Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

huyền thoại chiến tranh troy và những tiếng đồng vọng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.09 KB, 25 trang )

1. Huyền thoại chiến tranh Troy và những tiếng đồng vọng của nó
Trong thế giới phương Tây, câu chuyện về một cuộc chiến tranh mười năm từng diễn ra ở
một đô thị bên bờ biển phía tây Tiểu Á vào một thời kỳ xa xôi nào đó, từ rất lâu, đã trở nên
hết sức quen thuộc đối với nhiều người: huyền thoại chiến tranh Troy.
Cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt mà cũng hết sức lãng mạn ấy, trong cái vỏ hoang đường,
thần thánh của nó, nhiều thế kỷ qua, đã gợi nên những nguồn cảm hứng lớn cho các nghệ
sĩ ở mọi thời đại, mà trước hết là Homer, nhà thơ tiền bối của Hy-lạp, tác giả hai thiên anh
hùng ca thuộc loại cổ điển: Iliad và Odyssey.
Với hai sáng tạo nghệ thuật có một không hai ấy, Homer là người đầu tiên đã dựng nên một
mô hình rõ nét, và hơn thế nữa, vô cùng sinh động, về một sự kiện từng in dấu chắc là khá
đậm trong cuộc sống hoang sơ của người Hy-lạp thời cổ đại trên vùng biển phía đông Địa
trung hải.
Và từ sau cái mô hình “Troy-Homer” ấy, gắn liền với một hình ảnh sống động về một “thời
đại anh hùng”, hay vẫn thường được gọi một cách ước lệ là “thời đại Homer”, đã xuất hiện
hàng loạt các tác phẩm thuộc mọi thể loại, làm tái sinh các dữ kiện của biến cố Troy một
cách đa dạng, nhiều màu sắc.
Có thể hình dung huyền thoại Troy như một sinh thể, mà sự tồn tại của nó, khởi sự tưnhững
khúc ca của những nghệ sĩ hát rong cổ đại, đã được duy trì trong suốt chiều dài đời sống
văn hóa, văn học của nhân loại từ đó đến nay. Và những bài ca truyền khẩu- như từng được
Biêlinxki gọi một cách hình tượng là “quặng thô” ấy-, sau khi được Homer nhào nặn, đã trở
thành một hình hài thực sự, và có thể xem đó là đứa con của thế hệ đầu tiên, để rồi sau đó
sẽ có cả một tộc hệ đông đảo nối tiếp.
Chúng tôi muốn xem câu chuyện huyền thoại về chiến tranh Troy là một âm nguồn, từ đó
sẽ lan tỏa đi với những hồi âm, những tiếng đồng vọng. Và ở đây, Iliad và Odyssey của
Homer có thể xem là tiếng đồng vọng thứ nhất, gắn liền với những yếu tố khởi phát của nó.
Nói cách khác, những sáng tạo sau Homer, nhìn chung, chủ yếu dựa trên sự khai thác các
phương diện, các chất liệu của hai thiên trường ca này, nhưng tất nhiên, hình thành trên cơ
sở cá tính sáng tạo của từng nghệ sĩ. Và lắng nghe chuỗi hợp âm được tạo nên bởi rất nhiều
những tiếng đồng vọng kia, chúng ta sẽ nhận ra một sự kết hợp vừa nhất quán, vừa riêng
biệt của các tác phẩm qua các thời kỳ văn hóa khác nhau, với những bản sắc cộng đồng
khác nhau.


Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số tác phẩm, trải ra trên một diện
thời gian và không gian nhất định, chứ chưa có điều kiện khảo sát hết các thành tựu viết về
huyền thoại chiến tranh Troy. Tuy vậy, qua đó, vẫn có thể nhìn thấy những nét chung, mà
rõ nhất là sự châu tuần quanh các diễn tiến và hệ quả của nó, nhưng đồng thời cũng nhận
ra những nét riêng, gắn liền với không khí văn hóa- xã hội và những vấn đề mang tính thời
đại của mỗi giai đoạn lịch sử, cũng như những yếu tố tâm cảm- thẩm mỹ trong sáng tạo
của từng tác giả.
Phác họa bức tranh về dàn hợp âm ấy, chúng tôi hy vọng chỉ ra được đôi điều về những biểu
hiện thú vị trong sáng tác văn học trên cơ sở miêu tả từ sự đối chiếu, so sánh những nét
tương hợp và khác biệt, nguyên sinh và phái sinh, truyền thống và cách tân của các tác
phẩm văn học cùng được sinh thành với một cảm hứng sâu sắc từ một hiện tượng văn hóa-
lịch sử- văn học rất độc đáo là huyền thoại chiến tranh Troy.
1. TỪ TRUYỀN THUYẾT QUẢ TÁO BẤT HÒA …
Đó là câu chuyện xảy ra trong một không- thời gian còn đậm đặc màn sương mù huyền
thoại, ở một xứ sở mà thần thánh và người phàm trần có thể chia sẻ với nhau mọi khó khăn
trong cuộc sống. Và ở đó, từng có không ít những mối tình kết hợp những kẻ yêu nhau
thuộc hai thế giới còn chưa cách trở ấy. Và nữ thần biển Thetis đã quyết định nhận lời cầu
hôn của một người đàn ông xứng đáng là vua Peleus.
Ngay sau đó, lễ cưới của họ đã được tổ chức rất tưng bừng, với sự tham dự hào hứng của
người thân thuộc và bạn bè hai họ. Thế nhưng …
*Sự phẫn nộ của thần chiến tranh- Quả là một lỗi lầm tai hại, bởi bối rối thế nào, họ đã
quên không mời Ares, thần Chiến tranh. Và khi phát hiện ra thì đã muộn, quá muộn. Cái vị
thần hắc ám như đêm tối ấy, với nào giáp trụ, nào lao dài, và một bộ mặt đằng đằng sát
khí, đã nổi cơn thịnh nộ. Và thần muốn trừng phạt thật đích đáng những kẻ đã dám khinh
thị, dám làm tổn thương lòng tự ái của thần. Thế là thần tìm ngay đến Eris, vị nữ thần lúc
nào cũng có sẵn cả một kho mưu kế để gây ra những xích mích, tranh chấp. Và chẳng khó
khăn gì, Eris đã hiến ngay cho Ares một kế hay, không chỉ nhằm cho đôi vợ chồng khinh
suất kia một bài học nhớ đời, mà còn, biết đâu đấy, nhân cơ hội mà nhen nhóm lên ngọn
lửa của một cuộc chiến tranh mới nào đó, vốn là sở thích của thần!
*Quả táo xích mích và cuộc tranh giành chiếc vương miện hoa khôi- Kế hoạch của

Eris được thực hiện ngay. Trong bữa tiệc vui hôm ấy, trong số khách khứa tới dự, thấy rực
rỡ đến chói lọi ba vị nữ thần xinh đẹp: Hera, Athene và Aphrodite. Ai nấy đang trầm trồ về
nhan sắc của họ, thì bất thần, chẳng biết từ đâu, một quả táo đỏ tươi rói rơi vào giữa bàn
tiệc. Đang ngơ ngác vì sự việc xảy ra quá bất ngờ, thì mọi người lại càng kinh ngạc hơn nữa
khi phát hiện một dòng chữ có vẻ bí ẩn trên quả táo ấy: “Tặng người đẹp nhất”.
Nhưng rồi tất cả cũng hiểu ra một điều đơn giản: đó chính là phần thưởng dành cho người
được xem là hoa khôi trong bữa tiệc.
Thế là cả ba vị nữ thần đồng loạt tận dụng mọi quyền năng của mình, cố dành cho được
quả táo danh dự kia. Cuộc cãi cọ, xô xát ầm ĩ ấy đã đến tai Zeus, vị thần chúa tể.
Sau khi cân nhắc, Zeus hiểu rằng bản thân không đủ sức để phân xử vấn đề rắc rối này.
Thần liền nghĩ đến Paris, chàng trai vừa lịch lãm, vừa chân chất, con vua Priam xứ Troy, ở
bên kia biển Aegean …
*Sự phân xử của Paris- Hermes, thần liên lạc được Zeus cử làm người hướng đạo, đưa ba
vị nữ thần đến chân núi Ida, nơi chàng Paris đang chăn thả đàn gia súc của mình.
Choáng ngợp trước đồng thời cả ba tấm nhan sắc ấy, Paris đã đề nghị được tiếp cận riêng
từng vị để sự thẩm định được công bằng hơn.
Và chàng đã vô cùng kinh ngạc được nghe mỗi vị hứa hẹn những món quà hậu hĩnh nhất:
Hera, là quyền được cai quản toàn cõi châu Á; Athene, là niềm vinh quang bách chiến bách
thắng trong các cuộc chiến đấu. Còn Aphrodite? Vị nữ thần tình yêu và nhan sắc này tỏ ra
rất nhạy cảm: nàng cam đoan sẽ tìm cho chàng một người phụ nữ đẹp nhất phương Tây
làm bạn trăm năm.
Món quà thứ ba này đã làm chàng trai hào hoa nhất, đa cảm nhất phương Đông xiêu lòng,
và chàng vui vẻ trao cho Aphrodite quả táo – chiếc vương miện hoa khôi.
*Vụ bắt cóc nàng Helen- Thực hiện lời hứa, Aphrodite dùng quyền năng của mình đưa
Paris đến Sparta, một thành bang lớn của Hy-lạp,nơi Helen đang cùng chồng là Menelaus
sống hạnh phúc. Chiếc thắt lưng màu nhiệm của nữ thần đã làm nên điều kỳ diệu: Paris và
Helen đã phải lòng nhau tức thì; và lợi dụng lúc Menelaus vắng nhà, Helen đã cùng Paris
vượt biển sang Troy, không quên mang theo các thứ của hồi môn quí giá của mình. Và nàng
đã nghiễm nhiên trở thành vợ Paris, trở thành cô gái của đô thị Troy.
*Cuộc đổ bộ của quân Hy-lạp trừng phạt kẻ xúc phạm-Phát hiện vụ việc, Menelaus lập

tức gặp gỡ các anh em mình, cũng như những người trước đây đã từng cầu hôn Helen. Họ
vốn đã giao ước, rằng bất cứ khi nào xảy ra chuyện gì bất trắc đối với Helen, tất cả sẽ cùng
chung sức giúp đỡ.
Và thế là, chỉ trong một thời gian ngắn, một đội quân đông đảo với hàng ngàn chiến thuyền
đã sẵn sàng rời vịnh Olide ra khơi, trực chỉ Troy, với quyết tâm đoạt lại nàng Helen, san
bằng cái đô thị ngạo mạn kia để phục hồi danh dự bị tổn thương của người Hy-lạp.
*Cuộc chiến tranh – Agamemnon, vua xứ Mycene giàu có, được cử làm thủ lĩnh của đạo
quân rầm rộ ấy. Và với sự có mặt của các vị anh hùng tài giỏi, thiện chiến, người Hy-lạp đã
làm mưa, làm gió trên đất Troy suốt mười năm trời. Cuộc giao tranh diễn ra với sự tham
chiến của cả các vị thần, và có vẻ như sẽ kéo dài mãi tình thế bất phân thắng bại.
Cuối cùng, nhờ mưu kế của Ulysses, một anh hùng “muôn vàn trí xảo”, quân Hy-lạp đã đột
nhập vào bên trong tường thành Troy với con ngựa gỗ khổng lồ rỗng ruột, ẩn nấp trong đó
các vị anh hùng Hy-lạp xuất sắc nhất, chờ đến nửa đêm, chui ra khỏi bụng ngựa, nổ lửa đốt
thành, tàn sát quân đối phương.
*Thành Troy sụp đổ- Mọi chuyện thế là đã được quyết định vào cái đêm kinh hoàng ấy đối
với người Troy. Cả một đô thị giàu có, với thành quách, lâu đài tráng lệ bị thiêu rụi, để chỉ
còn là một đống đổ nát. Tất cả trai tráng trong hoàng tộc cũng như dân chúng, lớp bị giết
hại, lớp bị bắt đưa đi xa. Phụ nữ già, trẻ bị bắt làm nô lệ. Những kẻ sống sót thì cấp tập rời
khỏi thành, tìm cách trốn thoát khỏi sự truy đuổi của quân Hy-lạp. Và rồi đến lượt mình,
những người chiến thắng cũng thu xếp để trở về quê hương sau những năm dài chinh
chiến.
Cuối cùng, chỉ còn im lìm bên bờ biển một vùng đất hoang tàn, trơ lạnh, như một chứng
tích còn sót lại sau những tháng ngày náo động …
2. ĐẾN NHỮNG TIẾNG ĐỒNG VỌNG
2.1. Tiếng đồng vọng thứ nhất
Như một tổng thuật với khoảng cách cả về thời gian lẫn không gian gần nhất so với các tác
phẩm sau này, Iliad và Odyssey của Homer không khác gì những bức tranh hiện thực sắc
nét, giản dị, mà lại thể hiện được một cách trung thực cái chất nguyên sơ, hồn nhiên của
thời đại.
Ta có thể nhìn thấy ở đó những đường nét chân phương, thậm chí thô sơ về một thế giới ở

