Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.18 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
ThS. Lê Thị Phương Nam
(1)

ThS. Hoàng Văn Lợi
(2)


Nhằm phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật về giáo dục đại học, năm
2010, nhóm cán bộ, chuyên viên Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên
và Nhi đồng do ThS. Lê Thị Phương Nam – Phó Vụ trưởng làm Chủ nhiệm đã
triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở “Thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010-2015”. Đề tài đã đạt
được nhữ
ng kết quả đáng ghi nhận trong việc đánh giá chung về thực trạng đội
ngũ giảng viên đại học (GVĐH) hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất
nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GVĐH giai đoạn 2010-2015 và kiến nghị
một số nội dung chuẩn bị cho việc xây dựng Dự án Luật giáo dục đại học.
1. Chất lượng
đội ngũ GVĐH
Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở
các trường đại học, cao đẳng. Trên thế giới, nhà giáo đại học thường gắn với một
chức vụ khoa bảng hoặc do các trường đại học đề bạt hoặc do Chính phủ bổ nhiệm.
Ở Việt Nam, theo quy định của Luật giáo dục 2005, GVĐH là những nhà giáo làm
nhiệm vụ giảng dạy tạ
i các trường đại học, cao đẳng và được phân chia thành các
ngạch giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp
(3)
.
GVĐH trước hết là một nhà giáo, vì thế chất lượng của đội ngũ GVĐH được


đánh giá trước hết qua các tiêu chuẩn cơ bản của nhà giáo, bao gồm: phẩm chất
(đức) và năng lực (tài) là hai bộ phận tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi người
thầy giáo. Phẩm chất nhà giáo là thế giới quan của họ (hay nói cách khác là phẩm
chất chính trị của nhà giáo), nền tảng định h
ướng thái độ, hành vi ứng xử của giáo
viên. Bên cạnh đó, phẩm chất, đạo đức, nhân văn của người thầy giáo thể hiện qua
lòng thương yêu con trẻ, thương yêu học trò. Năng lực nhà giáo chính là năng lực
sư phạm bao gồm: năng lực chuyên môn; năng lực dạy học; năng lực tổ chức; năng
lực thực hiện; năng lực giao tiếp; năng lực kiểm tra, đ
ánh giá; năng lực giáo dục.
Ngoài các tiêu chí đánh giá chất lượng thông qua những tiêu chuẩn chung
của nhà giáo, xuất phát từ đặc thù về hoạt động giáo dục đại học (GDĐH), chất

(1)
Phó Vụ trưởng Vụ VH, TN, TN & NĐ, VPQH
(2)
Chuyên viên, Vụ VH, TN, TN & NĐ, VPQH (Tổng thuật)
(3)
Theo Quyết định số 583/TCCP-BCTL ngày 18/12/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức
Chính phủ về Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức giảng dạy đại học, cao đẳng
lượng của đội ngũ GVĐH còn được xem xét thông qua ba khía cạnh cơ bản là chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực; năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học; chất
lượng các dịch vụ xã hội.
Chất lượng hoạt động đào tạo: Với chức năng dạy học, GVĐH có nhiệm vụ
trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học hiện đại, kỹ
năng, kỹ xảo về một
lĩnh vực khoa học nhất định; phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy
sáng tạo, trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học và phương
pháp tự học, tiếp thu cái mới, hình thành thế giới quan khoa học, các chuẩn mực xã
hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, đòi hỏi người GVĐH trước h

