Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Kỷ yếu Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 219 trang )

Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 1 -
LỜI GIỚI THIỆU

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung cũng như đại
học sư phạm nói riêng đã và đang trở thành một trong những chủ
trương lớn và mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay, được Đảng,
Nhà nước, Bộ chủ quản và dư luận xã hội hết sức quan tâm. Để có thể
thực hiện được điều đó, các trường cần phải xác định rõ hơ
n mục tiêu,
nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới trước những đổi thay đầy
thách thức.

Các trường đại học sư phạm trong cả nước hiện nay đang đứng
trước các đòi hỏi phải đổi mới toàn diện về nhiều mặt. Trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập của đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt
động giáo d
ục và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các trường sư phạm cần xây
dựng rõ hơn các mục tiêu đào tạo trong tương lai. Hội thảo này nhằm
mục đích tìm ra tiếng nói chung của ngành sư phạm Việt Nam, cũng
như giúp các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, các nhà giáo xác định
đúng hướng đi nhằm tìm ra mô hình của các trường sư phạm Việt
Nam trong giai đo
ạn mới.

Hội thảo bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Triết lý, sứ mạng của trường ĐHSP: mục tiêu giáo dục và
mục tiêu sư phạm, đào tạo giáo viên và đào tạo nguồn nhân lực, tính
chất của trường ĐHSP trọng điểm (đào tạo giáo viên, mẫu, chất lượng
cao).


2. Đào tạo Sư phạm và chất lượng người thầy: yêu cầu và m
ục
tiêu của đào tạo Sư phạm. Tiêu chuẩn của người giáo viên tương lai.
Những hình thức quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên
(chương trình, phương pháp giảng dạy, kiến tập, thực tập, cơ sở vật
chất, chế độ chính sách).
3. Mô hình trường ĐHSP: mô hình đào tạo Sư phạm ở nước ta;
mô hình ĐHSP Việt Nam trong giai đoạn mới; hệ
thống và tổ chức
đào tạo giáo viên ở trường ĐHSP.

Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 2 -

Ban Tổ chức Hội thảo xin được giới thiệu kỷ yếu của Hội thảo
này đến toàn thể quý vị đến tham dự Hội thảo.
Kỷ yếu bao gồm các phần chính như sau:
1.
Triết lý, sứ mạng của trường ĐHSP
2. Đào tạo Sư phạm và chất lượng người thầy
3.
Mô hình trường ĐHSP
4. Tài liệu tham khảo mô hình sư phạm các nước
Ban tổ chức Hội thảo xin trân trọng cám ơn Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Giáo dục đã tài
trợ kinh phí tổ chức cho Hội thảo. Ban Tổ chức cũng xin chân thành
cám ơn tất cả quý vị đại biểu đã dành thời gian quý báu đến tham dự
Hội thảo và góp phần cho Hội thảo được thành công. Mong được sự
góp ý của quý vị cho việc tổ chứ
c Hội thảo cũng như cho nội dung của

kỷ yếu này để chúng tôi được rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức sau
được thành công hơn. Các ý kiến đóng góp xin được gởi về:


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TPHCM
115 Hai Bà Trưng, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 84-8-8224813 (24 hoặc 17) Fax: 84-8-8273833
Email:



Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 Tháng 05 Năm 2005
TM. BAN TỔ CHỨC

TS. NGUYỄN KIM DUNG
GIÁM ĐỐC TT. NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC





Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 3 -











PHẦN I

TRIẾT LÝ, SỨ MẠNG CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



















Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 4 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2005-2009
DỰ THẢO

PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng
Trường Đại học Sư Phạm TPHCM

SỨ MẠNG:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trường Đại học sư
phạm hàng đầu ở Việt Nam. Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh nổ lực duy trì
và phát triển truyền thống sư phạm lâu đời của giáo dục sư phạm Việt Nam và ngày càng
chứng t
ỏ được sự đi đầu của mình trong việc đổi mới đào tạo giáo viên và chất lượng nghiên
cứu khoa học và ứng dụng. Nhà trường đánh giá chất lượng của mình theo chuẩn kiểm định
của Bộ Giáo dục và đào tạo, đồng thới nhanh chóng hướng tới trình độ quốc tế và mong muốn
mạnh mẽ rằng những thành quả của trường sẽ sớm được công nhận trên th
ế giới.
VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mong muốn là cơ sở giáo dục có
nhiệm vụ ứng dụng những kiến thức chuyên ngành trong khoa học cơ bản và khoa học sư
phạm thông qua giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu và các hình thức
về học vấn hướng tới việc học tập suốt đời.
Trường Đại học sư phạ
m thành phố Hồ Chí Minh khẳng định sự cam kết của mình đối
với:
- Sự tự chủ của trường trong việc đảm bảo tự do sáng tạo, thừa nhận tầm quan trọng của
những ý tưởng, sự tự do về trí tuệ của đội ngũ cán bộ và sinh viên để theo đuổi nghiên cứu,
tím tòi một cách tốt nhất để xác định các mối quan hệ giữa các bộ ph
ận trong nhà trường và

làm cơ sở cho các tiêu chuẩn cao về hành vi đạo đức.
- Hiểu biết những nhu cầu và kỳ vọng của đối tượng mà nhà trường phục vụ với tinh
thần trách nhiệm cao đối với người học nói riêng và xã hội nói chung.
- Tính trung thực, lòng khoan dung và sự tôn trọng là những đặc trung của nhà trường.
Nhà trường cố gắng không ngừng tăng cường chất lượng cũngnhư cách thức cung c
ấp dịch vụ
của mình và tạo điều kiện cho mọi đối tượng muốn tiếp cận dịch vụ đó.
XÂY DỰNG KẾ HỌCH CHO SỰ THAY ĐỔI
Kế hoạch này vạch ra các mục đích trọng tâm v2 mục tiêu chiến lược cụ thể cho thời kỳ
kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (1976-2006) và
50 năm ngày thành lập Tr
ường Su phạm Sài Gòn (1957-2007)- tiền thân của Trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch này cũng vạch ra các kế hoạch chiế`n lược cho
giai đọan 10 năm sắp tới, được bổ sung bằng các bản kế hoạch cụ thể hơn ở các khoa, Viện
Nghiên cứu Giáo dục và cấp bộ môn cùng với việc hình thành các bản kế hoạch hành động
chi tiết khác.
Bảb kết hoạch chi
ến lược này được xây dựnbg trên cơ sở những kết quả đạt được của
bản kết hoạch đầu tiên 2000-2010 nhưng sẽ đề cập đếng những ưu tiên mới về chiến lược. Nó
giúp cho việc đánh giá lại các kết quả họat động hàng năm và tạo một phần giá trị trong các
báo cáo công khai của nhà trường.
NHỮNG MỤC ĐÍCH TRỌNGTÂM CHỦ YẾU
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 5 -
Mục đích 1: Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu duy trì và nâng
cao vị trí của mình với tư cách là nhà cung cấp xuất sác các dịch vụ đào tạo đại học và sau đại
học với chất lược cao ở các tỉnh phía Nam cũng như tòan Việt Nam.
Mục đích 2: Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cung cấp các
dị
ch vụ học ctập cho sau trunghọc phổ thông, đại học , sau đại học cho mọi đối tượng ó nhu

cầu học tập.
Mục đích 3: Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng và phát triển
danh tiếng của mình bắt đầu từ những nghiên cứu chuẩn về đào tạo sư phạm (giáo viên và
nghiên cứu viên).
Mục đích 4: Trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định
tên tuổi của mình với tư cách là một trường sư phạm trọng điểm ở Việt Nam và hường tới một
vị trí cao trong lĩng vực sư phạm giáo dục Đông Nam Á và thế giới.
Mục đích 5: Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành một
tổ chứ
c giáo dục họat động có hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng những yêu cầu
học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên và đội ngũ cán bộ, cam kết đảm bảo chất lượng
cho tất cả các họat động của mình.
Mục đích 6: Bằng cách cungcấp kiến thức, cơ hội và sự khuyến khích, Trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ duy trì và nâng cao vị
trí của mình như là một trường dẫn
đầu trong việc đóng góp các quan điểm và ý tưởng về giáo dục và văn hóa, nâng cao vai trò
giáo dục và vị thế người thâỳ trong cộng đồng mà trườn phục vụ.
BỐI CẢNH BÊN NGOÀI:
1.Hướng tới kỷ niệm thành lập trường:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại
học sư phạ
m thành phố Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập trường Sư phạm Sài Gòn vào năm
2006 và 2007, đây là dịp để trình bày các đóng góp của nhà trường đối với đất nước và thể
hiện các hướng đi của Trường trong tương lai. Họat động kỷ niệm này là cơ hội để trường tự
đánh giá sự tiến bộ của mình để hướng tới tương lai với một tầm nhìn và sự đổi thay đáng k
ể.
2.Bối cảnh Việt Nam:
Giáo dục VIệt Nam đangcó sự thay đổi lón để bắt kịp nền kinh ết thị trường. Nhiều
trường ngoài công lập được thành lập và có thể một số trường công lập sẽ chuyển đổi sang

loại hình ngoài công lập. Nhu cầu học tập của người Việt Nam còn rất lớn, “thị trường giáo
dục”, nhất là giáo dục đại học đang trong giai đọan cung không
đủ cầu. Viện Nam bắt đầu
phải cạnh tranh với các nước trên thế giới trong việc đào tạo giáo viên không chỉ ngoài mà
còn ngay trên đất nước mình.
3.Vị trí Quốc tế:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mong muốn là trường đứng đầu trong
khu vực Nam bộ về đào tạo giáo viên có trình độ cao, đạt chuẩn mực Việt Nam và hướng tới
chuẩn giáo viên trong khu vực, xa hơn nữa là đạ
t chuẩn trình độ đào tạo giáo viên của các
nước tiên tiến. Chuẩn Quốc tế là hướng mà Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
hướng tới trong tương lai.
4. Những thay đổi trong quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam.
Sự thay đổi đangq kể trong quản lý trong lĩnh vực quản lý đại học đã tác động lớn đến
các đại học Việt Nam trong đ
ó có Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Quyền
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 6 -

