Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

đánh giá hoạt động quản lý nsnn giai đoạn 2006 đến nay bài 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.27 KB, 29 trang )

Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước 5
1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước 5
1.1.4 Vai trò của Ngân sách nhà nước 6
1.1.5 Phân loại ngân sách nhà nước 8
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước 9
1.2.3 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước 12
1.2.3.1 Về thu ngân sách nhà nước 12
1.2.3.2 Về chi ngân sách nhà nước 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -2013 14
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013 14
2.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013 17
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động quản lý ngân sách nhà nước 21
2.3.1 Kết quả đạt được 21
2.3.2 Những hạn chế 22
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 24
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang1
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian tới


24
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước Việt Nam
trong thời gian tới 25
3.2.1 Quản lý ngân sách nhà nước 25
3.2.2 Hoạt động thu ngân sách nhà nước 26
3.2.3 Hoạt động chi ngân sách nhà nước 27
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp 28
KẾT LUẬN 29
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang2
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành côngkhi có nguồn tài
chính đảm bảo. Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu của ngân sách nhà
nước. Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu của nhà nước
thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội
của từng địa phương trên lành thổ Việt Nam. Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, các
hình thức thu ngân sách nhà nước đã từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm
vụ tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng
của nhà nước.Cùng với quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước thì việc quản lý chi
ngân sách nhà nước cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành ngân sách nhà
nước góp phần ổn định phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện đất
nước hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý thu, chi ngân
sách nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế bất cập với tình hình thực tế của đất nước, cần phải
tiếp tục điều chỉnh, bổ sung.
Nhận thức được vấn đề trên nên em chọn đề tài : “ Đánh giá hoạt động quản lý ngân
sách nhà nước giai đoạn 2006 đến nay” để làm bài tiểu luận này. Vì thời gian để hoàn
thành bài tiểu luận này rất ít nên em chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2013 thôi, trong
quá trình làm bài sẽ không tránh gặp phải những sai sót, em mong thầy giáo NGÔ ĐỨC
CHIẾN sẽ thông cảm và có những đóng góp bổ ích để em hoàn thành bài báo cáo tốt

nghiệp sắp tới của em tốt hơn! Em rất cảm ơn thầy !
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang3
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm
Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, trong đó dự toán
con số chi tiêu công mà nhà nước phải tiềm kiếm nguồn để tài trợ. Ngân sách nhà nước
phải được quốc hội thông qua hằng năm. Luật pháp quản lý ngân sách nhà nước đưa ra
những quy tắc về kết toán để theo dõi chi tiết và chặt chẽ các khoản chi tiêu công với mục
đích là để kiểm soát tình hình chi tiêu của nhà nước,tránh được sự phí phạm công chi(các
khoản chi tiêu chop những hoạt động không được ghi vào trong ngân sách) để sao cho chi
tiêu công của nhà nước được hợp pháp và có thể được tài trợ bằng những nguồn thu ổn
định. Về bản chất, ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các
chủ thể kinh tế- xã hội trong quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính.
Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với việc sử dụng quyền
lực chính trị của nhà nước bằng sự thể chế hóa của pháp luật và gắn với nhu cầu về tài
chính để đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước. Như vậy, về mặt hình thức biểu
hiện có thể hiểu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.Song hoạt động của
ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối các nguồn tài chính của xã hội gắn liền với
việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. Trong quá trình đó xuất hiện hàng
loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể trong xã hội
và chúng được thể hiện ở phần thu, chi của ngân sách nhà nước. Ẩn dấu đằng sau các
quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước thể hiện các
quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. Hệ thống các quan hệ tài chính gắn với
tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước hình thành nên bản chất kinh tế của ngân sách
nhà nước, gồm có quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với khu vực doanh nghiệp;

quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các đơn vị hành chính sự nghiệp;quan hệ
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang4
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các tầng lớp dân cư và quan hệ kinh tế giữa ngân
sách nhà nước với thị trường tài chính.

