Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đề tài: Tìm hiểu về quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng taị điạ phương qua 3 năm 2005-2006-2007. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.06 KB, 44 trang )

Đề tài
Tìm hiểu về quá trình hoạt
động tín dụng của Ngân hàng
taị điạ phương qua 3 năm
2005-2006-2007
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Trong cuộc đổi mới đất nước hiện nay diễn ra sôi động quá trình phát triển
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay ngoài
đóng góp của các ngành sản xuất hàng hoá thì ngân hàng càng thể hiện vai trò vô
cùng quan trọng của mình. Nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động và dịch vụ của
các Ngân hàng Thương mại càng đi sâu vào từng ngõ ngách của nền kinh tế và đời
sống người dân.
Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 36.000km
2
chiếm 12% diện tích cả
nước, là vùng có điều kiện thuận lợi tư nhiên và nguồn lực dồi dào. Vĩnh Thạnh là
huyện đầu nguồn của Thành Phố Cần Thơ với thuần canh là cây lúa vì vậy Ngân
Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh là Ngân hàng hoạt
động gần gủi nhất với người dân địa phương và có vai trò lớn trong việc thúc đẩy
tăng cương kinh tế bền vững của huyện Vĩnh Thạnh. Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh là trung gian tài chính với mục tiêu “đi
vay để cho vay” và cung cấp các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
trong huyện.
Bên cạnh xu hướng trên sự cạnh tranh của các khoản cho vay truyền thống
của Ngân hàng, tiền gửi và các dịch vụ của khách hàng cũng gia tăng một cách
mạnh mẽ. Các hiệp hội tín dụng, các quỹ tương hỗ trên thị trường tiền tệ, các công
ty Bảo hiểm ….đang chiếm lĩnh một phần lớn trên thị trường tiền gửi, thị trường
tín dụng, lĩnh vực vốn theo truyền thống vẫn được các ngân hàng phục vụ tài chính


vì vậy các ngân hàng buộc phải thường xuyên đánh giá các chính sách huy động
vốn và cho vay tại Ngân hàng.
Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng là một khâu không kém phần
quan trọng trong công tác quản trị Ngân hàng.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn.
Hoạt động chung của Ngân hàng không giống như hoạt động kinh doanh
hàng hoá mà sản phẩm kinh doanh ngân hàng chủ yếu là sản phẩm dịch vụ, phi vật
chất như quyền sử dụng đất, các giấy tờ có giá khác, phương châm của ngân hàng
là “đi vay để cho vay”. Ngân hàng đi vay từ các tổ chức tín dụng, từ khu dân cư
bằng cách huy động vốn để cho vay lại các khách hàng có nhu cầu với điều kiện
khách hàng phải trả cho Ngân hàng một khoản chi phí lớn hơn lãi suất Ngân hàng
đi vay để đảm bảo cho việc kinh doanh thì hoạt động của Ngân hàng mới có hiệu
quả và muốn đánh giá các hiệu quả đó phải thông qua các chỉ tiêu như: đánh giá
chung về huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu… Ngân hàng
sẽ đánh giá xem các chỉ tiêu đó đạt đến mức độ nào, phát triển ra sau, tăng trưởng
hay suy giảm để có những biện pháp cần thiết trong những năm sắp đến phù hợp
với tình hình kinh tế xã hội và tại địa phương.
Còn công tác tín dụng trong thời kỳ này không chỉ đơn thuần là cho vay như
trước mà cán bộ tín dụng phải trưc tiếp giao dịch với khách hàng nên đòi hỏi các
cán bộ tín dụng phải nhanh nhẹn trong công tác giao tiếp vì cán bộ tín dụng cũng là
người tiếp thị cho Ngân hàng nữa.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời buổi
hiện nay là bạn đồng hành của mọi người và đặt biệt là trong việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng
bền vững. Để góp phần về sự nghiệp đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Huyện Vĩnh Thạnh cần cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của mình. Nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh” để tìm ra những nguyên
nhân dẫn đến kết quả hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, từ đó tìm ra
những giải pháp thích hợp để hoàn thiện các hoạt động Ngân hàng ngày càng có

hiệu quả.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh.
Phân tích tình hình cho vay và qui trình cho vay tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động và hiệu quả cho vay vốn trên địa
bàn huyện.
Phân tích các dịch vụ tại Ngân hàng đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng
cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng.
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu:
Để hiểu rõ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2005-2007. Để đánh giá được hiệu quả hoạt
động tín dụng hiện tại và xu hướng phát triển của ngân hàng trong tương lai, ta cần
phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị.
Qua phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng rút ra được những gì
trong các hoạt động này ?
Huy động vốn của Ngân hàng có đạt hiệu quả tối đa hay chưa? Có những
giải pháp gì trong công tác huy động vốn?
Công tác quản lý cán bộ tín dụng địa bàn có chặt chẽ không?
Quy trình cho vay của Ngân hàng có đạt hiệu quả không?
Ngân hàng có thực hiện những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng chưa? Để có thể tiếp tục duy trì và phát huy tính hiệu quả trong công tác tín
dụng của đơn vị mình trong thời gian sắp tới.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:

