Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH PHONG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THANH PHONG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN
VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC XÃ NÔNG THÔN MỚI
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu
Thái Nguyên - 2014
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
LỜI CÁM ƠN
Để có được thành quả như ngày hôm nay, Tôi xin chân thành cám ơn Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện để Tôi có cơ hội được học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Khoa học
Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình truyền đạt kiến thức,
hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Chí Hiểu -
cán bộ hướng dẫn khoa học, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ Tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo và cán bộ của UBND huyện Đại Từ, các
phòng ban chuyên môn huyện Đại Từ, nơi đề tài thực hiện nghiên cứu, đã tạo điều
kiện giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hỗ trợ thu thập các tài liệu
và số liệu phục vụ cho luận văn; Cảm ơn Lãnh đạo và các Cán bộ của UBND các xã,
đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu trên địa bàn.
Cuối cùng, Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho Tôi trong quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 09 năm 2014
Tác giả
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
4
1.1.1 Cơ sở pháp lý
4
1.1.2 Cơ sở lý luận của đề tài
5
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
8
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
8
1.2.2 Một số ứng dụng về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
11
Chương 2: Nội dung – Phương pháp nghiên cứu
21
2.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
21
2.2 Nội dung nghiên cứu
21
2.3 Phương pháp nghiên cứu
22
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
24
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đại Từ và 6 xã nghiên cứu
24
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ
24
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đại Từ
26
3.1.3 Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội 6 xã nghiên cứu
29
3.1.4 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới tại 6 xã
nghiên cứu đến tháng 12/2013
33
3.2 Hiện trạng môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH
37
3.2.1 Thực trạng việc phân loại thu gom rác thải sinh hoạt của người dân
37
3.2.2 Một số mô hình thu gom rác thải sinh hoạt
47
3.2.3 Thực trạng việc xử lý rác thải sau thu gom của địa phương
50
3.3 Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường
51
3.3.1 Hiện trạng công tác tổ chức quản lý môi trường và thu gom RTSH
51
3.3.2 Các chương trình vận động sự tham gia của người dân
52
3.4 Nhận thức, thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt
53
3.4.1 Đánh giá nhận thức người dân về việc phân loại, thực hiện, cách thức
xử lý RTSH theo tiêu chí tuổi
54
3.4.2 Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân về vấn đề RTSH và
VSMT qua tiêu chí Nghề nghiệp
57
3.4.3 Đánh giá về trình độ học vấn và thu nhập người dân đến việc phân
loại, xử lý rác thải sinh hoạt
57
3.4.4 Đánh giá về phản ứng người dân khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi;
Và đánh giá các chương trình VSMT qua tiêu chí Nghề nghiệp
59
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3.5 Đề xuất một số giải pháp
62
Kết luận và Kiến nghị
64
Tài liệu tham khảo
66
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CBEM
Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
ĐVT
Đơn vị tính
HTX
Hợp tác xã
KTXH
Kinh tế xã hội
NTM
Nông thôn mới
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
QLMT
Quản lý môi trường
RTSH
Rác thải sinh hoạt
TT
Trung tâm
UBND
Uỷ ban nhân dân
VSMT
Vệ sinh môi trường
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Tiêu đề bảng
Trang
Bảng 3.1
Tình hình cơ bản tại các xã nghiên cứu
30
Bảng 3.2
Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới
trên địa bàn 6 xã nghiên cứu
33
Bảng 3.3
Kết quả tổng hợp 5 chỉ tiêu môi trường tại 6 xã nghiên cứu
35
Bảng 3.4
Thực trạng quản lý, thu gom RTSH tại 6 xã nghiên cứu
37
Bảng 3.5
Tổng hợp khối lượng và tỷ lệ RTSH theo nguồn gốc phát
sinh tại 6 xã nghiên cứu
42
Bảng 3.6
Thành phần chính rác thải sinh hoạt
43
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
Tiêu đề hình
Trang
Hình 3.1
Bản đồ hành chính huyện Đại Từ
24
Hình 3.2
Biểu đồ về tỷ lệ chất thải theo nguồn gốc phát sinh
42
Hình 3.3
Mô hình khung phân tích
46
Hình 3.4
Mô hình Tổ thu gom RTSH tại 3 xã Tân Thái, Bản Ngoại và
Văn Yên
47
Hình 3.5
Mô hình HTX dịch vụ VSMT tại 3 xã Cù Vân, Hà Thượng
và La Bằng
48
Hình 3.6
Mô hình thu gom rác thải từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp tại các xã Hà Thượng, La Bằng
49
Hình 3.7
Tầm quan trọng trong việc phân loại RTSH theo tiêu chí
Tuổi
54
Hình 3.8
Biết cách và Thực hiện phân loại RTSH theo tiêu chí Tuổi
55
Hình 3.9
Cách thức thực hiện phân loại RTSH theo tiêu chí Tuổi
56
Hình 3.10
Mức độ hài lòng của người dân về vấn đề RTSH và VSMT
qua tiêu chi Nghề nghiệp
57
Hình 3.11
Ảnh hưởng tiêu chí Trình độ học vấn đến việc phân loại, thu
gom, xử lý RTSH
58
Hình 3.12
Ảnh hưởng tiêu chi Thu nhập đến việc phân loại, thu gom,
xử lý RTSH
58
Hình 3.13
Đánh giá về phản ứng người dân khi thấy xả rác bừa bãi và
Đánh giá các chương trình VSMT qua tiêu chí Nghề nghiệp
tại 6 xã nghiên cứu
60
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam là chủ đề lớn. Trong thời kỳ đổi mới đến nay vì những lý
do chủ quan và khách quan, nông thôn chưa đạt được kỳ vọng trong phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường. Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chiến lược phát triển
chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn. Đảng ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW về
―Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng chương trình nông thôn mới‖[2].
―Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng chương trình nông thôn mới‖ giai
đoạn 2010-2020 được Chính phủ quyết định phê duyệt ngày 04/06/2010 với nhiều
mục tiêu, tiêu chí cụ thể, trong đó có tiêu chí về môi trường nông thôn. Tuy nhiên,
nông thôn Việt Nam với đặc thù là ―Làng, Xã‖ mang phong tục, tập quán, kinh tế xã
hội riêng. Do vậy việc triển khai thực hiện tiêu chí 17 và đặc biệt là chỉ tiêu thứ 5 (đó
là ―Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định‖ trong tiêu chí 17 của
―Chương trình Nông thôn mới‖ gặp rất nhiều khó khăn, cho đến nay rất nhiều địa
phương chưa thể đạt được tiêu chí thứ 17 này. Chính vì vậy, tiêu chí này cần được
quan tâm đánh giá và đề xuất một số giải pháp kịp thời hỗ trợ kịp thời.
Những năm gần đây, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi đầu trong việc
phát triển công nghiệp, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, xu hướng đô thị hóa
đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tăng lượng rác thải sinh
hoạt, tạo khó khăn cho công tác thu gom và xử lý. Theo báo cáo của Công ty cổ phần
môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên về công tác quản lý môi trường đô thị
năm 2010 [4] thì: Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 800 tấn chất thải các loại, tuy
nhiên trong số này thì chỉ có 70% – 75% được thu gom và xử lý, số còn lại chưa được
thu gom xử lý tốt, nó tồn tại ở các khu dân cư nông thôn. Ở huyện Đại Từ, trung bình
mỗi ngày có 20% (khoảng 15 tấn) lượng rác thải chưa được xử lý, thu gom. Tại một số
vùng trong tỉnh, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc phân loại
rác chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã gây rất
nhiều khó khăn trong việc thu gom của đội ngũ nhân viên môi trường (Nguồn: Công ty
dịch vụ VSMT Đại Từ, Báo cáo công tác quản lý môi trường năm 2012 [5]).
Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm
nhận các chức năng chính như: Cung cấp tài nguyên, không gian sống và là nơi chứa
đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã
hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
động sống thường ngày, con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và
ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Rác thải là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường
nếu chúng ta không biết quản lý một cách đúng đắn, nó đang trở thành một vấn đề nan
giải mà xã hội đang quan tâm hiện nay. Nhưng nếu chúng ta biết cách quản lý và tận
dụng thì rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên có giá trị thông qua việc tái chế, tái sử
dụng, đồng thời tạo ra thu nhập cho người dân. Trong các chủ thể tham gia quản lý rác
thải, cộng đồng có vai trò rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề đó Tác giả đã
quyết định chọn đề tài nghiên cứu ―Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của
người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào Cộng đồng tại các xã Nông
thôn mới huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức
người dân về vấn đề quản lý RTSH dựa vào cộng đồng tại 6 xã đang thực hiện chương
trình Nông thôn mới.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trong việc
phân loại, thu gom, xử lý RTSH tại 6 xã đang thực hiện chương trình Nông thôn mới.
Đánh giá nhận thức và thái độ của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử
lý RTSH, trên cơ sở đó làm rõ vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan truyền
thông trong việc quản lý môi trường.
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức, từ đó góp phần
thay đổi hành vi của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại
đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tái sử dụng nguyên liệu.
Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu ―Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức của người dân
về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào Cộng đồng tại các xã Nông thôn mới
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, trong bối cảnh kinh tế cũng như xã hội ngày càng
phát triển, đó là mong muốn thực hiện của Tác giả:
Qua đó, nắm bắt được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết
vấn đề. Thu thập những thông tin định tính và định lượng. Đóng góp một phần nào đó
cho hệ thống lý luận và phương pháp.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Phát hiện những mặt tích cực và hạn chế, những mặt tiêu cực của người dân
trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng
đồng của người dân hiện nay qua nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về vấn
đề này.
Thông qua đó có những giải pháp kịp thời.
Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để Tác giả được thực tập và hiểu rõ hơn về
phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đề tài này cho thấy rõ thái độ, nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận
thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Đề tài mang tính chất khảo sát, thăm dò về nhận thức và thái độ của người dân
về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt
hàng ngày và qua công tác xử lý rác thải sinh hoạt, quản lý rác thải sinh hoạt.
Qua đề tài Tác giả cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo
trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện
và cung cấp kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách
nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài
Ở Việt Nam đã hình thành khung pháp lý chính sách liên quan tới công tác
quản lý chất thải được các cơ quan nhà nước ban hành dưới dạng văn bản quy phạm
pháp luật. Các văn bản hướng dẫn, pháp lệnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,…Tùy
theo phân cấp, quyền hạn các cấp quản lý địa phương ban hành văn bản quy định, quy
chế…
Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây Dựng định
mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu gom vận chuyển, xử lí
rác thải.
Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi
trường chiến lược ĐTM và cam kết BVMT.
Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định
nhiệm vụ xây dựng ―Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới‖.
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia.
Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ
chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án "Chương trình xây
dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá"
Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu
chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.
Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.
Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
1.1.2 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.2.1 Những khái niệm chung
Khái niệm cộng đồng
Theo GS.TS. Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) [7]: ―Cộng đồng là một thực thể
xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự rang buộc bởi
các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các
thành viên‖.
Khái niệm sự tham gia của cộng đồng
―Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư vấn ý
kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về những kế hoạch, dự án hay quy định của
Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường còn thiết thực hơn cả, đó là những hành
động của chính họ trong việc tham gia bảo vệ môi trường‖. Sự tham gia của Cộng
đồng trong công tác bảo vệ môi trường thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi
cá nhân có thể tham gia bảo vệ môi trường như: Giữ gìn vệ sinh môi trường, không có
hành vi gây nguy hại đến môi trường sống, thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi
trường … Bên cạnh đó họ có thể gián tiếp tham gia bảo vệ môi trường qua các hoạt
động: tuyên truyền, giáo dục những người xung quanh bảo vệ môi trường, lên án
những hành vi làm ô nhiễm môi trường, đóng góp ý kiến với cơ quan chức năng …
Mức độ và loại hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tính đặc trưng riêng,
đặc biệt còn tùy thuộc tâm lý, trình độ dân trí và khả năng nhận thức những vấn đề liên
quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của cộng đồng.
Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải là những vật chất được thải bỏ, phát sinh trong quá trình hoạt động
sinh hoạt, sản xuất, ăn uống … của con người. Lưu lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh sản xuất … và nhận
thức cũng như hành vi của con người.
Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt
Quản lý rác thải sinh hoạt là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật
chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh
hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Phân loại, quản lý
chất thải cũng góp phần phục hồi một số nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải, tái sử
dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất.
Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt dựa vào cộng đồng
Là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở
địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn
đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ
một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng,
phục hồi lưu vực , và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối
tác chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới, nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai
xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều Quốc gia trên thế giới,
mỗi Quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa … riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất. Có thể hiểu, phát triển bền vững là ―Sự phát triển
có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng tồn tại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
1.1.2.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày
càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến.
Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ.
Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
1.1.2.3 Đặc trưng của Nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH, giai đoạn 2010-2020
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao.
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trường sinh thái được bảo vệ.
Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
An ninh tốt, quản lý dân chủ.
Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
1.1.2.4 Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Ý nghĩa của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Là cụ thể hóa đặc tính của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí
nông thôn mới.
Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng Nông thôn mới
(NTM) của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt
nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới
Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ngày 16/4/2009 gồm 19 nội dung được chia thành 5 nhóm tiêu chí trên 5 lĩnh vực, cụ
thể như sau:
+ 5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch, nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội, nhóm 3:
Kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm 5: Hệ thống
chính trị.
+19 tiêu chí là: (1) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, (2) Giao thông, (3)
Thủy lợi, (4) Điện, (5) Trường học, (6) Cơ sở vật chất văn hóa, (7) Chợ nông thôn, (8)
Bưu điện, (9) Nhà ở dân cư, (10) Thu nhập, (11) Tỷ lệ hộ nghèo, (12) Cơ cấu lao động,
(13) Hình thức tổ chức sản xuất, (14) Giáo dục, (15) Y tế, (16) Văn hóa, (17) Môi
trường, (18) Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, (19) An ninh, trật tự xã hội.
Trong đó, tiêu chí về môi trường có 5 chỉ tiêu cần phải quan tâm: Thứ nhất là tỷ
lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia; thứ hai là các cơ
sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; thứ ba là không có các hoạt
động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch,
đẹp; thứ tư là nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; thứ năm là Chất thải, nước
thải được thu gom và xử lý theo quy định.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Được thể hiện tại
thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cách hiểu, cách tính toán và
các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thôn mới.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Trên thế giới
Để khắc phục tình trạng môi trường bị tàn phá và khối lượng chất thải ngày
càng gia tăng, các quốc gia đã lên tiếng bảo vệ Trái đất. Các văn kiện đầu tiên phải kể
tới liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được thông qua tại Hội nghị
Môi trường và con người (Stockhom, Thụy Điển năm 1972), Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất về môi trường và phát triển (Rio de Janeiro, Braxin năm 1992), Hội nghị
thượng đỉnh thế giới và phát triển bền vững (Johanesburg, Nam Phi năm 2002) là cơ
sở hành động cho các quốc gia bảo vệ môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững.
Quản lý những thách thức về Môi trường dựa vào cộng đồng ở Châu Mỹ Latinh
(COMET-LA): COMET-LA là một dự án điều phối bởi Đại học Cordoba và được tài
trợ bởi của Ủy ban châu Âu 7, viết tắt là " Quản lý những thách thức về Môi trường
dựa vào cộng đồng ở Châu Mỹ Latinh ". Mục tiêu của dự án nhằm "xác định mô hình
quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các hệ thống sinh
thái xã hội khác nhau, với bối cảnh biến đổi khí hậu và gia tăng cạnh tranh về tài
nguyên". Chìa khóa của dự án là xã hội dân sự - hợp tác khoa học: các đặc tính của dự
án là huy động sự tham gia của cộng đồng để cùng xây dựng sự hiểu biết về quản lý tài
nguyên thiên nhiên tại địa phương, xác định những thách thức trong tương lai và đáp
ứng những thay đổi đó. Dự án thực hiện với một số đối tác tại các nước: Colombia,
Mexico và Argentina. Mong đợi kết quả dự án là sẽ giúp các cộng đồng địa phương có
thể xác định các giải pháp tốt để quản lý những biến đổi về tài nguyên. Ngoài ra, dự án
cũng hy vọng sẽ là một nguồn tài liệu để tham khảo, về quản lý tài nguyên thiên nhiên
dựa vào cộng đồng (CBNRM), kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số hiểu biết về
những thách thức và chiến lược hữu ích cho các nguồn tài nguyên quản lý và điều phối
(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Thế Chỉnh, Chính sách tài nguyên và Môi trường, Kinh
nghiệm Quốc tế trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường [1]).
Tại Việt Nam
Liên quan tới công tác bảo vệ môi trường (BVMT), các văn bản pháp lý, chủ
trương, chính sách của Việt Nam đều nêu rõ quan điểm coi cộng đồng là một nhân tố
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
quan trọng trong việc thực hiện quản lý môi trường bền vững. Những hoạt động
khuyến khích cộng đồng tham gia là thực hiện các cam kết BVMT; xây dựng các mô
hình tự quản, các phong trào liên quan tới BVMT; tăng cường công tác giám sát cộng
đồng đối với công tác BVMT. Cộng đồng tham gia quản lý môi trường là một giải
pháp cơ bản trong BVMT và phát triển bền vững.