1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Luật ngân sách nhà nước luôn đề cập đến khâu và thực hiện dự toán ngân sách vừa phản
ánh được nội dung cơ bản của ngân sách vừa thể hiện được tính chất “dự kiến” chưa xảy
ra của ngân sách (trong dự toán) đồng thời cũng phản ánh quá trình chấp hành ngân sách.
Do vậy ngân sách nhà nước có đặc điểm:
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế-chính
trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành
trên cơ sở những luật lệ nhất định.
- Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể
hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước.
- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích
chung, lợi ích công cộng.
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt
của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được
chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục
đích đã định.
- Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.3 Chức năng của ngân sách nhà nước
Chức năng ngân sách nhà nước được xuất phát từ bản chất của ngân sách nhà nước
và xuất phát từ nguồn gốc ra đời của ngân sách nhà nước, một nhà nước ra đời, tồn tại và

phát triển trước hết cần có nguồn tài chính đảm bảo chi tiêu cho bộ máy đồng thời chi
đầu tư đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Nguồn tài chính
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang5
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
của ngân sách nhà nước hình thành chủ yếu qua các khoản thu của nhà nước, giữa thu và
chi ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ nhau mang tính cân đối, nên chức năng của
ngân sách nhà nước thực hiện hai chức năng chính:
Thứ nhất, huy động các nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà
nước.
Thứ hai, ngân sách nhà nước có chức năng thực hiện các khoản cân đối thu và chi
bằng tiền của nhà nước. Ngân sách nhà nước là bộ phận của tổ chức nhà nước nên bản
thân nó còn có chức năng phân phối, chức năng giám đốc và chức năng điều tiết kinh tế vĩ
mô trong nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ của nó.
1.1.4 Vai trò của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách
nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với
nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn
bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.Như
vậy ngân sách nhà nước có các vai trò :
♦ Vai trò huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu
chi tiêu của nhà nước
Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải
hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của
nền kinh tế, vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách
phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế.
♦ Vai trò quản lí điều tiết kinh tế vĩ mô
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang6

Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích
thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào
quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi ngân sách, nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở
kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các nghành then chốt trên cơ sở đó tạo
môi trường và điều kiện thậu lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế( co thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình
thành các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp căn bản đrr chống độc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong
những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn
bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy
động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định
hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.
♦ Vai trò về mặt kinh tế
Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo sự định hướng phát triển kinh tế xã hội thông
qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển
thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước
đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động
♦ Vai trò về mặt xã hội
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang7
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Trợ giúp trực tiếp
dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã
hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí

để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão
lụt.
♦ Vai trò về mặt thị trường
Nhà nước sẽ sử dụng ngân sách nhà nước như một công cụ để góp phần bình ổn giá
cả và kiềm chế lạm phát. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt
hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất
thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành
trái phiếu và chi tiêu của Chính phủ. Kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương
với chính sách tiền tệ thích hợp ngân sách nhà nước góp phần điều tiết thông qua chính
sách thuế và chi tiêu của Chính phủ.
1.1.5 Phân loại ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách giữa chúng có mối quan hệ hữu
cơ với nhau đã được xác định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế - chính trị bởi pháp chế
và các nguyên tắc tài chính tổ chức của bộ máy nhà nước.
Ngân sách nhà nước được phân thành các cấp sau:
- Ngân sách trung ương
-Ngân sách tỉnh, thành phố
-Ngân sách huyện
Theo Nghị quyết số 138/HĐBT ngày 26/11/1983 của Hội đồng Bộ trưởng thì phân loại hệ
thống ngân sách bao gồm:
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang8
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
- Ngân sách trung ương
- Ngân sách tỉnh, thành phố
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước
1.2.1 Khái niệm
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước
thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để

tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã
định.
Quản lý ngân sách nhà nước thực chất là quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cân
đối hệ thống ngân sách nhà nước. Quản lý thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng
quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân
sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước
là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện
chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc đã được xác lập.
Quản lý ngân sách nhà nước là quản lý kinh tế- xã hội tổng hợp, thông qua hệ thống
các chỉ tiêu trực tiếp hoặc liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước, như:Tổng sản phẩm
quốc nội, các nguồn lực tài chính, khả năng động viên các nguồn lực tài chính vào ngân
sách quốc gia; phân phối các nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh tế- xã hội, như:
Đầu tư phát triển, đầu tư cho văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quốc phòng- an ninh và bảo
đảm sự hoạt động của bộ máy quản lý hành chính từ trung ương tới địa phương.
1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước
Chúng ta biết rằng, trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động kinh tế, sản xuất kinh
doanh chủ yếu của các thành phần kinh tế, các nghành kinh tế chủ yếu tuân theo sự điều
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang9
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
tiết của các quy luật vốn có của thị trường. Nhận thức được điều đó, nhà nước ta đã có
nhẵng cơ chế, chính sách hạn chế sự can thiệp và kiểm soát trực tiếp đối với các hoạt
động kinh tế, nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước ta với chức năng của
mình là thực hiện quản lý hành chính kinh tế bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hóa và
các chính sách do nhà nước ban hành tuân theo pháp luật hiện hành do cơ quan quyền lực
cao nhất là Quốc hội ban hành. Đó chính là sự đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý của nhà
nước ta: từ chỗ quản lý, điều hành nền kinh tế một cách trực tiếp đến chỗ quản lý và điều
hành mọi hoạt động kinh tế- xã hội thông qua việc tạo điều kiện, môi trường, hành lang
(trong đó có cả hành lang pháp lý ) để cho nền kinh tế phát triển vừa tuân theo quy luật
kinh tế khách quan, vừa bảo đảm sự định hướng XHCN, nhằm nhanh chóng đạt được các
mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra trong các kỳ Đại hội.