1.4.1 Không gian
Đề tài này được nghiên cứu tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh đi sâu vào tình hình huy động vốn và cho vay tại
Ngân Hàng.
1.4.2 Về Thời gian.
Về mặt số liệu chỉ phân tích trong 03 năm 2005-2006-2007 chủ yếu là số
dư tiền gửi và dịch vụ cho vay.
Thời gian thành lập của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh, đã trãi qua thời gian hoạt động mới đây vào cuối năm 2004.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu về quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại địa phương
qua 3 năm 2005-2006-2007.
1.5 Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
1.5.1 Luận văn:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Huyện Vĩnh Thạnh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Linh Cần Thơ 2003.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng,các sách
báo,cẩm nang tín dụng phương pháp suy luận để đưa ra giải pháp với mong muốn
Ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn.
Nội dung: Phân tích thu nhập tài sản, chi phí lợi nhuận, nguồn vốn của
Ngân hàng, phân tích vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên.
Điểm mạnh: Đi sâu vào phân tích thu nhập chi phí lợi nhuận tại Ngân hàng
và hiệu quả sử dụng vốn tự có.
Điểm yếu: Chỉ đi sâu vào nguồn vốn và lợi nhuận hiện có tại Ngân hàng
mà chưa phân tích được các khó khăn và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
tại Ngân hàng.
Thông qua bài luận văn em thấy mình cần đi sâu phân tích từ huy động
vốn, cho vay đến hiệu quả sử dụng vốn từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Vĩnh Thạnh.

1.5.2. Luận Văn:
Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn và trung hạn tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Cái Răng.
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Hậu Cần Thơ 2006
+ Phương pháp nghiên cứu: Trực tiếp thu thập, tổng hợp số liệu, tham khảo tài
liệu có liên quan và áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá giữa các năm
2003,2004,2005 thông qua các chỉ tiêu:
* Chỉ tiêu phân tích hoạt động huy động vốn.
* Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn huy động trong cho vay.
* Chỉ tiêu phân tích hiệu quả cho vay.
+ Nội dung: Phân tích hoạt động cho vay theo địa bàn, theo thành phần kinh tế,
theo ngành và theo mục đích sử dụng để đánh giá hoạt động tín dụng đối với các
đối tượng này.
Thông qua quyển luận văn này em thấy được hướng phân tích và giải quyết
các vấn đề nghiên cứu nhưng chủ yếu là đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Nét mới trong đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn
tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn quận Cái Răng”. Của em là
cụ thể hóa các vấn đề phân tích, phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng còn căn cứ
vào vấn đề về nguồn vốn của Ngân Hàng
1.5.3. Luận văn:
Phân tích tình hình cho vay và thu nợ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát
triển Nông thôn Huyện Vĩnh Thạnh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phát Đạt Vĩnh Long 2005
+ Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, tổng hợp số liệu và sử dung phương
so sánh để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu cho vay và thu nợ giữa các năm
2002,2003,2004.
+ Nội dung: Đề cập đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn tại
Ngân Hàng từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị và đề xuất các
giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,duy trì và phát triển những ưu thế trong
công tác tín dụng tại Ngân Hàng.

Thông qua quyển luận văn này em thấy được hướng phân tích và giải quyết
các vấn đề nghiên cứu.
Nét mới trong đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và trung hạn
tại Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh” của em là
phân tích hoạt động tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng và đánh giá được
hiệu quả hoạt động tín dụng đối với đối tượng đó.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1.1 Khái niệm tín dụng là gì?
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định
Tín dụng là giá trị tạm thời 1 lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử
dụng với điều kiện thỏa thuận giữa hai bên có hoàn trả và có lãi.
Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho
vay vốn tại Ngân Hàng. Ngân Hàng đóng vai trò trung gian trong việc “ Đi vay để
cho vay”.
2.1.2 Phân loại Tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường, Tín dụng rất đa dạng và phong phú. Trong
quản lý Tín dụng, các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức nhất định để phân loại.
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn Tín dụng
Tín dụng phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định
phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại
Tín dụng này chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn hạn
thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là loại Tín dụng có thời hạn từ một năm đến 05 năm,
dùng để cho vay mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và

xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại Tín dụng có thời hạn trên 05 năm, được sử dụng để
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
2.1.2.2 Căn cứ vào đối tượng Tín dụng
Theo tiêu thức này Tín dụng được chia làm hai loại:
Tín dụng vốn lưu động: là loại Tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu
động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất.
Tín dụng vốn cố định: là loại Tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu cố
định. Loại Tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản
cố định, cải tiến đổi mới kỷ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và
công trình lớn.
2.1.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Tín dụng
Theo tiêu thức này Tín dụng đựoc chia làm hai loại:
Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: là loại Tín dụng cung cấp cho các
nhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
Tín dụng tiêu dùng: là hình thức Tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
2.1.3 Khái niệm tiền gửi của các tổ chức Tín dụng và cá nhân
2.1.3.1. Khái niệm tiền gửi.
Tiền gửi là sồ tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc ở các
tổ chức khác có hoạt động Ngân Hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi
hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền “Điều 20 luật các
tổ chức tín dụng sửa đổi”.
2.1.3.2. Khái niệm về tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền tiết kiệm là tiền gửi tạm thời còn nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh
tế, là tiền được ủy thác vào Ngân hàng mà có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền
giữa khách hàng và Ngân hàng. Như vậy về nguyên tắc khách hàng tiền gửi chỉ
được rút ra khi đến hạn thỏa thuận.

