dụng kiến thức của bài học và những kiến thức của các bài học trước đã biết.
Khi dạy những khái niệm Tin học đơn giản thì giáo viên có thể dùng phương
pháp thuyết trình + vấn đáp giới thiệu nội dung khái niệm sau đó đưa ra hoặc
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ để minh họa củng cố để học sinh nắm chắc
ngay nội dung khái niệm. Với những khái niệm Tin học trừu tượng, khó hiểu thì
giáo viên cần phải khai thác kĩ những kiến thức lý thuyết có liên quan mà học

sinh đã nắm được dùng phương pháp “qui lạ về quen” để dẫn dắt đến nội dung
khái niệm. Hoặc giáo viên trên cơ sở đưa ra những ví dụ cụ thể phân tích để từ
đó khái quát nên nội dung của các khái niệm.
Với những kiến thức lí thuyết có tính chất trừu tượng khái quát giáo viên cần
phải đưa thêm các ví dụ cụ thể để phân tích từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn, dễ
dàng nắm bắt nội dung kiến thức hơn. Giáo viên nên sử dụng các sơ đồ, hình vẽ
mô phỏng trình chiếu để giải thích cho học sinh hiểu về thuật toán, ý nghĩa của
các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình. Ví dụ khi dạy về cấu trúc rẽ nhánh và lặp
thì cách tốt nhất để giải thích ý nghĩa và trình tự thực hiện câu lệnh rẽ nhánh và
lặp thì cách tốt nhất là giải thích bằng các sơ đồ câu lệnh được vẽ sẵn sau đó
trình chiếu để giải thích. Trong bài cấu trúc lặp có thể làm chương trinh mô
phỏng sau đó trình chiếu để học sinh hiểu rõ hơn về cách thực hiện các lệnh
trong một bài toán có sử dụng cấu trúc lặp.
Khi giảng về các ví dụ về cách sử dụng các cấu trúc lệnh, các kiểu dữ liệu có
cấu trúc trong ngôn ngữ lập trình. Với những ví dụ trong sách giáo khoa đã có
những câu lệnh hoặc chương trình viết minh họa giáo viên cần chuẩn bị trước
những chương trình này (có thể viết chương trình này trên slide trình chiếu của
PowerPoint hoặc làm trực tiếp chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal).
Giáo viên phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng cách: với chương
trình ngắn, đơn giản dễ giáo viên gọi HS lên bảng viết chương trình, với chương
trình dài, phức tạp, khó hơn GV cần hướng dẫn cho học sinh cách tìm hiểu từng
đoạn chương trình phải hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong đoạn chương trình
đó. Có thể gọi những học sinh học khá lên viết chương trình trên bảng. Với
những lớp học sinh có trình độ khá, ngoài những ví dụ đã có sẵn chương trình
trong SGK giáo viên có thể ra thêm những bài tập tương tự như ví dụ hoặc sau
khi nghiên cứu xong một ví dụ giáo viên có thể đưa thêm yêu cầu trong chính
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
bài tập ví dụ đó xem như đây là phần bài tập về nhà để học sinh rèn luyện thêm
kĩ năng lập trình, kĩ năng viết chương trình. Các ví dụ về chương trình có điều

kiện giáo viên nên cho chạy trực tiếp trên máy tính để khẳng định tính đúng đắn
của chương trình từ đó tạo dựng niềm tin cho học sinh. Cuối mỗi tiết học lí
thuyết giáo viên cần có thời gian thích hợp cho phần củng cố kiến thức và hướng
dẫn học sinh bài tập về nhà. Phần củng cố giáo viên nhấn mạnh những kiến thức
cơ bản trọng tâm học sinh cần phải nắm được. Giáo viên cần hướng dẫn học
sinh cách học bài ở nhà với những bài tập tương đối khó nên có thêm phần gợi ý
cách làm. Với những lớp học bình thường thì yêu cầu các em cố gắng giải quyết
hết phần bài tập cuối mỗi bài học trong SGK. Với học sinh những lớp khá giỏi
giáo viên có thể chọn lựa thêm một số bài tập trong sách bài tập tin học 11 để
cho các em làm thêm. Trong những giờ bài tập trên lớp ở cuối mỗi chương đầu
giờ giáo viên nên thu vở bài tập của một tổ nào đó để kiểm tra và đánh giá việc
làm bài tập ở nhà của học sinh. Có thể chấm vở bài tập của học sinh trong một
học kì 1 lần và lấy điểm đó làm điểm kiểm tra hệ số 1. Với những học sinh có
máy tính cá nhân tại nhà, giáo viên khuyên các em nên viết chương trình của
những bài tập khi các em đã làm trên giấy vào máy bằng ngôn ngữ lập trình
Pascal làm như vậy vừa là để khẳng định tính đúng đắn của chương trình các em
đã viết và cũng là để rèn luyện kĩ năng lập trình trên máy trực tiếp của các em.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của
học sinh trong 1 bài dạy lí thuyết trong chương trình SGK tin học lớp 11 đó là
Bài 12 “Kiểu xâu”.
A. Khâu chuẩn bị bài:
1) Chuẩn bị của thầy: Tìm hiểu kĩ yêu cầu và kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về
mức độ với các nội dung chính, thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh. Chuẩn bị một số chương trình pascal để giảng dạy
phần ví dụ của học sinh, một số slide trình chiếu bằng PowerPoint để giải thích
về tác dụng của các thủ tục và hàm trong xâu.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
2) Chuẩn bị của trò:
Nhắc học sinh nắm chắc kiến thức về phần mảng một chiều ở bài trước học