buổi rạng đông của quá trình phát triển văn hóa của loài người. Các nhân vật tự phô bày
mình một cách cường tráng, bồng bột, đầy sức trẻ; mỗi con người đều muốn lao vào cuộc
sống với một nhiệt tình sôi sục, một cách thế vồ vập hết sức đáng yêu, với những biểu hiện
nhiều khi còn hoang dại.
@ Iliad, một bức tranh hoành tráng về chiến tranh
*Một nếp sinh hoạt hoang dã và một kiểu quan hệ hoang dã-
Không khó để nhận ra rằng, những chi tiết mà Homer đưa vào Iliad qua việc thuật lại những
diễn biến trong khoảng thời gian năm mươi ngày ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Troy
không phải là một hiện tượng đặc biệt, mà là một hình ảnh quen thuộc của thời đại. Chính
vì vậy, Iliad, với những cảnh tượng bi thảm, lênh láng máu chảy, nước mắt rơi, náo loạn
những pha chém giết, với những con người đầy nộ khí và sát khí kia đơn giản chỉ là một góc
của cuộc sống bình thường. Và điều đó giúp lý giải vì sao các mối quan hệ với đồng loại ở
đây lại còn rất mông muội. Một Agamemnon “ vua của các vua” rất hồn nhiên dành giật
chiến lợi phẩm- một cô gái- với Achilles; một Thersite chỉ vì dám chỉ trích thủ lĩnh mà bị
trừng phạt dã man; một Achilles kéo xác Hector bê bết trong bụi đất … Và đây đó, nhan
nhản những cảnh giết chóc, rượt đuổi, trừng phạt, trả thù … man rợ. Mà suy cho cùng, hiện
thực chiến tranh không thể tách rời cái ác, cái phi nhân, và Homer đã thể hiện trung thực
điều đó.
*Một phương tiện để tìm kiếm vinh quang, tự khẳng định cái tôi, cái ta
Con người thời cổ đại ý thức rất rõ về thân phận đoản mệnh của mình; và hơn thế nữa, cái
chết cũng luôn là một nỗi đe dọa thường trực. Thế nên, trong bối cảnh một cuộc sống
thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh, với một khát vọng tự khẳng định, mỗi cá nhân
đều muốn tìm cho mình một vị thế xứng đáng trên chiến trường, đồng thời, mang chiến
thắng về cho bộ tộc mình, cộng đồng mình. Và như thế, chỉ có một con đường, hoặc “xông
lên hàng đầu để đoạt lấy vinh quang, hoặc để vinh quang lại cho kẻ khác”. Cái lý tưởng tìm
kiếm vinh quang và thắng lợi trong chiến trận ấy cũng là một trong những cảm hứng xuyên
suốt tác phẩm.
*Một ấn tượng bi thảm, một tiếng thở dài đau xót-
Iliad của Homer có lẽ sẽ không là một tác phẩm lớn, nếu đàng sau cái bức tranh đẫm máu,
man rợ kia không là một cảm xúc sâu sắc, đầy nhân bản, nhưng không nói ra lời của người

viết. Các sự kiện và hành động được miêu tả đến từng chi tiết và thậm chí, hết sức sống
động, nhưng ta vẫn nhận ra ẩn khuất trong đó là nỗi ngậm ngùi của một tâm hồn vì con
người, và vì niềm vui, hạnh phúc của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà Zeus, vị chúa tể
của muôn loài đã phải thốt lên: “Trong tất cả những vật biết thở, biết bò trong lòng mẹ đất,
thì loài người là sinh vật khốn khổ hơn cả!”. Và vị thần mang cung bạc Apollo cũng xót xa:
“Đời người khốn khổ như đám lá cây, đang xanh tốt nhờ sự nuôi dưỡng của mẹ đất, phút
chốc đã héo tàn, và rơi vào cõi hư vô!”. Ay chẳng phải là nỗi bất hạnh của kiếp người, lại là
kiếp người trong chiến tranh, mà người nghệ sĩ Homer đã dụng công thể hiện qua hình ảnh
trung thực của chiến trường Troy?
@ Odyssey, bài ca của khát vọng trở về
*Những con người sống sót-
Với Iliad, Homer chỉ thuật lại một phần câu chuyện về các diễn biến của cuộc chiến. Nhưng
sau đó thì thành Troy bị thiêu hủy, và quân Hy-lạp, những kẻ chiến thắng, cuối cùng cũng
lên đường trở lại những nơi họ đã ra đi mười năm về trước. Dành được thắng lợi, nhưng họ
cũng kẻ còn, người mất; và thực sự thì chiến tranh đã cướp đi khá nhiều những gì họ từng
có được. Homer không trực tả hoàn cảnh những người sống sót, nhưng có thể hình dung
tâm cảnh họ qua việc ai cũng rất nóng lòng về lại quê hương, vàmỗi người đều phải đối phó
với vô vàn thử thách trong chuyến trở về, đó là chưa kể bao nhiêu bất trắc chờ đợi họ ở quê
nhà nữa.
*Nỗi lòng tha hương-
Ulysses, người anh hùng mưu trí, đã được Homer chọn làm nhân vật trung tâm để miêu tả
trong cuộc hành trình trở về ấy. Nỗi khát khao được về lại mái ấm của mình với những
người thân yêu luôn đau đáu trong tâm hồn chàng. Khó mà quên được hình ảnh người đàn
ông mạnh mẽ ấy cứ chiều đến lại ra bờ biển ngồi trông vềphía hòn đảo Itache thân yêu mà
nước mắt đầm đìa. Trong lúc ấy thì cả một cuộc sống thần tiên cùng với nữ thần Calypsous
kiều diễm vẫn ngày ngày mời mọc chàng trong suốt bảy năm trời. Nỗi nhớ nhà ấy như phủ
lên hình tượng người anh hùng một thứ ánh sáng nhân bản dịu dàng, mềm mại.
*Cuộc hành trình gian truân -
Chuyến vượt biển của Ulysses đã phải kéo dài cả mười năm trời bởi bao nhiêu là trắc trở,
vừa do sự tranh chấp của các vị thần, vừa là đủ loại bất trắc trên đường đi. Và người anh

hùng ấy lại một lần nữa phải lao vào những cuộc chiến đấu mới, để dành lấy thắng lợi về
mình, cũng để hiện thực hóa ước mơ trở lại quê hương. Với các khả năng vượt trội, cuối
cùng, Ulysses đã có được cái giây phút vui mừng đặt chân lên mảnh đất thân yêu của quê
nhà.
*Tìm lại một nơi chốn bình yên-
Có thể nói, một trong những cảnh tượng gây xúc động trong Odyssey là cái khoảnh khắc
Ulysses cúi xuống hôn bờ cát hòn đảo quê hương khi thuyền vừa cập bến. Cái con người đã
mấy mươi năm đằng đẵng phải xông pha nơi gươm giáo, luôn phải đối mặt với bao hiểm
nguy ấy ắt hẳn đang chùng lòng xuống để đón nhận cái cảm xúc bình yên khi lại được hít
thở bầu không khí thân thuộc đã từ lâu xa cách. Và Penelop, người vợ hiền, đã thủy chung
chờ đợi chồng suốt chừng ấy năm, yêu thương và ân cần đón chàng trong vòng tay, sau khi
đã thận trọng chất vấn chàng về chiếc giường cưới có chân là gốc cây cảm lãm. Và rồi khi
bọn cầu hôn từng gây náo loạn trong nhà chàng bao năm qua bị trừng trị bởi chính tay
chàng và con trai, thì mọi thứ lại đâu vào đấy. Và cuộc sống lại tiếp tục trôi, êm đềm như
ngày nào.
Iliad và Odyssey thực sự là những tiếng vọng đầu tiên của huyền thoại chiến tranh Troy,
một mô hình đầy chất sơ khai về cuộc đấu tranh để tồn sinh của con người thời cổ đại. Ở
đó, có thể nhìn thấy những biểu hiện thô sơ nhất về thực tế tranh dành của cải, quyền lợi,
và dành giật cuộc sống trong bối cảnh một thế giới còn bị đe dọa bởi mọi thứ hiểm họa.
Nhưng qua đó, cũng có thể nhận ra những khao khát đầy nhân bản của họ: mơ ước có sức
mạnh, có tài năng để trở thành những cá thể vượt trội (vừa về thỏa mãn nhu cầu tinh thần,
nhưng đồng thời cũng để có thể tồn tại một cách vững vàng trong đời sống tự nhiên và
cộng đồng luôn có nhiều bất trắc), mong muốn bảo toàn được danh dự, phẩm giá bản thân,
mong được đáp ứng thỏa đáng những đòi hỏi về tinh thần, tình cảm
Nhìn chung, có thể tìm thấy ở đó những biểu hiện của một cuộc sống đang từng bước vươn
ra khỏi cái tối tăm, mờ mịt của quá khứ, để tìm đến một hiện tồn tốt đẹp, hoàn thiện hơn.
Và tất cả những chuyển động đó đã được Homer diễn giải một cách đẹp đẽ
qua Iliad và Odyssey.
2.2. Tiếng đồng vọng thứ hai:
Euripides (496-406BC), Ovid (43BC-17AD) và Lucian (125-200AD) cùng là các tác giả thời

cổ đại, dù có cách nhau vài ba trăm năm.
Euripides, nhà thơ Hy-lạp cổ đại, vẫn thường được xem là nhà triết lý trên sân khấu, với đặc
điểm trong sáng tạo là “miêu tả những con người vốn là như vậy”. Trong số các tác phẩm
còn giữ lại được của ông, chùm bi kịch khai thác đề tài chiến tranh Troy chiếm một số lượng
đáng kể. Qua hàng loạt các vở bi kịch đặc sắc, ông đã dựng lại những bức tranh hiện thực
vô cùng sống động, trên cái nền là những trầm tư sâu sắc về những hệ quả của chiến tranh,
đặc biệt, khi những nỗi bất hạnh lại gắn liền với thân phận người phụ nữ. Từ đó, có thể
nhận ra một cách nhìn mới của nhà thơ về các vấn đề cuộc sống, nhất là được suy gẫm
trong bối cảnh chiến tranh.
Cũng chính vì những nét riêng trong quan niệm nhân sinh-thẩm mỹ ấy của Euripides, chúng
tôi muốn nối kết các vở bi kịch của ông với tác phẩm của Lucian và Ovid, các tác giả La-mã
cổ đại.
Trong Cuộc đối thoại giữa các vị thần, Lucian đã tái hiện các màn kịch độc đáo, trong đó,
các vị thần, bị đặt trong những tình huống có vấn đề, thường bộc lộ bản chất, chân tướng
mình một cách ngoạn mục, và qua đó, có thể nhận ra những “tham, sân, si” nơi họ còn vô
độ hơn cả ở con người! Còn với Biến dạng, Ovid cũng qua việc thuật lại các câu chuyện thần
thoại, với kết cục là những biến hóa đột ngột của các sinh thể, đã cho thấy cái thực chất vô
thường của cuộc sống, cái lẽ biến dịch không cùng của sự tồn tại của mọi tạo vật. Trong mối
liên hệ với huyền thoại chiến tranh Troy, chúng tôi chọn Cuộc phân xử của Paris của Lucian,
và Cái chết của Achilles của Ovid, đều trích từ hai tác phẩm trên; còn với Euripides, là vở bi
kịchNhững người đàn bà Troy.
@ Cuộc phân xử của Paris- Lucian: Chiến tranh- hệ quả tất yếu của những dục vọng,
tham vọng ngông cuồng của con người.
Sự dàn dựng tài tình của Lucian qua một màn đối thoại đầy kịch tính đã làm các nhân vật
huyền thoại bỗng trở nên hết sức sinh động vàsống thực. Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà
văn châm biếm, tác giả của những tác phẩm văn xuôi được viết dưới dạng dialogue độc đáo,
đã trưng ra cho chúng ta thấy những uẩn khúc, những ngóc ngách u ám trong tâm hồn con
người, gắn liền với các dục vọng thuộc đủ mọi kiểu loại và cung bậc.
Khi chọn Paris làm người thẩm định nhan sắc của ba vị nữ thần, Zeus đã nhận định “Chàng
trai trẻ xứ Phrygia mà các người đang tìm đến kia mang huyết thống hoàng tộc ( … ) và

