Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

skkn đề tài tìm hiểu về những kim loại nhóm iia(kim loại kiềm thổ),

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 65 trang )


SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, và phát triển năng lực của học sinh là
vấn đề luôn được các nhà giáo dục quan tâm hàng đầu. Câu hỏi luôn được đặt ra là
làm thế nào để học sinh học tốt môn hóa học, làm thế nào để học sinh yêu thích
hóa học. Lịch sử hóa học cũng là phần không thể thiếu trong con đường chiếm lĩnh
tri thức của học sinh. Nếu đưa các kiến thức lịch sử hóa học vào bài giảng sẽ tăng
thêm tính logic, học sinh sẽ càng hiểu rõ hơn về môn học của mình, học sinh sẽ
yêu thích môn học hơn, và sẽ tạo điều kiện tốt cho việc trình bày vấn đề theo
phương pháp nghiên cứu. Đây chính là yếu tố định hướng nghề nghiệp cho học
sinh.
Hơn thế nữa, hiện nay giáo dục đang trong những giai đoạn đổi mới: đổi mới
phương pháp giảng dạy, đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá, và chương trình
sách giáo khoa cũng có nhiều vấn đề mới lạ. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài tìm
hiểu về những kim loại nhóm IIA(kim loại kiềm thổ), hi vọng sẽ có nhiều thông
tin, cũng như những ứng dụng trong thực tiễn của từng nguyên tố và hợp chất của
chúng giúp ích cho các Thầy Cô trong quá trình giảng dạy thêm nhiều thú vị, sinh
động nhằm giúp cho học sinh khơi lại tiềm năng ,trau dồi thêm kiến thức để ứng
dụng vào cuộc sống tốt đẹp hơn và để hóa học không còn mang tính đặc thù khó
hiểu như một ‘thuật ngữ khoa học”
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Các kiến thức về lịch sử hóa học là nội dung cần thiết trong việc dạy và
học hóa học
2. 1. 1. Thế nào là kiến thức lịch sử hóa học
Kiến thức lịch sử hóa học là các kiến thức của hóa học đã trãi qua quá trình tích
lũy và nghiên cứu trong lịch sử.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 1-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
2. 1. 2. Sự cần thiết của việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào dạy học


“Nếu không hiểu được quá khứ, chúng ta sẽ không hiểu được hiện tại và chỉ khi
đã hiểu tường tận quá khứ và hiện tại, chúng ta mới có thể dự đoán được tương
lai”, đó chính là câu nói của viện sĩ P.I.VanĐen. Chính câu nói này đã phần nào
nói lên sự cần thiết của việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào dạy học.
2. 2. Tác dụng của việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào dạy học
2. 2. 1. Với học sinh
Việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào trong giảng dạy là một trong những
phương pháp giúp việc học của học sinh có hiệu quả hơn. Với lứa tuổi đang rất
thích khám phá thì việc biết thêm những kiến thức này rất dễ nảy sinh lòng yêu
thích khoa học, yêu thích việc tìm ra cái mới như tìm ra bí mật như người xưa đã
làm. Không chỉ có như vậy lịch sử hóa học còn chứng minh cho ta thấy rằng hóa
học cũng có quá trình phát triển lâu dài và để được hình thành như ngày hôm nay
các nhà bác học đã cống hiến công sức của mình như thế nào cho khoa học. Có
nhiều thí nghiệm rất độc hại mà các nhà bác học vẫn dùng mũi để ngửi, dùng lưỡi
để liếm … kết quả là bệnh tật. Thế nhưng các nhà bác học ấy vẫn hy sinh để rồi
những thành công xuất hiện, để lại cho chúng ta cả một kho tàng kiến thức quý giá.
Các em càng hiểu rằng để học được các kiến thức trong một tiết học các nhà bác
học đã phải bỏ biết bao thời gian và công sức. Nhận biết được điều này các em
càng trân trọng hơn những gì mà các nhà bác học đã để lại. Ngoài ra chính việc học
lịch sử hóa học giúp các em nhận ra một điều là không phải tất cả những gì mà
người đi trước để lại đều đúng, ta đều phải chấp nhận mà phải có bộ óc hoài nghi
khoa học, biết cách phê phán, phát hiện một cách đầy đủ và sắc bén nhất những
mâu thuẫn giữa khối tư liệu khổng lồ hiện có với những quan điểm lỗi thời của lí
thuyết cũ, đồng thời có tư tưởng phóng khoáng, không bị những thành kiến và tập
quán cũ gò bó, táo bạo đề xuất những quan điểm và tư tưởng mới và dũng cảm
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 2-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
kiên trì đấu tranh bảo vệ cái mới chống lại những truyền thống bảo thủ trong khoa
học.