sinh đã học. Vì có thể coi xâu như là một mảng một chiều (xử lí các bài toán về
xâu có nhiều điểm giống với những bài toán xử lí đối với mảng một chiều). Học
sinh đọc trước bài học ít nhất ở nhà hai lần để xác định được những đơn vị kiến
thức cần nắm bắt trong bài là khái niệm xâu, cách khai báo xâu, các thao tác xử
lí xâu, biết vận dụng viết chương trình của một số bài toán đơn giản về xâu.
B. Khâu lên lớp:
Khi giảng phần khái niệm xâu, phần này kiến thức tương đối đơn giản giáo
viên dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại làm học sinh nắm
được các đơn vị kiến thức cơ bản:
- Biết xâu là một dãy các kí tự, mỗi kí tự là một phần tử của xâu; Số lượng
các kí tự trong một xâu là độ dài của xâu; Xâu rỗng là xâu có độ dài bằng 0.
- Biết các ngôn ngữ lập trình có qui tắc , cách thức cho phép : khai báo biến
kiểu xâu, số lượng kí tự của xâu, cách tham chiếu đến phần tử xâu, các thao tác
với xâu.
Phần khai báo xâu giáo viên giới thiệu cho học sinh biết cách khai báo xâu
trong ngôn ngữ lập trình Pascal,để củng cố phần này giáo vên chỉ cần yêu cầu
các em lấy thêm các ví dụ về cách khai báo xâu.
Khi giảng về phần các hàm và thủ tục xử lí xâu giáo viên chuẩn bị hai bảng
đưa nội dung vào 2 slide trình chiếu của PowerPoint.
Bảng 1:
THỦ TỤC Ý NGHĨA VÍ DỤ
Delete(S,vt,n) Xoá n kí tự của xâu S
bắt đầu từ vị trí vt.
Insert(S1,S2,vt) Chèn xâu S1 vào xâu S2
bắt đầu từ vị trí vt.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Sau khi giới thiệu bằng trình chiếu để học sinh nắm được tên gọi, cách viết
của hai thủ tục, ý nghĩa của hai thủ tục. Cột ví dụ giáo viên để trống, ngoài các
ví dụ đã đưa ra như SGK giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh lấy thêm các ví dụ minh

hoạ khác minh hoạ. Giáo viên cho thêm một bài tập: cho xâu S = ‘Nguyen Anh’
hãy sử dụng hai thủ tục trên tác động lên xâu S để có được hai xâu ‘Nguyen A’
và xâu ‘Nguyen Ngoc Anh’. Khi đó học sinh sẽ xác định được 2 thao tác phải
thực hiện đối với xâu S là : Delete(S,9,2) và Insert(‘Ngoc’,S,8).
Khi giảng về các hàm xử lí xâu giáo viên chiếu slide bảng 2, trong đó các cột
ý nghĩa của các hàm và ví dụ của các hàm để trống, giáo viên gọi hai học sinh
lên bảng nêu ý nghĩa của các hàm, với mỗi hàm đó hãy lấy một ví dụ minh hoạ,
cuối cùng giáo viên mới chốt lại ý nghĩa của các hàm và cách sử dụng hàm bằng
bảng trình bày đủ nội dung như ở dưới đây.
Bảng 2.
HÀM Ý NGHĨA VÍ DỤ
Copy(S,vt,n)
Xoá n kí tự của xâu S bắt đầu
từ vị trí vt.
S = ‘Tin hoc’
Copy(S,5,3)= ‘hoc’
Length(S)
Chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt
đầu từ vị trí vt.
S = ‘Xin chao’
Length(S) = 8
3. Pos(S1,S2)
Cho vị trí xuất hiện đầu tiên
của xâu S1 trong xâu S2
S1=‘1’ S2=‘Hinh 1.2’
Pos(S1,S2) = 6
4. UPCase(ch)
Chuyển kí tự ch thành chữ
hoa
Ch=‘a’