đồng thời còn là một dân quê giản dị; vì thế, chúng ta có thể tin tưởng vào con mắt của
chàng, mà không phải băn khoăn gì”. Và trong lúc trao đổi với Aphrodite, thần liên lạc
Hermes cũng ca ngợi “… đấy là một chàng trai quyến rũ, một tay đại hào hoa phong nhã,
và một người thẩm định nhan sắc đáng ngưỡng mộ. Dựa trên những cơ sở đó, người mà
chàng chọn để trao giải thưởng sẽ là rất xứng đáng”.
Lucian đã khéo léo cho thấy cái thực chất hai mặt của con người và cuộc sống, qua việc đẩy
tới quá trình diễn biến của cuộc tuyển chọn sắc đẹp kia. Rõ ràng là, cả Paris, vị giám khảo
được Zeus hết lòng tin cậy, cùng với ba vị nữ thần đầy quyền lực và hết sức thiêng liêng
trong con mắt người trần kia, rốt cuộc, chỉ là những con rối làm trò, với sự giật dây của dục
vọng, tham vọng cá nhân. Khi nghe nói về những phẩm chất của trọng tài Paris, Aphrodite
đã lấp lửng: “Ta vui mừng được biết những điều đó; ta chẳng đòi hỏi gì hơn là một vị trọng
tài chính trực – à, chàng đã có vợ, hay còn độc thân, hở Hermes?”. Và rồi, trong quá trình
cuộc thi được tiến hành, đã lộ ra cái mặt trái thường tình của sự thể.
Đây là vài trích đoạn đối thoại giữa Paris và các vị thần:
Hera: (…) chàng thấy món quà ta tặng chàng thế nào- Paris, hãy trao cho ta giải thưởng
sắc đẹp ấy, chàng sẽ là vua toàn châu Á.
Paris: Tôi không nhận quà cáp. Người lui ra đi. Tôi chỉ thẩm định theo công tâm …
Athene: (…) Này, Paris, nếu chàng tuyên bố ta là người đẹp nhất, ta sẽ làm cho chàng trở
thành một chiến binh, một người chinh phạt vĩ đại, và chàng sẽ luôn luôn thắng lợi, trong
mọi cuộc chiến đấu.
Paris: Nhưng tôi chẳng dính dáng gì đến chuyện chiến đấu, Athene ạ (…). Nhưng cũng đừng
bận tâm về điều đó: tôi chẳng nhận quà biếu xén của nàng đâu, mà nàng thì cũng cần xử
sự cho đẹp trong cuộc thi này …
Thế nhưng, liền ngay sau đó, khi tiếp cận với Aphrodite, thì Paris đã bị mê hoặc bởi một
Helen tuyệt sắc nào đó ở xứ Sparta xa xôi, và thế là vị giám khảo vô cùng công minh và
chính trực ấy đã không cần phải suy nghĩ, cân nhắc gì nữa, mà rất ân cần, mời nữ thần tình
yêu và sắc đẹp, vị thí sinh đã đoan quyết với chàng rằng sẽ làm cho Helen trở thành bạn
trăm năm của chàng: “Hãy cầm lấy quả táo đi, nó là của nàng đó!”.
Cái cách nhìn dí dỏm mà sâu sắc của Lucian đã chỉ ra một cách nhẹ nhàng mà đầy tính
thuyết phục về sự vô nghĩa và phi lý của chiến tranh, ngay trong cái nguyên cớ của nó, mà

suy cho cùng, thì những nhu cầu ích kỷ và ngông cuồng của con người luôn là cái bệ phóng
của mọi thứ hiểm họa.
@ Cái chết của Achilles- Ovid : Chân dung hai mặt của chiến tranh- vinh quang và bi
thảm.
Trong phần viết về Achilles trong Biến dạng, Ovid đã thuật lại cảnh huống Achilles tử trận
với sự dàn xếp của hai vị thần Neptune và Apollo. Là người ủng hộ quân Troy, Neptune đã
khẩn cầu Apollo tìm cách trừng phạt Achilles, kẻ đã nghênh ngang tung hoành trên chiến
trường- “Kẻ dã man hơn và đẫm máu hơn cả bản thân chiến tranh”; kẻ sẽ làm cho những
tường thành vẻ vang của Troy- vốn là công trình của Apollo- phải đổ sụp. Và bởi vì hắn vẫn
cứ ung dung ở ngoài tầm với của sự hủy diệt, nên cần phải chủ động kết liễu tính mạng
hắn. Và Apollo đã từ thượng giới đáp xuống mặt đất, hướng dẫn bàn tay Paris với cây cung
của chàng “để rửa hận cho các anh em bị sát hại của ngươi”. Thế là,
“Nỗi kinh hãi của dân Troy, niềm vinh dự và bức tường thành bảo vệ
Của cái tên Hy-lạp, vị thủ lĩnh bất khả chiến bại vĩ đại
Bị huỷ hoại …”
Với cái nhìn xoáy sâu vào bản chất sự vật, Ovid, chàng thi sĩ lãng tử của một La-mã phù
hoa, đã dựng lại hình tượng ngạo nghễ của Achilles ở cái khoảnh khắc chuyển đổi
từ co sang không, từ động sang tĩnh. Nhà thơ viết:
“Giờ đây, chàng chỉ còn là cát bụi, và những gì thuộc về Achilles
Về tất cả những gì là sức mạnh, giờ đây chỉ có cái hư vô, hay gần như
hư vô
Là còn tồn tại …”
Thực ra, với Achilles, khi dấn mình vào chiến trận, chàng đã cầm chắc cái phút giây phải
ngã gục, và hiến thân cho đất, mà trong cảm thức huyền thoại, là do cái gót chân đoản
mệnh của chàng. Trong bài thơ của mình, Ovid đã chủ tâm không đề cập đến cái chi tiết gợi
cảm ấy, mà người đọc chỉ được mục kích cái tích tắc biến dạng từ một Achilles “ … đang
đứng, lưỡi kiếm sáng lóa của chàng đang gặt hái / Hàng hàng lớp lớp những người Troy …”;
và chỉ cần Apollo xoay cây cung của Paris, đồng thời hướng dẫn bàn tay em trai của kẻ đã bị
chàng giết chết và kéo lê xác vòng quanh mộ bạn, thì cái con người kiêu hãnh ấy, cái cơ thể
cường tráng ấy, liền biến thành bụi đất…

Mặc dù vậy, nhà triết lý Ovid vẫn nhìn thấy trong cái hư vô kia, hay đúng ra , là “một vốc
đất ít ỏi” còn lại ấy, một hữu thể, không chỉ không tan biến, mà còn có khả năng tự nhân
lên, vươn dài ra để trở thành một sự lớn lao, vĩnh hằng: “Nhưng niềm vinh quang của chàng
thì vẫn sống, và trong niềm vinh quang ấy, chàng lấp đầy cả thế giới bao la …”. Nói cách
khác, sự biến hoá có- không, không- có ấy là một vòng xoay kỳ lạ, nó cho thấy lẽ biến dịch
không cùng của vạn vật, mà trong hiện thực chiến tranh, thì sự đổi chỗ giữa vinh quang và
bi thảm, giữa tồn tại và hư không lại càng trở nên nghiệt ngã.
@ Những người đàn bà Troy- Euripides : Một âm bản của chiến tranh: số phận và nỗi bất
hạnh của người phụ nữ-
Trong số các tác phẩm còn gìn giữ được của Euripides, chúng ta phát hiện một điều đáng
ngạc nhiên: có đến quá nửa viết về nhân vật nữ. Và đặc biệt, nhà thơ còn có hẳn một nhóm
bi kịch khai thác đề tài Troy, trong đó, tập trung miêu tả thân phận các nạn nhân chiến
tranh là các phụ nữ hoàng tộc ở Troy- những con người bị mất mát và chịu đau khổ hiển
nhiên sau khi những người đàn ông là cha, chồng, con họ bị sát hại.
Trong Những người đàn bà Troy, Euripides đã dựng lại quang cảnh thê lương phía trước
tường thành Troy sau khi đô thị bị thiêu hủy. Các lều trại tạm bợ được dựng lên làm nơi trú
ngụ cho các phụ nữ bị bắt làm nô lệ, chuẩn bị theo những người chủ mới về Hy-lạp. Hecuba,
người vợ khốn khổ của vua Priam vừa bị con trai của Achilles giết hại, đang phủ phục trên
mặt đất, quằn quại với nỗi đau khủng khiếp nhất trong đời: chồng chết, con gái Polyxena bị
bức hại, còn Cassandra, cô gái có tài tiên tri, đã bị Ajax làm nhục ở đền Athene, rồi bị
Agamemnon cưỡng bức … Các con trai bà, nhiều người bị giết, những người khác bị đưa đi
biệt xứ. Bản thân bà rồi đây cũng sẽ phải theo về làm nô lệ cho gia đình Ulysses. Mở đầu
tác phẩm, Euripides đã để thần Poseidon, người cùng với thần Apollo xây dựng đô thị, đứng
nhìn bao quát cảnh tượng một Troy hoang tàn, đổ nát và cất lên lời than vãn:
“Oi đô thị, lâu nay đã từng là một nơi chốn vui tươi, xin vĩnh biệt
Xin vĩnh biệt, những thành lũy đã sụp đổ. Pallas, người con của Zeus, đã gây ra sự thể này
đây …”
Cũng như trong nhiều vở bi kịch khác của Euripides, người đọc có thể tạo dựng các bức
tranh hiện thực thông qua đời sống nội tâm của các nhân vật. Ở đây, tiếp cận tâm trạng của
Hecuba và Andromache, hai nhân vật nữ trong tác phẩm, có thể thấy hiển hiện cả một thực

tế chiến tranh bi đát. Hecuba, bị đẩy vào một nghịch cảnh đáng sợ, đã phẫn nộ: “Các vị
thần, với tôi, chẳng có nghĩa gì ngoài việc làm cho cuộc sống khốn khổ …”. Lời Hecuba, hay
đó chính là nỗi bức xúc của Euripides, về chân tướng các vị thần- mà suy cho cùng, thì làm
gì có thần, chẳng qua chỉ là cái tham vọng của một nhúm người nắm trong tay quyền sinh
sát đối với cộng đồng mình mà thôi! Cũng trong mối liên quan với cuộc chiến tranh Troy và
sự nhũng nhiễu của các “vị thần”, Euripides cũng đã từng dụng công khắc họa nhân vật
Ephigenie, cô gái bị bắt làm vật hiến tế nữ thần Artemis để đoàn chiến thuyền Hy-lạp có thể
căng buồm ra khơi (vởIphigenie ở Olide). Hoàn cảnh Ephigenie có khác, nhưng rốt cuộc thì
cũng là nạn nhân của chiến tranh, mà nói khác đi, chính là vật hiến tế cho tham vọng của
con người!
Ở đây, người vợ, người mẹ đau khổ Hecuba cũng đang rơi vào bàn tay tung hứng tàn bạo
của chiến tranh; người phụ nữ bất hạnh ấy đau đớn rền rĩ :
“Oi, khốn khổ thân tôi. Như thế đây chính là cái kết cục bất hạnh, và là cái đích đến của tất
cả những nỗi ưu phiền trong cuộc đời tôi đã sống. Tôi phải rời bỏ quê hương tôi, rời bỏ đô
thị tôi đang bốc lửa ngùn ngụt. Nào đi, đôi chân già nua này; hãy gắng gỏi một lần cuối nữa
đi trong sức tàn lực kiệt; này đây, tôi xin vĩnh biệt thành bang tôi trong cơn đau đớn quằn
quại của nó …”.
Còn Andromache, người mẹ trẻ khốn khổ; người vợ côi cút của anh hùng Hector, thì đang
phải đối mặt với một số phận hết sức bi kịch: phải giao đứa con bé bỏng, máu thịt của mình
cho quân Hy-lạp mang đi thủ tiêu, còn bản thân nàng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của con
trai kẻ đã giết chồng mình! Cô gái trẻ đáng thương ấy bộc bạch nỗi lòng với mẹ chồng:
“Con biết chắc rằng chết thì cũng tức là chẳng còn bao giờ được sống trên đời nữa, nhưng
nếu phải sống một cuộc sống đau khổ thì thà được chết đi lại sung sướng hơn nhiều, vì kẻ
chết thì không phải nhìn thấy cái ác, không phải cảm nhận nỗi buồn đau …” …
Trong suốt vở bi kịch của mình, Euripides, dù không tái hiện các sự kiện chiến tranh, cũng
không lên án chiến tranh, nhưng qua việc trình bày một cách đầy cảm xúc những hệ quả
kinh khủng của nó, trong đó, nhức nhối những nỗi bi thảm mà những người phụ nữ phải
gánh chịu, nhà thơ đã nghiêm khắc tố cáo cái thực chất phi nhân bản của nó.
Và phải chăng, qua tất cả những điều đó, vở kịch còn là lời cảnh tỉnh đối với những người
đang gánh lấy trách nhiệm trong cuộc xung đột Sparta- Athens, mà vì nó, Hy-lạp rồi sẽ

