Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp trung cấp thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.22 KB, 45 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và khoa nông
lâm thú y của CAO ĐẲNG NGHỀ THANH NIÊN DÂN TỘC TÂY
NGUYÊN . Đã tạo điều kiện thuận lợi sắp xếp cho Tôi được
thực hành tốt trong thời gian qua.
Sau đó là thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tận tình,luôn quan
tâm ,nhắc nhở,động viên trong suốt quá trình học và thực tập
tại địa phương là thầy ĐỖ HỒNG THÁI.
Cuối cùng là trạm thú y thành phố đã Giúp cho Tôi được
thực tập tại địa phương mình đang ở là Phường khánh Xuân
để có thể hiểu biết thêm được tình hình chăn nuôi,các bệnh hay
xảy hàng năm ở địa phương mình.Qua đó, cũng chân thành
cảm ơn anh MAI HOÀNG THÀNH người là thú y viên tại
Phường Khánh Xuân đã trực tiếp chỉ dẫn em đi thực tập và làm
các công tác tiêm phòng,tiêu độc khử trùng,hay các biện pháp
phòng chống bệnh tai xanh trong thời gian qua.
Trang số
1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………. 1
Mục lục…………………………………………………… 1 -2
Đặt vấn đề………………………………………………… 2
Phần I :ĐIỀU TRA CƠ BẢN 5
I. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………5
1.1 Vị trí địa lý……………………………………… 5
1.2 Địa hình đất đai ………………………………………………………………5
1.3 Thời tiết khí hậu………………………………………………………………5 6
II. Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………………….7


2.1. Dân số nguồn lao động…………………………………………………….7

2.2 Cơ sở kinh doanh thức ăn,sản xuất con giống và dịch vụ thú y………7-8
III. Tình hình chăn nuôi…………………………………………………………7
3.1. Cơ cấu đàn gia súc gia cầm………………………………………… 7 8 9
3.2 Chuồng trại………………………………………………………………….10
3.3 Phương thức chăn nuôi…………………………… 11-12

3.4 Chăm sóc nuôi dưỡng…………………………………………………… 12 13
3.5 Áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi……………………………………… 13 17
IV Tình hình thú y………………………………………………………………17
4.1 Cơ cấu tổ chức mạng lưới thú y………… 17
4.2 kết quả phòng dịch trong 3 năm…… 12 13
4.3 Tình hình dịch bệnh trong 3 năm…………………… ……………… 20 29
4.4 Kết quả điều trị bệnh của thú y 3 năm (2007;2008;2009)……30 31
Trang số
2
PHẦN II:PHỤC VỤ SẢN XUẤT
I. PHỤC VỤ CHĂN NUÔI………………………… 31
1.1 Công tác giống gia súc,gia cầm…………………………….31 33
1.2. Công tác chế biến, bảo quản , phối trộn , xây dựng khẩu phần ăn….33 35
1.3. Chuồng trại và mô hình chăn nuôi………………………….35 36
1.4. Chăm sóc , nuôi dưỡng……………………………………36 37
V. TÌNH HÌNH THÚ Y
5.1. Công tác phòng bệnh ……………………………………….38 39
5.2 công tác điều trị bệnh……………………………………… 39 41
KẾT LUẬN…………………………………………….42
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………… 43
Trang số
3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây,ngành chăn nuôi ở nước ta đãcó nhiều sự phát
triển đáng kể,tổng đàn gia súc,gia cầm tăng mạnh,cả về số lượng và chất
lượng.tuy nhiên,vấn đề đặt ra cho ngành chăn nuôi dó là tình hình dịch
bệnh vẫn thường xuyên xãy ra trên đàn gia súc,gia cầm và luôn có những
diễn biến phức tạp như bệnh dịch tả lợn,tụ huyết trùng lở mồm long
móng,lợn tai xanh,cúm gà….gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho người
chăn nuôi và nhà nước
Lý do làm thực tập tốt nghiệp: qua thời gian học tập tai trường CAO
ĐẲNG NGHỀ THANH NIÊN DÂN TỘC,lớp nông lâm thú y.Nay đươc
sự quyết định của trường cho tôi về tại đại phương làm thực tập tốt
nghiệp
.
Trong thời gian thực tập tại trạm thú y thành phố BUÔN MA
THUỘT,ở PHƯỜNG KHÁNH XUÂN.tôi đã tham gia vào các công
việc,thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội,thống kê các
loại gia súc, gia cầm tại địa phương,phân loại giống,liệt kê các nguồn
thức ăn đươc sử dụng tại địa phương,tham gia vào các công tác sát trùng
vệ sinh tiêu độc chuồng trại,thống kê các loại gia súc gia cầm đã được
tiêm phòng trong 3 năm gân đây,thống kê các loại bệnh thường gặp tại
địa phương,mùa vụ xảy ra,thống kê các mô hình chăn nuôi.Qua đó chúng
tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các công việc trên để
giúp tôi có thêm kinh nghiệm sau khi đi thực tập.
Trang số
4
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 Vị trí địa lý :
Phía đông giáp với phường Eatam , phía tây giáp với xã Hoà Khánh,
phia nam giáp với xã Hòa Xuân ,phía bắc giáp với Buôn trấp.
1.2 Địa hình đất đai :