ết
phải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo, có nhân cách tốt, bản lĩnh chính trị
vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, yêu nghề, yêu thương học trò,
công bằng, tôn trọng nhân cách của người học. Đồng thời, GVĐH phải có năng lực
chuyên môn tốt, có kiến thức chuyên sâu, làm chủ được tri thức, ham hiểu biết tri
thức mới và không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng. Bên c
ạnh đó,
GVĐH phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về dạy và học, có phương pháp luận,
kỹ thuật dạy và học nói chung và trong từng chuyên ngành cụ thể.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ: Đội ngũ GVĐH
được biết đến như một lực lượng cán bộ học thuật có trình độ, chất lượng cao; bởi
vậy, ngoài vi
ệc dạy học, GVĐH phải chủ động tham gia nghiên cứu khoa học
(NCKH) để bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo;
khuyến khích, hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên phương pháp học thông qua
nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn. Để làm được điều đó, người
GVĐH cũng phải biết nghiên cứu, tìm tòi, giải thích và dự báo các vấ
n đề của tự
nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải.
Chất lượng các dịch vụ xã hội: Đối với nhà trường và sinh viên, GVĐH cần
thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản lý, các công việc hành chính,
tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho
sinh viên Trong lĩnh vực chuyên môn, GVĐH làm phản biện cho các tạp chí
khoa học, tham dự và tổ chức các hội thả
o khoa học. Đối với cộng đồng, GVĐH
trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp
thông tin, viết báo, áp dụng các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng, truyền
bá kiến thức khoa học và nâng cao dân trí …
Tóm lại, chất lượng của đội ngũ GVĐH chịu sự tác động của nhiều nhân tố
khác nhau, từ chủ quan như năng lự

c, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy,
kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu vươn lên của từng cá nhân cho
đến các điều kiện, yếu tố khách quan như điều kiện, môi trường làm việc, công tác
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cũng như các chế độ, chính sách
ưu đãi và cơ chế kiểm tra, đánh giá công nhận,…
Mặc dù có nhiều sự đổi thay trong quan niệm về vai trò và nhiệm vụ của nhà
giáo đại học nhưng bản chất của nghề dạy học và đặc biệt là người dạy học trong
thời đại mới là không thay đổi. Cấu trúc chức năng của người GVĐH có thể thay
đổi tùy theo nhu cầu xã hội, nhưng dù trong cấu trúc nào, cả ba chức năng giảng
dạy, NCKH, cung ứng dịch vụ đều có mố
i liên hệ tương hỗ hết sức chặt chẽ. Thực
hiện đầy đủ và toàn diện cả ba nhóm chức năng nêu trên quả là một thách thức lớn
không chỉ cho từng GVĐH mà cho cả hệ thống giáo dục.
2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH
Trong những năm qua, nhờ có sự nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục nói
riêng và của toàn xã hội nói chung, đội ngũ
GVĐH nước ta đã có những bước tiến
đáng kể cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp lẫn số lượng, trình độ và
năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi
mới, đội ngũ GVĐH hiện nay còn tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Về số lượng, sau hơn 20 năm đổi m
ới, số lượng đội ngũ GVĐH nước ta đã
tăng gấp 3 lần, từ 20.212 người trong cả nước vào năm 1987 lên 61.190 người vào
năm 2009. Mặc dù vậy, so với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở GDĐH
(gấp 4,1 lần) cũng như sự gia tăng nhanh chóng quy mô đào tạo (gấp 13 lần) trong
những năm qua thì số lượng đội ngũ GVĐH củ
a nước ta hiện chưa đáp ứng được
yêu cầu. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên (SV/GV) của cả nước còn ở mức quá cao so với
quy định: trung bình là 28 SV/GV vào năm học 2008-2009; tỉ lệ này tại một số cơ
sở GDĐH còn lên tới trên 40 SV/GV

(4)
, cao hơn nhiều so với quy định hiện hành
(5)
.
Về cơ cấu, tỉ lệ giảng viên
có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm
chưa tới 50% tổng số GVĐH,
trong đó trình độ tiến sĩ chiếm
10,16% (giảm so với thời điểm
năm 1997) và chỉ có 3,74% giảng
viên có chức danh Phó Giáo sư,
Giáo sư. Con số này còn quá thấp
so với mục tiêu của Bộ Giáo dục