chủ động trong đại học Việt Nam đang được xác lập và một trong những quyền quan trọng là
chủ động xây dựng chương trình học tuyển sinh, nghiên cứu khoa học và tài chính. Các
trường đại học có quyền chủ động một phần kinh phí như Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh sẽ có điều kiện đầu tư hiệu quả cho các họat động của mình. Hàng năm vớ
i mức khóan
chỉ tiêu ngân sách trong 3 năm và tăng kinh phí hàng năm cao hơn mức tăng GDP cùng chính
sach 1đầu tư cho các trường trọng điểm đã tạo cơ hội cho sự phát triển của trườngt. Mặt khác,
các họat động đào tạo khoa học cơ bản cũng được chú trọng và chúng sẽ góp một phần kinh
phí không nhỏ cho các họat động của trường.
5.Sự cạnh tranh Quốc tế và tàn cầu hóa
Hộ

i nhập trong xu thế cạnh tranh và tòan cầu hóa không trừ một lĩnh vực nào, trong đó
có giáo dục, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cần phải hiểu rõ điều này và
cần phải có chiến lược cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực, thu hút sinh viên giỏi vào trường, thu
hút đội ngũ giảng viên và công chức giỏi, phấn đấu là nhà cung cấp giáo viên chất lượng cao
cho các trường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại Vi
ệt Nam.
6.Các trường đại học trong thiên niên kỷ thứ 3.
Sức ép của tòan cầu hóa, của công nghệ thông tin và truyền thông tác động ngày càng
mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Sụ phát triển của công nghệ
thông tin đã tạo ra tiềm năng mới cho việc học tập của sinh viên và giảng dạy của giáo viên.
Một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực giảng dạy và học t
ập từ cơ sở vật chất, đến chương trình ,
cơ hội học tập, sự sáng tạo và tự chủ trong học tập của sinh viên.
Việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cần dực trên cơ sở làm tăng sự tương
tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên để tăng cơ hội giao tiếp trực tiếp
với những vấn đề khoa học của môn họ
c và vì thế nó sẽ khuyến khích việc học tập theo chiều
sâu của sinh viên.
7.Chất lượng và tính chịu trách nhiệm
Nhà trường trong bất cứ xã hội và thời đại nào cũng phải cam kết bảo đảm chất lượng
đào tạo và chịu trách nhiệm về sự đào tạo của mình. Nhà trường chịu trách nhiệm trong việc
xây dựng kế hoạch chiến lược, những mục đích trọng tâm nhằm b
ảo đảo chất lượng của mình
với hiệu quả cao nhất.
BỐI CẢNH BÊN TRONG
Hướng tới một đại học đa ngành.
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện đã có thêm 4 ngành đào tạo cử
nhân ngoải danh mục đào tạo truyền thống. Hiện nay, Trường hướng tới việc xây dựng nhiều
ngành học khác song song với việc đào tạo giáo viên.Đạ
i học sư phạm thành phố Hồ Chí

Minh cam kết trong một thời gian ngắn sẽ chuyển đổi cách đào tạo giáo viên với việc đào tạo
cử nhân khoa học và cử nhân sư phạm. Cử nhân sư phạm cò thể tuyển ngay từ đầu và loại bỏ
những sinh viên không có khả năng hoặc không thích hợp với nghề sư phạm sau năm thứ 3 và
tuyển sinh tốt nghiệp các ngành cử nhân khoa học
đào tạo tiếp 2 năm để lấy bằng cử nhân sư
phạm.
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo giáo viên cho mọi bậc
học từ mần non đến trung học, giáo viên cho các trung tâm trẻ khuyết tật và cán bộ quản lý
giáo dục.
Sinh viên Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng các phương
tiện công nghệ thông tin và truyề
n thông của trường, hệ thống phòng thí nghiệm, giúp cho
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 7 -
việc học tập của sinh viên linh họat hơn. Để hỗ trợ cho việc học tập này, một trung tâm phát
triểnchuyên môncủa sinh viên (Academic Development Centre) và phòng sử dụng công nghệ
mới trong giảng dạy và học tập (a New Technologies in Teaching and Learning Unit) sẽ được
thành lập và đưa vào họat động ngay trong những năm đầu của giai đọan kế hoạch chiến lược
này.
Thay đổi cách quản lý để phát triển giai đọan
Trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ phân cấp quản lý họat động đào tạo
và nghiêncứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc trường( Trường trunghọc thực hành, Viện
Nghiên cứu giáo dục và trung tâm trẻ khuyền tật Thuận An). Các đơn vị này chịu trách nhiệm
về mặt quản lý nhân lực và tài chính. Trường sẽ tiếp tục duy trì cách thức này và đặt hiệu
quảcông việc lên trên hết khi đánh giá các họat động c
ủa các đơn vị thành viên.
Ký túc xá, các Trung tâm Ngoại Ngữ, Tin học và Trung tâm bồi dưỡng văn hóa sẽ chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của các Phó Hiệu Trưởng. Các đơn vị này chịu trách nhiệm về kinh phí và
được giao quyền chủ động , tự chủ về nhân sự và các mối quan hệ kinh doanh dịch vụ giao

1dục cũng như các họat động khác được quy định trong Qui chế họat động của đơn vị.
Hội đồng khoa học và đào tọa Trường chịu trách nhiệm về chương trình học, định
hướng các nghiên cứu, thông qua kế hoạch đào tạo và ngân sách hàng năm của trường, duyệt
và phân bổ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học.
Hội đồng trường sẽ giúp Hiệu trưởng thông qu akế hoạch hciến lược, qui hoạch cán bộ,
thông qua các chức danh quản lý cấp trường, thông qua chương trình khung đào tạo đại học.
Tạ
o ra và sử dụng các nguồn lực
Trong bối cảnh hiện nay và tương lai, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
vẫn được Nhà nước bao cấp một phần các họat động đào tạo giáo viên. Tuy nhiên , khi thực
hiện Nghị định 10,, các đại học phải năng động trong việc tìm kiếm các nguồn thu ngoài ngân
sách.
Trướng có kế hoạch cùng các trung tâm, các đơn vị có thu cố gắng đảm bảo một phầ
n
kinh phí họat động của trường. Nguồn thu ổn định là đào tạo các hệ ngoải sư phạm, đào tạo
chuyên tu, tại chức, đào tạo theo địa chỉ và đào tạo ngắn hạn. Kế tiếp là nguồn thu từ họat
động bồi dưỡng Ngoại ngữ (TT ngoại ngữ), Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi, Trung
tâm Tin học. Các nguồn thu khác không đem lại lợi ích vật chất cho Trườ
ng như nguồn thu từ
Trường THTH và ký túc xá.
Nhà trường cam kếtt dành một phần kinh phí thích đáng cho việc học tập nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức. Việc nghiên cứu đổi mới chương trình học
cũng được đặt lên hàng đầu. Nhà Trường đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục trong chiến
lược này.
Nghiên cứu khoa học và thư viện
Ưu tiên hỗ trợ cho tất cả các nghêin cứu khoa học của cán b
ộ và sinh viên, đặc biệt là
nghiên cứu khoa học giáo dục.
Mạng internet của trường đã đựoc nâng cấp thường xuyên, đủ để đáp ứng nhu cầu học
tập và tra cứu của sinh viên. Thư viện nhà trường đã được nối mạng và chuẩn bị cho việc số

hóa thư viện. Sinh viên của trường và sinh viên của các đại học khác có thể mượn tài liệu tại
thư viện trường. Việc s
ố hóa sẽ đáp ứng những nhu cầu đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu, tại
chức và trực tuyến không những các địa phương Việt Nam mà cả ở nước ngoài.
Nhiều tài liệu bằng tiếng Việt, nhiếu giáo trình của cqác trường đại học nổi tiếng trên
thế giới đã được mua, một số giáo trình có tính chất nghiệp vụ sư phạm đã và đang được dịch.
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 8 -

Quan hệ với các sở giáo dục đòa tạo và các đối tác:
Việc đào tạo các ngành khoa học cơ bản và sư phạm sẽ tạo điều kiện để Trường Đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hợp tác chặt chẽ với các sở giáo dục và đào tạo và các cơ sở
sử dụng lao động khác. Nhà trường đảm bảo rằng các sản phẩm củ
a mình, sinh viên tốt
nghiệp ngành sư phạm sẽ là những giáo viên đạt chất lượng cao trong các trường phổ thông.
Trường sẽ hợp tác với các sở giáo dục của các địa phương để giải quyết những vấn đề thực
tiễn và lý luận đặt ra đối với giáo dục và những vấn đề hợp tác đào tạo đại học và sau đại
học… cho các địa phương.
Đối với sinh viên
Nhà trườ
ng thông qua các họat động của mình sẽ hỗ trợ sinh viên trong cáchọat động tư
vấn học tập, chăm sóc sức khỏe và tư vấn việc làm.
Nhà trường sẽ hỗ trợ một cách mạnh mẽ các họat động của sinh viên. Đại diện Đòan
thanh niên và Hội sinh viên học sinh sẽ có những tiếng nói nhất định đối với họat động của
trường trong việc phát triển đường lối, chính sách
đối với sinh viên và cung cấp sự phản hồi
về chất lượng của việc cung cấp giáo dục.
MỤC ĐÍCH TRỌNG TÂM SỐ 1:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh duy trì và nâng cao vị trí của mình
với tư cách là nhà cung cấp xuất sắc việc giảng dạy đại học và sau đại học với chất lượng