UPCase(ch) = ‘A’
Phần 3: Một số ví dụ phần đưa ra một số chương trình đơn giản về xâu viết
bằng ngôn ngữ lập trình Pascal nhằm giúp học sinh củng cố lại phần khai báo
xâu, cách truy cập đến từng phần tử của xâu, sử dụng những hàm và thủ tục đã
biết để xử lí xâu.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Ở 3 ví dụ đầu chương trình tương đối đơn giản giáo viên nên dành cho học
sinh thời gian khoảng 3 đến 5 phút đọc để hiểu chương trình. Sau đó giáo viên
nên gọi 2 học sinh lên bảng viết chương trình của ví dụ 1, và ví dụ 2.
*Ví dụ 1. Chương trình nhập họ tên của hai người vào hai biến xâu và đưa ra
màn hình xâu dài hơn, nếu bằng nhau thì đưa ra xâu nhập sau.
Program VD1_xau;
Var a,b:string;
begin
Write('Nhap xau thu nhat: '); Readln(a);
Write('Nhap xau thu hai: '); Readln(b);
if length(a)>length(b) then Write(a) else Write(b);
readln
END.
* Ví dụ 2. Chương trình nhập hai xâu từ bàn phím kiểm tra xem kí tự đầu tiên
của xâu thứ nhất có trùng với kí tự cuối cùng của xâu thứ hai không.
Program VD2_xau;
Var x:byte;
a,b:string;
begin
Write('Nhap xau thu nhat: '); Readln(a);
Write('Nhap xau thu hai: '); Readln(b);
x:=length(b);
if a[1]=b[x] then Write('Trung nhau ') else Write('Khac

nhau');
readln
END.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 10
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Sau khi hai học sinh viết xong chương trình, giáo viên tiếp tục gọi hai học
sinh nhận xét chương trình sửa lỗi sai trong chương trình (nếu có), giải thích ý
nghĩa của từng câu lệnh trong phần khai báo chương trình, trong phần thân
chương trình. Giáo viên chốt lại trong chương trình đơn giản của hai ví dụ có
cấu trúc gần giống nhau phần khai báo của chương trình khai báo hai biến xâu,
phần thân chương trình có các câu lệnh thực hiện thủ tục nhập xâu tiếp theo đó
là phần xử lí xâu. ở ví dụ 1 dùng hàm length để so sánh độ dài của hai xâu, ở ví
dụ 2 so sánh kí tự đầu của xâu a với kí tự cuối cùng của xâu b.
Với ví dụ 3 học sinh tự tìm hiểu chương trình giáo viên gọi một học sinh giải
thích chương trình. Sau đó giáo viên chốt lại trong chương trình có sử dụng hàm
length để xác định độ dài của xâu, rồi dùng vòng lặp lùi for – downto – do để in
các phần tử của xâu theo thứ tự ngược lại từ phần tử cuối đến phần tử đầu.
Với ví dụ 4. Chương trình nhập một xâu từ bàn phím và đưa ra màn hình xâu
thu được từ nó bởi việc loại bỏ các dấu cách nếu có
Var i,k:byte;
a,b: string;
begin
Write('Nhap xau:'); Readln(a);
k:=length(a);
b:= ‘’; {* Khoi tao xau rong*}
For i:=1 to k do
If a[i] <> ‘’ then b:= b+a[i];
Writeln(‘ Ket qua: ‘,b);
readln
END.