2. 2. 2. Với giáo viên
Hóa học theo từng thời kì đều có sự thay đổi nhất định, có khi những kiến
thức mới không bổ sung cho những kiến thức cũ mà trái ngược hoàn toàn. Ví dụ
như khi học về tính axit – bazơ theo Arinius va Brontest. Việc giáo viên cho học
sinh biết lịch sử hình thành và phát triển của từng nguyên tồ nhóm IIA sẽ giúp các
em hiểu rõ bài giảng hơn, học sinh không phải lúng túng khi phải bỏ kiến thức cũ
để tiếp thu kiến thức mới. Chính việc đưa các kiến thức lịch sử hóa học vào trong
giảng dạy giúp giáo viên dễ dàng dạy các bài học truyền thụ kiến thức mới hơn, khi
đó tính logic sẽ cao hơn, học sinh nắm chắc được bài hơn. Với tính hiếu động của
mình, bài giảng không có những kiến thức mới khác sách giáo khoa sẽ làm cho học
sinh không có hứng thú để học. Từ nguồn kiến thức có sẵn,để giảng dạy thành
công, người giáo viên cần phải nghiên cứu ,chọn lọc những nội dung cần đưa vào
bài giảng sao cho phù hợpvới mục đích, với thời gian với điều kiện thực tế. Để
truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chính xác ,dễ hiểu đòi hỏi người giáo
viên cần phải có một kiến thức sâu rộng vừa khái quát vừa cụ thể.Trong giảng dạy
hóa học, việc đưa kiến thức lịch sử,câu chuyện hóa học ,các ứng dụng trong thực
tiển cùng với những sản phẩm tạo nên từ các nguyên tố nhóm IIA là việc làm rất
cần thiết nhằm khơi dậy hứng thú học tập tạo cho học sinh tiếp thu kiến thức với
một thái độ tích cực, chủ động góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy
học.
2. 2. 3. Với ngành hóa học
Việc đưa kiến thức lịch sử hóa học vào trong giảng dạy hóa học rất có lợi
cho ngành hóa học .Có rất nhiều học sinh có năng khiếu về hóa học nhưng chưa
được phát hiện, hay có những học sinh đã yêu thích hóa học nhưng chưa có động
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 3-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
cơ để phát huy thì việc đưa kiến thức lịch sử hóa học và các ứng dụng thực tiễn vào
trong giảng dạy có tác dụng như cầu nối của các học sinh đến với nhà hóa học. Các
em nhận thức rõ hơn về khó khăn vất vả phải trải qua trong quá trình nghiên cứu.

Chính điều này tạo nên sự sàng lọc nhất định giữa những em không thật sự đam
mê hóa học và những em thật sự lấy hóa học làm đích đến của mình trong tương
lai. Đây chính là yếu tố định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nghiên cứu kiến thức lịch sử hóa học ta thấy được rằng ngành hóa học
không tồn tại độc lập riêng lẻ mà sự tồn tại của nó luôn luôn có mối liên hệ với các
ngành khoa học khác, hóa học chỉ có thể phát triển nếu có sự liên hệ với các ngành
khoa học khác như: vật lý học, toán học, triết học, sinh học,y học…
• THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở
cấp THPT các em thực sự không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất
nhiều em không thích học môn này (sau đây là số liệu điều tra đầu năm học
2013-2014 tại 5lớp 12 khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy).
Số em không yêu
thích môn học
Số em xem đó
như một môn
phụ
Số em yêu thích
môn học
Số lượng 89 75 40
Tỷ lệ 43,6% 36,8% 19,6%
Từ những thực trạng trên nên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên
là rất cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT.
• NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó có một số nguyên nhân cơ bản là:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 4-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
- Các em thấy khó, chán nản và có ý thức ỉ lại ,hơn nữa đây là bộ môn thi dưới
hình thức trắc nghiệm.

- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn như thế nào?
Sở dĩ dẫn tới thực tế trên một phần chủ yếu là do giáo viên chưa tạo được
những tiết học sinh động , thật sự hấp dẫn để lôi cuốn học sinh nên dẫn đến
chất lượng thấp.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BIỆN PHÁP
A.KHÁI QUÁT VỀ CÁC KIM LOẠI KIỀM THỔ (NHÓM IIA)
1.1. Vị trí và cấu tạo
a) Vị trí
Các nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn gồm: beri (Beryllium), magie
(magnesium), canxi (Calcium), stronti (Strontium), bari (barium), radi (radium).
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 5-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
Hình 1: Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn các nguyên tố hóa học

Hình 2:Hình ảnh về các nguyên tố nhómIIA
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kiềm thổ: ns
2
- Chúng có khuynh hướng dễ nhường đi 2 electron ở lớp ngoài cùng để đạt cấu
hình bền của khí hiếm kế cận, tạo ion M
2+
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 6-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
M
→ M
2+
+ 2e
- Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là +2.
- Các cặp oxi hóa – khử M

2+
/ M của kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực rất âm.
- Các kim loại kiềm thổ là những kim loại hoạt động mạnh.
1.2. Nguồn gốc tên gọi
Sự phân loại của một số chất bề ngoài trơ như là “đất” có lịch sử hàng thiên niên
kỷ. Sự nhận thức về “đất” không phải là một nguyên tố mà là hợp chất được đề cập
bởi nhà hóa học Antoine Lavoisier. Trong tác phẩm Traité Élémentaire de Chimie
(Các nguyên tố hóa học) năm 1789 ông gọi chúng là Substances simples salifiables
terreuses, tức các nguyên tố đất tạo thành muối. Sau đó, ông thấy rằng các đất kiềm
có thể là các ôxit kim loại, nhưng ông thừa nhận rằng đó chỉ là phỏng đoán. Năm
1808, dựa trên tư tưởng của Lavoisier, Humphry Davy trở thành người đầu tiên thu
được các mẫu kim loại bằng cách điện phân các loại “đất kiềm” nóng chảy.
Các nguyên tố nhóm IIA còn được gọi là kim loại kiềm thổ. Sở dĩ được gọi như
vậy là do chúng có các thuộc tính tự nhiên trung gian giữa các chất kiềm (oxit của
các kim loại kiềm) và các loại đất hiếm (oxit của các kim loại đất hiếm). Các kim
loại kiềm thổ được đặt tên theo các oxit của chúng, là các đất kiềm, có tên gọi cũ là
berilia, magiesia, vôi sống, strontia và baryta.
1.3. Tính chất vật lí
• Các kim loại kiềm thổ là những nguyên tố hoạt động mạnh nên ít khi tìm
thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Trong lớp vỏ trái đất, kim loại kiềm thổ
chiếm tỉ lệ 4,16 % (trong đấy 67 % là Canxi, 31 % là Magie, 1,4 % là Bari,
0,6 % là Stronti và 1 lượng rất ít là Beri và Radi).
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 7-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
• Các kim loại kiềm thổ là các kim loại có màu trắng bạc, mềm; có phản ứng
tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halogen để tạo thành các muối điện
li; tác dụng với nước để tạo thành các hiđroxit kiềm thổ mạnh.
• Do cấu trúc kiểu mạng tinh thể không đồng nhất :
_Be và Mg :lục phương.