Quyền sở hữu tiền gửi định kỳ vẫn thuộc về người gửi tiền, còn quyền sử
dụng trong thời gian chưa đáo hạn thì được chuyển cho Ngân Hàng. Ngân Hàng
phải trả lãi cho khoản tiền nay.
2.1.3.3. Định nghĩa về tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền ký thác hoàn toàn theo nguyên tắc khả
dụng nghĩa là người có quyền rút tiền bất cứ lúc nào họ muốn, Ngân hàng sắp xếp
loại tiền này vào loại không kỳ hạn, các khoản thời gian không xác định
Tiền gửi không kỳ hạn được gọi là tiền trong tài khoản séc, tiền gửi không
kỳ hạn chỉ tương đương tiền khi được rút ra.
Loại tiền gửi này có ý nghĩa đối với Ngân Hàng, vì lãi suất thấp nó bổ sung
vào nguồn vốn tín dụng của Ngân Hàng, tạo thành nguồn vốn lãi suất thấp trong
kinh doanh.
2.1.3.4. Các hình thức huy động vốn.
* Tiền gửi tổ chức tín dụng.
* Tiền gửi không kỳ hạn.
* Tiền gửi có kỳ hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm.
* Vốn vay: Vay các tổ chức tín dung khác.
2.1.3.5. Khái niệm bảo lãnh là gì?
“Bảo lãnh Ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng Nông nghiệp
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách
hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng Nông nghiệp số tiền mà Ngân hàng
Nông nghiêp đã trả thay.
2.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại:
2.2.1.1. Nhận tiền của cá nhân và tổ chức kinh tế:
Là việc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam huy
động vốn thông qua việc mở tài khoản của tổ chức và cá nhân.

2.2.1.2. Nhận tiền gửi từ khu dân cư:
Là hình thức huy động của các Ngân hàng thương mại bằng các loai hình
thức như: Không kỳ hạn, có kỳ hạn và mở thẻ.
2.2.1.3. Nhận tiền tiết kiệm:
Là hình thức huy động vốn tạm thời nhàn rổi trong các tầng lớp dân cư để
tăng nguồn vốn cho Ngân hàng nhằm phục vụ cho việc kinh doanh. Đây là loại tiền
gửi quan trọng của các Ngân hàng.
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
2.2.2.1 Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay
trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được
khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.2.2.3 Dư nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu hồi vào
một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai
chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
2.2.2.4 Nợ xấu.
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả
năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ
chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu
2.2.2.5 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ trong cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Công thức tính:
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng nguồn vốn(%) = x 100
Tổng nguồn vốn
2.2.2.6 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp

cho người phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
động. Công thức tính
Dư nợ
Dư nợ trên vốn huy động (%)= x 100
Tổng vốn huy động
2.2.2.7 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó
phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh sơ cho vay nhất định, ngân hàng sẽ
thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Công
thức tính:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
2.2.2.8 Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những
Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng
này cao. Công thức tính:
Nợ xấu
Nợ quá hạn trên dư nợ(%) = x100
Dư nợ
2.2.2.9 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản
ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín
dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục
đạt hiệu quả cao. Công thức tính:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng(lần) =
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =
2
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ bảng cân đối kế tốn, bảng báo cáo tổng kết
từ phòng kinh doanh, từ các báo của Ngân hàng.
2.3 2 Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh: Số tương đối, tuyệt đối để so sánh, đánh giá số liệu
qua các năm 2005,2006,2007
+ So sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa các tỉ kỳ phân tích với
kỳ gốc cuả chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa các tỉ kỳ phân tích với kỳ
gốc cuả chỉ tiêu kinh tế,được biểu hiện khối lượng qui mơ của Ngân hàng.
Áp dụng phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối để đánh giá tỷ trọng qua
các năm. Ngồi ra còn áp dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng và huy
động vốn cho từng đối tượng phân tích.
Phương pháp thống kê mô tả( biểu đồ, biểu bảng thống kê).
Sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân Hàng Nơng Nghiệp phát triển Nơng thơn huyện Vĩnh Thạnh.
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN VĨNH THẠNH
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
3.1.1. Lịch sử hình thành.
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần
Thơ,do chia tách địa giới hành chính. Được cấp phép hoạt động kể từ ngày 15 tháng 09
năm 2004. Ngân hàng Nơng nghiệp huyện Vĩnh Thạnh hoạt động trong phạm vi huyện
Vĩnh Thạnh gồm 08 xã và 02 thị trấn (xã vĩnh Trinh, xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Quới, xã
Thạnh An, xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lộc, xã Trung Hưng, xã Thạnh Phú, Thị trấn
Thạnh An và Thị Trấn Vĩnh Thạnh)