bước vào chỗ tiêu vong?
Qua tiếng đồng vọng thứ hai này, chúng ta nhận ra đã có một bước chuyển quan trọng về
cách cảm nhận cuộc chiến tranh Troy so với cái hiện thực trực diện mà Homer đã tái hiện
trong Iliad và Odyssey. Có thể thấy, một trong những khác biệt rất cơ bản, là sự bộc lộ
những nỗi ưu tư của các nghệ sĩ về thực chất chiến tranh, về các khả năng tha hoá của nó
đối với con người và cuộc sống. Biểu hiện đó gắn liền với hiện thực cuộc sống thời cổ đại
vào giai đoạn con người đã có một ý thức khá sâu sắc về bản thân và thế giới, về cái được
và mất, về hạnh phúc và khổ đau, về cái xấu và cái tốt; và về khát vọng vươn tới một cuộc
sống bình yên và hoàn thiện.
2.3. Tiếng đồng vọng thứ ba
Rất khác với Ovid, nhà thơ La Mã cổ đại,Virgil đã thể hiện trong các tác phẩm của mình một
tinh thần La-mã chuẩn mực, cũng giống như bản thân con người nghệ sĩ -khắc kỉ của ông.
Thực ra, chẳng phải chờ đến Aeneid, Virgil mới chứng tỏ được sự vừa vặn của những
nguyên tắc nhân sinh - thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật của mình đối với việc đáp ứng
các yêu cầu nghiêm túc mà lãnh tụ tối cao- hoàng đế La-mã Augustus đã trang trọng giao
phó cho ông. Nhà thơ đầy tinh thần trách nhiệm ấy đã cần cù hoàn tất các tập thơ đồng
quê, nhằm phục vụ việc tuyên truyền cho chính sách “trở về nông thôn” của Augustus, một
cách nhiệt tình và hết sức chu đáo.
Thế cho nên, khi nhận lãnh trọng trách sáng tác một tác phẩm sử thi, có thể sánh ngang
vớiIliad và Odyssey của Homer, để ca ngợi đế quốc La-mã vinh quang, cũng như khẳng định
vai trò của vị lãnh tụ trong sự nghiệp dựng xây nó, thì Virgil đã dồn hết tâm huyết vào công
việc sáng tạo. Ròng rã trong 11 năm trời, nhà thơ cần mẫn và thận trọng ấy đã vận dụng
tất cả công sức và tài năng để hoàn thành Aeneid; và thật không uổng phí công lao và nhiệt
tình, ông đã làm nên một kỳ tích.
Aeneid thực tế là một trong những tác phẩm hàng đầu của văn học La-mã cổ đại, qua đó,
có thể nhìn thấy một cách khai thác và cảm nhận về huyền thọai chiến tranh Troy rất riêng,
thể hiện một cách sinh động không khí và tinh thần thời đại.
Với 12 tập sách, nhà thơ đã miêu tả những diễn biến trong giai đoạn kết thúc của cuộc
chiến tranh Troy, với sự sụp đổ của đô thị, và những cố gắng cuối cùng của người anh hùng
Aeneas với mong muốn cứu vãn tình thế, nhưng vô vọng. Và qua việc thuật lại cuộc hành

trình của chàng hoàng tử Troy sau khi bỏ lại sau lưng quê hương đổ nát của mình, nhà thơ
đã mở ra một viễn cảnh đáng mong ước cho cái dân tộc bị tiêu diệt đó: rồi đây, những
người sống sót sẽ cùng với người anh hùng thủ lĩnh xây dựng một xứ sở mới ở một nơi chốn
khác, bình yên và sung túc hơn, và sẽ khôi phục lại tất cả những gì họ đã bị mất mát ở đô
thị Troy bất hạnh.
*Thành Troy sụp đổ - sự sắp đặt của số mệnh.
Người anh hùng Aeneas, khi tận mắt chứng kiến những thảm cảnh đang diễn ra trên đô thị
thân yêu của mình, đã sôi sục căm hờn và muốn tìm mọi cách để rửa hận cho thành bang bị
thiêu hủy, anh em đồng tộc bị giết hại. Với ngọn giáo dài trong tay, chàng băng băng lao đi
giữa cảnh hỗn loạn trong đêm Troy bị đốt phá, những mong có thể làm được một điều gì đó
để xoay chuyển tình thế. Bất ngờ bắt gặp Helen đang nấp sau một bệ thờ trong cung điện,
lửa giận trong chàng ngùn ngụt bốc lên, chàng tự nhủ:
“Có phải người đàn bà này rồi sẽ được mang về Sparta, như một nữ hoàng, được họ hàng
thân thích tôn vinh, và lại có cả một đoàn tùy tùng là các phụ nữ Troy làm hầu gái? Có phải
Troy thì bị thiêu hủy, vua Priam bị giết, còn cô ta thì chẳng bị thương tổn gì? Không, không
thể như thế được, và dù cho chẳng đáng mặt trượng phu khi trừng phạt một phụ nữ, nhưng
niềm thù hận lớn đến nỗi lỗi lầm ấy có thể chấp nhận được, và điều đó sẽ làm thỏa mãn
những tro tàn của bạn bè ta”
Quá kích động, Aeneas lao tới, mũi giáo huơ lên, thì bất ngờ, Venus mẹ chàng xuất hiện
ngay trước mặt.
“… Kìa, con trai ta, sao thần sắc con lại đầy căm hờn như thế? Hãy nghĩ đến cha già của
con, đến người vợ thân yêu của con, và con trai bé bỏng của con, và hãy gấp rút đến với
họ, không thì sợ rằng quân Hy Lạp sẽ giết chết họ, hoặc mang họ về làm tù binh. Còn về
phần Helen, thì chẳng phải nàng, chẳng phải Paris đáng trách cứ trong sự sụp đổ của Troy
mà chính là do các vị thần bất tử…”
Cũng như trong Những người đàn bà Troy, Euripides đã từng để thần Poseidon tức giận qui
tội cho Pallas Athene về việc đã làm cho Troy tiêu vong; ở đây, Virgil cho rằng mọi biến cố
diễn ra đều nằm ngoài khả năng tác động của con người, có nghĩa là, theo một thứ luật
định bất khả tri; vấn đề chỉ là cần phải đối diện và xử lí nó như thế nào.
Và người anh hùng Aeneas, sau những nỗ lực vô vọng, cùng là những ủy thác trang trọng

của người thân (Hector báo mộng, Creusa cũng hiện về nhắn nhủ…) và thần linh (Venus,
Athene giao phó trách nhiệm …), đã từng bước ý thức được vai trò của mình, đồng thời chấp
nhận cái hiện thực định sẵn kia.
*Người anh hùng Aeneas và cuộc hành trình đến với miền đất hứa.
Chấp nhận sự sụp đổ của Troy như một số mệnh tất yếu, Aeneas đồng thời đã khởi sự bước
vào con đường thực hiện sứ mạng cao cả của mình mà các vị thần, hay nói khác đi là
một số mệnh khác, đã yêu cầu: dũng cảm ra đi để xây dựng một quê hương mới.
Và trước mắt người đọc, một Aeneas đầy nộ khí trong chốc lát đã trở thành một Aeneas
điềm tĩnh, chịu đựng, cân nhắc thận trọng trong từng bước tiến thoái; và trên hết, là cái
quyết tâm hoàn thành nghĩa vụ được giao phó, với một tinh thần trách nhiệm tuyệt vời. Cái
chàng trai mới phút trước còn lăm lăm ngọn giáo trong tay, quyết hạ thủ tức khắc người đàn
bà đã mang đến cho dân tộc mình bao nhiêu tai họa, thì giờ đây, đang vai cõng cha già, tay
dắt con nho, và che chở người vợ yếu đuối, tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của quân thù
để lên đường theo tiếng gọi của sự nghiệp lớn.
Thế rồi, trong suốt chiều dài chuyến đi đầy gian truân ấy, chàng hoàng tử Troy đảm lược đã
chứng tỏ được bản lĩnh và những phẩm chất của mình, xứng đáng là người anh hùng được
cả thần và người tin yêu. Thật vậy, cuộc hành trình Troy – Latium thật lắm gian nan, trắc
trở, hiểm nguy; đó là chưa kể những thử thách mà các vị thần nhiễu sự cứ trút thêm vào,
buộc Aeneas phải dốc hết trí lực, tài năng, ý chí để vượt qua và kiên trì vươn tới đích.
Thực sự là khó khăn. Và có biết bao thử thách bất ngờ đang chờ đợi: đã có lần chàng vướng
vào vòng hệ lụy của tình yêu! Dù có biện minh thế nào chăng nữa thì cũng không thể khác
được: Dido chính là người đàn bà của trái tim chàng! Nhưng rồi cái mối tình cuồng say,
mãnh liệt, và có lẽ là duy nhất rực rỡ trong đời ấy, cuối cùng, cũng không thể nào ngăn
được bàn tay Aeneas không cắt dây buộc thuyền, để rời Carthage, cái nơi chốn yêu thương
nhất, ấm áp nhất, và đã để lại trong tâm hồn người anh hùng dạn dày sương gió ấy một vết
cắt không bao giờ lành lặn được.
Sớm tinh mơ hôm ấy, người tình bị phụ bạc Dido đã chới với, tuyệt vọng nhìn hút mắt theo
đoàn thuyền của Aeneas đã rời bến tự bao giờ.
Lẽ ra, nàng phải hiểu được điều hệ trọng này trước khi đi đến quyết định bước lên hỏa đài
tự sát cùng với lời nguyền hận thù truyền kiếp đối với dòng dõi Aeneas: với nàng, chàng đã

là một người tình hoàn hảo, nhưng trước đó, và mãi về sau, chàng còn là một người anh
hùng La-mã lý tưởng, và không gì có thể làm chàng quay lưng lại được với sự thôi thúc của
trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước, dân tộc, tổ tiên ;dù rằng, cái con người cá nhân đa
cảm, đam mê của chàng- kết quả của mối tình lãng mạn và cuồng nhiệt Venus – Anchise,
cũng đau đớn tột cùng khi phải dứt bỏ hạnh phúc một đời của mình như thế.
*Một trong những phương cách để tồn tại: dứt bỏ quá khứ điêu tàn, dựng xây tương lai xán
lạn.
Trong tập sách thuật lại tác phẩm của Virgil, Edward Brooks đã miêu tả tình cảnh của Troy
trong cái đêm kinh hoàng, do mưu con ngựa gỗ của quân Hy-lạp:
“Đô thị đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của kẻ thù, lâu đài bị bao vây, thành lũy bị phá
hủy, các ngọn tháp cao ngất chỉ còn là những đống đổ nát, nhà vua bị giết, nhiều công dân
hàng đầu bị đâm chết; thành Ilion thiêng liêng sau 10 năm chiến tranh đẫm máu từ nay chỉ
còn tồn tại trong các bài ca và những câu chuyện kể”
Thực vậy, một Troy, như sự hồi tưởng của hoàng hậu Hecuba trong Những người đàn bà
Troy:“từng hùng mạnh như thế trên toàn cõi Á châu trong ngọn gió ban mai kiêu hãnh, …
cái tên tuổi vinh quang tột đỉnh…” giờ đây đã chỉ còn lại trong hoài niệm, và rõ ràng, ngay
cả Aeneas, chàng trai tràn trề sức trẻ và bừng bừng nhiệt huyết, không hề muốn chấp nhận
cái thực trạng nghiệt ngã và bất ưng kia, cuối cùng, cũng đành phải qui thuận, và xem đó
như một hiển nhiên trong số bao nhiêu ngẫu nhiên tất yếu khác vẫn đến với cuộc sống con
người.
Nếu nhớ lại rằng, một trong những tiêu chuẩn phẩm chất của một anh hùng lý tưởng theo
tinh thần La-mã, là khả năng xác định được các mục tiêu trong cuộc sống một cách rõ ràng,
và tìm kiếm những cách thức hiệu quả nhất để đạt được chúng; thì ở đây, Virgil đã thể hiện
một quan niệm đúng như vậy.
Cuộc hành trình của Aeneas và quyết tâm của chàng, thực tế, là việc thực hiện một kế
hoạch lớn đã được vạch ra một cách cụ thể, với những biến cố được tiên liệu. Vấn đề đặt ra
chủ yếu tập trung vào việc phải chọn những giải pháp nào để hoàn tất các chặng đường
một cách thắng lợi. Và cuối cùng, Aeneas đã hoàn thành sứ mạng một cách xuất sắc, đặt
nền móng vững chắc cho cơ đồ dân tộc, tái thiết một Troy mới tại một xứ sở trù phú, yên
bình, đúng như lời phán bảo của thần linh.