Trong tất cả các công cụ để quản lý mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nhà nước ta hết
sức quan tâm đến công cụ ngân sách nhà nước, vì nó là yếu tố vật chất vô cùng quan
trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với cơ chế cũ trước
đây, nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế vi mô. Trong cơ chế mới – cơ chế thị
trường các vấn đề của kinh tế sẽ được giải quyết theo quy luật của thị trường và các quan
hệ cung cầu. Nhà nước chỉ dùng các biện pháp về thuế, các khoản chi ngân sách để can
thiệp nhằm ổn định nên kinh tế và phát triển theo mục tiêu đã định.
Hoạt động của ngân sách nhà nước gắn với hoạt động của nền kinh tế thị trường, do đó
thu ngân sách nhà nước luôn luôn biến đổi và phụ thuộc vào nhịp độ phát triển kinh tế và
hiệu quả kinh tế. Xu hướng chung là khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng khả năng
tăng khối lượng thu và ngược lại. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là mức thu ngân sách
nhà nước phải gắn với nhịp độ tăng của nền kinh tế, nếu tăng thu quá mức sẽ dẫn tới tình
trạng suy thoái do không kích thích được sản xuất và đàu tư. Trong bất kỳ tình huống nào,
sức ép chi luôn luôn là gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt là trong giai đoạn
đầu khi mà nền kinh tế chưa kịp phát triển, trong khi đó phải nhanh chóng giải quyết
nhiều vấn đề bức xúc của xã hội. Bên cạnh đó chi ngân sách nhà nước còn bị ép của tình
trạng có lạm phát cao xảy ra. Khi có lạm phát cao thì khối lượng ngân sách tăng chậm
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang10
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
hơn nhu cầu chi, vì vậy nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến rối loạn, gây thiệt hại về nhiều mặt
cho nền kinh tế.
Tóm lại, ngân sách nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ ngân sách nhà
nước có chức năng huy động nguồn lực tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung,
đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đồng thời ngân sách nhà nước còn thực hiện
cân đối bằng tiền giữa các khoản thu và các khoản chi tiêu của nhà nước. Đây là vai trò cơ
bản của ngân sách nhà nước mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện. Ngân sách
nhà nước là một công cụ quản lý quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của đất
nước, đặc biệt thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò đó đã được thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực sau :
- Về kinh tế:

Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, kích thích
phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Ngân sách nhà nước đảm bảo cung
cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hại tầng, hình thành các doanh
nghiệp nhà nước thuộc các nghành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt. Trên cơ sở đó
từng bước làm cho kinh tế nhà nước đảm đương được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều
thành phần. Mặt khác, trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ ngân sách
nhà nước cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác để các doanh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn và
do đó có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả cao
- Về xã hội:
Thông qua hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí cho tất cả các lĩnh
vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội. Thông qua công cụ ngân sách, nhà nước có
thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống xã hội như: Thông qua chính sách thuế
để kích thích sản xuất đối với những sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn
chế sản xuất những sản phẩm không cần khuyến khích sản xuất. Hoặc để hướng dẫn sản
xuất và tiêu dùng hợp lý. Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp
giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu
nhập, chính sách bảo trợ xã hội …
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang11
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
- Về thị trường:
Thông qua các khoản thu, chi ngân sách nhà nước sẽ góp phần bình ổn giá cả thị
trường. Ta biết rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến động giá cả đến mức gây
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung- cầu.
Bằng công cụ thuế và dự trữ nhà nước can thiệp đến quan hệ cung – cầu và bình ổn giá cả
thị trường.
Hoạt động thu chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát. Lạm
phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế. Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá
cả và chi phí tăng. Để kiềm chế được lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp
giá, hạ thấp chi phí. Bằng biện pháp giải quyết tốt thu chi ngân sách nhà nước có kiềm