Tên gọi: NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT
NAM CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH
Trụ sở chính: 2983 Quốc lộ 80, Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần
Thơ .
Điện thoại (Fax) 071-856060.
Mã số thuế: 01006861740591.
3. 3.1.2. Cơ Cấu Tổ Chức.
Sơ đồ 2: Tổ chức nhân sự của NHN
o
huyện Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Vĩnh Thạnh có một trụ sở
chính và hai phòng giao dịch, chuẩn bị trả một phòng giao dịch gồm Trung Hưng và
Thạnh Phú cho huyện Cờ Đỏ. Về cơ cầu tổ chức gồm 5 phòng ban và một điểm giao
dịch.
Giám đốc:
Là người điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
người quyết định cuối cùng trong xét duyệt cho vay.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG
PHÒNG
TRƯỞNG
PHÒNG KINH
TRƯỞNG PHÒNG
GIAO DỊCH
Cán bộ
tín dụng
Phòng kế
toán ngân
Cán bộ

tín dụng
Cán bộ
tín dụng
Thạnh
Mỹ
Thạnh
An
Thạnh
Quới
Thị trấn
Thạnh
Thạnh
Thắng
Vĩnh
Trinh
Thạnh
Lộc
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Trung
Hưng
Thạnh
Phú
Là người phụ trách tổ chức cán bộ, chiếm lược phát triển của Ngân hàng và các kế
hoạch kinh doanh dựa trên quyết định trong phạm vi cho phép quyền hạn của một chi
nhánh cấp 2.
Quyết đinh các biện pháp xử lý nợ: gia hạn, chuyển q hạn
Phó giám đốc:
Là người tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng và được phân công xử lý công việc khi Giám đốc đi vắng.

Phòng kinh doanh:
Được sự phân cơng phụ trách cơng tác đơn đốc cán bộ Tín dụng đi thu lãi, thu nợ
và tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định và trình hồ sơ xin vay lên Giám đốc. chịu trách
nhiệm chính trong quản lý đồng vốn và giám sát q trình sử dụng vốn của khách hàng.
Thống kê, phân tích số liệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Phòng kế tốn- ngân quỹ:
Phòng Kế tốn:
Là phòng quan trọng nhất của ngân hàng vì trực tiếp giao dịch với khách hàng
thực hiện các nghiệp vụ như: thanh tốn liên hàng, nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng
và khu dân cư, chi trả kiều hối…
Hạch tốn các nghiêp vụ kế tốn, quản lý hồ sơ của khách hàng, phát vay, thu nợ,
chuyển nợ q hạn.
Phòng ngân quỹ:
Có nhiệm vụ thu, chi tiền cho khách hàng, giữ và bảo quản tiền, các giấy tờ có giá,
ấn chỉ quan trọng và tài sản có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.
Phòng giao dịch:
Có các hoạt động giống như trụ sở xử lý công việc hằng ngày, cho vay, thu
nợ thanh toán và các dòch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thuận
tiện, an toàn, hiệu quả….
Nhìn chung cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
huyện Vĩnh Thạnh cũng khá phù hợp với điều kiện đi lại của khách hàng trong huyện về
quy mơ của đơn vị,vừa đáp ứng được nhu cầu của cơng việc và sử dụng người đúng mục
đích làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
3.2 Hình thức hoạt động: Hoạt động theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam gồm những hình thức hoạt động sau đây:
Cho vay .
Bảo lãnh.
Dịch vụ .
Huy động vốn .
Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm.

Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tổng thu 18.325 24.232 5.907 32,23
Tổng chi 13.286 16.119 2.833 21,32
Lợi
nhuận
5.039 8.113 3.076 61,00
(Nguồn:bảng tính thu nhập 946 A năm 2005-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng trong hai năm tăng cụ thế
là năm 2005 là 5.039 triệu đồng qua năm 2006 là 8.113 triệu đồng ( tăng 3.076 triệu đồng
đạt 61 % về tăng trưởng hằng năm). Mặc dù nguồn thu của Ngân hàng tăng hàng năm
nhưng kết quả lợi nhuận tăng 3.076 triệu đồng là còn thấp. Nguyên nhân chính là do chi
phí của Ngân hàng tăng việc mở rộng quy mô hoạt động, nhu cầu vốn vay ngày một tăng
mà nguồn vốn huy động còn thấp nên phải lấy vốn từ Ngân hàng cấp trên để cho vay.
Ngoài ra trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện đã có nhiều thay đổi nhiều hộ
dân từ đất nông nghiệp đã chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản, tốc độ tăng trưởng kinh
tế trong huyện tăng cao. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh
Thạnh đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.
3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh
3.3.1 Thuận lợi
Năm 2005 là năm TP Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, sau 01 năm
lên đô thị loại 1 nhờ mưa thuận gió hòa và nông dân trúng mùa, trúng giá. Huyện Vĩnh
Thạnh là huyện thuộc TP. Cần Thơ nên cũng có những thuận lợi đáng kể trong năm 2005
(đặc biệt là Nông nghiệp trồng lúa năm 2005 là năm trúng mùa của bà con nông dân