Qua Aeneid, có thể nói,Virgil đã tái tạo một huyền thoại chiến tranh Troy với một ý thức sâu
sắc về các yêu cầu của thời đại, thể hiện được tinh thần thời đại một cách lý tưởng. Không ít
khi Aeneid bị xem chỉ là một sự mô phỏng Iliad và Odyssey của Homer. Bỏ qua những đặc
trưng thuộc thể loại anh hùng ca, cùng là việc vận dụng các chất liệu trong tác phẩm của
những người đi trước như một quyền lợi chính đáng theo quan niệm sáng tạo thời ấy, rõ
ràng, có một sự khác biệt rất lớn giữa những nhân tố cốt lõi về tư tưởng, về sự cảm nhận
con người và cuộc sống của hai nhà thơ lớn này. Ở Homer, chúng ta được tiếp cận một thế
giới còn khá hỗn mang với những con người bồng bột, sôi nổi, mạnh mẽ, hồn nhiên; với cái
tư thế rất trẻ thơ là dũng cảm đến ngông cuồng lao về phía trước; còn qua Virgil, ta lại được
chiêm ngưỡng một thế giới đã được sắp xếp cho có trật tự; ở đó, con người đã có những
nhận thức khá chín chắn của một người trưởng thành, và đã có sự xử lí hài hòa giữa lí trí và
tình cảm, hay ít nhất là đã xác định được mục đích cuộc sống, và bắt đầu có được tiếng nói
chung của cộng đồng.
Aeneid, tiếng đồng vọng thứ ba của huyền thoại chiến tranh Troy, chính là sự diễn giải các
sự kiện gắn liền với một mô hình mới theo tinh thần thời đại về lí tưởng cuộc sống của nhà
thơ La-mã Virgil.
View more most viewed threads:
o Triết học Nho giáo và ảnh
hưởng của triết
o Tôn giáo và ảnh hưởng của
tôn giáo đến xã hội
o Tình hình tôn giáo ở nước ta
hiện nay
o Những tư tưởng cơ bản của
Nho giáo và sự ảnh
o Triết học Phật giáo Ấn Độ và
ảnh hưởng của
o Like
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư"

Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks Comment Blog this Post
2. 04-01-2010, 06:34 PM#2
Dĩ Vãng 10
Thành viên
Join Date
May 2009
Bài gởi
1,555
Thanks
0
Thanked 712 Times in 437 Posts
2.4. Và những tiếng đồng vọng khác.
Mười mấy thế kỉ sau những ý tưởng và cảm xúc của Virgil, các nghệ sĩ vẫn liên tục vọng
tưởng về cuộc chiến tranh huyền thoại ấy. Từ đây, ta sẽ được tiếp cận với rất nhiều kiểu
dạng sáng tạo – suy tưởng trên cơ sở các chất liệu, các ấn tượng từ huyền thoại chiến tranh
Troy qua nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau.
Mỗi tác giả, tùy góc độ thụ cảm và nhu cầu biểu hiện, thường tạo dựng các bức tranh đời
sống thấm đẫm không khí văn hóa thời đại, từ đó, giãi bày các cảm xúc nhân sinh – thẩm
mỹ của mình một cách cụ thể.
Có thể thấy, mỗi người thường lảy ra những hình ảnh, tình tiết, nhân vật, hình tượng …
mang nhiều sức gợi, và dựng mới lại các hiện thực gắn liền với cá tính sáng tạo của mình,
theo đó, người đọc sẽ có điều kiện thâm nhập một sự cộng hưởng sinh động, một chuỗi
những đồng vọng đa sắc thái từ một huyền thoại Troy xa xôi.
Từ đây, bản thân huyền thoại sẽ không còn được kể lại như một câu chuyện hoàn chỉnh, tỉ
mỉ, mà sẽ được biến hóa thành nhiều hình thức, kiểu loại khác nhau, trong đó, cái chất
đương thời cùng bóng dáng cái tôi của người sáng tạo sẽ hiển hiện càng lúc càng rõ nét, dù
trực tiếp hay gián tiếp …
Chúng tôi nhận thấy có một đường phân cách khá cơ bản giữa một Troy cổ đại với một Troy
từ cuối trung đại, đầu Phục hưng đến hiện đại, và xem từ Troilus và Criseyde của Chaucer
thuộc vào nhóm những đồng vọng khác.

@ Troilus và Criseyde – Chaucer: Dục vọng và phi dục vọng
Trong câu chuyện về mối tình không trọn vẹn của Troilus, một hoàng tử Troy, và Criseyde,
cô gái Hy- lạp bị quân Troy bắt làm nô lệ, Chaucer đã phần nào gửi gắm một nội dung quan
trọng của triết lí Thiên chúa giáo: cuộc sống trần thế chỉ như một giấc mơ qua, ở đó, mọi
vui, buồn, được, mất đều chợt đến, chợt đi hết sức phù du. Chiến tranh Troy ở đây được
dùng làm nguyên cớ cho sự thay lòng đổi dạ của Criseyde, đưa đến nỗi tuyệt vọng và cái
chết trên chiến trường của Troilus. Nhưng cũng nhờ đó, chàng trai Troilus xứng đáng đã
được đưa lên tầng trời thứ tám – nơi kề cận hồng ân của Chúa.
Tiếng cười của Troilus khi kết thúc câu chuyện đã vang lên nhẹ nhõm đến không ngờ, và dội
ngược lại suốt năm tập của tác phẩm thơ dày dặn ấy, mở ra một cái nhìn trong trẻo, độ
lượng, khoáng đạt về mọi hệ lụy của cuộc đời.
Dù có gắn với tư tưởng tôn giáo hay không trong việc lí giải, ta vẫn tìm thấy ở đó một
phương cách trút bỏ mọi đau khổ đối với chàng trai Troilus kém may mắn: tất cả những gì
đang diễn ra nơi cái sân khấu trần thế kia chẳng qua cũng chỉ là một vở kịch với đủ mọi mùi
vị tân khổ của nó, mà giờ đây, được thoát ra khỏi vòng trói buộc nọ, chàng mới có thể nhìn
nhận lại mọi điều một cách khách quan và sáng suốt. Au đó cũng là nỗi bất hạnh, mà cũng
là cái giá mà con người phải trả để có được cái hạnh phúc làm người rất kì lạ của mình.
@ Chuyện đời bi thảm của bác sĩ Faustus – Christopher Marlowe: Nhan sắc Helen và….
Faustus, con người nổi danh ở Wittenberg vì đã làm được những điều phi thường trong khoa
học, cuối cùng đã bị mê hoặc bởi lời mời gọi của một nhan sắc từ hơn hai nghìn năm trước
… Trong đoạn bộc lộ tâm trạng và cảm xúc của Faustus khi Helen xuất hiện, người đàn ông
tưởng như chỉ mê đắm sách vở và tri thức ấy đã cho thấy cái khát vọng được sống với đầy
đủ mọi nhu cầu tinh thần và vật chất tự nhiên của con người.
Với nguyên mẫu là một Johann Faust hiện thực (1480 – 1540), Faustus của Marlowe đã
được tiếp thêm cái khí huyết của một thể tạng Phục hưng cường tráng, trẻ trung cả về trí
tuệ lẫn tâm hồn. Và cái tâm hồn rất người và cũng hừng hực lửa ấy đã rất hồn nhiên muốn
nối kết với cô gái “đã khiến hàng ngàn chiến thuyền phải hạ thủy / Và thiêu rụi những ngọn
tháp cao chót vót của thành Ilion”.
Và chàng Faustus đã thấm nhuần cái tinh thần nhân văn chủ nghĩa kia đã không ngần ngại
tỏ bày: “Helen ngọt ngào ơi, hãy làm cho ta bất tử với một nụ hôn đi”. Và cái nụ hôn chắc

hẳn vô cùng đắm đuối sau đó đã mang lại cho chàng một cuộc sống khác, bừng sáng với
hạnh phúc của tình yêu:
“Đôi môi nàng đã hút mất linh hồn ta rồi!
Hãy xem nó bay đi đâu
Lại đây, hỡi Helen, lại đây, hãy lại trao cho ta linh hồn đi
Ta sẽ chỉ ở lại nơi đây thôi, bởi thiên đường chính là hiện hữu giữa đôi môi này…”
Thiên đường, cái nơi chốn vĩnh phúc đời đời trong những lời hứa hẹn của các vị chăn dắt linh
hồn các tín đồ Thiên chúa giáo thoắt cái đã không còn ngự ở trong nước Chúa, trong ân
sủng của Chúa toàn năng nữa, mà bất ngờ rơi xuống bờ môi hồng của một người con gái!
Nhưng hẳn cũng chính vì thế mà chàng trai – người tình mới có được một sức lực mới, sức
lực của một người khổng lồ dời non lấp biển:
“Ta sẽ là Paris, và vì tình yêu đối với nàng
Thay vì Troy; Wittenberg sẽ bị quân thù cướp phá
Và ta sẵn sàng giao đấu với Menelaus yếu đuối
Và phủ cái sắc màu của nàng lên ngù lông trên mũ ta
Phải, ta sẽ làm cho gót chân Achilles mang thương tích
Và rồi sẽ trở về với Helen, để đón nhận một nụ hôn của nàng…”
Nhà thơ, nhà soạn kịch Christopher Marlowe hẳn đã gửi gắm vào vở kịch độc đáo của mình
bao nhiêu là mơ mộng…
@Troilus và Cressida – William Shakespeare: Cách ứng xử của con người với đồng loại
trong bóng đen chiến tranh
Cũng vận dụng các tình tiết của huyền thoại Troy về đôi bạn tình Troilus và Cressida, nhưng
khác với Chaucer, Shakespeare còn mở rộng mối quan tâm đến những cảnh huống trong
lòng cuộc chiến.
Trong đoạn thuật lại cuộc đối đầu cuối cùng giữa Achilles và Hector, nhà soạn kịch đã thể
hiện cách thẩm định của mình về hoàn cảnh bị sát hại của Hector, qua đó, người đọc chắc
chắn sẽ bất bình với cách xử sự rất đáng chê trách của một Achilles – linh hồn của quân Hy
lạp, kẻ từng bị thần biển Neptune lên án là “dã man hơn và đẫm máu hơn cả bản thân
chiến tranh” (Biến dạng – Ovid).
Trên đường tìm kiếm Hector, Achilles nghênh ngang thét gọi:

“Tên Hector ấy đâu?
Tới đây, tới đây, cái thằng nhãi giết người nhà mi, chường cái mặt ra đi
Để biết thế nào là diện kiến Achilles ta đang bừng bừng lửa giận
Hector! Hector đâu?…”
Thế nhưng, khi bất ngờ chạm trán Hector và nhớ lại rằng đám bộ hạ Myrmidon hiện không
có mặt, Achilles liền bỏ ý định giao chiến. Về phần mình, Hector tỏ ra rất điềm tĩnh; và điều
đó làm Achilles rất bực bội: “Ta khinh bỉ cái kiểu lịch sự, nhã nhặn ấy của ngươi, cái gã Troy
kiêu hãnh ạ…” Và quả thật như thế. Trong cảnh tiếp theo, rầm rộ với đội quân thiện chiến
của mình, Achilles đã không cần phải úp mơ:
“Nào, lại gần đây với ta, hỡi các chiến hữu Myrmidon của ta;
Hãy ghi nhớ những điều ta nói.Hãy tiếp ứng ta bất kì chỗ nào ta di chuyển tới.
Hãy quần thảo tới tấp vào, nhưng đừng để kiệt sức;
Và khi ta đã có được tên Hector máu me đầm đìa rồi
Thì hãy vây kín quanh hắn với tua tủa gươm giáo của các ngươi
Cánh tay các ngươi sẽ hành hình hắn với những cách thế man rợ nhất
Nào, quí ngài hãy theo ta, và theo phương cách hành động sáng suốt của ta
Chắc chắn cái tên Hector mẫu mực vĩ đại kia phải chết…”.
Nói là làm; ngay khi Hector trút bỏ vũ khí sau một ngày mệt nhọc đến kiệt lực, thì Achilles
và đám thuộc hạ kéo ngay tới. Mặc cho Hector có nhắc nhở điều cơ bản nhất của tinh thần
thượng võ: “Ta đang không có vũ khí; đừng tận dụng lợi thế ấy, hỡi những người Hy- lạp”,
thì Achilles vẫn ngang nhiên, trâng tráo hò hét: “Tấn công đi, anh em, tấn công đi! Đây
chính là kẻ ta vẫn cố công tìm kiếm!…”. Và thế rồi, chỉ trong khoảnh khắc, Hector ngã
xuống.
Thế là “Achilles đã giết chết Hector dũng mãnh”.
Nhưng phải chăng, trong con mắt của Shakespeare, người sáng tạo, thì trước khi Hector
ngã xuống, Achilles, với tư cách là một con người, đã ngã gục vì lòng thù hận, vì sự oán hờn
đến trở thành một kẻ tồi tệ, nhỏ nhen, tráo trở; và trước khi Hector bị giết chết thì Achilles
cũng đã bị tiêu diệt bởi chính sự dã man, bởi những ý nghĩ và cảm xúc phi nhân tính. Và có
phải, đằng sau tất cả những điều đáng tiếc ấy, sự mù quáng ấy, chính là sức mạnh điều
khiển vô hình của các thế lực hắc ám của chiến tranh?