_Ca và Sr :lập phương tâm diện.
_Ba :lập phương tâm khối. nên điểm bốc hơi và điểm nóng chảy không theo
một quy luật nhất định.
Một số hằng số vật lí của kim loại nhóm IIA.
Nguyên tố
Điểm
nóng
chảy (K)
Điểm bốc
hơi (K)
Khối lượng
riêng
(kg/m³)
Độ cứng
Độ dẫn
điện (S/m)
Bán kính
nguyên tử
(nm)
Beri 1551,15 ~2750 1848 5,5 31,3 .10
6
0,113
Magie 923 1380 1738 2,5 22,6 . 10
6
0,160
Canxi 1115 1757 1550 1,75 29,8 . 10
6
0,197
Stronti 1050 1655 2630 1,5 7,62 . 10
6

0,215
Bari 1000 1913 3620 1,25 3 .10
6
0,217
Radi 973 2010 5500 ? ? ?
Nhận xét chung:
• Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tương đối thấp nhưng cao hơn so với kim
lọai kiềm tương ứng.
• Nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp nhưng cao hơn so với kim
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 8-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
loại kiềm tương ứng.
• Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm
(trừ Ba).
1.4. Tính chất hóa học
Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm tương
ứng).
a) Tác dụng với phi kim
 Với oxi tạo oxit: 2M + O
2
→ 2MO
 Với hiđro tạo hiđrua : M + H
2
→ MH
2
 Với halogen tạo muối halogenua: M + Cl
2
→ MCl
2

b) Tác dụng với hợp chất
• Tan trong nước tạo bazơ ở nhiệt độ thường gồm :Ca , Sr , Ba tạo
dung dịch bazơ và khí hiđrô :
• M + 2H
2
O → M(OH)
2
+ H
2

• Với dung dịch axit: M + 2HCl → MCl
2
+ H
2

• Với dung dịch axit: M + 2HCl → MCl
2
+ H
2

B.


:Kim loại của kỷ nguyên vũ trụ

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 9-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên

Hình 3:Biểu tượng của nguyên tố

Beri
1.1. Lịch sử tìm ra Beri và các câu chuyện hóa học có liên quan
.Năm 1978, nhà hóa học Pháp Nicolaia Vôcơlen (1763 – 1839) khi nghiên cứu các
khoáng vật Beryn và Sơmarac đã tìm thấy trong các chất đó một oxít mà ông chưa
từng biết. Oxit mới này được gọi là chất “đất beryn” do tên của khoáng sản mà nó
được tách ra đầu tiên. Về tính chất hóa học “đất mới” này chiếm vị trí ở giữa các
hợp chất tương ứng của canxi và nhôm. Muối sunfat của beri có vị ngọt bởi vậy mà
trong một thời gian dài chúng ta đã gọi là đất beryn là đất ngọt và glixin.
Về sau, Claprot đề nghị gọi nguyên tố mới này là berili. Không phải nguyên
tố này ngọt mà các hợp chất tan được của nó có vị ngọt.
Hình 4:Hình ảnh và cấu trúc của Beri đơn chất
Năm 1829, Vôle đã điều chế được nó ở trạng thái tự do bằng cách cho kim loại kali
tác dụng với clorua beri:
BeCl
2
+ 2K → 2KCl + Be
Năm 1898, Lebơ đã thu được beri hoàn toàn nguyên chất bằng cách điện
phân berilo –florua natri.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 10-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
Trong những năm 1921-1925, A. Stôc và Hônsmit đã nghiên cứu được phương
pháp sản phẩm beri trong kỹ thuật, phương pháp này dựa trên việc điện phân
những hỗn hợp nào mà phải vừa dẫn điện tốt lại vừa bay hơi ít ở nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ nóng chảy của beri. Thường người ta dùng hỗn hợp berylo – florua natri
và berylo – florua bari.
1.2. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên không tìm thấy beri đơn chất mà chủ yếu trong hợp chất beri nhôm
silicat Be
3