Địa hình đồi núi có độ cao trung bình 1000m so với mực nước
biển,tuy vậy nhưng được bao phủ một lớp đất bazan màu mỡ ở Phường
Khánh Xuân với dạng địa hình thung lũng.Nên có nhiều mương
suối,thích hợp rất nhiều cây trồng dài ngày,lâu năm như cà phê,tiêu,ngắn
ngày,như các loại họ đậu,ngô khoai sắn,còn những nơi thấp người dân có
thể canh tác lúa nước.
Qua địa hình và đất đai nói trên thì rất phù hợp cho sự pháp triển
chăn nuôi tại điạ phương thông qua các sản phẩm nông .
1.3 Thời tiết,khí hậu :
Theo số liệu trung tâm dự báo khí tượng thủy văn DAKLAK về
khu vực Phường Khánh Xuân có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc
trưng của chế độ khí hậu gió mùa Cao Nguyên .Vì vậy, một năm chia làm
2 màu rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa từ tháng 4 dến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ:
Tổng nhiệt độ trên 8000 độ C là vùng có chế độ nhiệt độ phong phú
với các vùng khác của tỉnh do đó nhiệt độ dao động biên độ tương đối
lớn:
Trang số
5
- Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 24.6 độ C.
- Nhiệt độ tối đa là 38.9 độ C
- Nhiệt độ thấp nhất là 15 độ C
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hằng năm là 1600 đến 1700 mm.
- Mùa mưa lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa khô mưa ít chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 khoảng 265.3mm.

- Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 khoảng 1.0 mm.
Ẩm độ không khí :
Ẩm độ tương đối cao,bình quân năm 81% ,ẩm độ cao nhất 90% vào
tháng mùa mưa(tháng 9) ẩm độ thấp là 71% vào tháng mùa khô hàng năm
( tháng 2,3).
Nhìn chung ẩm độ không khí diển biến theo lượng mưa,mùa mưa
độ ẩm không khí tăng nên tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt nên
trông thời gian này các loài động vật ăn cỏ như trâu bò dê ….rất mập vì
có nguồn dinh dưỡng dồi dào từ các loại cây cơ xanh non trong mùa
mưa.
Gió :Gió có 2 hướng chính
- Mùa mưa gió thịnh hành tây nam,tốc độ gió là 2m/s.
- Mùa khô gió thịnh hành là đông bắc,tốc độ gió trung bình là
5.25m/s.
Ánh sáng :
Ánh sang khá dồi dào,số giờ chiếu sáng trung bình cả năm là 6 giờ /ngày.
- Số giờ nắng cả năm là 2665 giờ.
- Số có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (288 giờ).
- Tháng có giờ thấp nhất là tháng 9 (160 giờ ).
Trang số
6
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Dân số , nguồn lao động :
Tổng dân số DAKLAK theo công bố ngày 17/ 9 /2009 thì DAKLAK có
1728380 người số dân có
Trong đó,Tại Phường Khánh Xuân dân số là 23,719 người , độ tuổi lao
chiếm 65 – 70%.
2.2 Cơ sở kinh doanh thức ăn , sản xuất con giống và dịch vụ thú y :
Vị trí: tại Phường Khánh xuân về giao thông,nằm trên quốc lộ 14 nên đây
là một địa thế thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh thưc ăn ,sản xuất con

giống và dịch vụ thú y. Vì nó thuận tiện đường đi cho người dân chăn
nuôi .
Các mặt hàng chăn nuôi:
Dụng cụ trong chăn nuôi : máng ăn,máng uống,chuồng nuôi ….
Thức ăn cho gia súc, gia cầm : gồm có thức ăn tổng hợp có đầy đủ
các giai đoạn phát triển của vật nuôi và thức ăn đậm đặc ,loại này có thể
dùng cho những hộ người dân chăn nuôi có sẵn bắp,lúa,khoai sắn trong
nhà ,để trộn thành thức ăn hỗn hợp có đầy đủ chất dinh dưỡng nếu như
trộn theo đúng theo công thức hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn.
Con giống : cung cấp con giống theo nhu cầu của người dân như:
Các giống gia cầm tại địa phương: gà thả vườn,vịt cỏ,vịt bầu,ngan…
Các giống gia cầm lai như: gà trắng,gà siêu trứng,gà tam hoàng ….đáp
ứng theo nhu cầu sản xuất của người dân.
Các giống gia súc: bò lai sind,bò braceman…heo : Yorkshire,landrace,
Omega…
Trang số
7
Dịch vụ thú y : gồm có bán thuốt thú y,vaccine,thuốt sát trùng,men vi
sinh,các loại khoáng,premix….
Hiện nay tại Phường khánh Xuân có nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn, con
giống và dịch vụ thuốt thú y :
Ví dụ:cơ sở thú y Ánh Tuyết , Yến Loan , Bích Phượng , Văn
Nghĩa,Châu Liên……….đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi hiện nay của
người dân như : con giống , thuốc thú y , thức ăn cho gia súc . gia cầm .
III. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
3.1 Cơ cấu đàn gia súc , gia cầm trong 3 năm gần đây
( theo thống kê phòng nông nghiệp,ban thù y xã hội nông dân ở Phường
Khánh Xuân chúng tôi có được ban số liệu sau:)
Loài gia súc Số lượng gia súc , gia cầm trong 3 năm gần
đây

2007 2008 2009
Trâu 470 535 475
Bò 1412 1650 1905
Lợn Đực giống 15 14 15
Nái sinh sản 691 801 985
Lợn thịt 4833 5612 6703
Chó 1116 1212 1307
Gà 21750 31100 39350
Vịt 6700 6100 7100
Vật nuôi khác…………
Nhận xét:
Tình hình nuôi heo:
- Tổng đàn heo năm 2007: 5539 con
Trang số
8
- Tổng đàn heo năm 2008 :7675 con tăng 888 con chiếm 16,03% so với
năm 2007
- Tổng đàn heo năm 2009 :7675 con tăng 1248 con chiếm 19.41, so với
năm 2008
Qua tình hình nuôi heo nuôi heo từ năm 2007 đến năm 2009 cho thấy tình
hình chăn nuôi heo tại phường không ổn định.
- Từ năm 2007đến năm 2009 đàn heo tăng nhanh từ 5539 con lên 7675
con tăng 2136 con, đã cho thấy mức độ phát triển mạnh và có su hướng
tăng nữa.
Nguyên nhân:
Từ năm 2007-2009 đàn heo tăng nhanh là do nhu cầu thực phẩm ngày
càng tăng đặc biệt là thịt heo.Thịt heo luôn chiếm một vị trí quan trọng
trên thị trường thực phẩm. Bên cạnh đó giá cả biến động nhiều,bệnh tật ít
xảy ra nên đã thu hút nhiều người chăn nuôi hướng sang nuôi heo.
Tình hình nuôi trâu:

- Tổng đàn trâu năm 2007 là 470 con.
- Tổng đàn trâu năm 2008 là 535 con tăng 65 con chiếm 13.82 % so với
năm 2007.
- Tổng đàn trâu năm 2009 là 475 con giảm 60 con chiếm 11.21% so với
năm 2008.
Nhận xét: tình hình chăn nuôi trâu tại các năm cho thấy tình hình
chăn nuôi trâu phát triển chậm,tỉ lệ không cao, số lượng tăng hàng năm
chủ yếu là tăng sinh học nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống.
Nguyên nhân:
Đàn trâu tăng chậm là vì trâu mang lại hiệu quả không cao cho
người chăn nuôi. Người dân chăn nuôi chủ yếu lấy sức cày kéo, chở nông
sản. Nhưng ngày nay sức trâu được thay thế bằng các máy móc hiện
đại,nên việc nuôi trâu để lấy sức cày keó ngày càng ít được sử dụng.
Trang số
9
Tình hình chăn nuôi bò:
- Năm 2007 tổng đàn bò của phường là 1412 con.
- Năm 2008 có 1650 con tăng 238 con chiếm 16,8 % so với năm 2007.
- Năm 2009 có 1905 con tăng 255 con chiếm 15,4% so với năm 2008.
Từ 2007 đến 2009 tổng đàn bò tăng mạnh từ 1412 lên 1905 tăng 493 con.
Nguyên nhân:
Từ năm 2007 đến 2009 tổng đàn bò trong xã tăng mạnh về số
lượng vì người dân thấy được hiệu quả từ việc nuôi bò ,vì người dân tận
dụng được nguồn thức ăn tự nhiên chi phí đầu tư thức ăn không cao giá
cả ổn định.
Hiện nay,nhờ công tác tiêm phòng của phường tốt nên dịch bệnh ít
xảy ra giá cả thị trường đang tăng dần lên nên người dân đã bắt đầu nuôi
bò trở lại.
Tình hình chăn nuôi gia cầm :
Tổng số lượng gà qua các năm lại tăng để đáp ứng nhu cầu của thị

trường.
nguyên nhân:
Do thời nuôi gia cầm ngắn,đồng vốn quay vòng nhanh dễ tạo ra lợi
nhuận ,tận dụng dược diện tích chăn nuôi ,tận dung được mọi thành phần
lao động đầu ra của gia cầm tương đối dễ.
3.2.Chuồng trại
Hiện nay tại Phường có 3 kiểu chuồng trại chăn nuôi:
Mô hình chồng trại đơn sơ
Các vật liệu làm chủ yếu là các cây gỗ, mái lợp đơn sơ,dùng tạm bợ
cho vật nuôi ở chưa có đầy đủ các điều kiện cần thiết để chăn nuôi với số
lượng lớn như máng ăn máng uống ,khi chăm sóc thì mất rất nhiều công
lao động các kiểu chuồng nuôi này chỉ phù hợp với các giống nội địa
trong nước.
Mô hình chuồng trại bán công nghiệp :
Trang số
10
Là loại mô hình được làm rất kiên cố tại một chỗ các vật liệu xây
dựng chủ yếu là gạch,cát,đá,xi măng loại hình này được làm rất nhiều
trong các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ . Vì nó bền ,khắc
phục được các yếu tố khí hậu tại địa phương như: trong mùa mưa nó
tránh được mưa tạt , gió lùa ,mùa nắng thì có mái che thoáng mát phù
hợp với điều kiện sinh trưởng của các loài gia súc ,gia cầm,thuận tiện
cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Mô hình chuồng trại công nghiệp:
Loại hình này được dựng với qui mô rất lớn các dây chuyền trong chăn
nuôi được tự động hóa ,ví dụ như máng ăn,máng uống được tự động hóa
hết tất cả ,mô hình này rất phù hợp cho các giống mới ,giống lai nhập
ngoại vì nó đảm bảo các nhu cầu cần thiết cho vật sinh trưởng ,phát triển
tốt.
3.3.Phương thức chăn nuôi

- Chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt.
ưu điểm: hạp với những loài để giống vật ít bị lây bệnh nếu biết lựa
chọn thức ăn có đầy
đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh sạch sẽ thì vật sẽ nhanh lớn
nhược điểm: nuôi cách này phải nhọc công quét rửa,hốt chuồng cho khỏi
hôi thúi.Ngoài ra,vật chỉ được thức ăn phân phát,do vật ít vận động nên
sức khỏe thường kém.
- Chăn nuôi theo kiểu nuôi thả tự do
Ưu điểm: nuôi thả tự do chỉ có lợi khi trại nuôi cất saụ trong đồng
rộng,xa thôn xóm,nhứt là trong vùng có cầu vệ sinh cho cư dân đàng
hoàng.Lúc này,vật được thả tự do,nhờ bẩm tính thiên phú,tìm ăn khoai củ
quả,rau cỏ,khoáng vật…. ngoái thức ăn sẵn có.Nhờ vậy mà chúng tự túc
được một phần dinh dưỡng,vật khỏe mạnh sinh nở dễ dàng sai con,đẻ
được nhiều lứa tốt,chi phí về thức ăn tương đối cũng giảm nhiều.
Trang số
11
Nhược điểm: phương pháp chăn nuôi này lại có nhiều trở ngại,nếu đất
gần trại nuôi có canh tác,trồng trọt hoa màu cây trái hoăc khi nông dân sở
tại chưa quan niệm đúng mức
Về phép vệ sinh,vứt bỏ thú chết ngoài đồng,phóng uế bừa bãi,gây bệnh
cho vật nuôi.
- Chăn nuôi theo kiểu chuồng có sân rào
Ưu điểm: vật có đất để vận động ăn được khoáng chất,lại tránh được
nhiều bệnh truyền nhiễm nếu sân thả hợp vệ sinh
Nhược điểm: phương pháp này cần có số lượng lớn về đất.vốn đầu tư
nhiều.
3.4.Chăm sóc nuôi dưỡng:
* Thức ăn từng loại vật nuôi:
- Trâu,bò: thức ăn xanh,thức ăn tinh,thức ăn khóang
Thức ăn xanh :các giống cỏ trong nước thường pháp triển mạnh ở nhiều