Mô hình tổ chức nông dân và nhà nước cùng quản lý: Mô hình này tồn tại ở các
xã Bắc Thành, Trung Thành, Xuân Thành và Long Thành của huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An. Ở những xã này, các tổ chức nông dân như Hợp tác xã sử dụng nước hay
hợp tác xã nông nghiệp đã được thành lập để phối hợp với Công ty Thuỷ nông Bắc
Nghệ An (là công ty dịch vụ của nhà nước) để cung cấp dịch vụ thuỷ lợi cho các hộ
gia đình. Việc quản lý và phân phối nước trong địa bàn được giao cho tận cơ sở theo
hướng quản lý phi tập trung. Công ty thuỷ lợi có trách nhiệm quản lý các trạm (bơm)
đầu mối, các tuyến kênh cấp 2 và một số tuyến kênh cấp 3 để cung cấp nước tưới cánh
đồng rộng trên 500ha, gồm cả việc duy tu định kỳ và bảo vệ các công trình khỏi sự
xâm phạm và phá hoại. Công ty này có trách nhiệm cấp nước từ trạm đầu mối đến các
kênh cấp 3 và chuyển giao cho các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp tác xã sử dụng
nước để phân phối và dẫn nước vào đồng ruộng. Các hợp tác xã nông nghiệp hoặc hợp
tác xã sử dụng nước được thành lập theo Luật Hợp tác xã. Mô hình hợp tác xã nông
nghiệp phù hợp với địa phương nơi có các công trình thủy lợi được bố trí ngay tại một
xã hoặc một làng. Mô hình hợp tác xã sử dụng nước, ví dụ như hợp tác xã N4B và N6,
lại phù hợp cho việc quản lý và khai thác các công trình thủy lợi có tuyến kênh liên
thôn hoặc liên xã. Trong đó, mỗi tuyến kênh do một nhóm dịch vụ cấp nước độc lập
chịu trách nhiệm phân phối và dẫn nước đến từng mảnh ruộng của các hộ. Những hợp
tác xã này có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo vệ và dẫn nước từ các tuyến kênh cấp 3
vào hệ thống kênh nội đồng do họ kiểm soát. Thông qua hợp đồng với công ty thuỷ
nông, mỗi hộ gia đình có ruộng được tưới sẽ phải trả phí thuỷ lợi dưới sự giám sát của
các hợp tác.
Mô hình chia sẻ quản lý giữa tổ chức nông dân và một tổ chức có liên quan đến
nhà nước Mô hình này đã được thực hiện ở xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang. Tại xã này các đội thuỷ lợi và tổ chức cộng đồng phối hợp với Hợp tác
xã nông-lâm nghiệp của xã để cung cấp các dịch vụ thủy lợi cho các hộ gia đình có
nhu cầu dùng nước. Hợp tác xã sở hữu và trực tiếp quản lý các công trình thuỷ lợi địa
phương, bao gồm các tuyến kênh mương, trạm bơm nước trong xã và cung cấp các
dịch vụ thuỷ lợi. Hợp tác xã này hoạt động tự do và độc lập với công ty thủy nông
thông qua cơ chế tự chủ tài chính (tự thu- chi). Khoảng 80% phí thuỷ lợi thu được
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
dùng để duy tu kênh mương nội đồng và 20% còn lại cho chi phí hành chính của hợp
tác xã. Mặc dù hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công trình tưới
tiêu nhưng các hộ gia đình sử dụng nước cũng được giao thực hiện các nhiệm vụ quản
lý cụ thể. Họ được yêu cầu trông coi và bảo vệ các công trình tưới tiêu nội đồng, dẫn
nước vào và ra theo lịch tưới mùa vụ của địa phương. Cách làm này đảm bảo các công
trình tưới tiêu nội đồng được duy tu, sửa chữa kịp thời, tránh lãng phí nước. Các đội
thuỷ lợi được đào tạo nâng cao hiểu biết về thuỷ lợi và hệ thống tưới tiêu, quản lý và
sử dụng công trình, thiết bị tưới tiêu, do đó năng lực và trách nhiệm của họ được nâng
cao, đảm bảo việc bảo vệ và quản lý nguồn nước được cải thiện đáng kể. Hằng năm
những đội thủy lợi này và hộ gia đình sử dụng nước cũng đóng góp công lao động để
duy tu, cải tạo và nạo vét các công trình thuỷ lợi.
Thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở một số
làng nghề ven sông Cà Lồ. Văn hóa cộng đồng trong việc quản lý và bảo vệ môi
trường là cách ứng xử của con người với môi trường được quy định trong hương ước,
tục lệ, khoán ước,… của người Việt/Kinh, trong tập quán pháp, luật tục,… ở các tộc
người thiểu số, thể hiện ở vai trò của dư luận xã hội và các tổ chức xã hội trong việc
quản lý và bảo vệ môi trường. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý và bảo
vệ môi trường dựa trên văn hóa cộng đồng ở hai thôn Xuân Lai và Thu Thủy (Xuân
Thu, Sóc Sơn) và các khu 5, 6, 7 (Thụy Lâm, Đông Anh) trong quá khứ và hiện tại,
làm cơ sở để xây dựng và triển khai mô hình quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên
văn hóa cộng đồng tại các thôn/khu này và có thể triển khai trên địa bàn rộng hơn
trong tương la. (Nguồn: Phạm Văn Lợi, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã
hội và Nhân văn 28 (2012) 93-103 [10]).
Kinh nghiệm bảo vệ rừng ven hồ tại xã Mường Chiên, tỉnh Sơn La: Trước đây,
người Thái chủ yếu canh tác lúa nước, từ năm 2007 thực hiện việc di cư lên nơi ở mới,
diện tích đất canh tác lúa nước không còn, người dân chuyển sang làm nương, rẫy,
trồng ngô, sắn, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Kết quả điều tra, 100% người dân có ý
thức bảo vệ rừng, nhất là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, hiện tượng chặt phá, đốt
rừng là hoàn toàn không có, rừng phòng hộ ven hồ, rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt.
Có được ý thức như vậy, người dân ở các bản ven hồ thuộc xã Mường Chiên thực hiện
đầy đủ những điều quy định trong luật tục, quy ước bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ
rừng phòng hộ được người dân ký cam kết cùng thực hiện. Trong điều kiện địa hình
núi cao, người Thái ở ven hồ tại Mường Chiên canh tác theo phương cách xen canh
nhằm hạn chế cao nhất quá trình xói mòn, rửa trôi đất trên đất có độ dốc lớn. Ý kiến
cộng đồng phản ánh, việc đốt rừng làm rẫy, trên thực tế vẫn còn nhưng với các loại
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
rừng non, gỗ tạp, ít có giá trị kinh tế. ―Khi đốt rừng làm nương, người Thái cũng có ý
thức bảo vệ những khu rừng xung quanh, bằng cách dọn sạch những cành khô, cỏ úa,
tạo nên khoảng trống giữa rẫy của mình với các khu vực khác, tránh không để lửa đốt
rẫy lan rộng, gây nên cháy rừng‖. Nếu cháy rừng sẽ bị xử phạt theo luật tục, hương
ước bảo vệ rừng (Nguồn: Đỗ Xuân Đức, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học
Trái đất và Môi trường, tập 29, số 3 (2013) 26-34 [9]).
