Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Đánh giá sự phát triển Du lịch quốc tế của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh du lịch quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.09 KB, 33 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô,
những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến
binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam
Á. Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại
và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa
dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan
các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du
lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng
giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định
về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ
năm 1997. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh
tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nướcđược tạo ra bởi các dịch
vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà
sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ
(10 %). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời
điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du
lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu
hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn. Với tiềm
năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định
hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù "Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam 2001 - 2010" có vài chỉ tiêu không đạt được, từ năm 2011, "Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ
tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối. Tuy nhiên, cũng
có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch
thật sự trở thành "mũi nhọn" và từ có "tiềm năng" trở thành có "khả năng". Với
mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành du lịch, một nhánh nhóm nganh dịch vụ
đầy tiềm năng Việt Nam, cũng nhưng phác họa vài nét cơ bản về lĩnh vực du lich
của Việt nam trong năm năm trở lai đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá sự


2

phát triển Du lịch quốc tế của Việt Nam và các giải pháp đẩy mạnh du lịch
quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới”.




























3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch:
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du
lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi
góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi
(Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town-
cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng
Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theo
nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi,
Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm
tăng thêm kiến thức.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của
các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá
nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng
thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch

họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
4

của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn
hoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối
với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là
lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả
các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là
một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả
kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài
nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã
hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu
nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ
trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực
văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố

ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Du lịch là đi du lịch để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là
việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có thể lưu trú qua đêm và có
5

sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác,
hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh.
Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du
lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn
24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích
khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện
việc du lịch đó."
1.2. Khái niệm Tài nguyên du lịch:
1.2.1. Định nghĩa tài nguyên du lịch:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài nguyên du lịch. Có tác giả cho
rằng: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trì lực của con người,
khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho
nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch Tuy nhiên định
nghĩa này chưa phản ánh được bản chất của tài nguyên du lịch. Nguyễn Minh Tuệ
và một số học giả cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh tế, văn hóa
được sử dụng để phục hồi sức khỏe cho con người. Trên cơ sở này cho rằng địa
hình, thủy văn, khí hậu, thế giới động vật, di tích, lễ hội…là những tài nguyên du
lịch. Thế nhưng rõ ra không phải trong bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, không
phải bất cứ kiểu khì hậu nào cũng đếu có khả năng thu hút khách du lịch. Hay nói
cách khác, khóng phải tất cả chúng đều có thể được khai thác cho kinh doanh du
lịch, đôi khi có những kiểu địa hình, khí hậu, thủy văn lại là những điều kiện bất
lợi, cản trở việc thu hút khách. Như vậy, tài nguyên du lịch phải là những giá trị

thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa tâm linh, giải trì, kinh tế…của các thành tạo tự nhiên,
những tình chất của tự nhiên các công trình, sản phẩm do bàn tay hay trí tuệ của
con người làm nên có sức hấp dẫn với du khách hoặc được khai thác phục vụ phát
triển du lịch. Luật du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa về tài nguyên du lịch tại
điều 4 như sau: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di
tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
6

văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đó thị du lịch”
1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch:
- Là loại tài nguyên có thể tái tạo được. Trong quá trình khai thác và kinh
doanh du lịch, khách được đưa đến điểm du lịch để họ cảm nhận tại chỗ những giá
trị của thế giới xung quanh, cụ thể là những giá trị của tài nguyên du lịch. Tài
nguyên của mỗi loại hình du lịch mang tình đặc thù của chúng. Mục đìch nghỉ
ngơi, điều dưỡng là các loại hính nước khoáng, bùn, thời tiết, khì hậu, thìch hợp
cho việc chữa bệnh…Du lịch thể thao và các cuộc hành trình cần những đặc điểm
đặc biệt của lãnh thổ như: những chướng ngại vật, dân cư thưa thớt, ở xa trung tâm.
Đối với du lịch tham quan cần những danh lam thắng cảnh tự nhiên và lịch sử văn
hña, các cóng trính kinh tế, những ngày lễ dân gian và những thành phần văn hña
dân tộc. Những tài nguyên này được du khách tiêu thụ song hầu như khóng mất đi
giá trị ban đầu.
- Thường thuộc loại tài nguyên có tính đa dạng. Một số tài nguyên khóng chỉ
là tài nguyên du lịch mà còn là tài nguyên của các ngành kinh tế khác. Điều này
thường dẫn đến những tranh chấp về trách nhiệm trong cóng tác quản lý và điều
hành khai thác. Trong trường hợp này, chính quyền phải có quyết định hợp lý mặc
dù để dành tài nguyên đó cho du lịch thì hiệu quả kinh tế trước mắt sẽ khóng cao
bằng để cho ngành kinh tế khác khai thác.
- Là thành phần cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch: Tài nguyên du lịch
cũng là yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tất cả những gì