huyện Vĩnh Thạnh).
Được sự quan tâm hổ trợ của huyện ủy và các ban ngành các cấp đoàn thể giúp
cho Chi nhánh hoàn thiện hơn trong việc huy động vốn.
Là Ngân hàng Nông nghiệp được bà con biết đến từ lâu đời. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh là một Ngân hàng Thương mại Quốc
doanh lớn có uy tín trên địa bàn.
Mạng lưới rộng khắp nên khách hàng đi lại dễ dàng.
Những khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Vĩnh Thạnh đa phần là khách hàng truyền thống luôn gắn bó với Ngân hàng.
Phòng Giao dịch đặt tại trung tâm huyện nên được sự chú ý của bà con trong
huyện và cơ sở được xây dựng hoàn toàn mới và các cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ
nhân viên trẻ, giàu năng lực, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cao phong cách phục vụ
nhanh nhẹn tạo lòng tin cho khách hàng.
Trong nội bộ từ cấp trên xuống cấp dưới đều vui vẻ và luôn có sự đoàn kết.
3.3.2 Khó khăn:
Mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng nền kinh tế của nước ta nói chung và huyện Vĩnh
Thạnh nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do biến động giá cả trong nước và quốc tế,
bệnh dịch cúm gia cầm vẫn xuất hiện gây thiệt hại cho nông dân, sự phát triển nhanh về
nuôi cá tra xuất khẩu không theo kế hoạch và quản lý chất lượng sản phẩm nên hàng hóa
kém phẩm chất, các sản phẩm tiêu thụ khó khăn, làm thiệt hại cho nông dân trong tiêu
thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn một số yếu kém khi bước vào hội
nhập Quốc tế như chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm còn rất cao, sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp còn yếu, chất lượng tăng cường chưa bền vững. Mặt khác chất lượng
tín dụng thực sự còn chứa đựng rủi ro, một phần là do giá cả thị trường tiêu thụ sản
phẩm, một phần là do tồn tại các năm trước để lại.
Tiến độ thu nợ chậm không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu năm. Nguyên nhân khả
năng phục hồi của khách hàng còn hạn chế.
Hoạt động của Ngân hàng gặp sự cạnh tranh quyết liệt giữa hệ thống các Ngân
hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện.
Bà con đa số là nông dân nên chưa am hiểu nhiều về hình thức huy động vốn và

họ luôn dự trữ một số tiền lớn trong nhà.
Là địa bàn nông thôn sức sống nông dân còn thấp so với các Ngân hàng Thương
Mại và các tổ chức tín dụng khác do phải chịu lãi suất chung của toàn hệ thống và lãi
suất tăng thấp hơn so với giá cả thị trường.
3.3.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh cần xác định phương hướng hoạt động trên cơ sở định
hướng chung của hệ thống Ngân hàng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của huyện
trong thời gian tới, cụ thể:
Về huy động vốn tăng 30% so với cùng kỳ, dư nợ tăng 25%, nợ quá hạn không
quá 2%.Lựa chọn chuyển dịch vốn đầu tư vào những dự án, phương án sản xuất kinh
doanh gắn liền với thị trường, phù hợp với khả năng người lao động có hiệu quả.
Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ Tín dụng, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tồn
động, quá hạn.
Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có, nắm bắt kịp thời với tiến
trình phát triển kinh tế hiện nay.
Mặt khác vốn huy động trung và dài hạn còn thấp làm cho hoạt động cho vay
trung và dài hạn bị hạn chế. Với chức năng là người cho vay Ngân hàng cần đa dạng hoá
các hình thức cấp vốn nhằm phân tán rủi ro và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách
hàng. Định hướng chiến lược của Ngân hàng nhằm phát huy những mặt đạt được, khắc
phục những mặt hạn chế, tồn tại nhằm nâng cáo hơn nữa chất lượng hiệu quả hoạt động
tín dụng.
3.4. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn huyện Vĩnh Thạnh trong 2 năm (2005-2006).
3.4.1. Phân tích tình hình huy động vốn.
3.4.1.1 Đánh giá chung về hoạt động:
Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại ngoài vốn điều
chuyển từ Ngân hàng cấp trên thì nguồn vốn huy động là rất quan trọng đối với việc phát
triển và tồn tại của Ngân hàng. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu
cầu vốn trong dân cư ngày càng tăng đòi hỏi Ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy

động vốn, không những để kinh doanh mà còn tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, giảm tối đa
viêc sử dụng vốn từ Ngân hàng cấp trên thì Ngân hàng đó mơi đạt hiệu quả.
3.4.1.2. Tiền gửi tiết kiệm.
3.4.1.2.1 Phân tích tiền gửi tiết kiệm từ khu dân cư:
Huy động vốn là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động Ngân hàng.
Nếu huy động vốn không được sẽ hạn chế rất nhiều trong lĩnh vực cho vay, khả năng
sinh lời từ hoạt động cho vay rất thấp. Huy động vốn tồn tại dưới hai hình thức sau:
- Huy động vốn ngắn hạn.
Kỳ hạn 01 tháng.
Kỳ hạn 02 tháng.
Kỳ hạn 03 tháng.
Kỳ hạn 06 tháng.
Kỳ hạn 09 tháng.
Kỳ hạn 12 tháng.
- Huy động vốn dài hạn gồm:
Kỳ hạn 13 tháng
Kỳ hạn 24 tháng
Bậc thang 24 tháng.
Bảng 2: Kết quả huy động vốn qua 2 năm (2005-2006) tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
SỐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền % Số tiền %
01 Tiền gửi thanh toán 9.089 12.978 142.79
02 Tiền gửi không kỳ hạn 1.919 734 38.25
03 Tiền gửi dưới 12 tháng 3.186 8.032 252.10
04 Tiền gửi trên 12 tháng 1.065 1.060 99.53
05 Bậc thang 1.090 1.085 99.54
06 Kỳ phiếu 915 2.772 84.37
07 Trái phiếu 279 87 31.18