chế, đẩy lùi được lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
1.2.3 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ,
công khai, có phân cấp trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các cấp,
các nghành
1.2.3.1 Về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dung quyền lực của mình để tập trung
một nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm phục vụ các nhu
cầu, mục tiêu phát triển của nhà nước.
Nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
- Phí, lệ phí thu từ dầu thô, thu từ bán, cho thuê đất,… và các doanh nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước, thu từ tiền lãi của các tài sản có sinh lời của nhà nước mang lại, các khoản vay,
viện trợ của nước ngoài
Thu ngân sách nhà nước thường thông qua các phương thức huy động nguồn tài
chính:
- Phương thức huy động bắt buộc dưới hình thức thuế, phí, lệ phí
- Phương thức huy động tự nguyện dưới hình thức tín dụng nhà nước
- Phương thức huy động khác
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang12
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Trong nguồn thu trên thì thuế là nguồn thu chính, cơ bản và chủ yếu để huy động nguồn
tài chính vào ngân sách nhà nước.
1.2.3.2 Về chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo nguyên tắc nhất định. Chi
ngân sách bao gồm các khoản chi sau: Các khoản chi phí phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh- quốc phòng, đảm bảo các hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả của nhà nước, chi
viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung cơ bản:

- Chi đầu tư phát triển: Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình thuộc kết cấu hạ
tầng, các nghành kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội nói
chung, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đầu tư các nghành kinh tế
khác.
- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng
quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai bộ phận : một bộ phận
vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội, nó có mối
quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ
cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước.
Bằng vào các khoản chi tiêu dùng thường xuyên nhà nước thể hiện sự quan tâm của
mình đến nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời với các khoản chi
này nhà nước thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng.
Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây:
+ Chi quản lý nhà nước (quản lý hành chính)
+ Chi an ninh quốc phòng
+ Chi sự nghiệp kinh tế
+ Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
+ Chi sự nghiệp y tế
+ Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao
+ Về xã hội
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang13
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 -2013
2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013
Bảng 2.1 Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Tổng thu
NSNN
237.90
0
281.90
0
323.00
0
389.90
0
461.500 595.000 740.500 816.000
Thu nội
địa
132.00
0
151.80

0
189.30
0
233.00
0
294.700 382.000 494.600 545.500
Thu từ kinh
tế quốc
doanh
42.243 53.954 63.159 72.982 99.632 129.560 155.378 174.236
Doanh
nghiệp có
vốn đàu tư
nước ngoài
27.807 31.041 40.099 51.499 57.739 72.865 97.748 107.339
Thuế công
thương
nghiệp
ngoài quốc
doanh
20.650 27.667 38.347 46.597 62.777 80.380 111.161 120.248
Thuế sử
dụng đất
nông
nghiệp
85 81 82 42 31 32 36 28
Thuế thu
nhập cá
nhân
5.100 6.119 8.135 14.545 18.460 28.902 46.333 54.861

Lệ phí
trước bạ
3.200 3.750 5.194 7.251 9.209 12.397 15.969 13.442
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang14
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Phí xăng
dầu
4.850 4.693 4.979 5.371 9.867 11.731 13.200 13.442
Phí, lệ phí
3.550 3.885 4.889 7.324 6.920 8.012 8.967 14.295
Các khoản
thu về nhà,
đất
16.650 18.143 21.792 24.539 26.977 34.715 42.422 45.707
Thu nội địa
khác
1.760 1.804 1.937 2.166 2.383 2.670 2.571 3.977
Thu từ
dầu thô
63.400 71.700 65.600 63.700 66.300 69.300 87.000 99.000
Thu cân
đối ngân
sách từ
hoạt động
xuất nhập
khẩu
40.000 55.400 64.500 88.200 95.500 138.700 153.900 166.500
Thu viện
trợ không
hoàn lại