mà du khách được hưởng thụ trong suốt chuyến đi sản phẩm du lịch, là kết quả của
dịch vụ, dịch vụ bổ sung và dịch vụ đặc trưng.
- Giá trị của tài nguyên du lịch phụ thuộc vào yếu tố chủ quan Giá trị của
tài nguyên du lịch khóng chỉ phụ thuộc vào giá trị tự thân mà còn phụ thuộc vào
các nhà cung ứng và du khách. Về phần mính giá trị tự thân phụ thuộc vào độ lớn,
sự phong phú, sự đa dạng, độc đáo và sự tương phản…một di tìch cñ nhiều cóng
trính, một khu rừng cñ nhiều tầng, nột địa hính cñ nhiều núi non tạo nên sự đa
7

dạng, phong phú. Một cóng trính đương đại đặc sắc, một lễ hội truyền thống, một
trò chơi dân gian độc đáo…cñ sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
1.2.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch. Quyết
định tới loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch được chia thành hai loại:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác
giả trong cuốn địa lý du lịch:" Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện
tượng trong mói trường tự nhiên bao quanh chúng ta" Theo thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến
trong đề tài Tài nguyên du lịch Bắc Ninh với sự phát triển du lịch bền vững:" Tài
nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc
gián tiếp khai thác sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đìch phát
triển du lịch" Các tài nguyên du lịch tự nhiên luón gắn liền với các điều kiện tự
nhiên, điều kiện lịch sử, văn hña, kinh tế, xã hội, nñ thường được khai thác đồng
thời với tài nguyên du lịch nhân văn. Gồm:
+ Tài nguyên địa hình
+ Tài nguyên khí hậu
+ Tài nguyên nước
+Tài nguyên sinh vật
1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
- Ý nghĩa: Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của du lịch.

- Vai trò: Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hính thành các sản phẩm du
lịch. Sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải kể đến tài
nguyên du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự
phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc
sắc thí giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng. Tài
nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Trong quá
trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu và thoả mãn các mục
đích của du khách, các loại hình du lịch mới cũng khóng ngừng xuất hiện và phát
triển. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch.
8

Và chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho các yếu tố điều kiện tự
nhiên, xã hội trở thành tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu
thành quan trọng tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối
quan hệ về mặt không gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo
nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ cóng nhân viên, tổ chức điều hành và quản
lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau. Nhưng dù ở
cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ
chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du
lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách hiệu
quả nhất các tiềm năng của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo
nên hiệu quả cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nñi riêng cũng như
trong mọi hoạt động du lịch nói chung.
1.3. Khách du lịch
1.3.1. Khái niệm khách du lịch
Có không ít định nghĩa về khách du lịch. Tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế ở
mỗi nước, dưới lăng kính khác nhau của các học giả, các định nghĩa được đưa ra
khóng phải hoàn toàn như nhau. Trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 tại khoản
4 điều 4 chương 1 đã quy định rõ : “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp

đi du lịch trừ những người đi với mục đích học tập, làm việc hay sinh lợi”. Trong
cuốn “Nhập món khoa học du lịch” của Trần Đức Thanh viết “Khách du lịch là
người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
một cách tạm thời nhằm mục đìch phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ
về thế giới xung quanh, có thể sử dụng dịch vụ du lịch”. Trong cuốn “Kinh tế du
lịch” của nhà xuất bản Kinh tế quốc dân năm 2005 đã nói “Khách du lịch là những
người đi du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu, giải trí và nghỉ dưỡng với việc
sử dụng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch. Nơi đến của họ cách xa so với cư trú
thường xuyên” (nơi cư trú thường xuyên được hiểu là nơi họ ở với thời gian là trên
một năm)
1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách
9

Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” đem lại nhiều lợi ích to lớn
cho mỗi quốc gia nói chung và cho khu du lịch, điểm du lịch nói riêng. Khu du
lịch, điểm du lịch muốn phát triển thì điều cần thiết và quan trọng hàng đầu là phải
thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ du lịch tại đó. Tài
nguyên du lịch của khu du lịch, điểm du lịch chỉ có thể được khai thác triệt để và
phát huy hết tiềm năng vẻ đẹp vốn có của nó khi nhờ đến hệ thống cơ sở vật chất,
cơ sở hạ tầng, chình sách phát triển đầu tư du lịch của nhà nước, chính quyền địa
phương. Nhưng vẻ đẹp và giá trị của tài nguyên sẽ bị lụi tàn, rơi vào quên lãng nếu
như không được du khách biết tới. Do đó vấn đề thu hút khách đến khu du lịch,
điểm du lịch không những là vận đề của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà
còn là vấn đề đặt ra cho ngành du lịch nói chung
1.3.2.1 Nhân tố khách quan:
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hính thành các
sản phẩm du lịch. Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì sản phẩm du lịch phải
đa dạng, đặc sắc, phong phú, mới mẻ. Chính sự phong phú của tài nguyên du lịch
đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng
độc đáo, hấp dẫn thí giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch ngày

càng cao. Có thể nói chất lượng của tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản tạo nên chất
lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch.
- Địa hình: Địa hình ở một nơi thường chứa đựng cảnh đẹp và sự đa dạng
của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trọng nhất là địa phương
phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sóng, núi,
hồ…du khách thưòng thìch những nơi đó.
- Khí hậu: Những nơi có khì hậu điều hoà thường được du khách ưa thích.
Những cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá
lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích
hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi điều kiện du lịch đòi hỏi mỗi điều kiện khí
hậu khác nhau.
10

- Thực vật: Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng số luợng nhiều rừng, nhiều hoa… Đối với khách du lịch,
những loài thực vật không có ở đất nước của họ thường có sức hấp dẫn mạnh.
- Động vật: Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu
hút khách du lịch. Có nhiều loài động vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu
- Tài nguyên nước: Các nguồn tài nguyên nước mặt như ao, hồ, sóng ngòi…
vừa tạo điều kiện để điều hoà không khí, phát triển mạng lưới giao thóng vận tải
nói chung, vừa tạo điều kiện phát triển nhiếu loại hính du lịch nổi riêng. Các nguồn
nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa
bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát triển từ thời
đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò quyết định cho sự
phát triển của du lịch chữa bệnh.
- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã
hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Hơn
nữa, dân cư cùng nguồn lao động ổn định sẽ làm cho chất lượng hoạt động du lịch,
sản phẩm du lịch phát triển; hoàn thiện, nâng cao hơn thu hút đóng đảo khách tham
quan

- Điều kiện an ninh chình trị và an toàn xã hội: An ninh chính trị là tình hình
xung đột hay ổn định ; hoà bình hay chiến tranh…Tất cả những tình hình chính trị
đều có những tác động tích cực hoạt tiêu cực đến quyết định du lịch đến một quốc
gia của du khách. Vì vậy an ninh chình trị là điều kiện rất quan trong đối với sự
phát triển của ngành du lịch đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du
lịch. An toàn xã hội là đề cập đến vấn đề thiên tai, bệnh dịch, tác động xấu đến du
lịch, cản trở hoạt động du lịch. Như vậy, mỗi khu du lịch, điểm du lịch hay vùng du
lịch muốn thu hút khách du lịch phải đảm bảo được an ninh chình trị và an toàn xã
hội.
- Điều kiện kinh tế: Điều kiện kinh tế của một quốc gia đóng vai trò quan
trọng đối với nguồn vốn đầu tư cho du lịch của một quốc gia, từ đó mới có thể tạo
ra những hoạt động du lịch thu hút các lượt khách du lịch vào trong nước.
11

