Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.2 KB, 123 trang )

1

TẬP BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ
(Dành cho sinh viên khóa Đại học 7 – chuyên ngành Quản lý TDTT)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ VÀ KHOA HỌC QUẢN LÝ
I. QUẢN LÝ:
1. Tính tất yếu khách quan của quản lý:
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung.
C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt
được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao
động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý.
Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã
hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà
họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý
cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng
tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng
sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại, trong đó quản lý luôn là một thuộc tính
tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó.
Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động
tập thể - lao động xã hội của con người. Trong quá trình lao động con người buộc
phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ
chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý.
Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng


dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu
chung đề ra.
Mặc dù quản lý là một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xã
hội phát triển đến một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành một
2

chức năng riêng của lao động xã hội; dần dần hình thành những tập thể, những tổ
chức và cơ quan chuyên hoạt động quản lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý).
Xã hội càng phát triển về trình độ và quy mô sản xuất, về văn hóa, khoa học,
kỹ thuật công nghệ, thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành và công nghệ quản lý
cũng càng được nâng lên và phát triển không ngừng.
Quản lý là một trong những hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một
nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay
thịnh vượng của một tổ chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã
hội dựa vào nhiều yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực
quản lý. Trong đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ
chức, điều hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài
nguyên để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông
lỏng hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội.
2. Khái niệm quản lý:
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp
thành 3 dạng chính:
- Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài
nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm ).
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).
- Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người (quản lý xã hội:
đảng, nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức )
Trong phạm vi môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu ở dạng thứ ba quản lý xã
hội. Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
quản lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý

ngành.
Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa
quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa quản trị (kinh doanh). Trong văn
bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA Master of Business Administration). Ngoài
ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản
lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị.
Trong thực tế, thuật ngữ "quản lý" và "quản trị" vẫn được dùng trong những
hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai từ
này đều có bản chất giống nhau. Khi dùng theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ
"quản lý" gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vực công
3

cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ
hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế).
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá
trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái
"ổn định"; quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát
triển”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:
- Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực
hiện thông qua người khác".
- Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để
đạt được mục tiêu của tổ chức".
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu
hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm"
- Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người
khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm của
tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới

hạn".
- Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những
người khác" (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).
- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã
đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997).
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực
của tổ chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001).
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần
thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức
mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu chung.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
4

- Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp
nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác
động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.
- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng
và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế
chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con
người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quá trình tác động này có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:








3. Đối tượng của quản lý
3.1. Tổ chức: Tổ chức chính là đối tượng căn bản của quản lý. Nhà quản lý làm việc
trong các tổ chức. Xu hướng tổ chức và hợp tác trong những mối quan hệ tương
thuộc là một đặc điểm bản chất của con người vì như tục ngữ Việt Nam nói "hợp
quần gây sức mạnh".
Một tổ chức là một sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại với
nhau để đạt được những mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Đảng CSVN là một tổ chức,
trường Đại học TDTT Đà Nẵng là một tổ chức, một đơn vị kinh doanh, một cơ quan
nhà nước là một tổ chức, một đội bóng đá, một CLB thể thao…cũng là các tổ chức.
Tổ chức có 3 đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, một tổ chức đều có một mục đích riêng biệt thông qua các mục
tiêu của từng cá nhân riêng lẻ.
Chủ thể
quản lý
Đối tượng
quản lý


Mục
tiêu





Khách thể
quản lý
5

- Thứ hai, mỗi tổ chức bao gồm nhiều người. Sự tập hợp nhiều người trong
một tổ chức là sự tập họp có ý thức để nhằm thực hiện được các mục tiêu chung. Họ
có ý thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình, cái được, cái mất của mình khi
tham gia vào tổ chức đó. Họ có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ chung mà mọi người
trong tổ chức đều phải hoàn thành.
- Thứ ba, các tổ chức đều phát triển thành một kiểu sắp đặt nhất định. Kiểu
sắp đặt đó định nghĩa giới hạn và hành vi của các thành viên, chẳng hạn nó bao gồm
vệc đặt ra những quy định, chỉ định một số người giữ chức vụ thủ trưởng (đứng
đầu), có một số quyền điều hành đối với một số người khác.
Như vậy, tổ chức là một thực thể có mục đích cụ thể, rõ ràng, có những thành
viên và có một cơ cấu chặt chẽ có tính hệ thống. Tổ chức là một thực thể có mục
tiêu phải hoàn thành.
3.2. Con người: Con người là đối tượng của quản lý. Có nhiều quan điểm khác
nhau về bản chất của con người, ví dụ:
Ø Quan niệm của Edgar H. Schein: ông đưa ra 4 mô hình:
- Một là, mô hình về lợi ích kinh tế: là con người trước hết bị thúc đẩy bởi
động cơ kinh tế. Vì vậy, con người thực chất là thụ động, bị sử dụng, bị thúc đẩy
theo hướng người quản lý mong muốn.
- Hai là, mô hình con người xã hội: là con người bị thúc đẩy bởi những nhu
cầu xã hội.
- Ba là, mô hình con người tự thân vận động: theo quan điểm này con người
tự thúc đẩy mình, muốn được hoàn thiện mình do những nhu cầu bên trong của con
người (nhu cầu của con người được chia thành 5 nhóm từ thấp đến cao)
- Bốn là, mô hình con người phức hợp: con người là thực thể phức hợp và có
khả năng thay đổi, có nhiều động cơ khác nhau kết hợp thành một mẫu vận động
phức hợp. Có khả năng học hỏi những cách vận động mới và có khả năng đáp ứng

lại các chiến lược quản lý khác nhau.
Ø Quan niệm của Mc. Gregor: Ông đưa ra hai giả thuyết
- Thuyết X cho rằng con người bình thường bẩm sinh không thích làm việc
và sẽ trốn việc nếu có thể. Vì bản tính không thích làm việc nên họ đều phải bị ép
buộc, điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt để buộc họ phải hết sức
cố gắng đạt được những mục tiêu của tổ chức; người bình thường bao giờ cũng
thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, ít có hoài bão và chỉ muốn an thân.
Từ đó, những nhà quản lý theo thuyết X chủ trương dùng quyền lực để điều khiển
6

thông qua việc giám sát chặt chẽ. Chỉ có tiền bạc, lợi nhuận và bằng đe dọa mới
thúc đẩy được người lao động làm việc.
- Thuyết Y cho rằng làm việc cũng cần sự cố gắng về thể xác và tinh thần
cũng như khi vui chơi, nghỉ ngơi. Điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa bằng hình
phạt không phải là cách duy nhất để buộc con người phải cố gắng đạt mục tiêu của
tổ chức. Con người sẽ tự chủ và tự lãnh đạo bản thân để đạt được những mục tiêu
của tổ chức mà họ được giao phó; các phần thưởng liên quan tới những kết quả
công việc của họ đóng vai trò quan trọng; trong những điều kiện thích hợp, người
bình thường không chỉ học cách chấp nhận trách nhiệm mà còn học cách nhận trách
nhiệm về mình; không ít người có khả năng khá tốt về trí tưởng tượng, tài năng và
sức sáng tạo; trong điều kiện công nghiệp hiện đại chỉ có một phần tri thức của con
người bình thường được sử dụng. Thuyết Y là một khoa học quản lý thông qua tự
giác và tự chủ. Những người quản lý theo thuyết Y chủ trương sử dụng biện pháp
quản lý phát huy tính tự chủ của người lao động ở mức cao nhất trong điều kiện có
thể.
Từ những quan niệm này, người ta đi đến một số kết luận sau:
+ Cá nhân (cái tôi) là mối quan tâm nhất của con người.
+ Cá nhân sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu căn bản của bản tính nếu cái
lợi lớn hơn phí tổn.
+ Cá nhân có thể chịu được sự lãnh đạo.