(4)
Kết quả giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo
chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy ĐH DL
Ngoại ngữ tin học TP HCM: 47,3 SV/GV, ĐH Tây Đô: 44,2 SV/GV, ĐH Mở TP HCM: 41,2
SV/GV, ĐH Hồng Bàng: 40,2 SV/GV…;
(5)
Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
"Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010” quy định tỷ lệ SV/GV là
từ 5 - 10 SV/1 GV đối với các ngành đào tạo năng khiếu; từ 10 - 15 SV/GV đối với các ngành đào
tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ và từ 20 - 25 SV/GV đối với các ngành đào tạo khoa học xã
hội, nhân văn và kinh tế - qu
ản trị kinh doanh.
Biểu 1: So sánh tốc độ tăng trưởng đội ngũ GV với
tốc độ tăng quy mô SV và số lượng các cơ sở GDĐH
và Đào tạo đề ra là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 35% giảng viên có trình độ tiến
sĩ. Đội ngũ GVĐH có trình độ cao, đặc biệt là các Phó Giáo sư, Giáo sư có độ tuổi

trung bình khá cao, phân bố tập trung chủ yếu ở một số trường đại học lớn tại các
khu vực trung tâm
(6)
.
Tại nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở mới được thành lập và cơ sở tư
thục, số lượng giảng viên thỉnh giảng cao hơn nhiều lần so với đội ngũ cán bộ cơ
hữu làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Một số
trường có số lượng giảng viên thỉnh giảng g
ấp 2 lần số giảng viên cơ hữu; cá biệt
có trường chỉ có 53 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng là 375.
Không ít trường hợp danh sách GV thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập
trung vào một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Việc sử dụng quá đông giảng viên
thỉnh giảng một mặt làm cho cơ sở đào tạo khó chủ động thực hiện kế
hoạch đề ra
và chất lượng đào tạo không cao do GV thỉnh giảng ít có điều kiện tham gia sinh hoạt
chuyên môn tại cơ sở thỉnh giảng và không có thời gian tập trung nghiên cứu, nâng
cao chất lượng giảng dạy.
Bảng: Cơ cấu GV cơ hữu và GV thỉnh giảng
Chất lượng đội ngũ
GVĐH được thể hiện chủ
yếu qua chất lượng hoạt
động giả
ng dạy và chất
lượng NCKH của giảng
viên. Liên quan đến hoạt
động giảng dạy, thực trạng
hiện nay cho thấy có tình
trạng quá tải giờ dạy của
đội ngũ GVĐH do việc
thành lập ồ ạt các cơ sở

GDĐH cùng với sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đào tạo trong khi số lượng
đội ngũ cán bộ giảng dạy không tăng kịp theo tốc độ tăng quy mô
(7)
. Thực tế này

(6)
Tuổi trung bình của GS trong đợt phong tặng tháng 11/2009 là 57 (thấp nhất là 45 và cao nhất
là 69; độ tuổi trung bình của các PGS là 50 (thấp nhất là 32 và cao nhất là 71). Theo số liệu năm
2004, trong tổng số 1.131 GS thì có 975 người đang sống và làm việc tại Hà Nội (86,2%), TP. Hồ
Chí Minh có 107 người (9,5%), các địa phương khác chỉ có 49 người (4,3%).

(7)
Từ 1998 đến 2009, có 304 trường ĐH, CĐ được thành lập. Trong đó, có 230 trường được
nâng cấp từ bậc học thấp hơn; 9 trường ĐH được nâng cấp từ khoa trực thuộc ĐHQG, ĐH
vùng; 7 trường ĐH được thành lập theo phương thức sáp nhập, chia tách và có 58 trường ĐH,
CĐ được thành lập mới hoàn toàn. Đến nay, đã có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất 1 trường ĐH
hoặc CĐ (chiếm 98%). Tính
đến tháng 9/2009, cả nước có 412 trường ĐH, CĐ, trong đó có 78
trường ngoài công lập. Tổng quy mô đào tạo ĐH, CĐ năm học 2008 - 2009 là 1.719.499 SV,
Năm học 2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
Tổng số GV (người) 22.792 26.798 30.121
GV