loại đất đai dễ trồng và thích nghi tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau.
Tuy nhiên năng xuất và chất lượng không cao hiện nay người ta thường
dùng các giống cỏ nhập nội có năng xuất cao và chất lượng tốt đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng để phát triển
Ví dụ: pangolo,cỏ voi,va06,ruzi,ghi-nê,paspalun,slylo…
Thức ăn tinh: là những loại thức ăn có giá trị năng lượng cao được chế
biến từ các loại hạt hòa thảo họ đậu và các phụ phẩm ngành công nghiệp .
Ví dụ: lúa,bắp,sắn,đậu xanh,đậu nành,khô dầu,các loại bột thịt,bột cá….
Thức ăn khoáng:đối với gia súc nhai lại các loại thưc ăn tự nhiên thường
không cung cấp đủ nhu cầu chất khoáng cho cơ thể cho nên trong khẩu
phần cần bổ sung thêm chất khoáng như bột sò,bột xương,premix khoáng.
Qua những thức ăn nói trên trong chăn nuôi hộ gia đình thì người dân có
thể tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp như :rơm rạ sau khi
Trang số
12
thu hoặch,hoặc các cây lá họ đậu các loại phụ phẩm này sau khi phơi
chúng ta có thể dự trữ cho trâu bò
- lơn: gồm có 3 loại,
Thức ăn cơ bản:gồm có tấm, cám,bắp,sắn,khoai lang,bã bia,bã rượi
Thức ăn bổ sung: bột cá,bột sữa,khô dầu,đậu tương,bã đậu tương,bột
cỏ,rau xanh,các loại cung cấp khoáng và vitamin.
Thức hỗn hợp:là thức ăn đã phối hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo
nhu cầu của từng loại heo khi sử dụng không cần chế biến bổ sung.Tiện
lợi cho người sử dụng,đặt biệt đối với chăn nuôi qui mô lớn nuôi các
giống heo cao sản.
-Gia cầm:
Trước đây ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam chủ yếu theo phương
thức thả tự nhiên .Nên các sản phẩm làm ra chủ yếu là tự cung,tự cấp.
Nhưng những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo 2
hướng chính :

- Hướng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp thì các thức ăn
tổng hợp là chủ yếu
- Hướng chăn nuôi ttheo hình thức truyền thống trước đây thì
thức ăn chủ yếu là các nguồn phụ phẩm của con người
3.5.Áp dụng kĩ thuật trong chăn nuôi
Một số giãi pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Từ lâu sản xuất nông nghiệp nói chung ,chăn nuôi nói riêng đã mang
tính chất hàng hóa . Đã là tính chất hàng hóa thì phải sản xuất ra những
sản phẩm gì mà thị trường cần ,với số lượng khá lớn,giá cả phù hợp,chất
lượng cao,cuối cùng phairthu được một khoảng lợi nhuận hợp lý.
Song từ đầu năm 2008 đến nay,giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục,có
tháng giá tăng đến 3 lần,bình quân giá thức ăn hỗn hợp các loại tăng gấp
2 lần trong khi giá thu mua các sản phẩm chăn nuôi giảm đến 40% do
Trang số
13
nhập quá nhiều các sản phẩm thịt heo và gia cầm thịt heo và gia cầm
( nhất là chân gà, cánh gà ,lòng,mề gà,là những sản phẩm nước ngòai chỉ
dùng chế biến thức ăn chăn nuôi ),cho nên giá rất rẻ .tuy nhiên qua việc
khủng hoảng ngành chăn nuôi hiện nay cũng thể hiện sự cạnh tranh yếu
kém của các sản phẩm ngành chăn nuôi nước ta .Vì vậy người chăn cần
có những biện pháp sớm khắc phục.
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi ,chúng ta cần phải thực hiện đồng
bộ các giãi pháp như: chọn đối tượng vật nuôi thích hợp ,với qui mô đàn
hợp lý,chọn giống có chất lượng cao,xây dựng chuồng trại và các dụng cụ
chăn nuôi đúng yêu cầu kĩ thuật ,đầu tư thức ăn đủ số lượng ,chất lượng
cao,cho ăn cho uống đúng qui định ,chăm sóc chu đáo,phòng trừ bệnh
nghiêm ngặt ,tiêu thụ sản phẩm kịp thời ,ghi chép các khoảng thu chi và
điều chỉnh các khoảng chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo
hướng có lợi ,quay vòng vốn nhanh và giảm các khoảng vốn vay…
Trước hết là khâu chọn giống ,giống tốt thì nuôi mới mau lớn