+ Cá nhân muốn sống và làm việc trong một khung cảnh xã hội.
+ Cá nhân có thể góp phần tạo lập những cơ chế để phục vụ nhu cầu chung
của tập thể.
+ Không có con người trung bình.
+ Cá nhân nỗ lực cao nhất khi họ được trọng dụng.
Ø Quan điểm về động cơ và động viên tinh thần làm việc của nhân viên:
Để đạt được mục tiêu người quản lý phải biết cách động viên và chỉ đạo nhân
viên. Hay nói cách khác người quản lý phải biết cách làm việc với con người, thông
qua nỗ lực của con người để đạt mục tiêu. Các lý thuyết quản lý đều dành nhiều
công sức để giải thích các động cơ bên trong đã thúc đẩy con người làm việc và từ
đó có những biện pháp áp dụng nhằm huy động tối đa năng lực của con người vào
sự nghiệp chung.
Ø Lý thuyết cổ điển: Đại diện là F.W.Taylor.
7

Quan điểm này được xây dựng trên nhận thức bản chất chủ yếu của người lao
động là lười biếng, động cơ lao động của họ là lợi ích kinh tế, bản thân họ không có
đóng góp gì cho tổ chức ngoài sức lao động của họ, các nhà quản lý am hiểu công
việc hơn công nhân. Vì vậy, Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng
mà các nhà quản trị phải làm là bảo đảm cho công nhân làm những công việc
thường xuyên lặp đi lặp lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để
làm được điều đó nhà quản trị phải dạy cho công nhân cách làm việc và dùng các
kích thích về kinh tế như liền lương, tiền thưởng để động viên công nhân.
Ø Lý thuyết tâm lý - xã hội:
Quan điểm này cho rằng những quan hệ xã hội đã có tác dụng thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự hăng hái làm việc của công nhân, con người sẽ kém sự hăng hái khi
phải thường xuyên thực hiện những công việc nhàm chán và đơn điệu. Từ đó các
nhà lý thuyết tâm lý xã hội cho rằng các nhà quản lý có thể động viên con người
bằng cách thừa nhận những nhu cầu xã hội của họ, tạo điều kiện cho họ cảm thấy
hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung. Ví dụ như cho

người lao động nhiều tự do hơn để thực hiện các quyết định liên quan đến công việc
được giao, quan tâm hơn đến các nhóm không chính thức, thông tin nhiều hơn cho
người lao động biết các kế hoạch và hoạt động của tổ chức.
Ø Các lý thuyết về nhu cầu:
- Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow: Maslow cho rằng hành vi của con
người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con nguời được sắp xếp theo một
thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầu về sinh học; nhu cầu về an toàn; nhu cầu về quan hệ,
liên kết xã hội; nhu cầu về sự tôn trọng; nhu cầu về tự thể hiện. Mỗi nhu cầu lại có
hai mức độ: mức cao và mức thấp.
- Thuyết nhu cầu của David Mc. Cleland: Cleland cho rằng con người có ba
nhu cầu cơ bản: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh, và nhu cầu quyền lực.
- Thuyết nhu cầu của Clayton Alderfer: Thuyết này cho rằng con người
cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn cả ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu tồn tại, nhu cầu
quan hệ và nhu cầu phát triển.
Nhìn chung, các thuyết nhu cầu của các học giả nói trên có một ẩn ý quan
trọng là các nhà quản lý muốn lãnh đạo nhân viên thì phải hiểu đối tượng quản lý
(người lao động) của mình đang ở cấp độ và mức độ nhu cầu nào. Từ đó cho phép
bạn đưa ra các biệp pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động
đồng thời đạt được mục tiêu của tổ chức.
Ø Thuyết mong đợi.
8

Thuyết mong đợi cho rằng động cơ là kết quả của những mong đợi của một
cá nhân. Động cơ của con người phụ thuộc vào hai nhân tố:
+ Mức độ mong muốn thực sự của cá nhân đối với việc giải quyết công việc;
+ Cá nhân đó nghĩ về công việc và sẽ đạt được kết quả công việc như thế nào.
Vì thế, để động viên nhân viên các nhà quản lý cần quan tâm đến nhận thức
và mong đợi của cá nhân về các mặt: tình thế, các phần thưởng, sự dễ dàng thực
hiện theo cách mà sẽ đạt đến phần thưởng, sự đảm bảo là phần thưởng được trả.
Ø Thuyết công bằng.

Thuyết về sự công bằng cho rằng người lao động trong tổ chức muốn được
đối xử một cách công bằng, họ có xu hướng so sánh những đóng góp và phần
thưởng của họ với những người khác. Nếu người lao động cho rằng họ được đối xử
không tốt, phần thưởng không xứng đáng, họ sẽ bất mãn và làm việc không hết khả
năng. Nếu người lao động cho rằng phần thưởng và đãi ngộ là tương xứng với
công sức của họ thì họ sẽ duy trì mức năng suất cũ. Nếu người lao động cho rằng
phần thưởng và đãi ngộ là cao hơn so với điều mà họ mong muốn họ sẽ là việc tích
cực hơn.
Tóm lại, các lý thuyết hiện đại về động cơ và động viên con nguời đều kế
thừa các giá trị của của các lý thuyết cổ điển và lý thuyết tâm lý xã hội và dựa trên
cơ sở mô hình về bản chất con người là thực thể phức hợp và có khả năng thay đổi,
có nhiều nhu cầu và động cơ khác nhau kết hợp thành một mẫu vận động phức hợp,
có khả năng học hỏi những cách vận động mới và có khả năng đáp ứng lại các chiến
lược quản lý khác nhau. Vì vậy, các nhà quản lý cần có những biện pháp tác động
đến nhu cầu con người, phát huy nội lực của con người, động viên, giúp đỡ họ hoàn
thành nhiệm vụ được giao từ đó đạt mục tiêu của tổ chức.
4. Môi trường quản lý:
4.1. Khái niệm: Môi trường (enviroment) được hiểu theo nghĩa thông thường là điều
kiện, hoàn cảnh tác động lên con người hoặc tổ chức. Có môi trường tự nhiên
(natural enviroment) và môi trường kinh tế - xã hội (social-economic enviroment).
Môi trường quản lý là môi trường kinh tế - xã hội (social-economic enviroment).
Môi trường quản lý gồm 2 nhóm: Môi trường vĩ mô (tổng quát) và môi
trường vi mô (đặc thù). Môi trường tổng quát gồm tất cả những yếu tố ở ngoài tổ
chức nhưng có khả năng ảnh hưởng mạnh đến tổ chức, mà không có liên quan rõ rệt
như môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội . Môi
trường đặc thù là một phần của môi trường tổng quát, liên quan tới sự hoàn thành
9

mục tiêu của tổ chức, đó là môi trường tác nghiệp của tổ chức, nó có được sự thay
đổi với những yếu tố như nhu cầu xã hội, khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý…