hữu


Tổng số 16.536 18.827 21.075
Công lập
14.750 16.360 18.270
Ngoài công
lập
1.786 2.467 2.805
GV
thỉnh
giảng
Tổng số 6.256 7.971 9.046
Công lập
3.233 4.213 4.624
Ngoài công
lập
3.023 3.758 4.422
diễn ra phổ biến, đặc biệt là đối với giảng viên những môn chung như triết học,
ngoại ngữ, kinh tế chính trị… và giảng viên nhóm ngành hấp dẫn như công nghệ
thông tin, ngân hàng, tài chính kế toán Có những giảng viên dạy 1.000 tiết/năm
trong khi quy định là 260 tiết/năm. Tình trạng quá tải giờ dạy diễn ra liên tục trong
thời gian dài khiến cho rất nhiều GVĐH không còn thời gian dành cho học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không cậ
p nhật được một cách thường
xuyên các kiến thức, kỹ năng mới khiến cho nội dung bài giảng của họ nghèo nàn,
lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Phương pháp giảng dạy của
một bộ phận không nhỏ GVĐH chậm được đổi mới, chủ yếu vẫn là thuyết trình
theo kiểu thầy đọc – trò chép. Trong khi đó, công tác NCKH chưa được chú trọng;
nộ
i dung NCKH không có chất lượng, hiệu quả, không có tính thực tiễn và khả
năng ứng dụng mà chỉ nhằm đối phó hoặc để chấm điểm bình xét thi đua, xét
phong danh hiệu.

Cơ chế quản lý, sử dụng đội ngũ GVĐH hiện nay không phát huy hết tiềm
năng của cả đội ngũ và từng cá nhân, không kích thích được sự phấn đấu trong
chuyên môn; không sàng lọc được dễ dàng và thường xuyên những người y
ếu
kém. Cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng, vẫn dựa chủ yếu vào khối
lượng giảng dạy và thâm niên công tác mà không căn cứ vào thành tích và khả
năng nghiên cứu của cá nhân; chưa bảo đảm cho GVĐH có cuộc sống đủ để có thể
toàn tâm, toàn ý cho việc bảo đảm chất lượng hoạt động giảng dạy và NCKH.
Những hạn chế về số lượng và chất lượng
đội ngũ GVĐH như đã đề cập trên
đây xuất phát từ 6 nguyên nhân chủ yếu: (1) Tiêu chuẩn về GVĐH được quy định
trong Luật giáo dục, các văn bản dưới luật có hiệu lực thấp, nội dung lạc hậu; (2)
Chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo chưa được cụ thể hóa thành các
quy hoạch, kế hoạch của các trường đại học; (3) còn tồn tại cơ ch
ế bao cấp trong
hệ thống đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo đại học, cao đẳng nói riêng; (4)
công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ GVĐH chưa trở thành điều kiện tiên quyết và bắt buộc đối
với các cơ sở GDĐH và chính đội ngũ GVĐH; (5) Công tác quản lý, sử dụng và
đánh giá về
hoạt động giảng dạy và NCKH còn nhiều bất cập; (6) Chính sách đãi
ngộ đối với đội ngũ nhà giáo nói chung và GVĐH nói riêng chưa bảo đảm.
Những kết quả đạt được, cũng như các hạn chế, yếu kém nêu trên đã ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo đại học. Vì
vậy, việc tìm ra các gi
ải pháp để tháo gỡ những khó khăn, nâng cao chất lượng đội
ngũ GVĐH được xem là khâu mấu chốt để nâng cao chất lượng GDĐH đang trở
thành một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

tăng 13 lần so với năm 1987; tỷ lệ SV/số dân năm 1997 là 80 SV/1vạn dân thì đến năm 2009 là