2.500 3000 3.600 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000
Nhìn chung thu ngân sách nhà nước đều tăng dần qua các năm, cụ thể năm
2006 đạt 237.900 tỷ đồng và đến năm 2013 tổng thu tăng lên tới 816.000 tỷ đồng.Trong
đó các khoản thu nội địa cũng tăng dần qua các năm nhưng mức tăng lại không cao, cụ
thể năm 2006 thu nội địa đạt 132.000 tỷ đồng, nhưng qua thời gian 8 năm thì con số này
chỉ đạt 545.500 tỷ đồng vào năm 2013, nguồn thu ngân sách từ khoản thu nội địa này gồm
thu từ kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế công thương
ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ,
phí xăng dầu, phí-lệ phí, các khoản thu về nhà, đất và các khoản thu nội địa khác, trong
đó thuế thu từ kinh tế quốc doanh là chiếm tỷ trọng cao nhất , năm 2006 đạt 42.243 tỷ
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang15
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
đồng đến năm 2013 thì con số này tăng lên rất đáng kể với mức tăng 131.993 tỷ đồng so
với năm 2006, nguồn thu chủ yếu thứ 2 của khoản thu nội địa này là thuế công thương
nghiệp ngoài quốc doanh cụ thể từ năm 2006-2009 có tăng nhưng tăng không cao , năm
2006 đạt 20.650 tỷ đồng , năm 2009 đạt 46.597 tỷ đồng tăng 25.947 tỷ đồng so với năm
2006, nhưng từ năm 2010 đến năm 2013 khoản thu tăng với mức tăng đáng kể, năm 2010
đạt 62.777 tỷ đồng đến năm 2013 thì mức tăng là 57.471 tỷ đồng, ngoài ra thì khoản thu
thuế thu nhập cá nhân cũng là một khoản thu chủ yếu trong phần thu ngân sách nhà
nước.Trong phần thu ngân sách ngoài thu nội địa còn nhiều nguồn thu khác như: thu từ
dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại
nhưng thu từ dầu thô qua các năm tăng nhưng không cao, cụ thể năm 2006 đạt 63.400 tỷ
đồng đến năm 2011 chỉ đạt 69.300 tỷ đồng , nhưng đến năm 2013 thì tình hình khả quan
hơn nguồn thu đạt 99.000 tỷ đồng tăng 29.700 tỷ đồng so với năm 2011. Khác với khoản
thu từ dầu thô, thì khoản thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu lại đạt kết
quả tốt hơn, cụ thể năm 2006 đạt 40.000 tỷ đồng, đến năm 2007 cũng chỉ ở mức 55.400 tỷ
đồng và đến năm 2008 thì đạt 64.500 tỷ đồng tăng 24.500 tỷ đồng so với năm 2006 ,
nhưng từ năm 2009 đến năm 2013 nguồn thu này tăng lên rất đáng kể tăng từ 95.500 tỷ
đồng năm 2009 lên 166.500 tỷ đồng năm 2013, nguồn thu tuy không chủ yếu nhưng vẫn
góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước là khoản thu viện trợ không hoàn lại năm

2006 là 2.500 tỷ đồng , năm 2007 tăng 500 tỷ đồng với tỷ trọng 20% so với năm 2006,
năm 2008 đạt 3.600 tỷ đồng và đến năm 2009 đạt 5.000 tỷ đồng và con số này không thay
đổi đến năm 2013.Bảng kết quả cụ thể từ việc phân tích trên, ta thấy kết quả thu ngân
sách nhà nước từ giai đoạn 2006-2013 đạt được những thành tích nhất định đó là : năm
sau luôn có số thu cao hơn năm trước và đã giải quyết được phần nào khó khăn trong cân
đối thu-chi ngân sách nhà nước. Đạt được kết quả trên là nhờ tinh thần trách nhiệm và
quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên, các ban nghành đoàn thể đã nỗ lực thực
hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất, sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên
môn nghiệp vụ của cấp trên và sự quan tâm sâu sắc của các cấp , ban nghành và sự tuân
thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân đã góp phần tích cực vào
kết quả thu ngân sách nhà nước .
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang16
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
2.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013
Bảng 2.2 Tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2013
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
Năm
2013
Tổng chi
NSNN
192.19
5
232.16
6
252.22
9
314.55
4
370.436 425.500 526.132 579.775
Chi đầu tư
phát triển
46.180 60.170 55.680 61.300 69.300 78.800 95.400 81.900
Chi trả nợ
và viện trợ
40.800 49.160 51.200 58.800 70.250 86.000 100.000 105.000
Trả nợ
trong nước
29.950 37.990 39.700 47.630 58.320 73.000 86.350 92.246
Trả nợ
nước ngoài
10.250 10.400 10.700 10.370 11.050 12.000 12.500 11.454
Viện trợ
600 770 800 800 880 1000 1.150 1.300
Chi
thường

xuyên
76.389 94.646 117.06
4
160.23
1
200.996 224.300 277.132 337.025
Chi quốc
phòng
18.063 22.400 28.500 34.800 42.700 51.900 68.200 70.205
Chi an ninh
8.316 10.450 13.200 16.300 20.500 25.370 30.240 32.400
Chi đặc biệt
207 240 264 300 367 434 540 589
Chi giáo
dục-đào
tạo,dạy
nghề
10.056 10.820 10.840 14.730 19.000 22.600 27.920 30.881
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang17
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Chi y tế
4.294 3.142 3.995 8.630 12.000 10.200 12.240 12.566
Chi thường
xuyên khác
35.453 47.594 60.265 85.471 106.429 113.796 137.992 146.641
Chi cải
cách tiền
lương
21.376 23.200 22.605 26.613 22.090 27.000 43.300 45.050
Dự phòng