Hoạt động quản lý của tổ chức đều chịu sự tác động của các yếu tố môi
trường, trong khi đó các yếu tố môi trường luôn luôn biến đổi. Các tổ chức không
thể thay đổi hoặc lựa chọn các yếu tố bên ngoài mà phải xác định, ước lượng và
thích nghi với các yếu tố, các lực lượng đó.
- Môi trường có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên hoạt động của tổ
chức. Môi trường tạo ra những cơ hội thuận lợi cho tổ chức nếu biết nắm lấy chúng.
- Tổ chức tác động đến môi trường tại địa phương mà nó đang hoạt động, tổ
chức có thể làm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
4.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô:
a) Môi trường chính trị và pháp luật:
Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc, và những
hoạt động của cơ quan Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Thể chế
chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động trong xã hội. Môi trường
chính trị, pháp luật thuộc nhóm các yếu tố vĩ mô, mặc dù nó ảnh hưởng gián tiếp
đến hoạt động của tổ chức những yếu tố này giữ vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển của tổ chức.
Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng
chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được
làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà
pháp luật bảo vệ.
b) Môi trường xã hội:
Mọi tổ chức đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định và có
những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với xã hội. Các giá trị chung của xã
hội, các tập tục truyền thống, lối sống của nhân dân, cơ cấu dân số, thu thập của dân
chúng… đều có tác động đến hoạt động của tổ chức.
c) Môi trường văn hóa:
Có nhiều tác nhân văn hóa khác nhau tồn tại trong xã hội và xung quanh tổ
chức mà chúng không phải lúc nào cũng hiện hữu như các yếu tố khác của môi
trường. Trên phương diện quản lý, có thể coi văn hóa là những đặc trưng chung về
ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, hệ thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên,

môi trường, di sản văn hóa cũng nhưa các giá trị vật chất và tinh thần nhằm phân
biệt giữa thành viên một cộng đồng này với một cộng đồng khác. Gía trị văn hóa
10

chứa đựng những niềm tin cơ bản về một trạng thái được coi là quan trọng đáng kể
và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, có tính tương đối bền vững theo thời gian.
Con người đã bắt đầu tiếp nhận và hấp thu các giá trị văn hóa từ khi mới sinh
ra và quá trình đó tiếp diễn trong suốt quảng đời còn lại. Nhà quản lý phải đánh giá
được tầm quan trọng của các giá trị, cả đối với mình và đối với người khác.
Dưới đây là một số ví dụ về giá trị văn hóa và ảnh hưởng của chúng đến các
hành vi quản lý.
- Quan niệm nhìn nhận con người ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá
nhân: Quan điểm cổ xưa ở phương Đông cho rằng phụ nữ là người chịu mọi quyết
định từ phía người đàn ông. Phụ nữ thuộc về gia đình, nơi họ có trách nhiệm nuôi
dạy và giáo dục con cái (đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm). Hiện nay, vai trò của
phụ nữ đang dần dần được thay đổi, ngày càng nhiều nhà quản lý xem trọng vai trò
của người phụ nữ vì năng lực thực sự và những đóng góp của họ cho xã hội.
- Cách thức nhìn nhận vấn đề: Nhiều nhà quản trị phương Tây và Mỹ cho
rằng tất cả mọi mâu thuẫn, cạnh tranh đều có thể được giải quyết khôn khéo. Ngược
lại, người Á động (Nhật, Việt Nam…) có khuynh hướng né tránh những mối bất
hòa và mâu thuẫn giữa nhân viên và lãnh đạo, người làm công và ông chủ.
- Cách thức giải quyết vấn đề: Một số nhà quản lý cho rằng làm việc theo
nhóm sẽ phát huy tốt năng lực của nhân viên, các nhà quản lý khác lại đề cao những
quyết định mang tính cá nhân.
- Cách thức quyết định đâu là hành vi hợp đạo đức: Nhiều nhà quản lý cho
rằng đạo đức là việc hành động những gì trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Số
khác lại nhìn nhận đạo đức vượt ra khỏi những đòi hỏi pháp luật tối thiểu để thực
hiện những gì được cho là đúng đắn.
- Cách thức dẫn dắt và kiểm soát nhân viên: Tại Mỹ nhiều nhà quản lý tin
rằng việc chia sẽ thông tin giữa các cá nhân và việc hành động dựa trên sự tin tưởng

lẫn nhau quan trọng hơn việc kiểm soát nhân viên. Trong khi đó, ở Mêhicô, hầu hết
các nhà quản lý nhấn mạnh đến luật lệ và quy tắc, giám sát chặt chẽ và thi hành
mệnh lệnh.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, những hiểu biết về văn hóa có thể giúp mọi
người thành những nhà quản lý xuất sắc dù họ có từng ra khỏi đất nước mình hay
không. Trong bối cảnh chính trị, kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ như hiện nay, các
nhà quản lý cần có một tư duy toàn cầu (tư duy toàn cầu - hành động mang tính địa
phương: Think globally, Act locally).
d) Môi trường vật chất:
11

Môi trường vật chất bao gồm các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật công
nghệ, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các khoáng sản tài nguyên trên bề mặt và
trong lòng đất. Với mức dân số tăng nhanh, sự lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tầng ozon bị thủng, bão lụt thường
xuyên, môi trường sống bị ô nhiễm.
Kỹ thuật công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi trường.
Những thành tựu của công nghệ đã thay đối phương pháp làm việc của con người.
Hiện nay, công nghệ thế giới đang bước vào thời đại của các thế hệ công nghệ
thông minh, máy vi tính, rô-bốt sẽ ngày càng đảm nhận nhiều chức năng điều khiển,
máy móc đảm nhận những công việc nặng nhọc thay cho con người. Nhà quản lý dù
ở đâu cũng có thể điều hành và kiểm soát tất cả hoạt động của tổ chức mà không
mất nhiều thời gian. Điều đó cũng đòi hỏi con người cũng phải được đào tạo lại và
đào tạo liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý công nghệ mới.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống mạng lưới giao thông vận tải, mạng lưới
thông tin bưu chính viễn thông, tính hữu hiệu của các dịch vụ, nguồn nhân lực
cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của tổ chức.
4.3. Các yếu tố môi trường vi mô:
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh

đối với tổ chức, mức độ tính chất và quyết định cạnh tranh trong hoạt động của tổ
chức. Có các yếu tố môi trường vi mô cơ bản là:
- Các đối thủ cạnh tranh: là những tổ chức hay cá nhân có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng của một tổ chức, một doanh nghiệp bằng cách cùng một
sản phẩm, dịch vụ có cùng nhãn hiệu hoặc cung một loại sản phẩm nhưng khác
nhãn hiệu. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải
áp dụng các biện pháp đối phó để giữ vững và phát triển thị phần.
Sự hiểu biết các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các tổ
chức trong bối cảnh cạnh tranh dai dẳng, phức tạp như hiện nay. Các tổ chức cần
phải so sánh khả năng của mình với các đối thủ cạnh tranh khác, tự xây dựng bảng
thống kê để phân tích các thế mạnh của đối thủ cũng như tìm ra được lợi thế của
mình. Lợi thế thường có hai loại: vô hình (uy tín, thương hiệu, mối quan hệ, điều
kiện, địa điểm, sự ưa thích của khách hàng…) và hữu hình (chất lượng sản phẩm,
chi phí sản xuất, vốn đầu tư, giá cả, nhãn hiệu…).
- Khách hàng: Là một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, tổ chức; tổ chức
phải lấy sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm mục đích hoạt động. Những động
12

thái về nhu cầu, về sự thỏa mãn về lợi ích đối với hoạt động của tổ chức. Sự tín
nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị to lớn của tổ chức. Sự tín nhiệm đó
đạt được do biết thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ
cạnh tranh.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp còn có các yếu tố khác là: nhà cung cấp,
đối thủ tiềm ẩn mới, sản phẩm thay thế…
5. Ý nghĩa của quản lý:
Khi chúng ta so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí để thực hiện sẽ có
khái niệm là hiệu quả.
Hiệu quả = Kết quả - Chi phí.
Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc,
người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi

người. Lối làm việc này có thể đem lại kết quả, cũng có thể không đem lại kết quả,
nhưng chắc chắn một điều là không đem lại hiệu quả.
Nếu ta biết tổ chức hoạt động thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc
biệt quan trọng không phải chỉ kết quả mà sẽ còn tốn ít thời gian, tiền bạc và những
chi phí khác hơn, nghĩa là đạt được hiệu quả. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả, đòi
hỏi phải biết cách quản lý. Không biết cách lãnh đạo, quản lý cũng đạt được kết quả
nhưng hiệu quả sẽ thấp.
Như vậy, mục tiêu của hoạt động quản lý là nhằm giúp chúng ta có những
kiến thức, những kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động của một tổ
chức.
II. KHOA HỌC QUẢN LÝ.
1. Vai trò của khoa học quản lý.
Khoa học quản lý giúp chúng ta trả lời các câu hỏi:
- Thứ nhất, làm quản lý là làm gì?
Bất kỳ một tổ chức nào, nhà quản lý đều phải thực hiện quá trình quản lý bao
gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
- Thứ hai, đối tượng chủ yếu của quản lý là ai?
Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là những mối quan hệ con người
bên trong và bên ngoài tổ chức. Chủ thể tác động lên con người, thông qua đó mà
tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như tiền vốn, vật tư, máy móc,
thiết bị, công nghệ, thông tin, hệ thống để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ
13

hoạt động. Như vậy, quản lý tổ chức thực chất là quản lý con người, vì vậy, quản lý
tổ chức là dạng quản lý phức tạp nhất.
Thứ ba, cách thức (phương thức) quản lý như thế nào?
Cách thức quản lý bao gồm hệ thống các hình thức, phương pháp, phương
tiện tổ chức và điều hành công việc quản lý. Như vậy, tính tổ chức - kỹ thuật của
quản lý phản ánh trình độ tổ chức, công nghệ quản lý, quy mô phát triển của quản
lý, nó không mang nội dung giai cấp mà nó phản ánh sự văn minh, tiến bộ xã hội về

quản lý. Xã hội sau bao giờ cũng kế thừa và biết phát triển những giá trị tích cực về
phương diện tổ chức - kỹ thuật quản lý của xã hội trước.
Thứ tư, tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? Ai nắm quyền
lãnh đạo, điều hành và phân phối các nguồn lực, sản phẩm của tổ chức? Ai là đối
tượng quản lý???
Trong thực tiễn, các tổ chức được những lực lượng khác nhau tạo ra nhằm
thực hiện những mục đích khác nhau. Ai nắm quyền sở hữu người đó nắm quyền
lãnh đạo tổ chức và họ sẽ quyết định những vấn đề của tổ chức. Đối tượng quản lý
là những nguồn lực được thu hút vào hoạt động của tổ chức. Giá trị gia tăng tạo ra
được phân phối như thế nào phụ thuộc vào mục đích của tổ chức. Khoa học quản lý
giúp ta trả lời các vấn đề trên.
2. Đặc điểm của khoa học quản lý.
2.1. KHQL là môn khoa học có tính ứng dụng.
Khoa học quản lý không dừng lại ở mức độ nhận thức thế giới mà chủ yếu
phải tìm ra con đường để cải tạo đối tượng khách quan, xây dựng các nguyên lý,
nguyên tắc, tìm kiếm những ứng dụng mới thích hợp, sát hợp thực tế, trước hết tạo
ra cơ chế tác động phù hợp với đối tượng và khách thể quản lý.
Việc nghiên cứu và đề ra nguyên lý quản lý là cần thiết. Song khoa học quản
lý còn phải chỉ ra cho người quản lý biết vận dụng nguyên lý đó vào từng điều kiện
cụ thể. Sẽ là sai lầm nếu chỉ biết áp dụng một cách máy móc, rập khuôn các nguyên
lý quản lý, các cơ chế chính sách chung nhất - thành tựu mà loài người đạt được -
mà vấn đề là phải biết học tập, biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể, phù hợp
với đặc điểm kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, mỗi
địa phương, mỗi vùng.
2.2. KHQL là một khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn.
Xuất phát từ tính tổng hợp trong lao động quản lý, khoa học quản lý là một
khoa học liên ngành. Trong quá trình phát triển của mình, khoa học quản lý đã kết
14

hợp với nhiều môn khoa học khác, sử dụng những luận điểm và thành tựu của các

khoa học để giải quyết nhiều vấn đề của lý luận và thực tiễn quản lý.
Khoa học quản lý đã dựa trên cơ sở lý luận của Triết học, Kinh tế học để phát
triển và gắn bó chặt chẽ với nhiều môn khoa học cụ thể trong lĩnh vực kinh tế như:
Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế công nghiệp, Kinh tế thương nghiệp, Kế hoạch hóa
nền kinh tế quốc dân, Tổ chức lao động khoa học
Khoa học quản lý cũng phát triển trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với khoa
học Thống kê, Hạch toán kế toán, Tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh,
Marketing, Kinh doanh quốc tế v.v
Khoa học quản lý sử dụng nhiều thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên
và khoa học kỹ thuật như Toán học, Điều khiển học, Tin học, Công nghệ học v.v
Khoa học quản lý sử dụng nhiều luận điểm và kết quả nghiên cứu của các
môn khoa học xã hội nghiên cứu về con người như Xã hội học, Tâm lý học, Giáo
dục học, Luật học, Thể dục thể thao v.v
2.3. Khoa học quản lý có tính khoa học và tính nghệ thuật.
a) Tính khoa học.
Khoa học quản lý là hệ thống các tri thức lý luận bao gồm các khái niệm,
phạm trù, các quy luật, các nguyên tắc, phương pháp và kỹ năng quản lý cần thiết.
Quản lý có tính khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích các mối quan hệ quản
trị nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quản lý
sao cho có hiệu quả. Quá trình quản lý luôn đặt ra những nhiệm vụ mới cho các nhà
quản lý. Hoàn thiện quản lý như là một quá trình tất yếu của một tổ chức, doanh
nghiệp.
Lý thuyết quản lý cung cấp những khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc
nghiên cứu các lĩnh vực quản lý chuyên ngành như quản lý TDTT, quản lý nhân sự,
quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, quản trị Marketing…
Quản lý học còn là một khoa học liên ngành, vì nó sử dụng tri thức của nhiều
môn khoa học khác, đồng thời còn làm cơ sở nghiên cứu cho các môn khoa học đó.
Khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lý của từng lĩnh vực, từng
ngành nói riêng có đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ
thể của nó. Dựa trên các quy luật vận động và phát triển của các hình thái kinh tế -