195 SV/1 vạn dân.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVĐH
GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, cung cấp hàng triệu
nhân lực có trình độ cao làm nòng cốt phục vụ sự nghiệp
đổi mới đất nước, nhưng
GDĐH nước ta hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng đào tạo
nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chất lượng đội ngũ GVĐH có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng
cao chất lượng giáo dục. Do v
ậy, việc phát triển đội ngũ GVĐH được coi là giải
phát đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Để phát triển
đội ngũ GVĐH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng, bảo đảm sự
kết nối một cách nhuần nhuyễn giữa các thế hệ, trên cơ sở phân tích những vấn đề
lý luận c
ơ bản về chất lượng GVĐH, thực trạng đội ngũ GVĐH hiện nay, đề tài đã
tập trung kiến nghị thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng GVĐH; nghiên cứu xây dựng cơ chế,
chính sách nhằm thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghi
ệp loại giỏi, sinh viên các lớp cử
nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao làm GVĐH; xây dựng chính sách thu hút cán
bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài nước tham gia giảng dạy
trong các cơ sở đào tạo của Việt Nam;
Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp của GVĐH; đẩy mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo và đào tạo lại đối với độ
i ngũ GVĐH nhằm nâng
cao chất lượng của giảng viên cả về năng lực chuyên môn lẫn kiến thức, nghiệp vụ

sư phạm;
Thứ ba, đẩy mạnh công tác NCKH trong các cơ sở GDĐH, gắn NCKH với
đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm tăng
cường trao đổi học thuật, sáng kiến kinh nghiệm trong NCKH; tổ chức và khuyến
khích GVĐH tham gia hội ngh
ị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước nhằm trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy và NCKH;
Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ
GVĐH theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và giao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH;
Thứ năm, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ng
ũ
GVĐH tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân; điều chỉnh chính sách
lương, phụ cấp ưu đãi, cơ chế đãi ngộ phù hợp để cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ GVĐH nâng cao năng lực, trình
độ.
Nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi
mới và phát triển GDĐH; tạo hành lang pháp lý thuận lợi và thống nhất để điều
chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến GDĐH, góp phần đổi mới căn bản và
toàn diện GDĐH Việt Nam nh
ằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Luật giáo dục đại học sẽ được
Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Từ những kết
quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã có một số kiến nghị cụ thể để
xây dựng và hoàn thiện Dự
thảo luật này. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đề nghị pháp điển hóa các chức danh GVĐH gồm trợ giảng, giảng
viên, giảng viên chính, Phó Giáo sư và Giáo sư. Trong đó, Giáo sư, Phó Giáo sư là
chức danh của GVĐH chứ không phải là danh hiệu để tôn vinh. Trao quyền tự chủ
cho cơ sở GDĐH bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trên cơ sở kết quả

công nhận đủ tiêu chu
ẩn của Hội đồng chức danh giáo sư cấp nhà nước.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng đào tạo thì trình độ của giảng viên phải cao
hơn trình độ đào tạo, do đó đề nghị quy định trình độ chuẩn của chức danh GVĐH
phải cao hơn một cấp so với chương trình đào tạo mà GVĐH tham gia giảng dạy,
đồng thời cho phép GVĐH có trình độ từ tiến sĩ tr
ở lên được quyền kéo dài thời
gian làm việc nếu có nhu cầu.
Thứ ba, đề nghị quy định rõ về các chế độ, chính sách ưu tiên như tiền
lương, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo nói chung
và đội ngũ GVĐH nói riêng; có chế độ thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, các
nhà khoa học trong và ngoài nước làm giảng viên của cơ sở GDĐH.
Ngoài những kết quả đạ
t được nêu trên, đề tài cũng đã đưa ra được những
khuyến nghị cụ thể đối với Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các bộ, ngành có
liên quan trong việc ban hành chính sách; các cơ sở GDĐH và bản thân GVĐH
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVĐH giai đoạn 2010-2015.

×