cao ở các tỉnh phía nam cũng nhu toàn Việt Nam.
Những thông tin ngắn gọ
n:
Ngày 06 tháng 09 năm 2004, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩe Viêt Nam đã
có công văn gửi Bộ Giáo dục và đào tạo đồng ý xây dựng một số cơ sở đại học trọng điểm (14
cơ sở) trong đó có Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ Việt
Nam quy hoạch là một trong hai trường đại học trọng điểm.
Trường
Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện đang dào tạo 18 khoa và 26
ngành đào tạo đại học, ngành đào tạo thạc sĩ, ngành đào tạo tiến sĩ.
Tỷ lệ sinh viên/cán bộ giảng dạy hiện nay là… và đạt quy định của Bộ Giáo dục và đào
tạo. Từ năm 1997, nhà trường đã phát động đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều khoa đã
tích cực ủng hộ
vịêc đổi mới này. Năm 2003 và 2004, công ty Intel đã cùng với trường tổ
chức các khóa đào tạo cho giáo viên và sinh viên về những thay đổi trong thế giới công nghệ
và thông thi thuộc chương trình “Intel teach to Future”.
Các mục tiêu cụ thể
- Thu hút ngày càng nhiều những học sinh xuất sắc và có khả năng trí tuệ nhất ở bậc
phổ thông trung học vào ngành sư phạm và các ngành nghề khác mà trường tham gia đào tạo.
- Cung cấp đa dạng các cơ h
ội học tập cho sinh viên chính quy và không chính quy, tạo
điều kệin cho sinh viên phát huy tiềm năng sáng tạo của họ.
- Cung cấp một chương trình đào tạo có khả năng đáp ứng những yêu cầu làm việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp, đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng mà trường phục vụ nhằm
làm cho tất cả các sinh viên có được sự trang bị tốt để đóng góp thành công cho xã hội mà họ
đang sống và làm việc.
- Thúc đẩy đổi mới giảng dạy và học tập hướng tới sự thay đổi chất lượng giảng dạy và
học tập. Mọi họat động hướng tới sự thay đổi chất lượng giảng dạy và học tập đều được hỗ trợ
bởi mọi nguồn lực và được công nhận thỏa đáng.
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”

- 9 -
- Đưa công nghệ truyền thông và thông tin vào dạy học; phấn đấu để cung cấp môt môi
trường tinh thần và vật chất thuận lợi cho các bộ giảng dạy và sinh viên học tập và nghiên cứu
khoa học.
- Thu hút, phát triển và khen thưởng các cán bộ có trình độ chuyên môn tốt. Nhà trường
cam kết cung cấp các cơ hội để giảng viên của trường phát triển giảng dạy.
Các chiến lược tiếp tục tiến hành:
- Cung c
ấp một chương trình cho sinh viên tài năng, các kế hoạch về học bổng, các kết
hoạch đặc biệt dành cho các sinh viên bị thiệt thòi; đảm bảo các dịch vụ hỗ trợ sinh viên; theo
dõi, giám sát tỷ lệ sinh viên lên lớp, tỷ lệ sinh viên thi đậu các học phần.
- Đánh giá việc giảng dạy của cán bộ giảng dạy cùng với việc xem xét lại các chương
trình.
- Cung cấp trên phạm vi rộng các giáo trình giảng dạy; thườ
ng xuyên xem xét lại các
chương trình học với sự đóng góp của sinh viên tốt nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực
mà nhà trường đào tạo.
- Gắn việc đo lường chất lượng giảng dạy với cơ chế thu chi tài chính nội bộ, cung cấp
đầu tư đáng kể cho công nghệ thông tin. Bảo đảo rõ ràng trong việc công nhận các khen
thưởng giảng dạy và trong việc quyết định bổ nhiệm cũng như th
ăng cấp.
- Cungcấp thêm ngân sách để hổ trợ triển khai công tác đổi mới phương pháp giảng
dạy.
- Hợp tác với các tổ chức khác để triển khai các nguồn lực dựa trên cơ sở thông tin
nhằm hỗ trợ giảng dạy và học tập, thực hiện một chiến lược học tập linh họat. Tăng cường
cho sinh viên tham gia công nghệ thông tin
- Xây dựng các phòng học đa phươ
ng tiện
- Xây dựng trung tâm học liệu và xây dựng phần mềm giáo dục. Việc phát triển phần
mềm giáo dục đã và đang được các đại học Việt nam chú trọng. Trong những năm đầu, Trung

tâm học liệu chủ yếu đi vào hướng dẫn các bộ sử dụng các phần mếm tiếng Việt và Việt hóa
cac phần mếm nước ngoài có thể cho giáo viên viết bài giảng chuẩn bị cho một ch
ương trình
E-Learning. Những năm tiếp theo, trung tâm sẽ hướng đến việc xây dựng các phần mềm ứng
dụng và sản xuất các học liệu phục vụ giảng dạy và học tập của sinh viên.
MỤC ĐÍCH TRỌNG TÂM SỐ 2:
Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cung cấp việc học tập cho
sau trung học phổ thông, đại học và sau đại học cho m
ọi đối tượng có nhu cầu học tập.
Những thông tin ngắn gọn
Mọi sinh viên trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu học tập để trở thành các nhà sư phạm
và các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản đều có cơ hội học tập tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh. Với những người không có điều kiện học tập tập trung, trường Đại
học S
ư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể cung cấp các cơ hội học tập cho các bạn
dưới hình thức học chuyên tu, tại chức và đào tạo từ xa, trước mắt là ở bậc đại học và sau đại
học.
Các học sinh học xong trung học phổ thông, nếu chưa có đủ các điều kiện vào các
trường đại học và cao đẳng có thể theo học các khóa ngắn hạn để bổ sung kiế
n thức. Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh còn cung cấp các dịch vụ học tập cho học sinh phổ
thôngvà mọi người có nhu cầu học ngoại ngữ và tin học.
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 10 -

Trung tâm ngoại ngữ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tự hào là
nơi có đông học sinh lựa chọn theo học để nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.
Hiện nay, sinh viên theo học tại trường đa phần là nữ giới và nhiều học sinh từ vùng
nông thôn lần đầu tiên đến đô thị. Các sinh viên này có nhiều khó khăn trong học tập, trong
sinh hoạt và điều đó làm ảnh h

ưởng không nhỏ đến việc học tập. Đặc biệt, những sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn đôi khi phải vừa lao động thêm để tự kiếm sống vừa duy trì việc học tập
trong khi nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở và tìm kiếm việc làm
thêm cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Các mục tiêu cụ thể
Trong khi theo đuổi mục đích trong tâm là đảm bảo việc học c
ủa sinh viên, nhà trường
sẽ tìm cách để :
- Tăng cường thông tin về giới để đảm bảo trong công bằng giới trong tuyển sinh cũng
như trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên
- Cung cấp các dịch vụ học tập với thời gian và giá cả phù hợp
- Cố gắng để các sinh viên từ các tỉnh thành về có thể có được chỗ ở để duy trì việc học
tập có kết quả
Các chiến l
ược đang được tiến hành
- Nhà trường sẽ tiếp tục duy trì chế độ tuyển theo khu vực trong lĩnh vực đào tạo đại học
- Cung cấp các dịch vụ để cộng đồng và sinh viên có thể học tập thêm như trung tâm
ngoại ngữ, trung tâm tin học
- Có các trung tâm tư vấn việc làm và hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh. Hiện
nay các chương trình này đang được nhà trường cung cấp miễn phí
- Duy trì cơ chế tài chính vớ
i sinh viên có điều kiện khó khăn hoặc những sinh viên
thuộc diện chính sách
Các chiến lược cho năm 2006 và tiếp theo
- Kiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính về việc cho sinh viên vay tiền học
tập
- Tìm kiếm các học bổng và nhà tài trợ cho sinh viên sư phạm
- Xây dựng quỹ khuyến học để giúp sinh viên nghèo vượt khó
- Thành lập trung tâm hổ trợ việc làm cho sinh viên
- Cung cấp với giá rẻ một chươ

ng trình xóa mù cho sinh viên về công nghệ thông tin và
ngoại ngữ. Sinh viên có thể sử dụng tối đa mạng của trường để theo học các lớp học online
trên mạng
MỤC ĐÍCH TRỌNG TÂM SỐ 3:
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển danh tiếng của mình bắt
đầu từ những nghiên cứu sư phạm và giáo dục, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng theo tiêu
chuẩn đã đượ
c công nhận chuẩn về giáo viên các bậc học và các nghiên cứu viên.
Những thông tin ngắn gọn
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có một truyền thống lâu đời về mặt
đào tạo giáo viên. Hiên nay, trường có một Viện nghiên cứu giáo dục với nhiều cán bộ nghiên
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 11 -
cứu có trình độ cao, có nhiều trung tâm có thể đảm bảo việc nghiên cứu giáo dục mọi cấp học.
Viện nghiên cứu giáo dục có hơn 30 nghiên cứu viên và nhiều công tác viên là những nhà
giáo dục danh tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh còn có một khoa Tâm lý giáo dục. Ở
đây nhiều đề tài nghiên cứu giáo dục đã được triển khai và ứng dụng có hiệu quả. Hiện khoa
có mộ
t đội ngũ cán bộ trong tuổi đầu sung sức, sáng tạo.
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng có tất cả các ngành học bậc học,
có thể triển khai nghiên cứu và ứng dụng một cách tốt nhất và nhanh chónh nhất.
Các khoa có nhiều cán bộ giảng dạy có trình độ khoa học cao nhưng chưa thực sự phát
huy ưu thế của mình trong nghiên cứu khoa học cơ bản trừ một s
ố ngành có truyền thống như
Toán và Ngôn ngữ (Tiếng Việt).
Các mục tiêu cụ thể
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học ở trình độ quốc gia trong lĩnh vực sư phạm
- Xác định các lĩnh vực nghiên cứu cần ưu tiên, đó là : Nghiên cứu nghiệp vụ sư phạm,
cải cách chương trình học, thay đổi phương pháp dạy học, ưu tiên nghiên cứu cơ bản