7.450 4.990 5.680 7.600 7.800 9.400 10.300 10.800
Chi từ các
khoản thu
quản lý
qua NSNN
19.199 23.436 38.438 37.340 56.954 46.024 46.089 64.621
Chi từ
nguồn vay
nước ngoài
về cho vay
lại
12.200 11.650 12.800 25.700 16.270 28.640 34.110 34.430
Theo Báo cáo của Bộ tài chính cho biết tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn
2006-2013 biến động qua các năm, Bộ tài chính cho rằng thu- chi ngân sách nhà nước do
chịu tác động của nhiều yếu tố và dự báo sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối
của từng năm.
Trong đó :
♦ Chi đầu tư phát triển
Năm 2006 chỉ ở con số 46.180 tỷ đồng , nhưng đến năm 2007 một năm gắn với sự
kiện lớn của Việt Nam là gia nhập WTO (vào ngày 11/1/2007) thì ngân sách chi cho
khoản này là 60.170 tỷ đồng vì sau khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải hướng tới rất
nhiều mục đích để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng đến năm 2008 thì ngân sách chi cho
khoản này lại giảm 4.480 tỷ đồng , với tỷ lệ 7,46% so với năm 2007, tình hình này không
kéo dài đến các năm sau vì năm 2009 chi 61.300 tỷ đồng cho đầu tư phát triển và chi
dành cho khoản này cứ tiếp tục tăng dần đến năm 2012 là 95.400 tỷ đồng và lại giảm vào
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang18
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
năm 2013 với số tiền chi là 81.900 tỷ đồng giảm 13.500 tỷ đồng với tỷ trọng 14,15% so
với năm 2012 .
♦ Chi thường xuyên

Bên cạnh chi đầu tư để phát triển nhà nước ta còn phải chi thường xuyên nhằm củng
cố xã hội, khoản chi này không hề nhỏ và cứ tăng rất cao qua từng năm, cụ thể năm 2006
phải chi 76.389 tỷ đồng nhưng từ năm 2007 đến những năm sau thì vấn đề này cần được
chú trọng nhiều hơn nên ngân sách chi cho khoản này tăng cực nhanh, năm 2007 ở mức
94.646 tỷ đồng đến năm 2013 thì con số đã lên tới 337.025 tỷ đồng, điều này cho thấy nhà
nước ta đã và đang rất quan tâm đến dân chúng, sự quan tâm của Chính phủ được thể hiện
qua việc phát triển và củng cố vững chắc của An ninh- quốc phòng , vì sau khi những
thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ , Nhật… thì nước ta cũng đang bị
dòm ngó rất nhiều từ các nước khác về tài nguyên rừng và biển nên nhà nước ta phải thực
hiện rất nhiều biện pháp để củng cố vững chăc trong lĩnh vực này , cụ thể chi cho quốc
phòng năm 2006 là 18.063 tỷ đồng và cứ tiếp tục tăng dần qua các năm đến năm 2013
một năm xảy ra nhiều biến động trên cả lĩnh vực kinh tế- chính trị và xã hội nên con số
này đã lên đến 70.205 tỷ đồng, ngoài chi cho quốc phòng thì nhà nước còn phải chi
thường xuyên cho các nghành như: chi cho giáo dục-đào tạo, chi an ninh, chi y tế … các
nguồn chi cho những khoản này cũng tăng dần qua các năm.
♦ Chi cải cách tiền lương
Ngân sách nhà nước là nguồn thu-chi của Chính phủ và người được hưởng lợi ích
là dân chúng , vì vậy ngoài khoản chi thường xuyên thì Chính phủ cũng đang rất quan tâm
đến các công nhân viên chức thông qua việc chi ngân sách để cải cách tiền lương, cụ thể
năm 2006 chi cho khoản này là 21.376 tỷ đồng và ngân sách chi cho khoản này cũng
không cao lắm chỉ biến động trong khoảng 23.200 tỷ đồng năm 2007 đến 27.000 tỷ đồng
năm 2011 , nhưng khoản chi lại tăng rất nhanh trong 2 năm 2012-2013 , năm 2012 là
43.300 tỷ đồng tăng 60,37% so với năm 2011 và vẫn tiếp tục tăng vào năm 2013 với tỷ lệ
tăng là 4,04% so với năm 2012, điều đó chứng tỏ rằng Chính phủ quan tâm không ít đên
vấn đề lương thưởng của cán bộ công chức nhà nước.
♦ Dự phòng
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang19
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
Mặc dù phải chi vào nhiều lĩnh vực nhưng Chính phủ cũng phải dự phòng để
phòng ngừa rủi ro và ngân sách chi vào khoản chi này biến động qua từng năm chứ