- Ý thức cộng đồng dân cư địa phương: Ý thức cộng đồng dân cư địa
phưong là một nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng thu hút khách đến địa
phương. Việc bảo vệ mói trường, tôn tạo tài nguyên và giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống của phong tục tập quán tại các khu du lịch không chỉ là trách nhiệm
của chình quyền địa phương mà còn là trách nhiệm của dân cư, những người trực
tiếp tiếp xúc và quảng bá vẻ đẹp, giá trị của tài nguyên du lịch tới khách tham quan.
Thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc của người
dân.
1.3.2.2 Các nhân tố chủ quan
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: Đây là nhân tố tương đối quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến khả năng thu hút khách du lịch. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và
cơ sở hạ tầng là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của
du lịch trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định
mức độ khai thác các tiềm năng du lịch, nhằm thoả mãn nhu cầu khách du lịch. Cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đồng bộ, có chất lượng tốt, khả năng đáp ứng
được nhu cầu du lịch cao sẽ thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan,

sử dụng dịch vụ và sản phẩm du lịch tại khu du lịch đó. Chính vì có vai trò quan
trọng như vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng,
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Vấn đề đầu tư phát triển du lịch: Du lịch phát triển đòi hỏi phải có chình
sách đầu tư và vốn đầu tư kịp thời, cấp thiết. Việc đầu tư phát triển du lịch phải kết
hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử
dụng vốn nước ngoài và huy động nguồn nhân lực trong dân theo phương châm xã
hội hoá phát triển du lịch. Có được sự đầu tư đúng đắn sẽ giúp cho khu du lịch phát
triển mạnh mẽ, ngoài việc phát huy hết các tiềm năng vốn có, còn có thể nâng cao
về chất lượng các nguồn lực, thu hút được đông đảo khách du lịch.
- Vấn đề bảo vệ mói trường: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự
tồn tại và phát triển của nó gắn liền với mói trường. Sự suy giảm của mói trường
đồng nghĩa với việc suy giảm hoạt động du lịch. Ví vậy bảo vệ mói trường tự nhiên
trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết định. Sự phát triển của điểm du lịch cần
12

sự chung tay của mọi người bằng nhiều biện pháp cụ thể, hữu hiệu chứ khóng thể
phó mặc cho tự nhiên. Mói trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng, tình hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Qua đó ảnh hưởng đến
khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hơn nữa, các cơ sở
kinh doanh du lịch hiện nay chủ yếu kinh doanh dựa trên những nguồn lực sẵn có
từ tự nhiên. Vì vậy, việc giữ gín, bảo vệ cảnh quan mói trường du lịch là việc làm
có tính sống còn đối với các doanh nghiệp.
- Công tác marketing và xúc tiến du lịch: Sức hấp dẫn thu hút khách cũng
như vẻ đẹp tiềm ẩn của khu du lịch sẽ trở nên mờ nhạt, kém lôi cuốn khi không có
công tác marketing và xúc tiến quảng bá du lịch. Vẻ đẹp chỉ là tiềm ẩn nếu như
khách du lịch khóng biết đến. Tuyên truyền, quảng bá hính ảnh du lịch đến đóng
đảo người dân thóng qua các hình thức, phuơng tiện thông tin đại chúng cùng các
chình sách nâng cao quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ thu hút đến một quốc gia.
- Chính sách phát triển du lịch: Đề cập đến vai trò của nhà nước và chình

quyền địa phương đối với sự phát triển của du lịch thông qua các chình sách, cơ
chế. Muốn phát triển du lịch thì nhà nước, chính quyền địa phương phải có những
chính sách, cơ chế tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển. Du lịch phát triển, khả
năng lói cuốn, hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến khu du lịch, điểm du lịch tăng
cao.
Như vậy, một điểm du lịch muốn hấp dẫn khách du lịch ngoài những tiềm
năng vốn cñ của nó thì những nhân tố do chủ quan do sự tác động của con người
cũng có những ảnh huởng nhất định đối với khả năng thu hút khách du lịch. Từ
những tiêu chì, những vấn đề được phân tích ở trên ta sẽ đánh giá được thực trạng
hoạt động khai thác du lịch ở một điểm đến du lịch, rút ra những thuận lợi và hạn
chế cần khắc phục.