xã hội mà lý luận khoa học quản lý được hình thành. Đồng thời xuất phát từ những
quy luật của khoa học quản lý mà các lĩnh vực, các ngành (kinh tế, xã hội, văn hoá,
15

giáo dục ) căn cứ vào đặc điêm cụ thể để xây dựng lý luận khoa học quản lý riêng
cho ngành mình.
Khoa học quản lý có quá trình hình thành, phát triển mạnh mẽ và ngày nay nó
trở thành một môn khoa học quan trọng. Nhờ có tri thức khoa học mà các nhà quản
lý đề ra được các giải pháp quản lý có căn cứ, phù hợp với quy luật khách quan
trong những vấn đề quản lý cụ thể.
Tính khoa học của quản lý đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vững
những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức. Nắm vững quy luật
thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý.
Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các
phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, biết sử dụng những thành tựu của khoa
học và kỹ thuật (như các phương pháp đo lường, định lượng, dự đoán, các phương
pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý, lưu trữ, truyền thông, công nghệ thông
tin v.v ) vào trong công tác quản lý.
b) Tính nghệ thuật.
Nghệ thuật quản lý là việc sử dụng các phương pháp, các tiềm năng, các cơ
hội một cách khôn khéo, tài tình nhằm đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Quản lý
là một nghệ thuật vì nó lệ thuộc khá lớn vào cá nhân nhà quản lý (thiên bẩm, tài
năng, cơ may, mối quan hệ…).
Nghệ thuật quản lý còn thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo, ứng phó kịp thời với
từng tình huống cụ thể của nhà quản lý. Nghệ thuật quản lý được tạo lập trên cơ sở
tiềm lực (sức mạnh), tài thao lược (kiến thức và thông tin) và yếu tổ giữ được bí mật
ý đồ.
Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình
muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quản lý. Không phải mọi hiện tượng
đều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật về tổ chức, quản lý đều đã

được nhận thức thành lý luận.
Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý, suy cho
cùng quản lý là sự tác động tới con người với những nhu cầu và các mối quan hệ hết
sức đa dạng phong phú. Những mối quan hệ của con người luôn đòi hỏi nhà quản lý
phải xử lý khéo léo, linh hoạt, "nhu hay cương", 'cứng hay mềm" và điều đó khó có
thể trả lời hay áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp. Mặt khác, tính nghệ thuật
của quản lý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâm lý cá nhân của từng nhà quản lý,
phụ thuộc vào cơ may, vận hội và rủi ro v.v
16

Có thể nói, quản lý là một khoa học, nhưng sự thực hành quản lý là một nghệ
thuật. Theo Harol Koonkz: "Các kiến thức về quản lý là một khoa học còn với tư
cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật".
Nghệ thuật quản lý thường được thể hiện trong thực tiễn quản lý. Đó là nghệ
thuật "biết làm thế nào" để đạt được một kết quả cụ thể tối ưu nhất. Nghệ thuật quản
lý đòi hỏi sự khôn khéo, tinh tế và những kinh nghiệm trong cách "đối nhân xử thế",
là "nét riêng độc đáo của từng nhà quản lý".
3. Đối tượng của khoa học quản lý.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý.
Khoa học quản lý là khoa học nghiên cứu các quy luật hình thành và biến đổi
các tổ chức của con người trong môi trường cùng phương pháp, các nghệ thuật để
thực hiện có hiệu quả nhất đòi hỏi của các quy luật này nhằm đạt được mục tiêu đã
định.
Khoa học quản lý có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý, tức là các
quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức. Những quan hệ này có thể
là quan hệ giữa tổ chức với môi trường, hay mối quan hệ giữa các cá nhân và cá
nhân, cá nhân và tập thể, quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Khoa học quản lý có nhiệm vụ nghiên cứu các mối quan hệ trên nhằm tìm ra
những quy luật, các vấn đề có tính quy luật của hoạt động quản lý và cơ chế vận
dụng các quy luật đó trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó mà tác

động lên các yếu tố vật chất khác (các nguồn lực) một cách có hiệu quả.
Khoa học quản lý cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc
nghiên cứu sâu các môn học về quản lý theo từng lĩnh vực hoặc theo ngành chuyên
môn hóa như: quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, quản lý hành chính nhà nước,
quản lý giáo dục, quản lý văn hóa, xã hội, quản lý TDTT
3.2. Nội dung nghiên cứu của khoa học quản lý:
Khoa học quản lý nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản lý;
- Quá trình quyết định quản lý và đảm bảo thông tin cho các quyết định;
- Các chức năng quản lý;
- Người quản lý,
- Các vấn đề về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý và đổi mới các hoạt động quản lý
tổ chức
17

Ngoài ra, khoa học quản lý của từng lĩnh vực, từng ngành còn có những nội
dung nghiên cứu cụ thể khác, như quản lý TDTT quần chúng, quản lý TDTT thành
tích cao, quản lý kinh tế TDTT
3.3. Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
Khoa học quản lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học
như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán học, xác
suất, thống kê, các phương pháp nghiên cứu tâm lý và xã hội ,
3.3.1. Phương pháp duy vật.
Là phương pháp cơ bản làm nền tảng lý luận của người lãnh đạo và quản lý.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin
cung cấp cho nhà quản lý phương pháp nhận thức đối tượng khách quan cùng với sự
vận động và phát triển của đối tượng quản lý hết sức đa dạng và sinh động với hàng
loạt mâu thuẫn nảy sinh phải giải quyết.
3.3.2. Phương pháp phân tích hệ thống:
Là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khoa học quản lý. Phương pháp

phân tích hệ thống trong khoa học quản lý được đặc trưng bởi các nội dung sau:
- Xem tổ chức như một hệ thống mở, vận động và tồn tại theo những quy luật
khách quan. Hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận, nhiều nhân tố ảnh hưởng trong
mối quan hệ tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể. Nếu một nhân tố, một bộ
phận nào đó có "vấn đề" sẽ ảnh hưởng đến các nhân tố và bộ phận khác và đến cả
hệ thống.
- Tổ chức không chỉ là một hệ thống nói chung mà là hệ thống kinh tế - xã
hội.
- "Vấn đề" không cố định ở một nhân tố, hoặc bộ phận nào của tổ chức mà
luôn biến động. Giải quyết tốt vấn đề của nhân tố hoặc một bộ phận này có thể lại
xuất hiện vấn đề thuộc nhân tố hoặc bộ phận khác.
- Động lực phát triển chủ yếu của tổ chức là những nhân tố bên trong tổ chức.
- Để nghiên cứu, quản lý thường được phân tích thành các chức năng quản lý.
Tiêu chí để hình thành các chức năng quản lý là quá trình quản lý và các lĩnh vực
của hoạt động quản lý.
3.3.3. Phương pháp mô hình hóa.
Là phương pháp tái hiện những đặc trưng của một đối tượng nghiên cứu bằng
một mô hình khi việc nghiên cứu chính đối tượng đó không thể thực hiện được. Nó
cho phép người nghiên cứu nắm bắt được những yếu tố cơ bản và quan hệ cơ bản
18

một cách phổ quát, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Trong khoa học quản lý
thường sử dụng các mô hình toán học theo công thức tính toán, các hình vẽ hoặc sơ
đồ. Ví dụ dùng kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự toán (P.E.R.T: Program Evalution
and Review Technique).
3.3.4. Phương pháp thực nghiệm:
Là phương pháp làm thử một phương án để xem cái gì sẽ xảy ra, nếu đúng thì
tiếp tục hoạt động, nếu sai thì sửa chữa hoặc lựa chọn phương án khác. Thực tiễn
quản lý hết sức sinh động. Các quyết định quản lý cho dù được soạn thảo và nghiên
cứu công phu, chặt chẽ đến đâu cũng chưa chắc phù hợp với điều kiện khách quan,

do đó bằng phương pháp thực nghiệm có thể rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì dễ dẫn đến sai lầm và
những tổn thất nhiều khi khó khắc phục được.
Ngoài ra, khoa học quản lý còn sử dụng nhiều phương pháp khác như:
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp toán kinh tế, phương pháp toán
thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp tâm lý, phương pháp lịch
sử…
















19

CHƯƠNG 2. KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ.