- Thu hút, khen thưởng cán bộ có thành tích trong nghiên cứu khoa học. Công nhậ
n và
đề cao các công trình nghiên cứu khoa học thực sự có giá trị và đóng góp cho danh tiếng của
trường (thưởng thêm các công trình được giải của các khoa học chuyên ngành, tăng lương
sớm…)
- Tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu đăng tải và công bố các công
trình khoa học của họ. Nhà trường có trách nhiệm phổ biến các nghiên cứu có giá trị
- Thu hút các sinh viên giỏi tham gia nghiên cứu khoa học. Cung cấp các điều kiện cho
sinh viên tham gia nghiên cứu khoa h
ọc
- Xây dựng quan hệ với các tổ chức nghiên cứu khoa học trên thế giới. Tăng cường hợp
tác nghiên cứu với các đại học trên thế giới.
- Khen thưởng những cán bộ có thành tích trong hướng dẫn học viên cao học và nghiên
cứu sinh, nhất là với những cán bộ có khả năng đào tạo những học viên cao học và nghiên cứu
sinh trở thành cán bộ nghiên cứu và giảng dạy giỏi.
Các chiến lược đ
ang được tiến hành
- Thưởng cho cán bộ nghiên cứu có đề tài được đánh giá cao và hoàn thành đúng thời
hạn
- Tổ chức nghiên cứu khoa học giáo dục với các địa phương theo đơn đặt hàng
- Sẵn sàng hổ trợ cán bộ trẻ đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục và ứng dụng giáo dục
- Giảm học phí và miễn trong một số trường hợp sinh viên muốn học thêm về ngoại ngữ
và tin học
- Tổ
chức cho cán bộ và sinh viên năm cuối học ngoại ngữ chuyên sâu đễ sãn sàng trong
việc nghiên cứu, hợp tác khoa học và đào tạo
- Hàng năm tổ chức cá hội nghị khoa học trong sinh viên
- Một số khoa tổ chức hội nghị khoa học cán bộ trẻ hàng năm hoặc 2 năm một lần.
Các chiến lược cho năm 2006 và tiếp theo
- Hỗ trợ tích cực hơn cán bộ trẻ nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học

Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 12 -

- Mở cá lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên và cán bộ trẻ
- Có chính sách rõ ràng hơn trong việc khuyết khích nghiên cứu khoa học giáo dục
- Phối hợp chặt chẻ giữa Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa
phương trong cả nước tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục
- Tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học cũng như tạo đi
ều
kiện cho cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục của trường tham gia giảng dạy đại
học, cao học và nghiên cứu sinh
- Mở quỹ hổ trợ tài năng trẻ nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên giỏi có thể theo học các bậc học cao hơn ngay sau khi tốt
nghiệp
MỤC ĐÍCH TRỌNG TÂM SỐ 4:
Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiế
p tục khẳng định tên tuổi của mình với
tư cách là một trường sư phạm trọng điểm ở Việt Nam và hướng tới một vị trí cao trong học
thuật sư phạm khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Những thông tin ngắn gọn
Hiên nay Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là trường sư phạm hàng đầu
trong các tỉnh phía Nam. Trường có nhiều ngành học, có Viện Nghiên c
ứu giáo dục, Trường
Trung học thực hành, Trung tâm Trẻ khuyết tật Thuận An. Đó là những cơ sở thực hành sư
phạm của trường.
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 500 cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu, trong đó gần 30% cán bộ có trình độ tiến sỹ, 70% cán bộ có trình độ thạc sỹ.
Trong những năm gần đây, trường đã giữ l
ại nhiều sinh viên giỏi để thay thế đội ngũ cán
bộ đến tuổi nghỉ hưu do những kho khắn nhất định đã không theo học ở các bậc học cao hơn.

Trường còn có phòng thí nghiệm, nhiều phòng học mutimedia có thể tổ chức dạy học
theo các phương pháp thích hợp có chất lượng cao.
Các mục tiêu cụ thể
Muốn có một địa vị học thuật cao trong khu vực Đông Nam Á, Trường Đại h
ọc sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh cần phải thực hiện cho được các mục tiêu cụ thể sau :
- Đảm bảo sự công nhận của các Sở Giáo dục đào tạo địa phương thuộc vùng trường
phụ trách về những nghiên cứu sư phạm và nghiên cứu cơ bản
- Xác nhận, khuyến khích những cán bộ và sinh viên có khả năng đóng góp cho các hoạt
động mang tính quốc tế
- Thành lập các đánh giá chu
ẩn một số môn học theo chuẩn quốc tế. Trước mắt cần sớm
ban hành chuẩn đánh giá các môn học
- Thúc đẩy các quan hệ quốc tế để nâng cao trình độ học thuật của cán bộ nghiên cứu và
sinh viên
- Đảm bảo sự tối ưu của nhà trường trong các hợp tác về nghiên cứu và đào tạo quốc tế
- Tự khẳng định mình là nhà cung cấp chủ yếu các chương trình giáo dục, nghiên cứu
ứng dụng và triển khai các sản phẩm giáo dục trong vùng
Các chiến lược đang tiến hành
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 13 -
- Các dự án hợp tác quốc tế trong đào tạo tiếng Anh
- Các dự án về đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các trường đại học Trung Quốc, dự án
hợp tác với các trường đại học của Cộng Hòa Czech
- Tăng cường học tập ngoại ngữ cho cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu
- Ưu tiên cử cán bộ học tập ở nước ngoài
- Mời chuyên gia trong một số lĩnh v
ực dạy tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung và tiếng Nga
- Mời chuyên gia một số ngành mới như giáo dục đặc biệt

- Cử cán bộ tham gia giảng dạy và hợp tác với các đại học Thụy Điển, thực tập Vật Lý,
Toán ở Pháp
Các chiến lược cho năm 2006 và tiếp theo
- xem xét lại hiệu quả các hợp tác song phương về đào tạo, tăng cường thêm quan hệ
ph
ối hợp nghiên cứu
- Tập trung chiến lược hợp tác và phát triển vào các nước đang có quan hệ tốt như Pháp,
Trung Quốc, Úc và hướng tới các nước Đông Nam Á
- Cố gắng tạo ra ưu thế trong việc cung cấp các chương trình, giáo trình và việc học tập
trực tiếp trên mạng
- Tăng cường tối đa để trường có thể phát triển hợp tác quốc tế vào năm 2005 và 2006
qua chương trình hợp tác đào tạ
o cao học công nghệ đào tạo với dại học Caen.
MỤC TIÊU TRỌNG TÂM SỐ 5:
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu thành một tổ chức có hiệu
quả, có tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng những yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học
của sinh viên và đội ngũ cán bộ, cam kết bảo đảm chất lượng với tất cả các khía cạnh và các
hoạ
t động của mình.
Những thông tin ngắn gọn
Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có những thành công nhất định
trong việc xây dựng chương trình đào tạo một số ngành mới như cử nhân ngoại ngữ. Việc
công khai hoá các hoạt động tài chính, thu hút mọi nguồn tài chính có thể có vào các hoạt
động giảng dạy, nghiên cứu và đặc biệt là duy trì và làm tăng phần thu nhập của cán bộ công
chức.
M
ột phần kinh phí đã được tạo lập và giúp cho việc nâng cao trình độ của cán bộ công
chức. Các khuyến khích bằng vật chất và khen thưởng trong nhiều năm qua đã giúp cho cán
bộ trong trường phần nào an tâm khi theo học các chương trình nâng cao trình độ chuyên
môn. các khuyến khích về mặt vật chất cũng đã giúp cho trường ngày một phát triển với các

hoạt động của Công Đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản. Giúp các lớp trưởng hoàn thành vai
trò của mình.
Ngoài ra sự giúp đỡ
về vật chất, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm qua đã thực sự làm việc có hiệu quả các chương trình xã hội như xây nhà
tình nghĩa, giúp các trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn…
Các mục tiêu cụ thể
Theo đuổi các mục đích về hiệu quả, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
sẽ:
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 14 -

- Tìm mọi cách để xây dựng kế hoạch chiến lược hướng tới các hoạt động như phải đặt
mục tiêu hiệu quả bằng cách nhanh chóng mở lớp kế hoạch chiến lược cho các cán bộ chủ
chốt. Kế hoạch chiến lược sẽ được thoả luận rộng rãi trong cán bộ giảng dạy và công chức
trường.
- Tìm các biện pháp để đảm bào các quy trình ngân sách chịu trách nhi
ệm về tài chính
của các đơn vị và cá nhân dựa trên các mục đích trọng tâm chiến lược đào tạo và các ưu tiên
mới xuất hiện.
- Cung cấp các hệ thống quản lý có hiệu quả về đào tạo và tài chính.
- Đảm bảo chất lượng các dịch vụ đã được cam kết với cán bộ công chức
- Triển khai và thực hiện các chương trình phát triển cơ bản để
cân đối nhu cầu và duy
trì sự đổi mới theo sự thay đổi và nhu cầu sử dụng công nghệ mới
- Dảm bảo các thông tin phản hồi trên hệ thống thông tin liên lạc từ cán bộ đến sinh
viên.
- Đảm bảo một môi trường làm việc thích hợp, dễ chịu và công bằng, hợp lý và an toàn
đối với những bộ phận khác nhau trong trường
- Khuyến khích để mọi công chức và sinh viên có ý thức hơn về môi tr