13

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
2. 1 Phân tích thực trạng du lịch Việt Nam trong việc thu hút du khách quốc tế
2.1.1 Tình hình du khách quốc tế đến Việt Nam du lịch trong thời gian qua
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2009-2013 có tăng lên liên
tục qua các năm, nguyên nhân họ đến Việt Nam là để du lịch, công việc, đi thăm
thân nhân hoặc các mục đích khác. Tuy nhiên, du khách quốc tế đến với Việt Nam
cũng xem như đã sử dụng các dịch vụ du lịch vì cũng sử dụng các dịch vụ ăn uống,
đi lại, nghỉ ngơi tại Việt Nam.Trong tất cả các mục đích trên thì mục đích chiếm tỷ
trọng cao nhất khi khách quốc tế đến với Việt Nam là để du lịch nghỉ ngơi, con số
này luôn chiếm tỷ trọng trên 59% từ năm 2009 đến nay. Khách quốc tế đến với
Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 tăng trưởng 11% năm 2013 so với năm 2012,
con số này lần lượt là 34%, 19% và 14 % trong các năm 2010, 2011 và 2012 so với

năm trước đó. Cụ thể số lượng du khách đến Việt Nam được thể hiện qu biểu đồ
dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng khách quốc tế và số lƣợng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: người

Nguồn: Tổng cục thống kê

-
1000000,0
2000000,0
3000000,0
4000000,0
5000000,0
6000000,0
7000000,0
8000000,0
2009 2010 2011 2012 2013
3772359,0
5049855,0
6014032,0
6847678,0
7572352,0
2226440,0
3110415,0
3651299,0
4170872,0
4640882,0
Khách quốc tế Khách du lịch
14




Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch
Đơn vị: %

Nguồn từ Tổng cục thống kê
Như vậy trong những năm gần đây khách quốc tế đến Việt Nam với mục
đích du lịch chiếm tỷ trọng từ 59% đến mức cao nhất là 61.59% (vào năm 2010), từ
con số này ta có thể thấy rằng, việc phát triển khách du lịch trong tổng số người
đến với Việt Nam là còn thấp, và còn nhiều tiềm năng để Viêt Nam khai thác thêm
trong tổng các mục đích nêu trên. Bởi vì khi đến với mục đích du lịch thì việc chi
tiêu của du khách thường thoải mái hơn, đảm bảo mang lại lợi ích cho các dịch vụ
du lịch trong nước.
Cũng theo thống kê, con số khách qốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng
không cũng tăng qua các năm, cụ thể như sau: 34,2% (2010), 23,9% (2011),
10,82% (2012), 7,2% (2013), riêng năm 2010 các năm còn lại số hành khách sử
dụng dịch vụ đường hàng không tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ gia tăng hành khách
đến Việt Nam. Chứng tỏ lượng khách đi bằng đường biển và đường bộ tăng lên, mà
cụ thể là cá hành khách đến từ Trung Quốc sang, đối với lượng khách này thì khả
năng khai thác du lịch, dịch vụ không nhiều. Đặc biêt từ khi mối quan hệ Trung
Quốc và Việt Nam căng thẳng trong quý 2/2014, lượng khách Trung Quốc sang
0.59
0.62
0.61
0.61
0.61
0.58
0.58
0.59

0.59
0.60
0.60
0.61
0.61
0.62
0.62
2009 2010 2011 2012 2013
15

Việt Nam sụt giảm đáng kể, vì Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng
khách đến Việt Nam.
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng khách quốc tế ở các nƣớc đến Việt Nam
STT
Các nƣớc
2009
tỷ lệ
(%)
2010
tỷ lệ
(%)
2011
tỷ lệ
(%)
2012
tỷ lệ
(%)
2013
tỷ lệ
(%)