Dựng lại một tình huống lịch sử – huyền thoại, Shakespeare đã gửi gắm vào đó những băn
khoăn của một nhà nhân văn chủ nghĩa, chỉ ra những nguy cơ của bạo lực, sự chi phối đầy
quyền lực của cái ác đối với bản chất thiện, mĩ của con người.
@ Andromaque – Jean Racine: Hệ quả đen tối của chiến tranh và những nỗi nghiệt ngã
đối với người phụ nữ.
Có lẽ không chỉ vì một trong những yêu cầu của chủ nghĩa cổ điển là phải viết về đề tài Hy-
lạp- La-mã mà Racine lại chọn hình tượng Andromaque để dựng lại trong vở bi kịch lớn này
của mình. Và hẳn cũng không phải chỉ vì nhà bi kịch cổ điển chủ nghĩa ấy đã nhìn thấy ở đó
một tình huống rất có vấn đề liên quan đến sự giằng co, đấu tranh giữa lí trí và tình cảm,
giữa nghĩa vụ và ý muốn cá nhân, giữa đạo đức và dục vọng …
Phải chăng, đối với người tiếp nhận, thì cái ấn tượng rõ rệt nhất về câu chuyện được trình
bày trong vở kịch chính là cái hoàn cảnh éo le, số phận nghiệt ngã của một nhân vật vốn để
lại một vết khắc rất sâu trong tâm trí họ qua cảnh chia tay với chồng là Hector, từng được
Homer thể hiện rất sinh động qua Iliad?
Thực tế là, để triển khai vở kịch theo đúng nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật của chủ nghĩa
cổ điển, Racine đã xoáy rất sâu vào các mối quan hệ dích dắc, chồng chéo của bộ bốn nhân
vật Pyrrhus, Hermione, Oreste và Andromaque cùng là các diễn biến của câu chuyện;
nhưng qua đó, có thể thấy rõ cái bất hạnh, cay đắng của tình cảnh người vợ đáng thương
của người anh hùng Hector lại nổi lên hàng đầu. Nỗi tủi nhục, cơ cực của một người đàn bà
đang phải bảo bọc con thơ bị rơi vào kiếp nô lệ; sự cay đắng, uất hận của một người vợ bị
cưỡng bức phải chấp nhận con trai của kẻ đã giết chồng mình làm chồng; sự bất lực, đau
khổ của một người mẹ phải bảo vệ sự an toàn cho đứa con bé bỏng, chống lại sức mạnh,
quyền lực của những kẻ đang nắmvận mạng mình trong tay; và còn là nỗi tuyệt vọng, phẫn
uất của một con người bị áp bức, bị xúc phạm về mọi phương diện …
Hoà vào giọng chung của Iliad (Homer), Những người đàn bà Troy, Andromache (Euripides)
… , vở bi kịch của Racine cũng góp phần mổ xẻ cái phi nghĩa, phi nhân của chiến tranh,
trong đó, một âm thanh rất trầm đã lặng lẽ đọng lại ở thân phận bi đát của người phụ nữ.
Và mặc dù nhà tư tưởng cổ điển chủ nghĩa đã rất nhiệt tình trong việc dàn dựng một kết
thúc rất có hậu, để Andromaque vừa bảo vệ được con trai, vừa giữ gìn được trinh tiết đối
với chồng, và lại nghiễm nhiên trở thành nữ hoàng trên đảo … , thì tất cả những sự ưu ái

không tưởng của cái số phận hư cấu kia cũng không thể khỏa lấp được một nỗi đau rất dài
và rất sâu, đã khởi phát từ một Troy và một Andromache huyền thoại …
@ Faust – Goethe: Nhan sắc Helen và cái đẹp của cây đời, của giá trị và nỗ lực vươn lên
của con người
Khởi sự viết tác phẩm từ 1770, tức hơn 200 năm sau khi con người và cuộc đời nhân vật
huyền thoại Faust đã được nhiều nghệ sĩ tiếp cận qua hàng loạt các tác phẩm của họ,
Goethe vẫn tìm thấy ở hình tượng này cái vẻ đẹp ngời ngợi của một con người trăn trở đi
tìm lẽ sống.
Và trên con đường đến với chân lí bền vững nhất của đời sống là gắn bó với mọi thực thể và
nhu cầu tự nhiên, đồng thời, không ngừng nỗ lực vươn lên để khẳng định bản thân cùng là
giá trị của những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cái con người đã nhờ khổ luyện và một nghị
lực phi thường mà có khả năng nắm vững và chi phối nhiều nguyên lí của sự sống, là Faust
ấy, đã một lần đồng ý kí giao kèo trao linh hồn cho qủi Méphisto.
Và thực tế thì đó không phải là một sự lầm lỡ, mà chính là cơ hội, trước hết là để cái con
người rất người ấy được hành động tự do. Chẳng phải là Faust đã chữa lại câu mở đầu Kinh
thánh thành “Khởi thủy là hành động” đó sao! Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc chàng
sẵn sàng tự nguyện đánh cược cả cuộc sống, cả sinh mạng, cả sự nghiệp, và bao nhiêu hoài
bão một đời của mình để tìm được một hướng đi đúng đắn.
Dường như cái vị trí gần như độc tôn và cái quyền lực có vẻ như vô biên của lí trí trong đời
sống văn hóa – tinh thần của thời đại mình vẫn không làm Goethe bối rối khi xác định chủ
kiến trong việc xây dựng hình tượng Faust như là một con người thiếu cân nhắc trong suy
nghĩ và việc làm. Không, không phải như thế. Chính là Faust đang từng bước vươn lên đấy
thôi.
Và với tất cả những trăn trở, những ưu tư về điều phải tìm ra chân lý cuộc sống, mà ở hồi 3
phần II của vở kịch, cái con người “muốn trời ban những ngôi sao đẹp nhất bầu trời, muốn
đất dâng những nguồn vui tuyệt nhất trần đời” ấy đã yêu cầu Méphisto giúp mình gặp gỡ
Helen.
Từ một Helen – vợ Menelaus ở xứ Sparta , bị Paris hoàng tử Troy bắt cóc, và liên quân Hy
lạp với đoàn chiến thuyền đông đúc đã rầm rộ vượt biển Aegean sang Tiểu Á để trừng trị kẻ
xúc phạm trong huyền thoại; đến Helen, một tấm nhan sắc gắn liền với cái đẹp hiện thực,

cái đẹp sinh sôi của cây đời ở Faust- Goethe là cả một quãng đường rất dài trong sự tiếp
cận và thâm nhập cuộc sống, trong nhận thức và thụ cảm các vấn đề của nó từ nhiều góc
độ: triết học, mĩ học, nhân sinh …
Với Helen, với sự quyến rũ đầy sinh khí của nàng, cái phía linh hồn “bạo liệt những đam mê”
của Faust sẽ tìm được một cơ hội quí giá, một nơi chốn lý tưởng để thể nghiệm. Và cái tình
yêu không hề huyền thoại mà chàng dành cho Helen kia, rốt cuộc, lại là một trong những
“chân lí” lớn lao mà cũng vô cùng gần gụi mà chàng đã suốt đời bỏ công tìm kiếm.
@ Ulysses – Alfred, Lord Tennyson: Ulysses có nghĩa là khát vọng tìm hiểu thế giới suốt đời
Bài thơ với chất giọng trầm hùng, gợi tưởng những đoạn đường gian nan mà đầy kiêu hùng
trên mặt biển bao la của người anh hùng trong chuyến hải hành mười năm đằng đẵng.
Dựng lại hình tượng Ulysses, nhà thơ đã bộc lộ một cảm xúc mãnh liệt về cái thế giới và con
người huyền thoại ấy. Qua đó, ta được tiếp cận một không – thời gian lung linh sắc màu,
cường tráng, trẻ trung, tràn đầy nhiệt tâm và thừa sự gan dạ.
Với hình thức hóa thân vào nhân vật, tác giả đã bộc lộ tâm sự của Ulysses khi người anh
hùng bước vào thời của tuổi già.
Ngoái nhìn những tháng ngày tung hoành ngang dọc thuở thanh xuân, Ulysses tuổi tác vẫn
tỏ rõ cái phẩm chất kiên định và đầy nghị lực của mình. Nói khác di, hình ảnh một Ulysses
huyền thoại dường như được làm cho gần gũi hơn, hiện thực hơn; và do đó, những tình tiết,
tình huống vốn vẫn xa xôi, mờ mịt chợt như bừng sống dậy và được định hình thật rõ nét.
Cũng là hối quang từ huyền thoại chiến tranh Troy, nhưng cũng như bức tranh đời sống
được vẽ lại trong Odyssey, ở đây ta được hít thở một bầu không khí không bị vẩn đục bởi
khói bụi chiến trường, mà tất cả đã lắng lại, để chỉ còn lặng lẽ cuộc đối mặt giữa bản lĩnh,
tài năng, kinh nghiệm của người anh hùng với sức mạnh và quyền lực huyền bí của tự
nhiên.
Và như thế, một sự quen biết, với những ấn tượng nhất định đối với một Ulysses muôn vàn
trí xảo, đã phải lênh đênh trên vương quốc của thần Neptune suốt bao năm tháng, phải
chống chọi đến kiệt sức với bao nhiêu là thử thách, sẽ giúp ta mường tượng một Ulysses
hiện đại của Tennyson cụ thể hơn, sống động hơn.
Điều đáng nói ở đây là cái khí phách đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ của người anh hùng đã đủ
sức tồn tại và vang vọng qua hàng mấy mươi thế kỉ, và điều dó hẳn là không tách rời cái

khát vọng được hiểu biết, được không ngừng khám phá, phát hiện thế giới, dồn mọi nỗ lực,
tâm sức vào xây dựng một cuộc sống, một nền văn hóa xứng đáng với chỗ đứng của con
người.
Bài thơ như một xác tín về cái bản lĩnh tinh thần kiên định, lạc quan hằng hữu của nhân
loại:
“ Giờ đây chúng ta không còn có được sức mạnh cường tráng của những ngày xa xưa.
Nhưng dù cho trời đất có chuyển dời; chúng ta vẫn cứ là như thế, vẫn cứ là như thế.
Cái khí chất sánh kịp những trái tim anh hùng
Có bị làm cho yếu ớt đi bởi thời gian và số phận, nhưng vẫn luôn mạnh mẽ trong ý chí
Để đấu tranh, tìm kiếm, phát hiện, và không bao giờ chịu cúi đầu qui phục”
@Cuộc chiến của những con kiến – Henry David Thoreau: Huyền thoai Troy: ám ảnh
trong tâm thức nhân loại về chiến tranh và sự man rợ của nó.
Và có lẽ nhà văn Anh David Thoreau chính là một trong những người luôn bị đè nặng bởi nỗi
ám ảnh đen tối ấy.
Trong một dịp rất tình cờ, Thoreau đã được chứng kiến một trận chiến thật sự và rất dữ dội
của lũ kiến trong sân nhà. Bọn chúng chia làm hai phe đối địch hẳn hoi: một bên kiến đỏ,
và bên kia kiến đen; cũng với những đợt tấn công ác liệt, cũng rượt đuổi, cũng tháo chạy,
cắn xé, thương tổn và chết chóc …
Trong một tâm trạng u ám, nhà văn không thể không nhìn thấy ở đó cái dư vị của cuộc
chiến giữa quân Achaean, quân Myrmidon với quân Troy. Và dường như lại có cả một chú
kiến Achilles đang từ một gò cao quan sát toàn cảnh chiến trường để chuẩn bị xông trận.
Thực tế, ấy là một cuộc chiến tranh diễn ra trong im lặng, chỉ có cảnh hỗn loạn, xô đẩy,
giằng xé… của những sinh vật hết sức bé nhỏ. Cũng không thấy mặt đất đầm đìa máu chảy,
rền rĩ tiếng kêu la, mà chỉ có những xác chết nằm bất động, hay những kẻ bị thương cố lê
lết thoát ra khỏi nơi nguy hiểm , để tránh né những miếng đòn trí mạng của kẻ thù.
Nhưng chỉ chừng ấy thôi, cũng đã quá đủ để khơi dậy nơi người thuật chuyện một tâm trạng
hết sức bi đát. Chiến tranh! Cứ ngỡ như không có chiến tranh thì cuộc sống chẳng thể tồn
tại được! Từ thuở hoang sơ đến nay, có khi nào mà con người thôi tơ tưởng đến những món
chiến lợi phẩm hấp dẫn thuộc về những kẻ dành được thắng lợi?
Kết thúc câu chuyện, Thoreau ngậm ngùi: “Tôi không bao giờ biết được phe nào dành chiến

thắng, cũng không hề biết được nguyên do của cuộc chiến, nhưng suốt cả ngày hôm đo, tôi
sống trong tâm trạng đầy kích động và đau đớn, vì đã chứng kiến cuộc xung đột, một cảnh
tượng dã man và chém giết đồng loại, của một cuộc chiến tranh của chính con người trước
cửa nhà tôi”.
@ Đừng có một Troy thứ hai – Butler Yeats: Troy: một tên gọi đồng nghĩa với mất mát,
đau khổ và hủy diệt.
Mượn hình ảnh chiến tranh Troy như một biểu tượng gắn liền với những bất hạnh mà con
người phải gánh chịu, Yeats đã giãi bày những khắc khoải trong tâm tư mình.
Nhà thơ Ireland ấy yêu say đắm Maud Gonne, một lãnh tụ cách mạng Ireland xinh đẹp. Cô
đã cùng những người đồng chí hướng nỗ lực đấu tranh cho độc lập, tự do của quê hương và
xem đó là mục đích cuộc sống mình. Trong nhiều bài thơ, Yeats đã bộc lộ sự ngưỡng mộ, tin
yêu đối với người phụ nữ tuyệt vời ấy.
Ở đây, tìm đến một sự liên tưởng lãng mạn, Yeats bộc bạch nỗi sầu muộn vì chưa đón nhận
được sự đáp ứng như mong đợi trong tình cảm của Gonne: tình yêu mãnh liệt của chàng
cũng sừng sững, tráng lệ như đô thị Troy huyền thoại, có thể nào nàng lại đang tâm tìm
cách biến nó thành một đống đổ nát, và nói như Edward Brooks, để rồi “ chỉ còn tồn tại
trong các bài ca và các câu chuyện kể”?:
“Vì sao, nàng đã có thể làm gì, hiện nàng đang là gì?
Phải rằng có thể có một thành Troy nữa để nàng thiêu hủy?”
@ Thói quen - C.A. Trypanis : Lời cảnh báo về những hậu quả khôn lường của việc đồng
thuận với cái ác.
Hơn 3000 năm sau khi nhà thơ tiền bối Homer kể lại câu chuyện thành Troy trong Iliad, hậu
duệ của ông, Trypanis, nhà thơ Hy- lạp hiện đại, đã thao thức vì một hình ảnh gợi cảm giác
nhức nhối:
“Hừng đông rồi lại hừng đông … Achilles … lại thắng những chú ngựa chạy nhanh vào chiếc
mã xa, rồi buộc Hector lủng lẳng phía sau; và sau khi kéo lê chàng ba vòng quanh mộ
Patroclus, lại trở về lều, để cái thi thể ấy vùi mặt vào trong đất bụi”.
Đến với hình tượng Achilles trong anh hùng ca Homer, hẳn nhiều người đọc vẫn cảm thấy
hơi nuối tiếc vì cái hành động bất nhẫn kia của người anh hùng: nó đã làm hình ảnh hiên
ngang, kiêu hùng của chàng bị mang tì vết. Nhưng bởi rất yêu Achilles, người ta lại muốn