Giáo viên mở sẵn chương trình đã viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, gọi
một học sinh giải thích các câu lệnh trong từng phần của chương trình (phần
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
khai báo, phần nhập xâu, phần xử lí xâu). Giáo viên chốt lại cách xử lí xâu ở bài
này là khởi tạo một xâu rỗng (xâu b là xâu trung gian) tiếp theo duyệt từng phần
tử của xâu a phần tử nào khác rỗng ‘’ thì cộng với xâu b, cuối cùng ta được xâu
b chính là xâu a sau khi đã loại đi các dấu cách.
Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên có thể nêu vấn đề hướng dẫn
học sinh thêm cách làm khác:
GV? Nếu không dùng xâu trung gian b có thể giải quyết được yêu cầu ở ví dụ
4 hay không?
HS suy nghĩ.
GV gợi ý: Để loại bỏ hết dấu cách xuất hiện trong xâu a ta có thể dùng thủ tục
gì? Muốn dùng được thủ tục đó để xoá dấu cách ta phải xác định được yếu tố
nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Với những lớp học khá học sinh học tích cực câu hỏi này các em trả lời được.
Sau đó giáo viên tiếp tục gợi ý học sinh tiếp tục tìm ra cách giải quyết vấn đề
(xác định vị trí xuất hiện của dấu cách trong xâu bằng hàm pos sau đó dùng thủ
tục delete để xoá dấu cách đó). Nếu thời gian còn giáo viên có thể gọi học sinh
lên bảng viết chương trình theo sự gợi ý hướng dẫn của giáo viên, nếu đã gần
hết giờ thì giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành chương trình này ở nhà (xem
đây như là phần bài tập về nhà). Chương trình đó như sau:
Var St:String;
vt:byte;
BEGIN
Write('Nhap vao mot xau:'); Readln(St);
while POS(' ',st)<>0 do
begin

vt:=POS(' ',st);
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Delete(st,vt,1);
end;
Write('Xau sau khi xoa het dau cach la ',st);
Readln
END.
C. Khâu hướng dẫn học bài ở nhà:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc chương trình tìm hiểu ví dụ 5. Nắm vững
cách sử dụng các thủ tục và hàm xử lí xâu. Viết lại chương trình của các ví dụ
trên máy tính và chạy các chương trình đó. Học sinh đọc trước bài tập và thực
hành 5, tìm hiểu chương trình bài 1, viết chương trình của bài 3. Những em học
sinh có máy tính ở nhà nên làm bài tập 1 và 3 trước trên máy.
2. Với bài học bài tập và thực hành:
Qua tìm hiểu đặc trưng của những bài tập và thực hành trong chương trình tin
học 11 tôi thấy cấu trúc nội dung kiến thức trong phần bài tập và thực hành
thường chia thành 2 phần tương đối rõ ràng: phần 1 (mức đọc hiểu) thường là
phần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu những chương trình đã có sẵn; phần 2 (mức vận
dụng) yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức học ở bài học và những kiến thức đã
biết để lập trình giải một số bài toán từ dễ đến khó.
Với kiểu bài này để phát huy tính tích cực của học sinh cuối tiết học trước
giáo viên nên yêu cầu học sinh đọc trước thật kĩ nội dung bài học ở nhà với
chương trình đã viết sẵn học sinh nên tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của từng câu lệnh
trong chương trình. Với những học sinh có máy tính ở nhà giáo viên yêu cầu học
sinh nên làm trước phần này ở nhà có thể lưu lại vào USB rồi mang đến phòng
học thực hành.
Khi giảng dạy tiết bài tập thực hành trong phòng máy tính, giáo viên cần
chuẩn bị trước chương trình của những bài thực hành với bài chương trình đã có
trong SGK và cả với những bài yêu cầu học sinh tự làm.

Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Ở phần 1 đọc hiểu chương trình giáo viên mở trực tiếp chương trình đã viết
trước dùng phương pháp đàm thoại giải thích chương trình. Sau đó giáo viên
chốt lại cho học sinh nắm được những kiến thức đã sử dụng để viết chương trình
trong bài học là gì, cách thức viết chương trình của dạng bài tập này như thế
nào? Với những bài tập yêu cầu học sinh tự làm, ở những lớp học sinh có nhận
thức khá tốt giáo viên dùng phương pháp đàm thoại gợi ý dẫn dắt học sinh tìm ra
thuật toán để giải bài toán sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tự viết chương
trình. Với những lớp học sinh có trình độ trung bình giáo viên cần hướng dẫn tỉ
mỉ hơn từng bước viết chương trình để giải bài toán, có thể chia nhỏ bài toán ra
từng phần, phần dễ nên để cho học sinh tự làm còn phần khó giáo viên sửa và
giải thích chương trình để cho học sinh nắm được. Trong thời gian học sinh thực
hành viết chương trình trên máy giáo viên chú ý theo dõi bao quát học sinh kịp
thời phát hiện những lỗi sai học sinh mắc phải khi viết chương trình giải thích và
hướng dẫn các em sửa những lỗi sai đó. Do điều kiện phòng máy thực hành số
lượng máy còn ít, và máy hoạt động chậm khi thực hành đa số các em phải ngồi
2 em trên 1 máy nên giáo viên phải có cách quản lí học sinh để hai em có thể
cùng làm việc có hiệu quả. Trước khi kết thúc buổi thực hành giáo viên nên
giành khoảng thời gian 5 phút để đánh giá và nhận xét kết quả buổi thực hành,
những máy các em thực hành tốt có thể cho điểm để động viên các em, nhắc nhở
các em chưa hoàn thành yêu cầu của buổi thực hành. Những bài thực hành còn
chưa xong giáo viên nhắc các em về nhà hoàn thành tiếp nếu như ở nhà các em
có máy tính, nhắc học sinh nội dung chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
Ví dụ khi giảng dạy tiết “Bài tập và thực hành 5” (bài này sau khi học xong
bài lí thuyết 12 – Kiểu xâu), tôi đã tiến hành một số biện pháp để phát huy tính
tích cực của học sinh như sau:
Với bài 1. Nhập vào từ bàn phím một xâu. Kiểm tra xâu đó có phải là xâu đối
xứng hay không. Xâu đối xứng là xâu có tính chất : đọc nó từ phải sang trái ta
cung thu được kết quả giống như khi đọc từ trái sang phải.

Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
Bài thực hành này có 2 phần: phần a là phần yêu cầu ở mức thấp đọc hiểu
chương trình, phần b là phần thực hành học sinh phải tự viết chương trình. Khi
tiến hành phần a, giáo viên mở sẵn chương trình đã chuẩn bị trước như trong
SGK trang 73.
Var i,x:byte;
a,p: string;
begin
Write('Nhap vao xau:'); Readln(a);
x:=length(a);
p:='';
For i:=x downto 1 do
p:=p+a[i];
if a=p then
write('Xau la palindrome')
else
write('Xau khong la palindrome');
readln
END.
Giáo viên gọi học sinh giải thích các câu lệnh trong chương trình. Giáo viên
chốt lại ở phần xử lí xâu. Chương trình này linh hoạt duyệt xâu ban đầu theo thứ
tự ngược lại (từ cuối xâu quay ngược về đầu xâu) nên tạo được xâu đảo ngược
của xâu ban đầu, so sánh xâu tạo ra với xâu ban đầu là giải quyết được yêu cầu
đặt ra của bài toán.
Phần b với yêu cầu viết lại chương trình không dùng biến xâu p, tôi đã gợi ý
học sinh khai thác khả năng tham chiếu đến từng phần tử của xâu thông qua vị
trí của các kí tự này.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN

Giáo viên đưa ra một số xâu đối xứng ví dụ về xâu đối xứng như ‘abcecba’
sau đó hỏi học sinh:
- Hãy nhận xét về các cặp kí tự ở vị trí đối xứng nhau trong một xâu đối
xứng? (chúng hoàn toàn giống nhau).
- Kí tự đầu của xâu đối xứng với kí tự cuối của xâu, kí tự thứ hai của xâu
đối xứng với kí tự đứng ngay trước kí tự cuối của xâu, kí tự ở vị trí thứ i
đối xứng với kí tự ở vị trí nao?
- Phải so sánh bao nhiêu cặp kí tự trong xâu để biết được xâu đó có là đối
xứng hay không? Hãy dùng vòng lặp để thực hiện phép so sánh này.
- Chỉ cần phát hiện được một cặp kí tự ở vị trí đối xứng nhau nhưng khác
nhau là đủ để kết luận xâu đó không là xâu đối xứng. Bởi vậy có thể dùng
một biến lôgic để ghi nhận sự phát hiện này.
Sau khi hướng dẫn xong giáo viên dành cho học sinh khoảng thời gian 7 đến
10 phút để viết chương trình này. Giáo viên hướng dẫn các em nên sửa chương
trình phần a thành chương trình phần b cho nhanh. Để khuyến khích học sinh
tích cực viết chương trình thực hành trên máy giáo viên thông báo trước lớp sẽ
chấm điểm cho mười máy ( hai học sinh ngồi 1 máy) viết chương trình xong và
mất ít thời gian nhất. Chương trình đó như sau:
Var i,x:byte;
a: string;
Ktra:Boolean;
begin
Write('Nhap vao xau:');
Readln(a);
x:=length(a);
Ktra:=True; {Khoi tao bien Ktra tam coi xau a la
palindrome}
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
For i:= 1 to x div 2 do {so sanh cac cap ki tu doi xung}