,trọng lượng xuất chuồng cao,chi phí thức ăn thấp ,ít bị bệnh ,chất lượng
sản phẩm cao ,nên bán được giá cao hơn các giống có chất lượng
thấp,cuối cùng sẻ được lợi nhuận nhiều .Chọn giống cao sản ,do các cơ sở
nhân giống có đăng ký sản xuất giống ,được chọn lọc nghiêm ngặt đúng
quy trình sản xuất giống,được kiểm dịch và phòng ngừa đủ các bệnh nguy
hiểm trong quá trình sản xuất giống .
Tùy vào điều kiện tiền vốn,lao dộng,kỹ thuật và kinh nghiệm,thị
trường tiêu thụ sản phẩm ở địa phương mà quyết định qui mô đàn cho
phù hợp .Nếu nuôi gia súc,gia cầm thương phẩm ,bán thịt ,thì nên bố trí
một số gia súc ,gia cầm, bố ,mẹ để tự lực về giống ,vừa giảm chi phí về
giống vừa chủ động trong sản xuất ,lại hạn chế bệnh do quá trình mua con
giống từ nơi khác ,vận chuyển làm lây lan dịch bệnh .Bố trí nuôi gối
đầu ,bán bầy này lấy tiền nuôi bầy kia ,hay nuôi gia súc,gia cầm sinh sản
Trang số
14
bán con giống hay bán trứng lấy tiền mua thức ăn đầu tư trở lại cho chăn
nuôi.
Về chuồng trại phải xây dựng nơi cao ráo,thoáng mát ,xa nhà ở,làm
chuồng theo hướng đông nam ,để ánh sáng buổi sáng chiếu vào 1/3 nền
chuồng và tránh hướng gió chính .Nền chuồng dốc để nước không ứ đọng
làm tăng độ ẩm làm cho gia súc gia cầm dễ mắc bệnh ,xây dưng rãnh
thoát nước ,dễ dọn vệ sinh gắn liền với hệ thống sử lý nước thải như túi ủ
hay hầm ủ biogas,vừa giảm ô nhiễm môi trường ,vừa có ga để làm chất
đốt ,vừa tận dụng chất thải từ hầm ủ hay túi ủ để nuôi cá hay tưới cho cây
ăn trái ,rau màu trong vườn .sử dụng máng ăn máng uống đúng yêu cầu kĩ
thuật và có đủ hệ thống đèn chiếu sáng để gia súc gia cầm ăn thêm vào
ban đêm hay sưởi ấm cho gia súc gia cầm non ,nhát là vào ban đêm hay
khi trời mưa lạnh .
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm từ 60 đến 70% giá thành sản
phẩm.Vì vậy tìm mọi cách để giảm chi phí thức ăn mà không ảnh hưởng

đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi sẽ là giãi pháp hữu hiệu nhất là giảm
chi phí và giá thành sản phẩm chăn nuôi. Giãi pháp thực thi nhất là tận
dụng tiệt để các nguồn nguyên liệu các phế phụ phẩm trong nông nghiệp
và hải sản tại địa phương hay trồng các cây thức ăn gia súc như bắp
vàng ,khoai lang ,khoai mì,các cây họ đậu ,các loại cỏ cao sản nuôi ,nuôi
trùn quế ,nuôi cá rô phi sinh sản làm các nguyên liệu chế biến thức ăn .ử
dụng các loại máy nghiền ,máy sấy,máy trộn ,máy bằm cỏ làm nguyên
liệu thức ăn và phối hợp với nhau theo đúng công thứa mà các chuyên gia
chăn nuôi khuyến cáo .Sử dụng rau xanh non ,giá đậu,mộng mạ hay mua
các khoáng premix hay premix vitamin hay bà con thường quen gọi là
thức ăn tăng trọng để bổ sung các loại sinh tố hay khoáng chất cho vật
nuôi nhất là gia súc gia cầm sinh sản. Cho vật nuôi ăn uống đủ số lượng
thức ăn, nước uống theo độ tuổi, đúng giờ, đúng bữa , không cho ăn thức
ăn ôi mốc , vệ sinh máng ăn máng uống hàng ngày.
Trang số
15
Thực hiện nghiêm ngặt quy trình ngừa bệnh cho vật nuôi bằng
vaccine hay kháng sinh.Bảo quản vaccine đúng kỹ thuật, sử dụng đúng
liều trình lặp lại . Hàng ngày cho ăn sạch uống sach, ở sạch , vệ sinh và
xịt thuốc sát trùng chuồng trại định kì theo quy định. Theo dõi sức khỏe
vật nuôi , nếu thấy bất thường thì cách ly ngay.Phát hiện kịp thời , điều trị
đúng bệnh đúng thuốc , đúng liều lượng , đúng liệu trình.Khi vật nuôi bi
bệnh chết do bệnh truyền nhiễm phải sử lý xác chết đúng quy định của
thú y. Không bán chạy gia súc gia cầm khi biết bệnh là truyền nhiễm hay
quăng xác chết xuống kênh mương làm lây lan dệch bệnh cho cộng
đồng.Thuwch hiện phương thức chăn nuôi cùng ra cùng vào tức là không
nuôi xen nhiều đối tượng vật nuôi các lứa tuổi, và mỗi lứa xuất chuồng
phải để trống chuồng 2 đến 3 tuàn mới nuôi lưa khác sau khi sử lí chuồng
đúng kỹ thuật.
Hàng ngày, hay mỗi khi mua bán vật tư hay sản phẩm chăn nuôi