Al
2
Si
6
O
18
(3BeO.Al
2
O
3
.6SiO
2
). Vỏ trái đất tuyệt nhiên không nghèo beri,
mặc dù beri luôn mang tiếng là nguyên tố hiếm. Điều đó được giải thích do nhiều
khoáng vật chứa beri không dễ tìm thấy. Một điều có thể bạn chưa biết: những
viên ngọc bích với vẻ đẹp huyền ảo làm mê đắm lòng người lại là một trong những
khoáng vật của beri.
Aquamarin màu xanh nước biển, Vorobievit màu hồng anh đào, heliodo màu rượu
vang, berin màu lục phớt vàng, fanakit trong suốt, ecula xanh lam dịu dàng,…
Hình 5:Các khoáng vật của Beri
Nhưng chó - người bạn lâu đời của con người, có thể giúp chúng ta. Chúng ta đã
biết nhiều sự kiện, huyền thoại về việc chó dựa theo mùi để tìm kiếm một vật hoặc
một người nào đó. Nhưng còn năng lực địa chất của chúng thì như thế nào? Các
“nhà địa chất bốn chân” ấy có thể tìm được những khoáng vật gì? Tiến sĩ sinh học
G. A. Vaxiliep - người khởi xướng một phương hướng mới trong việc thăm dò các
kho tàng thiên nhiên nằm sâu dưới đất, kể rằng: “Sau khi ngửi kim loại này, chó
Jinđa đã chọn ra được ngọc bích, aquamarin, vorobievit, fanakit, bertranđit trong
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 11-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên

số rất nhiều khoáng vật, nghĩa là nó đã chọn được tất cả những khoáng vật, và chỉ
những khoáng vật chứa beri. Sau đó chúng tôi để lẫn tất cả các khoáng vật chứa
beri với các mẫu khoáng vật khác, rồi yêu cầu nó tìm lại. Khi đó, con Jinđa đã đi
khắp nhà bảo tàng, rồi nằm úp ngực vào chiếc tủ kính mà trong đó có viên ngọc
bích lớn nhất và sủa”.
Một số loài thực vật cũng có thể giúp nhận biết beri, điển hình là cây thông. Nó có
khuynh hướng tuyển chọn beri từ đất và tích lũy lại trong vỏ cây. Nếu cây thông
mọc ở gần nơi có các khoáng vật chứa beri thì hàm lượng nguyên tố này trong vỏ
cây sẽ cao gấp hàng trăm lần so với trong đất và gấp hàng chục lần so với trong vỏ
cây khác.
Hình 6: Quặng beri
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 12-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
1.3. Một số tính chất đặc trưng
Beri là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Be và số thứ tự
bằng 4. Là một nguyên tố hóa trị hai có độc tính, berili có màu xám như thép,
cứng, nhẹ và giòn.Beri là một trong số các kim loại nhẹ có ðiểm nóng chảy cao
nhất. Sức ðàn hồi của berili là lớn hõn của thép khoảng 33%. Nó có ðộ dẫn ðiện
tốt, không nhiễm từ và kháng lại sự tấn công của axit nitric ðậm ðặc.
Nó cho tia X đi qua và các nơtron
được giải phóng khi nó bị bắn phá bằng
các hạt alpha từ các nguồn phóng xạ như
radi hay poloni (khoảng 30 nơtron/triệu
hạt alpha). Ở điều kiện nhiệt độ và áp
suất tiêu chuẩn beri kháng lại sự oxi hóa
khi bị phơi ra trước không khí (mặc dù
khả năng cào xước mặt kính của nó có
được có lẽ là do sự tạo thành một lớp mỏng ôxít)
1.4.Ứng dụng

Trong tác phẩm Kể chuyện về kim loại, tác giả X.I.Venetxi đã có lời mở đầu khá
ấn tượng dành cho nguyên tố Beri: “Be - Kim loại của kỷ nguyên vũ trụ.”
 Beri được sử dụng như là chất tạo hợp kim trong sản xuất berili đồng (Be có khả
năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn). Các hợp kim berili-đồng được sử dụng rộng rãi
trong nhiều ứng dụng do độ dẫn điện />%C4%90%E1%BB%99_d%E1%BA%ABn_%C4%91i%E1%BB%87n và độ dẫn
nhiệt cao, sức bền và độ cứng cao, các thuộc tính không nhiễm từ, cùng với sự
chống ăn mòn và khả năng chống mỏi tốt của chúng. Các ứng dụng bao gồm việc
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 13-
Tên, Ký hiệu, Số thứ tự Berili, Be, 4
Phân loại kim loại
kiềm thổ
Nhóm, Chu kỳ, Khối
nguyên tố
IIA, 2, s
Khối lượng riêng, Độ
cứng
1.850 kg/m³,
5,5
Bề ngoài trắng-xám
kim loại
Hinh8: Con quay hồi chuyển

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
sản xuất các điện cực hàn điểm, lò xo, các thiết bị không đánh lửa và các tiếp điểm
điện.
 Do độ cứng, nhẹ và độ ổn định về kích thước trên một khoảng rộng nhiệt độ nên
các hợp kim beri-đồng được sử dụng trong công nghiệp quốc phòng và hàng không
vũ trụ như là vật liệu cấu trúc nhẹ trong các thiết bị bay cao tốc độ, tên lửa, tàu vũ
trụ và vệ tinh liên lạc viễn thông.
 Các tấm mỏng beriđược sử dụng với các thiết bị phát hiện tia X để lọc bỏ ánh sáng