ường và hướng
vấn đề này trong giảng dạy nghiên cứu khoa học và cách ứng xử có trách nhiệm của từng cá
nhân đố với tổ chức.
Các chiến lược đang được tiến hành
- Giao quyền chủ động cho khoa trong việc tổ chức đào tạo
- Giao quyền chủ động tài chính trong phạm vi quy định của trường
- Tiến hành duyệt kế hoạch hàng năm trên cơ sở thả
o lụân về tài chính
- Hàng năm đều tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ
- Tạo điều kệin cho sinh viên phản ánh và đánh giá hoạt động của các phòn ban chức
năng của trường và các khoa
Các chiến lược sẽ tiến hành từ năm 2006 và những năm tiếp theo
- Duyệt kế hoạch giảng dạy của các đơn vị hàng năm
- Cấp mã số cho sinh viên và
để cho sinh viên có thể chỉ sử dụng một thẻ sinh viên cho
mọi hoạt động
- Thực hiện quản lý và cấp phát điểm cho sinh viên toàn trường
- Thay đổi cách trả lương theo tài khoản của cán bộ công chức
- Thực hiện việc đánh giá cán bộ công chức qua sinh viên
- Thực hiện một chương trình quản lý có kế hoạch, có sự quản lý theo dõi và lưu trữ
thông tin
- Xen xét lại cách th
ức quản lý tài sản và sử dụng tài sản một cách có ích nhất
- Xây xong toà nhà A và chuẩn bị xong phần thiết kế dãy nhà B
MỤC ĐÍCH TRỌNG TÂM SỐ 6:
Bằng cách cung cấp kếin thức, cơ hội và sự khuyến khích, Trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ duy trì và nâng cao vị trí của mính như là một nguời dẫn đầu
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 15 -
trong việc đóng góp các quan điểm và ý tưởng về giáo dục và văn hoá, nâng cao vai trò gáio

dục và vị thế người thầy trong cộng đồng mà nhà trường phục vụ.
Những thông tin ngắn gọn
Nhà trường có nhiều cán bộ giảng dạy và có khả năng viết báo và tuyên truyền văn hoá,
xuất hiện trên truyền hình và tham gia vào các diễn đàn thoả luận về các vấn đề xã hội, giáo
dục và đạo đức
Các sinh viên Trường Đạ
i học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy hầu hết
các tỉnh Nam Bộ và chính họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo giáo dục của các tỉnh này.
các mục tiêu cụ thể
- Trở thành một tiêu điểm giáo dục và văn hoá của vùng
- Có tiếng nói quan trọng trong các cuộc tranh luận về giáo dục ở địa phương
- Hỗ trợ cộng đồng bằ
ng cách cung cấp các chuyên gia giáo dục
- Đảm bảo các kinh nghịêm của trường sẽ giúp sinh viên mới ra trường có thể nhanh
chóng tiếp cận tốt với môi trường mới
- Cung cấp nguồn thông tin miễn phí cho cộng đồng qua trang WEB của trường
- Xây dựng cộng tác với các cựu sinh viên trong và ngoài nước, cùng với họ góp sức
xây dựng Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành một trường đại học lớn c
ủa
Việt Nam
Các chiến lược đã được tiến hành:
- Trường luôn hướng tới cộng đồng địa phương với mục tiêu duy trì chất lượng đào tạo
cao ở bậc đại học và sau đại học
- Bằng các hoạt động của mình, Viện Nghiên cứu giáo dục của trường đang xúc tiến
việc đưa yếu tố văn hoá vào bậc học như là mộ
t chuẩn đánh giá trong xã hội hiện đại, góp
phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam và các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam
Các chiến lược sẽ thực thi từ năm 2006 và các năm tiếp theo

- Nhà trường sẽ tiến hành các hoạt động giáo dục hỗ trợ giáo dục phổ thông bằng cách
huy động cán bộ giảng dạy xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa và tài liệu cho h
ọc
sinh các bậc phổ thông. Góp phần thay đổi tận gốc quyền lựa chọn cách thức giáo dục và tài
liệu giảng dạy ở mọi bậc học
- Đẩy mạnh các nghiên cứu trên cac lĩnh vực khoa học xã hội như văn hoá, văn học dân
gian, lịch sử, địa lý của vùng Nam Bộ. Góp phần đẩy nhanh giáo dục văn hoá trong nhà
trường
Phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo, s
ở văn hoá thông tin, bảo tàng tổ chức tốt chương
trình nghiên cứu tổng hợp với định hướng.



Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 16 -

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ
HAI NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NHẤT
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỌNG ĐIỂM TP. HCM

NGƯT. PGS. TS. Đào Trọng Hùng
Viện Nghiên cứu Giáo dục - ĐHSP TP.HCM

Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Thành phố Hồ Chí Minh khi chuyển thành trường
ĐHSP trọng điểm có nhiều việc lớn phải làm. Mỗi việc, mỗi nhiệm vụ là một tế bào sống
động và gắn kết chặt chẽ với nhau. Vậy trọng điểm ở đây là gì? Nó thể hiện thế nào để
gợi
cho chúng ta ý tưởng định hướng tác nghiệp giành được hiệu quả? Với suy nghĩ của mình
thông qua việc tìm hiểu thực tiễn và thông tin thu nhận được. Xin mạnh dạn bàn thêm về hai

nhiệm vụ mà chúng tôi coi là chủ yếu nhất của trường ĐHSP trọng điểm Thành phố Hồ Chí
Minh theo tinh thần nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. Đó là:
- Đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao.
- Nghiên cứu khoa học giáo dục
đạt trình độ tiên tiến.
Để đi sâu làm rõ thêm hai nhiệm vụ lớn này trong quá trình xây dựng trường ĐHSP
trọng điểm, chúng tôi muốn đề cập tới một vài dẫn liệu làm cơ sở phương pháp luận cho việc
bàn thêm về hai nhiệm vụ chủ yếu nhất mà nhà trường phải lãnh đạo và tổ chức các biện pháp
thực hiện trong nhiều năm tới.
Chúng ta biết rằng, hiện tượng nổi bậ
t hiện nay của sự phát triển khoa học đương đại là
xu thế “hoà nhập”, “đan xen” giữa khoa học xã hội (KHXH) và khoa học tự nhiên (KHTN).
Sự “hoà nhập”, “đan xen” này có quan hệ hữu cơ gắn kết với Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT).
Giáo dục và Đào tạo lại là động lực của phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH).
Sự “hoà nhập”, “đan xen” này trước hết thể
hiện là toán học ngày càng xâm nhập lĩnh
vực khoa học xã hội, làm cho khoa học xã hội nhuốm màu “lượng hoá” qua phép phân tích
định lượng như ở các bộ môn kinh tế học (KTH), xã hội học (XHH), tâm lý học (TLH), giáo
dục học (GDH), thống kê giáo dục (TKGD) đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đào
tạo, khoa học quản lý, khoa học hành vi v.v
Thứ hai là khái niệm phương pháp của KHTN và KHXH đang di thực và hấp thụ lẫn
nhau. Thí dụ khái niệ
m “Entropy trong nhiệt động lực học đang du nhập vào kinh tế học; khái
niệm “ngưỡng” trong điện tử hoặc được vận dụng vào TLH để nghiên cứu biến đổi xã hội …
Thứ ba, những vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng năng
lượng, bùng nổ dân số và các vấn đề đô thị chỉ có thể giải quyết được khi có sự hợ
p tác
nghiên cứu giữa KHTN và KHXH.
Thứ tư là cùng với sự phát triển của máy tính điện tử thì việc nghiên cứu “trí năng nhân
tạo” đạt được bước phát triển đáng mừng, nó sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong tư duy của

loài người – một trong những tố chất quan trọng của việc tạo lập và phát triển kinh tế tri thức,
mà đặc điểm của nó là cả xã hội họ
c tập.
Sự đan xen giữa KHTN và KHXH trong đó có khoa học giáo dục (KHGD) là một xu
thế lớn không đảo ngược được. GS. Tamano Iyoshi, nhà khoa học nổi tiếng Nhật Bản còn có
ý tưởng xa hơn rằng “khoa học tự nhiên còn có thể gọi là khoa học xã hội tự nhiên”, “khoa
học xã hội có thể gọi là khoa học tự nhiên xã hội”(1). Và từ đó vấn đề “khoa học tự nhiên đi
tới khoa học xã hội, khoa họ
c xã hội đi tới khoa học tự nhiên” đang ngày càng sôi động mạnh
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 17 -
mẽ ở các trường đại học, ở các Viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học trong nhiều nước
trên thế giới.
Trên cơ sở mô hình cấu trúc trường ĐHSP trước đây phát triển lên thành trường ĐHSP
trọng điểm, trong đó có đủ các ngành học, môn học đều nằm trong lĩnh vực khoa học xã hội
và khoa học tự nhiên với những thông tin mới và dẫn liệu về sự “hoà nhập”, “đ
an xen” giữa
hai ngành khoa học này, sẽ gợi ý cho chúng ta ý tưởng mới trong việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ “đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao và nghiên cứu khoa học giáo dục đạt
trình độ tiên tiến”(2).
Tuy là hai nhiệm vụ nhưng ở trường ĐHSP trọng điểm nó là một thể thống nhất có
quan hệ hữu cơ, gắn kết và hỗ trợ nhau trong sự nghiệ
p nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học. Nếu KHTN và KHXH là hai lĩnh vực rộng, rất rộng đã và đang “hoà nhập”,
“đan xen” để tạo nên sức mạnh to lớn trong việc đạt đến những thành công của tiến bộ khoa
học – công nghệ (KH-CN), và phát triển KTXH mang tính nhân văn, thì hai nhiệm vụ chủ yếu
đó trong nhà trường ĐHSP trọng diểm lại càng phải “hoà nhập”, “đan xen” để
tạo nên sức
mạnh đạt tới nhà trường chúng ta là một trung tâm đào tạo chất lượng cao.
Là thể thống nhất song giải pháp để thực hiện mỗi nhiệm vụ trong chừng mực nhất định