phải ghi chép vào sổ sách các khoảng thu chi để sau khi thu hoạch sản
phẩm hoạch toán hiệu quả chăn nuôi cho chính xác .Cần tính đúng , tính
đủ đầu vào đầu ra nhất là sản phẩm phụ sản phẩm dở dang, lãi xuất vây
vốn, chi phí lao động.Nếu thấy khâu nào bất hợp lý so với quy định tìm
rõ nguyên nhân đẻ khắc phục.Trong chăn nuôi , lợi nhuận trên 1 đầu vật
nuôi thường không lớn , vì vậy cần phải nuôi với quy mô vừa phải , hạn
chế vây vốn khi chưa cần thiết nuôi nhiều lưa trong năm , lấy công làm
lời tự sán xuất chế biến một phần thức ăn chăn nuôi , tận dụng triệt để
chất thải là nguồn thức ăn cho cá hay sử lý phân hữa cơ bón cho cây
trồng. Trong chăn nuôi hiện nay giá cả thị trường biến động rất lớn lúc lời
lúc lỗ là chuyện bình thường, nên người chăn nuôi cần phải kiên trì có
điều chỉnh hơp lý quy mô đàn, không nên bán chạy gia súc gia cầm khi
chưa đủ độ tuổi xuất bán ,đến khi giá thị trường tăng lại đến khi phục hồi
không kịp thiệt hại càng lớn hơn .
Trang số
16
Trên đây là 1 vài giải pháp cơ bản bà con có thể tham khảo áp dụng 1
cách linh hoạt vào điều kiện chăn nuôi của gia đình mình , có thể giúp bà
con chăn nuôi ngày càng đạt hiệu qua cao hơn .
IV. TÌNH HÌNH THÚ Y
4.1.Cơ cấu tổ chức mạng lưới thú y:
Cơ cấu tổ chức mạng lưới thú y tại Phường Khánh Xuân,Thành Phố
BUÔN MA THUỘT gồm có :
Số lượng: 3 người
Trình độ chuyên môn:trung cấp thú y
Chức năng nhiệm vụ: thưc hiện các công tác điều tra số lượng gia súc, gia
cầm,tiêm phòng,tiêu hủy phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
4.2.Kết quả phòng dịch bệnh trong 3 năm (2007;2008;2009)
Hàng năm trạm thú y Huyện triển khai công tác tiêm phòng trên đàn
gia súc gia cầm một năm hai lần đối với trâu,bò,lợn,gia cầm và một lần

đối với chó.
Kinh phí tiêm phòng cho gia súc được nhà nước hỗ trợ miễm phí có
khỏang 70% gia súc nuôi nhuốt được tiêm phòng.
Trạm thú y tành phố cấp thúôt sát trùng cho người dân phun sát
trùng chuồng trại và hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho người chăn
nuôi.
Mạng lưới thú y tiêm phòng cho đàn gia súc,gia cầm theo vụ hằng
năm hai lần gồm các loại vaccine :
- vaccine : Tụ Huyết Trùng ở : trâu,bò,heo,dê
- vaccine : Lở mồm long móng (F.M.D) ở : heo,trâu,bò dê
- vaccine : H5N1 cho gia cầm
- vaccine : phòng dại chó
bảng tiêm phòng vaccine của Phường Khánh Xuân trong 3 năm gần đây:
Kết quả phòng dịch 3 năm nay
Trang số
17
Loài gia
súc
2007 2008 2009
Loại
vaccine
Đã phòng Đã phòng Đã phòng
Trâu
Tụ Huyết
Trùng
82 45 95
F.M.D 119 137 158

Tụ
Huyết

Trùng
600 705 805
F.M.D 1100 1200 1850
Lợn
F.M.D 2045 2615 3085
THT
PTH
DT
563 619 722
Chó
Dại chó 541 625 530
Gia cầm
H5N1
H5N2
2844 3710 1975

THT
F.M.D
35 164 184
Nhận xét:
Tiêm phòng vaccine Bệnh tụ huyết trùng ở các loài :trâu,bò,heo,dê
Trâu:
- 2007 tụ huyết trùng đã phòng 82 con
- 2008 tiêm phòng tụ huyết trùng 45 con giảm 37 con so với 2007
- 2009 tiêm phòng tụ huyết trùng 95 con tăng hơn 45 con so với
2008
Bò:
- 2007 đã phòng 600 con
- 2008 đã phòng 705 con cao hơn 2007 là105 con
- 2009 đã phòng 805 con cao hơn năm 2008 là 105 con

Heo:
- 2007 tụ huyết trùng đã phòng 563 con
- 2008 tiêm phòng tụ huyết trùng 722 con tăng hơn 56 con so với
2007
Trang số
18
- 2009 tiêm phòng tụ huyết trùng 722 con tăng hơn 103 con so với
2008
Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng ở các loài :trâu,bò,heo,dê:
Trâu:
- 2007 đã phòng 119 con
- 2008 đã phòng 137 con cao hơn 2007 là18 con
- 2009 đã phòng 158 con cao hơn năm 2008 là 21 con
Bò:
- 2007 đã phòng 1100 con
- 2008 đã phòng 1200 con cao hơn 2007 là100 con
- 2009 đã phòng 1850 con cao hơn năm 2008 là 650 con
Heo:
- 2007 đã phòng 2045 con
- 2008 đã phòng 2615 con cao hơn 2007 là 550 con
- 2009 đã phòng 3085 con cao hơn năm 2008 là 460 con
Nguyên nhân:
Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ tiêm phòng vaccine lở mồm long móng các
loài trâu bò,lợn,dê ở phường đạt kết quả cao do vaccine được nhà nước
hỗ trợ 100% nguồn kinh phí nên trông các năm qua việc bùng phát dịch
lở mồm long móng không xảy ra
Tỷ lệ tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng đạt kết quả không cao một phần
do tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng không có chế độ của nhà nước mà
người chăn nuôi phải trả tiền vaccine,tiền công cho người tiêm phòng,hơn
thề người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng do bệnh nay chữa