và chỉ cho tia X đi qua để được phát hiện.
 Trong lĩnh vực in thạch bản tia X thì berili được dùng để tái tạo
các mạch tích hợp siêu nhỏ.
 Do độ hấp thụ nơtron nhiệt trên thiết diện vuông của nó thấp nên
công nghiệp sản xuất năng lượng hạt nhân sử dụng kim loại này
trong các lò phản ứng hạt nhân như là thiết bị phản xạ và điều tiết
nơtron.
Hình 7 :Tên lửa
 Berili đôi khi được sử dụng trong các nguồn nơtron, trong đó berili được
trộn lẫn với các chất bức xạ alpha như Po
210
, Ra
226
hay Ac
227
.
 Berili cũng được dùng trong sản xuất các con quay hồi chuyển, các thiết bị máy
tính khác nhau, lò xo đồng hồ và các thiết bị trong đó
cần độ nhẹ, độ cứng và độ ổn định kích thước.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 14-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
 Các hợp chất berili đã từng được sử dụng trong các ống đèn huỳnh quang, nhưng
việc sử dụng này đã bị dừng lại do bệnh phổi do nhiễm beri trong số các công nhân
sản xuất các ống này
 Kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) (các chi tiết liên quan đến berili có từ
NASA ở đây) sẽ có 18 phần lục giác làm từ berili trong các gương của nó. Do
JWST sẽ tiếp xúc với nhiệt độ -240°C (30 K) nên các gương phải làm bằng berili
là vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp này. Berili co lại và biến dạng ít
hơn thủy tinh – và vì thế giữ được tính đồng nhất cao hơn trong các nhiệt độ như

thế.
 Hợp kim beri với liti là một hợp kim bền như thép, nhưng nhẹ như gỗ.
 Nhờ dùng hạt nhân beri mà lần đầu tiên vào năm 1932 bằng các phản ứng hạt nhân
các nhà vật lí đã phát hiện ra được hạt nơtron.
1.5 Cảnh báo
Berili và các muối của nó là các chất có độc tính và có khả năng gây ung thư. Sự
phơi nhiễm berili kinh niên sẽ sinh ra các bệnh phổi và các bệnh u hạt trong cơ thể.
Bệnh liên quan đến phơi nhiễm berili cấp tính là viêm phổi do hóa chất đã được
phát hiện lần đầu tiên ở châu Âu từ năm 1933 và tại Hoa Kỳ từ năm 1943. Các
trường hợp bệnh liên quan đến phơi nhiễm kinh niên đã lần đầu tiên được miêu tả
năm 1946 trong số các công nhân tại xí nghiệp sản xuất đèn hùynh quang tại
Massachusetts. Bệnh phổi do phơi nhiễm berili kinh niên tương tự như sarcoidosis
trong nhiều khía cạnh, và các chẩn đoán thường là rất khó phân biệt.
 Mặc dù việc sử dụng các hợp chất chứa berili trong các ống đèn huỳnh quang đã bị
dừng lại từ năm 1949, nhưng tiềm năng phơi nhiễm berili vẫn tồn tại trong công
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 15-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
nghiệp hạt nhân và vũ trụ và trong công nghiệp tinh luyện beri kim loại và sản xuất
các hợp kim chứa beri, sản xuất các thiết bị điện và việc tiếp xúc với các vật liệu
chứa berili khác. Các nhà nghiên cứu đầu tiên đã nếm beri và nhiều hợp chất khác
nhau của nó để xác định độ ngọt nhằm kiểm tra sự hiện diện của nó. Các thiết bị
chẩn đoán hiện đại không cần phải có thủ tục đầy nguy hiểm này. Berivà các hợp
chất của nó cần được tiếp xúc với một sự cẩn thận cao độ và các phòng ngừa đặc
biệt phải được thực thi khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào mà kết quả là tạo ra
bụi beri (ung thư phổi là hoàn toàn có khả năng khi bị phơi nhiễm bụi berili lâu
dài).
 Beri có thể có tác hại nếu hít thở phải. Các tác động phụ thuộc vào thời gian phơi
nhiễm. Nếu nồng độ berili trong không khí là đủ cao (lớn hơn 1.000 μg/m³), thì các
chứng bệnh do phơi nhiễm cấp tính có thể phát sinh, gọi là "bệnh bericấp tính",

tương tự như bệnh viêm phổi. Các tiêu chuẩn về không khí nghề nghiệp và cộng
đồng là có hiệu quả trong việc ngăn chặn phần lớn các thương tổn phổi cấp tính.
 Một số người (1-15%) rất nhạy cảm với beri do tăng lympho beri trong máu. Các
cá nhân này có thể phát sinh các phản ứng viêm nhiễm trong hệ hô hấp. Các chứng
bệnh này gọi là "bệnh beri kinh niên" (CBD), và có thể xảy ra nhiều năm sau khi
phơi nhiễm beri nồng độ cao (lớn hơn 0,2 μg/m³). Bệnh này có thể sinh ra các triệu
chứng như mệt mỏi, suy yếu, khó thở, biếng ăn, giảm cân và cũng có thể dẫn đến
chứng to tim vè bên phải và bệnh tim trong các trường hợp nặng. Một số người tuy
nhạy cảm với berili nhưng có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Trong cộng
đồng nói chung không có khả năng phát sinh các bệnh beri cấp tính hay kinh niên
do thông thường không khí xung quanh có nồng độ beri rất thấp (0,00003-0,0002
μg/m&³).
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 16-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
 Việc nuốt phải beri vẫn chưa có thông báo nào cho thấy có các tác động xấu tới
sức khỏe con người do có rất ít berili được hấp thụ thông qua dạ dày và ruột non.
Các vết loét được phát hiện trong cơ thể chó khi trong khẩu phần ăn người ta cho
thêm beri vào. Beri tiếp xúc với da bị xước hay bị rách có thể sinh ra các vết phát
ban hay vết loét. Phơi nhiễm beri kinh niên có thể tăng khả năng ung thư phổi.
 Bộ y tế Hoa Kỳ và IARC đã xác định rằng beri là chất gây ung thư ở người. Cơ
quan bảo vệ môi trường (EPA) Hoa Kỳ cũng xác định berimm là chất có khả năng
gây ung thư ở người. EPA cũng ước tính sự phơi nhiễm trong thời gian sống 0,04
μg/m³ beri có thể tăng khả năng bị ung thư trong 1 trên 1.000 thử nghiệm.
 Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về các tác động của beri tới sức khỏe của trẻ em.
Có lẽ các tác động này cũng tương tự như ở người lớn. Cũng chưa rõ là trẻ em sẽ
khác với người lớn như thế nào trong tính nhạy cảm với berili.
 Hiện vẫn chưa rõ ràng là beri có khả năng sinh ra quái thai ở người hay không.
Berili có thể được đo trong nước tiểu và máu. Lượng beri trong máu hay nước tiểu
có thể không phản ánh đúng thời gian và số lượng phơi nhiễm. Nồng độ berili cũng