không cố định tùy thuộc vào tình hình kinh tế vào thời điểm đó, năm 2006 dự phòng
7.450 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 chỉ dự phòng 4.990 tỷ đồng và cứ tiếp tục tăng rồi
giảm qua các năm từ năm 2008- 2013.
♦ Chi trả tiền vay, viện trợ
Chính phủ phải chi vào nhiều lĩnh vực như vậy thì chỉ dựa vào các khoản thu ngân
sách có khí sẽ không đủ nên Chính phủ còn phải đi vay từ nước ngoài hay là vay trong
nước nên phải chi để trả cho các khoản vay và mình cũng đi viện trợ một số nước nghèo
hơn nước mình nên khoản chi này cũng tăng qua từng năm, cụ thể ngân sách để chi cho
khoản này là 40.800 tỷ đồng năm 2006 tỷ lệ khoản chi để trả nợ trong nước là 73,41%
trên tổng chi cho chi trả nợ, viện trợ và khoản chi trả nợ, viện trợ tăng cũng khá cao đến
năm 2013 là 105.000 tỷ đồng.
♦ Chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước và chi từ nguồn vay nước ngoài
để cho vay lại
Vì chi từ khoản thu ngân sách sẽ không đủ để chi trả cho các khoản này nên
Chính phủ còn chi từ các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước và nguồn vay nước
ngoài về cho vay lại và nguồn chi từ những khoản không thấy giảm đi mà cứ tăng dần
qua các năm vì ngân sách nhà nước mình đang trong giai đoạn bội chi ngân sách.

2.3 Đánh giá kết quả hoạt động quản lý ngân sách nhà nước
2.3.1 Kết quả đạt được
Sau khi có luật ngân sách nhà nước, chính quyền các cấp tỉnh, thành phố đã quản lý
điều hành ngân sách đạt kết quả khá tốt, góp phần từng bước ổn định tình hình tài chính-
tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước đáp ứng ngày càng nhiều hơn
cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Kết quả và
những tiến bộ của công tác quản lý ngân sách nhà nước theo quy định của Luật như sau:
+ Góp phần ổn định mức động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Sự ổn
định mức động viên đã góp phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng vốn đầu tư
cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho ngân sách nhà nước đư sức trang trải các nhu cầu
chi tiêu của địa phương.
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang20

Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
+ Chi ngân sách nhà nước từng bước được cơ cấu lại theo hướng xóa bỏ bao cấp,
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã hội, cơ sở hạ tầng, phát
triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp- nông thôn, bảo vệ môi
trường, củng cố an ninh- quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi ngân sách
ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.
+ Điều hành ngân sách nhà nước từng bước chủ động và linh hoạt hơn, ngân sách
nhà nước luôn trở thành công cụ đắc lực phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu
dùng bằng điều chỉnh chính sách thuế, tăng chi đầu tư phát triển, hỗ trợ lãi suất cho doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông sản và dự trữ nông sản.
+ Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ
yếu đã được chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền.
+ Đưa chu trình quản lý ngân sách nhà nước vào nề nếp sau khi luật ngân sách
nhà nước có hiệu lực, quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đã được địa
phương chấp hành nghiêm túc.
2.3.2 Những hạn chế
+ Việc phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm
với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở ngân sách cấp
tỉnh, chưa phát huy tốt tính năng sáng tạo, tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cấp dưới.
Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp
chính quyền địa phương.
+ Còn nặng về hình thức, còn nặng phân bổ dự toán từ trên xuống, coi nhẹ nhu cầu chi
tiêu ở cấp dưới và chưa xem xét đúng mực đặc điểm, tình hình cụ thể trong kỳ kế hoạch.
Điều này dẫn đến dự toán được duyệt chưa công bằng giữa các đơn vị.
+ Sự kết hợp giữa cơ quan tài chính các cấp chưa chặt chẽ trong việc hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi trong chấp hành chi ngân sách nhà nước ở từng
địa phương.
+ Một vài tỉnh, thành phố có những quy định về mức chi chưa phù hợp với quy định
của pháp luật làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách.