được,tỉ lệ chết do bệnh không cao , song người dân chưa nhân ý thức hết
được tác hại của dịch bệnh khi bùng phát thì nó ảnh hưởng không nhỏ
đến người chăn nuôi .
Trang số
19
4.3 Tình hình dịch bệnh trong 3 năm (2007;2008;2009)
Chăn nuôi là 1 trong những ngành sản xuất có vị trí quan trọng của
nước ta . Những năm gàn đây phải thực hiện chương trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng , vật nuôi nên
tình hình chăn nuôi đã phát triển kha nhanh trên địa bàn tỉnh nhưng có
nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của nghành chăn nuôi
như giống, thức ăn , giá sản phẩm trên thị trường….đặc biệt là dịch bệnh
xảy ra gây nhiều thiệt hại cho đàn gia súc gia cầm nuôi tập trung cũng
như nuôi ở gia đình .Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân làm
tăng chi phí sản xuất , làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi và
ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiện nay mùa mưa đã bắt đầu, mùa mưa khí hậu ẩm thấp do sự thay
đổi đột ngột về thời tiết sức khỏe của vật nuôi giảm là điều kiện thuận lợi
cho những mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát huy tác dụng nếu như
không có biện pháp phòng trị phù hợp để góp phần vào việc khống chế
bệnh, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra , đảm bảo cho đàn hgia súc gia
cầm phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng .Dưới đây là 1 số
thông tin cơ bản vè 1 số bệnh truyền nhiểm nguy hiểm xảy ra nhằm cung
cấp cho các hộ chăn nuôi biết được những biện pháp phòng trị bệnh .

Bệnh dịch tả ở lợn
là một bệnh truyền nhiểm nguy hiểm do vi rút gây ra lây lan nhanh và
rộng , bệnh có biểu hện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết.Bệnh phát ra
ở tất cả các lứa tuổi với tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.
1. Triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh

thường phát ra ở 2 thể.
- Thể cấp tính: vật ủ rũ, lười ăn, hay tìm chỗ tối để nằm. Sau 2 - 3 ngày
nhiễm bệnh thường bị sốt cao tới 41 – 42
0
C, cơn sốt kéo dài khoảng 4 – 5
Trang số
20
ngày mới hạ. Khi cơn sốt hạ nhanh cũng là lúc heo sắp chết. Heo bị bệnh
thường xuyên thở mạnh, ở các chỗ da mỏng (như mõm, chỏm tai, chân và
quanh sườn) xuất hiện các nốt đỏ riêng biệt rồi phát triển thành đám xuất
huyết lớn. Sau đó các điểm đỏ này bị tím lại rồi bong da vảy (hoặc bị thối
loét). Mắt heo bệnh có màu trắng che phủ, mũi heo bị viêm nên nước mũi
đặc. Heo đi phân không ổn định, lúc đầu thì táo bón, đi ra phân cục
nhưng khi thân nhiệt của heo hạ nhanh dưới bình thường (37-38
0
C) thì đi
ra phân lỏng "vọt cần câu" có màu vàng xám, có mùi tanh khẳm đặc biệt.
Heo bị bệnh ở thể cấp tính thường xuống sức nhanh chóng và chết sau 3 –
6 ngày.
Hết sức chú ý, bệnh dịch tả heo ở thể cấp tính thường xuất hiện cùng với
1 số bệnh khác như bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng … Nếu bị
cùng với bệnh phó thương hàn thì heo sẽ tiêu chảy trong thời gian dài,
phân thối, sờ vào bụng heo thì thấy có nhiều chỗ sưng. Nếu bị cùng với
bệnh tụ huyết trùng thì heo sẽ bị viêm phổi. Nếu cả 3 bệnh cùng xuất hiện
thì ở da mõm, da tai, da cổ, da bụng có những mụn mủ nổi lên. Ngoài ra
tai và đuôi cũng bị hoại tử (thối).
- Thể mãn tính: Các triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ và
kéo dài. Heo bị nhiễm bệnh ở thể mãn tính sẽ gầy yếu, thường bị ho, khó
thở, bài tiết không ổn định (lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón). Bệnh phát
triển trong khoảng 1 – 2 tháng, nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ

chết do kiệt sức.
Bệnh dịch tả heo lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá (ăn, uống). Bệnh
xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa mưa (ở các tỉnh phía
Nam). Heo khoẻ mạnh ăn uống phải virut dịch tả sẽ phát bệnh nếu chưa
được tiêm phòng bằng vaccin.
2. Biện pháp phòng trị bệnh: Đối với bệnh dịch tả thì việc phòng bệnh
bằng tiêm ngừa vaccin là chủ yếu. Đối với heo nái tiêm phòng trước khi
Trang số
21
cho phối giống; Đối với heo con thì tiêm phòng sau khi đẻ 20 ngày và
trước khi cai sữa., xuất chuồng. Hiện nay, để phòng bệnh thường dùng
vaccin dịch tả heo đông khô, khi sử dụng cần pha vaccin với nước cất
(hoặc nước sinh lý mặn) tuỳ theo quy cách đóng gói của nhà sản xuất.
Tiêm cho heo vào gốc tai, mỗi lần 1ml/con. Sau khi tiêm khoảng 6 – 7
ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa
bệnh kéo dài từ 6 – 10 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho heo theo định
kỳ 6 tháng 1 lần. Người chăn nuôi cần chú ý rằng heo thường bị sốt cao
sau khi tiêm vaccin. Tuy nhiên đó chỉ là sốt do phản ứng thuốc, không
cần can thiệp, cơn sốt sẽ tự hạ sau đó vài ngày.
Khi phát hiện heo nghi mắc bệnh dịch tả cần nhanh chóng báo ngay cho
thú y địa phương để có biện pháp phòng chống tổng hợp theo quy định
của Nhà nước.
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN HEO: Do trực khuẩn Salmonella
cholerae suis gây nên với đặc điểm gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo
mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn
sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp trên mỗi lứa tuổi của heo, đặc
biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ
chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo
qua bò, chó và người.
1. Triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày và bệnh thường