lại có tính riêng và độc lập để thực hiện triệt để yêu cầu của mỗi nhiệm vụ.
Để đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao thì điều kiện và phươ
ng thức đào tạo của
ĐHSP trọng điểm phải có những cái khác các trường ĐHSP không phải là trọng điểm. Cái
khác đó có thể được biểu hiện ở những yêu cầu cụ thể sau:
(1) Thông tin khoa học xã hội, số 5/1999, trang 32-38 do Viễn Phố tổng luận
(2) Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII.
- Đội ngũ thầy cô giáo đang sống, làm việc ở trường ĐHSP trọng điểm ph
ải là đội ngũ
thầy cô giáo giỏi theo hướng chuẩn hoá không chỉ thể hiện ở văn bằng, học hàm, học vị mà
cần thể hiện cụ thể theo 04 tiêu chí (chúng tôi đề xuất): chiều rộng và chiều sâu kiến thức,
nhân cách nhà sư phạm; nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm; năng lực quản lý và hoạt động xã
hội. Rất cần thiết có sự chọ
n lọc theo định kỳ hàng năm trên cơ sở các tiêu chí chuẩn hoá và
hoạt động thực tiễn của nhà sư phạm, của chuyên gia giáo dục. Lực lượng thầy cô giáo giỏi
phải được tập trung chủ yếu ở các khoa, các ngành để đào tạo giáo viên cho bậc trung học.
Nhà trường cần có chính sách để thu hút mạnh mẽ lực lượng này vào công việc chính của nhà
trường, trong nhà trường chứ không ở ngoài nhà trường, không để cho các loại hình đào t
ạo
khác thu hút lực lượng này như đang diễn ra hiện nay.
- Mặt khác, để trở thành thầy cô giáo giỏi đích thực, chính là tinh thần học tập suốt đời,
tích hợp những kiến thức mới, thông tin của nền giáo dục đương đại đang phát triển và đang
đổi mới để từ đó sáng tạo ra các chương trình mới để truyền đạt cho người học của mình biết
cách tự họ
c, biết khai thác những gì mới nhất của KH-CN và GDĐT mang tính thời đại.
Trong hoạt động này, nhà trường cần lập ra những êkíp giỏi chuyên sâu, chủ động xây dựng
chương trình khung, chương trình đặc thù của ngành sư phạm, từ đó viết các giáo trình của
trường theo quy định của Luật giáo dục đặt rõ lộ trình hoàn thành việc soạn thảo, in ấn kịp
thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ngay từ trong nhà tr
ường sư phạm – điểm tựa quan

trọng của việc đổi mới GD và ĐT ở các bậc học khác.
- Việc định hướng đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) để đảm
nhận những nhiệm vụ chủ yếu nhất của trường ĐHSP trong điểm trong lĩnh vực đào tạo giáo
viên chất lượng cao và nghiên cứu KHGD đạ
t trình độ tiên tiến là hết sức cần thiết, song trước
mắt để khắc phục được những bất cập hụt hẫng thì ngay từ bây giờ rất cần trân trọng, có lý, có
tình và bằng những giải pháp cụ thể mời giữ lại các nhà giáo lớn tuổi đã tích luỹ được nhiều
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 18 -

kinh nghiệm quý báu không chỉ về phương pháp giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, về
nêu những ý tưởng mới và sâu sắc trong việc xây dựng mục tiêu, chương trình, biên soạn sách
giáo khoa, bài giảng, mà còn có kinh nghiệm phong phú về thiết lập các mối quan hệ xã hội
trong việc quản lý giáo dục và góp phần đào tạo các thế hệ kế cận các lĩnh vực chuyên môn.
Đồng thời chúng ta cũng cần nhanh chóng có kế hoạch với những biệ
n pháp cụ thể để đào tạo,
bồi dưỡng lực lượng trẻ đang có sức bật và sáng tạo, nhạy cảm trong tiếp cận thông tin, tiếp
thu nhanh và thành thạo kỹ năng sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học để trường ĐHSP trọng điểm chúng ta sớm có đội ngũ nhà giáo, nhà sư phạm thực sự
giỏi, góp phần đào t
ạo các thế hệ sinh viên thành những thế hệ thầy cô giáo giỏi ở các bậc
học, cấp học từ mầm non đến phổ thông và đến các trường sư phạm khác.
- Để có đội ngũ cán bộ, giảng dạy thực giỏi theo các chuẩn chung của Bộ và các tiêu chí
chúng tôi đề xuất, trường ta cần có cơ sở kiểu mẫu về thực hành sư phạm để đánh giá kiểm
định. Một tr
ường THPT thực hành chưa đủ, cần kết hợp với các cơ sở giáo dục địa phương để
xây dựng các trường thực hành sư phạm cho các giáo sinh ở bậc học mầm non, bậc học phổ
thông, để giáo sinh có điều kiện thể nghiệm năng lực của mình theo các chuẩn đề ra. Cùng với
việc tổ chức trường thực hành còn phải quan tâm tới việc cải cách tổ chức k
ế hoạch, quy trình

kiến tập, thực tập để ngày càng có kinh nghiệm tốt hơn trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm.
- Nếu đội ngũ thầy cô giáo giỏi của trường ĐHSP trọng điểm chỉ hoàn thành tốt nhiệm
vụ giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên chất lượng cao là chưa đủ mà còn phải là những nhà
khoa học n
ăng động, say mê với các công trình nghiên cứu KHGD cả về lý luận và thực tiễn
theo các lĩnh vực chuyên môn của mình. Có như vậy mới có đủ bản lĩnh tự tin trong việc xác
định giá trị của chính mình trước yêu cầu ngày càng cao của nghề dạy học.
Những vấn đề nghiên cứu KHGD trong trường ĐHSP trọng điểm sẽ trực tiếp góp phần
quan trọng trong việc đào tạo giáo viên chất lượng cao. Vậy chúng ta s
ẽ nghiên cứu cái gì?
Nghiên cứu lĩnh vực nào? Phạm vi giới hạn và phương thức tổ chức chỉ đạo hoạt động ra sao?
Đó cũng là một vấn đề mới ở trường ĐHSP trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh, khác hẳn
với các hệ thống sư phạm khác trong các tỉnh phía Nam.
Chúng tôi thấy trường chúng ta có những điều kiện thuận lợi nhất định vì ở mỗi b

môn, mỗi ngành học đã hình thành và có nề nếp trong việc tổ chức nghiên cứu phương pháp
bộ môn, lại có khoa Tâm lý - giáo dục và Viện nghiên cứu giáo dục đã có những đóng góp
nhất định trong nghiên cứu khoa học, mặc dù nó còn dừng lại ở mức độ đơn lẻ chưa tập hợp
thành hệ thống để chuyển thành sản phẩm khoa học mang tính phổ biến. Hội nghị khoa học
mà chủ y
ếu là đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học của trường cách đây vài năm là
một thành công bước đầu, song bước tiếp theo triển khai nó trong thực tiễn cuộc sống ở ngay
trong trường và lan toả đến các bậc học khác còn chững lại ở mức độ khiêm tốn.
Xoay quanh những vấn đề phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục đạt
trình dộ tiên tiến, chúng tôi có những đề xuấ
t sau đây:
1. Trong công tác quản lý khoa học và tổ chức các hoạt động khoa học rất cần thiết phải
có những quan điểm rộng mở và thực tiễn. Đây là một cơ quan không chỉ tham vấn định
hướng mà còn có sức thu hút động viên, tổ chức đông đảo lực lượng giảng viên và giáo sinh

hướng vào khoa học, nảy sinh những ý tưởng hướng tới đề tài và tích cực thực hiện các
chương trình đề
tài khoa học. Trong hoạt động này cần có những lực lượng nòng cốt và lấy
các đơn vị nghiên cứu của Viện, các tổ bộ môn chuyên môn làm đơn vị chủ động.
2. Là trường ĐHSP trọng điểm nên phải quan tâm đồng bộ việc nghiên cứu cơ bản về
KHGD trong xu thế hội nhập, nghiên cứu những vấn đề về nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm cập
nh
ật với những đổi mới của ngành sư phạm thế giới và gắn kết với giáo dục phổ thông ở nước
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 19 -
ta kể cả về lý luận lẫn phương pháp. Tạo ra những điều kiện đủ lớn về tài chính, thiết bị, tư
liệu thông tin và thời gian vật chất, thầy và trò cùng vào cuộc thực hiện có hiệu quả và dứt
điểm các cụm chương trình, cụm đề tài khoa học.
3. Xây dựng bằng được các cụm đề tài lớn ở cấp nhà nước hoặc độc lập cấp Nhà nướ
c
để tập hợp đông đảo những người có kinh nghiệm cùng tham gia chủ trì thực hiện. Ví dụ như
nghiên cứu đổi mới mục tiêu đào tạo, chương trình, sách giáo khoa, bài giảng. Để nghiên cứu
thành công các cụm đề tài trong các chương trình khoa học lớn, cần thu hút được lực lượng
các nhà khoa học cùng bộ môn, liên bộ môn trong trường và ở các trường ĐH, các viện
nghiên cứu trong và ngoài thành phố cùng thực hiện tạo ra kết quả thiết th
ực, và sản phẩm
khoa học cần được nghiệm thu để chuyển giao.
4. Nghiên cứu những vấn đề liên thông gắn kết chương trình đào tạo giáo viên chất
lượng cao với chương trình và sách giáo khoa các bậc học, tạo điều kiện cho giáo sinh tiếp
cận các vấn đề nghiên cứu thực tiễn.
5. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy của giảng viên dẫn đến đổi mới
phương pháp học của sinh viên để họ tự chủ và sáng tạo, để phát sinh ý tưởng mới, tiếp cận
với định hướng và nội dung kinh tế tri thức ngay từ trong giảng đường đại học sư phạm trọng
điểm.
6. Nghiên cứu những vấn đề GD&ĐT ở phía Nam, đặc biệt ở các vùng dân cư mới,

vùng sâu, vùng xa, vùng ngập lũ, các vấn đề giáo dục dân tộc, giáo dục chuyên biệt (khuyế
t
tật), v.v để giúp Ngành phát hiện sớm những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển giáo
dục theo chủ trương của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010.
7. Nghiên cứu triển khai và phát triển về các chủ trương chính sách đối với GD&ĐT
nhằm giúp Ngành và Nhà nước hoạch định các chủ trương chính sách và biện pháp phát triển
GD&ĐT ở những thập niên đầu thế kỷ 21.
8. Nghiên cứu về phương th
ức đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trong giảng dạy,
học tập, trong thi cử, tuyển sinh, tốt nghiệp và các vấn đề theo dõi đánh giá quá trình trưởng
thành và bất cập của giáo sinh ra trường, để định hướng đào tạo lại, đào tạo thêm để có giáo
viên chất lượng cao ở các trường phổ thông.
Rõ ràng những vấn đề đặt ra trên đây mà chúng ta phát huy được nội lực, đồng tâm cộng sức
để
khắc phục những tồn tại khó khăn, chắc chắn với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sẽ
nâng tầm trường ĐHSP hiện nay không chỉ thành trường ĐHSP trong điểm của phía Nam, là
trung tâm chất lượng cao về sư phạm và chuyên môn, mà còn là một trường kiểu mẫu gắn bó
với hệ thống sư phạm trong vùng và cả nước.










Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mơ hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 20 -


VÀI SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỌNG ĐIỂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

TS. Hồ Thiệu Hùng
Viện Nghiên cứu Giáo dục – ĐHSP TPHCM

Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục ký ngày 15/6/2004 có xác định nhiệm vụ “ đẩy nhanh hơn việc xây dựng hai
trường đại học sư phạm trọng điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh để vừa đào tạo giáo
viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học c
ơ bản và khoa học giáo dục đạt trình độ
tiên tiến. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cần tập trung vào đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy; các trường sư phạm phải tích cực chủ động thực hiện nhiệm
vụ này, đồng thời tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục; xây dựng chương trình, quy hoạ
ch, kế hoạch đào
tạo đội ngũ nhà giáo cho các trường ngồi khối sư phạm, đặc biệt là đội ngũ giảng viên các
trường đại học, giáo viên dạy nghề”.
Căn cứ vào những ý kiến chỉ đạo trên, có thể thấy trước hết Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh cần phải lựa chọn 1 mục tiêu phát triển thích hợp cho mình đến giai
đoạn 2020 từ 2 mục tiêu phát tri
ển sau đây:
o Một là phát triển theo chiều rộng thành trường đào tạo cả cử nhân sư phạm lẫn cử
nhân khoa học cơ bản;
o Hai là phát triển theo chiều sâu trở thành trường đào tạo cử nhân sư phạm vững
vàng biết nghiên cứu khoa học giáo dục.
Theo tơi, trong giai đoạn đến 2020 Trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí
Minh nên lựa chọn hướng phát triển theo chiều sâu trước, đến khi đạ

t được mục tiêu là trường
đào tạo cử nhân sư phạm vững vàng biết nghiên cứu khoa học giáo dục rồi thì mới nên phát
triển tiếp theo chiều rộng. Tại sao?
Trước hết vì nhiệm vụ đào tạo cử nhân khoa học cơ bản hiện nay đã có một số trường
đại học trong và ngồi cơng lập, trong đó có 2 trường ĐHQG được đầu tư rất lớn, đảm nhiệm.
Vớ
i điều kiện và đội ngũ cán bộ giảng dạy và trang thiết bị hiện có, hai trường ĐHQG có thể
làm tốt hơn ĐHSP nhiệm vụ đào tạo cử nhân khoa học cơ bản. ĐHSP TpHCM nên tập trung
lực của mình vốn đang còn mỏng để giải quyết nhiệm vụ mà những ĐH khác chưa thể làm tốt
trong lúc này - đào tạo cử nhân sư phạm vững vàng biế
t nghiên cứu khoa học giáo dục.
Lý do thứ hai là việc đào tạo cử nhân sư phạm vững vàng biết nghiên cứu khoa học
giáo dục sẽ là mũi đột kích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường mầm non, phổ
thơng, dạy nghề và đại học- đây chính là mặt yếu kém về chất lượng rõ ràng nhất của đội ngũ
giáo viên mà khơng có trường nào ngồi khối sư phạm có điều kiện kh
ắc phục nhanh và cơ
bản bằng. Làm tốt việc này chính là đóng góp có tính quyết định trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hơn chục năm tới đây, nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước khi mà mốc thời gian trở
thành nước cơng nghiệp hố vào năm 2020 đã khơng còn q xa.
Lựa chọn mục tiêu phát triển theo chi
ều sâu trước để đến khoảng sau năm 2020 mới mở
tiếp hướng phát triển theo chiều rộng chính là lượng đúng sức mình để làm thật tốt nhiệm vụ
trọng tâm, thực hiện chức năng máy cái của Đại Học Sư Phạm trọng điểm cấp quốc gia.
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mơ hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 21 -
Để thực hiện mục tiêu phát triển theo chiều sâu trình bày ở trên, trong điều kiện đội ngũ
giáo viên các trường phổ thơng đã khơng còn thiếu nhiều về số lượng và chất lượng tuyển
sinh ngày càng được nâng cao, Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh nên tập trung
sức vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Tập hợp đội ngũ giảng viên có trình độ cao, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng nhất
(đang ở trong và ngồi trườ
ng SP) lại để xây dựng đội ngũ dạy giáo học pháp bộ mơn thật
mạnh, đưa đi bồi dưỡng (ở trong hoặc ngồi nước) các lý luận và phương pháp dạy học cho
đội ngũ này, tạo điều kiện để những người này sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học
hiện đại nhất. Đội ngũ này sẽ đảm nhận trách nhiệm chủ yếu trong việc b
ồi dưỡng tay nghề
của giảng viên, giáo viên các trường theo đúng tinh thần Chỉ thị 40. So với đội ngũ giảng viên
các trường đại học khác, giảng viên Đại Học Sư Phạm trọng điểm phải trở thành những
người đi đầu trong việc ứng dụng các lý luận dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học hiện
đại.
2. Phấn đấu đào tạo được giáo viên Mầm Non và Tiể
u học có trình độ đại học có thể
dạy song ngữ tiếng dân tộc (các dân tộc vùng núi phía Nam, và dân tộc Chăm, Kh-me, Hoa),
sau này phấn đấu đào tạo được giáo viên THCS, THPT dạy bằng song ngữ Việt –Anh, Việt –
Pháp. Việc trường ĐHSP tp HCM đào tạo được đội ngũ giáo viên kiểu này sẽ có ý nghĩa
khơng chỉ đóng khung trong ngành giáo dục mà còn có ý nghĩa chính trò -kinh tế-xã hội lớn
lao.
3. Nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách, đạo đức, chính trị t
ư tưởng cho sinh viên sư
phạm, coi đây là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong chất lượng sinh viên. Sớm đưa sinh
viên vào tham gia các hoạt động thực tiễn, thâm nhập đời sống các trường phổ thơng ngay từ
năm thứ nhất. Muốn vậy, cần củng cố chất lượng đảng bộ trường và các khoa, chất lượng
Phòng cơng tác sinh viên và tăng kinh phí cho hoạt động Đồn Hội. Việc thực hiện ngun lý
giáo dục “học đi
đơi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” phải được thấu suốt
trong từng bài giảng, từng hoạt động của giảng viên trường sư phạm. Trường ĐHSP trọng
điểm quốc gia phải là trường thực hiện tốt nhất Chỉ thị 34-CT/TW về tăng cường cơng tác
chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đồn thể quầ
n chúng và phát triển đảng trong

trường học.
4. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cử nhân các ngành khác muốn chuyển qua sư
phạm dạy ở các cấp học, bậc học. Đào tạo sinh viên sư phạm cho các nước Đơng dương,
ASEAN.
5. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các trường sư phạm danh tiếng trên thế giới
(trao đổi giảng viên- sinh viên, hợp tác cùng nghiên cứ
u đề tài khoa học, lập thư viện qua
mạng, mở hội thảo qua mạng…).
6. Đào tạo các chun gia (trình độ sau đại học) về xây dựng chương trình, sách
giáo khoa, kiểm định và đánh giá chất lượng, quy hoạch phát triển giáo dục, thanh tra hoạt
động giáo dục, hướng nghiệp, tư vấn, giáo dục khơng chính quy và giáo dục người lớn .v.v…
7. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai các chương trình,
phương pháp m
ới vào thực tiễn giáo dục sau một thời gian thực nghiệm tại trường. Nghiên
cứu khoa học phải là một nội dung học bắt buộc đối với sinh viên trong thời gian được đào
tạo tại trường sư phạm và là nội dung hoạt động bắt buộc đối với mọi giảng viên.
8. Để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục, trường ĐHSP tp HCM cần ra
sứ
c củng cố, nâng cấp Viện Nghiên cứu Giáo dục hiện có, tạo điều kiện thuận lợi để Viện này
thành lập các Trung tâm mới như Trung tâm nghiên cứu giáo dục chun biệt (trẻ khuyết tật),
Trung tâm nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số phía Nam.
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 22 -

Có lẽ sẽ thiếu sót nếu cuối cùng không nói đến một vấn đề hết sức khó nói, nhưng không nói
lại không được- đó là cheá độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo dạy trường sư phạm trọng
điểm. Nhiệm vụ nhà giáo dạy trường sư phạm trọng điểm rõ ràng là nặng nề hơn, vậy không
thể không có một vài chính sách nào đó nhằm tạo động lực cho những nhà giáo
đang phải đáp
ứng những yêu cầu cao hơn những nhà giáo bình thường. Nếu như chỉ thị 40 có nêu rõ “tạo

động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục
vụ sự nghiệp giáo dục” thì trong khi thực hiện Chỉ thị này, nên có những ưu tiên nhất định cho
giảng viên trường trọng điểm. Có chức năng trọng điểm thì phải được đầu tư trọ
ng điểm, mà
đầu tư trọng điểm thì trước hết là đầu tư cho con người.






























Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 23 -
TỪ MỤC TIÊU ĐÃ XÁC ĐỊNH CẦN CÓ NHỮNG
GIẢI PHÁP THÍCH HỢP ĐỂ THỰC HIỆN

ThS. Tạ Quang Lâm
Phòng Đào tạo - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, do đó đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực
trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội. Giáo dục đại học là bộ phận chủ yếu tạo ra
nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc
biệt quan tâm, vì chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo thống kê của Bộ
giáo dục và Đào tạo hiện nay cả nước có 22,7 triệu học sinh và đội ngũ giáo viên đ
ã lên đến 1
triệu người. Chúng ta biết rằng trong lĩnh vực đào tạo, sản phẩm là “con người lao động”.
Chất lượng đào tạo là kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, nó được thể hiện thật cụ thể ở
phẩm chất, giá trị sức lao động, khả năng hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu đào tạo c
ủa nhà trường, của từng ngành nghề đào tạo. Do đó các trường đào tạo cần phải
xác định rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với tư cách là một trường Đại học Sư phạm trọng điểm, một trong các trường Sư phạm
lớn của cả nước, Trường Đại học Sư ph

ạm TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu của trường
dưới đây.
Đề án xây dựng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, thành Trường Đại học
Sư phạm trọng điểm đã nêu mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
trong giai đoạn mới là:
“Xây dựng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm đào tạo đại học và sau
đạ
i học chuẩn mực và có chất lượng cao , trước hết là đào tạo những giáo viên nắm vững tri
thức chuyên môn, có khả năng giảng dạy và học tập suốt đời, có nhân cách và những phẩm
chất của người thầy giáo, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, đặc biệt
đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ở các tỉnh phía Nam; đồng thời là Trung tâm nghiên
cứu khoa học và công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhân
văn; có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống các trường
sư phạm. Trường đào tạo các trình độ: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, đào tạo và bồi dưỡng thường
xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên các trường từ mầm non đến trung học
và cao đẳng”.
Với những mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo nêu trên chúng tôi cho rằng Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ và cụ thể mục tiêu và nhiệm vụ chính trong
trong quá trình xây dựng một trường Sư phạm trọng điểm trong giai đoạn mới và cũng đã xác
định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục của cả nước và đặc biệt là ở
phía Nam. Để thực
hiện được mục tiêu, và nhiệm vụ của Trường, chúng tôi nghĩ bước quan trọng của Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh là phải có những giải pháp thiết thực, cải tiến cách thức tổ
chức mô hình của trường trên cơ sở kinh nghiệm đào tạo của Trường trong gần 30 năm qua.
Chúng ta cần phải khẳng định lại một lần nữa: Giáo d
ục và đào tạo là nền tảng của quá
trình hình thành và phát triển chất lượng của nguồn nhân lực, nó trang bị cho con người
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm của loài người để phát triển xã hội, để tạo ra
của cải vật chất và tinh thần cho các thế hệ kế tiếp. Người được giao nhiệm vụ quan trọng
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”

- 24 -

truyền thụ lại những kiến thức, những kinh nghiệm của loài người cho các thế hệ kế tiếp, đó
chính là đội ngũ giáo viên các cấp. Một mục tiêu quan trọng và nhiệm vụ chính của các
trường sư phạm là đạo tạo đội ngũ giáo viên các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.
Với việc giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống các trường sư phạ
m, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cần nhìn lại và đánh giá hiệu quả đào tạo của trường theo
mô hình đào tạo trong thời gian qua và hiện nay.
Chúng ta có thể khẳng định rằng: “Một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn
trình độ của những người xây dựng nó” (GS. Dương Thiệu Tống). Người thầy giáo có một vị
trí cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời kỳ
mới. Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Vì thế
trong chiến lược phát triển giáo dục mà chúng ta đang xây dựng phải nêu lên được những yêu
cầu mới đối với người thầy giáo. Xây dựng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào
tạo đội ngũ giáo viên chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát
triển của Trường Đại h
ọc Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày thành lập đến nay (năm 2004), Trường đã đào tạo và cấp bằng cử nhân cho
41.176 sinh viên, trong đó có 21.392 sinh viên chính qui; 19.754 sinh viên không chính qui
(hệ chuyên tu và tại chức), qui mô đào tạo của Trường đã gia tăng nhanh chóng từ chổ mới có
10 ngành học ban đầu, đến nay Trường đã và đang đào tạo 28 chuyên ngành. Liên kết đào tạo
với các trường Đại học ở Trung Qu
ốc và Cộng hòa Sec hàng trăm sinh viên. Để tìm hiểu chất
lượng đào tạo của Trường chúng tôi thống kê kết quả tốt nghiệp trong vòng 10 năm gần đây
như sau:

Bảng thống kê xếp loại sinh viên tốt nghiệp hệ chính qui học tại trường
(Chính qui có ngân sách Nhà nước)
Bảng số: 01

Xếp loại tốt nghiệp
KQ Tốt
nghiệp
Giỏi Khá TB Khá Trung bình
Stt Năm
TN
Dự
thi
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1
1995
392
353
90.05
3
0.85
99
28.05
191
54.11
60
17.00
2
1996
398
378
94.97
7
1.85
150

39.68
180
47.62
41
10.85
3 1997 502 463 92.23 5 1.08 134 28.94 272 58.75 52 11.23
4
1998
641
591
92.20
6
1.02
137
23.18
340
57.53
108
18.27
5
1999
928
873
94.07
8
0.92
222
25.43
64
7.33

579
66.32
6
2000
1187
1132
95.37
10
0.88
235
20.76
6
0.53
881
77.83
7
2001
1596
1464
91.73
22
1.50
374
25.55
6
0.41
1062
72.54
8
2002

1103
991
89.85
17
1.72
258
26.03
559
56.41
157
15.84
9
2003
1305
1172
89.81
21
1.79
336
28.67
727
62.03
88
7.51
10
2004
1075
967
89.95
21

2.17
351
36.30
506
52.33
89
9.20

Từ năm 1998, Nhà nước ban hành một số chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích
các trường sư phạm thu hút những học sinh THPT khá, giỏi thi vào để đào tạo đội ngũ giáo
viên có chất lượng cao như: miễn học phí cho những sinh viên có cam kết sau khi tốt nghiệp
phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo, giải quyết một số chế độ chính sách ưu đãi: phụ cấp
đứng lớp, trợ cấp vùng sâu vùng xa cho giáo viên, rõ ràng
đã mang lại sinh khí mới cho ngành
sư phạm, hầu hết các trường sư phạm đều có số thí sinh đăng ký dự thi khá đông, do đó điểm
chuẩn xét vào các trường sư phạm, các khoa sư phạm khá cao so với các ngành khác. Các
trường Sư phạm đã chọn được những học sinh có học lực khá giỏi ở bậc học phổ thông vào
học, đó là cơ sở quan trọng để đào tạo độ
i ngũ giáo viên có chất lượng. Nhìn vào bảng 01:
thống kê kết quả xếp loại sinh viên của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trong vòng
Kỷ yếu: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt Nam trong giai đoạn mới”
- 25 -
10 năm gần đây ta thấy rất rõ. Những sinh viên tốt nghiệp từ năm 2002 đến 2004 là khoá
tuyển sinh từ khi có chính sách đối với ngành sư phạm, đạt tỷ lệ tốt nghiệp khá, giỏi và trung
bình khá cao hơn hẵn các khóa trước, số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình ít đi nhiều. Kết
quả thực tập sư phạm cũng được đánh giá cao hơn.
Về mặt sử dụng: Qua thống kê ta thấ
y rằng sinh viên do Trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh đã đào tạo, cung cấp cho các tỉnh phía Nam so với sự phát triển giáo dục của
những năm qua, đã phần nào tạm đủ. Tuy nhiên việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp trong thời

gian qua, đặc biệt là hơn 10 năm gần đây là chưa hợp lý, chưa hiệu quả. Tại sao chúng tôi lại
nói như vậy? Bởi vì sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất, những
sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, lên đường nhận nhiệm vụ với tinh
thần ba sẵn sàng. Căn cứ vào nhu cầu của các điạ phương và đơn tình nguyện của sinh viên,
Trường tiến nhành phân công nhiệm sở, do đó đại đa số sinh viên tốt nghiệp đều được về một
trường phổ thông nào đó để giảng dạ
y, sau hai năm sinh viên mới được xét cấp bằng tốt
nghiệp. Nhưng từ năm 1990 đến nay, khi có quyết định số 1994/QĐ-ĐH ký ngày 23-11-1990
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng Đại học, sinh viên
tốt nghiệp được cấp bằng ngay để tạo điều kiện cho sinh viên kiếm việc làm. Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh v
ẫn tiếp tục chủ trương phân công sinh viên về các điạ phương
theo địa chỉ khi tuyển sinh vào Trường. Việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp là do các Sở Giáo
dục và Đào tạo. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là số sinh viên tốt nghiệp hàng năm phần lớn
có hộ khẩu ở thành phố, thị xã mà ở đó số giáo viên cần bổ sung hàng năm không nhiều có
thể nói tạm đủ, ngoại tr
ừ một số môn đặc thù như nhạc họa, giáo dục thể chất, giáo dục chính
trị. Ngược lại số sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu ở các vùng sâu, vùng xa, những vùng khó
khăn rất ít, nhưng ở những nơi này thì nhu cầu hàng năm cần bổ sung nhiều giáo viên. Trong
dịp tham gia đề tài “ Dự án Giáo dục Đại học” của Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã
thực hiện một số
điều tra về tình hình sinh viên tốt nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh, đang công tác tại các Sở Giáo dục và Đào tạo, kết quả là chỉ có 65,5% sinh
viên tốt nghiệp được phân công nhiệm sở và 34,5% sinh viên không được phân. Số sinh viên
không được phân công theo điều tra của chúng tôi gồm các nguyên nhân sau:
- Phần lớn số này không đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để dự thi công chức theo qui
định hiện hành c
ủa Nhà nước.
- Một số ít thi rớt công chức (theo yêu cầu và tiêu chuẩn của các địa phương)

- Một số ngành sinh viên tốt nghiệp không có nhu cầu phân công giảng dạy ở các địa
phương.
Mặt khác, một thực tế hiện nay có rất nhiều trường Sư phạm đang phải hợp đồng với
các địa phương để đào tạo giáo viên theo địa chỉ, riêng Trường Đại học Sư phạm TP. H
ồ Chí
Minh từ năm 1997 trở lại đây đã và đang đào tạo 4745 giáo viên theo địa chỉ cho những tỉnh
vùng sâu vùng xa và những vùng còn thiếu nhiều giáo viên các bộ môn đặc thù, những bộ
môn chủ yếu đang bắt buộc phải dạy ở các trường phổ thông. Trong số trên đã có 1581 sinh
viên tốt nghiệp. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp hệ này đều được các Sở Giáo dục và Đào tạo
phân công nhi
ệm sở. Đó là những bộ môn hiện nay đang thiếu giáo viên cụ thể:

×