1. Sự cần thiết phải tìm hiểu lịch sử phát triển các tư tưởng quản lý.
Học thuyết quản lý là hệ thống những tư tưởng, quan niệm, khái niệm, quy

luật, nguyên tắc về các hoạt động quản lý được hình thành trong quá trình phát triển
của xã hội. Hoạt động quản lý cùng tuổi với văn minh nhân loại nhưng khoa học
quản lý là một ngành khoa học còn mới mẻ và đang được rất nhiều người, nhiều
ngành quan tâm. Ngày nay chúng ta có được một di sản đồ sộ, phong phú về học
thuyết quản lý và việc nghiên cứu chúng là cần thiết cho các nhà quản lý.
Lịch sử phát triển của nhân loại đã cho chúng ta thấy những vấn đề cơ bản
của khoa học quản lý. Người Sumerian thời nguyên thủy (vùng Iraq hiện nay) đã
hoàn thiện một hệ thống phức tạp những quy trình thương mại với hệ thống cân
đong, đo đếm; người Ai Cập thành lập nhà nước vào khoảng 3.000 năm trước công
nguyên và những Kim tự tháp là dấu tích về trình độ tổ chức, điều hành và kiểm
soát những công trình phức tạp; người Trung Hoa cũng có những định chế chính
quyền nhà nước chặt chẽ và những công trình vĩ đại như Vạn lý trường thành thể
hiện một trình độ tổ chức cao.
Ở Châu Âu, những kỹ thuật và phương pháp quản lý bắt đầu được áp dụng
trong kinh doanh từ thế kỷ XVI, khi hoạt động thương mại đã phát triển mạnh. Còn
trước đó, lý thuyết quản lý chưa được phát triển vì công việc sản xuất - kinh doanh
chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình.
Đến cuối thế kỷ XVIII, cuộc các mạng công nghiệp với sự ứng dụng của máy
móc cơ khí đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy. Đây là những
hình thức tổ chức sản xuất khác hẳn với tổ chức sản xuất trong gia đình. Quy mô và
độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản lý bắt đầu trở nên cấp bách. Nhưng sự
chú ý cũng chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất hơn là vào nội dung
của hoạt động quản lý.
Đến thế kỷ XIX, mối quan tâm đến các hoạt động quản lý của những người
trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh và của những nhà khoa học mới thật
sự sôi nổi. Federick W.Taylor (1856-1915) với tư tưởng quản lý khoa học của mình
đã đặt nền móng cho khoa học quản lý hiện đại. Thời kỳ này, sự quan tâm vẫn tập
trung nhiều đến các khía cạnh kỹ thuật của sản xuất nhưng đồng thời cũng đã chú ý
đến khía cạnh xã hội trong quản lý, như Robert Owen đã tìm cách cải thiện điều
kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân. Xét về phương diện quản lý, việc

làm của Owen đã đặt nền móng cho cho các công trình nghiên cứu quản lý về mối
20

quan hệ giữa điều kiện lao động với kết quả của xí nghiệp. Những nỗ lực nghiên
cứu về khoa học quản lý đã được tiến hành rộng khắp và từ đó đến nay các lý thuyết
quản lý đã được phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực cho sự phát triển kỳ diệu
của xã hội loài người trong thế kỷ XXI và hiện nay.
2. Khái quát lịch sử phát triển các tư tưởng quản lý.
2.1. Các tư tưởng quản lý Trung Hoa thời cổ đại.
Thời cổ đại, nhiều triết gia của Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể vào
tư tưởng quản lý mà cho tới nay các tư tưởng đó vẫn còn đậm nét trong phong cách
quản lý của nhiều nước Châu Á, được nhiều học giả Phương Tây đánh giá cao. Sau
đây là hai trường phái tư tưởng tiêu biểu.
2.1.1. Tư tưởng "đức trị” của Nho giáo:
Kể từ Khổng Tử (ông Tổ của Nho giáo) đến Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu
Hy và các nhà nho về sau đã bàn nhiều đến “đức trị” trong quản lý.
Tư tưởng quản lý của Nho giáo thể hiện ở quan niệm về Đạo và Đức với
Tam cương, Ngũ thường mà trung tâm là đức Nhân. Theo Nho giáo, Nhân là biết
yêu thương người khác, biết giúp đỡ người khác thành công như mình. Dưới góc độ
quản lý, "Nhân" trở thành nguyên tắc cơ bản, quy định hoạt động của chủ thể quản
lý trong quan hệ với chính mình và quan hệ với đối tượng quản lý. Trong Ngũ
thường thì Nhân là yếu tố quan trọng nhất, quy định, chi phối, ảnh hưởng đến các
yếu tố khác. Tư tưởng về Nhân được Nho giáo gắn liền với Đạo (quy luật của Trời
Đất) và trở thành quy luật chung cho xã hội loài người (người quân tử học đạo để
thương người và trị người, kẻ tiểu nhân học đạo để dễ sai khiến).
Lễ là hình thức của Nhân, "Khắc kỷ phục Lễ vi Nhân" tức là ép mình theo Lễ
là Nhân. "Ra cửa phải như tiếp khách quý, trị dân phải như làm lễ lớn, điều gì mình
không muốn làm cho mình thì không nên làm cho ai". Thiếu Nhân thì Lễ chỉ là hình
thức, giả dối "Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì" (Khổng Tử).
Nghĩa là thấy việc gì đáng làm là làm, không mưu tính lợi ích cá nhân. Nghĩa

gắn liền với Nhân. Theo Nho giáo, “cách ứng xử của người quân tử không nhất
định là như thế này mới được, cũng không nhất định là như thế kia thì không được,
cứ hợp nghĩa thì làm, làm hết mình không thành thì thôi".
Trí là biết người, có hiểu biết sáng suốt mới biết cách giúp người mà không
hại cho người và cho mình. Người Nhân mà không có Trí dễ bị người khác lợi dụng
lòng tốt.
Dũng là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh bản thân mình vì nghĩa lớn, dám
vượt qua khó khăn để đạt được mục đích. Dũng là biểu hiện và là một bộ phận của
21