Mô hình thu gom rác thải sinh hoạt (RTSH) dựa vào cộng đồng ở Thái Bình đã
được phát triển ở cấp làng/xã và đang được nhân rộng trên toàn tỉnh. Các nhóm
khoảng 5 - 7 công nhân được thành lập trong đội quản lý RTSH và làm việc dưới sự
giám sát của UBND xã. UBND xã là cơ quan phân định các khu vực xử lý và thông
qua các thủ tục hoạt động của đội. Tiền mua trang thiết bị và lương của công nhân thu
gom sẽ được trang trải từ việc thu phí thu gom RTSH của các hộ gia đình. Cộng đồng
và tổ chức quần chúng địa phương tham gia trong các chiến dịch vệ sinh được phát
động nhằm khuyến khích giảm thiểu và tái chế RTSH. Việc thu phí và quy định mức
thu, quản lý và các cơ chế tài chính; kế hoạch hoạt động và quy hoạch vị trí các bãi xử
lý rác sẽ được quyết định thông qua quá trình lấy ý kiến cộng đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ chương trình thử nghiệm về thực hiện phân
loại RTSH tại nguồn đối với RTSH từ các hộ gia đình ở Gia Lâm do Xí nghiệp môi
trường đô thị Gia Lâm thực hiện. Khoảng trên 7.000 hộ gia đình thuộc 3 làng của xã
Trâu Quỳ đã tham gia trong chương trình thử nghiệm này trong năm 2003. Vào thời
điểm mới thực hiện chương trình, các hộ gia đình được nhận miễn phí 1 xô màu xanh
để bỏ RTSH hữu cơ vào đó và 1 xô màu đỏ để bỏ các RTSH khác. RTSH từ các hộ gia
đình được thu gom hàng ngày bởi 2 xe gom rác đẩy tay, 1 để thu gom rác thải hữu cơ
và xe còn lại để thu gom rác thải khác. Rác thải hữu cơ được đưa đến cơ sở chế biến
phân compost ở quy mô nhỏ của Trường Đại học Nông nghiệp I. Kết quả đánh giá cho
thấy, 90 - 95% các hộ gia đình đã thành thạo trong việc tự phân loại RTSH của hộ
mình và 75 - 85% rác được phân loại chính xác thành RTSH hữu cơ và vô cơ. Các chất
hữu cơ không gây ô nhiễm có thể được sử dụng để chế biến phân compost có chất
lượng cao sử dụng cho trồng trọt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đó là đảm bảo cơ chế
tài chính bền vững để duy trì hoạt động phân loại RTSH tại nguồn (Nguồn: Báo cáo
tổng hợp đánh giá thực trạng dịch vụ môi trường Việt Nam (2010) [12]).
1.2.2 Một số kết quả ứng dụng về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Trên thế giới
Một số chính sách áp dụng của các nước khác trên thế giới giúp quản lý chất
thải như: Chính sách xác định quyền sở hữu ruộng đất tại Thái Lan tạo điều kiện cho
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
người dân không phải vay vốn tín dụng, canh tác hợp lý trên thửa đất của mình; Chính
sách Thủy lợi phí từ khoảng những năm 1980 tới nay của Trung quốc góp phần quản
lý bảo vệ nguồn nước của quốc gia này tránh việc sử dụng lãng phí và gây ô nhiễm
nguồn nước.
Quản lý rừng ở Nam Á: Tại Nam Á, đã có thí nghiệm quy mô lớn trong việc
phân cấp quản lý rừng - trong phần quản lý rừng đặc biệt là ở Ấn Độ và Cộng đồng
Lâm nghiệp ở Nepal. Những thí nghiệm đã làm thay đổi mối quan hệ giữa rừng và các
hộ gia đình nông thôn. Điều này đã xảy ra thông qua việc tăng cường quản lý rừng,
thỏa thuận chia sẻ quyền lực với nhà nước, khả năng tiếp cận pháp lý, và phân cấp
quản lý trong các cơ quan quốc gia. Tìm hiểu về tác động của quản lý rừng cộng đồng
người dân địa phương và phát triển bền vững rừng là rất quan trọng. Người nghèo
nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào rừng và quản lý tốt có thể đóng một vai trò quan
trọng trong xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, củi và thức ăn gia súc đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày cho nhiều người nghèo và lâm sản ngoài gỗ sản phẩm (lâm sản ngoài
gỗ) là một nguồn tiền mặt cũng như thực phẩm. Đảm bảo bền vững đó, khai thác có
hợp lý các nguồn tài nguyên rừng là một ưu tiên quan trọng. Từ một môi trường quan
điểm trên, quản lý rừng có thể có một tác động tiêu cực đáng kể đến Tài sản vốn tự
nhiên, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Nó cũng có ý nghĩa tác động đối
với biến đổi khí hậu: khoảng 12 đến 20% lượng phát thải khí nhà kính hàng năm là do
sự thay đổi độ che phủ đất, bao gồm mất rừng. (Nguồn: Priya Shyamsundar Rucha
Ghate, Quản lý rừng dựa vào cộng đồng – Tốt cho môi trường và người nghèo [18]).
Tại Việt Nam
Hiện nay, một số địa phương ở nước ta đã có một số mô hình BVMT dựa vào
cộng đồng và đạt được hiệu quả tích cực. Đó là các mô hình cam kết BVMT, tổ chức
tự quản xử lý ô nhiễm môi trường, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT, vệ sinh
môi trường, các phong trào tình nguyện và BVMT trong sản xuất nông nghiệp…
Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên…)
đóng một vai trò quan trọng. Ở các thành phố, thị trấn, thị tứ đã xuất hiện các phong
trào tự chủ, tự quản giải quyết các vấn đề môi trường, phổ biến với các hình thức là
các HTX dịch vụ môi trường, HTX nước sạch, HTX vệ sinh môi trường đã và đang
hoạt động có hiệu quả.
