Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KIẾN THỨC SỐNG KHỎE DÀNH CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.82 KB, 14 trang )

KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
I. Để có sức khỏe tối ưu:
1. Ngày ngủ 8 tiếng.
2. Đi bộ sáng nửa giờ, ngủ trưa nửa giờ (10-30 phút) và đi chậm nửa
giờ vào chiều
tối 6-7 giờ.
3. Uống 2-3 lít nước/ngày(sáng ngủ dậy uống 2 ly nước(640ml) sau
45 phút ăn sáng).(40ml nước/1kg trọng lượng cơ thể)
4. “ba cái nửa phút” là: Sau khi thức dậy,đừng vội rời khỏi giường,
hãy nằm yên trên giường nửa phút, ngồi dậy nửa phút, giữ nguyên tư thế
thò chân xuống giường ngồi thêm nửa phút!.
5. Uống 1 bịch sữa + vitamin C + vitamin B + Canxi & Sắt(1000mg)
vào buổi tối trước khi
ngủ.
6. Tách riêng các loại thức ăn trong khi ăn: tinh bột, protein, rau quả.
7. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn, khi đi tiểu, đại tiện.
Những điều nên tránh sau bữa ăn
Sau bữa ăn, điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon hay làm
một giấc ngủ, là chuyện tưởng như bình thường. Nhưng nếu cứ tiếp
diễn mãi vậy, sẽ có hại cho sức khỏe!
1. Không nên uống nước chè sau bữa ăn

Như ta đã biết, trong chè có chất tanin và chất theocin. Chất tanin
vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức
ăn hình thành những hợp chất khó hấp thụ. Chất tanin và chất
theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột.

Vì vậy uống nước chè sau khi ăn vừa lãng phí các chất dinh dưỡng
ăn vào, vừa làm cho bộ máy tiêu hóa kém hấp thu các chất protein,
vitamin và chất sắt. Người ta khuyên sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ
mới nên uống nước chè.



2. Không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn

Thông thường, sau bữa ăn, có ít trái cây tráng miệng đã trở thành "mốt".
Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu lại từ 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta
ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.

Trái cây có loại đường đơn là monosacchant và các loại axit sẽ kết hợp
với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, axit citric làm cho dạ dày đầy
hơi, chướng bụng, khó chịu. Trong các loại trái cây thường dùng như
cam, quýt, nho, lê, hồng, lại có chất plavon, chất này ở đường ruột bị vi
khuẩn phân giải thành axit tioxianic gây ức chế công năng của tuyến giáp
trạng, sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.

Đi
bộ
ngay
sau
khi
ăn
dễ bị
bệnh
viêm
loét
dạ
dày.
Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao, chúng kết hợp với
dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó
tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Người ta khuyên
nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ.

3. Không hút thuốc lá sau bữa ăn

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng
nhanh, vì vậy hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng hấp thu chất độc lớn
hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật,
giảm tiết các proteinase và cacbonic axit của tuyến tụy.

Vì vậy, hút thuốc lá sau khi ăn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn.
Cũng có thể hút thuốc ngay sau khi ăn là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh
viêm loét dạ dày, bệnh phổi và bệnh tim mạch.

4. Không tắm ngay sau khi ăn

Khi tắm, người ta kỳ cọ, làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu
lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và mình, làm giảm thiểu máu ở
đường tiêu hóa và nội tạng.

Do vậy các men tiêu hóa bị giảm tiết, giảm nhu động nhào trộn thức ăn,
đưa đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Đặc biệt
không nên tắm nước lạnh sau khi ăn dễ bị cảm.

5. Không tháo thắt lưng đột ngột sau bữa ăn

Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực
khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu xếp chân
bằng tròn. Quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn
lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn có
nhu động, không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn
xuống ruột.


Nếu chưa ăn no, ta nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn
ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, thì sẽ dễ dàng gây ra các hiện
tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí
chắc chắn sẽ rất phức tạp.

6. Không đi dạo ngay sau bữa ăn

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu tăng cường dồn
vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt
động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, thì lượng máu đưa đến bộ máy tiêu hóa
giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu của bộ máy tiêu hóa,
dẫn đến rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Nếu đi bộ ngay sau khi ăn kéo dài, dễ đưa đến viêm loét dạ dày. Người bị
sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên thì làm cho
bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.