có thể đo trong các mẫu thử phổi và da.
 Các mức thông thường của berili mà các ngành công nghiệp liên quan thải ra khí
quyển ở ngưỡng 0,01 μg/m³;, tính trung bình trong chu kỳ 30 ngày, hay 2 μg/m³
đối với không khí trong phòng làm việc trong thời gian 8 giờ làm việc.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 17-
muối Epsom

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên

:Kim loại dễ phát khùng
2.1. Lịch sử tìm ra Magiê và các câu chuyện hóa học có liên quan
Cuối thế kỷ XVII, N. Gơrin đã tìm thấy sunfat magie (muối chat) trong nước
các khoáng tuyền vùng Épxôm (Anh). Ngay khi đó sunfat magie được dùng để
chữa bệnh và hồi ấy người ta gọi nó là salanglicum.

Hình 9: Gơrin Hình 10 : Mẫu muối E psom
Mấy năm sau người ta mới phát hiện ra rằng, khi tương tác với “kiềm bất biến”
(xút và potat), muối này tạo ra một chất bột màu trắng, xốp và nhẹ. Khi nung một
khoáng vật tìm thấy ở ngoại ô thành phố cổ Hy Lạp Magnesia, người ta cũng thu
được thứ bột đúng như thế. Vì sự giống nhau này nên muối Epsom đã được gọi là
magezit trắng. Oxit magie được biết đến từ đầu thế kỉ XVIII dưới tên là “đất chát”.
Năm 1756 nhà bác học Anh Joseph Black là người nhận ra magie là một nguyên
tố. Ông là người đầu tiên xác định được sự khác nhau giữa đất vôi (CaO) với đất
chát (MgO) bằng cách chứng minh độ hòa tan khác nhau của các oxit đó.
Năm 1808, nhà bác học người Anh là Humphry Davy khi điện phân magezit trắng
và HgO đã thu được một nguyên tố mới (không hoàn toàn nguyên chất) mà ông
gọi là magie.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 18-
Joseph Black
Humphry Davy

Hình 13Wholer
Hinh14:Bussyyysssssyyy

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
Lễ mừng nhân dịp tìm ra nguyên tố mới này đã không có pháo hoa, bởi vì thời bấy
giờ chưa ai biết rằng, “đứa con mới sinh” này có những tính chất tuyệt vời thuộc
về kỹ thuật làm thuốc pháo.

Hình 11:Joseph Blask Hình 12:Humphry Davy
Năm 1828, nhà hóa học Đức là Wholer và nhà hóa học Pháp là Bussy, một cách
độc lập với nhau, đã tách được beri ở dạng tự do.
Đến năm 1929, nhà hóa học người Pháp Bussy đã có thể điều chế được
magie tinh khiết với quy mô lớn bằng cách dùng kim loại kali để khử muối clorua
của magie ở trạng thái nóng chảy:
MgCl
2
+ 2K → 2KCl + Mg
Ngày nay, để có kim loại tinh khiết (chứa 0,01% tạp chất) người ta điện
phân magie clorua nóng chảy. Vỏ Trái đất giàu magie, nhưng biển và đại dương là
nguồn magie vô tận.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 19-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
2.2. Trạng thái tự nhiên
Vỏ trái đất rất giàu magie. Các nhà bác học phỏng
đoán rằng, ở các lớp dưới cùng của vỏ trái đất, hàm
lượng nguyên tố này hết sức lớn. Nó có trong thành
phần của gần hai trăm khoáng vật. Trong số đó có
một khoáng vật rất khác thường: nó dễ gấp lại như
chiếc khăn tay, có thể dùng nó như một tờ giấy Hình 15:Biểu

tượng của nguyên tố Magiê để gói một vật nào đó, và cuối cùng, lại khó mà dùng
ngón tay để xé rách nó thành từng mảnh. Năm 1953, tại vùng Viễn Đông, người ta
đã tìm thấy một mẫu khoáng vật như vậy. Nhờ phép phân tích hóa học đã cho biết
thành phần chủ yếu của “vật lạ” là magie alumosilicat và là palưgockit.
Magezit, cacnalit và đolomit là các khoáng vật có ý nghĩa quan trọng nhất về
mặt nguyên liệu dùng để sản xuất magie.
Hình 16:Các khoáng vật của Magiê
Không phải chỉ riêng vỏ trái đất mới giàu magie. Những kho tàng xanh thẫm
của các biển và đại dương đang bảo tồn những trữ lượng magie được bổ sung
thường xuyên và thực tế là không bao giờ cạn. Chỉ cần nói rằng trong một mét khối
nước biển có tới gần bốn kilogam magie thì đủ thấy điều đó. Còn toàn bộ khối
lượng nguyên tố này hòa tan trong nước biển và đại dương là 6.1016 tấn. Một con
số rất lớn!
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 20-
KCl.MgCl
2
.6H
2
O
MgCO
3
CaCO
3
.MgCO
3