biện hộ cho chàng: nếu chàng không quá thương nhớ Patroclus …
Tuy nhiên, dẫu thế nào thì cũng phải xem đó là biểu hiện của cái ác. Và cho dù người anh
hùng ấy có đang trong lúc bước qua ngưỡng cửa của cuộc sống văn minh chăng nữa, thì
việc hành hạ thi thể của đồng loại một cách tàn nhẫn như thế vẫn là một hành vi dã man.
Chẳng vậy mà, trong Troilus và Cressida, Shakespeare, có lẽ vì không thể tha thứ cho
chàng, nên đã tìm cách “làm xấu” Achilles qua việc sáng tạo một màn kịch về tình huống
Achilles hạ thủ Hector một cách không chính trực, thiếu thượng võ.
Rõ ràng là, vớimột cách nhìn nhân bản, cần phải nhận rõ sự thiếu nhân tính trong những
hành động gây ra đau khổ cho người khác và ở đây, Trypanis đã đặt lại vấn đề ấy một cách
nghiêm túc, với sự tha thiết của một thái độ đầy trách nhiệm. Nhà thơ viết:
“Điều đó có thể trở thành thói quen, khi cứ mỗi sáng
Lại kéo lê cái thi thể ngời ngợi của Hector vòng quanh ngôi mộ
Khuôn mặt sấp ngửa dập vùi trong đất, với lòng khinh bỉ sâu xa,
Rồi quay trở về căn lều mỏ khoằm của ngươi, hết giờ nọ đến giờ kia
trong nỗi trầm u, sầu muộn …”
Cái bức kí họa chỉ có những đường nét hết sức khách quan và lặng lẽ trong Iliad đã được
Trypanis biến hóa thành một nhân chứng sống động, đủ sức cất lên những lời nhắc nhở
nhân loại về cái nguy cơ bị cái ác làm mất đi cái thiên lương qúi giá của bản thân mình:
“Và ngày ngày, cái hình dung méo mó của nụ cười chàng
Sẽ hằn lên ngươi những rãnh sâu, dù nỗi cuồng nộ của ngươi chẳng để lại chút dấu tích nào
Và rồi tất cả những vết cắt xẻ, những đất cát mà ngươi mong muốn
Làm tơi tả thân thể Hector, rồi ra, nó sẽ làm biến dạng khuôn mặt của chính ngươi thôi”
@ Deiphobos – C.A. Trypanis: Một trong những tội ác lớn của chiến tranh là làm tha hóa
phẩm chất con người và làm con người mất lòng tin vào điều thiện.
“Và Hector thét gọi Deiphobos mang khiên trắng, và bảo đem đến cho mình ngọn lao dài.
Nhưng chàng trai không có ở đó …”
Trypanis đã nhắc lại một đoạn trong Iliad để làm lời mở cho bài thơ Deiphobos đầy khắc
khoải của mình như thế.
Cũng như trong Thói quen, ở đây, nhà thơ lại thể hiện nỗi ưu tư về một cảnh huống có vấn
đề, qua đó, chỉ ra một khía cạnh nữa trong những hệ quả tồi tệ do hiện thực chiến tranh

mang lại.
Tác phẩm thuật lại tình cảnh vô vọng của Hector, do bị nữ thần Athene lừa gạt, đã biến hình
thành Deiphobos, em trai chàng, và hứa hẹn với chàng rằng sẽ túc trực bên cạnh để tiếp
ứng khi chàng giao chiến với Achilles. Và thế là Hector đã vững tin, tiến tới đối mặt với
người anh hùng hàng đầu của quân Hy lạp.
Nhưng khi chàng cần đến ngọn giáo thứ hai để tiếp tục chiến đấu, thì chẳng hề có một
Deiphobos nào gần đó đáp lại tiếng gọi của chàng. Hector đâu ngờ rằng Deiphobos cũng
chưa hề gặp chàng và hứa hẹn điều gì trước đó, và hiện tại, biết đâu chàng trai thân thiết
ấy lại cũng đang cùng với song thân chàng có mặt trên bờ tường thành, lo lắng dõi theo
chàng từng giây phút…
Nỗi khắc khoải của nhà thơ len lỏi vào từng câu, từng lời, làm cả bài thơ chùng xuống,
thảng thốt, bàng hoàng …
Hector, chàng trai ưu tú của Troy, người con, người chồng, người cha dạt dào tình cảm và
cũng đầy lòng tự trọng; một trang thanh niên với chứa chan khát vọng và hăm hở lao vào
cuộc đời với niềm tin yêu phơi phới ấy, trong phút chốc, đã biến thành nạn nhân của một trò
lừa bịp.
Chàng có biết đâu rằng, nữ thần Athene, hay bất kì một vị thần bất tử và đáng kính nào
khác, rốt cuộc, cũng bị đẩy vào cái vòng xoáy của chiến tranh với tất cả những thói hư , tật
xấu: ích kỉ, tham lam, dối trá, ti tiện, nhỏ nhen, đánh mất lương tâm, thù hằn, hiểm độc …
như con người, và còn hơn thế nữa, bởi họ là những con người đầy quyền năng. Paris,
chàng hoàng tử Troy, vị trọng tài đáng tin cậy, đã dám liều lĩnh từ chối món quà đáng giá
của nữ thần mà trao quả táo sắc đẹp cho kẻ khác, thế thì Hector – Troy phải chuốc lấy sự
thù ghét!
Thật đáng thương cho Hector, chàng đã ngã gục với những mũi giáo quyết liệt và đầy căm
hờn của Achilles trong nỗi tức tưởi và tuyệt vọng vì đoan chắc là mình bị bỏ rơi, bị phản bội.
Và trong thế giới của thần Hades, hẳn Hector vẫn cứ ôm mãi mối hận ấy, và cái tâm hồn
vốn vẫn trong trẻo dường kia chắc sẽ phải nhuốm đen vì đã mất hết lòng tin yêu đối với con
người và cuộc đời.
Trypanis đã kết thúc bài thơ với những giãi bày cảm xúc, cũng đầy phiền muộn như trong
một khúc bi ca thực sự:

“Gọi Deiphobos đi, dù hắn chẳng nghe thấy được
Vì Deiphobos là người bạn chí thiết của ngươi.
Hãy nổ bùng lên đi, trong cơn phẫn nộ, những lời nguyền rủa thậm
tệ đối với cái cách cư xử làm đau lòng này.
Đã thề giúp ngươi bớt cô đơn – và cái cau mày hắc ám của thần chết
Xem ra còn ít làm ngươi thấy bàng hoàng hơn là khi ngươi nhận ra rằng
Chính Deiphobos đã làm ngươi thất vọng”.
@ Con ngựa thành Troy- Archibald MacLeish: Nỗi ám ảnh triền miên về sự kiện con ngựa
gỗ đột nhập được vào thành Troy.
Cuộc chiến tranh Troy hẳn là sẽ kéo dài hơn mười năm nếu vào thời điểm cuối cùng, đã
không xảy ra một biến cố mang tính quyết định đối với sự chiến bại của quân Troy.
MacLeish từng tâm sự: “Huyền thoại về con ngựa đó đã ám ảnh tôi suốt ba mươi năm (…).
Vì sao người Troy chịu mang con ngựa đó vào thành? Họ đang giữ chân quân Hy-lạp, thế thì
vì sao họ lại chào đón nó?”.
Câu hỏi đầy băn khoăn của nhà thơ cũng chính là nỗi niềm của những người có trách nhiệm
và yêu thương một Troy xinh đẹp, tráng lệ, bước ra từ chính huyền thoại ấy, trong đó có
Laocoon, nhà tiên tri sáng suốt, và Cassandra, cô gái chiêm bốc hồn nhiên, trung thực …
Nhưng rồi hầu hết mọi người đã không tin lời Laocoon, và cũng dè bỉu Cassandra, cho rằng
cô điên loạn. Và rắn thần đã quật chết Laocoon cùng hai con trai ngay bên bờ biển, và
Cassandra, cô gái tư tế bị thần Apollo ghét bỏ ấy, cũng bị xua đuổi
Hóa ra, nỗi ám ảnh kia đã theo đuổi MacLeish ba thập kỷ, nhưng cũng đã từng bám riết lấy
nhân loại từ bấy đến nay hơn ba trăm thập kỷ …
Trong vở kịch vừa thơ mộng, vừa hoành tráng của mình, Archibald đã dựng lại một góc thế
giới huyền thoại; ở đó, câu chuyện con ngựa gỗ diễn ra với một sắc thái vừa hoang sơ, vừa
hiện đại.
Tác phẩm mở đầu với một đoạn trích từ Odyssey, thuật lại cảnh Helen, theo yêu cầu của
những người Troy, đi quanh con ngựa gỗ, vuốt ve nó, và gọi tên các vị tướng Hy-lạp … Và
rồi lại một đoạn ghi lại cuộc đối thoại giữa một giọng nói thời hiện đại với một giọng thời cổ
đại, hỏi đáp về nguyên nhân sự tiêu vong của thành Troy. Giọng nói thứ nhất:
“Hỡi nhà thơ già, hỡi người lãng tử mù lòa tuổi tác

Hãy kể cho tôi nghe vì sao mà đô thị ấy sụp đổ,
Hãy kể cho tôi nghe, quyền lực gì khiến nó sụp đổ
Tôi nghe kia, những con chim biển đang than khóc bên bờ biển” …
Giọng nói thứ hai:
“Đấy là con ngựa gỗ và người con gái của Thiên nga …”
Chúng ta nhận ra, giọng nói thứ nhất là của MacLeish, chàng thi sĩ Mỹ sinh sau đẻ muộn; và
giọng thứ hai, chính là của Homer, nhà thơ cao niên Hy-lạp cổ đại.
Và phần còn lại của tác phẩm được dàn dựng như một cuốn phim quay chậm, từ lúc con
ngựa gỗ khổng lồ kỳ lạ xuất hiện , đến khi diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các nghị
viên hội đồng, những người dân, ông lão mù, Laocoon, Cassandra … ; rồi một mảng tường
thành bị phá sập, con ngựa được đưa vào. Vở kịch kết thúc với những lời thuật tả như trong
mộng du của Cassandra về một đô thị Troy bị phá hủy, với lửa cháy rừng rực, khói bụi ngập
trời, và nỗi hoảng sợ không cùng …
MacLeish viết bản anh hùng ca cách điệu ấy vào năm 1952, chính là thời điểm chính quyền
Mỹ đưa quân tham chiến ở Triều Tiên, nhân danh Liên Hiệp Quốc, chống lại những người
Cộng sản . Bằng cách gợi lại một kinh nghiệm buồn huyền thoại, Archibald muốn nghiêm
túc đặt vấn đề về một lòng ái quốc kiểu Mỹ, về cái nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong của
một Troy xa xưa, và biết đâu, còn có bao nhiêu Troy hiện đại cũng đang trên bờ vực của
nguy cơ tự tiêu diệt? …
@ Morituri Salutamus- Henry Wadsworth Longfellow: Một ẩn dụ lạc quan.
“Morituri Salutamus”, lời các đấu sĩ La-mã thường nói với hoàng đế của họ trước khi tham
gia các cuộc giao đấu, có nghĩa là “Chúng tôi, những kẻ sắp bước vào cõi chết, xin được
nghiêm chào ngài”.
Longfellow đã đọc bài thơ này lần đầu tiên năm 1875 khi trở về trường cũ nhân dịp kỷ niệm
50 năm lớp ông tốt nghiệp. Nhà thơ và các bạn đồng học lúc này đều đã trên 70. Trong tác
phẩm, chúng ta được nghe những lời nhắn nhủ của Longfellow, với tư cách một đàn anh, đối
với các thế hệ sinh viên trẻ. Nhà thơ viết:
“Và các bạn sẽ lấp đầy những chỗ mà chúng tôi từng choán lấy
Và đi theo những luống đất mà chúng tôi đã cày bừa
Hỡi các bạn trẻ, với trái tim đầy sinh lực đang đập những nhịp rỡ ràng