Nhân. "Nhân giả tất hưng dũng" tức là ngườì Nhân ắt có dũng, nhưng người dũng
chưa chắc đã có nhân. "Hữu dũng vô nhân" là nguyên nhân của loạn. Theo Nho
giáo, Nhân - Trí - Dũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử và cũng là tiêu
chuẩn cơ bản của nhà quản lý.
Đặc biệt, các nhà Nho bàn nhiều về Lợi: "Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ
tiểu nhân hiểu rõ về Lợi"; "Giàu sang là điều ai cũng muốn, nhưng nếu được giàu
sang mà trái đạo lý thì người quân tử không thèm; nghèo hèn là điều ai cũng ghét,
nhưng nếu sự nghèo hèn mà không trái đạo lý thì người quân tử cũng không bỏ".
Nho giáo không coi việc làm giàu, tính toán lợi ích kinh tế là xấu, thậm chí ông còn
đánh giá cao những ngươi biết cách làm giàu đúng lễ, nghĩa và coi thường kẻ giàu
bất nhân. Khổng Tử khuyên các nhà quản lý - cai trị không nên chỉ dựa vào lợi:
"Nương tựa vào điều lợi mà làm là sinh ra điều oán". Nhà quản lý phải nghiêm
khắc với mình, rộng lựơng với người, không ỷ chức quyền mà tranh lợi với cấp
dưới, có như thế xã hội mới có cái lợi lâu dài như: chính trị - xã hội ổn định, kinh tế
thịnh vượng, tinh thần tốt đẹp. Nhà quản lý phải "khắc phục tư dục", không nên cầu
lợi cho bản thân, mà chuyên vào công việc thì "bổng lộc tự khắc đến". Theo Khổng
Tử: "tiên phú hậu giáo", tức là trước hết làm cho dân giàu, sau đó là giáo dục họ.
Khổng Tử nhìn nhận mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các tầng lớp xã hội
bằng con mắt của nhà cai trị nhân đức và cố gắng điều hòa mâu thuẫn này, duy trì
ổn định xã hội bằng Đức Nhân. Theo ông, cái gốc của thời loạn là người nghèo

chưa được giáo hóa: "Ham sức mạnh mà không yên phận nghèo thì sẽ loạn, người
bất mãn mà bị ghét thái quá sẽ sinh loạn". Đức Nhân là phương thuốc mà Khổng
Tử dùng để trị loạn cho xã hội bằng cách giáo hóa cho mọi người, cả người cai trị
lẫn người bị cai trị, mong con người ngày càng trở nên hoàn thiện. Tư tưởng của
Khổng Tử về quản lý xã hội là: "ổn định, kỷ cương và phát triển", trái ngược với
nhiều học thuyết duy lợi, thực dụng của nền kinh tế hiện đại đang thể hiện ở một số
người hiện nay. Sự phát triển về kinh tế những năm qua của mấy "con rồng Châu
Á" như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái lan, Singapore có nhiều nguyên nhân, nhưng có
nét chung là sự vận dụng tư tưởng "phi kinh tế", coi trọng tính nhân bản của Khổng
Tử vào quản lý, kinh doanh. Và điều đó đã làm nên nét đặc thù của "Chủ nghĩa tư
bản Khổng giáo", văn hóa quản lý Khổng giáo tại các nước này.
Nho giáo chia thiên hạ thành hai loại: quân tử và tiểu nhân. Quân tử là người
hiểu biết, là kẻ sĩ. Người quân tử biết "tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ", để có
thể là người cai trị - quản lý, giáo hóa người khác, người quân tử phải do tu luyện
về đạo đức, trí năng mà thành.
22

Có thể nhận thấy, mặc dù còn một số hạn chế như tính bảo thủ, mơ hồ, ảo
tưởng, nhưng tư tưởng quản lý theo đức trị của Nho giáo vẫn là một trào lưu tư
tưởng chính của Trung Hoa cổ đại, phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ, được
lưu truyền lại cho các thế hệ sau và có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và phong cách
quản lý hiện đại, nhất là ở phương Đông.
* Thảo luận: Phân tích Học thuyết Khổng Tử:
Khổng Tử là người Trung Hoa sống vào khoảng năm 500 trước công nguyên.
Là người khai sinh Nho giáo. Học thuyết của ông gần gũi với cuộc sống đời thường,
đi sâu vào phân tích cách đối nhân xử thế và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với
người xung quanh. Học thuyết của ông có thể được minh họa qua những nguyên tắc
sau:
Thứ nhất, học thuyết Khổng Tử đi vào việc nghiên cứu tính bền vững của xã
hội. Theo ông chỉ có thể duy trì tính bền vững này một khi giữa những cá nhân có

mối quan hệ theo đẳng cấp rõ ràng. Do vậy, những nhà quản lý cấp thấp phải thể
hiện sự tôn trọng và tuân phục với nhà quản lý cấp cao (quân xử thần tử, thần bất
tử bất trung).
Thứ hai, gia đình là nguyên mẫu của tất cả tổ chức trong xã hội. Do đó, mỗi
cá nhân phải tìm cách duy trì sự phát triển hài hòa của tổ chức bằng cách cho phép
những người khác bộc lộ bản chất của mình như phẩm chất, lòng tự trọng và uy tín,
đặc biệt trong công việc (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).
Thứ ba, mọi người phải đối xử với nhau như chính bản thân mình. Do vậy,
những nhà quản lý cấp cao phải khuyến khích các nhân viên cũng như các nhà
quản lý cấp trung gian nâng cao kiến thức và kỹ năng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của
toàn tổ chức.
Cuối cùng, mỗi cá nhân trong cuộc sống phải có trách nhiệm học tập mở
mang kiến thức, làm việc chăm chỉ, không hoang phí, rèn luyện đức kiên nhẫn và
giữ gìn những giá trị truyền thống của xã hội.
2.2.2. Tư tưởng pháp trị:
Tư tưởng pháp trị đề cao pháp luật, sử dụng các biện pháp cứng rắn với các
hình phạt; đề cao: “luật, hình, lệnh, chính”; thống nhất “thế “, “thuật”, “pháp” thành
pháp trị (Hàn Phi Tử).
Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được đời sau nhắc đến nhiều là thời Xuân
Thu và thời Chiến Quốc. Thời Xuân Thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà
Chu, cũng là thời kỳ của Lão Tử, Khổng Tử. Thời Chiến Quốc (403-221 TCN) là
thời của Hàn Phi Tử.
23

Trong khi Nho gia lấy nhân - nghĩa - lễ - trí - tín, Mặc gia lấy “kiêm ái” để trị
nước, còn Đạo gia theo “vô vi nhị trị”, thì Pháp gia đề cao pháp luật trong phép trị
nước.
a) Quản Trọng (TK VI TCN): là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời là cầu nối
Nho gia với Pháp gia, tư tưởng Quản Trọng đề cao luật - hình - lệnh - chính.
- Luật là để định danh phận cho mỗi người,