Tại Phú Thọ, mô hình nông dân tham gia xử lý rác thải sinh hoạt do Hội Nông
dân tỉnh triển khai thực hiện tại thị trấn Lâm Thao và xã Tứ Xã (Lâm Thao) đang được
tiếp tục nhân rộng. Trước đây việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại Lâm Thao
được thực hiện theo hai hình thức: Người dân tự xử lý và các HTX dịch vụ đứng ra thu
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
gom, xử lý. Theo đó, Nhà nước không đầu tư chi phí, mà chỉ hỗ trợ một phần mua
phương tiện, dụng cụ thu gom, còn lại các HTX, tổ dịch vụ thu gom, xử lý, tự cân đối
thu chi. Tuy vậy, cách làm quy mô nhỏ này bộc lộ nhiều hạn chế như nhiều hộ gia
đình xử lý rác thải một cách tùy tiện, các bãi rác tự phát "mọc" lên khắp nơi, gây mất
mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Từ năm 2012, huyện đã giao cho Ban Quản lý công
trình công cộng thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường trên nền tảng của một số tổ
đội thu gom, xử lý rác thải của xã, thị trấn, đồng thời bổ sung thêm xe đẩy rác, xe
chuyên dụng chở rác để vận chuyển rác từ nơi tập kết đến nơi xử lý ở Việt Trì định kỳ
2 đến 3 ngày trong tuần. Đến nay, công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt được tiến
hành khá đồng bộ tại 14/14 xã và 194/199 khu dân cư, trong đó có trên 70% số xã, thị
trấn có xe đẩy tay, xe cải tiến thu gom rác thải; 100% số xã, thị trấn đã trang bị bảo hộ
lao động cho người thu gom; 7/14 xã (Sơn Vi, Cao Xá, Kinh Kệ, Sơn Dương, Tứ Xã,
Bản Nguyên, Vĩnh Lại) đã xây dựng xong điểm tập kết, xã Thạch Sơn đang triển khai
xây dựng; 6/14 xã đã quy hoạch được điểm tập kết rác. Cách làm này của huyện Lâm
Thao có ưu điểm là đưa rác thải ra khỏi địa bàn, tập trung xử lý sạch sẽ, triệt để hơn,
cơ bản đã giải quyết được các điểm ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt ở các xã, thị trấn, tình
trạng vứt rác bừa bãi được hạn chế, cảnh quan môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng phát sinh một số vấn đề. Để đảm bảo thực hiện tốt
công tác thu gom, đặc biệt là việc vận chuyển và xử lý, các xã, thị trấn đã huy động
mức thu thêm theo quy chế dân chủ ở cở sở. Cụ thể: 13/14 xã đã thực hiện thu với mức
thu 4.000 đồng/khẩu/tháng; thị trấn Lâm Thao thu với mức thu là 3.000
đồng/khẩu/tháng. Nhưng tỷ lệ thu phí vệ sinh của các hộ gia đình, cá nhân chỉ đạt
73,7%, các hộ kinh doanh đạt tỷ đạt dưới 10%. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ
môi trường cho công tác vệ sinh môi trường ở các xã, thị trấn chưa được quan tâm,
hiện nay mới chỉ có xã Tứ Xã hỗ trợ 50% tiền vận chuyển và xử lý cho các HTX nộp
về Ban Quản lý các công trình công cộng huyện từ nguồn chi sự nghiệp môi trường
hằng năm. Nguồn thu này chỉ đáp ứng một phần để mua sắm phương tiện, trả thù lao
cho người đi thu gom, phục vụ thuê xe vận chuyển và trả tiền xử lý, còn lại phụ thuộc
vào nguồn ngân sách Nhà nước. Trong khi tỷ lệ thu phí vệ sinh môi trường đạt thấp,
đặc biệt đối với các hộ kinh doanh thu theo bậc môn bài, ngân sách nhà nước đầu tư có
hạn thì việc đầu tư cho xử lý môi trường đòi hỏi nguồn lực lớn, ô nhiễm môi trường lại
chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là chất thải chăn nuôi và nước thải bề mặt trong
khu dân cư; lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều; tình trạng vứt rác xuống các ao,
hồ, kênh mương vẫn còn xảy ra, đặc biệt là tình trạng vứt rác thải sinh hoạt, xác động
vật chết xuống lòng kênh Diên Hồng chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, các loại
chất thải rắn, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt chưa được các hộ dân phân loại gây
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
khó khăn cho việc thu gom, tăng chi phí vận chuyển và xử lý. Việc thu hồi, xây dựng
các điểm tập kết rác thải sinh hoạt tại một số xã còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc do
nhân dân chưa đồng tình ủng hộ. Trước tình hình trên, huyện Lâm Thao đã có nhiều
biện pháp khắc phục. Anh Nguyễn Hữu Trí, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lâm Thao khẳng định: "Từ năm 2014, huyện đã giao chỉ tiêu thu phí vệ sinh
cho các xã, thị trấn theo đúng Pháp lệnh Phí và lệ phí đảm bảo tỷ lệ thu đối với các hộ
gia đình, cá nhân không kinh doanh đạt từ 85% trở lên; các hộ kinh doanh đạt từ 50%
trở lên; đồng thời yêu cầu các xã, thị trấn phải bố trí nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp
bảo vệ môi trường để dùng cho công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Bên cạnh đó,
đẩy mạnh huy động nguồn lực, chú trọng nguồn vốn xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn
ngân sách Nhà nước như vốn mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nước sạch
và vệ sinh môi trường để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, hạ tầng phục vụ
công tác thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt; khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng
đồng tham gia bảo vệ môi trường, tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, tái
sử dụng và xử lý rác thải". Dù còn một số khó khăn hạn chế nhưng có thể khẳng định
những nỗ lực và hiệu quả trong công tác thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường
của huyện Lâm Thao. Hướng đi, cách làm của Lâm Thao là một bài học kinh nghiệm
để các địa phương khác trong tỉnh triển khai các hoạt động thu gom, xử lý rác thải một
cách hiệu quả (Nguồn: [22]).