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
2.3. Một số tính chất đặc trưng
Ở dạng tấm
dày, nó khó

bắt lửa, nhưng
khi ở dạng lá
mỏng thì nó
bắt cháy rất dễ bắt lửa, rất khó dập, nó
có thể cháy trong nitơ (tạo ra nitrua magiê) và cả trong CO2
. Magie là một thứ kim loại trắng như bạc và rất nhẹ. Nó nhẹ hơn đồng hoặc
sắt khoảng năm lần; chỉ bằng 2/3 nhôm. Magie bị mờ đục rất nhanh khi để ngoài
không khí do nó bị bao phủ bởi một lớp màng oxit. Chính lớp áo giáp này giúp cho
nó không bị oxi hóa thêm nữa. Khối lượng nguyên tử trung bình của Mg là
23,305u.
Nhiệt độ nóng chảy của Mg không cao lắm, chỉ 650
0
C, nhưng trong những
điều kiện bình thường thì nấu chảy magie lại tương đối khó, vì khi bị nung nóng
trong không khí đến 550
0
C, nó bùng lên và bốc cháy tức khắc với ngọn lửa sáng
đến chói mắt (tính chất này của magie được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm
thuốc pháo). Để đốt kim loại này, chỉ cần gí vào nó một que diêm cháy dở, còn
trong môi trường khí clo thì nó tự bốc cháy ngay ở nhiệt độ ở trong phòng. Khi
cháy, magie tỏa ra nhiệt lượng rất lớn và nhiều tia tử ngoại. Chỉ cần vài gam
“nhiên liệu” này cũng đủ để đun sôi một cục nước đá. Các nhà khoa học ở Viện
hóa học công nghiệp Vacsava đã lợi dụng tính chất này của magie vào một việc rất
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 21-
Tổng quát
Tên , Ký hiệu , Số hiệu nguyên
tử
Magiê,
Mg, 12
Phân loại kim loại

kiềm thổ
Nhóm, Chu kỳ, Khối nguyên
tử
IIA, 3, s
Khối lượng riêng, Độ cứng 1.738
kg/m³, 2,5
Bề ngoài màu trắng
bạc
Chất đồng vị ổn định nhất
Xem chi tiết: Đồng vị magiê
iso TN t
½
DM DE M eV DP
24
Mg 78,99% Ổn định có 12 neutron
25
Mg 10% Ổn định có 13 neutron
26
Mg 11,01% Ổn định có 14 neutron
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi
chú.

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
độc đáo: họ đề nghị chế tạo thử vỏ đồ hộp có gắn một mảnh magie mỏng để làm
chất đốt nóng: chỉ cần mở hộp ra là mảnh magie tự bốc cháy và vài phút sau, có thể
dọn ngay món ăn nóng lên bàn.

Hình 17:Hình ảnh về đơn chất vàcấu trúc của nguyên tố Magiê
Magie là một thứ kim loại trắng như bạc và rất nhẹ. Nó nhẹ hơn đồng hoặc
sắt khoảng năm lần; chỉ bằng 2/3 nhôm. Magie bị mờ đục rất nhanh khi để ngoài

không khí do nó bị bao phủ bởi một lớp màng oxit. Chính lớp áo giáp này giúp cho
nó không bị oxi hóa thêm nữa. Khối lượng nguyên tử trung bình của Mg là
23,305u.
Nhiệt độ nóng chảy của Mg không cao lắm, chỉ 650
0
C, nhưng trong những
điều kiện bình thường thì nấu chảy magie lại tương đối khó, vì khi bị nung nóng
trong không khí đến 550
0
C, nó bùng lên và bốc cháy tức khắc với ngọn lửa sáng
đến chói mắt (tính chất này của magie được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm
thuốc pháo). Để đốt kim loại này, chỉ cần gí vào nó một que diêm cháy dở, còn
trong môi trường khí clo thì nó tự bốc cháy ngay ở nhiệt độ ở trong phòng. Khi
cháy, magie tỏa ra nhiệt lượng rất lớn và nhiều tia tử ngoại. Chỉ cần vài gam
“nhiên liệu” này cũng đủ để đun sôi một cục nước đá. Các nhà khoa học ở Viện
hóa học công nghiệp Vacsava đã lợi dụng tính chất này của magie vào một việc rất
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 22-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
độc đáo: họ đề nghị chế tạo thử vỏ đồ hộp có gắn một mảnh magie mỏng để làm
chất đốt nóng: chỉ cần mở hộp ra là mảnh magie tự bốc cháy và vài phút sau, có thể
dọn ngay món ăn nóng lên bàn.
Magie là một kim loại hoạt động mạnh. Nó lấy oxi và clo ở đa số các nguyên
tố khác một cách dễ dàng. Tuy bền vững với natri cacbonat, các chất kiềm ăn da,
xăng, dầu hỏa, dầu khoáng, nhưng magie lại chịu khuất phục trước nước biển và bị
hòa tan trong đó. Nó hầu như không tác dụng với nước lạnh, song lại tác dụng
mạnh với nước nóng. [2]
• . Hợp chất trong cơ thể sống
Magie còn có mặt trong chất diệp lục, tham gia vào một công việc to lớn là tích luỹ
năng lượng mặt trời. Nếu không có chất diệp lục thì sẽ không có sự sống, mà nếu