Chúng tôi, những người tuổi tác và sắp sửa ra đi
Xin chào các bạn, xin hoan nghênh các bạn, xin được nắm lấy tay các bạn trong tay mình
Và đội cho các bạn vòng nguyệt quế, mà lời chào mừng của chúng tôi là những bông hoa!”
Cảm xúc của nhà thơ, xuất phát từ niềm kỳ vọng đối với lớp trẻ, đã bộc lộ một cách đầy
phấn khích trong suốt chiều dài tác phẩm. Bằng phương thức so chiếu, nhà nghệ sĩ- huynh
trưởng Longfellow đã hình dung cái viễn cảnh kế tục của các chàng trai, cô gái đầy triển
vọng. Đó là những người đang có trong tay cây đèn thần của Aladdin, và chiếc túi với những
niềm hy vọng quí giá của Pandore; và như thế, họ “đã thu giữ tất thảy của cải của thế
gian”!
Và với một sự liên tưởng lãng mạn, nhà thơ mơ mộng Longfellow đã gợi nhớ một hình ảnh
đầy xúc động trong huyền thoại chiến tranh Troy: trong lúc trai tráng của đô thị đang tay
khiên tay giáo tả xung hữu đột quyết liệt dưới chân thành, thì trên bờ thành, những người
tuổi tác không ngừng dõi theo từng pha giáp chiến, từng đợt tấn công của con em mình
trong tâm trạng thắc thỏm lo âu và chờ mong tin thắng trận.
Với thủ pháp so sánh bắc cầu như vẫn thường thấy trong nghệ thuật thể hiện của anh hùng
ca, nhà thơ đã vẽ lại cái bức tranh làm xao động lòng người đó:
“Như vua Priam thời cổ đại nơi cổng thành Scaean
Ngồi trên mặt tường thành Troy trong tư thế đế vương
Cùng với những người già, quá già và quá yếu nên không thể ra giữa trận tiền
Với tiếng rì rầm như cả bầy châu chấu đang quạt cánh trong cơn xáo động
Không phút giây nào rời mắt khỏi những đoàn quân đang lâm trận, với giáo và khiên
Của người Troy và người Achaean trên chiến trường;
Cũng thế, từ những đỉnh núi phủ tuyết của những năm tháng của chúng tôi
Chúng tôi quan sát các bạn rõ mồn một, khi từng người xuất hiện
Và vấn đề là dành cho các bạn câu hỏi: “Anh ta là ai
Kẻ vượt trội hơn những người khác? Đó có thể là
Atreides, Menelaus, Odysseus
Ajax vĩ đại, hay Iomeneus kiên cường?””
Thế là đã rõ, nhà thơ Mỹ Longfellow, với cảm hứng dào dạt về một sự tiếp bước đầy hứa
hẹn của các thế hệ hậu sinh, đã tìm thấy trong huyền thoại Troy một hình tượng đầy ý

nghĩa, một ẩn dụ nghệ thuật gắn liền với một cảm xúc hết sức lạc quan , hào hứng, chuyển
tải được những gửi gắm đậm chất nhân bản qua tư tưởng và tình cảm của mình, một cách
rất riêng.
3. VÀ SỰ LƯU GIỮ MỘT TROY HUYỀN THOẠI TRONG KÝ ỨC VÀ NHẬN THỨC CỦA
NHÂN LOẠI
Những tiếng đồng vọng của cuộc chiến Troy huyền thoại cho thấy những dấu ấn rất sâu mà
cái hiện thực- huyền thoại rất sống động, rất gợi cảm ấy để lại trong tâm thức các thế hệ
người tiếp nhận.
Riêng đối với các nghệ sĩ, đô thị Troy và mọi chi tiết gắn liền với cảnh quan của nó, Helen và
tất cả những con người, những biến cố và sự kiện liên quan đến số phận cuộc đời nàng … ;
hết thảy đều mang lại cho họ những ấn tượng gần như sống thực, và gợi nên những cảm
hứng lớn lao, thúc đẩy mỗi người, từ những cách cảm nhận nhân sinh- thẩm mỹ riêng của
mình, sáng tạo nên các tác phẩm với nhiều sắc màu, dáng vẻ khác nhau.
Câu chuyện về cuộc chiến tranh Troy, từ đó, cứ không ngừng được kể lại bằng nhiều cách
thức, giọng điệu, kiểu dạng …, và cũng trở thành một phương tiện để chuyên chở những ý
tưởng, cảm xúc của các tác giả về con người, cuộc sống và những vấn đề vĩnh cửu của nhân
loại: tình yêu và thù hận, sự tồn sinh và hủy diệt, hy vọng và tuyệt vọng, chiến tranh và
hòa bình, sự dũng cảm và hèn nhát, cái tốt và cái xấu, trung thực và giả trá, sống và chết

Có thể nói, cái chất liệu cuộc chiến Troy có vẻ như rất ảo kia thực tế lại là thứ vật liệu dồi
dào, bền chắc để xây nên những công trình rất thực, rất đẹp và thấm đẫm chất nhân bản.
Và qua đó, có một điều rất thú vị, là dẫu đã trải qua hơn 3000 năm tiến hóa, các thế hệ vẫn
luôn có một cách nhìn và nhận thức sóng đôi về cuộc chiến tranh đã từng được Homer và
nhiều nghệ sĩ khác dựng lại trong các tác phẩm của họ, hoặc được thuật lại bằng một hình
thức thô sơ nào đó; và có thể thấy, trong đó, các yếu tố hư cấu – có lẽ chiếm phần lớn- vẫn
được mặc nhiên thừa nhận như một sự thực một cách khá ưu đãi, rộng lượng.
Tuy vậy, cũng thật lý thú, các nhà khảo cổ, các sử gia, với nhu cầu nghề nghiệp, vẫn cứ
muốn làm cho rõ thực, hư về câu chuyện huyền thoại rất đặc biệt này!
George Grote, trong công trình Lịch sử Hy-lạp xuất bản năm 1846 đã cho biết, kết quả
nhiều cuộc khai quật chứng tỏ rằng chẳng hề có các chứng tích như các bộ phận còn sót lại

của các dinh thự, các mảnh gốm, đồ trang sức, hay giáp trụ … để chứng tỏ cái thế giới mà
Homer miêu tả đã từng tồn tại. Grote khẳng định “ … trong con mắt của một sự thẩm định
hiện đại, thì nhất thiết nó chỉ là một huyền thoại, và không có gì hơn …”(1)
Lại Herbert J. Muller, trong tác phẩm Bóng mờ của lịch sử cũng kết luận: “ … chẳng có một
Troy lịch sử nào lại tráng lệ như Troy mà Homer đã tạo dựng. Đô thị của Homer có những
đại lộ rộng lớn, có các đền thờ Athene và Apollo, và các lâu đài dành cho hoàng tộc với đến
60 phòng ở hay hơn thế nữa; và được phòng vệ bởi chiến binh “ngàn bộ tộc” … Thành Troy
trong thực tế chỉ là một khu vực rộng chừng năm mẫu đất, chẳng hề có các đền đài hay
dinh thự to lớn như thế, mà nó cũng khó lòng là một đô thị thực sự- đó chỉ là một loại pháo
đài, mà nhiều lắm thì cũng chỉ có thể chứa khoảng vài ngàn người … Sông Scamander chỉ là
một con suối lầy lội, dòng Simois cũng chỉ là một nhánh suối con. Còn “đầm Hellespond
mênh mông” thuộc quyền sở hữu của vua Priam thực ra chỉ là một dòng kênh bình thường,
dài chừng 40 bo …”(2) !
Nếu quả là như vậy, thì cái thực tế lịch sử về Troy và cuộc chiến tranh lớn từng diễn ra một
cách long trời lở đất ở đó, thật đáng kinh ngạc, chỉ là kết quả của một sự vẽ vời, thêu dệt,
tô điểm một cách đầy lãng mạn và mơ mộng!
Tuy vậy, trong cái hiện thực huyền hoặc ấy, cũng giống như việc các vị thần bất tử ngụ ở
đỉnh Olympus lúc nào cũng sẵn lòng kề cận, chen vai thích cánh với người phàm trần- và
thậm chí, còn có những kết hợp bền chặt để cho ra đời những bán thần tài năng và đẹp đẽ;
những biến cố, sự kiện, con người và hiện thực chiến tranh Troy cũng đã được dựng nên từ
một cách cảm nhận thế giới rất đáng yêu, rất hồn nhiên, hoang sơ mà nhân bản như vậy.
Và với những ai vẫn đem lòng yêu huyền thoại, yêu cái không- thời gian lung linh, mơ hồ,
với những sinh thể nửa hư nửa thực đầy quyến rũ, thì việc một Troy và cuộc chiến vì nàng
Helen có từng hiện hữu như cái bức tranh kỳ ảo mà Homer đã vẽ lại hay không, hẳn không
quan trọng lắm, bởi trong tâm thức họ, những gì cần đọng lại, cần lưu giữ, chính là cái hiện
thực- đặc biệt- sống động kia, mà trong một ý nghĩa nào đó, lại còn thực hơn, đáng tin hơn
một hiện thực bình thường, vẫn thường chỉ tồn tại im lìm qua một số chứng tích và hiện vật
tĩnh tại, vô hồn …
Thực vậy, hẳn nhiều người còn nhớ cuộc hành trình lãng mạn và cảm động của Schliemann,
một người Đức, từ một ấn tượng sâu đậm và niềm tin mãnh liệt về một đô thị Troy cổ xưa

nào đó từ năm lên bảy, đến một cuộc khai quật thành công và tìm thấy cái “tài sản của vua
Priam” vào bốn mươi năm sau. Đấy, chính cái hình ảnh thơ mộng của một Troy thực hư
huyền ảo đã giữ được ngọn lửa đam mê trong lòng chàng trai Đức đa cảm kia chừng ấy
năm dài. Và hẳn là những phế tích rất khiêm tốn được phát hiện nọ vẫn không làm cái tình
yêu Troy huyền thoại trong anh giảm thiểu đi, phai lạt đi, mà càng trở nên được định hình
và khởi sắc thêm, bởi như với một giấc mơ, anh lại có thêm được chút “gốc rễ hiện thực” để
bồi đắp và xác tín cho sự hiện hữu của nó.
Có thể nói, “Troy của Homer là một Troy tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Bức
tranh Troy được sáng tạo trong Iliad - một bức tranh về một đô thị với những tường thành
đồ sộ, với những con đường rộng lớn; trên đó, những vị anh hùng sánh tựa thần linh lao
vào giữa những cuộc chiến đấu hoành tráng- là những cái không thể được kiểm chứng cũng
như không thể bị phá hủy bởi những cuộc khai quật đầy hứng khởi của các nhà khảo cổ
học. Thế giới của Schliemann- thực tế, và thế giới của Homer- tưởng tượng có những mối
liên quan, nhưng chúng khác nhau. Và thế giới của Homer thì trường tồn lâu hơn. Những
chứng tích mà Schliemann có được- như bảy- hay bốn mươi sáu- đô thị mà các tàn tích
được phát hiện kia từng là một phần của chúng, có thể biến mất hoàn toàn bởi sự tàn phá
của gió, mưa, lửa, và chiến tranh, nhưng Troy tưởng tượng thì vẫn cứ tồn tại chừng nào mà
con người còn có thể đọc được …”(3).
Vượt qua bao nhiêu chặng đường rất dài, rất gập ghềnh trong suốt ba thiên niên kỷ, và còn
hơn thế nữa vừa qua, huyền thoại chiến tranh Troy đã góp vào đời sống văn hóa nhân loại
một mảng chất liệu độc đáo, thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, và đặc biệt,
những người sáng tạo văn học, nghệ thuật luôn tìm thấy ở đó một nguồn cảm hứng dồi dào
đến vô tận.
Homer, với Iliad và Odyssey đồ sộ và đầy ấn tượng của mình, đã làm vang lên một tiếng
đồng vọng đầy sinh khí, đủ tiềm năng trở thành một tiếng vọng mẹ, để từ đó, tỏa ra hàng
loạt những tiếng vọng kế tục, cũng đầy cảm xúc, đầy tâm huyết của các thế hệ, các thời
đại, các dân tộc.
Không phải vô cớ mà các nghệ sĩ vẫn luôn phát hiện trong cái câu chuyện chiến tranh xưa
cũ ấy những tình tiết, hình ảnh, sự kiện hết sức thiết thân với cuộc sống của chính họ.
Chẳng phải một trong những ám ảnh đen tối và dai dẳng nhất đối với cái ý thức về sự tồn

tại ngắn ngủi và thân phận mong manh của con người chính là hiểm họa chiến tranh đó
sao?
Và một cuộc trình diễn các tiếng đồng vọng trong dàn hợp xướng của nhân loại hẳn mang
lại cho chúng ta một sự tiếp nhận thú vị các phong cách biểu hiện, các mối quan tâm, các
trầm tư … khác nhau của các nghệ sĩ từ nhiều xứ sở, khu vực khác nhau trên hành tinh này.
Thực tế, những gì chúng tôi đã làm được trong bài viết này thật còn quá ít ỏi so với cái
tham vọng bao quát một đề tài lớn như thế, đầy ý nghĩa như thế.
Ở đây, với sự tìm hiểu còn khá giới hạn, và qua một số tư liệu còn chưa đầy đủ, chúng tôi
chỉ mong đóng góp được những ý tưởng, suy nghĩ nhất định về hiện thực văn học đặc biệt
này, và trên cơ sở đó, về một số phương diện, chỉ ra một dẫn chứng sinh động trong mối
liên quan với thực tiễn văn học so sánh.

×