7. Không ngủ ngay lập tức sau khi ăn

Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó
chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm
cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não
rơi vác trạng thái ức chế, đưa đến ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể,
trong đó có bộ máy tiêu hóa.

Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ
rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một
cách hoàn thiện, do đó thức ăn hấp thu kém, người sẽ mệt mỏi, bụng
chướng, ậm ạch, khó tiêu và là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ
dày, ruột.

CẨM NANG SỨC KHỎE
I. Top 7 cách nấu ăn mà bà nội trợ đang đầu độc cả gia đình:
1. Chiên ngập dầu
Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất.
Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo
bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và
tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ thực phẩm chiên ngoài cửa
hàng, dầu ăn mà họ chiên thực sự không đáng tin cậy, có thể gây nhiễm
trùng dạ dày. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy
chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu ăn từ thực phẩm của bạn.
2. Than nướng
Thịt nướng là món ăn rất ngon. Nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức
ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh
về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng
điện. Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô
nhiễm không khí. Tránh sử dụng than vì đó là một phương pháp không
lành mạnh.
3. Đun nóng hộp nhựa
Tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi
sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy
hại sức khỏe cho con người. Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa
khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh.
4. Rửa rau sau khi cắt/thái
Rau cần được rửa sạch trước khi thái. Lá rau là nơi tích lũy rất nhiều bụi
bẩn và hóa chất. Một khi bạn đã thái rau, tránh rửa. Các khoáng chất và
chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể khi bạn rửa. Rửa rau sau khi thái, bạn
có có thể có được các chất dinh dưỡng cần có. Tương tự như vậy, cố gắng
không vứt vỏ các loại rau và trái cây như táo, khoai tây vì vỏ các loại
thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
5. Xào thực phẩm

Xào thực phẩm cũng là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống
như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn
uống thường xuyên thực phẩm chiên, xào không tốt cho sức khỏe.
6. Sử dụng quá nhiều muối và bột ngọt
Đây là hai loại gia vị cần thiết cho tất cả các món ăn, tuy nhiên nếu bạn
lạm dụng quá nhiều các loại gia vị này trong thực đơn của món ăn hàng
ngày, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì
thế, hãy nêm nếm gia vị vừa đủ ăn và thêm các loại gia vị khác vào nếu
có thể nhé.
7. Sử dụng các loại thịt tái
Bạn có biết, ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả
năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có
trong thịt, điều này tác động trực tiếp gây ra một số chứng bệnh ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn đấy.
II. 7 công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe từ quả sấu:
Chữa nôn nghén ở phụ nữ: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt
ăn cũng chóng lành.
Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước
cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu
sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài
lần sẽ hiệu nghiệm.
Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát
uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Chữa say rượu: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với
nước sôi mà uống.
Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả
sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc
8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần
liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong

ngày.
Chữa lở ngứa: Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử,
vết thương lâu lành.
Thành phần của sấu:
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid,
2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và
3mg% vitamin C.
Cách chọn sấu ngon:
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt
những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những
quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu
xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá
già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.
III. 9 loại thực phẩm không nên dùng cùng mật ong:
Theo nhiều nghiên cứu cũng như thực tế đã chứng minh, mật ong là một
loại thực phẩm, dược phẩm có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con
người, đây là một điều không phải bàn cãi gì. Tuy nhiên, khi nó kết hợp
với một số loại thực phẩm khác thì có thể gây ra ngộ độc, dị ứng dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
1. Sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành thường có chứa thạch cao, còn trong mật ong có
đường. Hai thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiện tượng vón cục
trong dạ dày, có thể gây khó thở thậm chí là hôn mê. Đặc biệt nguy hiểm
đối với những người mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có
thể nhanh hơn.
2. Cá chép
2 loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau có thể gây ra hiện tượng ngộ
độc. Nếu trường hợp này xảy ra có thể dùng đậu đen, cảm thảo để giải
độc.
3. Cơm