không có magie thì không có chất diệp lục, vì nguyên tố này là nguyên tố trung
tâm, chiếm đến 2% trong đó. Ngoài thực vật ra, magie còn có mặt trong hầu hết tất
cả các cơ thể sống. Giả sử bạn cân nặng 60 kg thì trong đó có chừng 30 g magie.
Magie là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương. Khoảng 50-75%
lượng magie trong cơ thể tập trung ở xương (magie kết hợp với canxi và photpho
trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm
và một lượng rất nhỏ trong máu. Hàm lượng magie trong máu luôn được duy trì ở
mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
• Magie tham gia vào hơn 300 phản ứng enzyme trong cơ thể, giúp chuyển hóa
các chất thành năng lượng. Magie có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình
tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia vào sự phân hủy glucose,
acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng, tổng hợp
lipid và protein giúp quá trình tạo xương và các mô khác, bảo đảm tính bền
vững dẫn truyền thần kinh và sự co cơ.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 23-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên
Magie cũng là thành phần quan trọng trong hoạt động chức năng của tim, có tác
dụng làm giảm nhu cầu về oxi của cơ tim trong yên tĩnh cũng như trong lao động,
tập luyện, giúp tăng cường chức năng của tim và phòng ngừa các bệnh tim. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy magie còn có tác dụng điều hòa hàm lượng đường
trong máu (phòng ngừa bệnh tiểu đường), ổn định huyết áp (phòng ngừa bệnh tăng
huyết áp). Những người có chế độ ăn giàu magie hoặc ăn bổ sung magie sẽ giảm
nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa. Ion magie còn giúp cải thiện nhu động
ruột, tăng khả năng tiêu tháo của ruột, có tác dụng phòng và chữa trị chứng táo
bón.
Nếu không đủ magie trong cơ thể sẽ sinh ra các chứng co thắt cơ và kinh giật, liên
quan đến các chứng bệnh tim mạch, đái đường, huyết áp cao và loãng xương. Ở
những người hay cáu gắt, dễ bị xúc động, các cơ tim khi làm việc thường hay bị rối
loạn hơn là ở những người điềm tĩnh. Sở dĩ như vậy là vì khi tức giận magie có

trong cơ thể sẽ bị “bốc cháy”. Tuy nhiên nếu thừa magie sẽ gây ra hiện tượng tiêu
chảy, hoặc ngộ độc.
Magie có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Một chế độ ăn thỏa mãn nhu cầu
magie là một trong các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh
tật như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và loãng xương. Theo lời khuyên của
các chuyên gia, người trưởng thành cần 350-400mg magie mỗi ngày; những người
lao động thể lực nặng nhọc, vận động viên thể thao thì cần nhiều hơn từ 1,5 - 2 lần;
trẻ em cần ít hơn (6 tháng tuổi: 30mg; 1 - 3 tuổi: 80mg; 9-13 tuổi: 240mg ).
Việc ăn uống nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là các loại quả hạch (lạc, hạt
điều ), đậu nành, một số ngũ cốc, hải sản, các loại rau có màu xanh sẫm, chuối,
thịt và sữa sẽ cung cấp tương đối đầy đủ magiê cho cơ thể.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 24-

SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên : Nguyễn Thu Hiệp –THPT Trấn Biên

Hình 18:THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU MAGIÊ
( Hàm lượng Mg trong 100 gam thực phẩm)
TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg
1 Kê 430 13 Đậu hà lan 145
2 Đậu xanh 270 14 Đậu đũa 36
3 Đậu tương 236 15 Rau hung quế 73
4 Khoai lang 201 16 Rau khoai lang 60
5 Lạc hạt 185 17 Đu đủ xanh 56
6 Bột mỳ 173 18 Gạo tẻ giã 52
7 Rau rền đỏ 164 19 Rau mồng tơi 94
8 Rau ngót 123 20 Rau kinh giới 89
9 Lá lốt 98 21 Chuối tiêu 41
10 Tía tô 112 22 Khoai sọ 33
11 Cá thu 35 23 Tôm đồng 42
12 Cua bể 48 24 Sò 42

2.4.Ứng dụng
 Magie có trong thành phần chất diệp lục của cây cối, chất diệp lục có khả năng tích
lũy năng lượng mặt trời biến khí cacbonic và nước thành hợp chất hữu cơ nuôi
sống con người (đường, bột…). Trong chất diệp lục có chứa 2% nguyên tố magie.
Không có chất diệp lục (clorofin) thì không có sự sống mà không có magie thì
không có chất diệp lục.
 Một người nặng 60kg, trong đó ít nhất có 25g là magie. Nếu trong khẩu phần thức
ăn hàng ngày giàu magie thì có nhiều hi vọng tránh được bệnh xơ cứng động mạch
và suy tim.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - 25-

×