+ Quản lý chi thường xuyên đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước vẫn còn
phổ biến tình trạng bao cấp làm cho đơn vị thiếu tự chủ về tài chính, dễ phát sinh tiêu
cực, kém hiệu quả.
+Quản lý chi ngân sách nhà nước theo chương trình mục tiêu vẫn chưa bám sát tiến độ
và hiệu quả.
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang21
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
+Quản lý chi ngân sách nhà nước thường chưa quan tâm đến các đơn vị trực tiếp sử
dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên
thiếu tính động viên, khuyến khích trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước.
+ Xử lý vi phạm trong việc quản lý ngân sách nhà nước đôi khi chưa minh bạch, chưa
công bằng, còn chủ quan làm cho đơn vị bị xử lý không tôn trọng về kết quả xử lý vi
phạm.
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến
phát triển kinh tế-xã hội.
- Thị trường, giá cả, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn ra phức tạp, khó lường, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực nông nghiệp, trong khu vực này có tác
động rất lớn đến đời sống của người nông dân, khu vực công nghiệp, dịch vụ và nguồn
thu ngân sách nhà nước.
+Tình biên giới, dân tộc, tôn giáo nên tiềm ẩn nhiều tình huống nhạy cảm về an ninh,
chính trị.
* Nguyên nhân chủ quan
- Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền
địa phương trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.
- Công tác dự báo tình hình chưa tốt, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chưa nghiêm; việc sơ
kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tổ chức thực hiện các chủ trương chưa được
quan tâm đúng mức.
- Sự phối hợp giữa các nghành, địa phương chưa tốt; tính chủ động của người đứng

đầu trong giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công từng nơi, từng lúc chưa
được phát huy đúng mức; chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính có
mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang22
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời
gian tới
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất
và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn
minh. Để thực hiện được mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được
bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của ngân sách nhà nước
đóng vai trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định :
“…chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, huy
động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích lũy để tạo vốn cho đầu tư phát
triển…”
Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: “… phấn đấu hạn chế tiến tới
thăng bằng ngân sách một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chống
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang23
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết phục vụ lợi ích chung của sự
nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quản lý kinh tế tài chính giữa trung ương và địa
phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát
triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tào, đảm bảo chủ
quyền và ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa
vào nguồn phát hành tiền, tại Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa VIII đã nêu rõ:
“…nâng cao tính thực hiện của dự toán thu ngân sách hàng năm và thực hiện đúng

chức năng chi ngân sách nhà nước trên ba lĩnh vực (chi đầu tư, chi thường xuyên, chi
trả nợ). Khống chế mức bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ,
không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, trên cơ sở tăng thu tiết kiệm chi, nhà
nước tăng tỷ lệ ngân sách dùng cho đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ kiểm toán với
các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước”, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ
sở vật chất- kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Khai
thác tốt tiềm năng thế mạnh ở cả ba vùng miền đất nước, phấn đấu đạt nhịp độ tăng
trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hóa phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Thực hiện xóa đói giảm nghèo đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hóa- thông tin-thể
dục thể thao, y tế và thực hiện kế hoạch hóa dân số, phấn đấu giảm bớt khoảng cách
giữa các vùng về đời sống và tiến bộ xã hội.Bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói
trên, công tác quản lý tài chính, ngân sách lẫn quán triệt nguyên tắc, quan điểm chủ
yếu sau đây:
- Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng
của nghành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao
khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn
vốn đầu tư bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động tài chính.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với haotj động
sản xuất- kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên các địa bàn tỉnh, thành phố trên
cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang24
Bài Tiểu Luận GVBM: Ngô Đức Chiến
dưỡng nguồn thu, nghĩa là phải trên cơ sở đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển
kinh tế- xã hội, tăng năng suất lao động, để từ đó tăng được nguồn thu cho ngân sách.
- Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc quản lý tài chính. Đảm bảo
phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của tài chính ngân sách, đảm bảo hành lang
pháp lý cho các đơn vị, địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác
quản lý ngân sách nhà nước.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước Việt
Nam trong thời gian tới
3.2.1 Quản lý ngân sách nhà nước
Giữ vững đường biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị trên các địa bàn
tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất, các nhà doanh nghiệp
trong và ngoài nước yên tâm đầu tư vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt chính sách tích lũy vốn, nhất là vấn đề tiết kiệm trong dân cư và
xã hội. Đây là một giải pháp quan trọng và thiết thực. Vấn đề tiết kiệm, đầu tư bền
vững nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất theo hướng mọi người dân có vốn đều
được tự do đăng ký sản xuất kinh doanh theo pháp luật, cần cụ thể hóa và vận dụng
các chính sách của nhà nước vào điều kiện cụ thể của mình trên cơ sở luật pháp về chế
độ chính sách chung của nhà nước.
Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế
cho các nghành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế - xã hội
của quốc gia. Doanh nghiệp nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN.
Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước với
quan điểm là thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là không làm
suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn
thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý,
vừa đảm bảo ngân sách nhà nước có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng
ngân sách nhà nước có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức
SVTH: Hán Đào Thị Kim Xuyên Lớp L14NH Trang25

×