Mật ong khi ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.
4. Nước đun sôi
Nước đun sôi không những làm mất đi màu sắc cũng như hương vị thơm
ngon tự nhiên đặc trưng của mật ong, mà còn làm biến đổi , phá vỡ thành
phần dinh dưỡng, làm mất đi các enzym, vitamin và khoáng chất có trong
mật ong. Nhiệt độ tốt nhất để hòa mật ong là 35oC.
5. Hẹ
Hẹ kết hợp với mật ong có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
6. Cây thì là
Ăn mật ong cùng thì là sẽ gây tổn thương gan, sưng đau mắt đỏ.
7. Cua
Bạn nên ăn mật ong sau khi ăn các món liên quan đến cua từ 3h để tránh
chúng "đánh nhau". Cua dùng chung với mật ong sẽ kích thích đường
ruột, dễ gây tiêu chảy thậm chí có thể gây ngộ độc.
8. Cá diếc
Cá diệc và mật ong là 2 thực phẩm kị nhau. Nếu dùng chung sẽ gây ngộ
độc kim loại nặng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
9. Hành
Trong hành có nhiều chất mà khi gặp các loại enzym, axit hữu cơ có
trong mật ong sẽ tạo ra phản ứng hóa học sinh ra chất độc, kích thích
đường tiêu hóa gây trướng bụng, tiêu chảy.
IV. Những trường hợp không nên uống sữa vào buổi sáng:
1. Người mắc bệnh tiêu hóa
Trong quá trình tiêu hóa, chất sắt có trong các loại thực phẩm sẽ biến đổi
để cơ thể có thể hấp thụ tốt.
Nếu uống sữa trong bữa sáng, khi vừa mới thức dậy sau một đêm dài,
những chất biến đổi đó sẽ kết hợp với caxi và phosphate tạo thành hợp
chất không hòa tan, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
Do đó, không tốt cho người thiếu máu hoặc đang trong giai đoạn bổ sung
chất sắt để phục hồi cơ thể.

2. Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nghiên cứu cho thấy, chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ
vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc
dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng thêm
nghiêm trọng.
Uống sữa vào bữa sáng không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến
khích cho những đối tượng mắc chứng bệnh này.

Người mắc bệnh thiếu máu,viêm tuyến tụy, viêm túi mật….không nên
uống sữa vào bữa sáng.
3. Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng
Bệnh nhân sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng thường có cảm giác đầy
hơi, khó chịu.
Trong sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, những chất này kết hợp mới
men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí, khiến tình trạng
trướng bụng, đầy hơi càng gia tăng, gây bất lợi cho quá trình phục hồi
chức năng nhu động của ruột.
4. Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Quá trình tiêu hóa chất béo có trong sữa cần có sự tham gia của dịch mật
và dịch tụy. Do đó, việc sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ tạo gánh nặng cho
túi mật và tuyến tụy, khiến tình trạng bệnh thêm gia tăng và khó chữa trị
hơn.
5. Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Mặc dù sữa có khả năng làm giảm mức độ ảnh hưởng của axit trong dạ
dày với chứng viêm nhiễm, nhưng vì sử dụng loại thực phẩm này vào bữa
sáng khi bụng đang trống rỗng nên dễ làm tăng dịch dạ dày, khiến tình
trạng viêm nhiễm càng thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó
chịu.
Những loại thức ăn giúp cơ thể giải độc tố
Ăn những loại rau quả là tốt, nhưng không nên cực đoan rơi vào chế độ ăn kiêng hà

khắc. Điều quan trọng là biết kết hợp với một chế độ ăn uống cân đối để giải độc đều
đặn cho cơ thể.