phát ra ở 2 thể
- Thể cấp tính: heo sốt cao 41 – 42
0
C, bỏ ăn chỉ uống nước, nằm 1 chỗ,
tai lạnh, da bụng nổi gai ốc, heo bệnh thường hay bị ói mửa, tiêu chảy
phân màu vàng, hôi thối, đôi khi có lẫn máu. Sau vài ngày, heo bệnh có
Trang số
22
thể bị ho, khó thở, đặc biệt ở vùng da mỏng (quanh mõm, chỏm tai, kẹt
háng, da bụng) bị xuất huyết. Giai đoạn cuối, heo bệnh thường đi đứng
không vững, co giật, suy nhược rồi chết.
- Thể mãn tính: Heo sốt cao 41 – 42
0
C, cơn sốt của heo diễn ra trong
vòng 5 – 7 ngày rồi ngưng sau vài ngày heo lại tiếp tục sốt. Lần này trên
da heo xuất hiện những mảng đỏ có vảy. Heo bị tiêu chảy dai dẳng, phân
có mùi thối, heo bị nhiễm bệnh sẽ bị xuống sức, gầy yếu và bị chết trong
khoảng 10 – 15 ngày. Bệnh phó thương hàn lây lan qua đường tiêu hoá
(ăn, uống), bệnh còn truyền vào heo do chuồng trại bị lạnh, ẩm ướt và do
sự tấn công của các ký sinh trùng đường ruột. Bệnh thường phát triển
thành những ổ dịch vào mùa mưa hoặc thời điểm giao mùa giữa mùa khô
và mùa mưa.
2. Biện pháp phòng trị bệnh:
- Phòng bệnh: Bằng vaccin phó thương hàn heo keo phèn, đối với heo
nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm làm 2 lần: lần
1 khi heo được 20 ngày tuổi, lần 2 khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm
cho heo vào góc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau
khi tiêm 10 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu
quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 6 tháng. Vì vậy nên tiêm phòng cho
heo theo định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm phòng, cần chú ý cải

thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô ráo và thường xuyên sát
trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để giúp heo nâng cao sức
đề kháng chống lại bệnh.
- Trị bệnh: Hiện nay do tính đề kháng kháng sinh của vi trùng
Salmonella rất cao, vì vậy trong thực tế điều trị nên sử dụng kháng sinh
Norfloxacine với liều 5–10 mg/kg thể trọng phối hợp Dexamethasone,
Vitamin C, B Complex. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kháng sinh
Terramycin tiêm từ 3 – 5 ngày liên tục, heo con dùng liều 1mg/kg thể
Trang số
23
trọng, heo lớn dùng liều 10mg/kg thể trọng.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO: Do cầu trực khuẩn Pasteurella
multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn
hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ
sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất,
trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh
tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát
sinh và gây bệnh.
1. Triệu chứng bệnh: Thời gian nung bệnh từ 1 – 5 ngày và bệnh thường
phát ra ở 2 thể.
- Thể cấp tính: Heo thường bị sốt cao 41 – 42
0
C, hầu và cằm bị sưng to.
Khi bệnh heo thường bị viêm phổi nên khó thở, nhịp thở nhanh, ho khan,
chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần. Ở tai, mõm, bụng và
những chỗ da mỏng xuất hiện những nốt đỏ, tím. Đôi khi heo có hội
chứng thần kinh khi sốt cao như đi vòng tròn, kêu tom run rẩy, sùi bọt
mép, chân co giật. Giai đoạn đầu của bệnh heo thường bị táo bón sau đó
bị tiêu chảy. Nếu không can thiệp kịp thời heo sẽ chết rất nhanh sau 12 –
36 giờ.

- Thể mãn tính: Heo cũng bị sốt cao, khó thở và tiếp tục ho, các khớp bị
sưng. Heo thường gầy hẳn đi, yếu ớt sau 1 – 2 tháng là chết.
Bệnh tụ huyết trùng ở heo thường phát sinh rải rác, tuy nhiên có những
lúc bệnh phát triển ồ ạt tạo thành dịch bệnh. Bệnh thường hay phát sinh
vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh thường xảy ra đối với heo từ 3 – 4 tháng
tuổi và heo sau cai sữa.
2. Biện pháp phòng trị bệnh:
- Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái
tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 –
Trang số
24
45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát
huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng. Vì vậy
nên tiêm phòng cho heo theo định kỳ 4 - 5 tháng 1 lần. Ngoài việc tiêm
phòng, cần chú ý cải thiện điều kiện vệ sinh thú y (giữ chuồng trại khô
ráo và thường xuyên sát trùng chuồng trại) và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để
giúp heo nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh.
- Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh
sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều
có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng
phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và
Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin
10 – 20 mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu điều trị, cần phối hợp với
những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc
giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực
trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).
Trên đây là một số thông tin tóm tắt về một số bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho chăn nuôi heo hay xảy ra vào mùa mưa. Hy vọng rằng, bài viết
này sẽ giúp ích cho các hộ chăn nuôi heo trong việc áp dụng các biện

pháp phòng trị bệnh vào thực tế sản xuất một cách có hiệu quả nhất
Rối loạn sinh sản hô hấp.
Nguyên nhân:
Hội chúng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: porcine
reproductive respiratory syndrome) do virus Artevirus gây ra. ảnh hưởng
trên heo ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây sảy thai, chậm lên giống lại, heo con
chết tươi, chết khô, còi cọc chậm lớn. Đặc biệt những biểu hiện hô hấp
trầm trọng trên heo con theo mẹ và sau cai sữa
Trang số
25

×