1
Trung Quốc

527,610
13.99

905,360
17.93

1,416,804
23.56
1,428,693
20.86

1,907,794
25.19
2
Mỹ

403,930
10.71

430,993
8.53

439,872
7.31
443,826
6.48


432,228
5.71
3
Hàn Quốc

362,115
9.60

495,902
9.82

536,408
8.92
700,917
10.24

748,727
9.89
4
Nhật Bản

359,231
9.52

442,089
8.75

481,519
8.01
576,386

8.42

604,050
7.98
5
Đài Loan

271,643
7.20

334,007
6.61

361,051
6.00
409,385
5.98

398,990
5.27
6
Úc

218,461
5.79

278,155
5.51

289,762

4.82
289,844
4.23

319,636
4.22
7
Pháp

174,525
4.63

199,351
3.95

211,444
3.52
219,721
3.21

209,946
2.77
8
Malaysia

166,284
4.41

211,337
4.19


233,132
3.88
299,041
4.37

339,510
4.48
9
Thái Lan

152,633
4.05

222,839
4.41

181,820
3.02
225,866
3.30

268,968
3.55
10
Campuchia

213,567
5.66


254,553
5.04

423,440
7.04
331,939
4.85

342,347
4.52
11
Các thị trường
khác

922,360
24.45

1,275,269
25.25

1,438,779
23.92
1,922,060
28.07

2,000,156
26.41
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ta thấy rằng khách quốc tế đến Việt Nam từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá
lớn trong những năm vừa qua, cụ thể là trên 20% trong 3 năm trở lại đây. Do vậy,

khi bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị thì việc số lượng khách quốc tế đến Việt
Nam sẽ bị giảm sút trong thời gian này. Chính vì vậy, Việt Nam nên phân lại thị
trường cơ cấu khách hàng hợp lý trong du lịch quốc tế, chủ yếu lấy chất lượng làm
đầu và phân tán số lượng du khách thu hút du khách tại nhiều quốc gia khác nhau
để giảm sự ảnh hưởng bởi một quốc gia nhất định, đồng thời để quảng bá hình ảnh
Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới.
2.1.2 Vai trò và đóng góp của du khách quốc tế
- Đóng góp trong việc gia tăng thu nhập cho quốc gia: gia tăng và tăng
thu nhập trong nước




16

Bảng 2.1: Tổng thu dịch vụ du lịch Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng thu từ khách
du lịch (nghìn tỷ
đồng)
68,00
96,00
130,00
160,00
200,00

Tốc độ tăng trưởng
(%)
13,3
41,2
35,4
23,1
25,00
Nguồn Tổng cục thống kê
Du lịch có sự đóng góp và tác động tích cực của nó vào bức tranh chung của
nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu, qua đó thấy được ý nghĩa cốt lõi
của vấn đề cần xem xét, để có cái nhìn tích cực hơn về du lịch và vạch ra phương
hướng đầu tư, phát triển một cách hiệu quả hơn. Với cách tiếp cận theo hướng trên,
dưới đây là phương thức và tiêu chí đánh giá đóng góp của ngành du lịch vào GDP
quốc gia để tham khảo khi đánh giá hiệu quả của ngành du lịch.
Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm:
Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).
(1). Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du
lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), chi tiêu
của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng)
hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp
lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường
thủy, ), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch,
các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà
các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ
cho khách du lịch.
(2). Đóng góp gián tiếp:
+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như đầu tư mua máy bay mới,
xây dựng khách sạn mới;
+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá,
hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ an

toàn an ninh, vệ sinh môi trường
17

+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với
hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm,
dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không,
dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành
(3). Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực
lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc,
gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách
sạn
Ví dụ: Chi tiêu cho ăn uống, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm
quần áo, vật dụng cá nhân, nhà ở…
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân
thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du
lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại
tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong
phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền
tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Trong các dịch vụ trên, dịch vụ ăn uống và nơi nghỉ ngơi là hai dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của du khách. Nếu xét về số lượt phục vụ thì
ở Việt Nam số lượt du khách trong nước chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 65% giai
đoạn 2009-2013 nhưng chi tiêu bình quân của một du khách trong nước theo ngày
chưa đến 50% chi tiêu bình quân của du khách quốc tế theo ngày (con số này năm
2009 là 703.400 VNĐ và 1.723.000 VNĐ, đến năm 2013 con số này là 1.283.000
VNĐ và 2.521.000 VNĐ). Như vậy, ta thấy rằng, khách du lịch quốc tế đóng vai
trò rất lớn trong tổng thu dịch vụ du lịch Việt Nam.
- Ngành du lịch tạo ra đƣợc lƣợng công việc lớn cho ngƣời dân trong
nƣớc:

Ngành du lịch tạo ra rất nhiều các dịch vụ để phục vụ du khách quốc tế như
dịch vụ lưu trú, lữ hành, ăn uống, đi lại, vui chơi, giải trí. Do đó, cũng sẽ tạo ra rất
nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Sự khác biệt giữa
18

tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm
du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm
cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm
du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động
qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực
phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất
xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành
kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh
vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du
khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng
kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng
mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế,
đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các
hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng
loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng
sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh
nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công
nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề
việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao
động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề
xã hội
- Quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới :
Trong phát triển du lịch, việc quảng bá du lịch Việt Nam đến với thế giới là
điều hết sức cần thiết. Việc giữ được uy tín, phong cách phụ vụ tốt đến với khách

du lịch quốc tế sẽ tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong việc gia tăng số lượng du
khách quốc tế đến với Việt Nam. Do vậy, dịch vụ du lịch cũng có hai mặt, khi
khách quốc tế họ hài lòng và quảng bá với những người ở nước họ thì hình ảnh
Việt Nam sẽ thu hút hơn, nếu họ không hài lòng thì sẽ gây ra tác động ngược lại.
Do vậy, trong công nghiệp không khói này, yếu tố phục vụ để đạt đến sự thỏa mãn
19

cao nhất của khách hàng là điều tiên quyết đặt lên hàng đầu. Nếu đạt được yếu tố
trên, du khách quốc tế sẽ là một kênh truyền thông quảng bá du lịch hiệu quả mà
không mất chi phí.
2.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1 Điểm mạnh
 Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng
- Có thể nhận định, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và
khá hấp dẫn. Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc
nhiều vĩ tuyến bắc-nam với 3/4 đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo
hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng
cảnh như Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Vân phong là những kỳ quan của
thời đại có sức hút du lịch mạnh mẽ. Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh mục
các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện
tốt để phát triển du lịch.
-Với 3.200 km bờ biển và trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa; nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ
Kê, Mũi Né, Vũng Tàu , vịnh đẹp và nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Xuân
Đài, cùng với các đảo gần bờ như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển
đảo.
-Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc
sinh sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện
qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là

các di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng
Chiêng Tây Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn là những điểm sáng, điều kiện rất thuận
lợi về tài nguyên du lịch nhân văn.
- Những kỳ tích lịch sử qua các thời kỳ để lại những dấu ấn hiển hách gắn
liền với những danh nhân của lịch sử như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng
Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là
20

những thiên anh hùng ca có sức hấp dẫn cuốn hút du khách tìm hiểu và thưởng
ngoạn.
 Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch dồi dào
- Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối
óc của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du
lịch. Về tiềm năng Việt Nam có thể phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô
cùng phong phú và hấp dẫn.
- Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực
phục vụ phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động
sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao
động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền
thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc
biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi
nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với
phát triển dịch vụ du lịch.
 Về chính sách phát triển du lịch
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua
các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban
Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với
vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của
Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.
- Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
 Kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua
- Với xuất phát điểm thấp, du lịch Việt Nam trong 2 thập kỷ qua đã vượt qua
mọi khó khăn về nguồn vốn, công nghệ để hội nhập và phát triển. Đây là những bài
học tốt trở thành nguồn lực mềm tạo đà phát triển du lịch cho giai đoạn tới. Tiếp
tục phát huy xu hướng thu hút lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng trưởng
nhanh và liên tục (5 triệu lượt khách quốc tế và 28 triệu lượt khách nội địa, thu
21

nhập đạt trên 98 nghìn tỷ đồng năm 2010). Đây là động lực quan trọng để du lịch
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
- Những kinh nghiệm được đúc rút trong quản lý, vượt qua khó khăn, thách
thức trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ, cạnh tranh gay gắt, bối cảnh hội nhập
quốc tế có nhiều biến động khó lường và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường trở thành bài học sống cho giai đoạn phát triển mới.
- Những thành tựu phát triển du lịch giai đoạn trước về đầu tư cơ cở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, hợp tác quốc tế và
những ấn tượng, hình ảnh về du lịch Việt Nam tích lũy qua cố gắng nhiều năm xúc
tiến quảng bá du lịch cũng như những cảm nhận của du khách khi đến du lịch Việt
Nam đã và đang tạo sức mạnh tăng trưởng cho giai đoạn tới.
- Đầu tư của giai đoạn trước đến nay đang được phát huy hiệu quả. Giai
đoạn vừa qua kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và
thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông,
sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư,
nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được
nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt
trình độ quốc tế đã hình thành. Nguồn nhân lực du lịch cũng được đầu tư thích
đáng, đến nay đã có 11 cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về du lịch do Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên 60 trường đại học, cao đẳng,
trung cấp có tham gia đào tạo du lịch. Hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo
từng bước hoàn thiện nhờ sự đầu tư của nhà nước và hỗ trợ của quốc tế thông qua
dự án Luxemboug, dự án EU. Hoạt động thẩm định và chứng nhận kỹ năng nghề đã
hình thành thông qua Hội đồng cấp chứng chỉ VTCB nhờ vậy chất lượng nguồn
nhân lực được đánh giá bài bản hơn.
2.2.2 Điểm yếu
 Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch
22

- Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm năng
đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu.
- Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống
kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu
quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề
nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.
- Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh
tranh và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá
trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các
ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du
lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền
vững.
 Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nghèo nàn,
chất lƣợng thấp
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ.
Hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa
ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng yêu
cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du
lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những

trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát
triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách
sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy
chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.
 Về nguồn nhân lực du lịch
- Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công
tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính
chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực
du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu.
23

- Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản
chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là rào
cản về ngôn ngữ.
- Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng
phục vụ. Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu
mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên
chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường
mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.
 Về phát triển sản phẩm và thị trƣờng
- Sản phẩm du lịch chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy
mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc
sao chép để hình thành sản phẩm du lịch. Vì vậy tính chất độc đáo, giá trị nguyên
bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch rất nghèo nàn và trùng lắp giữa các vùng
miền. Quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản vì vậy chất
lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp. Sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu
tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và thiếu liên kết là thuộc tính phổ biến của sản

phẩm du lịch hiện nay và là điểm yếu chính của du lịch Việt Nam. Kết quả là sản
phẩm, dịch vụ du lịch có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, sản phẩm trùng lắp, suy
thoái nhanh.
- Sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu thị trường du lịch cả ở tầm vĩ mô và
ở cấp doanh nghiệp. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị trường
mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động. Kết quả nghiên cứu
thị trường chưa được ứng dụng, theo đuổi triệt để, dẫn tới các chính sách thị trường
rất cảm tính, thiếu cơ sở và bị nhiễu loạn thông tin, biểu hiện trong sự a rua, bày
đàn trong đầu tư và cạnh tranh trên thị trường.
- Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu
quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp
dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Một số địa danh du lịch được
24

quốc tế biết đến như Hạ Long, Sapa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, Sài Gòn (Thành
phố Hồ Chí Minh) nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét.
 Về vốn và công nghệ
- Nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và
công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Thị trường vốn của Việt Nam mới
được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và chưa phát huy
được vai trò điều tiết.
- Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung
vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều
kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ.
- Sự tự lực khánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của
Việt Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên
ngoài.
 Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nƣớc
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và
các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn

thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều
chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục
hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy
trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều yếu kém;
- Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát
huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng rất yếu. Công tác quản lý và
thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong
muốn.
- Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh
du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và
thiếu tính bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường
chưa đáp ứng yêu cầu.
25

- Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và
trong nhân dân còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy
chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu
cầu phát triển.
- Du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm
môi trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây
hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ và luôn thu phí vào cửa, tình
trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, chất lượng hạ tầng cơ sở và
giao thông thấp, dịch vụ kém, trong khi đó công tác quản lý của các cơ quan chức
năng chưa đạt hiệu quả Theo đánh giá của ngành du lịch, từ năm 2006 đến nay
hơn 70% du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý "một đi không trở lại".
- Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực,
nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng
cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho
phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi

danh thắng đều thu tiền vào tham quan, thường là khá đắt, và các công ty này lại
không quan tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá
hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi, Thác Liên
Khương.
- Hình ảnh du lịch Việt Nam chưa được quảng bá rộng rãi đến các nước trên
thế giới, do đó Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch nhưng lại chưa biết đến ở
nhiều quốc gia. Một phần nguyên nhân trên là do kinh phí quảng bá du lịch Việt
Nam đến với quốc tế chưa được đầu tư đúng mức.
2.2.3 Thời cơ
- Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước,
các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ
thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong
các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng

×