- Lệnh là để cho dân biết việc mà làm,
- Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh,
- Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải.
Luật pháp phải công khai rõ ràng, dạy cho dân biết luật pháp và khi thi hành
phải giữ lòng tin đối với dân. Khi đề cao luật pháp, ông chú trọng đến đạo đức - lễ -
nghĩa - liêm trong quản lý.
b) Thân Bất Hại (401-337 TCN): Đề cao “thuật” trong quản lý; đó là phương
pháp, thủ đoạn của người cầm quyền, là cái bí hiểm không được lộ ra cho cấp dưới
biết là cấp trên có sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét ai, ham
muốn cái gì hay không… Nếu không cấp dưới sẽ đề phòng, nói dối, lừa gạt cấp
trên. Chủ trương ở cương vị nào thì phải làm đúng chức trách bổn phận của mình,
ngoài cái đó ra nếu có biết thêm gì cũng không nên nói ra.
c) Thận Đáo (370-290 TCN): Đề cao “thế” trong quản lý. Hiền và trí không
đủ để cấp dưới phục tùng nhưng quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người. Chủ
trương tập quyền, cấm không được lập bè đảng, phân biệt và quy định rõ địa vị,
quyền hạn của các tầng lớp người trong xã hội cho rõ ràng.
d) Thương Ưởng (TK IV, TCN): Đề cao “pháp” trong quản lý. Pháp luật
phải nghiêm, ban bố cho mọi người đều biết, ai cũng phải thi hành, có tội thì phải
phạt, phạt nặng thì mới răn đe được. Đặt ra lệnh cáo gian, cáo sai thì bị tội, cùng
nhau chịu trách nhiệm; thưởng hậu mà xác thực, phạt nặng mà cương quyết. Tổ
chức liên gia thực hiện chính sách cáo gian; thực hiện thưởng cho người có công,
phạt người phạm tội; quý tộc mà không có chiến công thì hạ xuống dân thường.
2.2. Các tư tưởng quản lý thời kỳ xã hội công nghiệp (cuối TK XIX đầu XX)
2.2.1. Trường phái cổ điển về quản lý:
"Quản lý theo khoa học" là thuật ngữ được dùng để chỉ những ý kiến về tổ
chức và quản lý được đưa ra ở Châu Âu và Hoa Kỳ vào những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Trong quá trình hình thành các lý thuyết cổ điển có công đóng
24

góp của rất nhiều tác giả. Nhìn chung, có thể đưa ra 2 dòng lý thuyết quản lý cổ

điển chính: Lý thuyết quản lý khoa học và lý thuyết quản lý hành chinh.
a) Lý thuyết quản lý khoa học:
v Charles Babbage (1792 - 1871): là một nhà toán học người Anh đã tìm
cách tăng năng suất lao động. Cùng với Adam Smith ông chủ trương chuyên môn
hóa lao động, dùng toán học để tính toán các sử dụng nguyên vật liệu tối ưu nhất.
Ông cho rằng, các nhà quản trị phải nghiên cứu thời gian cần thiết để hoàn thành
một công việc, từ đó ấn định tiêu chuẩn công việc, đưa ra việc thưởng cho những
công nhân vượt tiêu chuẩn. Ông cũng là người đầu tiên đề nghị phương pháp chia
lợi nhuận để duy trì quan hệ giữa công nhân và người quản lý.
v Fededric W.Taylor (1856 - 1915): Là đại biểu ưu tú nhất của trường
phái này, ông được xem là "cha đẻ" của phương pháp quản lý khoa học với tác
phẩm Những nguyên tắc và phương pháp quản trị khoa học (Principles and methods
of scientice management) xuất bản ở Mỹ năm 1911.
Trong thời gian làm nhiệm vụ của nhà quản lý ở các xí nghiệp, nhất là các xí
nghiệp luyện kim ông đã tìm ra và chỉ trích mãnh liệt các nhược điểm trong cách
quản lý cũ. Theo ông các nhược điểm chính là:
- Thuê mướn công nhân trên cơ sở ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến
khả năng và nghề nghiệp của công nhân.
- Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có tổ chức học việc.
- Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp; công
nhân tự mình định đoạt tốc độ làm việc.
- Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho công nhân.
- Nhà quản lý làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năng chính là lập
kế hoạch và tổ chức công việc, tính chuyên nghiệp không được thừa nhận v.v
Tư tưởng cơ bản về quản lý của Taylor thể hiện qua định nghĩa: "Quản lý là
biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất".
Nội dung chủ yếu của thuyết Taylor gồm:
Ø Cải tạo các quan hệ quản lý: Một mục tiêu cơ bản của quản lý là giải
quyết mâu thuẫn gay gắt giữa chủ và thợ không chỉ bằng một hệ thống các giải pháp

kỹ thuật mà còn bằng phương thức quản lý khiến cả chủ và thợ có thể gắn bó hợp
tác với nhau trong một tổ chức để cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả
và năng suất lao động. Taylor cũng thấy được đông cơ thúc đẩy lao động là lợi ích
25

kinh tế phải được xử lý hài hòa qua chế độ lương thưởng hợp lý, chỉ có như vậy các
cách thức tổ chức sản xuất một cách khoa học mới phát huy được tác dụng cao. Ông
nêu ra 4 nguyên tăc quản lý khoa học như sau:
+ Bố trí lao động một cách khoa học để thay thế các thao tác lạc hậu, kém
hiệu quả.
+ Lựa chọn công nhân một cách khoa học; đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng
họ, phát triển tinh thần hợp tác đồng đội, thay vì khích lệ nỗ lực cá nhân riêng lẻ của
họ.
+ Xác định chức năng hoạch định của nhà quản lý, thay vì để công nhân tự ý
lựa chọn phương pháp làm việc riêng của họ.
+ Phân chia công việc giữa nhà quản lý và công nhân, để mỗi bên làm tốt
nhất công việc của họ. Cái gắn bó giữa họ là lợi nhuận của doanh nghiệp và năng
xuất lao động và đó là yếu tố tạo ra nhiều lợi nhuận.
Biện pháp quản lý tương ứng là: Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý
để thực hiện công việc; dùng cách mô tả công việc để lựa chọn công nhân, thiết lập
hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức; trả lương theo nguyên tắc
khuyết khích theo sản lượng, đảm bảo an toàn lao động bằng dụng cụ thích hợp;
thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch hoạt động v.v
Ø Tiêu chuẩn hóa công việc: Theo ông cần phải hợp lý hóa lao động
trên cơ sở định mức cụ thể với những tiêu chuẩn định lượng như một cách thức tối
ưu để phân chia công việc thành những công đoạn, những khâu hợp lý, định ra
chuẩn mực để đánh giá kết quả lao động.
Ø Chuyên môn hóa lao động: Lao động theo nghĩa khoa học đòi hỏi sự
chuyên môn hóa trong phân công nhằm đạt yêu cầu "tốt nhất" (do thành thục thao
tác) và "rẻ nhất" (do không có động tác thừa và do chi phí đào tạo thấp). Việc này

phụ thuộc vào nhà quản lý trong tổ chức sản xuất. Tổ chức sản xuất theo dây
chuyền là hệ quả của hướng chuyên môn hóa lao động, trong đó mỗi công nhân chỉ
thực hiện thường xuyên, liên tục một (hoặc vài) động tác đơn giản. Từ đó, việc đào
tạo công nhân hướng vào sự thành thạo hơn là tay nghề "vạn năng". Taylor nhấn
mạnh phải tìm những người thợ "giỏi nhất" theo hướng chuyên sâu, dựa vào năng
suất lao động cá biệt đó để xây dựng đinh mức lao động.
Việc chuyên môn hóa lao động kéo theo yêu cầu cải tiến công cụ lao động
(công cụ chuyên dùng cho từng động tác) để dễ sử dụng nhất, tố ít sức nhất và đạt
năng suất cao nhất. Môi trường lao động cũng là một yếu tố quan trọng, đó là việc

×