Mô hình điểm khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường (BVMT) tại Bắc Giang,
do Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng điểm mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Với
nhiều cách làm sáng tạo, mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành phong trào
BVMT rộng khắp: Từ năm 2010, Ban Công tác mặt trận xây dựng mô hình "Khu dân
cư tự quản BVMT", vận động thành lập 14 tổ tự quản BVMT thu hút 188 thành viên
tham gia, giao các tổ trưởng vận động, đôn đốc hội viên các tổ chức đoàn thể và nhân
dân đảm nhận vệ sinh các trục đường, tổ dân cư. Mỗi gia đình, các tổ tự quản tự giác
vệ sinh, thu gom rác thải để vào túi li nông và định kỳ 3 ngày/tuần được tổ vệ sinh môi
trường (VSMT) thôn đến vận chuyển, xử lý. Ngày 25 hằng tháng, Ban Công tác mặt
trận còn vận động nhân dân tham gia tổng vệ sinh từ mỗi gia đình đến ngõ xóm, đường
làng và nơi công cộng. Đáng ghi nhận là các quy định về BVMT thôn được bà con tích
cực thực hiện, đưa vào quy ước làng văn hóa và gắn với mô hình nông thôn mới. Nhờ
đó, Biền Đông nhiều năm liền đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh. Cũng từ mô hình
"Khu dân cư tự quản BVMT" do Ban Công tác mặt trận thôn đảm nhiệm, ở nhiều địa
phương có những cách làm sáng tạo góp phần bảo vệ, giữ gìn khu dân cư xanh, sạch,
đẹp. Ở thôn Lãn Tranh 2, xã Liên Chung (Tân Yên), Ban Công tác mặt trận thôn vận
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
động các đoàn thể phụ trách VSMT ở các ngõ, tổ liên gia, khu vực công cộng. Tổ
BVMT thôn đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Thôn Lai Hòa, xã
Quý Sơn (Lục Ngạn) có 20 tổ liên gia tự quản BVMT do trưởng, phó các tổ chức đoàn
thể làm tổ trưởng, vận động 116/116 hộ ký cam kết và thực hiện VSMT. Nhờ đó, các
gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, khu chăn nuôi thường xuyên được xử lý ô nhiễm,
đường làng phong quang, sạch đẹp. Lai Hòa trở thành thôn văn hóa điển hình của
huyện. Ở thôn Quỳnh Độ, xã Bắc Lũng (Lục Nam), Ban Công tác mặt trận thôn tuyên
truyền, vận động thành lập 10 tổ liên gia BVMT, mỗi nhà có túi chứa rác ở cổng, tự
nguyện góp quỹ BVMT 10 nghìn đồng/tháng. Định kỳ mỗi tuần hai lần, thôn thu gom
rác ở các tổ liên gia tiêu hủy tạo cảnh quan làng quê sạch đẹp (Nguồn: [23]).
Mô hình Xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng
đồng, được Chương trình SEMLA triển khai tại xã An Chấn, huyện Tuy An — Phú
Yên đang là một trong những mô hình điểm thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường phát huy hiệu quả trong cả nước. An Chấn được biết đến là một xã nghèo ven
biển với hơn 2.000 hộ dân sinh sống, bám biển. Trong những năm qua, cùng với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong xã dần dần khởi sắc. Tuy
nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng phức tạp.
Bên cạnh tình trạng ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu, thiên tai, bão lũ từ biển tràn
vào thì một lượng không nhỏ chất thải rắn sinh hoạt người dân thải ra đã khiến cho
môi trường sống An Chấn ngày càng xuống cấp. Trước bức xúc về môi trường, từ năm
2001 Hội phụ nữ xã An Chấn đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ môi trường với hoạt
động thu dọn rác tại bãi biển một tuần một lần. Thời gian cao điểm, Câu lạc bộ môi
trường đã thu hút được hơn 30 người tham gia. Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng môi
trường sống của An Chấn không có nhiều khả quan, do hoạt động của Câu lạc bộ môi
trường còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu kinh phí, trang thiết bị thu gom cũng như những cơ
chế , chính sách hỗ trợ chưa phù hợp. Bên cạnh đó, sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm
của một bộ phận không nhỏ người dân thường xuyên xả chất thải bừa bãi khiến cho
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng một trầm trọng. Tình trạng này chỉ dần được
khắc phục khi tỉnh Phú Yên được Chương trình SEMLA hỗ trợ, đưa Dự án Xây dựng
hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng làm thí điểm ở An Chấn.
Dự án xây dựng Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chính
thức được triển khai thực hiện. Từ tháng 2/2007 bản hương ước bảo vệ môi trường của
5 thôn được ban soạn thảo của từng thôn chắp bút, với sự tham gia đóng góp ý kiến
của cộng đồng và các chuyên gia tư vấn của Chương trình SEMLA tỉnh và quốc gia.
Ông Hồ Hoàng Bá, Phó chủ tịch UBND xã An Chấn cho biết: Trước khi hương ước
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
được soạn thảo, ban quản lý dự án đã tổ chức các buổi mít tinh để lấy ý kiến nhân dân
từng thôn. Những điều khoản gì chưa phù hợp đều được nhân dân góp ý một cách
thẳng thắn, dân chủ. Trên cơ sở đó nhân dân cử đại diện để chắp bút. Vì vậy, khi triển
khai thực hiện rất thuận lợi và được nhân dân đồng tình. Bà con xem đây chính là việc
làm của mình.