if a[i] <> a[x-i+1] then Ktra:=False;
if Ktra then write('Xau la palindrome')
else
write('Xau khong la palindrome');
readln
END.
Với những lớp học sinh học khá giáo viên có thể gợi ý thêm học sinh không
dùng vòng lặp for – do mà dùng vòng lặp while – do và có thể không cần dùng
biến lôgic, giáo viên có thể xem đây như là phần bài tập cho về nhà để học sinh
tự làm. Chương trình của phần này dùng vòng while – do như sau:
Var i,x:byte;
a: string;
begin
Write('Nhap vao xau:'); Readln(a);
x:=length(a);
i:=1;
While (i<= (x div 2)) and (a[i]=a[x-i+1]) do i:=i+1;
if i> (x div 2) then writeln('Xau la palindrome')
else
writeln('Xau khong la palindrome');
readln
END.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tôi đã tiến hành bài giảng bài 12 “Kiểu xâu” và bài học “Bài tập và thực
hành 5” vào 3 lớp 11A1, 11A2, 11A6. Trong 3 lớp này thi lớp 11A1 và 11A2 là
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
lớp chọn có nhiều em học khá, lớp 11A6 là lớp học bình thường. Với lớp 11A5
và 11A7 thì tôi vẫn tiến hành dạy học theo phương pháp cũ. Tiết học tiếp theo
sau khi dạy song bài này tôi cho cả 5 lớp này kiểm tra 15 phút cùng một đề kiểm

tra có hai đề lẻ, chẵn nội dung như sau:
Câu 1: Xâu là gì? Để truy cập đến từng phần tử của xâu ta làm thế nào?.
Đề chẵn: Cách khai báo xâu trong ngôn ngữ lập trình Pascal? Lấy ví dụ minh
họa?.
Câu 2. Viết chương trình nhập vào một xâu? Đếm số các chữ cái A hoặc a xuất
hiện trong xâu? Xoá hết các dấu cách thừa của xâu?
Đề chẵn: Viết chương trình nhập vào một xâu? Đếm số các chữ cái C hoặc c
xuất hiện trong xâu? Xoá hết các kí tự là kí tự số của xâu?
Kết quả cụ thể của các lớp đạt được như sau:
Lớp Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ
0 → <5 5 → < 6.5 6.5 →<8
8
11A1 0% 30% 40% 30%
11A2 0% 35% 50% 15%
11A6 5% 70% 15% 10%
11A5 30% 55% 15% 0%
11A7 35% 55% 10% 0%
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Kết luận
Những số liệu trên qua khảo nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy dù cho chưa
phản ánh hoàn toàn đầy đủ, chính xác nhưng cũng đã bước đầu khẳng định hiệu
quả của chuyên đề: “Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học
sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Tin học lớp 11”. Song với vốn kinh
nghiệm chưa nhiều, thời gian công tác chưa lâu, những biện pháp tôi đưa ra trên
đây chắc còn không ít thiếu sót rất mong các được các đồng nghiệp quan tâm,
góp ý bổ sung để chúng ta có được những biện pháp hay, cách làm tốt nhằm
nâng cao hiệu quả của giờ học lý thuyết Tin học 11 từ đó nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tin học nói chung.

2. Khuyến nghị
Về phía lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo, lãnh đạo trường THPT Phước
Thiền tôi kính mong các đồng chí quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học, trang bị thêm phòng máy tính
thực hành (vì máy đã xuống cấp rất nhiều và chạy chậm) cho học sinh để tạo
điều kiện cho các giờ học thực hành tin học ngày một hiệu quả hơn, tốt hơn.
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIN HỌC TRƯỜNG THPT PHƯỚC THIỀN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông-
Môn tin học của Bộ giáo dục và đào tạo- Nhà xuất bản giáo dục.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông-
Chu kì III (2004 – 2007) môn Tin học của Lê Khắc Thành- Hồ Cẩm Hà-
Nguyễn Vũ Quốc Hưng.
3. Sách giáo khoa Tin học lớp 11- Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên) của Nhà
xuất bản giáo dục.
4. Sách giáo viên Tin học lớp 11- Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên) của Nhà xuất
bản giáo dục.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học Trung
học phổ thông- Quách Tất Kiên (Chủ biên)- Nguyễn Hải Châu- Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trương Nhựt Thuyên
Giáo viên: Trương Nhựt Thuyên 20

×