Quả mơ
Một quả mơ 60g cung cấp ít hơn 30kcal và số lượng chất xơ 2,1g/100g kích hoạt
lại tính nhuận tràng trong trường hợp ăn nhiều thịt cá dễ gây táo bón.
Liều lượng tốt: mơ tươi (2 quả), mơ khô (3,4 quả) là lượng lý tưởng để phục hồi
sau khi chơi thể thao. Quả mơ có kali tác động thần kinh cơ và điều chỉnh động
thái của nước trong cơ thể.
Măng tây
Măng tây có tính lợi tiểu , thải nước cho thận và chống lưu nước.
Liều lượng tốt: 5-6 cây măng, 1-2 lần/tuần, măng tây xanh ngon và ròn, măng tây
tím cho hương vị độc đáo, măng tây trắng mềm mịn hơn nhưng ăn kém ngon.
Quả chanh
Chanh lợi tiểu, kích hoạt thận, là vua giải độc tố. Hàm lượng vitamine C cao
(51,7mg/100g). Các chất flavonoit trong chanh (chất chống oxy hóa) có thể chống
các bệnh suy thoái não.
Liều lượng tốt: 1 quả/ngày. Có thể dùng quả chanh tươi hoặc nước cốt chanh đóng
chai.
Dưa chuột
Dưa chuột có nhiều nước (96%), rất ít kalo (10kcal/100g), có tính lợi tiểu và phục
hồi khoáng với rất nhiều chất khoáng và nguyên tố vi lượng (kali, photpho,
magie ).
Liều lượng tốt: 150g, 1-2 lần/tuần.
Củ nghệ
Củ nghệ giàu canxi và kali, làm dịu các cơn đau đường tiêu hóa, đau bụng khan
đầy hơi chướng bụng. Trong ăn uống, pha trộn nghệ để làm tăng hương vị và tác
dụng món rau trộn khi theo chế độ ăn giữ eo thon.
Thì là bẹ
Món rau thì là bẹ chần nước sôi gây no tốt trong chế độ ăn kiêng vì chỉ đem lại

100kcal và chất xơ làm tăng nhu động ruột.
Liều lượng tốt: 250 - 300g, 1-2 lần/tuần.
Đậu Hà Lan
Một khẩu phần 200g đậu Hà Lan cung cấp
60kcal và thỏa mãn 20% nhu cầu dinh
dưỡng hàng ngày, 23% về vitamine C và
27% về folat.
Liều lượng tốt: 2-3 khẩu phần/tuần. Chế
biến theo kiểu hấp cách thủy hoặc luộc với
ít nước để giữ được thêm nhiều vitamine
và chất khoáng.
Quả dưa tây
Dưa tây là loại quả chống oxy hóa (thông
qua caroten trong dưa) và giúp thải độc tố. Dưa tây ít chất xơ nhưng vẫn có lợi cho
đường ruột, nên ăn ở mức độ vừa phải nếu đang cho con bú, để giới hạn tính
nhuận tràng cao cho trẻ bú mẹ.
Liều lượng tốt: 1quả/tuần.
Quả ớt ngọt đỏ
Ớt ngọt đỏ cung cấp ít năng lượng (21 kcal/100g), nhưng giàu vitamine C (nấu
chín 126mg/100g, lượng vitamine C gấp 2 lần quả cam), có ích trong loại trừ mệt
mỏi gắn với chế độ ăn kiêng. Ớt ngọt đỏ mang lại 2235mg betacaroten.
Liều lượng tốt: 300g/tuần
Công thức bồi bổ sức khỏe: món ớt ngọt đỏ Địa Trung Hải (4 quả ớt ngọt đỏ và
Ảnh minh họa.
vàng, 2 nhánh tỏi, 4 thìa canh dầu oliu, một nhúm bột nghệ và hồ tiêu).
Cách chế biến: Bổ đôi quả ớt, bỏ hột. Nướng cháy mặt có vỏ trong 15 phút, để
nguội vài phút trước khi bóc vỏ và cắt lát. Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Trộn ớt cùng tỏi
băm, tưới dầu oliu. Rắc muối hoặc hồ tiêu.
Gà giò, gà sao
Gà giò, gà sao là loại thịt trắng nghèo năng lượng, cung cấp protein. Gà sao giàu

sắt 3 lần so với cá. Gà giò giàu tryptophan (chất truyền thần kinh và tạo tính vui
vẻ).
Liều lượng tốt: 200g, 2-3 lần/tuần.
Củ cải đỏ hoặc đen
Món ăn nhẹ (15kcal/100g), là nguồn cung cấp chất xơ.
Liều lượng tốt: ăn 4-5 củ tươi/ngày.
Rau xà lách
Rau xà lách cung cấp ít năng lượng, giữ vai trò chủ đạo gây no nhờ lượng chất xơ
cao. Ăn xà lách ngay từ đầu bữa ăn thì giá trị năng lượng giảm.
Liều lượng tốt: 50g/ngày.

×