Tổng 17.543 42.291

(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán-Ngân hàng NNo và PTNT Vĩnh Thạnh)
Từ bảng số liệu trên ta thấy sản phẩm tiền gửi có xu hướng tăng cao qua từng năm
điều này cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh đã
từng bước được người dân biết đến và tạo được niềm tin tuyệt đối với khách hàng. Điều
này cho thấy rõ nhất là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng 13.712 triệu đồng trong đó
tiền gửi thanh toán tăng 12.978 triệu đồng đạt 142.79% của năm 2006 so với năm 2005.
Tiền gửi không kỳ hạn trong dân cư tăng 734 triệu đồng đạt 38.25% so với năm 2005.
Tiền gửi có kỳ hạn từ khu dân cư tăng 11036 triệu đồng đạt 168,87% so với năm
2005. Trong đó tăng nhiều nhất là tiền gửi dưới 12 tháng, bậc thang và trên 12 tháng,
nhưng nổi trội nhất là dưới 12 tháng, từ 3.186 triệu đồng của năm 2005 lên đến 11.218
triệu đồng đạt đến 252,10% …Nguyên nhân số dư tiền gửi tại đơn vị tăng dần từ tiền gửi
thanh toán cho đến tiền gửi tiết kiệm trên 24 tháng là do nhiều cố gắng của cán bộ công
nhân viên của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Ngân hàng không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm tiền gửi, phong cách phục vụ tận tình, lịch sự của đội ngũ nhân
viên làm chuyên trách về khâu huy động vốn, tốt nữa và những năm gần đây do cạnh
tranh giữa các Ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng Nông nghiệp không ngừng tăng
lãi suất và khuyến mãi nhiều phần quà hấp dẫn …. Cho những khách hàng đến gửi tiền
và đặc biệt là khách hàng gửi tiền vöôït quaù 5 triệu đồng thì được tặng thêm tiền, chính
vì thế mà tiền gửi dưới 12 tăng rất cao so với năm 2005. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh không ngừng nắm bắt thông tin từ các
ban ngành huyện như kết hợp với ban quản lý huyện đến từng hộ dân có nhà nằm trong
khu đền bù của cụm dân cư xã Thạnh Mỹ và thị trấn Thạnh An và Trung tâm thương mại
và mở tuyến đường 922 thông thương từ huyện Vĩnh Thạnh đến huyện Cờ Đỏ để huy
động họ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với số tiền họ chưa cần sử dụng và hưởng một
phần lãi từ tiền nhàn rỗi của mình. Mặt khác, giúp họ yên tâm hơn khi phải để một lượng
tiền lớn ở nhà. Ngân hàng đã đưa số tiền này vào nhóm tiền gửi bậc thang và tiền gửi
dưới 12 tháng để khách hàng có thể rút linh hoạt với mức lãi suất tương đối cao. Vì thế,
ta thấy được số dư tiền gửi bậc thang tại đơn vị tăng rất cao từ 1.090 triệu đồng lên 2.175

triệu đồng tăng 1.085 triệu đồng đạt 99.54%. Bên cạnh đó, cùng với việc đào tạo và cập
nhập thêm kiến thức phục vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Vĩnh Thạnh cử cán bộ luân phiên học các lớp Ngân hàng giúp cán bộ nâng cao trình độ
và phong cách phục vụ một cách tốt hơn, tạo uy tín trong quan hệ khách hàng với Ngân
hàng.
3.4.1.2.2 Phân tích tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động
Để tìm hiểu Ngân hàng có đạt đựợc hiệu quả huy động vốn trong các năm qua hay
không? Thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: So sánh tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007
01 Tiền gửi tiết kiệm(triệu đồng) 8.450 20.224
02 Vốn huy động(triệu đồng) 17.543 42.291
03 Tiết kiệm/vốn huy động (%) 107,.61 109.11