Điều đáng mừng là ngay từ khi mới bắt đầu triển khai, chương trình được sự
hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền và nhân dân trong toàn xã. Những vấn đề bức
xúc về môi trường của từng thôn được người dân bàn bạc, đưa vào hương ước. Trước
khi địa phương triển khai các chương trình bảo vệ môi trường (BVMT), như nhiều
làng biển khác, bãi biển An Chấn vốn rất đẹp nhưng luôn trong tình trạng ô nhiễm rác
thải. Đây cũng là nơi tập trung hàng chục lò chế biến cá cơm xuất khẩu. Nước thải từ
các lò chế biến cá chảy tràn trên bãi biển, mùi hôi tanh nồng nặc và ruồi nhặng dày
đặc. Khi triển khai xây dựng hương ước, bà con đưa và o nội dung chính của hương
ước các quy định về thu gom và xử lý rác thải, về thoát nước và xử lý nước thải, về xử
lý khí thải, tiếng ồn, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tổ chức ngày xanh - sạch
- đẹp hàng tháng. Các quy định về khen thưởng, xử phạt cũng được quy định rất cụ
thể, chi tiết dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật về môi trường. Từ khi có hương
ướ c, bản thân mỗi người dân thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động
BVMT tại địa phương. Ông Lê Văn Cấy, người dân thôn Mỹ Quang Nam, xã An
Chấn, nói: Mỗi buổi sáng và chiều làm vệ sinh, gia đình tôi cũng như bà con lối xóm
đều gom rác đến vị trí quy định để xe thu gom rác vận chuyển đến bãi rác, nhờ vậy,
nhà cửa, làng xóm sạch đẹp. Không chỉ có người lớn tham gia thực hiện mà học sinh ở
các trường tiểu học cũng tham gia hương ước bằng việc vẽ tranh về môi trường dựa
vào các nội dung của hương ước. Các tranh vẽ được in thành những áp phích lớn treo
tại thôn, làm nền in các quy định của hương ước để cấp phát cho từng hộ dân. Học
sinh còn thi tuyên truyền về BVMT bằng các tiết mục văn nghệ, biểu diễn thời trang,
qua đó thu hút đông đảo nhân dân đến các buổi tuyên truyền về môi trường và quan
trọng hơn là bản thân các em sẽ là những hạt nhân trong hoạt động BVMT tại chính
nhà và ngôi trường của mình. Đối với các hội đoà n thể, hội phụ nữ xã là đoàn thể tích
cực nhất triển khai công tác BVMT. Chị Nguyễn Thị Ẩm, Hội Phụ nữ xã An Chấn cho
biết: Trước đây, vì bứ c xúc trước tình trạ ng ô nhiễm môi trường, nhất là khu vực bờ
biển hai thôn Mỹ Quang Nam và Mỹ Quang Bắc, hội phụ nữ xã đã đứng ra vận động
chị em thà nh lập các tổ thu gom rác và định kỳ hằng tuần các mẹ , các chị phân công
nhau làm sạch bờ biển. Hương ước về BVMT đã hỗ trợ tích cực cho các tổ trong hoạt
động BVMT thôn xóm. Khẳng định kết quả sau 2 năm triển khai dự án SEMLA về
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
hạng mục xây dựng hương ước BVMT, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú
Yên Nguyễn Kim Phúc cho rằng: Hương ước BVMT có sự tham gia của cộng đồng tại
xã An Chấn là mô hình tích cực về BVMT ở nông thôn. Hương ước đã giúp người dân
nâng cao nhận thức về BVMT, chuyển biến được một bước hành vi ứng xử với môi
trường. Ngườ i dân trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường
củ a chính họ một cách tự giác, góp phần làm cho quê hương, làng xóm ngày càng
khang trang, sạch đẹp. Trên cơ sở những thành công đạt được từ việc xây dựng hương
ước BVMT tại An Chấn, mới đây tỉnh Phú Yên đã nhân rộng mô hình này tại xã Xuân
Thọ 2 (TX Sông Cầu) và hướng đến nhân rộng trong cộng đồng những năm tiếp theo.
Hoạt động xây dựng thí điể m hương ước BVMT có sự tham gia của cộng đồng tại xã
An Chấn giúp cho người dân có cơ hội tìm hiểu và hiểu biết được tương đối đầy đủ
những quy định của pháp luậ t về BVMT, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của
người dân trong lĩnh vực này. Dự án đã thực sự góp phần nâng cao nhận thức BVMT
cho từng người dân và chuyển biến nhận thức thành hành vi cụ thể cho họ, đồng thời
tăng cường năng lực quản lý môi trường cho cán bộ xã, các hội, đoàn thể (Nguồn:
[24]).
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Đăk Lăk: Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng
tự nhiên khá lớn 576.518 ha, góp phần quan trọng trong đời sống. Những năm gần
đây, rừng Đắk Lắk ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng. Bình quân mỗi năm
diện tích rừng mất khoảng 3000 ha do phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất rừng là thiếu sự tham gia tích cực của cộng
đồng dân cư địa phương. Không ít người thờ ơ với hoạt động xâm hại rừng, thậm chí
còn trực tiếp tham gia vào hoạt động khai thác gỗ và động vật rừng. Công tác quản lý
rừng không thể hiệu quả nếu chỉ đơn thuần dựa vào Nhà nước, mà phải khuyến khích
sự tham gia của cộng đồng. Vấn đề là làm thế nào để lôi cuốn được cộng đồng tham
gia vào quản lý bảo vệ rừng, cần có những giải pháp gì về kinh tế, xã hội, về khoa học
công nghệ để xã hội hóa công tác này: (1) Giải pháp về kinh tế: Hỗ trợ vốn phát triển
cây trồng vật nuôi, Hỗ trợ vốn phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, Đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, Đầu tư phát triển, kinh doanh tổng hợp nghề rừng, Đầu tư phát triển thị
trường lâm sản, Phát triển diện tích rừng có giá trị sinh thái & kinh tế; (2) Giải pháp xã
hội: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giá trinh sinh thái, kinh tế của rừng,
khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp, Xây dựng biện pháp ngăn chặn di dân tự do vào lấn chiếm rừng làm
nương dẫy, Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp cấp xã, Xây dựng quy chế phối hợp
giữa các bên Kiểm lâm, Biên phòng & Lực lượng quản lý bảo vệ rừng; (3) Giải pháp