(Nguồn: Số liệu từ phòng Kế toán-NHNNo&PTNT Vĩnh Thạnh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động qua 2 năm có
tăng nhưng không cao mặc dù tiền gửi có kỳ hạn của năm 2006 tăng gấp hai lần so với
năm 2005.
Nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại và trên địa bàn
có sự xuất hiện một số Ngân hàng mới mở với mức lãi suất huy động khá hấp dẫn. Song
làm thế để có nhiều khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh đây mới là 1 vấn đề quan trọng đòi hỏi phải kết
hợp nhiều yếu tố khác nhau như thường xuyên thay đổi trong việc tuyên truyền, tiếp thị
để mở rộng thị trường, cải tiến thủ tục trả lãi và củng cố lòng tin của khách hàng đối với
Ngân hàng.
3.4.1.3. Tiền gửi thanh toán.
3.4.1.3.1 Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng
Nhìn chung tiền gửi thanh toán tại đơn vị cũng có tăng qua các năm nhưng chiếm
ưu thế trong lĩnh vực tiền gửi thanh toán là tiền gửi bảo hiểm xã hội chiếm 7.187 triệu
đồng và tiền gửi bưu điện huyện Vĩnh Thạnh là 4.456 triệu đồng chiếm gần 50% trên

tổng số dư tiền gửi thanh toán. Do huyện mới thành lập trụ sở cơ quan còn tạm bợ chưa
có trụ sở của các ban ngành ổn định nên một số cơ quan ban ngành còn nằm ỏ huyện
Thốt Nốt nên số dư tiền gửi thanh toán trong những năm qua không tăng nhiều như tiền
gửi lớn nhất của huyện Vĩnh Thạnh là kho bạc nhà nước thì hiện nay vẫn còn nằm ngoài
huyện Thốt Nốt nên số dư tiền gửi chỉ tăng 12.978 triệu đồng của năm 2005 so với năm
2006 đạt 142.79%.
3.4.1.3.2 Tiền gửi từ khách hàng vãng lai.
Do Huyện Vĩnh Thạnh là huyện đầu nguồn và mới chia tách nên khách hàng vãng
lai tại đơn vị cũng không nhiều lắm, đa số là các khách hàng truyền thống, thông thường
các khách hàng này thường chỉ chuyển tiền vô thẻ ATM nên trong năm chỉ thu được
khoản phí là 43,18 triệu đồng của năm 2005 lên 79,68 triệu đồng của năm 2006.
3.4.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng.
3.4.2.1 Dư nợ cho vay.
3.4.2.1.1 Doanh số cho vay.
Vĩnh Thạnh là huyện xa trung tâm Thành Phố, điều kiện tự nhiên không thuận lợi
là vùng trũng ngập lụt hàng năm. Thương mại dịch vụ kém phát triển với thuần nông là
cây lúa. Trong những năm trước khi chưa gia nhập WTO đời sống đa phần của người dân
còn rất thấp các món vay chỉ dừng lại từ vài chục đến vài trăm triệu, món cao nhất chỉ
khoảng 1 tỷ đồng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thưa thớt nên tổng dự nợ của năm
2005 là 123.372 triệu đồng nhưng qua đến năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO thì
huyện Vĩnh Thạnh đã có bước đột phá, người dân không còn thuần canh là cây lúa nữa
họ chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản như cá tra, tôm càng xanh, lươn…nên tổng dư nợ
của huyện cũng tăng lên gấp nhiều lần từ 123.372 triệu đồng của năm 2005 lên 156.551
triệu đồng của năm 2006, trong đó:
Năm 2006:
Ngắn hạn: 119.706 triệu đồng.
- Doanh nghiệp tư nhân: 3.950 triệu đồng.
- Hộ gia đình, cá nhân: 115.756 triệu đồng.
Trung hạn: 36.845 triệu đồng.
- Hộ gia đình, cá nhân: 25.039 triệu đồng.

- Công nhân viên: 11.806 triệu đồng.
Còn năm 2005:
Ngắn hạn: 98.538 triệu đồng.
- Doanh nghiệp tư nhân: 1.020 triệu đồng.
- Hộ gia đình, cá nhân: 97.518 triệu đồng.
Trung hạn: 24.834 triệu đồng.
- Hộ gia đình, cá nhân: 21.985 triệu đồng.
- Công nhân viên: 1.849 triệu đồng.
Qua đó thấy được hoạt động cho vay sản xuất của Ngân hàng tăng trưởng qua các
năm trong đó cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng rất tốt, cao nhất là cho vay thuỷ sản
và doanh nghiệp tư nhân và trung hạn cũng tăng đáng kể, điều này cho thấy Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh cũng góp một phần công sức
vào việc ổn định và phát triển đời sống của người dân.
Bảng 4: Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Đối tượng
vay
2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền Số tiền % Số tiền %
01 Ngắn hạn 98.538 119.706 21.168 21,48
02 Trung hạn 24.834 36.845 12.011 48,36
Tổng 123.372 156.551 33.179 26,90
(Nguồn: Số thống kê hoạt động tín dụng-Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh)
99638
121 7 0 5
143 0 50
253 4 7

37563
52199
0
200 0 0
400 0 0
600 0 0
800 0 0
100000
120000
140000
160000
2005 200 6 2007
Ng?n h?n Trung h?n
99638
121705
143050
25347
37563
52199
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
2005 2006 2007


Ngắn hạn

Trung hạn
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
2005 2006 2007 Năm
Ng?n h?n
Trung h?n
Biểu đồ 1:Tình hình dư nợ qua 2 năm
Dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh
trong hai năm qua luôn tăng một cách đáng kể tính đến 31/12/2006 đạt 156.551 triệu
đồng tăng 33.179 triệu đồng tăng tới 26,90% so với năm 2005.
Doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 21.168 triệu
đồng đạt 21,48%. Nguyên nhân do Ngân hàng mỡ rộng quy mô hoạt động tín dụng tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, một bộ phận dân cư sản xuất có hiệu quả
nên có nhu cầu vây vốn để mở rộng quy mô sản xuất, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ
cần vay thêm vốn để đầu tư.
Doanh số cho vay trung và dài hạn của năm 2006 là 36.845 triệu đồng tăng
12.011 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 48,36% . Nguyên nhân là do Ngân hàng đã tích
cực tìm kiến những dự án trung và dài hạn ,để cho vay từ những khách hàng truyền thống
và những khách hàng mới tiềm năng với những chính sách ưu đãi thích hợp và có lợi hơn
cho khách hàng.
3.4.2.1.2 Doanh số thu nợ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Thạnh có doanh số
thu nợ trong những năm qua đạt hiệu quả tối đa. Năm 2006 tăng 33.179.triệu đồng nhiều

so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dung là rất cao, các cán
bộ tín dụng đã rất tích cực trong công tác thu hồi nợ đúng thời hạn qui đinh ghi trên hợp
đồng, bà con ngày càng ý thức hơn trong khâu trả nợ và trả lãi.
Bảng 5: Doanh số thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Huyện Vĩnh Thạnh
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Đối tượng
vay
2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền Số tiền % Số tiền %
01 Ngắn hạn 98.538 119.706 21.168 21,48
02 Trung hạn 24.834 36.845 12.011 48,36
Tổng 123.372 156.551 33.179 26,90
Đối tương
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
Ngắn hạn 116.291 156.793 40.502 34,82
Trung hạn 14.399 16.885 2.486 17,26
(Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh).
Doanh số thu nợ của năm 2006 có tăng hơn so với năm 2005 về nợ thu. Nhưng
trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn cao hơn doanh số thu nợ trung hạn. Doanh số ngắn
hạn năm 2006 tăng 40.502 triệu dồng so với năm 2005 đạt 34,82% , còn doanh số thu
trung hạn tăng 2.486 triệu đồng đạt chỉ có 17,26% .Nguyên nhân do cán bộ tín dụng thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt công tác cho vay và thu hồi nợ. Mặc khác
khách hàng làm ăn có hiệu quả, thực hiện đúng các cam kết và thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng, trả nợ đúng hạn làm cho mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng tiến triển

theo chiều hướng tốt đẹp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi vay của
khách hàng và công tác cho vây của ngân hàng.
3.4.2.2. Cho vay ngắn hạn.
3.4.2.2.1 Hiệu quả hoạt động theo địa bàn
Bảng 6: Hiệu quả cho vay theo địa bàn của NHNo và PTNT Huyện Vĩnh Thạnh
Đơn vị tính:triệu đồng
Đối tượng
2005 2006 2007 Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền % Số tiền %
9.089 12.978 142.79
1.919 734 38.25
3.186 8.032 252.10
1.065 1.060 99.53
1.090 1.085 99.54
915 2.772 84.37
279 87 31.18
17.543 42.291
Đối tượng Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Số tiền %
Vĩnh Trinh 16.524 17.623 1.099 6,65
Thạnh Lộc 19.573 26.187 6.614 33,79
Thạnh Mỹ 16.360 22.785 6.425 39,27
Thạnh Quới 13.905 14.820 915 6,58
TT. Thạnh An 8.976 11.287 2.851 31,76
Thạnh An 12.983 14.752 1.769 13,62
Thạnh Thắng 10.217 11.712 7.495 24,42
(Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh).
Qua bảng số liệu trên ta thấy xã Thạnh An và Thạnh Mỹ là xã biến động qua các
năm nhiều nhất từ 16.360.triệu đồng của năn 2005 lên 22.785 triệu đồng của năn 2006

đạt39,27.%, còn xã Thạnh Lộc tăng 6.614 triệu đồng so với năm 2005 đạt 33,79%.
Nguyên nhân là do trong năm 2006 các hộ sản xuất kinh doanh trong huyện đã kết
hợp với trồng lúa lâu năm thì nay họ chuyển sang đào ao nuôi cá, nuôi tôm vì giá của
những nông sản này không ngừng tăng liên tục. Phần lớn bà con trong 02 xã đào ao
chiếm hơn 50% hộ dân. Còn những xã khác tuy có tăng nhưng không nhiều do địa hình
các xã không thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản. Số tiền vay ngắn hạn có tăng là do
giá cả thị trường tăng vọt, giá lúa tăng kéo theo đó các mặt hàng nông phẩm củng không
ngừng tăng giá.
3.4.2.2.2 Hiệu quả hoạt động theo thành phần kinh tế
Đây là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng phân đông bà con trong huyện là dân
trông lúa và cây lương thưc ngắn ngày. Cho vay ngắn hạn chiếm trên 80% tổng dự nợ của
huyện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Vĩnh Thạnh.
Đơn vị tính: Triệu đồng
SỐ
TT
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chênh lệch Chênh lệch
Số tiền % Số tiền %
01
02
03
04

×